Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

1 phuong an pha do

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.03 KB, 47 trang )

PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Cơ sở để lập biện pháp thi công công trình
- Căn cứ vào Luật xây dựng được Quốc hội nước cộng hoà xã hội

chủ nghĩa Việt Nam phê chuấn ngày 18 tháng 6 năm 2014
- Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015

của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Căn cứ vào Hồ sơ mời thầu gói thầu số …. Tháo dỡ trụ sở UBND

thành phố Vị Thanh cũ, tại số 425 Trần Hưng Đạo, phường I, thành
phố Vị Thanh, Hậu Giang.
- Căn cứ vào các điều kiện thực tế của công trình do nhà thầu

khảo sát thu được.
- Mặt bằng thi công công trình và các công trình kiến trúc lân

cận tại thời điểm hiện tại.
- Căn cứ vào năng lực về con người, máy móc thiết bị của Nhà

thầu.
1.2. Các công việc chính của gói thầu.

Tháo dỡ nhà trụ sở: Tháo dỡ Tổng diện tích xây dựng của công
trình là …..m2, đây là khán đài chính của sân vận động bên trên được
thiết kế mái che lợp tôn với sức chứa theo thiết kế là 2.200 chỗ ngồi;
Tháo dỡ khán đài B: Tống diện tích xây dựng của khán đài B là 1.91
Om2 với sức chứa theo thiết kế là 4.000 chỗ ngồi; Tháo dõ' Nhà tập
và thi đấu thể thao: Nhả tập và thi đấu thể thao có tống diện tích xây
dựng vào khoảng 1.512m2; Tháo dỡ Đài đuốc: tống diện tích xây
dựng vào khoảng 22m2, chiều cao 8.7m; Tháo dỡ hệ thống cột, dàn


đèn pha: 4 dàn đèn ở 4 góc sân, các dàn đèn pha được lắp trên các
trụ thép đa giác 12 cạnh dày 8mm, chiều cao của trụ đè là 3Om, và
các thiết bị khác....
1.3. Những thuận lợi, khó khăn

Những thuận lợi:
- Có nhiều kinh nghiệm trong việc phá dỡ giải phóng mặt bằng

và thi công xây dựng cơ sở hạ tầng;
- Nhà thầu có đầy đủ các thiết bị để thi cùng đội ngũ cán bộ kỹ

thuật và công nhân lành nghề nhiều năm kinh nghiệm đồng thời có
đối tác tin cậy để thuê thiết bị chuyên ngành phá dỡ và Tháo dỡ
công nghệ mới như: búa phá bê tông thủy lực "Nhật Bản", kìm bóp


bê tông thủy lực "Nhật Bản" cùng với cẩn cẩu có sức nâng lớn;
- Mặt bằng công trường tương đối rộng, thuận lợi cho việc cơ giới

hóa trên công trường góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công và chất
lượng công trình;
- Công trình gần đường giao thông nên việc chuyên chở tập kết

thiết bị về công trường và vận chuyển phế thải tương đối thuận lợi;
- Nguồn điện, nước phục vụ thi công có sẵn trên mặt bằng công

trình.
Các khó khăn:
- Các hạng mục cần phá dỡ nằm trong khu vực đông dân cư.


Kết cấu cần phá dỡ có kích thước, cường độ chịu lực lớn, đồng
thời có một số kết cấu cần tháo và phá dỡ ở tại cốt thi công cao.
1.4. Điều kiện tiên quyết
- Lập biện pháp thi công đúng các tiêu chuẩn hiện hành.
- Vấn đề an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, hạn chế tối đa tiếng

ồn trong và ngoài công trường phải được đặc biệt lưu ý và tìm các
giải pháp đáp ứng tối ưu các vấn đề trên.
- Các công tác thi công thực hiện chủ yếu bằng các loại thiết bị

chuyên ngành, nên khi thi công thiết bị xe máy bị chiếm nhiều diện
tích, do đó việc bố trí Tổng mặt bằng thi công và việc điều động xe
máy phải khoa học, phù hợp điều kiện tại từng vị trí thi công.
- Không làm ảnh hưởng tới hoạt động, sinh hoạt của khu dân cư

khi thực hiện công tác tháo dỡ.
- Trong quá trình thi công tuyệt đối không gây chấn động mạnh

làm lún nứt, hoặc ảnh hưởng tới các công trình nhà dân liền kề.
- Các thiết bị thi công đưa vào sử dụng tại công trường phải hiện

đại, đạt tiêu chuẩn về khí thải, độ ồn.
- Phế thải sau khi phá dỡ phải được vận chuyển tới đúng nơi quy

định.
- Thi công đúng biện pháp đã được cấp có thẩm quyền phê

duyệt.
- Thi công đúng biện pháp, tiến độ đã đề ra.
1.5. Giải pháp thi công

- Công tác lập thiết kế bản vẽ thi công tháo dỡ, phá dỡ do nhà

thầu thực


hiện.
- Máy phục vụ thi công có đầy đủ để thi công đồng thời khi cần

gấp để đẩy nhanh tiến độ có thể điều chỉnh thêm ở các công trình
khác sang.
PHẦN II. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC VÀ KỸ THUẬT THI CÔNG
Nhà thầu thi công theo đúng hồ sư thiết kế đã được cấp có thẩm
quyền của
Chủ đầu tư phê duyệt. Các quy định, tiêu chuẩn hiện hành mới
nhất được áp dụng cho từng công tác thi công và được tuân thủ chặt
chẽ.
2.1. Công tác chuẩn bị

2.1.1. Ngoài công trường trước khi thi công
- Thông báo bằng văn bản cho UBND, Công an sở tại về nội dung

và tiến độ thi công công trình.
- Do công tác thi công diễn ra 24/24h nên nhà thầu bố trí nhà

nghỉ cho lực lượng cán bộ, công nhân thi công tại khu vực ngoài công
trường. Chúng tôi sẽ liên hệ với các cơ quan hoặc nhà dân khu vực
liền kề để thuê lại cơ sở vật chất có sẵn, đây là nơi làm việc và nghỉ
ngơi của các bộ phận thi công công trình.
- Đăng ký tạm trú cho cán bộ, lực lượng bảo vệ và công nhân


thường xuyên có mặt trên công trường và khu vực nhà ở.
- Làm việc với bộ phận chức năng quản lý về giao thông công

cộng trên địa bàn, thống nhất tuyến đường các thiết bị, phương tiện
vận chuyển đi lại phục vụ thi công công trình.
- Liên hệ mua giấy phép hoạt động trên địa bàn theo quy định

cho các phương tiện vận chuyển.
- Liên hệ với cơ quan bảo hiểm để mua bảo hiểm cho cán bộ,

công nhân, thiết bị thi công và bảo hiểm trách nhiệm người thứ ba
cho các công trình lân cận theo đúng quy định hiện hành;
2.1.2. Cung cấp tài liệu và phê duyệt của bên A
Nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật thi công công trình chủ đầu tư
phê duyệt trước khi thi công.
* Biện pháp thi công: Trước khi thi công nhà thầu sẽ trình và xin

ý kiến của chủ đầu tư và tư vấn giám sát để thống nhất phương án
và đề ra biện pháp thi công tối ưu nhất đảm bảo công trình được thi


công nhanh nhất, an toàn nhất.
* Tiến độ chung:
- Nhà thầu sẽ bắt đầu công việc trên công trường ngay khi thực

hiện xong các thủ tục xin phép theo quy định hiện hành và nhận
được lệnh khởi công công trình của bên A.
- Tiến độ ngày: Trước giờ làm việc và cuối giờ làm việc của ca

sản xuất, kỹ sư bên B sẽ báo cáo các công việc với kỹ sư bên A để

cùng giải quyết nếu có vướng mắc xảy ra.
* Giám sát, nghiệm thu:
- Lập nhật ký thi công: Ghi lại những việc thực hiện trong ngày,

ghi nội dung các cuộc họp, ý kiến các bộ phận chức v.v…
- Giám sát: Hàng ngày Nhà thầu sẽ cử người có thẩm quyền,

năng lực cùng với cán bộ chủ đầu tư, cán bộ giám sát thi công đi
kiểm tra các phần việc đang thực hiện hoặc các công việc ngoài tiên
lượng mời thầu thi công theo yêu cầu đột xuất của chủ đầu tư. Đối
với các ngày nghỉ, ngày lễ yêu cầu công việc cần có kỹ sư giám sát
của chủ đầu tư và tư vấn giám sát, nhà thầu sẽ thông báo với chủ
đầu tư trước 01 ngày để các bên bố trí phối hợp.
- Nghiệm thu công việc: trước khi hoàn thành từng phần công

việc hoặc từng hạng mục, nhà thầu sẽ trình duyệt tài liệu cần thiết
để chủ đầu tư và tư vấn giám sát nghiệm thu tại hiện trường. Thi
công phần việc tiếp theo khi phần việc trước đã được nghiệm thu.
Các lần nghiệm thu đều được lập thành văn bản có xác nhận của các
bên để làm căn cứ cho tổng nghiệm thu sau này.
- Tổng nghiệm thu, bàn giao: Trong vòng 1 ngày kể từ ngày Đơn

vị thi công hoàn thành việc thi công công trình, nhà thầu sẽ bàn giao
mặt bằng cho chủ đầu tư.
- Nhà thầu sẽ đăng ký công trình với chất lượng cao, đúng quy

trình kỹ thuật tạo điều kiện cho sự giám sát, kiểm tra của chủ đầu tư
được thuận lợi trong suốt quá trình thi công trình.
2.1.3. Chuẩn bi nhân lực, thiết bị thi công:
Thi công Tháo dỡ phần lớn là phải tiến hành ngoài trời, do đó các

điều kiện về thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thi
công, ở nước ta mưa bão thường kéo dài gây nên cản trở lớn và tác
hại nhiều đến việc xây dựng. Vì vậy, công tác chuẩn bị nhân lực và
thiết bị thi công phải dự trù thêm kế hoạch đối phó với thời tiết, khí


hậu, đảm bảo cho công tác thi công vẫn được tiến hành bình thường,
liên tục đồng thời bù lại những thời gian không thể thi công được do
các điều kiện bất khả kháng.
Nhân lực:
a. Chủ nhiệm công trình:

Chủ nhiệm công trình là kỹ sư nhiều kinh nghiệm trong công tác
xây dựng và quản lý, có đủ thẩm quyền quyết định mọi công việc
liên quan để đảm bảo thi công đạt tiến độ, chất lượng, kỹ-mỹ thuật,
an toàn lao động theo yêu cầu của bản vẽ thiết kế được duyệt và
phù họp với các qui định của Nhà nước. Ban Chỉ huy công trình quản
lý công việc thông qua hệ thống các bộ phận hành chính, kỹ thuật,
phục vụ và quản lý chất lượng.
b. Các bộ phận giúp việc cho Ban Chỉ Huy công trường:
- Giúp việc cho Ban Chỉ huy Công trường có các bộ phận:

+ Quản lý chất lượng và an toàn VSMT. + Kỹ thuật và chất lượng
thi công.
+ Hành chính.
+ Phục vụ thi công.
Các bộ phận này phối hợp với nhau nhằm giúp Ban Chỉ huy điều
hành thi công nhịp nhàng, kinh tế với chất lượng cao, thực hiện tốt
quy trình thi công theo qui định chung của Ngành và Nhà nước.
c. Bộ phận Quản lý chất lượng và an toàn VSMT:


Là bộ phận giúp việc trực tiếp cho ban Chỉ huy công trình, bộ
phận này có trách nhiệm giám sát toàn bộ tình hình thực hiện các
nội qui, qui định về đảm bảo chất lượng trong từng khâu của quá
trình thi công, phối hợp với các nhóm AT&VSMT thuộc bộ phận kỹ
thuật thi công trực tiếp thi công các hạng mục công trình để đảm
bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trên toàn bộ phạm vi
công trường.
Đối với công tác đảm bảo chất lượng, bộ phận này có trách
nhiệm giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình mua sắm, chuẩn bị vật
tư, vật liệu, thiết bị thi công, quá trình thi công công trình theo tiêu
chuẩn ISO. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tại các hạng mục thi công,
đề nghị trình lên Ban Chỉ huy công trường, Công ty và Chủ đầu tư.
Đối với công tác an toàn lao động và VSMT, hàng tuần, bộ phận


này sẽ kiểm điểm các hoạt động trong tuần, lập báo cáo, đề xuất an
toàn trình lên Ban Chỉ huy công trường để có cơ sở ra các quyết định
chỉ đạo đối với các công việc đang tiến hành và có định hướng chỉ
đạo cho các công việc tiếp theo.
d. Bộ phận Kỹ thuât và Chất lượng thi công:

Bộ phận này trực tiếp nhận lệnh thi công từ ban Chủ nhiệm công
trình và Kỹ sư trưởng chỉ huy công trình để chỉ đạo các đội thi công
thực hiện tốt các kế hoạch ngày, kế hoạch tuần cũng như tổng tiến
độ đã đề ra.
Căn cứ theo tiến độ thi công đã được Chủ đầu tư phê duyệt để
đề ra các kế hoạch thi công cụ thể cho từng công tác, từng hạng
mục: lập kế hoạch cung ứng vật tư, thiết bị cho từng giai đoạn nhằm
đảm bảo các công việc sẽ được thi công một cách nhanh nhất nhưng

tất cả các công việc, các hạng mục vẫn phải được thi công phối hợp
một cách hợp lý theo đúng trình tự công nghệ đảm bảo chất lượng
công trình.
Giám sát thi công về kỹ thuật, kết cấu, khối lượng, chất lượng và
an toàn lao động, vệ sinh môi trường cho việc thi công tại từng hạng
mục cũng như trên toàn bộ công trường.
e. Bộ phận Phục vụ thi công:

Đây là bộ phận quản lý các khu vực, đội, nhóm thi công có tính
chất hỗ trợ cho đội thi công xây dựng như: xưởng gia công thép, kho
vật tư thiết bị điện, nước phục vụ thi công.
Căn cứ theo yêu cầu của bộ phận kỹ thuật, bộ phận hỗ trợ sẽ có
các hoạt động cung ứng các vật tư, vật liệu máy móc cho từng công
việc, từng hạng mục nhằm đảm bảo việc thi công liên tục, không
gián đoạn.
f. Bộ phận Hành chính:

Bộ phận này đảm bảo các công việc:
- Giữ gìn an ninh chung cho công trường thi công.
- Đảm bảo việc thông tin liên lạc giữa công trường với Chủ đầu

tư, với Công ty và các cơ quan chức năng có liên quan khác.
- Thực hiện công tác BHXH, BHYT và triển khai công tác y tế khi

cần thiết.
- Thực hiện việc tổng hợp khối lượng thi công theo từng kỳ rồi


trình lên Chủ đầu tư, Công ty để làm thủ tục thanh quyết toán cho
các công việc đã hoàn thành.

g. Các đôi thi công:

Bên dưới bộ phận Kỹ thuật là các đội thi công chuyên ngành, các
đội thi công này do các kỹ sư có kinh nghiệm trực tiếp chỉ huy. Dưới
đội là các tổ trưởng và an toàn viên làm việc theo khu vực, hạng mục
công trình được phân công. Đội trưởng chịu trách nhiệm về chất
lượng, tiến độ, an toàn trong khu vực của mình và quyết toán lương
của đội gửi cho bộ phận giúp việc để thanh toán lương và khối lượng
hàng tháng.
Bộ phận cơ giới quản lý các máy móc, thiết bị thi công hiện đại,
phù hợp với yêu cầu thi công cụ thể của công trình để tiến hành các
công việc đòi hỏi công tác cơ giới hóa cao hoặc hỗ trợ các đội Tháo
dỡ trong quá trình thi công. Bộ phận có chức năng hỗ trợ tất cả các
tổ thi công xây dựng khác, đội sẽ có mặt trong suốt quá trình thi
công công trình, thông qua chỉ thị của Kỹ sư trưởng và căn cứ theo
yêu cầu cụ thể của công việc của từng khu vực, từng hạng mục để
bố trí các máy móc thiết bị thi công nhằm đáp ứng tối đa khả năng
thi công cơ giới nhằm đấy nhanh tiến độ thi công và nâng cao chất
lượng, hiệu quả công việc.
Căn cứ vào khối lượng công việc phải thực hiện để chuẩn bị số
lượng công nhân có chuyên môn phù hợp theo yêu cầu của
từng công tác thi công.
Các công nhân kỹ thuật: Công nhân hợp đồng dài hoặc ngắn hạn
với nhà thầu.
Lao động phổ thông: Dùng công nhân hợp đồng và thuê thêm
lao động tại địa phương.
Toàn bộ công nhân thi công trên công trường đều được phố biến
kỹ thuật thi công, học tập về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ
v.v.
Thiết bị

* Với mặt bằng thi công, tính chất công việc của công trình này,

nhà thầu lựa chọn phương án thi công bằng máy kết hợp thi công thủ
công, chỉ sử dụng nhân công vào các công việc có tính chuyên môn
cao, các công việc mà máy không thể thực hiện được do các nguyên
nhân chủ quan hoặc khách quan.


* Việc thi công bằng các loại máy chuyên dùng "cơ giới hóa

đồng bộ" các công tác thi công là cần thiết, việc cơ giới hóa tăng
năng suất lao động, rút ngắn thời gian thi công đồng thời giảm thiểu
tối đa các công việc nặng nhọc đối với con người, đảm bảo an toàn
lao động.
Số lượng và phương án kiểm tra chất lượng thiết bị phục vụ thi
công - Mời xem tại bảng kê thiết bị thi công.

2.1.4 Biện pháp tổ chức tổng mặt bằng thi công công trình
Cơ sở tính toán:
+ Căn cứ tính chất các công việc phải thực hiện trong công trình
xây dựng, tiến độ thi công công trình.
+ Xác định nhu cầu cần thiết về vật tư, vật liệu, nhân lực, thiết
bị để thi công công trình đúng tiến độ đã đề ra.
+ Căn cứ vào tình hình thực tế và mặt bằng công trường tại thời
điểm thi công.
+ Các điều kiện khác có tính chất đặc thù như an ninh, an toàn
trong sản xuất điện trong khu vực thi công.
Mục đích tính toán:
+ Tính toán lập tổng mặt bằng thi công để đảm bảo tính hợp lý
trong công tác tổ chức, quản lý, thi công, trong các dây chuyền sản

xuất, tránh hiện tượng chồng chéo khi di chuyển.
+ Đảm bảo tính ổn định và phù hợp trong công tác phục vụ thi
công tránh trường hợp lãng phí hay không đủ đáp ứng nhu cầu.
+ Đảm bảo các công trình tạm, các bãi vật liệu, cấu kiện, các
máy móc, thiết bị được sử dụng một cách tiện lợi nhất.
+ Để cự ly vận chuyển các loại vật tư, phế thải là ngắn nhất, số


lần bốc dỡ ít nhất.
+ Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng
chống cháy nổ.
Lâp tổng mặt bằng thi công.
Sau khi nghiên cứu thực tế tại hiện trường, nhà thầu phân chia
công trình khi phá dỡ:
Mỗi mặt bằng thi công bao gồm các hệ thống dưới đây:
- Hàng rào tạm + biển báo hiệu.
- Đường thi công trong và ngoài công trường.
- Hệ thống thoát nước trong mặt bằng thi công.
- Hệ thống cầu rửa xe.
- Nhà ban chỉ huy công trường, kho bãi và lán trại.
- Khu vực tập kết thiết bị.
- Hệ thống điện, nước phục vụ thi công

Được nhà thầu tính toán và thiết lập cụ thể như sau:
Hàng rào tạm + bảng báo hiệu:
+ Vật liệu, thiết bị thi công và các công trình tạm được bảo vệ
để tránh mất trộm, công trình được bao che bằng một hàng rào cao
2,5m có kết cấu cột thép, tôn tráng kẽm và được sơn phủ màu theo
quy phạm tổ chức thi công trên công trường (TCVN). Xung quanh
công trình được bố trí đèn chiếu sáng và bảo vệ (xem bản vẽ TC). Hệ

thống hàng rào này được duy trì trong suốt quá trình thi công tùy
thuộc vào điều kiện thi công cụ thể, hệ thống hàng rào sẽ được di
chuyển hoặc làm mới nhưng luôn đảm bảo an toàn chắc chắn ngăn
cách khu vực đang thi công và các khu vực khác.
+ Bảng báo hiệu: Bảng thông báo công trình xây dựng được đặt
ở trên hiện trường. Tại các điểm nguy hiểm khi làm việc, cá bộ phận
sản xuất đều có đặt các biển hiệu cảnh báo nguy hiểm. Kích cỡ chữ
viết, hoàn chỉnh và vị trí của biển báo theo quy phạm TCVN.
Đường thi công:
• Đường thi công nội bộ:

Nhà thầu sẽ tổ chức đường vào ra công trình hợp lý và có xin ý
kiến chấp thuận của Chủ đầu tư và tư vấn giám sát. Những người
không nhiệm vụ không được phép vào công trình, cổng ra vào luôn
luôn được kiểm soát chặt chẽ, chi phí cho đường tạm thi công công


trình được Nhà thầụ chịu trách nhiệm thanh toán đã bao gồm trong
giá trúng thầu. Kết cấu đường tại khu vực công sẽ đủ đảm bảo an
toàn trong quá trình xe, máy thi công hoạt động vào ra; không gây
lún, lở và nứt tường các hộ liền kề.
+ Nhà thầu đảm bảo tuyệt đối các biện pháp phòng ngừa tối đa
để khu vực đường phục vụ nhà thầu thi công công trình... không bị
bẩn do quá trình thi công thi công gây nên.
+ Đảm bảo không ảnh hưởng tới sản xuất xung quanh của công
trình .
+ Đảm bảo hành lang an toàn khi các loại thiết bị di chuyển.
+ Bố trí hợp lý sao cho cự ly vận chuyển hoặc tập kết vật tư
được thuận tiện và gần nhất.
Hệ thống thoát nước trong mặt bằng thi công:

+ Trên mặt bằng thi công nhà thầu đều có hệ thống thu và thoát
nước thải xây dựng. Nước trước khi đưa vào hệ thống thoát nước
chung của khu vực phải được xử lý tại hố thu. Sơ đồ tuyến thoát
nước - mời xem tại tồng mặt bằng thi công.
+ Có hệ thống máy bơm hút cưỡng bức và biện pháp khơi thoát
về rãnh thoát nước chung bên ngoài để giải quyết thoát nước khẩn
cấp khi gặp trời mưa to hoặc xử lý nước khi thi công phần ngầm.
Hệ thống cầu rửa xe:
Cầu rửa xe: Được xây dựng tại vị trí gần cổng ra vào của từng
mặt bằng thi công, tất cả các thiết bị, các phương tiện vận chuyển
trước khi ra khỏi công trường đều được rửa sạch sẽ, nước thải khi rửa
xe được tập trung vào hố thu và xử lý lắng, lọc rác thải, tạp chất
trước khi đi vào hệ thống thoát nước chung. Tất cả các diện tích
không ảnh hưởng đến công việc sẽ được giữ gìn sạch sẽ trong suốt
quá trình thi công.
Nhà ban chỉ huy công trường, kho bãi và lán trai:
Bố trí các công trình tạm phải hợp lý, sao cho số lần xây dựng
công trình tạm ít nhất, sử dụng được lâu nhất nhưng phải đảm bảo
tốt nhất cho quá trình sản xuất và đời sống của con người trên công
trường, không làm cản trở các công tác thi công, đảm bảo an toàn
"các kho chứa nhiên liệu xăng, dầu, các chất dễ gây cháy nổ" và vệ
sinh môi trường.
- Nhà ban chỉ huy công trường:


+ Văn phòng được lắp dựng bằng tôn, diện tích 25m 2, có điện,
nước và các tiện nghi cần thiết như bàn ghế, tủ tài liệu, bảng v.v.
+ Đây là nơi điều hành, phân công công việc trực tiếp tại công
trường và là địa điểm tổ chức họp giao ban hàng tuần hoặc đột xuất
giữa nhà thầu và các bộ phận chức năng liên quan.

- Diện tích kho bãi và lán trại:

+ Đối với hệ thống kho kín:
* Bố trí trên mặt bằng thi công hợp lý, khoa học để có thể tận

dụng tối đa mặt bằng thi công. Các công trình tạm phải chắc chắn,
đảm bảo an toàn trong suốt quá trình thi công.
* Các vị trí được bố trí làm kho trên mặt bằng luôn đảm bảo yêu

cầu quy định về an toàn, vệ sinh môi trường và không gây ảnh
hưởng tới hoạt động giao thông công cộng trong khu vực.
* Nhà để xe đạp xe máy cho cán bộ công nhân, nhà nghỉ ăn ca,

nghỉ trưa sẽ bố trí tại mặt bằng phù hợp theo từng giai đoạn thi
công.
* Kho chứa nguyên liệu phục vụ thi công: Được bố trí trong

phạm vi công trường, nằm độc lập cách xa các công trình kiến trúc
để lại và khu vực trực tiếp thi công, có đầy đủ thiết bị chữa cháy.
* Nhà vệ sinh công trường: Nhà vệ sinh công trường được đặt

cuối hướng gió và khuất bên trong không ảnh hưởng đến môi trường
và cảnh quan xung quanh. Bao gồm 2 phòng nam và một phòng nữ.
+ Kho hở:
* Kho, bãi tập kết vật liệu phục vụ thi công, mặt bằng chứa các

cấu kiện đã tháo dỡ.
Ghi chú:
* Để tạo mặt bằng thi công rộng nhất đồng thời hạn chế tối đa


những nguy hiếm tiềm ẩn do công trình đang thi công phá dỡ, nên
cán bộ, công nhân viên chỉ có mặt tại công trường lúc làm việc
"trong giờ hành chính". Hết giờ làm việc chỉ còn nhân viên bảo vệ
hoặc bộ phận quản lý công tác vận chuyển phê liệu, phế thải do đó
nhà thầu không xây dựng lán trại công nhân ở tại công trình mà sẽ
thuê nhà cho công nhân ở tại địa điếm khác ngoài công trình.
Hệ thống điện, nước phục vụ thi công:
Lập kế hoạch xin phép và dẫn nguồn điện, nước phục vụ cho thi


công:
- Phần điện thi công:

+ Các thiết bị thi công chủ yếu hoạt động bằng điện và dầu do
đó nhà thầu chỉ sử dụng điện cho các thiết bị có công suất nhỏ, các
thiết bị văn phòng và chiếu sáng công trình.
+ Nhà thầu sẽ làm việc với Chủ đâu tư để dùng lại nguồn điện có
sẵn tại công trường. Nhà thầu sẽ bố trí một tủ điện 3 pha công suất
200A, Có công tơ và Aptomát bảo vệ, từ tủ điện dẫn đến các tủ điện
phụ đều có cầu dao, Aptomat đủ công suất, dây dẫn vỏ bọc cao su
đủ tiết diện, đảm bảo an toàn.
+ Ngoài ra Nhà thầu chuẩn bị một máy phát điện 125 KVA dự
phòng, khi mạng lưới điện bị mất, máy sẽ hoạt động sau 5 phút.
+ Bố trí các đèn pha có công suất lớn đảm bảo cho việc thi công
ban đêm và bảo vệ công trình.
- Phần nước thi công gồm các nguồn:

+ Nguồn nước sạch lấy tại nguồn nước máy hiện có của công
trình.
+ Trong trường hợp Chủ đầu tư không chấp thuận, mặt bằng thi

công hoặc chất lượng nước không đủ điều kiện, chúng tôi sẽ khoan
giếng và xử lý nước tại công trình, đây sẽ là nguồn nước chính phục
vụ thi công: vệ sinh, rửa xe, tưới bụi, chữa cháy.
+ Nhà thầu tận dụng một số bể chứa có sẵn và tạo thêm bế
chứa mới trên mặt bằng để dự trữ nước phục vụ công tác thi công,
dự kiến sẽ đưa đến công trường 01 bể thép 10m 3, các bế này sẽ di
động trên các mặt bằng tùy thuộc theo từng giai đoạn thi công.
+ Việc đưa nước về vị trí thi công được thực hiện bằng máy bơm
hoặc bằng xe chở téc.
+ Nhà thầu sẽ xác nhận chỉ số công tơ tại thời điểm nhận bàn
giao mặt bằng, số tiền sử dụng điện, nước sẽ được chuyển trả Chủ
đầu tư.
2.1. Biện pháp thi công chi tiết

Theo tiến độ bàn giao mặt bằng của Chủ đầu tư, trước khi triển
khai các công tác thi công chính, nhà thầu di chuyển toàn bộ thiết bị,
vật liệu theo bảng kê tại từng nhà về nơi quy định.
- Di chuyển thiết bị, vật liệu.


+ Máy phá thủy lực: Dùng cẩu KATO 50 tấn cẩu lên xe tapooc và
chuyển, hạ đúng nơi quy định.
+ Các máy móc thiết bị có tải trọng lớn: Dùng cẩu và xe tải 10
tấn để vận chuyến.
+ Các loại vật liệu rời: Dùng nhân công bốc xếp lên xe 10 tấn và
hạ đúng nơi quy định của chủ đầu tư .
- Các loại tài sản được Tháo dỡ và bàn giao tùy thuộc mặt bằng

và vị trí công cụ thể, Nhà thầu nhận bàn giao và trả lại Chủ đầu tư
đúng khối lượng và giữ nguyên chất lượng như khi giao nhận.

- Phương pháp giao nhận đề xuất:

+ Các loại thiết bị được giao nhận theo chủng loại có số lượng cụ
thể kèm theo biên bản xác nhận hiện trạng.
+ Các loại vật liệu rời được vận chuyến, bốc xếp dưới sự giám
sát của đại diện Chủ đầu tư.
PHẦN III. BIỆN PHÁP THI CÔNG PHÁ DỠ
3.1. Mục tiêu chính

Sau khi nghiên cứu kỹ thực tế hiện trường, giải pháp kỹ thuật thi
công cho công trình phải đảm bảo được những mục tiêu sau:
- Từ khi khởi công đến khi bàn giao mặt bằng đã tháo dỡ, không

làm hư hỏng hoặc ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ khu vực
xung quanh công trình, đảm bảo nội quy an toàn trong thi công, đảm
bảo an ninh trong khu vực, tuân thủ chặt chẽ mọi quy định và yêu
cầu về công tác vệ sinh môi trường.
- Tuân thủ chặt chẽ các quy định, nội quy của đơn vị chủ quản,

quản lý công trình, khu vực thi công.
- Tuân thủ tuyệt đối các yêu cầu kỹ thuật đã được quy định

trong các tiêu chuẩn đối với từng công tác thi công.
- Thi công đúng tiến độ đề ra.
- Nhà thầu lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công, biện pháp thi

công. Công tác thiết kế dựa trên các yêu cầu thiết kế chung và trình
chủ đầu tư phê duyệt trước khi thi công.
3.2. Nguyên tắc chung
-


Thực hiện các thủ tục pháp lý với chủ đầu tư:

+ Liên hệ với bộ phận chức năng để được phố biến các quy định
riêng có tính chất đặc thù về an ninh, an toàn điện ... trong khu vực


thi công. Nhà thầu sẽ đưa các quy định trên vào nội dung giảng dạy
cùng với công tác an ninh, an toàn trước khi thi công và tuyệt đối
tuân thủ các quy định trên.
+ Để công tác quản lý tài sản, con người được tốt nhất chúng tôi
sẽ liên hệ với bộ phận bảo vệ phụ trách an ninh để làm thẻ ra vào
cho tất cả cán bộ, công nhân, các máy móc thi công, các phương
tiện vận chuyển thường xuyên có mặt trong công trường.
- Nhà thầu cùng với Chủ đầu tư, đơn vị tư vấn giám sát xác định

các mốc chỉ giới đất, chỉ giới đường đỏ, cao độ và sẽ được bảo vệ, giữ
cố định, vững chắc trong suốt quá trình thi công.
- Tập kết thiết bị: Chúng tôi sẽ tập kết các thiết bị, đồ dùng phục

vụ thi công tới mặt bằng công trường hợp lý theo từng giai đoạn, tạo
điều kiện cho mặt bằng được rộng nhất, thi công dễ dàng nhất.
- Trong quá trình thi công các công trình lân cận được bảo vệ

không bị ảnh hưởng, lún nứt. Đơn vị thi công thường xuyên phối hợp
với chủ đầu tư để kiểm tra và làm tốt công tác an ninh khu vực, giải
quyết tốt những khúc mắc nảy sinh trong quá trình thi công. Làm tốt
công tác đền bù nếu để xảy ra những thiệt hại.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng hữu quan tại địa bàn thi


công làm tốt công tác VSMT và quản lý hè đường, nơi đổ phế liệu...
- Trên cơ sở vị trí mặt bằng hiện tại của công trình và các quy

định của hồ sơ thiết kế về an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường, giải
pháp tổ chức tổng mặt bằng thi công phá dỡ như sau:
+ Khu vực thi công được khảo sát và xác định lại trước khi bắt
đầu công việc, cùng với chủ đầu tư và đơn vị tư vấn giám sát, nhà
thầu sẽ kiểm tra lại mặt bằng, tài sản trong công trình, hệ thống
đường ống của vịêc cấp nước, thoát nước, đường dây điện, đường
dây điện thoại "đang sử dụng"... nếu phát hiện được các công trình
ngầm nằm trong phạm vi công trường hoặc nằm ngoài khu vực phá
dỡ nhưng có thể bị ảnh hưởng khi thi công, nhà thầu sẽ báo cáo với
chủ đầu tư và các cơ quan liên quan cùng xử lý.
+ Thiết lập hàng rào và hệ thống chắn bụi bao quanh công trình
phá dỡ.
+ Trong mặt bằng thi công, hướng thi công được thực hiện theo
trình tự: các hạng mục sát cổng công trường sẽ được phá dỡ trước
tiếp theo là các hạng mục ở phía trong, phần móng được thực hiện


theo hướng ngược lại.
+ Chia thành các tổ thợ có nhiệm vụ cụ thể để thi công cuốn
chiếu các hạng mục, được thực hiện như sau:
* Trên một hạng mục công trình: Bộ phận chắn bụi - bộ phận

Tháo dỡ thiết bị, tài sản - bộ phận phá dỡ phần thân công trình - bộ
phận thu dọn mặt bằng - bộ phận xử lý phần ngầm... Từng tổ thợ sau
khi thực hiện xong công việc chuyên môn được phân công tại hạng
mục "nhà" này sẽ chuyến sang hạng mục khác, để các công tác thi
công không bị chồng chéo đồng thời hạn chế tối đa nguy hiểm do

phải làm đan xen và tại các cốt thi công khác nhau trong cùng một
khu vực.
* Công tác tháo hoặc phá dỡ được thực hiện từ trên xuống dưới,

từ mép ngoài công trình giật lùi vào trong.
* Công tác thi công từng công việc cụ thể được phối kết hợp giữa

các loại thiết bị chuyên ngành và lao động thủ công, tận dụng tối đa
tính năng hoạt động của các loại thiết bị, hạn chế người lao động
phải làm các công việc nặng nhọc hoặc nguy hiểm. Trên mặt bằng
thi công tại từng vị trí các công việc được thực hiện bằng máy hoặc
thủ công phụ thuộc vào tính chất, điều kiện và yêu cầu kỹ thuật của
từng công việc cụ thể như sau:
3.2.1. Tháo dỡ thu hồi thiết bị điên:
- Để đảm bảo tận dụng tối đa vật tư thu hồi, cùng với việc đảm

bảo an toàn điện trong công tác phá dỡ các hạng mục khác, Nhà
thầu sẽ tiến hành khảo sát lại hiện trạng hệ thống điện và xin ý kiến
chỉ đạo của chủ đầu tư về phần thiết bị không thuộc kết cấu công
trình. Khi được bàn giao mặt bằng thi công và thống nhất của chủ
đầu tư về các thiết bị điện Nhà thầu sẽ tiến hành Tháo dỡ và thu hồi
thiết bị điện theo nguyên tắc sau:
+ Tất cả hệ thống đường dây, cùng thiết bị điện phải được ngắt
mạch hoàn toàn trước khi tiến hành tháo dỡ. Trước khi Tháo dỡ luôn
luôn phải thử điện bằng thiết bị đo dòng điện chuyên dùng.
+ Tháo dỡ thiết bị điện bằng thủ công với lực lượng công nhân là
những thợ chuyên ngành về điện.
+ Đảm bảo tối đa tránh hư hỏng các thiết bị điện và đường dây
trong quá trình tháo dỡ.
+ Với những thiết bị như đèn chiếu sáng ở trên cao (đèn trần,



đèn trang trí) nhà thầu sử dụng hệ thống giàn giáo hay thiết bị thang
chuyên dùng ngành điện để tiến hành tháo dỡ.
+ Bóc dỡ hệ thống cáp điện, dây diện theo trình tự từ hệ thống
mạch nhánh rồi đến hệ thống đường trục rồi đến hệ thống bảng điện
automat.
3.2.2. Tháo dỡ thu hồi thiết bị nước:

Nhà thầu sẽ triển khai các thủ tục hành chính với chủ đầu tư về
các tài sản không trong kết cấu công trình mới tiến hành thực hiện
các biện pháp tháo dỡ.
Nguyên tắc Tháo dỡ như sau:
Khảo sát, vẽ lại hệ thống cấp nước, thoát nước để đưa ra phương
án Tháo dỡ nhằm đảm bảo tuyệt đối sự rò rỉ nước cấp, nước thải ra
công trường gây mất vệ sinh môi trường. Khoá các van tổng của hệ
thống nước cấp trước khi tiến hành tháo dỡ.
- Dò tìm điểm đấu nối vào hệ thống bế phốt để có biện pháp bịt

kín hoặc mời công ty Môi trường đô thị hút bỏ toàn bộ nước thải, cặn
bã đổ đi. Tránh hiện tượng bể phốt bị vỡ trong quá trình phá dỡ các
hạng mục khác gây mất vệ sinh môi trường.
- Các hệ thống cấp thoát nước, vệ sinh sẽ được tiến hành Tháo

dỡ từ trên các phòng trên cao xuống dưới thấp.
- Công tác này được đảm nhiệm bởi đội ngũ công nhân chuyên

nghiệp ngành nước.



3.2.3. Tháo dỡ thu hồi khuôn cửa, cửa, cầu thang, lan can:
-

Vật tư thu hồi từ hệ thống khuôn của, cửa, cầu thang, lan can

có khối lượng và giá trị lớn. Trên quan điểm tận dụng tôi đa vật tư có
thể thu hồi được để giảm chi phí Phá dỡ công trình. Nhà thầu tiến
hành Tháo dỡ hệ thống này với đội ngũ thợ chuyên ngành (thợ mộc)
có tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm.
-

Sử dụng cây chống để gia cố các kết cấu mà các cấu kiện gỗ

tham gia chịu lực (khuôn cửa).
-

Hệ thống cửa gỗ được tháo lắp thành từng phần riêng biệt và

được sắp xếp riêng theo từng cấu kiện như cánh cửa, khuôn cửa, bản
lề. Các cấu kiện của từng loại cửa được đánh dấu ký hiệu riêng biệt.
3.2.4.
-

Tháo dỡ thu hồi vách nhôm kính:

Vách nhôm kính chủ yếu là ở phía mặt ngoài của nhà có chiều

cao lớn. Để đảm bảo tối đa trong công tác an toàn, Nhà thầu phải sử
dụng hệ thống giàn giáo, sàn công tác đến cao độ Tháo dỡ để tiến
hành thi công tháo dỡ.

-

Sử dụng thủ công kết hợp các thiết bị cầm tay như máy cắt,

máy khoan để Tháo dỡ các cấu kiện, khung nhôm, vách kính thành
các cấu kiện nhỏ rồi tiến hành chuyển xuống bằng tời điện hoặc thủ
công mang vác xuống vị trí tập kết.
-

Sử dụng hệ thống chống, giằng leo buộc các cấu kiện vào

phía trong nhà tránh hiện tượng các cấu kiện bị rơi xuống từ trên cao
khi bị cắt đứt các liên kết trong quá trình tháo dỡ.
-

Hạn chế tối đa vỡ các tấm, vách kính để đảm bao an toàn lao

động tuyệt đối.
3.2.5.
-

Tháo dỡ thu hồi vật liêu thép trong bê tông (BT):

Khối lượng vật liệu thép trong bê tông chủ yếu là hai loại:

thép xây dựng trong các kết cấu bê tông cốt thép (BTCT) của các
nhà khung cột chịu lực và các cấu kiện BTCT khác.
+ Với hệ thống thép trong bê tông.
Sau khi phá dỡ hoàn toàn phần BT trong kết cấu BTCT mới tiến
hành cắt thép để thu hồi vật tư thép trong BT. Các thanh thép chịu

lực luôn luôn được cắt sau cùng. Thu hồi thép sàn trước rồi đến thép
dầm sau cùng là thép cột. Công tác thu hồi thép trong BT phải kết
họp chặt chẽ với công tác phá dỡ kết cấu BT trong BTCT. Nhà thầu


luôn có sẵn các hệ thống chống đỡ các kết cấu khác khi tiến hành
thu hồi cắt đứt các lưới thép đảm bảo không bị ảnh hưởng đến các
kết cấu chưa phá dỡ.
+ Vật tư thép trong BT thu hồi được vận chuyển tập kết vào kho
bãi của Nhà thầu trên công trường bằng thủ công.
+ Thành lập các kế hoạch thu hồi vật tư và tiến hành thanh lý
ngay sau khi đã thu hồi được khối lượng vật tư đảm bảo mặt bằng thi
công tổng công trình luôn luôn rộng rãi.
+ Đội ngũ công nhân thực hiện công tác thu hồi là những công
nhân chuyên nghiệp (thợ sắt). Thiết bị cắt dùng các loại máy cắt tay,
kìm cộng lực, kéo cộng lực. Hoặc máy cắt sử dụng điện. Tuyệt đối
đảm bảo quy định về an toàn trong công tác hàn cắt các cấu kiện
thép và thép.
3.2.6. Tháo dỡ thu hồi kết cấu mái tôn xà gồ thép:
- Tiến hành đầu tiên đảm bảo đúng nguyên tắc phá dỡ từ trên

cao xuống thấp. Hệ thống mái, và xà gồ thép có ở các nhà . Vì vậy
công tác Tháo dỡ thu hồi hệ thống mái tôn tuân theo các nguyên tắc
sau:
- Tháo dỡ phần tôn lợp trước
- Tháo dỡ phần hệ thống khung thép đỡ mái
- Vận chuyển vật tư thu hồi được đưa xuống dưới.
- Tháo dỡ phần tôn lợp bằng thủ công kết hợp với máy khoan,

thiết bị tháo vít liên kết tôn và hệ thống khung. Hạn chế việc làm

rách thủng tôn ở mức thấp nhất.
- Tháo dỡ hệ thống khung thép đỡ mái bằng cách cắt rời cấu

kiện thành các phần nhỏ hơn theo nguyên tắc Tháo dỡ các bộ đôi
đảm bảo tính bất biến hình của kết cấu khung.
- Lực lượng nhân công sử dụng là các công nhân tay nghề cao

(thợ sắt) được giám sát bởi cán bộ kỹ thuật hiểu biết về kết cấu. Các
thiết bị dùng máy cắt, máy cưa, máy hàn.
- Việc chuyển các cấu kiện từ trên cao xuống bằng hệ thống

palăng xích, tời điện hoặc dùng cẩu tự hành.
- Trình tự thi công công tác này là từ trên xuống dưới, từ ngoài

vào ngoài.
- Công tác này được thực hiện đầu tiên ngay xong khi thực hiện


các biện pháp an toàn lao động như cắt bỏ hệ thống điện cũ của toà
nhà cần tháo dỡ.
3.2.7. Công tác phá dỡ kết cấu mái, sàn bê tông và tường
của công trình:
Nhà thầu triển khai thi công phá dỡ kết cấu theo nguyên tắc từ
trên xuống
dưới, từ mép ngoài công trình vào trong. Trước khi thi công phá
dỡ đại trà, phải phá dỡ tại các vị trí tiếp giáp nhằm tách rời khu vực
phá dỡ với các công trình lân cận, hạn chế ít nhất chấn động gây ảnh
hưởng xấu tới các công trình kiến trúc xung quanh.
- Chuẩn bị hệ thống giàn giáo, sàn công tác, lan can an toàn
đảm bảo cho người thi công an toàn khi thi công trên cao.

- Dùng kìm thủy lực, búa căn, lao động thủ công để phá các kết
cấu sàn bê tông cốt thép.
- Dùng máy hàn cắt các lưới cốt thép đảm bảo đủ điều kiện để
vận chuyển xuống mặt đất.
- Vận chuyển phế thải xuống mặt đất đảm bảo vệ sinh môi
trường
3.2.8. Đối với công tác phá dỡ pane, dầm, cột BTCT:
* Chuẩn bị hệ thống giàn giáo, sàn công tác, lan can an toàn

đảm bảo cho người thi công an toàn khi thi công trên cao.
* Dùng cẩu treo giữa các chi tiết panen, dầm, cột.
* Dùng kìm máy thủy lực, búa căn kết hợp với lao

động thủ công

để phá các
liên kết panen, dầm, cột cần phá dỡ với phần chưa phá hoặc các
kết cấu khác.
* Dùng máy hàn cắt các liên kết.
* Cẩu hạ panen, dầm, cột xuống mặt đất.
* Vận chuyển phế thải rời xuống mặt đất bằng hệ thống máng

tôn.
3.2.9. Phá dỡ tường gạch:
* Chuẩn bị hệ thống giàn giáo, sàn công tác, lan can an toàn

đảm bảo cho người thi công an toàn khi thi công trên cao.
* Sử dụng các máy móc thiết bị phù hợp kết hợp với phương

pháp thủ công để phá kết cấu tường gạch có chiều dày lớn.



* Để đảm bảo an toàn chung, kết cấu tường gạch sẽ được phá

dỡ bằng thủ công kết hợp với búa căn. Công nhân đứng trên giáo
đập búa từ ngoài vào trong để toàn bộ vật liệu rơi vào trong lòng
nhà, tránh hiện tượng khối vật liệu lớn rơi tự do xuống dưới. Khi đứng
trên giàn giáo đập phá người công nhân phải thực hiện công việc từ
từ, không đục đập kết cấu thành các mảng lớn mà phải gõ, đập từng
lớp gạch xây, đảm bảo cao độ phá dần bằng nhau, từ trên cao trở
xuống. Trong lúc thi công đập phá song song tiến hành việc vận
chuyển phế thải xuống dưới mặt đất nhằm chất tải ít nhất lên mặt
sàn nhà.
* Các bức tường mép ngoài công trình phá dỡ nhẹ nhàng, cẩn

thận, tuyệt đối không để vật liệu rơi hoặc văng ra phía ngoải.
* Trong lúc thi công phá dỡ nhà thầu dùng máy bơm nước công

suất lớn phun tạo mù chống bụi làm ô nhiễm môi trường.
3.2.10. Phá dỡ các kết cấu phần ngầm:
* Dùng lao động thủ công kết hợp với máy xúc đào hở kết cấu

cần phá dỡ.
* Dùng búa căn kết hợp với máy phá bê tông thủy lực phá dỡ

các chi tiết phần ngầm thành các cấu kiện nặng từ 1 đến 10 tấn.
* Cắt rời liên kết và cẩu các cấu kiện về vị trí tập kết.
* Lấp hoàn trả hố móng.

Khi thi công phần ngầm, công tác đào đất để phá móng được

thực hiện bằng máy hoặc thủ công phụ thuộc vào vị trí hoặc điều
kiện mặt bằng của các hố đào.
Các hố đào có chiều sâu lớn hơn lm (-lm) được đánh taluy, tránh
sạt lở và đồng thời có biện pháp cừ chắn đất để đảm bảo an toàn cho
người và thiết bị thi công.
3.2.11. Biện pháp thi công bằng máy phá bê tông kìm thủy
lực:
Tại các vị trí thích hợp; Nhà thầu sẽ thi công bằng máy phá bê
tông kìm thủy lực để đẩy nhanh tiến độ thi công.
* Dùng lan can, tôn bịt toàn bộ các cửa ra vào, phòng tránh

người đi lại trong quá trình thi công phá dỡ bằng máy.
* Dùng máy phá bê tông kìm thủy lực phá thủng lớp bê tông sàn

cho bê tông, phế thải rơi thẳng xuống nền dưới. Sau khi phá bỏ hết


lớp bê tông, sàn nhà chỉ còn các lớp thép, dùng kìm cắt bỏ liên kết
thép với kết cấu dầm, giằng.
* Hệ thống dầm, giằng của nhà được chia nhỏ, cẩu xuống dưới

mặt đất bằng cẩu hoặc bằng máy phá bê tông kìm thủy lực (máy
phá có chức năng cẩu) rồi được phá nát bằng máy.
* Đối với tường gạch dùng máy phá bê tông kìm thủy lực phá

khoảng 3 đến 4 hàng gạch xây một lần theo hàng ngang, khi đã phá
được 2/3 đoạn tường phía trên thì công tác phá dỡ tạm dừng để vận
chuyển phế thải ra ngoài, xúc lên xe đổ đi. Để khi phá dỡ đoạn chân
tường phía dưới máy thi công sẽ không bị vướng, hạn chế đến công
suất làm việc.

* Khi đã phá dỡ hết các kết cấu nhà, nhà thầu tiến hành thu hồi

vật tư, vận chuyển phế thải ra khỏi mặt bằng công trình, chuẩn bị
phá dỡ các hạng mục tiếp theo.
* Trong lúc thi công phá dỡ bằng máy tiếng ồn và tần suất bụi

sẽ tăng lên rất nhiều, do đó nhà thầu sẽ tăng cường hệ thống chắn
bụi, hệ thống bơm nước tạo mù, nhằm hạn chế bụi ít nhất ảnh hưởng
tới cảnh quan và vệ sinh môi trường xung quanh.
3.2.12. Vận chuyển phế thải từ trên cao xuống mặt đất:
* Tùy thuộc vào khối lượng thực hiện hàng ngày của từng khu

vực thi công, nhà thầu sẽ bố trí số lượng máy xúc + xe vận chuyển
để thực hiện.
* Các vật liệu phế thải phải được vận chuyển về bãi tập kết

bằng xe chuyên dụng có mui bạt đúng theo tiêu chuẩn qui định.
3.2.13.

Thời gian thì công:

* Công tác tháo, phá dỡ công trình chính, phá dỡ bê tông để thu

hồi thép được thực hiện vào ban ngày từ 7h30 đến 17h "8 tiếng".
Trong quá trình thi công việc phá dỡ các cấu kiện tại từng hàng mục
và thu hồi vật tư trong tiến hành song song, không để ùn tắc gây cản
trở.
* Công tác vận chuyển vật tư, phế thải được thực hiện từ 22h

đến 5h nếu được sự đồng ý của các cơ quan, hộ dân xung quanh.

Nếu không được sự chấp thuận sẽ thực hiện không quá 24h.
- Để đảm bảo tiến độ thi công nhà thầu sẽ tháo, phá dỡ các cấu

kiện chính của từng hạng mục và chuyển ngay các loại vật tư, kết
cấu bê tông... về bãi tập kết trong mặt bằng công trình, công tác thu


hồi vật tư, thép trong bê tông được triển khai cùng lúc với công tác
phá dỡ chính. Các loại vật tư (theo bảng kê) trong diện thanh lý,
được thu hồi và trả đúng khối lượng, đạt chất lượng để có thể sử
dụng lại theo yêu cầu của Chủ đầu tư - Nhà thầu sẽ đền bù không
điều kiện các vật tư trên nếu trong quá trình thi công do lỗi nhà thầu
gây ra hỏng hóc hoặc sự cố.
3.3. Công tác chống ồn, chống bụi và an toàn

Do đặc điểm công trình nằm khu đông dân cư, công tác anh toàn
cho người và các công trình lân cận, chống ồn, chống bụi được nhà
thầu đánh giá là cực kỳ cần thiết và quan trọng trong quá trình thi
công, được thực hiện như sau:
3.3. 1. Hàng rào bảo vệ, chống bụi và biên pháp đảm bảo an

toàn khi thi công:
* Nhà thầu chia tổng mặt bằng thi công thành các khu vực thi

công riêng, tại các khu vực này nhà thầu đều thiết lập hàng rào để
ngăn cách khu vực đang thi công và các khu vực khác.
* Dựng hào rào, chống ồn, chống bụi: Tận dụng hàng rào có sẵn

của công trình, phần còn lại dựng hàng rào phi 48 cao 4m chống đỡ
bao vòng quanh các khu vực công trình cần phá dỡ có cổng ra vào

ngăn cách khu vực công trường và khu vực đang hoạt động hoặc khu
dân cư lân cận. Lắp dựng hàng rào chắn bụi bằng hệ thống được che
chắn bạt dứa và lưới ni lông.
- Hệ thống chắn bụi từ xa.
* Tại từng hạng mục "từng nhà" cần phá dỡ, nhà thầu lắp dựng

hệ thống giáo ống phi 48 bao vòng quanh, độ cao bằng chiều cao
công trình hiện hữu, hệ thống giáo được neo giữ chắc chắn, an toàn
vào công trình. Che bạt dứa phía ngoài, lớp trong che chắn bằng lưới
ni lông, toàn bộ hệ thống chắn bụi được bố trí hình răng cưa để hút
âm và được liên kết với hệ thống giáo ống.
- Hệ thống chắn bụi trực tiếp.
* Công tác vận chuyển phế thải từ trên cao xuống dưới phải đổ

vào trong ống kín, được thiết kế bằng tôn hoặc gỗ.
* Hàng ngày có công nhân làm vệ sinh liên tục trên công trình,

thu gom phế thải và phun nước thường xuyên, tránh hiện tượng trời
hanh khô, gặp gió lớn bụi bay ra ngoài đường hoặc bay sang các khu
vực lân cận gây ảnh hưởng xấu tới môi trường xung quanh khu vực


thi công.
Ghi chú: Tại một số hạng mục hệ thống chắn bụi được lắp dựng
bằng hệ thống giáo pan để có thể tận dụng tối đa tính năng và thời
gian thi công: giàn giáo thi công, đường thi công trên cao, chắn bụi.
3.3.2. Biện pháp đảm bảo an toàn cho các công trình lân
cận:
* Tại các vị trí sát với các công trình kiến trúc liền kề
* Bố trí lưới chắn vật rơi, chắn bụi, lan can an toàn tại từng cốt

* Chỉ thi công phá dỡ bằng máy phá bê tông thủy lực tại các

khoảng cách xa với các công trình kiến trúc lân cận liền kề.
3.4. Trình tự thi công

Sau khi thực hiện các thủ tục pháp lý bắt buộc liên quan tới việc
thi công công trình, chuẩn bị mặt bằng thi công, huy động thiết bị xe
máy, mua các loại bảo hiểm, tổ chức phổ biến kỹ thuật thi công và
giảng dạy về công tác an toàn cho cán bộ, công nhân viên... Nhà
thầu triển khai thi công phá dỡ công trình.
Căn cứ khảo sát thực tế tại hiện trường, dự kiến của chủ đầu tư
về tiến độ bàn giao mặt bằng các hạng mục trong công trình nêu tại
hồ sơ mời thầu. Để công tác thi công phá dỡ không làm ảnh hưởng
tới hoạt động của các khu vực lân cận, đồng thời để có thể phối hợp,
kết hợp việc thi công phá dỡ
Các bước tiến hành triển khai phá dỡ:
* Lắp dựng hàng rào tạm và hệ thống chắn bụi cao 4m bao

quanh
- Phá dỡ các kết cấu phần nổi để tạo mặt bằng làm nơi chứa vật

tư, cấu kiện bê tông "khu vực phá nát các cấu kiện bê tông để thu
hồi thép" và phế thải trước khi vận chuyển.
- Lắp dựng nhà ban chỉ huy công trình, lán trại, kho tàng và xây

dựng cầu rửa xe...
- Lắp dựng hệ thống chắn bụi bằng ống thép phi 48 cao bằng

chiều cao công trình, hệ thống này được liên kết bằng khóa giáo, lớp
ngoài che bạt dứa để chắn bụi, lớp trong che bạt cước ni lông để

chống vật liệu khi phá dỡ văng ra ngoài, hệ thống này sẽ được tháo
dỡ khi phá dỡ và vệ sinh hoàn trả mặt bằng.
- Dùng cẩu treo giữ các kết cấu cột dùng kìm cắt chân cột - cẩu


hạ xuống vị trí tập kết trong mặt bằng.
+ Phá dỡ lớp nền nhà.
+ Phá dỡ kết cấu móng (Sau khi được CĐT cho phép)
+ Dùng lao động thủ công kết hợp với máy xúc đào lộ các kết
cấu móng cần phá dỡ.
+ Dùng búa căn kết hợp với máy phá bê tông thủy lực cắt, chia
nhỏ kết cấu
- San đất hoàn trả mặt bằng.

Tại các vị trí hố móng đã được xử lý nhà thầu dùng lao động thủ
công sử dụng các thiết bị đầm cầm tay để đầm nén theo từng lớp
cho đến khi lấp hết hố móng, các thiết bị san, đầm bằng máy được
huy động khi đủ điều kiện thi công.
Ghi chú:

I

* Tại tất cả các vị trí tiếp giáp với công trình kiến trúc để lại

hoặc đường giao thông nhà thầu đều lắp dựng hệ thống sàn công và
che chắn đảm bảo an toàn trước khi thi công tháo dỡ.
* Nhà thầu triển khai thi công trên tổng thể mặt bằng công

trình, tháo dỡ một hoặc nhiều hạng mục tùy thuộc theo khối lượng
của các hạng mục. Biện pháp thi công bằng máy hoặc thủ công được

kết hợp hài hòa, phù hợp theo tính chất đặc thù, kết cấu của từng
công việc phải thực hiện. Các kết cấu trên cao, nằm ngoài phạm vi
hoạt động của máy hoặc chủ động thi công phá tách rời hạng mục
cần tháo dỡ, tạo khoảng cách hành lang an toàn cho các công trình
lân cận thì công việc này được thực hiện bằng máy khoan cầm tay,
búa căn kết hợp với lao động thủ công. Khi đã hạ chiều cao công
trình xuống độ cao an toàn hoặc đủ điều hiện về hành lang an toàn
nhà thầu sẽ sử dụng máy phá bê tông kìm thủy lực để đẩy nhanh
tiến độ thi công.
3.5. Chọn thiết bị phục vụ thi công

3.5.1 Chọn máy đào đất:
Máy đào đất được chọn sao cho đảm bảo kết hợp hài hoà giữa
đặc điểm sử dụng máy với các yếu tố cơ bản của công trình như:
- Lượng trạt cần xúc trong một ca.
- Cấp đất đào, mực nước ngầm.
- Hình dạng kích thước, chiều sâu hố đào.


- Điều kiện chuyên chở, chướng ngại vật.
- Khối lượng đất đào và thời gian thi công....

Dựa vào nguyên tắc đó ta chọn máy đào là máy xúc gầu nghịch
(một gầu), dẫn động thuỷ lực, mã hiệu EO-2621A, có các thông số kỹ
thuật sau:
Thôn

q

g số


(

R

h

H

Trọn

tck

B

( g lượng
(gi
chiề
3
máy
m)
m)
m)
m)
ây)
u rộng
EO0,
2,
3,
5

5,1
20
2,1
2621A
25
2
3
- Năng suất máy đào được tính theo công thức: K t
N =q.

Nck.Ktg

(

c

(

(m
)

2,

46

(m3/h)

Trong đó:
q: dung tích gầu, q = 0,25 (m3).
Kđ - hệ số đầy gầu, phụ thuộc vào loại gầu, cấp độ ẩm của đất.


Với gầu nghịch, đất
Kt sét pha thuộc đất cấp I ẩm ta có K đ| = 1,2 ÷1,4.
Lấy Kđ =1,3.
Kt - hệ số tơi của đất (Kt=l,l ÷ 1,5), lấy Kt=l,l.
3600
-1
Nck - số chu kỳ xúc trong một giờ (3600 giây),
Tck Nck =(h )
Tck- tck-Kvt.Kquay - thời gian của một chu kỳ, (s).
tCk - thời gian của một chu kỳ, khi góc quay φ q = 90°, đất đổ tại
bãi, ta có tck =20 (s).
Kvt=l,l - trường hợp đổ trực tiếp lên thùng xe.
K quay =l,l - lấy với góc quay φ=110°.
Klg=0,8 - hệ số sử dụng thời gian.
Ta có: Tcịc= 20x1,1x1,1 = 24,2 (s)
=> Nck= 3600/24,2 = 148,76 (h-1).
=> Năng suất máy đào:

N =0,25 x

x 148,76 x 0,8 = 35,2

(m /h).
3

- Năng suất máy đào trong một ca:

Nca =35,2x 8 = 281,6


(m3/ca).
Với phương pháp sửa hố móng lần 1 kết hợp máy đào, lượng đất
do máy đào đào lên được tính bằng tổng của phần do máy đào và
phần do đào, hất bằng thủ công lần 1 như sau: V= 27.209 m 3.
3.5.2. Chọn phương tiện phục vụ thi công:
3.5.2.1.

Chọn cây chống sàn, dầm:


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×