Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

Các giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.27 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

HUỲNH THỊ NGỌC ĐIỆP

CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẠT
ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2007


1

MỤC LỤC
Mở đầu
Tính cấp bách của đề tài
Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung của đề tài
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH GIÁ CHUYỂN GIAO
VÀ CHUYỂN GIÁ TRONG CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA (MNC)
1.1 Công ty đa quốc gia và nghiệp vụ chuyển giao nội bộ trong các công ty đa

quốc gia ...........................................................................................................
1.1.1

Khái niệm, vai trò của các công ty đa quốc gia tron



tiếp nước ngoài ...............................................................................................
1.1.2

Những đặc trưng cơ bản của các công ty đa quốc gia

1.1.3

Các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ trong công ty đa q

1.2 Đònh giá chuyển giao trong các công ty đa quốc gia ............................
1.2.1

Khái niệm ....................................................................

1.2.2

Nguyên tắc dựa trên giá thò trường của nghiệp vụ chuy

(Arm’s Length Principle - ALP) .....................................................................
1.2.3

Các phương pháp đònh giá chuyển giao trong các côn

1.2.3.1 Phương pháp giá tự do có thể so sánh được (Comparable Uncontrolled
Price Method – CUP) .....................................................................................
1.2.3.2 Phương pháp giá bán lại (Resale Price Method – RPM) ...................
1.2.3.3 Phương pháp cộng thêm chi phí (Cost Plus Method - CPM) ..............
1.2.3.4 Phương pháp chiết tách lợi nhuận (Profit Split Method - PSM) .........
1.2.3.5 Phương pháp lợi nhuận ròng của nghiệp vụ chuyển giao (Transactional

Net Margin Method – TNMM) ......................................................................


2

1.3 Chuyển giá trong các công ty đa quốc gia ............................................
1.3.1

Khái niệm .......................................................................

1.3.2

Động cơ thúc đẩy các công ty đa quốc gia thực hiện thu

1.3.2.1 Các động cơ bên ngoài công ty đa quốc gia .......................................
1.3.2.2 Các động cơ bên trong công ty đa quốc gia .......................................
1.4 Chống chuyển giá của một số quốc gia .................................................
1.4.1

Kinh nghiệm chống chuyển giá tại Mỹ ........................

1.4.2

Kinh nghiệm chống chuyển giá tại Trung Quốc ..........
Kết luận chương 1

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CÁC DOANH
NGHIỆP ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

2.1 Đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam ................

2.1.1

Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài .......................

2.1.2

Vai trò của đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển k

2.2 Phân tích hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) tại Việt Nam ....................................................................
2.2.1

Thực trạng chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI .

2.2.2

Phân tích hoạt động chuyển giá của các doanh n

trong thời gian qua ..........................................................................................
2.2.3

Nhận dạng các hình thức chuyển giá khác ................

2.2.3.1 Nâng chi phí cho các dòch vụ hành chính và quản lý .........................
2.2.3.2 Nâng chi phí bản quyền và các chi phí khác cho các tài sản vô hình
2.2.3.3 Nâng giá hoặc giảm giá hàng mua đi bán lại ....................................
2.2.3.4 Các giao dòch tài trợ ...........................................................................
2.2.3.5 Tài trợ bằng nguồn vốn vay từ công ty mẹ ........................................
2.3 Hậu quả tiêu cực của hành vi chuyển giá ............................................
2.3.1


Ảnh hưởng tiêu cực của chuyển giá tới các quốc gia ti


3

.........................................................................................................................
2.3.2

Ảnh hưởng tiêu cực của chuyển giá tới các quốc gia

.........................................................................................................................
2.4 Thực tế áp dụng các biện pháp chống chuyển giá tại Việt Nam và những
vấn đề tồn tại .................................................................................................
2.4.1

Phương pháp so sánh giá thò trường tự do ...............

2.4.2

Phương pháp sử dụng giá bán ra để xác đònh giá mu

2.4.3

Phương pháp sử dụng giá thành toàn bộ để xác đònh

........................................................................................................................
2.5 Nguyên nhân tạo nên những đặc trưng của hoạt động chuyển giá ở Việt
Nam ..................................................................................................................
2.5.1


Môi trường pháp lý của Việt Nam liên quan đến va

hiện nay ..........................................................................................................
2.5.2

Trình độ quản lý của các cơ quan hữu quan .............
Kết luận chương 2

CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG CHUYỂN GIÁ CỦA
VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP
Viễn cảnh về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới
Các giải pháp chống chuyển giá của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh

tế quốc tế
3.1 Nhóm giải pháp ở tầm vó mô ..................................................................
3.1.1

Hoàn thiện các quy đònh luật pháp về thuế .............

3.1.2

Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật ...........

3.1.3

Ổn đònh đồng tiền Việt Nam ......................................

3.1.4


Nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho ca

vực đầu tư trực tiếp nước ngoài ......................................................................
3.1.5

Nhóm giải pháp liên quan đến các cơ quan, ban, ngàn


4

3.2 Nhóm giải pháp mang tính chất kỹ thuật .............................................
3.2.1

Phương pháp so sánh giá thò trường tự do .................

3.2.2

Phương pháp sử dụng giá bán ra để xác đònh giá mua

3.2.3

Phương pháp giá phí cộng thêm ..................................

3.2.4

Một số phương pháp bổ sung dựa trên nguyên tắc giá

3.2.4.1 Phương pháp tỷ suất lợi nhuận – RRM ..............................................
3.2.4.2 Phương pháp chiết tách lợi nhuận – PSM ..........................................
3.3.4.3 Phương pháp lợi nhuận ròng của nghiệp vụ chuyển giao – TNMM ..

3.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ ............................................................................
3.3.1

Cải cách và thay đổi liên quan đến hoạt động ngân h

3.3.2

Ban hành quy đònh các dấu hiệu cho thấy có thể tồ

giá trong một doanh nghiệp ............................................................................
3.3.3

Cần có các quy đònh thống nhất về thủ tục và điều

giá kê khai cho phù hợp với giá thò trường ....................................................
3.3.4

Các biện pháp phạt .....................................................
Kết luận chương 3

Kết luận


5

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Số doanh nghiệp FDI có kết quả kinh doanh lãi, lỗ
Bảng 2.2 Số liệu doanh thu, chi phí của Công ty Coca Cola
năm 2006 Bảng 2.3 Số liệu giá bán của Công ty Coca Cola


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ALP

Nguyên tắc căn bản giá thò trường

ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

MNC

Công ty đa quốc gia

OECD

Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp


6

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp bách của đề tài
Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) là sự kiện nổi bật hàng đầu cùng với việc Mỹ thông qua Quy chế thương
mại bình thường vónh viễn (PNTR) với Việt Nam và tổ chức thành công Hội nghò
cấp cao APEC đã tạo nên vò thế mới cho nước ta trong khu vực và trên thế giới.
Bên cạnh là những chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài hơn 15 năm qua,
giờ đây làn sóng vốn FDI vào Việt Nam trong năm 2006 cao nhất từ trước tới
nay. Điều này là tin vui cho nước ta mở đường phát triển kinh tế, tăng nguồn thu
ngân sách đồng thời hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Song đi đôi với vấn đề này, có một điều mà chính phủ đau đầu đó
là chuyển giá. Chuyển giá không còn là vấn đề mới mẻ và có nhiều
báo cáo khoa học đề cập đến việc kiểm soát hoạt động chuyển giá tại các
doanh nghiệp FDI nhưng bản thân tôi nghiên cứu với góc nhìn mới là làm
thế nào để có thể quản lý và sử dụng luồng vốn này sao cho hiệu quả
cao nhất mà không bò ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách chính phủ, vì thế
tôi chọn đề tài “Các giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá của các
doanh nghiệp FDI tại Việt Nam” cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình.

2. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Vấn đề cơ bản mà đề tài mong muốn giải quyết là nghiên cứu,
phân tích hiện tượng chuyển giá trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua, qua đó đề ra các giải pháp
chống chuyển giá phù hợp với thông lệ quốc tế và tình hình Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
và hiện tượng chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước


7


ngoài. Tuy nhiên, do các số liệu về hoạt động chuyển giá trong các doanh
nghiệp FDI tại Việt Nam là một vấn đề khá tế nhò và phức tạp nên các
số liệu chỉ trình bày trong khả năng cho phép, rất khó có thể cập nhật.
Việc nghiên cứu sẽ tập trung chủ yếu đối với TPHCM – nơi tập trung đầu
tư trực tiếp nước ngoài với số lượng lớn và ảnh hưởng đến môi trường
đầu tư của TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung.

3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện trên cơ sở áp dụng nghiên cứu theo phương
pháp duy vật biện chứng nhận thức thực tại khách quan kết hợp với phương
pháp tổng hợp, quy nạp, diễn dòch cùng với phương pháp thống kê, phân tích
các nguồn dữ liệu thu thập được. Các nghiên cứu về chuyển giá trong luận
văn này sẽ được xem xét trước hết trên cơ sở lý thuyết về chống chuyển
giá phổ biến hiện nay, sau đó sẽ được đối chiếu, kiểm nghiệm qua các ví dụ
thực tế trước khi khái quát thành các nhận đònh làm cơ sở cho việc đưa ra
các kết luận và các giải pháp xử lý cụ thể.

4. Nội dung của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài
được thể hiện 03 chương :
-

Chương 1 : Lý luận tổng quan về đònh giá chuyển giao và

chuyển giá trong các công ty đa quốc gia.
-

Chương 2 : Thực trạng hoạt động chuyển giá các doanh

nghiệp đầu tư nước ngoài ở TPHCM trong thời gian qua.

-

Chương 3 : Các giải pháp chống chuyển giá của Việt Nam

trong giai đoạn hội nhập.


8

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH GIÁ
CHUYỂN GIAO VÀ CHUYỂN GIÁ TRONG CÁC
CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
1.1 Công ty đa quốc gia và nghiệp vụ chuyển giao nội bộ trong các MNC

1.1.1 Khái niệm, vai trò của các MNC trong hoạt động đầu tư
trực tiếp nước ngoài
Chủ thể của đầu tư trực tiếp nước ngoài là các công ty đa quốc
gia. Công ty đa quốc gia (Multinational Corporation - MNC) là công ty có sở
hữu hay có quyền kiểm soát khả năng sản xuất hoặc dòch vụ ở bên
ngoài biên giới của một quốc gia mà công ty đó có trụ sở chính.

Chính sự quốc tế hóa hoạt động kinh doanh của các MNC là
nguyên nhân trực tiếp tác động đến sự hình thành và phát triển của
dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign direct invesment – FDI).
Các MNC phát triển rất nhanh và có vai trò vô cùng to lớn trong nền kinh
tế thế giới, sản xuất ra khoảng từ 20% đến 25% tổng sản lượng của toàn thế
giới và chiếm 90% tổng khối lượng đầu tư nước ngoài trên toàn cầu.

Các MNC như Coca Cola, Pepsi, Nestle, Unilever, … cũng hoạt động kinh
doanh trên thò trường Việt Nam. Cùng với sự bành trướng ra khỏi phạm vi của

chính quốc (home country) bằng nguồn vốn đầu tư nước ngoài, các MNC sẽ
tạo ra một mạng lưới các công ty con (subsidary company) trên phạm vi toàn thế
giới. Chính bản thân công ty mẹ (parent company) ở chính quốc và các công ty
con được thành lập ở nhiều quốc gia khác nhau trên toàn thế giới sẽ tạo
nên vô vàn những giao dòch phức tạp qua lại, mối quan hệ ràng buộc, cùng
với tồn tại các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ nhằm thực hiện mục tiêu tối đa
hóa lợi nhuận trong bản thân nội bộ của từng MNCù.

1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của các công ty đa quốc gia


9

Các MNC là sản phẩm của sự liên minh giữa những nhà tư
bản có thế lực nhất thế giới.
Các MNC là những công ty có tầm cỡ quốc tế, thiết lập hệ
thống chi nhánh hoặc công ty con ở nước ngoài với mục đích nâng
cao tỷ suất lợi nhuận thông qua việc bành trướng thế lực quốc tế.
Các MNC hình thành từ công ty quốc gia, mang quốc tòch của một
nước và vốn sở hữu của công ty mẹ thuộc về các nhà tư bản của
nước đó. Vốn được xuất khẩu ra nước ngoài để đầu tư thiết lập và
mở rộng các cơ sở sản xuất gọi là chi nhánh hoặc công ty con.
Một MNC thường có cơ cấu tổ chức gồm hai bộ phận cơ bản là
công ty mẹ và một hoặc nhiều công ty con hoặc chi nhánh ở nước ngoài.
Với cơ cấu tổ chức này, cho dù những công ty con có tồn tại dưới hình
thức này hoặc hình thức khác thì quyền kiểm soát chủ yếu về đầu tư,
tình hình sản xuất kinh doanh vẫn thuộc về những công ty mẹ.

1.1.3 Các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ trong MNC
Do quy mô hoạt động rộng lớn và dàn trải trên một phạm vi đòa lý bao

gồm nhiều quốc gia với nhiều chính sách, phong tục tập quán kinh doanh khác
nhau mà các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ trong MNC là rất đa dạng và khó
kiểm soát. Tuy nhiên, ta cũng có thể nhận dạng một số nghiệp vụ chuyển
giao nội bộ qua các dòch chuyển về tài sản hữu hình và vô hình, dòch
chuyển nguồn vốn bằng cách thức đi vay hay cho vay, sự cung cấp các dòch vụ
tư vấn quản lý hay các nghiệp vụ, dòch vụ tài chính khác. … Vì tính chất quan
trọng liên quan đến chiến lược hoạt động của cả MNC, các nghiệp vụ chuyển
giao nội bộ này có tính bảo mật và tập trung cao mà các cơ quan thuế rất
khó có thể đưa ra được bằng chứng về hành vi chuyển giá của MNC.


10

Nghiệp vụ chuyển giao nội bộ thực chất là các nghiệp vụ
mua bán, trao đổi, giao dòch được thực hiện giữa công ty mẹ với
các công ty con và ngược lại, hoặc giữa các công ty con với nhau.
1.2 Đònh giá chuyển giao trong các công ty đa quốc gia
1.2.1 Khái niệm
Các MNC theo đuổi chiến lược toàn cầu hóa đã ngày càng mở rộng hoạt
động đầu tư và kinh doanh ra nhiều nước khác nhau trên khắp thế giới. Do đó,
một sản phẩm có thể được thiết kế tại một số nước, một số bộ phận cấu
thành của nó được sản xuất ở nước thứ hai, các bộ phận cấu thành khác
được sản xuất ở nước thứ ba, tất cả sẽ được lắp rắp ở nước thứ tư và các
sản phẩm hoàn thành sẽ được bán rộng rãi trên toàn cầu. Vấn đề này làm
phát sinh các nghiệp vụ nội bộ công ty rất phong phú và đa dạng. Giá mà tại
đó hàng hóa và dòch vụ được chuyển giao gọi là giá chuyển giao - price
transfering. Như vậy, khi thực hiện một nghiệp vụ chuyển giao qua lại giữa các MNC,
phải tính toán giá chuyển giao giữa các bộ phận. Theo thuật ngữ tài chính thì
công việc này được gọi là đònh giá chuyển giao (price transfering ).


Đònh giá chuyển giao là việc sử dụng các phương pháp để xác
đònh giá cả của các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ trong một MNC phù
hợp với thông lệ quốc tế và được chấp nhận tại các quốc gia mà
các công ty con của MNC đang hoạt động. Với mức giá xác đònh cao
hay thấp trong từng giao dòch lại tác động trực tiếp đến nghóa vụ nộp
thuế cho các quốc gia và sự di chuyển ngoại tệ giữa các nước.
Ví dụ sản phẩm điện tử tivi Sony (Nhật Bản), sản xuất bóng đèn hình do
công ty con của Sony tại Thái Lan sản xuất theo đơn đặt hàng từ Nhật Bản, các
linh kiện khác được thực hiện theo đơn đặt hàng tại Singapore và công đoạn sản
xuất hoàn chỉnh tại Công ty điện tử Sony Việt Nam. Tivi Sony này có thể tiêu thụ
tại Việt Nam hay xuất khẩu sang thò trường EU phụ thuộc hoàn toàn vào hợp


11
đồng đã ký kết của Sony Nhật Bản hoặc do nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này. Chính
vì các công đoạn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được tách rời mà giữa các công
ty con và công ty mẹ của một MNC bắt buộc phải tồn tại các nghiệp vụ chuyển giao
nội bộ. Đây chính là nguyên nhân hình thành các hoạt động đònh giá chuyển giao.

Để đảm bảo nguyên tắc thương mại công bằng – cơ sở quan trọng nhất
cho việc trao đổi mua bán và lưu thông hàng hóa, dòch vụ giữa tất cả quốc
gia, tránh các thiệt hại phát sinh do các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ gây ra,
một nguyên tắc chung đã được tất cả các quốc gia thống nhất áp dụng. Đó
là nguyên tắc xác đònh giá trò của các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ trong
các MNC dựa trên căn bản giá thò trường (The Arm’s Length Principle – ALP).

1.2.2 Nguyên tắc dựa trên giá thò trường của nghiệp vụ
chuyển giao nội bộ (Arm’s Length Principle - ALP)
Nguyên tắc căn bản giá thò trường là một chuẩn mực quốc tế do Tổ
chức hợp tác kinh tế và phát triển (Organisation for Economic Co-operation and

Development – OECD) đưa ra nhằm đề cập tới giá cả của hàng hóa, dòch vụ
trong hoạt động thương mại diễn ra giữa các bên hoàn toàn độc lập – không
có sự liên kết. Khi các công ty hoàn toàn độc lập có quan hệ trao đổi buôn
bán với nhau thì các điều kiện thương mại và tài chính trong hợp đồng kinh tế
(giá cả hàng hóa, dòch vụ, điều khoản về tín dụng, …) đều được đònh hướng
và chi phối bởi các tác động khách quan của thò trường. Ngược lại, khi các
công ty có liên kết thực hiện quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa và dòch
vụ, các tác động thò trường không nhất thiết có ảnh hưởng đáng kể đến
các điều khoản thương mại và tài chính của hợp đồng và do đó chắc chắn
sẽ có sự sai lệch, thiếu khách quan trong quan hệ chuyển giao này.
Do tính khách quan của căn bản thò trường phản ánh đúng bản chất của thò
trường và các quy luật giá trò, quy luật cung cầu hàng hóa dòch vụ, quy luật cạnh
tranh, do đó tất cả các thành viên của OECD đều nhất trí sử dụng căn bản giá thò


12

trường làm cơ sở để tính toán trong khi xác đònh giá chuyển giao
và các vấn đề liên quan đến các loại thuế.
Tuy nhiên, trong thực tế các hoạt động mua bán diễn ra rất phức tạp
và có rất nhiều các yếu tố kinh tế và phi kinh tế khác cùng tham gia
vào các quá trình này làm cho rất khó xác đònh được các nghiệp vụ
chuyển giao tương đương có thể so sánh được trong các điều kiện nhất đònh
tương ứng. Chẳng hạn như ALP thực sự khó có thể áp dụng cho sự chuyển
giao diễn ra trong một MNC gồm nhiều công ty liên kết thực hiện một dây
chuyền công nghệ sản xuất khép kín và sản phẩm của nó lại có tính
đặc thù rất cao, liên quan tới giá trò tài sản vô hình đặc biệt nào đó.
Chính vì thế trong một số trường hợp nhất đònh, ALP có thể trở thành
gánh nặng về quản lý cho cả phía các MNC và cho cả cơ quan thuế khi phải
đối diện với các giao dòch trao đổi, mua bán xuyên quốc gia. Mặc dù công

nghệ thông tin và mạng internet đã đưa các quốc gia xích lại gần nhau, nhưng
còn lâu thì các MNC và các cơ quan thuế mới tìm được đầy đủ thông tin phục
vụ cho việc áp dụng nguyên tắc căn bản giá thò trường.
Tuy có những hạn chế trên nhưng cho đến nay OECD và các thành viên
vẫn tiếp tục công nhận sự đúng đắn của nguyên tắc ALP trong việc xác đònh
giá chuyển giao giữa các công ty liên kết và các cơ quan thuế vẫn tiếp tục thừa
nhận sự cần thiết phải áp dụng nguyên tắc ALP trong các hoạt động mua bán
trao đổi hàng hóa và dòch vụ đặc biệt là khi các giao dòch vượt qua ranh giới đòa
lý của một quốc gia. Một sự chệch hướng nguyên tắc ALP trong đònh giá chuyển
giao các sản phẩm, hàng hóa và dòch vụ có thể tạo nên rủi ro cho MNC là phải
chòu đánh thuế trùng nhiều lần cho cùng một khoản thu nhập.
Cách trực tiếp tốt nhất để kiểm tra xem các quan hệ liên kết có tác
động thực sự lên các chuyển giao giữa các công ty trong cùng MNC hay không là
so sánh giá chuyển giao giữa các công ty trong cùng MNC với giá cả trong các


13
chuyển giao có thể so sánh được giữa các công ty độc lập trong cùng những
điều kiện tương ứng. Tuy vậy trong thực tế hầu hết như chúng ta không tìm ra
được các chuyển giao tương ứng có thể so sánh được để trực tiếp áp dụng
nguyên tắc ALP, do đó chúng ta phải tìm ra những cách tiếp cận khác mang
tính gián tiếp để vẫn có thể sử dụng nguyên tắc ALP vào việc kiểm tra sự
chuyển giá trong nội bộ MNC. Bằng cách phân tích một cách hợp lý lãi gộp
(hay lãi ròng) trong nhiều trường hợp chúng ta có thể xác đònh các chuyển
giao đang đề cập có thể tuân thủ nguyên tắc ALP hay không ?

1.2.3 Các phương pháp đònh giá chuyển giao trong các MNC
1.2.3.1 Phương pháp giá tự do có thể so sánh được (Comparable
Uncontrolled Price Method – CUP)
Phương pháp CUP là phương pháp so sánh giữa giá cả phải

trả cho các hàng hóa, dòch vụ được chuyển giao trong các giao
dòch có kiểm soát với giá cả phải trả cho các hàng hóa, dòch
vụ được chuyển giao trong các giao dòch tự do có thể so sánh được.
Phương pháp CUP được xem là phương pháp đònh giá chuyển
giao trực tiếp, có độ chính xác cao so với các phương pháp khác
theo nguyên tắc giá thò trường.
Điều quan trọng trong phương pháp này là việc lựa chọn các nghiệp
vụ tương đồng nhau để so sánh. Do hoạt động kinh doanh bao gồm nhiều loại
hình phong phú và đa dạng nên thông thường rất ít gặp các nghiệp vụ so
sánh hoàn toàn giống nhau mà có thể xảy ra trường hợp các giao dòch
không hoàn toàn tương đồng nhau làm ảnh hưởng đến giá cả chuyển
giao như chất lượng hàng hóa, nhãn hiệu hàng hóa, điều kiện giao hàng,
phương thức thanh toán, … Khi đó chúng ta chỉ áp dụng phương pháp CUP
sau khi đã điều chỉnh để loại trừ các yếu tố ảnh hưởng.


14

Tuân theo nguyên tắc ALP, phương pháp CUP cần phải so sánh giữa
giá chuyển giao nội bộ bên trong MNC với các giá có thể so sánh sau :
- Giá bán của một công ty thành viên của MNC cho một công ty không liên

kết.
-

Giá bán giữa hai công ty không là thành viên của MNC

và hoàn toàn độc lập với nhau.
của


Giá bán của một công ty không liên kết cho một công ty thành viên

MNC.
Kết quả so sánh sẽ xác đònh giá bán chuyển giao nội bộ
giữa các thành viên của MNC có tuân thủ nguyên tắc giá cả
thò trường hay không. Nếu có hiện tượng chuyển giá cơ quan thuế
có quyền áp đặt giá trên để thay thế giá chuyển giao nội bộ.
Trong thực tế, phương pháp CUP là phương pháp thích hợp nhất đối với cả
bên mua và bên bán vì giá cả do bên thứ ba tham gia vào quá trình chuyển giao
phản ánh được lợi nhuận mà bên mua và bên bán đều chấp nhận được.

1.2.3.2 Phương pháp giá bán lại (Resale Price Method – RPM)
Phương pháp RPM là phương pháp để xác đònh giá thò trường của
nghiệp vụ chuyển giao bằng cách lấy giá bán thực tế trừ bớt đi một khoản
chiết khấu thích ứng cho người bán lại. Khoản chiết khấu này bao gồm các
chi phí bán hàng, các chi phí hoạt động liên quan đến việc bán hàng và lợi
nhuận tương ứng hợp lý dành cho công ty thương mại. Như vậy, phần còn lại
sau khi đã trừ chiết khấu từ giá mua hàng hóa, sau khi điều chỉnh chi phí mua
hàng tương ứng, có thể được xem như là giá cả theo nguyên tắc thò trường
(ALP) cho nghiệp vụ chuyển giao giữa các công ty con tương ứng của MNC.
Phương pháp này thích hợp với các hoạt động trong ngành thương mại - có các
nghiệp vụ mua đi bán lại các sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên, khi sử dụng phương
pháp RPM, chúng ta không thể lấy tỷ lệ lãi gộp bình quân của toàn ngành


15

thương nghiệp để xác đònh khoản khấu trừ này vì mỗi nghiệp vụ
chuyển giao sẽ có một tỷ suất lợi nhuận khác nhau.
Khi sử dụng phương pháp RPM, chúng ta phải tuân thủ một số điều kiện


sau :
-

Các khách hàng của công ty thương mại phải độc lập, không có quan hệ

liên kết với bản thân công ty thương mại vì nếu có tồn tại các ràng buộc, liên kết
nào đó thì giá bán ra của công ty thương mại sẽ không còn mang tính khách quan.

-

Nghiệp vụ mua hàng của công ty thương mại phải có liên

quan đến nghiệp vụ chuyển giao mà ta cần xác đònh giá thò
trường (giá chuyển giao nội bộ trong các MNC).
-

Trong trường hợp không tồn tại nghiệp vụ này thì có thể tính toán

giá cả theo nguyên tắc thò trường bằng cách dựa trên khoản chiết khấu
có nguồn gốc từ chính công ty thương mại trong một thò trường tương tự.
Cần phải hiểu là giữa nghiệp vụ chuyển giao đang được xem xét trong nội
bộ MNC và nghiệp vụ chuyển giao có thể so sánh được trên thò trường tự
do luôn luôn có rất nhiều sai biệt do sự vận động không ngừng của nền
kinh tế như : tình trạng của nền kinh tế, sự biến đổi lãi suất, sự biến đổi
lãi suất, các ràng buộc thương mại, … mà chúng ta cần phải có một số
điều chỉnh tương ứng cho phù hợp đối với khoản chiết khấu này.

Trong thực tế có những thay đổi đã làm cho việc điều chỉnh
khoản chiết khấu mà chúng ta đề cập ở trên là không thực

hiện được. Đó là những trường hợp sau :
-

Hàng hóa mà công ty thương mại mua về đã được tiến

hành gia công, chế biến lại làm phát sinh thêm trò giá gia tăng
làm cho việc xác đònh khoản chiết khấu hợp lý rất khó khân.


16

-

Hàng hóa mà công ty thương mại mua về được thay đổi nhãn

hiệu thương mại có uy tín hơn, làm cho giá bán thay đổi hoàn toàn cũng
dẫn đến việc không thể xác đònh được khoản chiết khấu hợp lý.

-

Khoảng cách về đòa lý và thời gian mua, bán hàng hóa

quá dài kéo theo biến động về tỷ giá, gia tăng rủi ro, làm cho
khó khăn trong việc xác đònh khoản chiết khấu hợp lý.
1.2.3.3 Phương pháp cộng thêm chi phí (Cost Plus Method - CPM)
Khi mà cả phương pháp CUP và phương pháp giá bán lại
không thể áp dụng được thì phương pháp giá vốn cộng thêm
(CPM) là phương pháp tiếp theo thường được sử dụng đến.
Phương pháp giá vốn cộng thêm được sử dụng để xác đònh giá thò trường
trên cơ sở cộng thêm một khoản nâng giá thích hợp vào chi phí sản xuất. Các

khoản phí cộng thêm bao gồm chi phí giao hàng, chi phí quản lý chung trong kỳ.
Khoản nâng giá này được tính toán sao cho căn bản giá thò trường trong
chuyển giao liên kết này cũng tương đương giá thò trường trong các chuyển giao một
công ty trong MNC với một bên thứ ba hay giữa các công ty hoàn toàn độc lập
không có sự liên kết. Giá cả hàng hóa dòch vụ sau khi đã cộng thêm phần nâng
giá này có thể xem là căn bản giá thò trường (ALP) cho hoạt động chuyển giao trong
nội bộ MNC. Như vậy, để sự so sánh đạt hiệu quả, các điểm khác biệt nhau trong
chuyển giao liên kết và chuyển giao không liên kết mà có thể tạo ảnh hưởng lên
khoản nâng giá điều chỉnh cần phải được xác đònh rõ ràng. Vì lý do đó điều đặc
biệt quan trọng là cần phân biệt sự khác nhau trong mức độ và loại của các chi phí
như chi phí hoạt động và chi phí không mang tính hoạt động bao gồm cả các chi phí tài
chính liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh và các chi phí liên quan đến rủi ro
của các bên có liên quan đến chuyển giao đang được so sánh.

Một điểm thuận lợi của phương pháp này là khi xác đònh khoản nâng giá
áp dụng trong trường hợp sản xuất theo hợp đồng thì điều quan trọng cần nhấn


17

mạnh là hình thức chuyển giao theo các hợp đồng chuyển giao có
thể so sánh được không cần phải có sự tương tự như các hàng
hóa chuyển giao trong nội bộ công ty.
Phương pháp CPM này sẽ rất phù hợp nếu được áp dụng cho các cơ sở
gia công hàng hóa hay sản xuất bán thành phẩm trong nội bộ MNC khi mà các
bên liên quan trong MNC ràng buộc, liên kết bởi các thoả thuận mua bán dài
hạn. Như vậy điều quan trọng của phương pháp giá vốn cộng thêm là làm sao
xác đònh cho được khoản nâng giá phù hợp. Trong từng trường hợp cụ thể sau
đây ta sẽ có các cách xác đònh các khoản nâng giá khách nhau :


-

Nếu công ty con chỉ thực hiện việc gia công hay sản xuất bán thành

phẩm cho công ty mẹ mà không thực hiện cho bất kỳ một công ty không liên
kết nào trên thò trường tự do thì khoản nâng giá phù hợp sẽ dựa trên cơ sở
loại hoạt động tương tự của một công ty không liên kết khác thò trường.

-

Trong trong hợp công ty con vừa thực hiện hợp đồng gia công

với công ty mẹ lại vừa thực hiện hợp đồng cho công ty không liên
kết trên thò trường thì các chi phí quản lý và các chi phí chung
phải phân bổ theo giá trò của những hợp đồng gia công.
-

Trong khi xác đònh khoản chi phí tăng thêm, chúng ta cần quan tâm đến năng

lực sản xuất, công nghệ, khối lượng sản xuất đặc biệt là yếu tố năng lực sản
xuất (công suất hoạt động). Nếu công ty con không dành hết toàn bộ công suất
hoạt động cho một khách hàng duy nhất (ở đây là công ty mẹ) thì vấn đề không sử
dụng hết công suất không phải thuộc trách nhiệm của công ty mẹ, do đó không thể
đưa toàn bộ chi phí gián tiếp vào khoản nâng giá. Nếu công ty con sản xuất theo
hợp đồng dành hết toàn bộ công suất cho việc gia công sản phẩm của công ty mẹ
hoặc công ty có liên kết thì tại thời điểm không sử dụng hết công suất, công ty mẹ
vẫn phải chấp nhận toàn bộ chi phí này dù họ có sử dụng hay không.

1.2.3.4 Phương pháp chiết tách lợi nhuận (Profit Split Method - PSM)
Khi mà giữa các chuyển giao trong nội bộ MNC có mối ràng buộc, liên kết

quá chặt chẽ không thể tách rời được ra từng giao dòch để phân tích thì phương


18

pháp chiết tách lợi nhuận được xem là thích hợp nhất để sử dụng. Phương
pháp chiết tách lợi nhuận được sử dụng để loại trừ các yếu tố ảnh
hưởng đến lợi nhuận trong các giao dòch có thể kiểm soát được.
Phương pháp này xác đònh giá chuyển giao trong nội bộ tập đoàn bằng
cách phân tích việc phân chia lợi tức của các công ty có liên kết tham gia trong
hoạt động chuyển giao này. Việc phân tích thông qua phần đóng góp của các
công ty thành viên vào tập đoàn, thường đo lường bằng mức vốn đã đầu tư.
Phương pháp PSM trước tiên sẽ xác đònh lợi nhuận phải chiết tách từ các
nghiệp vụ chuyển giao mà các công ty liên kết có liên quan, sau đó sẽ phân
chia lợi nhuận cho các công ty liên kết dựa trên mức đóng góp của họ để tạo ra
lợi nhuận này. Phần đóng góp của từng bên có liên quan sẽ được xác đònh
trên cơ sở của hoạt động kinh doanh và giá trò của mỗi bên, trong trường hợp tốt
nhất là đối chiếu được với dữ liệu khách quan của thò trường bên ngoài.
Để tính toán giá thò trường, phương pháp này yêu cầu phải nghiên cứu sự
phân chia lợi tức giữa các bên có quan hệ liên kết và không có quan hệ liên kết.
Đầu tiên, ta xác đònh lợi nhuận tổng cộng từ các giao dòch liên kết có liên quan
đến hai bên. Sau đó là chia lợi nhuận tổng cộng này thành các phần tương ứng dựa
trên một số các tiêu thức. Và cuối cùng là xác đònh giá chuyển giao cho từng
nghiệp vụ phát sinh giữa hai bên phù hợp với các tiêu thức phân chia lợi nhuận.

So với các phương pháp khác, phương pháp PSM có thể không được chặt
chẽ trong các so sánh như là các phương pháp đònh giá chuyển giao truyền thống
mặc dù cũng dựa trên cơ sở hoạt động kinh doanh, chi phí các nguồn lực, các rủi
ro có liên quan. Phương pháp PSM còn ít đáng tin cậy hơn so với các phương pháp
chuyển giao truyền thống ở chỗ hoạt động chuyển giá thường có khuynh hướng

bắt nguồn từ các phương pháp đònh giá gián tiếp. Mặc dù phương pháp PSM
không thật chặt chẽ trong các so sánh cụ thể như các phương pháp truyền thống
nhưng phương pháp PSM vẫn được sử dụng trong những trường hợp mà các phương
pháp truyền thống tỏ ra không phù hợp.


19

1.2.3.5 Phương pháp lợi nhuận ròng của nghiệp vụ chuyển giao
(Transactional Net Margin Method – TNMM)
Phương pháp TNMM có tính chất gần giống với phương pháp RPM và phương
pháp PSM. Theo phương pháp này, lợi nhuận thu được từ các chuyển giao liên kết,
sau khi đã trừ đi các đònh phí và các biến phí liên quan, được so sánh theo tỷ lệ
phần trăm của một khoản mục cơ sở nào đó, ví dụ như là doanh số bán hàng,
tổng giá vốn hàng bán ra hay tổng giá trò tài sản, … Thích hợp nhất là khi lợi
nhuận này được so sánh với lợi nhuận của các hoạt động chuyển giao độc lập
khác. Trong trường hợp không tồn tại các chuyển giao độc lập có thể so sánh
đối với các công ty con thuộc MNC thì ta có thể lấy lợi nhuận thu được trong các
chuyển giao có thể so sánh được của hai công ty không liên kết khác làm cơ sở.
Sự so sánh các chuyển giao liên kết và không liên kết có thể trở nên rõ ràng
hơn khi ta tiến hành phân tích cơ chế của các chuyển giao đó. Các điều chỉnh
cần phải áp dụng cho các khác biệt về mặt vật chất giữa các chuyển giao liên
kết và các chuyển giao độc lập và rõ ràng việc áp dụng các điều chỉnh dựa
trên nguyên tắc căn bản giá thò trường sẽ làm giảm sự khác biệt giữa hai loại
chuyển giao đang đề cập đến.

Do phương pháp TNMM chỉ tập trung phân tích lợi nhuận phát sinh trong
từng nghiệp vụ chuyển giao được đề cập một cách riêng rẽ nên phương
pháp này sẽ khó có thể áp dụng trong các trường hợp giữa các chuyển
giao có mối liên hệ ràng buộc quá chặt chẽ và đa dạng khiến cho không

thể tìm ra được các chuyển giao độc lập tương tự có thể dùng để so sánh.

So sánh giữa các phương pháp đònh giá chuyển giao
Các phương pháp đònh giá chuyển giao trên được sử dụng một cách phổ biến
trên thế giới. Trong thực tế việc lựa chọn phương pháp đònh giá nào để áp dụng đòi
hỏi các kỹ năng nghề nghiệp và sự phán đoán của từng cá nhân thực hiện công
việc này. Chính vì thế mà đònh giá chuyển giao thường được xem là nghệ thuật của
khoa học ứng dụng hơn là một môn khoa học thực sự chính xác. Việc lựa chọn phương
pháp đònh giá chuyển giao nào cần phải được cân nhắc trên


20

cơ sở phương pháp đó có đem lại sự gần đúng cao nhất trên
nguyên tắc căn bản giá thò trường, sẽ là phương pháp phù hợp
nhất cho bản thân MNC và các cơ quan thuế có liên quan.
Để tiện cho việc áp dụng các phương pháp đònh giá chuyển giao
trong nội bộ MNC, các chuyên gia đã xây dựng bảng tóm tắt như sau :
Bảng : So sánh các phương pháp đònh giá chuyển giao

Phương pháp đònh giá chuyển giao
Phương pháp giá tự do có thể so
sánh được (CUP)

Phương pháp giá bán lại (RPM)

Phương pháp cộng thêm chi phí (
CPM)
Phương pháp chiết tách lợi nhuận
(PSM)

Phương pháp lợi nhuận ròng của
nghiệp vụ chuyển giao (TNMM)


21

1.3 Chuyển giá trong các MNC
1.3.1 Khái niệm
Đònh giá chuyển giao là cần thiết cho công tác quản trò doanh nghiệp nhưng khi
giá chuyển giao nội bộ cao hơn hay thấp hơn thò trường thì xảy ra hiện tượng chuyển
giá. Chuyển giá (transfer pricing) là một kỹ thuật mà các MNC tận dụng từ những ưu
đãi khác nhau của các quốc gia trên toàn thế giới về các chính sách thuế, lãi suất
để nâng giá đầu vào với các tài sản góp vốn, chi phí nguyên vật liệu, chi phí gián
tiếp, … và các yếu tố đầu ra thì kê khai thấp hơn giá bán thực tế trên thò trường sao
cho có lợi nhất. Đây là một kỹ thuật mà hầu như bất kỳ MNC nào cũng phải tận
dụng nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp hoặc chiếm được thò phần lớn hơn cho
các sản phẩm, dòch vụ của bản thân MNC và nhằm tối đa các rủi ro có thể gặp
phải, bất chấp các quan hệ cung cầu của thò trường và tính cạnh tranh hợp pháp mà
luật pháp của các quốc gia đều quy đònh

Như vậy, giữa hai khái niệm đònh giá chuyển giao và chuyển giá là hai
mặt của một vấn đề. Chúng có cùng nội dung nếu xét về một khía cạnh
nào đó, nhưng khái niệm đònh giá chuyển giao mang hàm ý tích cực về một
chính sách của MNC thực hiện đối với các quốc gia tiếp nhận đầu tư và với
quốc gia đi đầu tư và khái niệm chuyển giá là việc công ty mẹ áp đặt giá
cả lên công ty con hay các công ty có mối liên kết (related parties) với mục
đích chủ yếu trốn tránh nghóa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chuyển giá - một trong những vấn đề phức tạp và khó tiếp cận
hiện nay trong các giao dòch quốc tế. Trong các hoạt động chuyển giá, các

MNC đã không cần phải có bất kỳ nỗ lực nào trong việc cải tiến chất
lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí sản xuất, phấn đấu giảm giá thành, tạo
thêm giá trò gia tăng trong sự cạnh tranh cân bằng mà chỉ đơn giản phù
phép trên sổ sách kế toán mà thu được những khoản lãi kếch xù.


22

Sau đây chúng ta sẽ xem một vài ví dụ minh họa cho việc áp đặt
các giá cả chuyển giá khác nhau mà một MNC có thể gia tăng lợi
nhuận sau thuế (profit after tax) của mình như thế nào trên phạm vi toàn cầu
bằng cách tối thiểu hóa số thuế mà MNC phải nộp cho các chính phủ.

Giả sử chúng ta có hai công ty :
™

Công ty mẹ – Parent company, đặt tại chính quốc – home

country, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là 40%.
™

Công ty con – Subsidiary company, đóng tại nước chủ

nhà – host country, thuế suất thuế TNDN là 20%.
Theo nguyên tắc quản lý thì các ông chủ của công ty mẹ
sẽ quyết đònh về giá cả, hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty con và do đó ta sẽ có các tình huống giả đònh sau đây :
Trường hợp 1 : Trả một phần thuế thu nhập doanh nghiệp
Công ty con mua tại nước chủ nhà loại hàng hóa A với giá USD
100/sản phẩm. Công ty con sau đó không tốn thêm bất kỳ chi phí nào khác

đã bán lại sản phẩm A này cho công ty mẹ tại chính quốc với giá USD
200/sản phẩm. Như vậy, công ty con đã thực hiện “giá chuyển giao” là USD
200/sp cho công ty mẹ. Công ty con thu được lợi nhuận là USD 100.

Công ty mẹ mua hàng hóa A với giá USD 200 và bán
ra thò trường với giá USD 300, có lợi nhuận USD 100.
Mức thuế thu nhập doanh nghiệp công ty con phải đóng
tại nước chủ nhà là 100x20% = 20, công ty mẹ phải đóng tại chính
quốc là 100x40%=40, do đó lợi nhuận của từng công ty sau thuế
tương ứng là 80 và 60, tạo nên lợi tức toàn bộ MNC là 140.
Thuế suất và lợi nhuận tại mỗi quốc gia được thể hiện như sau:
Công ty con
Giá hàng hóa

Công ty mẹ

Giá chuyển giao

Giá bán

MNC
Tổng số


Trường hợp 1
Lợi nhuận trước thuế
Thuế suất thuế TNDN
Thuế TNDN phải nộp
Lợi nhuận sau thuế
Do công ty mẹ có thể chi phối giá bán ra của công ty con nên công ty mẹ

sẽ yêu cầu công ty con nâng giá bán lên thành USD 250/sp.
Trường hợp 2 : Trả thuế thu nhập doanh nghiệp ít hơn trường hợp trên
Công ty con
Giá hàng hóa
Trường hợp 2
Lợi nhuận trước thuế
Thuế suất thuế TNDN
Thuế TNDN phải nộp
Lợi nhuận sau thuế
Trong trường hợp 2 ta thấy có sự dòch chuyển lợi nhuận từ
công ty mẹ (nơi có thuế suất cao - 40% sang công ty con nơi có thuế suất
thấp - 20%). Thuế TNDN mà MNC phải nộp cũng giảm từ 60 xuống 50 và
do đó mà lợi nhuận sau thuế của MNC tăng từ 140 lên 150. Như vậy rõ
ràng xuất hiện xu hướng càng tăng giá chuyển giao từ công ty con sang
công ty mẹ thì lợi nhuận sau thuế của toàn bộ MNC càng trở nên lớn hơn.

Công ty mẹ sẽ yêu cầu công ty con tăng giá chuyển
giao từ 250 lên 300 cho mỗi hàng hóa A.
Trường hợp 3 : Công ty mẹ tại chính quốc không phải
đóng thuế thu nhập doanh nghiệp
Nước chủ nhà

Giá hàng hóa

Chính quốc

Giá chuyển giao

Giá bán


MNC
Tổng số


Trường hợp 3
Lợi nhuận trước thuế
Thuế suất thuế TNDN
Thuế TNDN phải nộp
Lợi nhuận sau thuế
Giờ đây công ty mẹ mua hàng hoá A với giá USD 300 và cũng bán
với giá USD 300, do đó lợi nhuận trước thuế của công ty mẹ bằng 0. Vậy là công ty
mẹ không phải đóng bất kỳ khoản thuế thu nhập doanh nghiệp nào. Kết quả là
thuế thu nhập doanh nghiệp mà MNC phải đóng tiếp tục giảm từ 50 xuống còn 40 và
theo chiều ngược lại, lợi nhuận sau thuế của MNC tăng từ 150 lên 160.

Nhưng liệu công ty mẹ sau khi đã chuyển được toàn bộ lợi nhuận
sang công ty con có muốn dừng lại ở đó không? Câu trả lời là không và
công ty mẹ vẫn còn muốn chuyển thêm lợi nhuận sang công ty con bằng
cách yêu cầu công ty con nâng giá bán hàng hóa A lên USD 500/sp.
Trường hợp 4 : MNC không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp

Nước chủ nhà
Giá hàng hóa
Trường hợp 4
Lợi nhuận trước thuế
Thuế suất thuế TNDN
Thuế TNDN phải nộp
Lợi nhuận sau thuế
Điều xảy ra ở đây là với giá chuyển giao USD 500/sp A thì công ty mẹ
có khoản lỗ sau thuế là -120, toàn bộ MNC không phải đóng thuế TNDN do phần

thuế mà công ty con đóng cho nước chủ nhà 80 đã được cấn trừ bởi khoản giảm
thuế -80 của công ty mẹ ở chính quốc. Vì không phải đóng thuế TNDN nên lợi nhuận
sau thuế của MNC đã tăng từ 160 lên 200. Thế nhưng công ty mẹ vẫn


×