Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHO CÔNG TY TNHH NỘI THẤT MÔĐUN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.25 KB, 20 trang )

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths Nguyễn Thị Thu Hòa
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN
LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
CHO CÔNG TY TNHH NỘI THẤT
MÔĐUN
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
THƯƠNG HIỆU CHO CÔNG TY TNHH NỘI THẤT MÔĐUN
3.1 Giải pháp
3.1.1 Giải pháp nâng cao nhận thức của công ty về thương hiệu và phát triển
thương hiệu
Mỗi thành viên trong công ty phải được trang bị những kiến thức cơ bản về
thương hiệu, vai trò, vị trí không thể thiếu của thương hiệu, những kỹ năng thực hành
cơ bản về xây dựng và quản lý thương hiệu...
Trước tiên, cần đặt kế hoạch nâng cao nhận thức về thương hiệu cho các nhân
viên trong kế hoạch chung về đào tạo nhân lực của công ty. Việc đào tạo phải được
lập kế hoạch lâu dài, bài bản chứ không như thực tế thường thấy ở các doanh nghiệp
SVTH: Châu Văn Danh 1
1
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths Nguyễn Thị Thu Hòa
Việt Nam hiện nay là sử dụng việc đào tạo như một phương thuốc giải quyết những
vướng mắc tạm thời của doanh nghiệp.
Tiếp đến, công ty nên tham khảo cách đào tạo của các công ty nước ngoài, các
doanh nghiệp lớn nhất là các công ty hoạt động trong lĩnh vực nội thất và cũng nên tổ
chức cho mình một trung tâm đào tạo như các tập đoàn đa quốc gia. Mục đích phải
đạt được là mỗi nhân viên phải ý thức rõ rằng trên thương trường, thương hiệu đối
với sản phẩm của mình cũng mật thiết “như môi với răng”, cần phải được lưu tâm
đầu tư và bảo vệ như nhau.
Mặt khác, Công ty TNHH nội thất MôĐun là một doanh nghiệp cũng mới phát
triển nên tiềm lực tài chính còn hạn chế. Vì thế công ty cần nhận thức đúng giá trị to
lớn của loại tài sản vô hình này và áp dụng những phương pháp để xác định giá trị
đó. Từ đó đặt giá trị thương hiệu trong cơ cấu vốn của công ty. Nếu xác định được


giá trị, thương hiệu có thể trở thành tài sản thế chấp để vay vốn đầu tư phát triển kinh
doanh. Việc vốn hóa thương hiệu có tác động tích cực đến tỷ lệ nợ/vốn của công ty,
nâng cao khả năng thanh toán nợ. Xác định giá trị thương hiệu cũng làm cho việc
điều tra về tính độc quyền được rõ ràng. Công ty có thể dựa vào những cơ sở chính
sau để định giá thương hiệu: chi phí, thị trường, yếu tố kinh doanh và thiết lập công
thức lý thuyết. Những cơ sở này có quan hệ mật thiết với nhau và cần xem xét đồng
bộ thì giá trị thương hiệu mới được xác định chính xác. Nhận thức đúng cái mình
đang làm và sẽ làm luôn là mấu chốt của mọi thành công. Nếu công ty nhận thức tốt
về vấn đề thương hiệu, việc đi sai hướng hay thất bại sẽ được hạn chế rất nhiều.
3.1.2 Giải pháp nâng cao vai trò của bộ phận chuyên về thương hiệu cho công
ty
Một điều quan trọng mà các doanh thiệp không thể không chú trọng tới, đó là bộ
phận chuyên lo về thương hiệu. Vì thương hiệu đối với doanh nghiệp là một tài sản
lớn, vì thế cần có bộ phận quản lý nó. Trên thực tế, nếu không có chức danh quản lý
thương hiệu, doanh nghiệp không thể cùng một lúc chú tâm vào sản xuất, xây dựng
một thương hiệu mạnh và quản lý thương hiệu tránh các vụ ăn cắp thương hiệu. Hơn
nữa việc kiểm tra phát hiện hàng nhái của các cơ quan chức năng cũng không thể nào
làm tốt khi có tới hàng trăm ngàn thương hiệu cũng cần được quản lý. Vì thế mà các
SVTH: Châu Văn Danh 2
2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths Nguyễn Thị Thu Hòa
cán bộ quản lý thương hiệu cần tích cực hợp tác với các cơ quan chức năng trong việc
phát hiện và xử lý nạn hàng giả.
Chính vì vây doanh nghiệp cũng cần có những biện pháp hữu hiệu khác để tự bảo
vệ mình như:
- Đảm bảo thông tin nhất quán đến người tiêu dùng
Việc đầu tiên trong giai đoạn này là đảm bảo cho việc sử dụng thương hiệu nhất
quán, mọi thông tin truyền tải đến người tiêu dùng đều phải đảm bảo là thông tin
không sai lệch nhận thức của họ đối với thương hiệu. Thiếu quan tâm đến việc kiểm
soát và theo dõi việc sử dụng nhãn hiệu sẽ dẫn đến những hậu quả bất lợi.

Bên cạnh những trọng tâm bên ngoài tổ chức, để có một thương hiệu mạnh không
thể không chú trọng đến những vấn đề bên trong tổ chức. Trong rất nhiều công ty,
nhân viên của họ không trả lời được câu hỏi: “Thương hiệu này đại diện cái gì?”. Tuy
nhiên, ở những công ty có thương hiệu mạnh, mọi nhân viên được học cách để trả lời
và tự hào về thương hiệu của công ty họ. Rõ ràng, bạn không thể buộc nhân viên của
mình xây dựng và duy trì một hình ảnh mà bản thân họ còn chưa hiểu rõ.
- Tạo rào cản chống xâm phạm thương hiệu
Công việc thứ hai mà các doanh nghiệp cần chú ý là các biện pháp tạo rào cản
chống xâm phạm thương hiệu. Hiện nay, các doanh nghiệp thường sử dụng các biện
pháp sau đây để tạo ra các rào cản trong bảo vệ thương hiệu:
 Thiết lập hệ thống thông tin phản hồi và cảnh báo xâm phạm thương hiệu
Mạng lưới các nhà phân phối hoăc đại lý là chân rết chủ yếu cung cấp các thông
tin phản hồi cho doanh nghiệp về tình hình hàng giả và vi pham thương hiệu. Bên
cạnh đó, họ còn cho doanh nghiệp biết được những thông tin phản hồi từ phía người
tiêu dùng về chất lượng hàng hóa, dịch vụ, sự không hài lòng trong cung cấp hàng
hóa cũng như các dịch vụ sau bán hàng… Đây là những luồng thông tin rất quý báu
đối với doanh nghiệp cầu thị. Một cách làm khác mà hiện nay có khá nhiều doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ tại Việt Nam đang làm, đó là thiết lập hệ thống đường dây
nóng để thu nhận những thông tin phản hồi và thông tin về xâm phạm thương hiệu từ
mọi luồng.
 Mở rộng hệ thống phân phối và bán lẻ hàng hóa
SVTH: Châu Văn Danh 3
3
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths Nguyễn Thị Thu Hòa
Mạng lưới và hệ thống phân phối hàng hóa dịch vụ càng được mở rộng thì thị
phần cho hàng giả ngày càng bị thu hẹp, uy tín của thương hiệu ngày càng được
khẳng định. Bên cạnh đó, người tiêu dùng sẽ cảm thấy thoải mái hơn, yên tâm hơn,
được chăm sóc hơn từ phía doanh nghiệp khi có nhiều địa điểm lựa chọn cho cùng
một thương hiệu.
 Rà soát lại thị trường để phát hiện hàng nhái hàng giả

Để rà soát thị trường và phát hiện sự xâm phạm thương hiệu, nhiều doanh nghiệp
đang sử dụng chính đội ngũ các nhân viên bán hàng hoặc nhân viên quản lý hệ thống
bán lẻ. Xét theo góc độ tài chính thì cách làm này có vẻ hợp lý và có hiệu quả song
chưa phải là phương án tối ưu. Không ít các công ty lớn đã sử dụng cách kết hợp cả
nhân viên bán hàng và những chuyên gia, những nhà quản trị để rà soát thị trường.
Cách làm này đã tạo ra sự kiểm tra, rà soát chéo ngay cả với các đại lý và hệ thống
phân phối bán lẻ, nhằm phát hiện nhanh và đưa ra các quyết định xử lý kịp thời các
quy định thương hiệu.
3.1.3 Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm
Vấn đề chất lượng sản phẩm được tạo ra phải được ưu tiên hàng đầu. Chất lượng
sản phẩm chính là yếu tố quan trọng để không chỉ khách hàng đến với sản phẩm của
doanh nghiệp mà quan trọng hơn là giữ được khách hàng. Thương hiệu của sản phẩm
không thể xây dựng trên nền tảng của những sản phẩm chưa đáp ứng tiêu chuẩn chất
lượng. Chất lượng cao ổn định đồng đều sẽ tạo cho khách hàng thêm tin tưởng. Xét
về chất lượng, để tạo ra một sản phẩm đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu đòi hỏi
nhiều yếu tố: Chúng ta xét đến các yếu tố chủ quan, yếu tố nằm bên trong mà doanh
nghiệp có thể kiểm soát được.
Thứ nhất: Con người là yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm nói riêng và sự
phát triển của công ty nói chung. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng sản phẩm đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng thì doanh nghiệp dệt may phải đầu tư
thích đáng cho con người nhằm nâng cao trình độ tổ chức quản lý điều hành cũng
như tay nghề cho cán bộ công nhân viên. Trong thời gian tới công ty tiếp tục tổ chức
thi tay nghề cho công nhân nhằm thúc đẩy việc trau dồi kĩ năng nghề nghiệp của công
nhân, phát hiện những kĩ năng yếu kém phổ biến để đề ra biện pháp khắc phục.
SVTH: Châu Văn Danh 4
4
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths Nguyễn Thị Thu Hòa
Thứ hai: Trong quá trình hội nhập, sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường quốc tế
thì việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình của hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9000),
xử lý môi trường (ISO 14000) là điều nên làm. Để đạt được yêu cầu đó, công ty cần

phải đổi mới mạnh mẽ trong đầu tư như mở rộng nhà xưởng, tăng cường hiện đại hóa
thiết bị chuyên dụng, áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất quản lý.
Thứ ba: Chú ý hơn đến chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào, kiểm tra lựa chọn
cẩn thận, kỹ lưỡng trước khi đưa vào quá trình sản xuất.
3.1.4 Chú trọng hơn tới công tác sáng tạo mẫu sản phẩm tạo nên sự độc đáo về
chất liệu, mẫu mã, màu sắc
Như chúng ta đã biết sản phẩm đồ gỗ nội thất đang trở thành mặt hàng nhạy cảm
chạy theo mốt, yêu cầu về chất lượng và độ bền có xu hướng đứng sau yêu cầu về
kiểu dáng và mẫu mã.
Chính vì thế các chuyên gia của Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh
nghiệp Việt Nam (VNCI) đã khuyến cáo các doanh nghiệp làm hàng nội thất Việt
Nam không nên quá chú trọng tới việc cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của
Trung Quốc hay Thái Lan về giá cả. Tất nhiên điều này không có nghĩa là sản phẩm
có giá quá cao. Điều mà các nhà sản xuất Việt Nam nên lưu ý là tính độc đáo của sản
phẩm để tạo sự khác biệt với các sản phẩm nước ngoài. Ba yếu tố quan trọng nhất
trong sản xuất hàng nội thất là: Thiết kế tạo dáng sản phẩm; Sự đồng nhất về chất
lượng trong tất cả các lô hàng và khả năng mở rông quy mô sản xuất. Một chuyên gia
cũng cho biết hiện các sản phẩm đặc thù của Việt Nam đang có sức hút lớn tại một số
thị trường đồ nội thất gia đình ở nước ngoài.
3.1.5 Giải pháp về chính sách giá
Đứng trước việc phải đối mặt với sự cạnh tranh của các sản phẩm hiện nay rất
nhiều công ty trong nước và ngoài nước đặc biệt là sản phẩm xuất thân từ Trung
Quốc. So với các đối thủ đó sản phẩm của công ty đang có giá cao hơn. Trong thời
gian tới công ty phải nghiên cứu tìm mọi biện pháp cải tiến quy trình sản xuất hạ giá
thành sản phẩm.
Đối với từng khách hàng cũng như từng đơn hàng cũng cần phải có chính sách giá
hợp lý hơn nữa sao cho vừa đảm bảo lợi nhuận cho họ vừa đảm bảo giá tới người tiêu
dùng cuối cùng vẫn hợp lý.
SVTH: Châu Văn Danh 5
5

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths Nguyễn Thị Thu Hòa
3.1.6 Giải pháp mở rộng kênh phân phối
Trong thời gian tới để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi
hơn trong khâu kiểm soát chất lượng công ty nên mở rộng kênh phân phối. Công ty
sẽ lập hệ thống Showroom tại các thành phố lớn ở Việt Nam và các nước lân cận như
Lào, Campuchia, Thai Lan, Trung Quốc.
Sản phẩm qua kênh này dự kiến chiếm tỉ trọng 5% tổng sản phẩm hàng hóa lưu
thông trong mạng lưới kênh phân phối của công ty
3.1.7 Giải pháp hoàn thiện các công cụ phát triển thương hiệu
Thực tế cho thấy mỗi công cụ đều có những ưu điểm riêng, phát huy tác dụng
trong những thời điểm nhất định cũng như môi trường văn hóa đặc thù. Chính vì thế
để phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian sắp tới công ty sẽ có những điều
chỉnh như sau:
Thay thế khẩu hiệu thân thiện hơn
SVTH: Châu Văn Danh 6
Công ty
Đại lý Công ty sản xuất
nội thất không có
vách ngăn
Hệ thống showrom
Nhà bán lẻ nhỏNhà bán lẻ lớn
Người tiêu dùng
6
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths Nguyễn Thị Thu Hòa
Với sự thay đổi này công ty hi vọng đem đến cho khách hàng cái nhìn thân thiện
hơn, gần gũi hơn về hình ảnh sản phẩm của công ty. Đối với khách hàng hiện tại khẩu
hiệu này sẽ có tác dụng tạo niềm tin vững chắc hơn nữa về công ty, còn với khách
hàng tiềm năng nó sẽ như lời gợi mở chào đón giản dị, thân thiện. Qua đó, tăng
cường quảng bá hình ảnh của công ty với khách hàng.
Phải có thẩm mỹ khi thiết kế tốt hơn.

Tính thẩm mỹ của văn phòng đánh giá trên nhiều phương diện, đó là sự pha trộn
hài hòa giữa màu sắc, đồ dùng trang trí và bố cục sắp xếp vừa mắt. Tính thẩm mỹ của
văn phòng và nhà ở gia đình được nhìn nhận theo những cách khác nhau, nếu nhà ở
gia đình được trang trí theo ngẫu hứng hoặc phong cách của gia chủ và có thể phá
cách thì việc trang trí văn phòng vẫn phải dựa trên chuyên môn chính của công ty,
thể hiện sự nghiêm túc và chuyên nghiệp.
Ví dụ, màu sắc của logo thường là màu chủ đạo của cả công ty, thể hiện đặc trưng
ngành nghề và thương hiệu. Theo đó, sắc màu tổng thể của toàn bộ văn phòng sẽ
tương đồng với màu logo. Bên cạnh đó có thể phân ra, những văn phòng mang tính
chất hoạt động thông thường người ta hay dùng màu sắc nhẹ phù hợp với môi trường
làm việc cần yên tĩnh và làm trong thời gian dài. Những văn phòng có tính chất đặc
biệt như phòng thiết kế, trưng bày sản phẩm…màu sắc thường có tính kích thích sự
sáng tạo (đỏ hoặc cam..). Phối hợp những màu mạnh trên nền màu trung tính nhẹ
nhàng sẽ đạt được hiệu quả cao về thị giác.
SVTH: Châu Văn Danh 7
7
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths Nguyễn Thị Thu Hòa
Ngoài ra, đồ dùng văn phòng phẩm, cây xanh và vật trang trí như tranh treo
tường, tượng đá, bình pha lê… cũng là yếu tố góp phần tạo sự cuốn hút cho văn
phòng làm việc, tránh cảm giác đơn điệu như có thể bắt gặp tại nhiều văn phòng hiện
nay.
Thể hiện rõ công năng khi thiết kế
Thiết kế không gian văn phòng nên lưu tâm nhiều về vấn đề lựa chọn ánh sáng
cũng như thiết kế chiếu sáng. Ánh sáng văn phòng chủ yếu dùng loại đèn có ánh sáng
trắng như đèn tuyp, dowlight…và thường sử dụng chiếu sáng gián tiếp nhiều hơn để
không gây lóa mắt khi làm việc.
SVTH: Châu Văn Danh 8
8

×