Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nuôi tôm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện bình đại tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.44 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------------------

NGUYỄN ĐỨC TRUNG

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
CHO VAY HỘ NUÔI TÔM TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN
BÌNH ĐẠI TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-----------------NGUYỄN ĐỨC TRUNG

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
CHO VAY HỘ NUÔI TÔM TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN
BÌNH ĐẠI TỈNH BẾN TRE
Chuyên ngành : Kinh tế Tài chính – Ngân hàng
Mã số :
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS. TS. TRẦN HUY HOÀNG


TP. Hồ Chí Minh - Năm 2010


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và chưa
được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Các số liệu trong luận văn này
được thu thập từ nguồn thực tế. Những ý kiến đóng góp, những giải pháp đề
xuất là của cá nhân tôi từ việc nghiên cứu và rút ra từ thực tế làm việc tại
NHNo&PTNT Huyện Bình Đại-Tỉnh Bến Tre và dưới sự hướng dẫn của thầy
PGS. TS. Trần Huy Hoàng.
Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Trung


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Lời mở đầu
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG......................................... 1
1.1. Những vấn đề chung về rủi ro tín dụng..................................................................... 1
1.1.1. Khái niệm................................................................................................................... 1
1.1.2. Phân loại……………………………………….................................... ….1
1.1.3. Lượng hóa và đánh giá rủi ro tín dụng............................................................ 3
1.1.3.1. Lượng hóa rủi ro tín dụng…………………………........................3

1.1.3.2. Đánh giá rủi ro tín dụng.............................................................................. 7
1.1.3.2.1. Tỷ lệ nợ quá hạn..................................................................................... 7
1.1.3.2.2. Tỷ trọng nợ xấu/Tổng dư nợ cho vay............................................. 8
1.1.3.2.3. Hệ số rủi ro tín dụng........................................................................... 11
1.2. Đặc điểm của cho vay hộ nuôi tôm.......................................................................... 11
1.2.1. Đặc điểm của hộ nuôi tôm................................................................................. 11
1.2.2. Đặc điểm của cho vay hộ nuôi tôm................................................................ 12
1.3. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nuôi tôm.13
1.3.1. Nguyên nhân khách quan từ môi trường hoạt động kinh doanh.......13
1.3.2. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân từ phía hộ nuôi tôm............................. 13
1.3.3. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan của ngân hàng....................14


1.4. Hậu quả của rủi ro tín dụng......................................................................................... 15
1.4.1. Hậu quả đối với ngân hàng................................................................................. 15
1.4.2. Hậu quả đối với nền kinh tế - xã hội............................................................... 16
1.5. Kinh nghiệm cho vay hộ nuôi tôm tại một số địa phương, Thái Lan và bài
học cho NHNo&PTNT Huyện Bình Đại-Tỉnh Bến Tre............................................ 17
1.5.1. Kinh nghiệm cho vay hộ nuôi tôm tại một số địa phương, Thái Lan 17
1.5.2. Bài học cho NHNo&PTNT Huyện Bình Đại-Tỉnh Bến Tre...................19
Kết luận chương 1.................................................................................................................... 19
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
HỘ NUÔI TÔM TẠI NHNo&PTNT HUYỆN BÌNH ĐẠI - TỈNH BẾN
TRE............................................................................................................................................... 20
2.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội Huyện Bình
Đại-Tỉnh Bến Tre..................................................................................................................... 20
2.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................................ 20
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội................................................................................... 21
2.2. Giới thiệu sơ lược lịch sử hình thành và phát triển hệ thống
NHNo&PTNT Việt Nam và giới thiệu về NHNo&PTNT Huyện Bình Đại Tỉnh Bến Tre.............................................................................................................................. 23

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống NHNo&PTNT Việt
Nam .............................................................................................................................................. 23
2.2.1.1. Lịch sử hình thành......................................................................................... 23
2.2.1.2. Quá trình phát triển...................................................................................... 24
2.2.2. Giới thiệu về NHNo&PTNT Huyện Bình Đại - Tỉnh Bến Tre............27
2.2.2.1. Lịch sử hình thành......................................................................................... 27
2.2.2.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức, mạng lưới hoạt động.................................... 28
2.3. Khái quát về tình hình nuôi tôm................................................................................ 31
2.3.1. Khái quát về tình hình nuôi tôm ở Việt Nam............................................... 31


2.3.2. Khái quát về tình hình nuôi tôm ở Huyện Bình Đại-Tỉnh Bến Tre .. 33
2.4. Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nuôi tôm tại NHNo&PTNT
Huyện Bình Đại - Tỉnh Bến Tre......................................................................................... 34
2.4.1. Phân tích tình hình cho vay hộ nuôi tôm tại NHNo&PTNT Huyện
Bình Đại-Tỉnh Bến Tre.......................................................................................................... 34
2.4.2. Phân tích các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT
Huyện Bình Đại-Tỉnh Bến Tre............................................................................................ 41
2.4.3. Những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nuôi tôm
tại NHNo&PTNT Huyện Bình Đại-Tỉnh Bến Tre trong thời gian qua...............44
2.5. Điều tra chọn mẫu trong cho vay hộ nuôi tôm tại NHNo&PTNT Huyện
Bình Đại-Tỉnh Bến Tre và kết quả.................................................................................... 45
2.5.1. Điều tra chọn mẫu trong cho vay hộ nuôi tôm tại NHNo&PTNT
Huyện Bình Đại-Tỉnh Bến Tre............................................................................................ 45
2.5.2. Kết quả điều tra chọn mẫu trong cho vay hộ nuôi tôm tại
NHNo&PTNT Huyện Bình Đại-Tỉnh Bến Tre............................................................. 47
2.6. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng trong cho vay hộ
nuôi tôm tại NHNo&PTNT Huyện Bình Đại - Tỉnh Bến Tre................................. 50
2.6.1. Nguyên nhân khách quan................................................................................... 50
2.6.2. Nguyên nhân chủ quan....................................................................................... 50

Kết luận chương 2.................................................................................................................... 51
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY HỘ NUÔI TÔM TẠI NHNo&PTNT HUYỆN BÌNH
ĐẠI - TỈNH BẾN TRE........................................................................................................ 52
3.1. Định hướng phát triển của NHNo&PTNT Huyện Bình Đại - Tỉnh Bến
Tre đến năm 2015..................................................................................................................... 52
3.1.1. Định hướng chung................................................................................................ 52
3.1.2. Định hướng cụ thể................................................................................................ 52


3.2. Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nuôi tôm56
3.2.1. Về phía chính phủ và các bộ ngành chức năng............................................ 56
3.2.2. Về phía chính quyền địa phương và các ngành chức năng...................... 58
3.2.3. Đối với bản thân hộ nuôi tôm.............................................................................. 59
3.2.4. Về phía NHNo&PTNT.......................................................................................... 60
Kết luận chương 3.................................................................................................................... 65
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NHNo&PTNT

NHNN


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Trang
Bảng 2.1 : Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế tại NHNo&PTNT Huyện Bình
Đại - Tỉnh Bến Tre................................................................................................................... 35
Bảng 2.2 : Dư nợ quá hạn theo ngành kinh tế tại NHNo&PTNT Huyện Bình
Đại - Tỉnh Bến Tre................................................................................................................... 36
Bảng 2.3 : Dư nợ cho vay nuôi tôm tại NHNo&PTNT Huyện Bình Đại - Tỉnh
Bến Tre......................................................................................................................................... 37
Bảng 2.4 : Dư nợ quá hạn cho vay nuôi tôm tại NHNo&PTNT Huyện Bình
Đại - Tỉnh Bến Tre................................................................................................................... 39
Bảng 2.5 : Tình hình tỷ lệ nợ quá hạn tại NHNo&PTNT Huyện Bình Đại Tỉnh Bến Tre.............................................................................................................................. 41
Bảng 2.6 : Tình hình Tỷ trọng nợ xấu/Tổng dư nợ cho vay tại NHNo&PTNT
Huyện Bình Đại - Tỉnh Bến Tre......................................................................................... 42
Bảng 2.7 : Tình hình hệ số rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Huyện Bình Đại
- Tỉnh Bến Tre........................................................................................................................... 43
Bảng 2.8 : Bảng số liệu 100 khoản vay hộ nuôi tôm tại NHNo&PTNT Huyện
Bình Đại-Tỉnh Bến Tre.......................................................................................................... 47
Bảng 2.9 : Omnibus Tests of Model Coefficients........................................................ 47
Bảng 2.10 : Model Summary............................................................................................... 48
Bảng 2.11 : Classification Table(a)................................................................................... 48
Bảng 2.12: Variables in the Equation............................................................................... 49
---------------------------


Biểu đồ 2.1: Dư nợ cho vay nuôi tôm tại NHNo&PTNT Huyện Bình Đại-Tỉnh
Bến Tre......................................................................................................................................... 38
Biểu đồ 2.2: Dư nợ quá hạn cho vay nuôi tôm tại NHNo&PTNT Huyện Bình
Đại-Tỉnh Bến Tre..................................................................................................................... 40
Biểu đồ 2.3: Tình hình tỷ lệ nợ quá hạn tại NHNo&PTNT Huyện Bình ĐạiTỉnh Bến Tre.............................................................................................................................. 41
Biểu đồ 2.4: Tình hình tỷ trọng nợ xấu tại NHNo&PTNT Huyện Bình ĐạiTỉnh Bến Tre.............................................................................................................................. 43
Biểu đồ 2.5: Tình hình hệ số rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Huyện Bình

Đại-Tỉnh Bến Tre..................................................................................................................... 44


LỜI MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI :
Rủi ro trong kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế
thị trường luôn luôn là vấn đề cần được quan tâm. Do hoạt động của ngân hàng
có tính nhạy cảm cao, ảnh hưởng lớn đến sự ổn định kinh tế-xã hội. Hoạt động
ngân hàng luôn chứa đựng những rủi ro như : rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi
suất... nhưng quan trọng hơn cả là rủi ro tín dụng vì lợi nhuận từ nguồn thu
hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay vẫn
chiếm trên 80% trong tổng các nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh. Các
con số thống kê và nhiều nghiên cứu cho thấy rủi ro tín dụng chiếm khoảng
70% trong tổng rủi ro hoạt động ngân hàng. Vì thế rủi ro tín dụng có thể gây
thiệt hại khôn lường thậm chí làm phá sản ngân hàng.
Trong năm 2008 đã xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới
mà bắt nguồn từ nước Mỹ đã làm phá sản hàng loạt các ngân hàng ở Mỹ và
trên thế giới. Điều này tạo ra những tiềm ẩn rủi ro rất lớn đối với các ngân
hàng thương mại Việt Nam do nước ta đã hội nhập rộng và sâu với quốc tế
thông qua việc gia nhập vào tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Chính vì vậy,
vấn đề rủi ro tín dụng đã trở thành vấn đề mang tính thời sự cao và cấp thiết
cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.
NHNo&PTNT Việt Nam cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp-nông thôn
phụ thuộc lớn vào thiên nhiên. Nước ta thường xuyên chịu ảnh hưởng thiên tai,
dịch bệnh, bão lụt ...Do đó, rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam là rất
lớn nhất là cho vay nuôi trồng thủy hải sản. Tỷ trọng nợ xấu trong cho vay nuôi
trồng thủy hải sản thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu của
NHNo&PTNT Việt Nam. NHNo&PTNT Huyện Bình Đại-Tỉnh Bến Tre có
tình trạng nợ xấu cao ở lĩnh vực nuôi tôm trong nhiều năm (2007, 2008,



2009) và có thể tiếp tục trong thời gian tới. Vì vậy, tìm ra nguyên nhân và có
những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nuôi tôm đang
là vấn đề cấp thiết đối với chi nhánh.
Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài : ‘‘Giải pháp hạn chế
rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nuôi tôm tại NHNo&PTNT Huyện Bình
Đại-Tỉnh Bến Tre’’ để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI :
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm giải quyết các vấn đề sau :
-

Làm sáng tỏ những vấn đề chung về rủi ro tín dụng, các nguyên nhân

và hậu quả của rủi ro tín dụng.
-

Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Huyện

Bình Đại-Tỉnh Bến Tre. Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nuôi tôm
thời gian qua và rút ra những nguyên nhân gây ra rủi ro này.
-

Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ

nuôi tôm để hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Huyện Bình Đại-Tỉnh Bến
Tre được an toàn và hiệu quả.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
-

Đối tượng nghiên cứu : là hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng trong


cho vay hộ nuôi tôm tại NHNo&PTNT Huyện Bình Đại-Tỉnh Bến Tre.
-

Phạm vi nghiên cứu : là nghiên cứu giữa lý luận và thực tế nguyên

nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nuôi
tôm tại NHNo&PTNT Huyện Bình Đại-Tỉnh Bến Tre từ năm 2007 đến năm
2009 . Từ đó đưa ra các giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
Đề tài được nghiên cứu theo các phương pháp sau :
- Thu thập, tổng hợp các số liệu thực tế từ hoạt động tín dụng tại
NHNo&PTNT Huyện Bình Đại-Tỉnh Bến Tre.


-

Chọn mẫu điều tra về các khoản vay hộ nuôi tôm và đưa vào phần

mềm SPSS để chạy ra kết quả nghiên cứu.
-

Phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đối các số liệu.

Phương pháp thống kê, phân tích các số liệu thực tế tại NHNo&PTNT

Huyện Bình Đại-Tỉnh Bến Tre.
-

Tham khảo các tài liệu, sách báo, tạp chí, các văn bản, quyết định...


5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN :
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia thành 3
chương như sau :
Chương 1 : Tổng quan về rủi ro tín dụng.
Chương 2 : Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nuôi tôm tại
NHNo&PTNT Huyện Bình Đại-Tỉnh Bến Tre.
Chương 3 : Những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ
nuôi tôm tại NHNo&PTNT Huyện Bình Đại-Tỉnh Bến Tre.


1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG
1.1.1. Khái niệm
Trong nền kinh tế thị trường, cung cấp tín dụng là chức năng kinh tế cơ
bản của ngân hàng. Rủi ro trong ngân hàng có xu hướng tập trung chủ yếu vào
danh mục tín dụng. Đây là rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra. Khi ngân
hàng rơi vào trạng thái tài chính khó khăn nghiêm trọng, thì nguyên nhân
thường phát sinh từ hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của
ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc
trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.
Như vậy có thể nói rằng rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối
quan hệ mà trong đó ngân hàng là chủ nợ, mà khách hàng nợ lại không thực
hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nó diễn ra
trong quá trình cho vay, chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá,

cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán của ngân hàng.
Đây còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn, là loại
rủi ro liên quan đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.
1.1.2. Phân loại
Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được
phân chia thành các loại sau :


2

Rủi ro tín
dụng

Rủi ro
danh mục

Rủi ro giao
dịch

Rủi ro lựa
chọn

Theo sơ đồ trên, rủi ro tín dụng được chia ra thành hai loại là : rủi ro
giao dịch và rủi ro danh mục :
-

Rủi ro giao dịch : là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên

nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho
vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa

chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.
+ Rủi ro lựa chọn : là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân
tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để
ra quyết định cho vay.
+ Rủi ro bảo đảm : phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều
khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách
thức đảm bảo và mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo.
+ Rủi ro nghiệp vụ : là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay
và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ
thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề.


3

-

Rủi ro danh mục : là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên

nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân
hàng, được phân chia thành hai loại : rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
+ Rủi ro nội tại : xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang
tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế.
Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách
hàng vay vốn.
+ Rủi ro tập trung : là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá
nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động
trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế ; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất
định ; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
1.1.3. Lượng hóa và đánh giá rủi ro tín dụng
1.1.3.1. Lượng hóa rủi ro tín dụng

Là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro của
khách hàng , từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa
đối với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro. Sau đây là các
mô hình được áp dụng tương đối phổ biến :
*Mô hình chất lượng 6C :
(1) Tư cách người vay (Character)
Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng, mục
đích vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của
ngân hàng và phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng hay
không, đồng thời xem xét lịch sử đi vay và trả nợ vay đối với khách hàng cũ;
còn khách hàng mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác như từ
Trung tâm phòng ngừa rủi ro, từ ngân hàng bạn, từ các cơ quan thông tin đại
chúng…
(2) Năng lực của người vay (Capacity)


4

Tùy thuộc vào quy định pháp luật của quốc gia. Đòi hỏi người đi vay
phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
(3)

Thu nhập của người vay (Cash)

Trước hết, phải xác định được nguồn trả nợ của người vay như luồng
tiền từ doanh thu bán hàng hay thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản, hoặc tiền
từ phát hành chứng khoán…
(4)

Bảo đảm tiền vay (Collateral)


Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai
có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng.
(5) Các điều kiện (Conditions)
Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng theo
từng thời kỳ như cho vay hàng xuất khẩu với điều kiện thâu ngân phải qua
ngân hàng, nhằm thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương theo
từng thời kỳ.
(6)

Kiểm soát (Control)

Tập trung vào những vấn đề như sự thay đổi của luật pháp có liên quan
và quy chế hoạt động mới có ảnh hưởng xấu đến người vay hay không? Yêu
cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng hay
không?
* Mô hình điểm số Z (Z - Credit scoring model):
Đây là mô hình do E.I. Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với các
doanh nghiệp vay vốn. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại
rủi ro tín dụng đối với người đi vay và phụ thuộc vào:
-

Trị số của các chỉ số tài chính của người vay.

Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ

của người vay trong quá khứ.
Từ đó Altman đã xây dựng mô hình điểm như sau:



5

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5
Trong đó:
X1 = Hệ số vốn lưu động / tổng tài sản
X2 = Hệ số lãi chưa phân phối / tổng tài sản
X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi / tổng tài sản
X4 = Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu / giá trị hạch toán của
nợ
X5 = Hệ số doanh thu / tổng tài sản
Trị số Z càng cao, thì xác suất vỡ nợ của người đi vay càng thấp. Ngược
lại, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm thì đó là căn cứ xếp khách hàng vào
nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao. Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ
công ty nào có điểm số thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi
ro tín dụng cao.
*

Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng:

Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng mô hình cho
điểm tín dụng bao gồm: Hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người
phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, số tài khoản cá nhân, thời
gian công tác. Bảng dưới đây là những hạng mục và điểm thường được sử
dụng tại các ngân hàng ở Mỹ.
- Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng:
Số Thứ Tự



6




7

Khách hàng có điểm số cao nhất theo mô hình với 8 mục tiêu trên là 43
điểm, thấp nhất là 9 điểm. Giả sử ngân hàng biết mức 28 điểm là ranh giới
giữa khách hàng có tín dụng tốt và khách hàng có tín dụng xấu, từ đó ngân
hàng hình thành khung chính sách tín dụng theo mô hình điểm số như sau:

1.1.3.2. Đánh giá rủi ro tín dụng
Các chỉ số thường được sử dụng để đánh giá rủi ro tín dụng là:
1.1.3.2.1. Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn
Tổng dư nợ cho vay
Quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nước cho phép dư nợ quá hạn
của các Ngân hàng thương mại không được vượt quá 3%, nghĩa là trong 100
đồng vốn ngân hàng bỏ ra cho vay thì nợ quá hạn tối đa chỉ được phép là 3
đồng.


8

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn toàn bộ nợ gốc và/ hoặc
lãi đã quá hạn.
Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn
trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ. Để
đảm bảo quản lý chặt chẽ, các khoản nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam được phân loại theo thời gian và được phân chia theo
thời hạn thành 3 nhóm:

+

Nợ quá hạn dưới 90 ngày : Nợ cần chú ý.

+

Nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày : Nợ dưới tiêu chuẩn.

+

Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày : Nợ nghi ngờ.

+

Nợ quá hạn trên 361 ngày : Nợ có khả năng mất vốn.

Do việc phân loại chất lượng tín dụng được tính theo thời gian như vậy,
nên những khoản tín dụng ở Việt Nam tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Vì rằng những
khoản nợ đã quá hạn do khách hàng không còn khả năng thanh toán, nhưng vì
một lý do nào đó được Ngân hàng gia hạn nợ, thì khoản nợ trên sẽ trở thành nợ
trong hạn và không được trích dự phòng, khách hàng không được xếp vào diện
cần theo dõi. Hoặc như khoản nợ còn trong hạn, nhưng khách hàng kinh doanh
không hiệu quả, khả năng trả nợ mong manh, nhưng vẫn chưa được xếp vào
loại nợ xấu để tiến hành những biện pháp phòng ngừa ( Theo quyết định số
488/2000/QĐ/NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 27 tháng 11
năm 2000 ban hành qui định về việc phân loại tài sản có thể trích lập dự phòng
để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng).
1.1.3.2.2. Tỷ trọng nợ xấu / Tổng dư nợ cho vay
Nợ xấu: là những khoản nợ quá hạn 90 ngày mà không đòi được và
không được tái cơ cấu.



9

Tại Việt Nam, nợ xấu bao gồm những khoản nợ quá hạn có hoặc không
thể thu hồi, nợ liên quan đến các vụ án chờ xử lý và những khoản nợ quá hạn
không được Chính phủ xử lý rủi ro.
Nợ xấu ( hay các tên gọi khác của chúng như nợ có vấn đề, nợ không
lành mạnh, nợ khó đòi, nợ không thể đòi…) là khoản nợ mang các đặc trưng:
-

Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các

cam kết này đã hết hạn.
-

Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn

đến có khả năng ngân hàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi.
-

Tài sản đảm bảo ( thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá là giá trị

phát mãi không đủ trang trãi nợ gốc và lãi.
- Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 90 ngày.
Theo quyết định 149/QĐ-TTg ngày 05/01/2001 thì nợ xấu có thể chia
thành 3 nhóm :
ˆNhóm 1: Nợ xấu có tài sản đảm bảo, gồm có: Nợ tồn đọng ngân hàng
đã thu giữ tài sản dưới hình thức gán, xiết nợ; Nợ tồn đọng ngân hàng chưa thu
giữ tài sản như nợ có tài sản liên quan đến vụ án chờ xét xử, nợ có tài sản đảm

bảo đã quá hạn trên 360 ngày.
ˆNhóm 2: Nợ xấu không có tài sản đảm bảo và không có đối tượng để
thu, gồm có: Nợ xóa thiên tai chưa có nguồn và còn hạch toán nội bảng; Nợ
khoanh doanh nghiệp đã giải thể, phá sản; Nợ khoanh doanh nghiệp thuộc các
vụ án; Nợ khoanh do thiên tai của hộ sản xuất…
ˆNhóm 3: Nợ xấu không có tài sản đảm bảo nhưng con nợ vẫn còn tồn
tại, đang hoạt động, gồm có: Nợ khoanh doanh nghiệp khó thu hồi; Nợ tín
dụng chính sách còn có khả năng thu hồi; Nợ quá hạn trên 360 ngày.
Ngoài ra, còn có nhóm nợ phát sinh sau ngày 31 tháng 12 năm 2000, là
những khoản nợ không thu được nhưng không đủ điều kiện để khoanh, xóa.


10

Cũng từ cách phân loại nợ quá hạn theo thời gian như vậy nên phần lớn
nợ quá hạn ở nước ta đều là nợ xấu. Các khoản nợ xấu tồn tại hiện nay tại các
Ngân hàng thương mại bao gồm:
+ Nợ quá hạn từ 90 ngày trở lên.
+

Nợ liên quan đến các vụ án, nợ đã khởi kiện nhưng chưa thể thu hồi

chờ xử lý, nợ có tài sản đảm bảo nhưng không hợp lệ.
+ Những khoản nợ quá hạn, nợ trả thay không còn đối tượng để thu.
Theo quyết định 493/QĐ-NHNN, nợ xấu của tổ chức tín dụng bao gồm
các nhóm nợ như sau:
ˆNhóm nợ dưới tiêu chuẩn: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh
giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này
được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
Bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;
+

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo

thời hạn đã cơ cấu lại.
ˆNhóm nợ nghi ngờ: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là
khả năng tổn thất cao. Bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
+

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180

ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
ˆNhóm nợ có khả năng mất vốn: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng
đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
+ Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý;
+

Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo

thời hạn đã được cơ cấu lại.


×