Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Tư tưởng về nữ quyền trong tác phẩm kim ji young – born 1982

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (906 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN
KHOA TRIẾT HỌC
-----------------------

NGUYỄN THU TRANG

TƢ TƢỞNG VỀ NỮ QUYỀN TRONG TÁC PHẨM
“KIM JI YOUNG – BORN 1982”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TRIẾT HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2016-X

HÀ NỘI, 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN
KHOA TRIẾT HỌC
-----------------------

NGUYỄN THU TRANG

TƢ TƢỞNG VỀ NỮ QUYỀN TRONG TÁC PHẨM
“KIM JI YOUNG – BORN 1982”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TRIẾT HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy


Khóa học: QH-2016-X

NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS. TS NGUYỄN THANH BÌNH

HÀ NỘI, 2020


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn đến
các quý thầy cô trong khoa Triết học, trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn đã trang bị cho em kiến thức trong suốt thời gian em theo học tại
trường.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến giảng
viên PGS. TS Nguyễn Thanh Bình người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo
tận tình, bổ sung kiến thức còn hạn chế của em, giúp em hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp này một cách tốt nhất.
Trong giới hạn thực hiện khóa luận mà kiến thức vô cùng rộng lớn nên
bài khóa luận của em không tránh khỏi những sai sót và hạn chế, em rất mong
nhận được sự góp ý tận tình của các quý thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 24 tháng 05 năm 2020
Người thực hiện
Nguyễn Thu Trang


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong khóa luận là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các
kết luận chưa được công bố ở bất cứ một công trình nào.
Tác giả khóa luận


Nguyễn Thu Trang


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài .................................................................................................................. 1

2.

Tình hình nghiên cứu ........................................................................................................... 2

3.

Đối tƣợng nghiên cứu........................................................................................................... 4

4.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 4

5.

Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 5

6.

Đóng góp của khóa luận ...................................................................................................... 5


7.

Kết cấu khóa luận ................................................................................................................ 5

PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1. BỐI CẢNH HÀN QUỐC CUỐI THẾ KỶ XX – ĐẦU THẾ KỶ XXI VÀ
NHỮNG TIỀN ĐỀ RA ĐỜI TƢ TƢỞNG VỀ NỮ QUYỀN TRONG TÁC PHẨM “KIM JI
YOUNG – BORN 1982” .................................................................................................................. 6
1.1

Điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị Hàn Quốc cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI ...... 6

1.2

Điều kiện văn hóa, tƣ tƣởng Hàn Quốc cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI ............... 10

1.3

Tác giả Cho Nam Joo và tác phẩm “Kim Ji Young – Born 1982”............................. 14

1.3.1

Tác giả ..................................................................................................................... 14

1.3.2

Tác phẩm ................................................................................................................. 16

CHƢƠNG 2. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ NỮ QUYỀN TRONG TÁC PHẨM “KIM
JI YOUNG – BORN 1982” ............................................................................................................ 19

2.1 Khái lƣợc và lý luận chung .................................................................................................. 19
2.2 Những nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng về nữ quyền trong tác phẩm “Kim Ji Young –
Born 1982” .................................................................................................................................. 21
2.2.1 Quan điểm về quyền được sống, được đáp ứng những nhu cầu cơ bản về đời sống và
được bảo vệ của người phụ nữ ............................................................................................... 21
2.2.2 Quan điểm về quyền được kết nối xã hội, quyền được chia sẻ và lắng nghe của người
phụ nữ...................................................................................................................................... 34
2.2.3 Quan điểm về quyền được đánh giá, tôn trọng và khẳng định mình của người phụ nữ
.................................................................................................................................................. 38
2.3 Một số giá trị và hạn chế trong tƣ tƣởng về nữ quyền trong tác phẩm “Kim Ji Young –
Born 1982” .................................................................................................................................. 50
2.3.1 Giá trị .............................................................................................................................. 50
2.3.2 Hạn chế........................................................................................................................... 57
PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................................................... 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 65


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Xã hội đương thời với nhịp sống hiện đại làm cho vị thế và vai trò của
người phụ nữ ngày càng được nâng cao rõ rệt hơn. Nếu như trước đây phụ nữ
“tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” cùng với những hà khắc
xã hội áp đặt, thì ngày nay không khó để tìm được một người phụ nữ độc lập
mạnh mẽ, có tiếng nói trong xã hội và có nhiều quyền lực. Tuy nhiên, với sự
ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo khiến cho đâu đó xung quanh ta vẫn tồn tại
tư tưởng trọng nam, khinh nữ ở các nước mang văn hóa Á Đông, trong đó có
Hàn Quốc, khiến phụ nữ chịu không ít thiệt thòi về cả thể chất lẫn tinh thần.

Trong khi ở Việt Nam và Trung Quốc, chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều
nguyên nhân nằm ngoài Nho giáo đã gây nên tình trạng đáng buồn về nữ
quyền, thì Hàn Quốc là nơi chúng ta có thể thấy rõ nhất những mâu thuẫn xã
hội sau khi Nho giáo bị biến dị và trộn lẫn với tư tưởng hiện đại. Quan niệm
về đàn ông Hàn Quốc cũng rất đa dạng, có người nói rằng họ thật gia trưởng
và ki bo, cũng có người lại kể rằng họ thật ga lăng và tâm lý. Trong khi có rất
nhiều ví dụ về chuyện đàn ông Hàn Quốc ngoại tình ở nước ngoài thì cũng có
rất nhiều ví dụ cho thấy đàn ông Hàn Quốc rất tôn trọng người phụ nữ. Những
ý kiến thực tế trái chiều làm việc đánh giá thực trạng nữ quyền ở Hàn Quốc
trở nên phức tạp hơn. “Trong thời kỳ vương triều Cao Ly và buổi đầu của
vương triều Triều Tiên, địa vị của người phụ nữ Hàn Quốc cũng không hề
thấp kém. Sau này, với sự biến dị của Nho giáo tại Hàn Quốc, người phụ nữ
dần đánh mất đi vị thế của mình. Áp lực sinh con trai để nối dõi tông đường
khiến địa vị người phụ nữ trở nên thấp hơn” [21]. Cho đến thời điểm hiện tại,
văn hóa gia đình và trật tự xã hội của Hàn Quốc vẫn rất nghiêm khắc, có trật
tự trên dưới rõ ràng, có các lễ nghi nghiêm ngặt không chỉ là đối với người

1


phụ nữ. Sự duy trì các quy tắc khắt khe đó chưa hẳn đã là điều dở trong văn
hóa Hàn Quốc. Ngày nay, địa vị người phụ nữ Hàn Quốc không hề thấp, từ
giáo dục, y tế, nghệ thuật, văn học, thể thao cho đến các nghề nghiệp kỹ thuật.
Hàn Quốc cũng có một vị nữ tổng thống đầu tiên vào năm 2013. “Hàn Quốc
có thể là một ví dụ tốt trong việc nhìn lại sự kết hợp giữa quan niệm Nho giáo
đã biến dị với tư tưởng hiện đại, và ảnh hưởng của sự kết hợp đó đối với
người phụ nữ” [21]. Những mâu thuẫn về giá trị của người phụ nữ trong xã
hội Hàn Quốc cho thấy thực tế về việc áp đặt tiêu chuẩn giáo điều và cứng
nhắc mà bỏ qua những tinh hoa như “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” (Điều
mình không muốn thì đừng làm cho người khác) .

Càng ngày các quan niệm về nữ quyền ở Hàn Quốc càng phát triển hơn,
phụ nữ Hàn Quốc không còn bó buộc mình trong các lễ giáo hà khắc trong gia
đình, trong các mối quan hệ xã hội, họ đã biết đấu tranh để lấy lại vị thế của
mình bằng nhiều cách khác nhau, và văn học nghệ thuật chính là một trong
những phương thức họ lựa chọn. Vào đầu thế kỉ XXI văn học đã có hàng loạt
các tựa sách với chủ đề về phụ nữ và mang trong mình tiếng nói bênh vực nửa
kia của thế giới, trong đó có Kim Ji Young – Born 1982 của nhà văn Cho Nam
Joo – tác phẩm được coi là bản tuyên ngôn của phong trào nữ quyền tại Hàn
Quốc. Vậy trong cuốn sách này, nữ nhà văn Cho đã thể hiện quan điểm của
mình như thế nào mà lại nhận được ấn tượng mạnh mẽ của độc giả đến vậy?
Để làm rõ câu hỏi này, tôi xin mạnh dạn lựa chọn đề tài “Tư tưởng về nữ
quyền trong tác phẩm “Kim Ji Young – Born 1982” làm đề tài khóa luận của
mình.
2.

Tình hình nghiên cứu

Nữ quyền hiện nay luôn được thế giới quan tâm hơn, Hàn Quốc cũng
không phải ngoại lệ khi tồn tại trong bản chất xã hội của đất nước đó vẫn là sự

2


phân biệt đối xử với phụ nữ. Chính vì vậy, chủ nghĩa nữ quyền, các quan
niệm về nữ quyền, cũng như các phương thức đấu tranh của phái nữ tại đất
nước này hiện nay rất được quan tâm, đặc biệt là các nghiên cứu của chính
những người phụ nữ, các tổ chức bênh vực sự yếu thế trong xã hội.
Tác phẩm Kim Ji Young – Born 1982 thực sự thu hút được đông đảo độc
giả biết đến khi trưởng nhóm BTS nhắc đến trong một chương trình truyền
hình tại Nhật Bản. Tại Nhật Bản, nữ quyền đơn giản là quyền được tự do lựa

chọn, đơn giản là quyền được hạnh phúc của người phụ nữ, vì vậy các tác
phẩm văn học bàn về phụ nữ ở đất nước này được đón nhận một cách rộng rãi
và cởi mở hơn. Trong một cuộc phỏng vấn với Kim Seung Bok, CEO của
Kuon Publishers, có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản, qua điện thoại, ông nói rằng
văn học Hàn Quốc rất phổ biến ở Nhật Bản “Tôi điều hành một hiệu sách ở
Jinbo Cho, Tokyo, Nhật Bản, nhưng nhiều người Nhật đang tìm kiếm văn học
Hàn Quốc. Nhiều độc giả đọc chúng qua các ứng dụng của Hàn Quốc” [18].
Được đón nhận như vậy, nhưng vẫn chưa có bài nghiên cứu hoàn chỉnh nào
về tiểu thuyết nữ quyền Kim Ji Young – Born 1982 tại Nhật, chủ yếu ta thấy là
những bài cảm nhận , bài báo hoặc các bình luận trên mạng xã hội, đánh
giá…
Tại Hàn Quốc, không khó để tìm được những bài viết về phong trào nữ
quyền, chủ nghĩa nữ quyền của các tác phẩm văn học. Qua những tìm kiếm về
nữ quyền trên công cụ tìm kiếm Google, những đánh giá về Kim Ji Young –
Born 1982 luôn có lượt tìm kiếm cao, tuy nhiên cũng như đất nước láng giềng
phía Đông, cũng chưa có bài nghiên cứu hoàn chỉnh về tác phẩm văn học của
nữ nhà văn Cho Nam Joo này ngoài các bình luận, bài báo, bình luận... đa
chiều.

3


Tại Việt Nam, cái tên “Kim Ji Young” được biết đến qua bộ phim cùng tên
được khởi chiếu vào ngày 01 tháng 11 năm 2019. Chính vì được biết đến
muộn, tác phẩm cũng không nhận được sự quan tâm từ trước đó, nếu có thì
cũng rất ít người đọc biết đến và quan tâm đến nó. Ở Việt Nam, cho đến nay
cũng chưa có một đề tài nghiên cứu nào về tác phẩm Kim Ji Young – Born
1982 mà chỉ dừng lại ở các bài bình luận, cảm nhận ngắn về tiểu thuyết, chủ
yếu vẫn là các cảm nhận xoay quanh bộ phim chuyển thể từ tác phẩm này.
Điều này có thể lí giải do ở Việt Nam, tuy cũng bị ảnh hưởng bởi Nho giáo,

nhưng trong tư tưởng của người Việt không bị quá nặng nề vấn đề trọng nam
khinh nữ như bên Trung Quốc hay Hàn Quốc, nhất là khi thời đại ngày nay
công nghệ vô cùng phát triển, nhận thức của chúng ta được nâng cao từng
ngày, kể cả ở những người lớn tuổi, rất ít người còn quá coi trọng con trai
trong gia đình, hoặc nếu có, thì họ cũng không quá khắc nghiệt với phái nữ,
nên phong trào nữ quyền hay việc khẳng định chủ nghĩa nữ quyền không
mạnh mẽ bằng các nước cùng bị ảnh hưởng bởi tư tưởng của Nho giáo.
Nhưng cũng không thể nói rằng ở Việt Nam không có sự khẳng định về vai
trò của nữ giới, bởi vì nếu không thì khi bộ phim Kim Ji Young – Born 1982
chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên được khởi chiếu đã không nhận được sự
quan tâm của đông đảo khán giả trẻ đến vậy.
3.

Đối tƣợng nghiên cứu

Tư tưởng về nữ quyền trong tác phẩm Kim Ji Young – Born 1982.
4.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

a. Mục đích: Làm rõ một số khía cạnh nội dung trong tư tưởng về nữ
quyền được thể hiện trong tác phẩm Kim Ji Young – Born 1982, từ đó
chỉ ra giá trị và hạn chế của những quan điểm đó.
b. Nhiệm vụ:

4


- Vạch ra được hoàn cảnh tiền đề dẫn tới quan niệm về nữ quyền của tác
giả Cho Nam Joo, nội dung tóm tắt và sơ lược thông điệp mà tác phẩm

Kim Ji Young – Born 1982 muốn truyền tải.
- Phân tích một số nội dung trong tư tưởng về nữ quyền trong tác phẩm
Kim Ji Young – Born 1982.
- Bước đầu đánh giá về giá trị, hạn chế chủ yếu trong tư tưởng về nữ
quyền trong tác phẩm Kim Ji Young – Born 1982.
5.

Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

a. Cơ sở lý luận: Kế thừa quan điểm, tư tưởng của các tác giả những bài
cảm nhận, bình luận viên đi trước; dựa trên cơ sở lý luận Mác – Lênin;
những quan điểm tiến bộ, tích cực của triết học phương Tây, tư tưởng
Hồ Chí Minh,…
b. Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa
học như phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp lịch sử và
logic; lịch sử - cụ thể; cùng phương pháp tra cứu, so sánh…
6.

Đóng góp của khóa luận

Trên cơ sở trình bày và làm rõ quan niệm về nữ quyền trong tác phẩm Kim
Ji Young – Born 1982, khóa luận có thể làm tài liệu phục vụ cho việc nghiên
cứu, giảng dạy về chủ nghĩa nữ quyền, các phong trào nữ quyền.
7.

Kết cấu khóa luận

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung
của khóa luận bao gồm 2 chương với 8 tiết (Chương 1. Bối cảnh Hàn Quốc
cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI và những tiền đề ra đời tư tưởng về nữ

quyền trong tác phẩm Kim Ji Young – Born 1982; Chương 2. Những quan
điểm cơ bản về nữ quyền trong tác phẩm Kim Ji Young – Born 1982.

5


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. BỐI CẢNH HÀN QUỐC CUỐI THẾ KỶ XX – ĐẦU THẾ
KỶ XXI VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ RA ĐỜI TƢ TƢỞNG VỀ NỮ QUYỀN
TRONG TÁC PHẨM “KIM JI YOUNG – BORN 1982”
1.1 Điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị Hàn Quốc cuối thế kỷ XX – đầu
thế kỷ XXI
Sau khi được quân đội Đồng Minh giải phóng và bị chia cắt vào giai
đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia Triều Tiên cổ trở thành
hai nhà nước với hai hệ tư tưởng và quan điểm chính trị đối lập nhau là Bắc
Triều Tiên và Nam Triều Tiên. Trong khi Bắc Triều Tiên chịu sự ảnh hưởng ý
thức hệ cộng sản và được hậu thuẫn từ phía Liên bang Xô viết thì Nam Triều
Tiên (tức Đại Hàn Dân Quốc) lại chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ về ý thức hệ
quốc gia và tự do dân chủ mà được sự hậu thuẫn, giúp đỡ, viện trợ của Hoa
Kỳ, điều này đã dẫn đến những mâu thuẫn vùng miền và ý thức hệ chính trị xã hội giữa hai miền đất nước và dân tộc Triều Tiên ngày càng trở nên
nghiêm trọng và gay gắt. Các mâu thuẫn và xung đột này sau đó đã dẫn đến
kết cục là một giải pháp quân sự nội bộ tàn khốc – cuộc chiến tranh Triều
Tiên (25 tháng 6 năm 1950 – 27 tháng 7 năm 1953), hậu quả làm hơn 3 triệu
người thiệt mạng và hàng chục triệu người khác bị ảnh hưởng, rất nhiều người
dân, binh lính, quân nhân bị thương tật nặng, một số khác thì bị mất nhà cửa
hoặc chia lìa vĩnh viễn những người thân trong gia đình của mình. Chiến
tranh Triều Tiên kết thúc bằng một hiệp định ngừng bắn được ký kết trước sự
chứng kiến của đại diện các bên tham chiến tại làng đình chiến Bàn Môn
Điếm thuộc Khu phi quân sự Triều Tiên. Trong các thập niên từ năm 1950 tới
1990, kinh tế Hàn Quốc đã được khôi phục hoàn toàn, phát triển vượt bậc và

trở thành một nền kinh tế lớn, bền vững trên thế giới.

6


Kim Ji Young – Born 1982 ra đời năm 2016. Trong giai đoạn này Hàn
Quốc vẫn đang là một nước có nền kinh tế rất phát triển. Hàn Quốc là một
quốc gia phát triển có mức sống và chỉ số phát triển con người thuộc vào loại
rất cao, có nền kinh tế phát triển theo phân loại của CIA, Ngân hàng Thế giới
và IMF, và đồng thời là một cường quốc khu vực tại Đông Á cũng như là một
cường quốc tầm trung trên thế giới. Hàn Quốc hiện đang là nền kinh tế lớn
thứ 4 ở châu Á sau nền kinh tế của các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn
Độ, xếp thứ 11 trên thế giới theo GDP danh nghĩa, xếp hạng 13 theo sức mua
tương đương (tính đến hết năm 2018 theo các số liệu thống kê của Quỹ Tiền
tệ Quốc tế, Liên Hiệp Quốc, CIA và Ngân hàng Thế giới). Hàn Quốc sở hữu
một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa (được xây dựng trên nền tảng của kinh tế thị
trường), hỗn hợp, tự do, ít có sự can thiệp của chính phủ và phát triển cao bậc
nhất Châu Á. Hiện nay Hàn Quốc đã được xếp vào nhóm những quốc gia có
nền kinh tế phát triển trên thế giới. Cùng với các nền kinh tế của Hoa Kỳ, Anh
Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan và Singapore, kinh tế Hàn Quốc được
các nhà kinh tế học xem như là một ví dụ tiêu biểu về lợi ích của chủ nghĩa tư
bản tự vận hành. Kinh tế Hàn Quốc là một trong những nền kinh tế phát triển
nhanh nhất trên thế giới từ đầu những năm 1960 cho đến cuối những năm
1990, và vẫn tiếp tục tăng trưởng đều đặn trong thập niên 2000, do đó Hàn
Quốc cùng với các quốc gia và Đặc khu hành chính Hồng Kông, Singapore và
Đài Loan thường được ví như "Bốn con Rồng của Châu Á".
Mặc dù là một quốc gia phát triển, tuy nhiên, “xã hội Hàn Quốc hiện
đại cũng đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề phức tạp, nhức nhối và nan
giải như tình trạng lão hóa dân số do tỷ lệ sinh cũng như kết hôn giảm mạnh”
[16], các định kiến xã hội vẫn còn tồn tại, thất nghiệp, áp lực cuộc sống và

nạn tự sát - đặc biệt là trong tầng lớp những người trẻ tuổi và khoảng cách của
sự phân hóa giàu nghèo đang ngày một gia tăng.

7


Về nhân khẩu, vào tháng 4 năm 2016, dân số Hàn Quốc được Văn
phòng Thống kê Quốc gia ước tính là khoảng 50,8 triệu người, với dân số ở
trong độ tuổi lao động và tổng tỷ suất sinh tiếp tục có xu hướng suy giảm.
Hàn Quốc là nước có mật độ dân số rất cao, ước tính lên tới 505 người trên
mỗi ki lô mét vuông vào năm 2015, nhiều hơn 10 lần so với mức trung bình
toàn cầu. Hầu hết người Hàn Quốc sống ở khu vực thành thị, do quá trình di
cư ồ ạt khỏi các vùng nông thôn trong quá trình mở rộng kinh tế nhanh chóng
của đất nước trong những năm 1970, 1980 và 1990. Thành phố thủ đô là
Seoul cũng là thành phố lớn nhất và là trung tâm công nghiệp chính của đất
nước. Theo điều tra dân số năm 2005, khu vực nội thành Seoul có dân số hơn
10 triệu người. Khu vực đô thị Seoul có hơn 30 triệu dân (khoảng hơn một
nửa dân số Hàn Quốc), trở thành khu vực đô thị lớn thứ hai thế giới. Các
thành phố lớn khác bao gồm Busan (3,5 triệu), Incheon (3,0 triệu), Daegu (2,5
triệu), Daejeon (1,4 triệu), Gwangju (1,4 triệu) và Ulsan (1,1 triệu). Tỷ lệ sinh
của Hàn Quốc là thấp nhất thế giới trong năm 2009. Nếu tỷ lệ này tiếp tục
được duy trì, dân số của Hàn Quốc dự kiến sẽ giảm 13% xuống còn 42,3 triệu
người vào năm 2050. Tỷ lệ sinh trung bình hàng năm của Hàn Quốc là
khoảng 9 ca sinh trên 1000 người. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh đã tăng 5,7% kể từ
năm 2010 và Hàn Quốc không còn là quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới.
Theo báo cáo năm 2011 từ The Chosun Ilbo, tổng tỷ suất sinh của Hàn Quốc
(1,23 trẻ em sinh ra trên mỗi phụ nữ) cao hơn so với Đài Loan (1,15) và Nhật
Bản (1,21). Tuổi thọ trung bình của người dân Hàn Quốc trong năm 2008 là
79,10 tuổi (đứng thứ 34 trên thế giới) nhưng đến năm 2015 đã tăng lên 81 tuổi.
Hàn Quốc là nước có sự sụt giảm mạnh nhất về dân số ở độ tuổi lao động

trong số các quốc gia thuộc OECD. Năm 2015, Cục Thống kê Quốc gia Hàn
Quốc ước tính rằng dân số của đất nước sẽ đạt đến đỉnh điểm vào năm 2035.

8


“Xã hội Hàn Quốc hiện đại tạo nên những áp lực rất lớn trong cuộc
sống, từ học tập, thi cử tới kiếm việc làm, kết hôn...” [22] Do các áp lực này,
tỷ lệ tự sát tại Hàn Quốc thuộc mức rất cao trên thế giới. Năm 2012, tỷ lệ tự
sát tại Hàn Quốc là 28,9 vụ/100.000 dân, cao hơn nhiều so với mức 12,1 vụ
của Mỹ, 7,8 vụ của Trung Quốc và cao hơn 2,5 lần so với mức trung bình trên
toàn thế giới. Tự sát là nguyên nhân số một trong những ca tử vong của thanh
thiếu niên (từ 10 tới 30 tuổi). Hiện nay, ngày càng có nhiều người già Hàn
Quốc đang phải sống và qua đời trong cô độc. Những biến động ở Hàn Quốc
từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối những năm 1990 khiến nhiều
người mất việc, và họ bị tụt lại trong sự cạnh tranh gay gắt trong xã hội.
Nhiều người cao tuổi không có tiền tiết kiệm khi về hưu trong khi con cái lại
không đủ khả năng chu cấp cho họ. Trợ cấp xã hội dành cho những người
ngoài độ tuổi 50 chỉ ở mức tương đối thấp. Chỉ số Hưu trí toàn cầu Mercer
Melbourne 2015 xếp hạng Hàn Quốc đứng thứ 24 trong 25 quốc gia có nền
kinh tế lớn, chỉ cao hơn Ấn Độ. Năm 2014, chỉ 45% người Hàn Quốc trong
độ tuổi từ 55 đến 79 có lương hưu và chi tiêu trung bình hàng tháng của họ là
431 USD, bằng 82% mức chi phí sinh hoạt tối thiểu cho một người. Khoảng
30% người cao tuổi Hàn Quốc có thu nhập hàng tháng dưới mức nghèo tuyệt
đối. Cứ bốn người cao tuổi Hàn Quốc lại có một người mắc chứng trầm cảm,
tỷ lệ tự sát của nhóm người cao tuổi cao gấp đôi so với mức trung bình cả
nước. Hàn Quốc đã thực hiện Chiến lược ngăn ngừa tự tử (STOPS) nhằm
tăng cường nhận thức của cộng đồng và sự hỗ trợ của chính phủ trong vấn đề
phòng chống nạn tự sát. Những biện pháp này đã đem lại hiệu quả rất tích cực,
kể từ năm 2010, tỷ lệ tự tử ở Hàn Quốc đã giảm mạnh, cả hai thành phố lớn

nhất của Hàn Quốc là Busan và Incheon đã thực hiện tích cực các chương
trình ngăn ngừa tự tử. Việc cấm lưu hành một loại thuốc diệt cỏ mang nhiều
thành phần chất chứa độc tính cao có tên gọi là Paraquat được coi là chìa khóa
trong việc giảm mạnh tỷ lệ tự sát ở nơi đây. Từ khoảng năm 2011 đến 2015,
9


tỷ lệ tử vong do tự tử ở Hàn Quốc đã giảm gần 15%, theo báo cáo của Tổ
chức Y tế Thế giới năm 2017 cho biết. Ông Moon Jae In - Tổng thống Hàn
Quốc nhậm chức trong năm 2018, đã cam kết sẽ hạ thấp tỷ lệ tự tử xuống còn
20 vụ trên 100.000 người vào năm 2020.
1.2

Điều kiện văn hóa, tƣ tƣởng Hàn Quốc cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ
XXI
Trong những năm gần đây, Hàn Quốc đã tạo ra và liên tục tăng cường

mạnh mẽ sự phổ biến văn hóa Hàn Quốc trên phạm vi toàn thế giới đặc biệt là
ở khu vực châu Á, hay còn được biết đến với tên gọi “làn sóng Hàn Quốc”
với các hình thức như điện ảnh, âm nhạc, du lịch hay văn học. Hầu hết các
sáng kiến của chính phủ nhằm mở rộng sự phổ biến của âm nhạc Hàn Quốc
(còn được gọi là K - pop) trên toàn thế giới được thực hiện bởi Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, đây là cơ quan chịu trách nhiệm chính cho việc thành lập
các Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc trên toàn thế giới. Các đại sứ quán và lãnh
sự quán Hàn Quốc cũng đứng ra tổ chức các buổi hòa nhạc K - pop ở nước
ngoài, và Bộ Ngoại giao thường xuyên mời fan hâm mộ Kpop ở nước ngoài
tham dự Liên hoan Thế giới K - Pop được tổ chức thường niên tại Hàn Quốc.
Ngoài việc gặt hái được những lợi ích kinh tế từ sự phổ biến của K - pop,
chính phủ Hàn Quốc đã và đang tận dụng ảnh hưởng của K - pop trong vấn đề
ngoại giao. Trong thời đại truyền thông đại chúng phát triển vũ bão như ngày

nay, quyền lực mềm được coi là một chiến lược ngoại giao hiệu quả, tiềm
năng và thực dụng hơn tương đối nhiều so với việc chỉ dựa vào quyền lực
cứng truyền thống. Ngoại giao văn hóa thông qua K - pop là một hình thức
của quyền lực mềm đang được chính phủ Hàn Quốc thực hiện rất thành công.
Trong lĩnh vực điện ảnh, Hàn Quốc cũng là một nước gây tiếng vang
lớn trong khu vực châu Á và trên toàn thế giới. “Đặc sản” của nền điện ảnh

10


xứ sở kim chi chính là những bộ phim tình cảm lãng mạn lấy đi nhiều nước
mắt của khán giả. Năm 2004, bộ phim Old Boy giành giải thưởng lớn tại Liên
hoan phim Cannes và được bán cho nhiều nước. Sau khi dự liên hoan phim
này, đạo diễn Hollywood nổi tiếng Quentin Tarantino đã phát biểu: "Những
bộ phim hay, hấp dẫn nhất thế giới hiện đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc". Hiện
nay bên cạnh những kịch bản mùi mẫn, các đạo diễn cũng đã khai thác sang
các đề tài khác và cũng có rất nhiều thành công ở những bộ phim như bộ
phim về đề tài xác sống Train to Busan (2016) của đạo diễn Yeon Sang Ho
cũng là một trong những bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại ở quốc
gia này và đã trở thành bộ phim có doanh thu cao thứ hai tại Hồng Kông năm
2016. Trong lần trở lại gần đây nhất vào năm 2019, đạo diễn tài năng Bong
Joon Ho đã cùng với Song Kang Ho tiếp tục giúp cho nền điện ảnh xứ Kim
Chi gây được tiếng vang lớn với bộ phim điện ảnh tâm lý xã hội - hài kịch
đen mang tựa đề Parasite (Ký sinh trùng), tác phẩm này sau đó đã xuất sắc
đoạt giải thưởng Cành cọ vàng (Palme d'Or) tại Liên hoan phim Cannes 2019
(Pháp) và trở thành bộ phim có được nhiều giải thưởng nhất trong kỳ trao giải
Oscar lần thứ 92 được tổ chức tại Mỹ, đây cũng là bộ phim Hàn Quốc đầu
tiên trong lịch sử giành được giải thưởng danh giá này, đặc biệt hơn, thành
công của Ký sinh trùng đến đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm nền điện ảnh xứ
Hàn ra đời và phát triển, qua đó tiếp tục khẳng định vị thế vững chắc và tiên

phong của điện ảnh Hàn Quốc trong làng điện ảnh châu Á nói riêng và thế
giới nói chung [1].
Văn học Hàn Quốc có một số lượng lớn độc giả. Những buổi đọc sách
thậm chí còn được tổ chức tại các sân vận động. “Khác với nhiều trường phái
văn học hiện đại trên thế giới, văn chương Hàn Quốc chủ yếu đi sâu khai thác
những góc tối bên cạnh đời sống hào nhoáng, hoa lệ vốn có như nhiều người
tưởng tượng. Tiểu thuyết hay truyện ngắn Hàn Quốc hiện đại viết nhiều về

11


nỗi cô đơn, sự bế tắc và hoang mang trong cuộc sống của một lớp người trẻ
tuổi” [15]. “Hàn Quốc nằm trong danh sách những nước có người tự sát nhiều
nhất thế giới. Và nguyên nhân của tình trạng đáng lo ngại này là sự mất cân
bằng về tăng trưởng kinh tế và đời sống tinh thần, sự rạn nứt của giá trị gia
đình, cạnh tranh khốc liệt về công ăn việc làm...” [22] Điều dễ nhận thấy ở
nhiều tác phẩm văn học Hàn là sự ám ảnh và lay động lòng người. Nỗi cô đơn,
sự bế tắc, cuộc sống đầy khó khăn đeo bám trong một xã hội phát triển chóng
mặt… tất cả được đưa vào văn chương một cách trần trụi, chân thực và chi
tiết nhất. Nhưng đan xen trong đó vẫn là tình cảm ấm áp giữa con người với
nhau, đó mới là cứu cánh để con người vượt qua được những khó khăn trong
cuộc sống
Về giáo dục, Hàn Quốc cũng xếp thứ hai về toán học và văn học, đứng
thứ nhất về giải quyết vấn đề. Mặc dù học sinh và sinh viên Hàn Quốc thường
được xếp hạng cao trong các bài kiểm tra, cuộc thi kiến thức và so sánh quốc
tế, tuy nhiên hệ thống giáo dục đôi khi bị lên án vì tập trung nhấn mạnh vào
việc học thụ động và học thuộc lòng. “Cũng giống như hệ thống giáo dục tại
những quốc gia Đông Á láng giềng khác như Trung Quốc và Nhật Bản, hệ
thống giáo dục, thi cử và tuyển sinh Đại học của Hàn Quốc khắt khe, khắc
nghiệt, cạnh tranh và rập khuôn hơn hệ thống giáo dục ở hầu hết các nước

phương Tây” [22]. “Hàn Quốc thường tự hào vì nền công nghiệp giáo dục của
mình, nhưng rồi đất nước này lại đi hơi quá trớn với nó - với 407 trường cao
đẳng và đại học được thành lập, kết quả là sinh viên tốt nghiệp quá nhiều
khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao” [17]. Giáo dục đã trở thành một cổng tài
chính làm tê liệt nền kinh tế lớn thứ tư châu Á. Việc học thêm và luyện thi đại
học gây nợ nần cho các gia đình nhiều hơn 3 phần trăm của tổng sản phẩm
trong nước và tất cả chỉ để tạo ra những "thanh niên thất nghiệp tuổi 20".
“Chính phủ đã đưa mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp cao vào danh sách các ưu

12


tiên hàng đầu bằng cách đầu tư vào các công trình công cộng, nhưng chương
trình này lại không quan tâm đến những người được đào tạo trẻ. OECD cũng
kêu gọi ngành công nghiệp tham gia đóng một vai trò xây dựng, thiết thực và
hiệu quả hơn trong việc đào tạo trình độ nghề vì việc quá tập trung vào nhóm
sinh viên, cử nhân tốt nghiệp từ các trường đại học đang khiến cho tỷ lệ cạnh
tranh việc làm tăng cao nhưng lại xảy ra tình trạng thiếu hụt lao động trong
lĩnh vực thủ công, gây ra một làn sóng công nhân nhập cư có tay nghề thấp”
[9].
Như vậy, tác phẩm Kim Ji Young – Born 1982 ra đời trong thời kì đất
nước Hàn Quốc đứng trên một nền kinh tế mạnh, phát triển không ngừng. Đi
cùng với sự phát triển cũng chính là những áp lực luôn đè nặng lên vai các
nhà cầm quyền và nhân dân, cùng với sự phát triển cũng là sự phân hóa giàu –
nghèo sâu sắc của một số bộ phận, với sự ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo
Khổng Tử, Hàn Quốc cũng là nơi vẫn tồn tại sự phân biệt đối xử giữa các
tầng lớp, đối xử bất bình đẳng giữa đàn ông và phụ nữ, thậm chí là phân biệt
sắc tộc… Có thể nói rằng trong thế kỷ 21, Hàn Quốc là một đất nước tiềm ẩn
bên trong mình những cơn sóng ngầm của sự bất bình đẳng phủ ngoài là vỏ
bọc dân chủ. Chính trong bối cảnh xã hội đó đã tạo nên những bất bình,

những mâu thuẫn nhất là trong bản thân các tầng lớp, con người yếu thế, mà
khi đã có trong bản thân mâu thuẫn con người ta có xu hướng tìm đến sự bày
tỏ, đấu tranh cho nhóm của mình. Nữ nhà văn Cho Nam Joo cũng là người
phụ nữ chịu ảnh hưởng của dòng chảy thời đại đó, nên bà cũng đã nảy sinh
trong bản thân những bất bình, mâu thuẫn, từ đó đã xây dựng nên nhân vật
Kim Ji Young đại diện cho đa số những người phụ nữ Hàn Quốc, trong đó có
bản thân bà để nói lên tiếng nói về nữ quyền, đấu tranh đòi lại quyền bình
đẳng và lấy lại cái tôi bản thân. Có lẽ đó chính là lí do khiến cho Kim Ji

13


Young – Born 1982 nhận được đông đảo sự quan tâm của khán giả Hàn Quốc
cũng như thế giới khi vừa phát hành.
Như vậy, xã hội Hàn Quốc bên cạnh nền kinh tế phát triển vượt bậc là
tiềm ẩn bên trong những mâu thuẫn, xung đột giữa truyền thống và hiện đại,
giữa nền kinh tế Mỹ tự do và truyền thống văn hóa Nho giáo phương Đông.
Chính bối cảnh đó đã tạo nên tư tưởng đấu tranh đòi lại nữ quyền trên đất
nước này.
1.3

Tác giả Cho Nam Joo và tác phẩm “Kim Ji Young – Born 1982”

1.3.1 Tác giả
Sau cuộc chiến tranh Triều Tiên, nền kinh tế của Hàn Quốc phát triển
vượt bậc trong các thập niên từ năm 1950 đến năm 1990, nhất là trong giai
đoạn 1962 – 1994, nền kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng trung bình trên 10%
một năm, gọi là “kì tích trên sông Hàn”. Trong thời gian đó, xã hội Hàn Quốc
trọng tư tưởng của Khổng Tử, trọng người học cao cũng đã gặp không ít
những thách thức, khó khăn bên cạnh sự thăng hoa của nền điện ảnh, âm nhạc

và không thể không kể đến là nền văn học với nhiều tác giả nổi tiếng như
Kwon Bo Rae, Shim Jin Gyeong, Jang Young Eun, Ryu Jin Hee, Lee Hye
Ryeong, Heo Yoon, Kang Ji Yoon, Jeong Mi Ji…[18]. Có các cuộc thảo luận
sôi nổi được tổ chức về chủ đề văn học và nữ quyền Hàn Quốc khi những
cuốn sách bàn về lịch sử văn học Hàn Quốc từ góc độ nữ quyền được xuất
bản. Cùng nằm trong dòng chảy văn học về nữ quyền, vào năm 2016, cuốn
tiểu thuyết Kim Ji Young – Born 1982 được viết nên bởi nữ nhà văn Cho Nam
Joo.
Nữ nhà văn Cho Nam Joo sinh ngày 15 tháng 11 năm 1978 tại Seoul,
Hàn Quốc. Sau khi tốt nghiệp tại Khoa Xã hội học trường Nữ Ehwa, bà đã

14


làm việc 10 năm cho các vấn đề thời sự và các chương trình nghệ thuật tự do
như Sổ tay PD, Bất mãn Zero, truyền hình trực tiếp buổi sáng…
Năm 2011, bà đã giành giải thưởng văn học Munbakdongne với tiểu
thuyết Lắng tai nghe của mình. Đến năm 2016, tác phẩm Vì Komaneji của nhà
văn Cho cũng đã mang lại giải thưởng văn học Hwangsanbyeon lần thứ 2 cho
bà.
Từ tháng 9 năm 2015, bà đã dành ba tháng để hoàn thành cuốn sách thứ
ba của mình, Kim Ji Young – Born 1982. Năm 2017, Cho Nam Joo nhận được
giải thưởng Today‟s Artist. Đến tháng 11 năm 2018, cuốn sách này đã có hơn
một triệu bản được bán ra.
Trong sự nghiệp viết sách của mình, nhà văn Cho Nam Joo đã có riêng
mình sáu tác phẩm: Lắng tai nghe (2011), Vì Komaneji (2016), Kim Ji Young
– Born 1982 (2016), Tên cô ấy (2018), Chạy đi (2018) và gần đây nhất là
Saha Mansion (2019) được xuất bản bởi Minumsa.
Ngoài ra bà còn là đồng tác giả của Confession of a Feminist of Korea
(1997 – 2017) (2017), To my older brother (2017), Spring – Summer than

Novel (2018), Melancholy Happy Ending (2019)
Như vậy, hiện nay nhà văn Cho Nam Joo đang có một sự nghiệp văn
học khá thành công với số lượng tác phẩm tuy chưa hẳn là đồ sộ nhưng được
xuất bản liên tục, chứng tỏ sự nỗ lực và nguồn cảm hứng để viết của tác giả
trong những năm này vô cùng dồi dào. Mặc dù thông tin về tiểu sử của nhà
văn Cho chưa nhiều, nhưng thông qua học thức cũng như trải nghiệm thực tế,
nữ nhà văn đã có những nhận thức và quan điểm riêng của mình về nữ quyền
qua những cuốn sách viết nên.

15


1.3.2 Tác phẩm
Cuốn sách Kim Ji Young – Born 1982 kể về cuộc sống của người phụ
nữ Hàn Quốc tên Kim Ji Young, cô sinh năm 1982 – năm mà ở Hàn Quốc cái
tên Ji Young được đặt nhiều nhất – hiện đang trong thời gian nghỉ việc ở nhà
để chăm con khi đã ngoài 30 tuổi thông qua lời kể của vị bác sĩ nam khoa
Thần kinh điều trị cho Kim Ji Young. Vào mùa thu năm 2015, khi con gái cô
được hơn một tuổi, cô bắt đầu có những triệu chứng kì lạ được người chồng
phát hiện như gọi chồng mình – Dae Huyn – là con rể, hóa thân thành người
mẹ của mình – bà Oh Mi Sook; có khi lại trở thành người chị khóa trên – Cha
Seung Yeon – uống bia, nói chuyện với chồng của mình với tư cách là người
bạn thân của anh và sự kì lạ của Ji Young cũng bộc lộ vào đợt về Busan thăm
gia đình chồng khi cô trở thành “bà thông gia” nói lên những mệt mỏi của con
gái, cùng ước muốn được đoàn tụ cùng con gái mình như những gia đình có
con trai mong muốn đoàn tụ với nhau vậy. Điểm chung đó là tất cả các “vai
diễn” của cô đều là phụ nữ, có những người còn sống, có những người đã mất.
Nghi ngờ vợ mình bị trầm cảm sau sinh, Dae Huyn một mình tới khoa Thần
kinh và trình bày với bác sĩ về tình trạng của Ji Young cũng như tìm các
phương pháp để điều trị cho cô. Tuy nhiên để có những chẩn đoán chính xác

và hướng điều trị tốt nhất, bác sĩ cần được gặp trực tiếp Kim Ji Young và từng
trang sách quá khứ cho tới hiện tại của cuộc đời cô hiện lên qua từng lời kể
rành mạch, rõ ràng từng cảm xúc sâu kín nhất. Những gì mà Ji Young đã trải
qua đều ẩn chứa nỗi đau về những kỳ thị, phân biệt đối xử với phụ nữ mà cô
đã từng nghe, chứng kiến và trải nghiệm. Kim Ji Young là con gái thứ hai
sinh ra trong một gia đình trung bình khi bố là công chức nhà nước còn mẹ là
nội trợ, trên cô có một chị gái hơn hai tuổi là Kim Eun Young, dưới cô có em
trai kém năm tuổi. Kí ức đầu tiên và sâu đậm nhất của cô là về việc ăn sữa bột
của em trai, tiếp đến là những hình ảnh về người bà nội luôn bảo vệ mọi

16


quyền lợi cho con trai và cháu nội, bà cũng như những người phụ nữ trước coi
trọng việc có con trai nối dõi ngay cả khi các con bà không nhìn được mặt
nhau, mỗi người một nơi. Mẹ Ji Young cũng gẫn như lặp lại cuộc sống chăm
lo cho gia đình như bà nội cô dù bà Mi Sook cũng được ăn học đàng hoàng,
có tài năng và ước mơ trở thành giáo viên. Quá trình Kim Ji Young lớn lên đã
mang lại cho cô những trải nghiệm và ấn tượng về hình ảnh phái nữ phải chịu
nhiều thiệt thòi, mất nhiều quyền lợi, bị bàn tán kể cả khi lỗi sai không thuộc
về mình như ở trường học nữ sinh không được mặc trang phục thoải mái, bữa
ăn vội vàng, gặp phải tên biến thái, Ji Young bị theo đuôi trên xe bus, sự lựa
chọn trường đại học của phụ nữ bị hạn chế bởi tư tưởng đi trước, thời gian bị
bạn trai cũ lụy tình, nhà vệ sinh nữ tầng ba của chỗ làm bị lắp camera quay
lén, sự thăng tiến của phụ nữ bị hạn chế… Tất cả cứ tích tụ trở thành một vết
thương sâu trong tâm hồn Ji Young khiến tinh thần cô suy sụp và đánh mất
chính mình. Câu chuyện về trọng nam khinh nữ cứ thế được giãi bày khiến vị
bác sĩ lặng người khi nghĩ lại về người vợ âm thầm hi sinh của mình, về nữ
đồng nghiệp xin nghỉ việc vì không có thời gian chăm lo cho gia đình nhỏ.
Kết thúc cuốn sách là suy tư băn khoăn của bác sĩ khi anh càng nghe chuyện

của Kim Ji Young lại càng mơ hồ về chẩn đoán ban đầu của mình và lời tác
giả để lại với niềm hi vọng những lớp phụ nữ đi sau sẽ được khẳng định mình,
thế giới của con gái nhà văn sẽ tốt đẹp hơn, “hi vọng tất cả những bé gái trên
thế gian này sẽ có thể mơ ước nhiều hơn, mơ những giấc mơ lớn lao hơn”.[10,
tr.209]
Nhà văn Cho Nam Joo đã dũng cảm đứng lên nói về nữ quyền, bày tỏ
sâu sắc về điều đó qua đứa con tinh thần của mình. Ngay sau khi cuốn tiểu
thuyết được sản xuất vào năm 2016, nó trở thành một hiện tượng, bán được
hàng triệu bản, được dịch sang 16 thứ tiếng, cuốn sách trở thành best - seller ở
các nước láng giềng như Nhật Bản, Trung Quốc - theo nhà xuất bản Minumsa

17


của Hàn Quốc. Bản quyền xuất bản đã được bán cho 17 quốc gia bao gồm
Anh, Mỹ, Pháp và Tây Ban Nha…
Kết luận chƣơng 1.
Trước những tiền đề kinh tế, xã hội, văn hóa, tư tưởng của đất nước
Hàn Quốc cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI được miêu tả là một trong những
đất nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới, được ví như một trong “Bốn
con rồng của châu Á” với nền giáo dục, văn hóa tiên tiến nhưng tồn tại trong
nó là một loạt vấn đề trong xã hội như áp lực cuộc sống, học tập thi cử, việc
làm; phân hóa giàu – nghèo sâu sắc của một số bộ phận, nhất là sự ảnh hưởng
nặng nề của Nho giáo Trung Hoa trọng nam khinh nữ, nhà văn Cho Nam Joo
đã viết lên cuốn tiểu thuyết Kim Ji Young – Born 1982 để bày tỏ những quan
điểm về nữ quyền dựa trên mối quan hệ giữa phụ nữ và thực tế xã hội Hàn
Quốc. Cuốn tiểu thuyết là bức tranh chân thực về cuộc sống của đại đa số phụ
nữ Hàn Quốc đương đại và là đại diện cho tiếng nói đòi lại quyền lợi và cái
tôi cá nhân của phụ nữ Hàn Quốc.
Để làm rõ những nội dung của khóa luận ở chương 1 này, tôi đã tham

khảo và có sử dụng các trích dẫn từ các nguồn tư liệu khác nhau như các bài
phân tích về lịch sử, kinh tế, văn hóa, chính trị Hàn Quốc; thân thế tác giả
Cho Nam Joo; cùng các công trình nghiên cứu đi trước về các vấn đề liên
quan đến quyền phụ nữ như “Triết học hiện sinh về thế giới quan của Simon
De Beauvoid” của Bùi Thị Tính, “Giải thích nguồn gốc bất bình đẳng giới”
của Eleanor Leacock đăng trong trang triethoc.edu, …

18


CHƢƠNG 2. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ NỮ QUYỀN TRONG
TÁC PHẨM “KIM JI YOUNG – BORN 1982”
2.1 Khái lƣợc và lý luận chung
“Chủ nghĩa nữ quyền là một phong trào xã hội mà mục đích căn bản là
sự bình đẳng giữa phụ nữ và đàn ông. Ở nhiều thời và nhiều nơi trong quá
khứ, người ta từng kiên quyết rằng phụ nữ và đàn ông có những khả năng
tương tự nhau và đã cố gắng cải thiện địa vị xã hội của tất cả phụ nữ, cũng
như các địa vị của những đàn ông. Nó xem xét vai trò của phụ nữ xã hội, kinh
nghiệm, sở thích, công việc, và chính trị nữ quyền trong nhiều lĩnh vực, chẳng
hạn như nhân học và xã hội học, truyền thông, phân tâm học, kinh tế gia đình,
văn học, giáo dục, và triết học. Tuy nhiên, như một phong trào có tổ chức, nữ
quyền trỗi dậy trong thế kỉ XIX ở châu Âu và châu Mĩ để đáp ứng những bất
bình đẳng lớn lao giữa những vị thế pháp lí của những công dân nữ và nam ở
những xứ sở phương Tây đã công nghệ hoá” [20]. Phong trào này đã xuất
hiện ở phương Tây từ thế kỷ XIX với các “đợt sóng” nữ quyền, và đợt sóng
thứ nhất với quan điểm về việc đòi lại quyền bình đẳng về mặt pháp lý đã đặt
nền móng cho các quan điểm nữ quyền về sau. Tuy nhiên, quan điểm nữ
quyền về điều khiến đàn bà và đàn ông bất bình đẳng ngày nay ít thống nhất
so với trong nữ quyền đợt sóng thứ nhất, và có vô vàn giải pháp nữ quyền cho
bất bình đẳng giới. Nếu những tiếng nói nữ quyền dường như mang tính phần

mảnh nhiều hơn ở thế kỉ XIX, nó là kết quả của một sự hiểu biết sâu hơn về
nguồn gốc của bất bình đẳng giới.
Chủ nghĩa nữ quyền Hàn Quốc đã xuất hiện từ những năm 1980. Ở
Hàn Quốc, các nhà nữ quyền học tập trung vào việc mô tả sự bất bình đẳng
giới và nhận thức xã hội của phụ nữ và tình trạng đàn áp phụ nữ. Những
người hoạt động cho phong trào nữ quyền tại đây chủ yếu nói về các khía
cạnh như quyền sinh sản, bạo lực gia đình, nghỉ thai sản, chế độ trả lương
bằng nhau giữa đàn ông và phụ nữ, tình trạng quấy rối tình dục, chống quấy
19


rối tình dục phụ nữ , phân biệt đối xử và bạo lực tình dục. Các lĩnh vực nghiên
cứu của nữ quyền bao gồm chế độ phụ hệ, định kiến, khách quan hóa tình dục
và áp bức.
Các trụ cột chính của nữ quyền trong những năm 1960 và 1970 chỉ
phản ánh những vấn đề của phụ nữ trung lưu da trắng phương Tây, những
người coi mình là đại diện của tất cả phụ nữ. Nhưng kể từ đó, các nhà tư
tưởng nữ quyền từ các nước thuộc “thế giới thứ ba” khác nhau đã đặt câu hỏi
về tiền đề rằng "phụ nữ" là một nhóm các cá nhân có chung một bản sắc đồng
nhất: nữ giới ở cả phương Đông và phương Tây đều vô hình chung bị gán vào
dạng đối tượng bị chi phối bởi thần quyền (tôn giáo), thế quyền (chế độ phong
kiến). Sự chi phối đó phản ánh trong việc coi người phụ nữ như một sự lệ
thuộc, phụ thuộc thân phận và phẩm hạnh đối với người nam (đối tượng được
cho là gắn với sức mạnh, trí tuệ). Sự hình thành, tư duy của người nữ trong
con mắt triết học kinh viện Augustine và Thomas d‟Aquinas hay triết lý Nho
giáo Trung Hoa đã mang dấu ấn sắp đặt nguồn gốc của người nữ ngay từ đầu
phải là phục tùng, chịu đựng một cách mù quáng trong xã hội nam quyền.
Phải đến thời kì Phục hưng và đặc biệt là trào lưu Khai sáng ở Châu Âu cho
đến nay, những di sản tinh thần truyền thống của phụ nữ Đông – Tây mới có
cơ hội phản bác mọi lí lẽ duy ý chí của thiết chế xã hội và tư tưởng cũ. Thông

qua các trào lưu tư tưởng và thay đổi xã hội, phụ nữ đã phản tư về thân phận
của mình và ngày càng tỏ rõ vai trò cống hiến tích cực cho xã hội, phê phán
và thay đổi các loại hình áp bức với tư cách là con người cá nhân như người
nam, không phải tư thế yếu hơn hay cực đoan hơn. Các nhà nữ quyền phát
sinh những quan điểm đó từ nhiều nguồn gốc khác nhau, và các nhà lý luận
nữ quyền tại Hàn Quốc bắt đầu tập trung vào giới tính, tình dục và các bản
sắc xã hội khác, chẳng hạn như sự phân biệt chủng tộc hoặc giai cấp. Nó đã đi

20


×