Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Chùa Phật Tích - Tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.36 KB, 4 trang )

Chùa Phật Tích - Tỉnh Bắc Ninh
Chùa Búp Tháp là một ngôi chùa cổ, mặc dù đã
trải qua những lần trùng tu, sửa chữa nhưng chùa
vẫn giữ được những nét nguyên sơ hấp dẫn của
nó. Chùa Bút Tháp được xây dựng vào thời hậu
Lê - thế kỷ 17. Theo lịch sử, chùa được bà Trinh
Thị Ngọc Trúc (vợ vua lê Thánh Tông) cùng hai
nhà sư người Việt gốc Hoa thiết kế. Nằm trên địa
bàn xã Định Tô, huyện Thuận Thành tỉnh Bắc
Ninh. Từ thủ đô Hà Nội theo đường 5 về hướng
Đông bắc qua chùa Dâu và bờ đê sông Cầu khoảng 25 km là tới chùa Bút Tháp.
Bút Tháp có tên nguyên thuỷ ghi trên tấm bia dựng vào năm Phúc Thái thứ 4
(1646) là "Ninh Phúc Tự". Ngoài ra, dân trong vùng còn gọi chùa là Nhạn Tháp.
Phật điện của chùa gần như nguyên sơ của chùa cổ Việt Nam, nằm trên một trục
dài hơn 100m với 10 toà nhà. Mặt trước chùa là Tam quan và gác chuông; bên
phải có tháp Bảo Nghiêm. Chùa chính với 3 dãy nhà Tiền đường - Thiên hương -
Thượng điện tạo thành chữ "công". Thượng điện - gian đẹp nhất cả kiến trúc lẫn
điêu khắc. Phía ngoài Thượng điện có lan can bằng đá xanh bao quanh, có khắc
hình chủ yếu là động vật, điểm xuyết thêm mây, trời, hoa, lá... Ðáng chú ý là
những chim, hươu, khỉ, rồng... đều rất sinh động, thần tình. Bên trong có bày hơn
70 tượng gỗ được tạc theo các bộ tượng Tam Thế, Tam Thân, tượng La Hán lại
thể hiện cảm xúc nội tâm, mang nặng ý tưởng Phật giáo và tượng Phật bà Quan
Âm nghìn mắt, nghìn tay. Những cái tên, những kiểu kiến trúc gợi nên một vẻ
hoang sơ độc đáo mà hấp dẫn, một nét đẹp rêu phong cổ kính. Pho tượng Quan
Âm trong chùa có kích thước lớn và đồ sộ: cao 3,7m, có 11 đầu, 42 bàn tay và 958
tay nhỏ. Đây được coi là một kiệt tác độc nhất vô nhị về tượng Phật và nghệ thuật
tạc tượng - nghệ thuật làm nổi bật triết lý nhà Phật bằng thứ ngôn ngữ tạo hình
hàm súc. Phật bà ngồi trên toà sen hồng qua bệ tượng hình vuông được trang trí
bằng những nét chạm khắc cổ với dáng hành đạo, thư thái, đôi mắt quảng đại như
bao quát cả không gian vũ trụ. Tượng Quan âm hai tay chắp trước ngực, hai tay để
trên đùi với những ngón tay đan chéo biểu tượng cho dáng hành đạo và nhập định;


các chùm tay để trần từ sườn, vai, lưng, trên người; những tay được xếp vòng tròn
từ lớn đến nhỏ hướng vào tâm (ngay sau gáy Phật) trong lòng mỗi bàn tay lại hiện
lên một con mắt. Ðiều kỳ lạ là mỗi bàn tay có một mắt, độc đáo hơn nữa là nhịp
điệu mỗi cánh tay không giống nhau. Tượng được đặt trên toà sen Rồng đội, đằng
sau là vầng hào quang toả sáng, bên dưới là các hình trang trí sống động như một
thuỷ cung với nhiều mô tip quen thuộc được trang trí ở đỉnh chùa Việt Nam như
hoa lá, cây cảnh cùng các con vật - trong đó có rồng - ngư với viên ngọc; lân với
quả cầu; quạt hai vòng tròn, sóng nước, hoa sen,...Cách bố trí như vậy làm nổi bật
điện thờ bên trong với các pho tượng.
Nối giữa Thượng điện và Tích thiện là chiếc cầu
đá cong mà ngồi ở đấy ta có thế ngắm những nét
đẹp riêng của cảnh chùa. Cầu được chạm khắc rất
công phu, tinh xảo và bố trí rất hợp lý: đầu cầu là
hai con sư tử và thành cầu là những kiểu chạm trổ
cổ quen thuộc, rất hài hoà. Ðấy là chưa kể đến m
công trình nghệ thuật độc đáo của chùa: toà "cửu
phẩm Liên Hoa". Toà bằng gỗ, gồm 9 tầng có
khắc tượng phật xung quanh. Ðiều đặc biệt là nó
có thể quay được và không hề phát ra tiếng kêu dù
được làm từ mấy thế kỷ! Phủ thờ nằm sau Phật diện là ngôi nhà 5 gian có hai pho
tượng đáng chú ý. Hai pho tượng này là chân dung hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc
Trúc (nhà Lê) đầu đội vương miện nhưng khoác áo tu hành, và công chúa Ngọc
Duyên. Cả hai pho tượng đều ngồi theo dáng toạ thiền. Nhìn tổng thể tượng Quan
âm nghìn mắt nghìn tay như những vòng hào quang toả ra t
tâm điểm.



t
Ngoài tượng Phật Quan Âm, tháp Bảo Nghiêm cũng là một

kiến trúc quý. Tháp Bảo Nghiêm 5 tầng, cao 13,5 m và một
bút mai giống như cây bút khổng lồ vươn thẳng tới trời cao
thanh vắng. Tháp được xây dựng bằng đá xanh nhẵn bóng
với 8 mặt đều đặn; 5 góc của 5 tầng có 5 quả chuông nhỏ.
Lòng tháp có một khoang tròn đường kính 2,29m. Tháp thể
hiện tài ghép đá và nghệ thuật điêu khắc tuyệt vời của người
thợ Việt Nam xưa. Đời Tự Đức, năm 1876, khi vua qua đây
thấy có một cây tháp hình dáng khổng lồ liền gọi tên là Bút
Tháp, nhưng trên đỉnh vẫn ghi là tháp Bảo Nghiêm. Tháp
thờ sư tổ Chuyết Chuyết với tước vị vua phong "Minh Việt Phổ Giác thiền sư".
Ðến với chùa Bút Tháp, du khách sẽ được chứng kiến những nét độc đáo tài tình
của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc cổ. Đến với một điểm du lịch mang tính
nhân văn cao. Trong chùa, có nhiều cổ vật quý giá, nhiều tháp to, nhỏ rất hẹp mà ở
những tháp ấy là nơi đặt xá lị của các thiền sư xưa. Tháp Tôn Ðức 5 tầng là nơi đặt
xá lị thiền sư Vạn Hạnh. Còn tháp Báo Nghiêm hình nậm rượu, cao 5 tầng, 8 mặt
là nơi đặt xá lị của thiền sư Thuyết Thuyết.
Làng Quan Họ cổ Viêm Xá - Tỉnh Bắc Ninh
Làng quan họ Viêm Xá (hay còn gọi là Diềm Xá)
nay thuộc xã Hoà Long, huyện Yên Phong, tỉnh
Bắc Ninh. Làng có con sông Ngũ Huyện chảy
vòng như dải lụa rồi nhập với sông Cầu soi bóng
núi Kim Sơn đầu làng tạo nên một thế đất sơn
thuỷ hữu tình .
Viêm Xá là làng quan họ gốc và thuỷ tổ của làn điệu dân ca ấy là đức vua Bà hiện
đang được nhân dân thờ phụng tại ngôi đền cũng trên đất Viêm Xá. Ở đây, từ lòng
đất đã tìm ra những di chỉ quý như lười rìu xén tinh xảo, lưỡi dao găm sắc ngọt,
đốc cầm bình củ cầu kỳ, chuỗi hạt ngọc lưu ly huyền ảo. Tại núi Quả Cảm còn tìm
thấy các đồ dùng sinh hoạt của con người thời xưa như bát ăn, những khuyên tai
màu xanh ngà, những chuỗi lưu ly màu xanh ngọc đã chứng tỏ tài thủ công và
trình độ sống một thời của các cư dân từng ở đây.

Từ những dấu tích và huyền thoại, các nhà khoa học đã khẳng định nơi đây quần
thể di tích có hệ thống khá dày đặc. Các di chỉ do kết quả khảo cổ đem lại càng
khẳng định độ tuổi đến hơn 2000 năm của làng Viêm Xá cổ kính. Nổi bật là khu
đền Cùng (gồm điện thờ và Giếng Tiên) nằm ngay đầu làng dưới chân núi Kim
Sơn, di tích đình làng Viêm Xá nằm ngay ở mặt tiền của làng có câu đối: "Thần
linh dựng lên làng Diềm, trải qua các thời đại đều phong tặng ngang trời đất". Phía
trước là hồ nước nay được xây kè, cống cẩn thận, được dùng làm nơi bơi thuyền
hát quan họ trong ngày hội. Đặc biệt là di tích đền vua Bà nằm cách đình làng vài
trăm mét tuy không phải là kiến trúc đồ sộ nhưng lại là trung tâm của sự sùng
kính, trân trọng không chỉ của nhân dân Viêm Xá mà cả vùng quan họ. Đền vua
Bà là công trình kiến trúc cổ thời Lê có trang trí kiến trúc đắp nổi và chạm khắc
đơn giản, song lưu giữ nhiều hiện vạt quý như tượng vua Bà, bài vị sắc phong,
hoành phi câu đối, đồ tế khí vẫn còn khá đủ. Hàng năm cứ đến ngày 7-12 âm lịch
truyền rằng ngày vua Bà hạ giáng xuống Viêm Xá, dân làng mở hội để tưởng niệm
vị thánh mẫu, mời bạn quan họ của làng về ca hát, đối đáp mở nhiều trò vui truyền
thống trong đó đặc biệt có trò vui cướp cầu vốn tồn tại như một nghi lễ tín ngưỡng
có liên quan trực tiếp tới sự may rủi của dân làng trong một năm sinh sống, làm
ăn.
Khách thập phương đến đây đều có thể cảm nhận
không khí linh thiêng, huyền thoại cổ xưa xen lẫn
sự mộc mạc êm đềm, rất giàu tình cảm của những
áng thư quan họ vùng Kinh Bắc. Hiếm có làng
quan họ nào trong 49 làng quan họ trong vùng lại
có tới 4 hội làng như ở Viêm Xá mà đặc biệt là h
vua Bà thu hút đông đảo nhất và dài ngày nhất.
Trong lễ hội, ngoài phần nghi lễ thì chủ yếu là hát
quan họ với các hình thức ca hát bài bản nhất, lề
lối nhất và vai trò của các nghệ nhân quan họ cũng
chiếm phần đáng kể trong hát thời, hát cầu đảo. Và có lẽ vì không khí quan họ
thiêng liêng như vậy mà mặc dù không có những thuận lợi về giao thông, địa thế

như Hội Lim nhưng hội hát quan họ Viêm Xá hàng năm vẫn duy trì sức thu hút tự
nhiên đối vối phần lớn các làng quan họ trong vùng đến vui hát, thi hát như một
nhu cầu tự thân đầy hứng khởi. Người làng Viêm Xá tự hào về đất quê mình là cái



i
nôi quan họ, qua bao mưa nắng, dãi dầu làng vẫn cố công gìn giữ ngôi đền Bà
chúa quan họ giản dị nhưng quanh năm tấp nập. Chuyện kể rằng cô gái làng đẹp
người, đẹp nết, đảm đang nghề canh cửi tên là Nhữ Nương. Một bữa ra ruộng hái
dâu, gặp vua vi hành về chốn dân dã. Cô gái lấp ló trong bờ dâu, trên trời có đám
mây vàng kết tụ, hát ghẹo :

"Tay cầm bán nguyệt xênh xang
Bao nhiêu thảo mộc lại hàng chị đây"
Vua vì say câu hát, thương mến mời vào cung. Nhân dân trong làng tưởng nhớ
người con gái đức hạnh có tài ca hát đã rủ học thuộc những bài ca của Bà và sau
này chính là dân ca quan họ. Những bài hát mà Bà sáng tác khi ca lên không chỉ
làm say mê lòng người, giúp trai gái yêu thương nhau mà còn làm mùa màng tốt
tươi, cây cối đơm hoa kết trái. Ở Viêm Xá còn giữ bền những làn điệu quan họ cổ
trong mỗi nếp nhà, trong nhiều nghệ nhân và trong lớp trẻ hôm nay. Làng còn là
một trung tâm hội hát quan họ tiêu biểu của vùng quan họ Bắc Ninh.
Các thế hệ nghệ nhân quan họ của làng Viêm Xá luôn ý thức trong tâm khảm vốn
mộc mạc, đằm thắm của mình cái sứ mạng tự nhiên là sống hết mình với dân ca
quê hương, làm tất cả những gì có thể để bảo tồn và phát triển di sản quý báu đã
trở thành tài sản chung của dân tộc.

×