Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Bệnh do côn trùng gây ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.3 KB, 8 trang )

Bệnh do côn trùng gây ra












Đối với các bệnh truyền nhiễm, một số vấn đề có
liên quan như: mầm bệnh, nguồn chứa mầm
bệnh, hình thức lây truyền, những nguyên tắc
phòng bệnh và điều trị... là những vấn đề luôn
luôn được quan tâm. Về phương thức truyền
bệnh thường có 3 hình thức chính: lây trực tiếp,
gián tiếp và lây do côn trùng tiết túc. Trong bài
viết này sẽ đề cập đến một số côn trùng, tiết túc
đóng vai trò trung gian truyền bệnh.

Bọ chét truyền bệnh dịch hạch

Bệnh dịch hạch thường gặp ở một số tỉnh của nước
ta thuộc vùng Tây Nguyên, bệnh có liên quan đến ổ
chứa (loài gặm nhấm) và trung gian truyền bệnh (bọ
chét, rận).

Ổ chứa vi khuẩn dịch hạch là các loài gặm nhấm


hoang dã như thỏ, chuột. Bọ chét, đặc biệt là bọ chét
chuột Xenopsyella chéopis ký sinh trên các loài gặm
nhấm. Khi gặm nhấm bị bệnh dịch hạch sẽ có hai
hiện tượng xảy ra: hiện tượng đầu tiên là chuột sốt và
sau đó là chuột sẽ chết. Cả hai hiện tượng đó đều
làm cho thân nhiệt của chuột thay đổi. Đặc điểm nổi
bật của bọ chét chuột là khi thân nhiệt của chuột thay
đổi (nhiệt độ tăng hay giảm) thì chúng sẽ rời vật chủ
đó để đi tìm vật chủ khác và khi đến vật chủ khác
chúng lại hút máu, qua việc hút máu chúng sẽ truyền
bệnh dịch hạch cho vật chủ khác.


Phát ban trong bệnh sốt mò.

Người bị bọ chét mang vi khuẩn dịch hạch cắn thì sẽ
mắc bệnh, có thể là bị bệnh nhiễm khuẩn huyết ngay
từ đầu hoặc vi khuẩn theo hệ tuần hoàn đến các cơ
quan khác gây bệnh (viêm phổi, viêm hạch, viêm
não...). Bệnh dịch hạch còn do một vài loại tiết túc
nữa làm lây bệnh dịch hạch từ người mắc bệnh dịch
hạch cho người lành, đó là chấy và rận. Khi một
người mắc bệnh dịch hạch, nếu bọ chét chuột hút
máu người đó hoặc trên người đó có chấy, rận thì
chúng cũng hút máu và khi sang cơ thể khác hút máu
thì chúng cũng truyền bệnh dịch hạch.

Mò, ve, rận truyền bệnh rickettsia

Trong các bệnh gây ra bởi rickettsia thì có một loại

thường gây nên bệnh sốt mò hay còn gọi là bệnh sốt
phát ban rừng rú, do mò đỏ làm trung gian truyền
bệnh. Tác nhân gây bệnh chính là vi khuẩn có tên là
R.tsutsugamushi. Ổ chứa loại vi khuẩn này là động
vật hoang dã, gặm nhấm (chuột, thỏ), chim, gà, lợn,
chó. Trung gian truyền bệnh là mò đỏ mà tác nhân
quan trọng là ấu trùng của chúng. Ấu trùng mò đỏ
thường bám vào thân cây, ngọn cỏ để sống hoặc
chúng có ngay ở cả bề mặt đất khi động vật hay con
người đi qua đó, chúng bám vào và hút máu, trong
máu của ấu trùng mò đỏ có vi khuẩn rickettsia, vì vậy
vi khuẩn sẽ gây bệnh sốt mò cho người.

Bệnh sốt mò là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có
đặc điểm là bệnh khởi phát rất đột ngột. Đầu tiên là
sốt cao, đau đầu, chóng mặt, kém ăn, mất ngủ và
kèm theo là nổi ban. Ban có màu đỏ xuất hiện vào
cuối tuần thứ nhất của bệnh. Ban chỉ tồn tại vài ngày
hoặc có khi hàng tuần tùy theo độc lực của loại vi
khuẩn.

Đặc điểm của ban là kiểu dát sần, ít khi xuất huyết.
Ban thường xuất hiện đầu tiên ở ngực, bụng sau đó
lan ra toàn thân và các chi, rất hiếm thấy ban mọc ở
mặt, gan bàn chân, bàn tay. Đặc điểm của sốt thường
là sau một cơn rét run và kéo dài từ 2 - 3 tuần lễ. Một

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×