Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm giun kim (heterakis gallinarum) và phân tích mối quan hệ truyền lây với bệnh do histomonas meleagridis gây ra ở gà thả vườn trên địa bàn huyện phú bình thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.21 MB, 73 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIÊN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




ðỖ THỊ VÂN ANH



NGHIÊN CỨU TỶ LỆ NHIỄM GIUN KIM (HETERAKIS GALLINARUM)
VÀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ TRUYỀN LÂY VỚI BỆNH DO
HISTOMONAS MELEAGRIDIS GÂY RA Ở GÀ THẢ VƯỜN
TRÊN ðỊA BÀN HUYỆN PHÚ BÌNH – THÁI NGUYÊN



CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ SỐ : 60.64.01.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN HỮU NAM





HÀ NỘI – 2014



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực. Các tài liệu viễn dẫn trong luận văn ñều
ñã ñược công bố theo ñúng nguyên tắc.
Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cảm ơn.

Tác giả


ðỗ Thị Vân Anh



















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi luôn nhận
ñược sự giúp ñỡ chân tình ñầy trách nhiệm và hết lòng vì khoa học của PGS. TS
Nguyễn Hữu Nam.
Tôi xin chân thành cảm ơn Bộ môn Bệnh lý, Khoa Thú y, Viện ðào tạo sau
ðại học - Học viện nông nghiệp Việt Nam, ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong quá
trình nghiên cứu ñề tài.
Nhân dịp này, cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành sự giúp ñỡ nhiệt tình của
Trạm Thú y huyện Phú Bình , tỉnh Thái Nguyên trong quá trình nghiên cứu ñề tài.
Tôi xin cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo, gia ñình và bạn bè ñã tạo ñiều
kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.

Tác giả


ðỗ Thị Vân Anh









Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC



Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình viii
Danh mục biểu ñồ ix
MỞ ðẦU 1
1.1 ðặt vấn ñề 1
1.2 .Mục tiêu ñề tài 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Giun kim ký sinh trên gà 3
1.1.1 Vị trí của giun kim ở gà trong hệ thống phân loại ñộng vật 3
1.1.2 Thành phần loài giun kim ký sinh trên gà ở Việt Nam 4
1.1.3 ðặc ñiểm hình thái cấu tạo của loài giun kim kí sinh trên gà 4
1.2 Bệnh giun kim trên gà 8
1.2.1 Cơ chế sinh bệnh 8
1.2.2 Dịch tễ của bệnh giun kim trên gà 8
1.2.3 Triệu chứng, bệnh tích của gà khi bị nhiễm giun kim 9
1.3 Bệnh do Histomonas gây ra trên gà 10
1.3.1 Giới thiệu bệnh 10
1.3.2 Lịch sử bệnh 11

1.3.3 Căn nguyên 12
1.3.4 Cơ chế sinh bệnh 15
1.3.5 Triệu chứng lâm sàng 16
1.3.6 Bệnh tích 17

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1 Nội dung nghiên cứu 18
2.2 Nguyên liệu nghiên cứu 18
2.2.1 ðộng vật thí nghiệm 18
2.2.2 Mẫu bệnh phẩm 18
2.2.3 Hóa chất 19
2.2.4 Dụng cụ 19
2.2.5 ðịa ñiểm 19
2.3 Phương pháp nghiên cứu 19
2.3.1 Phương pháp xét nghiệm phân tìm trứng giun kim 19
2.3.2 Phương pháp quan sát thống kê xác ñịnh gà nghi nhiễm Histomonas 20
2.3.3 Phương pháp mổ khám (tài liệu tiêu chuẩn ngành - Cục thú y, 2006) 20
2.3.4 Phương pháp làm tiêu bản bệnh lý 22
2.3.5 Phương pháp xét nghiệm một số chỉ tiêu huyết học của gà nghi nhiễm
Histomonas. 24
2.3.6 Phương pháp xử lý số liệu 24
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25
3.1 Kết quả nghiên cứu tình hình nhiễm giun kim trên gà thả vườn tại
Phú Bình – Thái Nguyên 25
3.1.1 Tình hình nhiễm giun kim ñường tiêu hóa gà huyện Phú Bình bằng
phương pháp mổ khám 25
3.1.2 Tình hình nhiễm giun kim ñường tiêu hóa gà huyện Phú Bình bằng

phương pháp xét nghiệm phân 29
3.2 Nghiên cứu về bệnh ñầu ñen trên gà tại Phú Bình – Thái Nguyên 38
3.2.1 Kết quả xác ñịnh tỷ lệ nhiễm bệnh ñầu ñen ở gà tại Phú Bình – Thái
Nguyên 38
3.2.2 Kết quả quan sát triệu chứng của gà mắc bệnh do Histomonas 40
3.2.3 Kết quả nghiên cứu biến ñổi ñại thể của gà nghi nhiễm Histomonas 42
3.2.4 Kết quả nghiên cứu biến ñổi vi thể của gà nghi nhiễm Histomonas 46
3.2.5 Xác ñịnh một số chỉ tiêu sinh lý máu của gà khỏe và gà nghi nhiễm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

Histomonas 49
3.2.6 Xác ñịnh mối tương quan giữa tỷ lệ nhiễm giun kim trên gà thả vườn
với bệnh ñầu ñen trên gà 53
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 59
1 KẾT LUẬN 59
2 ðỀ NGHỊ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

X


Số bình quân
Sx ðộ lệch chuẩn
Mx Sai số bình quân
N Dung lượng mẫu
Cs Cộng sự
Nxb Nhà xuất bản
< Dưới, nhỏ hơn
> Lớn hơn
















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BẢNG



STT Tên bảng Trang

3.1 Tỷ lệ nhiễm giun kim ñường tiêu hóa của gà tại các ñịa ñiểm nghiên cứu 25
3.2 Tỷ lệ và cường ñộ nhiễm giun kim ñường tiêu hóa gà tại các ñịa ñiểm
nghiên cứu 29
3.3 Tỷ lệ và cường ñộ nhiễm giun kim ñường tiêu hóa theo lứa tuổi của gà 31
3.4 Kết quả theo dõi biến ñộng nhiễm giun kim gà theo phương thức
chăn nuôi 34
3.5 Kết quả theo dõi biến ñộng nhiễm giun kim gà theo mùa vụ, khí hậu
nuôi theo phương thức chăn nuôi thả vườn 36
3.6 Tỷ lệ nhiễm bệnh ñầu ñen ở gà tại Phú Bình - Thái Nguyên 38
3.7 Tỷ lệ gà nhiễm bệnh do Histomonas theo các lứa tuổi 39
3.8 Triệu chứng lâm sàng gà nghi nhiễm Histomonas theo lứa tuổi 40
3.9 Tần số biến ñổi ñại thể các cơ quan gà nghi nhiễm Histomonas. 43
3.10 Tần số biến ñổi của gan và manh tràng 43
3.11 Biến ñổi bệnh lý ñại thể của gà nghi nhiễm Histomonas. 44
3.12 Bệnh tích vi thể ở một số cơ quan của gà nghi nhiễm Histomonas 47
3.13 Một số chỉ tiêu sinh lý máu của gà khoẻ và gà nghi nhiễm Histomonas 50
3.14 Kết quả nghiên cứu chỉ tiêu bạch cầu của gà 52
3.15 Tương quan giữa tỷ lệ Histomonas và Heterakis gallnarum 53



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang


1.1 Heterakis gallinarum (ðuôi con ñực) 7
1.2 Heterakis gallinarum (ðuôi con cái) 7
1.3 Heterakis gallinarum (Lỗ sinh dục con cái) 7
1.4 Heterakis gallinarum (ðầu) 7
1.5 Trứng Heterakis gallinarum 7
3.1 Gà thả vườn, ñàn gà nhiễm bệnh do Histomonas gây ra 41
3.2 Gà bệnh ủ rũ, mào tái, rét run, tìm chỗ nắng sưởi ấm 41
3.3 Gà bệnh ủ rũ, cánh xõa, mào ñổ 41
3.4 Gà chết do Histomonas 41
3.5 Gan hoại tử hình hoa cúc 45
3.6 U cục nổi rõ trên mặt gan 45
3.7 Manh tràng sưng to, hoại tử bã ñậu 45
3.8 Manh tràng căng to, dày màu trắng xám, hai bên không ñều nhau 45
3.9 Chất chứa manh tràng giống bã ñậu 45
3.10 Ruột xuất huyết lấm chấm tròn 45
3.11 Noãn nang của Histomonas ở thành ruột(HE x 600) 48
3.12 Noãn nang tràn ngập hạ niêm mạc, sát với cơ niêm (HE x 600) 48
3.13 Noãn nang trong chất chứa của manh tràng bị sưng to(HE x 600) 48
3.14 Ổ bệnh của gan (HE x 600) 48
3.15 Noãn nang ở gan(HE x 600) 48
3.16 Noãn nang ở gan(HE x 600) 48


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC BIỂU ðỒ

STT Tên biểu ñồ Trang


3.1 Tỷ lệ nhiễm giun kim ñường tiêu hóa của gà tại các ñịa ñiểm nghiên cứu 26
3.2 Tỷ lệ nhiễm giun kim ñường tiêu hóa gà tại các ñịa ñiểm nghiên cứu 30
3.3 Tỷ lệ nhiễm giun kim ñường tiêu hóa theo lứa tuổi của gà 32
3.4 Tỷ lệ nhiễm giun kim theo phương thức chăn nuôi 34
3.5 Tỷ lệ nhiễm giun kim gà theo mùa vụ, khí hậu nuôi theo phương thức
chăn nuôi thả vườn 37
3.6 Tương quan giữa tỷ lệ nhiễm giun kim và bệnh ñầu ñen trên gà thả vườn 54



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ðẦU

1.1. ðặt vấn ñề
Nghề chăn nuôi gà hiện nay ñang ñược mở rộng và cải tiến theo xu thế tiếp
cận các thành tựu của khoa học kỹ thuật trên thế giới. Trong ñó nuôi gà ở gia ñình
chiếm một vị trí quan trọng, phát triển trên ñịa bàn rộng ở cả nông thôn, thành thị,
vùng ven ñô, trung du, miền núi với quy mô số lượng ngày càng tăng nhằm mục
tiêu sản xuất nhiều thịt, trứng phục vụ cho xã hội. Song song với sự phát triển của
ngành chăn nuôi gà thì dịch bệnh trên ñàn gà ngày càng phức tạp. Bên cạnh những
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi gà phải kể ñến
bệnh ký sinh trùng. ðặc biệt ký sinh trùng ñường tiêu hóa là một trong những
nguyên nhân gây nên tiêu chảy ở gia súc, gia cầm. Tác hại của chúng là cướp chất
dinh dưỡng của vật chủ, lấy thể dịch tổ chức của vật chủ làm thức ăn, làm cho vật
nuôi còi cọc, chậm lớn, giảm sản lượng trứng sữa, giảm phẩm chất thịt, sức cày kéo,
giảm phẩm chất lông da. Nặng hơn nữa nếu vật nuôi nhiễm ký sinh trùng với số
lượng nhiều có thể gây tắc ruột, thủng ruột và chết. Không chỉ vậy chúng còn tác

ñộng lên vật chủ bằng ñộc tố, ñầu ñộc vật chủ, giảm sức ñề kháng, tạo ñiều kiện cho
các bệnh khác phát sinh.
Theo Lee and Plestan (1971), Nguyễn Xuân Bình và cs (2002) cùng nhiều
tác giả khác cho biết tác hại của bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh giun kim
ñường tiêu hóa ở gà nói riêng là rất to lớn. Khi gà mắc bệnh giun kim ngoài tác hại
trực tiếp do bệnh gây ra như: giun cướp mất chất dinh dưỡng, tiết ñộc tố ñầu ñộc vật
chủ, gây tụ huyết, xuất huyết, tắc ruột, thủng ruột. Chúng còn làm tổn thương nhiều
cơ quan do dạng trưởng thành và khi ấu trùng gây ra tạo ñiều kiện cho vi khuẩn
xâm nhập gây bệnh kế phát. Nguy hiểm hơn ñó là trứng giun kim chính là vectơ
truyền bệnh ñầu ñen cho gà. ðây là bệnh do một loại ñơn bào Histomonas
meleagridis gây ra, loại ñơn gà này thường ký sinh trong trứng của giun kim. Bệnh
có những bệnh tích ñặc trưng: viêm hoại tử mủ ở manh tràng và gan, da vùng ñầu
và mào tích thâm ñen.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

Thời ñiểm tháng 3/2010 Lê Văn Năm và cộng sự ñã quan sát thầy hàng loạt
gà nuôi tập trung thả vườn tại một số tỉnh phía bắc bệnh ñã bùng phát dữ dội, gây
thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi. Và từ thời ñiểm ñó hằng năm bệnh vẫn
thường xuyên xảy ra trên các ñịa bàn chăn nuôi gà thả vườn từ quy mô nhở ñến lớn.
Xuất phát từ tình hình thực tế. do yêu cầu cấp thiết của thực tế và ñể có biện pháp
phòng trị có cơ sở khoa học về giun Heterakis gallinarum và bệnh ñầu ñen ở gà.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm giun kim
(Heterakis gallinarum) và phân tích mối quan hệ truyền lây với bệnh do
Histomonas meleagridis gây ra ở gà thả vườn trên ñịa bàn huyện Phú Bình –
Thái Nguyên”.
1.2.Mục tiêu ñề tài
- Xác ñịnh một số ñặc ñiểm dịch tễ, bệnh lý và lâm sàng của bệnh giun kim
trên gà thả vườn tại 3 xã thuộc huyện Phú Bình – Thái Nguyên.

- Xác ñịnh một số ñặc ñiểm triệu chứng, bệnh lý của gà mắc bệnh ñầu ñen
trên gà.
- Xác ñịnh mối tương quan giữa tỷ lệ gà nhiễm giun kim với gà mắc bệnh
ñầu ñen.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giun kim ký sinh trên gà
1.1.1. Vị trí của giun kim ở gà trong hệ thống phân loại ñộng vật
Theo Wehr and Hwang, 1964, Ryjikov và cs, 1967. Vị trí của giun kim
ký sinh ở ñường tiêu hóa của gà trong hệ thống phân loại ñộng vật như sau:
Ngành giun tròn Nematoda Rudolphi, 1808
Bộ phụ: Oxyurata
Họ: Heterakididae Railliet Henry, 1914
Giống: Heterakis
Loài: Heterakis gallinarum
Heterakis beramporia
Trịnh Văn Thịnh (1963) cho biết phân bộ Heterakina Chitwood (1971) tại
Việt Nam có 5 loài thuộc 3 giống và 2 họ phân bố rộng rãi khắp cả nước. Chúng
thường ký sinh ở manh tràng, ruột gà của gia cầm.
• Họ Heterakididae Railliet et Henry, 1914
- Giống Heterakis Dujardin, 1845
+ Loài Heterakis gallinarum (Schrank, 1788) Dujardin, 1845
+ Loài Heterakis beramporia Lane, 1914
- Giống Ganguleterakis Lane, 1914
+ Loài Ganguleterakis dispar Schrank, 1790.

+ Loài Ganguleterakis brevispiculum Gendre, 1911.
• Họ Subluridae Yorke et Maplestone, 1926
- Giống Subulura Molin, 1860
+ Loài Subulura brumpti (Loper – Neyra, 1922) Cram 1926
Lần ñầu tiên trên thế giới vào năm 1788 tác giả Schrank ñã tìm thấy loài
Heterakis gallinarum ký sinh ở manh tràng, ruột già của gia cầm (gà, vịt).
Theo Phan Lục, 1971, 1972 cho biết giun kim ký sinh trên gà thuộc:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

- Lớp Nematoda.
- Bộ phụ Oxyurata (bộ phụ giun kim)
- Họ: Heterakididae Giống: Heterakis
- Loài: Heterakis gallinarum
Heterakis beramporia
1.1.2. Thành phần loài giun kim ký sinh trên gà ở Việt Nam
Trịnh Văn Thịnh (1977) và nhiều tác giả khác cho biết Heterakis có nhiều
loài nhưng ở Việt Nam phổ biến là loài Heterakis gallinarum và Heterakis
beramporia thuộc Heterakidae.
Theo Trịnh Văn Thịnh (1963), Phan Thế Việt và cs (1977a), (1977b) cho biết
H.gallinarum thường xuyên ký sinh ở manh tràng và ruột già của gà, vịt. Tại Việt
Nam tác giả cho biết ñã tìm thấy tại nhiều tỉnh thành như: Lai Châu, Hà Bắc, Thanh
Hóa, Bình ðịnh, Kontum, Gia Lai và ðăk Lăk ….vv. Trên thế giới chúng phân bố
khắp mọi nơi.
Phan Thế Việt và cs (1984), Phan Lục (1971) cho biết: H.beramporia có mặt
khắp ở Việt Nam và trên thế giới. Chúng ký sinh ở manh tràng của gà, gà tây, ngan
và ngỗng.
Cho ñến nay, trên thế giới ñã tìm thấy Heterakis ở một số quốc gia như Ấn
ðộ, Trung Quốc và Philippin…vv. Còn ở Việt Nam giun kim ñã tìm ñược nhiều loài

và ký sinh phổ biến ở gà tây, gà rừng và một số loài thủy cầm như vịt…vv.
Theo Phan Thế Việt và cs (1977a), (1977b) Heterakis gallinarum, Heterakis
beramporia phân bố phổ biến khắp cả nước và trên thế giới. Chúng thường ký sinh
ở các loài gia cầm, thủy cầm và một số loài chim.
1.1.3. ðặc ñiểm hình thái cấu tạo của loài giun kim kí sinh trên gà
1.1.3.1. ðặc ñiểm chung
Giun kim ký sinh ở gà là một bộ của lớp giun tròn nên mang những ñặc ñiểm
riêng của loài và những ñặc ñiểm chung của lớp giun tròn.
Ryjikov và cs (1967), Nguyễn Thị Lê (1996) và cs, Phan Lục (1971),
(1972), Phan Lục và cs (2006), Phan Thế Việt và cs (1977b), cùng nhiều tác giả
khác trong và ngoài nước cho biết hình thái cấu tạo giun tròn như sau: Chúng thuộc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

lớp Nematoda, ngành Nemathelminthes. Cơ thể hình ống, hình sợi, hình tròn và hai
ñầu thon nhỏ dần chiều dài cơ thể từ 0,1mm-1m. ða số ñầu giun có môi, gai, xoang
miệng. Con cái ñuôi thường thẳng, con ñực thường cong. Vỏ ngoài của giun là
cuticun dày dùng ñể bao bọc cơ thể. Trên lớp vỏ có những vân ngang, dọc, giác móc
và một số cấu tạo phụ khác. Những loài ký sinh ở ñường tiêu hóa thường có từ 7-10
lớp vỏ ngoài. Lớp vỏ này ñược cấu tạo bởi những thành phần có trọng lượng phân
tử lớn và có khả năng chống chịu những hóa chất, dịch vị tiêu hóa. Chúng có vai trò
như một lớp áo giáp bảo vệ cho giun.
Theo Abuladze (1990) cho biết: phía dưới cuticun của giun là lớp biểu mô và tiếp
ñến là lớp cơ giúp cho giun di chuyển một cách dễ dàng nhất. Quá trình trao ñổi chất của
giun ñược diễn ra nhờ những tế bào mầm nằm ở phía sau lớp cơ. Lớp cơ và lớp vỏ
cutincun tạo thành túi da cơ, bên trong cơ thể là các xoang chứa các bộ phận khí quan.
Hệ tiêu hóa của giun khá hoàn chỉnh gồm: miệng thường nằm ở ñỉnh ñầu,
xung quanh có môi, mào, quanh xoang miệng ñôi khi có răng. Ruột dài hình ống, lỗ
hậu môn thường nằm ở cuối cơ thể. Giun tròn dinh dưỡng bằng các chất chứa ở ruột

của vật chủ ñôi khi dùng máu và mô của ký chủ tại nơi chúng ký sinh.
Hệ bài tiết có hai ống nói với nhau thành một ống chung. Chúng ñược bắt
ñầu từ phần sau cơ thể và ñổ ra lỗ bài tiết nằm ở mặt bụng phía trước ở cơ thể.
Hệ thần kinh: quanh thực quản ñược bao bọc bởi vòng thần kinh. Các dây
thần kinh ñi ñến các cơ quan cảm giác ở ñầu, cổ và núm ñuôi.
Hệ sinh dục: ña số giun tròn là ñơn tính. Con cái có kích thước lớn hơn con ñực.
Cơ quan sinh dục ñược gồm có một tinh hoàn, hình ống ñược nối với ống
dẫn tinh và túi tinh. Số lượng gai giao cấu tùy thuộc vào từng loài thường có hai gai
thò ra ngoài qua lỗ huyệt, có kích thước, hình dạng khác nhau. Một số loài có bánh
lái ñể ñiều chỉnh gai giao cấu. ðặc biệt là các cơ quan sinh dục phụ ñây là ñặc ñiểm
ñể phân biệt loài giun tròn.
Cơ quan sinh sản cái có hai buồng trứng hình ống dẫn dài, ngoằn ngoèo,
ñược nối với ống dẫn trứng và tử cung. Lỗ sinh sản nằm phía bụng và ở các vị trí
khác nhau tùy thuộc từng loài. Sau khí giun cái ñược giao phối, chúng ñẻ trứng
hoặc ấu trùng. Trứng và ấu trùng ñược thải ra ngoài qua ñường tiêu hóa (hậu môn).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

1.1.3.2. Giun kim (Heterakis gallinarum, H. beramporia)
Theo Bùi Lập và cs (1969), Sevsov (1970), Abuladze (1990) và J.Kaufinann,
(1996) cho biết: H.gallinarum có màu vàng nhạt. Giun ñược dài: 5,84 – 11,1 mm, thực
quản phình rộng ở phía sau thành hình củ hành, rộng nhất ở gần giữa cơ thể 0,27 –
0,39mm. Thực quản dài 1,2 – 1,4 mm, diều 0,26 – 0,31 mm. Gai sinh dục không
bằng nhau, gai trái dài 1,62 – 2,1 mm, gai phải dài 0,54 – 0,72 mm, không có gai
ñiều chỉnh. Có 12 núm ñuôi. Trước hậu môn có những núm và giác trước huyệt
dạng hình tròn, ñường kính 0,07 – 0,08 mm và phần cuối ñuôi nhọn như kim.
Giun cái có kích thước 8 – 12 mm, rộng 0,27 – 0,45 mm, thực quản dài 1,15 –
1,37 mm, diều kích thước 0,27 – 0,33 mm. Lỗ sinh dục nằm ở cuối cơ thể, cách mút ñầu
khoảng 4,38 – 6,44 mm. Trứng hình ovan kích thước: 0,05 – 0,75 x 0,03 – 0,039 mm.

ðặc ñiểm cấu tạo của H. beramporia ñược Phan Lục (1971) cùng nhiều tác
giả khác cho biết. Con ñực có kích thước dài 5,5 -5,7 mm, rộng 0,2 – 0,21 mm.
Thực quản ñược chia thành 2 phần: phần trước có kích thước nhỏ hơn phần sau:
chiều dài 0,04 mm, rộng 0,02, phần sau chiều dài 0,61 – 0,63 mm. ðuôi nhọn, lỗ
huyệt cách lỗ bài tiết cách 0,03 mm và cách mút ñuôi 0,36 mm. Có 3 ñôi núm sinh
dục trước huyệt, 4 ñôi sau và 6 ñôi ngang với huyệt. Có 1 ñôi gai sinh dục kích
thước dài 0,34 – 0,37 mm và chiếc còn lại có kích thước 0,023 – 0,025 mm.
Con cái có kích thước cơ thể : 7,6 – 7,64 mm x 0,25 – 0,29 mm. Thực quản
có kích thước: 0,74 – 0,77 x 0,55 – 0,055 mm. Trứng hình ovan có kích thước 0,62
x 0,034 – 0,039 mm.
Sự phát triển của ấu trùng giun kim ñến giai ñoạn cảm nhiễm còn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố ngoại cảnh. Theo Trịnh Văn Thịnh (1977) trứng gây nhiễm có sức
ñề kháng khá tốt. Chúng có khả năng phát triển ñược trong môi trường H
2
SO
4
1%
hoặc NaCl 0,1%. ðặc biệt ở những nơi thiếu ánh sáng, ẩm ướt, trứng giun có thể tồn
tại ñến chín tháng. Ngược lại ở những nơi ñộ ẩm thấp, khô hạn và có ánh sáng chiếu
trực tiếp thì trứng giun nhanh chóng bị tiêu diệt.
Phan Lục và cs (2006) cho biết thời gian trứng phát triển ñến giai ñoạn gây
nhiễm phải ở ñiều kiện mùa hè có thể kéo dài khoảng 1 tuần, ở mùa ñông nhiệt ñộ
thấp nên mất khoảng từ 2 - 4 tuần. Bệnh phát triển và lây lan mạnh chủ yếu là do gà
ăn phải trứng cảm nhiễm. Gà mắc bệnh trong khoảng thời gian 1 tháng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7


Hình 1.1: Heterakis gallinarum

(ðuôi con ñực)

Hình 1.2: Heterakis gallinarum
(ðuôi con cái)
Hình 1.3: Heterakis gallinarum
(Lỗ sinh dục con cái)
Hình 1.4: Heterakis gallinarum
(ðầu)

Hình 1.5: Trứng Heterakis gallinarum


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

1.2. Bệnh giun kim trên gà
1.2.1. Cơ chế sinh bệnh
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2001), Abuladze 1(990) và Sevsov (1970) cho
biết Heterakis và ấu trùng có tác hại rất lớn ñối với vật chủ:
Tác ñộng cơ giới: ấu trùng sau khi xâm nhập vào ñường tiêu hóa của vật chủ
gà chúng thoát vỏ ñến manh tràng và ruột. Sau khi tới manh tràng chúng chui vào
niêm mạc, gây tụ huyết, xuất huyết.
Tác ñộng cướp chất dinh dưỡng: giun cướp chất dinh dưỡng của cơ thể vật
chủ ñể tồn tại và phát triển. Do ñó số lượng giun nhiều tồn tại trong thời gian dài sẽ
làm cho gà gầy yếu, còi cọc, chậm lớn, thiếu máu. Gà bị nhiễm giun nặng giảm tăng
trọng rõ rệt, giảm sản lượng thịt với gà thịt và giảm sản lượng trứng với gà ñẻ.
Tác ñộng tiết ñộc tố: trong quá trình ký sinh giun tiết ra ñộc tố. ñầu ñộc vật
chủ làm cho gà mệt mỏi, ủ rũ, ít vận ñộng.
Tác ñộng mang trùng: ñể không bị ñào thải theo phân ra ngoài giun phải bám
vào thành niêm mạc ruột và trong quá trình di chuyển giun ñã tác ñộng cơ học lên

thành ruột làm cho niêm mạc ruột bị tổn thương, tạo ñiều kiện cho vi khuẩn xâm
nhập như: Salmonella gallisepticum, S. pullorum và các chủng E.coli. Dẫn ñến gà
dễ bị nhiễm trùng và mắc một số bệnh kế phát.
Ngoài ra giun còn khuếch tán nguyên tràng (Histomonas meleagridis) làm cho
gan bị viêm. Khi bị ấu trùng xâm nhập từ bên ngoài vào thì gà sẽ mắc cả hai bệnh này.
Ở những gà bị chết bệnh tích thường thấy là xác gầy, niêm mạc dày và bị loét, ñôi khi
gan bị cứng do tác ñộng bởi các dộc tố và quá trình di chuyển của ấu trùng.
1.2.2. Dịch tễ của bệnh giun kim trên gà
Theo nghiên cứu của Phan Lục (1971), Abuladze (1990) cho biết cường ñộ
nhiễm của gà tăng dần theo ñộ tuổi và ñến ñộ tuổi từ tháng thứ 6 trở ñi tỷ lệ nhiễm
bắt ñầu giảm xuống.
Theo ðỗ Hồng Cường và cs (1999) cho biết tỷ lệ nhiễm và cường ñộ nhiễm
và tác hại của bệnh ở gà con từ 1 – 3 tháng tuổi là cao hơn ở gà trưởng thành.
Kết quả ñiều tra của Permin và cs (1997) trong mùa khô và mùa mưa của 6
xã thuộc Tanzania ñã phát hiện tỷ lệ nhiễm cho thấy tỷ lệ nhiễm giun kim như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

ở mùa khô Heterakis gallinarum 74,0%, ở mùa mưa: Heterakis gallinarum 78,7%
Phan Lục, 1971 khi nghiên cứu giun, sán của gà ở vùng ñồng bằng Nam Hà ñã cho
biết gà nhiễm Heterakis gallinarum 62,7%.
Phan Lục (1972) cho biết tỷ lệ nhiễm những loài giun tròn ñường tiêu hóa
của gà ở vùng núi Nghĩa Lộ: A. galli 53,9%, H. gallinarum 70,9%. Tỷ lệ nhiễm
Heterakis gallinarum ở Hà Bắc là 74,6%, Hà Tĩnh: 74,9%, Quảng Ninh: 58,4%.
Cường ñộ nhiễm trung bình 7,3 – 16,3 giun/gà. Gà < 3 tháng tuổi nhiễm 73,8%, ở
giai ñoạn từ 3 – 5 tháng tuổi gà nhiễm 62,9% và > 5 tháng tuổi nhiễm là 44%.
Cũng Phan Lục và cs (2006) cho biết: nước ta có tỷ lệ nhiễm loài giun tròn
chủ yếu ở ñường tiêu hóa của gà như sau: ở miền núi Heterakis gallinarum 87,8%,
Heterakis beramporia 91%; ở trung du Heterakis galinarum 74,6%; ở ñồng bằng

Heterakis gallinarum 62,7%, Heterakis beramporia 40,6%.
Trịnh Văn Thịnh (1963), (1977) cho biết ấu trùng có sức ñề kháng cao và vẫn
phát triển tốt ở trong một số môi trường dung dịch như H
2
SO
4
1% và NaCl 0,1%.
ðặc biệt ở những nơi có ñộ ẩm cao, thiếu ánh sáng, trứng có thể tồn tại ñược 9
tháng và ngược lại ở những nơi khô hạn và có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp
trứng bị chết nhanh chóng.
Gà thả vườn thường hay có tỷ lệ và cường ñộ nhiễm bệnh giun sán cao hơn
gà chăn nuôi theo kiểu công nghiệp.
Bệnh giun kim phân bố rộng rãi khắp trên thế giới. Việt Nam nằm trong vùng
nhiệt ñới khí hậu gió mùa, thời tiết quanh năm nóng ẩm. Vì vậy ñây là ñiều kiện
thuận lợi cho ấu trùng và dịch bệnh phát triển, làm cho tỷ lệ, cường ñộ nhiễm bệnh
ở gia cầm tăng lên.
1.2.3. Triệu chứng, bệnh tích của gà khi bị nhiễm giun kim
Triệu chứng của bệnh thường ñược biểu hiện khi gà ñã bị nhiễm nặng.
Theo J.Kaufmann (1996), Phan Lục và cs (2006) cho biết: Heterakis dạng
trưởng thành và ấu trùng có những ảnh hưởng nhỏ ñối với vật chủ. Khi bị mắc bệnh
gà ăn uống thất thường, kiết lị, thiếu máu, gầy còm. Gà ở những ñộ tuổi khác nhau
thì ảnh hưởng của bệnh với vật chủ cũng khác nhau. ðối với gà con thì sinh trưởng
chậm, nếu mắc với cường ñộ lớn mà không ñược ñiều trị có thể dẫn ñến tử vong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

cho gà con. ðối với gà ñẻ thì sản lượng trứng giảm. Nếu cường ñộ nhiễm quá nhiều
giun mà không ñược ñiều trị kịp thời sẽ làm cho gà bị tắc ruột, thủng ruột, trúng
ñộc, mất dinh dưỡng dẫn tới suy yếu và chết. Theo Phan Lục và cs (2006) cho biết

khi quan sát và mổ khám những con bị chết do bệnh gây ra thì triệu chứng bệnh tích
thường thấy là: xác gầy, manh tràng bị viêm, niêm mạc dày và loét, thỉnh thoảng
gặp trường hợp gan bị cứng do giun và ấu trùng gây ra.
Theo Trịnh Văn Thịnh (1963), Phan Thế Việt và cs (1977a) cho biết
Heterakis thường kí sinh ở manh tràng, ruột già của gà. Ngoài ra chúng còn ký sinh
trên một số vật chủ khác như: vịt, ngỗng và một số loài chim hoang dại khác.
Cũng các tác giả trên cho biết sau khi ấu trùng xâm nhập vào ñường tiêu hóa
của gà ấu trùng di chuyển tới manh tràng và chui vào niêm mạc sinh sống và phát
triển ở ñó 6 – 12 ngày ñêm sau ñó chúng quay lại xoang manh tràng, phát triển
thành giun trưởng thành. Tuổi thọ của Heterakis gallinarum khoảng 1 năm.
Theo J.Kaufmann (1996) khi gà bị nhiễm Heterakis gallinarum ñồng thời
còn mắc thêm bệnh Histomonas meleagridis - bệnh ñầu ñen ở gà.
Theo nghiên cứu của Phan Lục (1971), (1972), Abuladze (1990) cho biết ở
những gà mắc với cường ñộ lớn giun thường cuộn tròn thành từng ñám. Nếu không
ñược ñiều trị kịp thời có thể làm cho gà chết do bị tắc ruột.
1.3. Bệnh do Histomonas gây ra trên gà
1.3.1. Giới thiệu bệnh
Bệnh do Histomonas là một bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm nguy hiểm ở gà
và gà tây do một loại ñơn bào Histomonas meleagridis gây ra (Histomoniasis).
Bệnh có những bệnh tích ñặc trưng: Viêm hoại tử tạo mủ ở manh tràng và gan, thể
trạng xấu, da vùng ñầu và mào tích thâm ñen nên từ ñây bệnh có tên là bệnh ñầu ñen
(Blackhead). Cũng vì các biến ñổi ñặc trưng tập trung song hành ở gan và ruột và
bệnh lại có tính lây lan nhanh, nên bệnh còn có tên là bệnh viêm hoại tử Ruột – Gan
(Infectious Enterohepatitis).
Ở Việt Nam do các biến ñổi ñặc trưng ở giai ñoạn cuối của bệnh tạo kén ở
manh tràng nên người chăn nuôi thường gọi là bệnh kén ruột.
Trên thế giới mặc dù sự thiệt hại về kinh tế của bệnh này rất khó ñể xác

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11


ñịnh. Tỷ lệ gà tây chết hàng năm ñược dự ñoán là vượt quá 2 triệu ñô. Việc sản xuất
giảm do chi phí tử vong và trị liệu ñã làm tăng chi phí giá thành. Bệnh này ít nguy
hiểm ở gà nhưng thiệt hại do chết dự ñoán là cao hơn ở gà tây do tần số xảy ra và số
lượng các loài chim liên quan ñến bệnh. Sự bùng nổ căn bệnh này ở gà Lơgo tại
bang Geogia tỷ lệ chết lên ñến 20%. Các chuồng gà bị nhiễm mầm bệnh nghiêm
trọng do trứng giun Heterakis gây ra làm lây truyền bệnh từ ñàn này sang ñàn khác.
1.3.2. Lịch sử bệnh
Bệnh do Histomonas là một căn bệnh trên toàn thế giới của các loài chim
thuộc về loài gà, gây ra bởi một ký sinh trùng ñơn bào gọi là Histomonas
meleagridis. Bệnh lần ñầu tiên ñược phát hiện vào năm 1895 ở Rhode Island cho
biết căn bệnh ở thể nhẹ xảy ra ở gà thường dẫn ñến các vấn ñề về quản lý. Các nhà
chăn nuôi gia cầm có ñược bài học là gà Tây không nên nuôi cùng gà khác hay là
nuôi ở những nơi mà gà ñã ñược nuôi từ mấy năm trước. Vai trò của các giun kim
(Heterakis) và trứng của nó cũng như trứng của giun ñất ñược xem như vật mang ký
sinh trong thời gian lây nhiễm lâu dài hay trong nơi không có người. Bệnh này ñã
ñược báo cáo trên khắp lục ñịa và sớm tìm thấy ở nhiều nước khác. Bệnh này gọi là
bệnh ñầu ñen do nó gây ra một hình tối hoặc hơi ñen của da ñầu ở một số loài chim
do nồng ñộ Hemoglobin trong máu giảm. Bệnh nghiêm trọng nhất ñối với gà tây, tỷ
lệ tử vong cao gần 100% cả ñàn nhưng báo cáo gần ñây chỉ ra rằng bệnh cũng có
thể ảnh hưởng ñến gà con.
Năm 1920 Tyzzer lần ñầu tiên mô tả về một hiện tượng bệnh ở gà tây do một
loại ñơn bào gây ra với những biểu hiện bất thường ở da vùng ñầu có màu xanh tím
sau ñó nhanh chóng trở nên thâm ñen và ông ñã ñặt tên là Bệnh ñầu ñen (Black
Head). Bệnh nhanh chóng ñược các tác giả khác quan sát thấy ở Bắc Mỹ, Tây Âu
và hàng loạt nước khác ở Nam Mỹ, Nhật Bản ,
Ở ðông Âu Mincheva ñã thông báo bệnh có mặt ở Bungari vào năm 1950.
Ngày nay bệnh có mặt trên khắp năm châu, nhất là ở các nước có ngành chăn nuôi
gà tây và gà ta theo lối tập trung chăn thả.
Ở ðức, theo Moorgut Kartzfehn von Kameke GmbH & Co KG viết:

Histomonosis là một căn bệnh nghiêm trọng gây ra bởi ký sinh trùng ñơn bào

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

Histomonas (H) meleagridis, có thể dẫn ñến tổn thất cao ở gà tây. Báo cáo này mô
tả sự tái diễn của Histomonosis trong một trang trại chăn nuôi gà tây. Các ổ dịch ñầu
tiên xảy ở gà ra vào năm 2005 khi gà ñạt 17 tuần tuổi. Ổ dịch thứ 2 xảy ra năm 2009
khi gà 8 tuần tuổi. Tỷ lệ tử vong tăng ñến 26 – 65 % trong vòng vài ngày mặc dù
ñiều trị với các hợp chất khác nhau.Trong cả hai trường hợp H. meleagridis thuộc
kiểu gen A ñã ñược phát hiện nhưng chưa phát hiện ñược nguồn lây nhiễm rõ ràng.
Ở Việt Nam bệnh ñược phát hiện vào tháng 3 năm 2010 do Lê Văn Năm và
cộng sự phát hiện. Bệnh gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi, làm ảnh
hưởng sâu sắc ñến ñời sống xã hội của ñại bộ phận không nhỏ người dân nước ta.
Ông cũng cho rằng các trang trại chăn nuôi gà thịt ñang bị ô nhiễm nặng với giun
kim mà nó ñược biết ñến như 1 vectơ sinh học truyền bệnh và chuyển sang chăn
nuôi gà tây.
1.3.3. Căn nguyên
Các nhân tố gây bệnh Histomonas meleagridis lần ñầu tiên ñược mô tả dưới
cái tên Amoeba meleagridis, tuy nhiên sự phát hiện các ñặc tính trùng roi hướng cho
Tyzzwer ñặt tên lại là ñộng vật nguyên sinh H. meleagridis, các nguyên nhân gây
bệnh lớn hơn 17µm, trùng roi ñược tìm thấy ñợc ñặt tên như một loài riêng rẽ H.
wenrichi.
Các nhân tố khác như trùng mảng Trichomonas hay nấm Canadian albicans
ñược xem như nhân tố gây bệnh ñầu ñen.
Histomonas meleagridis là một loại ñơn bào ña hình thái: Hình trùng roi (4
roi), hình Amip và hình lưới Histomonas với hình Amip có kích thước 8 -30µm,
thể hình roi thì Histomonas có kích thước từ 20 -30 µm, bé nhất khi Histomonas ở
hình lưới: 5 -10 µm. Trong các dạng hình thái thì hình roi là phổ biến nhất và dễ
nhận biết nhất bởi chúng có 2 nhân (1 nhân to và 1 nhân nhỏ) từ nhân to mọc ra 4

cái roi và tồn tại ở các giai ñoạn khác biệt: 1, Các loại ký sinh trong giai ñoạn "nắm
giữ" tại các khu vực ngoại biên các thương tổn kích cỡ 8 – 17 µm, di ñộng kiểu
amíp và xuất hiện hình thành các cuống giả; 2, Rộng hơn (12 – 21 µm), giai ñoạn
"sinh dưỡng" ñược bó vào các cụm không bào ñể tạo thành mô; 3, giai ñoạn thứ 3
thể hiện trong các thương tổn tăng bạch cầu và nhỏ hơn hoặc trong các hình thức tái

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

tạo lại. Histomonas chuyển ñộng theo hai phương thức xoắn vặn hoặc theo kiểu làn
sóng (impuls).
Chu trình sinh học phát triển của Histomonas meleagridis như sau: Trong mô
tổ chức của ký chủ (gà ta và gà tây), Histomonas sinh sản theo phương thức tự nhân
ñôi trong tế bào gan, ruột thừa và sinh sản mạnh nhất ở giai ñoạn thể lưới (Incistio).
tuy nhiên làm thế nào ñể Histomonas meleagridis thâm nhập ký sinh vào trong
trứng giun kim và tiếp tục phát triển trong ñó thì chưa ñược nghiên cứu kỹ và chưa
có giải pháp thoả ñáng về cơ chế này.
Khi ra khỏi ký chủ thể hình roi và thể Amip chúng chỉ sống ñược 24h, trong
khi ñó ở thể lưới chúng có thể tồn tại hàng năm trong các trứng của giun kim
Heterakis gallinae theo phân gà thải ra ngoài. ðiều kiện khô ráo và nhiệt ñộ thấp
giúp cho Histomonas tồn tại lâu trong môi trường thiên nhiên ngoài cơ thể .
Histomonas có thể nuôi cấy ở môi trường nhân tạo, yếm khí.
Vòng ñời của Histomonas meleagridis:
Giun cái ñẻ trứng theo phân ra ngoài, chưa có sức gây bệnh, gặp ñiều kiện
thích hợp: nhiệt ñộ 18 – 26
0
C, ñộ ẩm thích hợp, sau 7 – 12 ngày thì thành thục và
thành ấu trùng gây nhiễm. Gà nuốt phải trứng này, sau 1 – 2h ấu trùng chui ra khỏi
vỏ trứng, sau 24h tới manh tràng và phát triển thành giun trưởng thành. Có tác giả
cho rằng, ở ruột non ấu trùng chui ra khỏi vỏ trứng, trước hết chui vào thành manh

tràng, ở ñó khoảng 5 ngày rồi lại trở về xoang manh tràng, tiếp tục phát triển thành
giun trưởng thành mất 24 ngày. Tuổi thọ của giun khoảng 1 năm. Phạm Văn Khuê –
Phan Lục (1996).
Theo Nguyễn Xuân Bình, Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn (2002), viết về
vòng ñời của H. gallinarum như sau:
Trứng Heterakis gallinarum bài xuất cùng với phân ra ngoài, trứng phát triển
ñến giai ñoạn cảm nhiễm ở môi trường bên ngoài trong thời gian từ 6 – 17 ngày,
hoặc hơn nữa, tuỳ thuộc vào nhiệt ñộ và ñộ ẩm. Sự phát triển của trứng H.
gallinarum ñến giai ñoạn cảm nhiễm ở nhiệt ñộ 30 – 37
0
C trong vòng 6 – 7 ngày, ở
nhiệt ñộ 20 – 27
0
C từ 10 – 15 ngày và 10 – 15
0
C là 72 ngày (A.N.Oxipov, 1957).
Ấu trùng lột xác trong trứng một lần, sau ñó trứng chứa ấu trùng này trở nên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

có khả năng truyền lây bệnh. Mùa ñông trứng không phát triển. Nhưng vẫn duy trì
khả năng sống. ðến mùa xuân, thời tiết ấm áp, trứng sống ñược qua mùa ñông lại
phát triển thành trứng cảm nhiễm và có thể là nguồn gây bệnh.
Gà, gà tây mắc bệnh này là do ăn phải trứng giun kim có chứa ấu trùng gây
bệnh cảm nhiễm H. gallinarum. Sau 1 – 2 giờ xâm nhập vào ñường tiêu hoá, ấu
trùng chui ra khỏi trứng xuống manh tràng. Ở manh tràng, ấu trùng chui vào thành
ruột, nhưng sau từ 5 – 7 ngày sau khi vào máu chúng lại trở lại ruột. Thời gian phát
triển của chúng ñến giai ñoạn trưởng thành trong cơ thể từ 25 – 34 ngày, nhưng thời
gian sống thì không quá 1 năm (A.N.Oxipov, 1957).

ðặc ñiểm dịch tễ
- Bệnh do Histomonas meleagridis thường xuyên nổ ra ở những gia ñình
hoặc cơ sở nuôi gà ta chung với gà tây.
- Bệnh xảy ra ở bất cứ nơi nào thích hợp cho sự tồn tại của giun kim
Heterakis gallinarum và các loại giun ñất khác nhau ñược các phòng thí nghiệm
chẩn ñoán của Mỹ, Canada, Mexico báo cáo.
- Một yếu tố quan trọng ñể Histomonas tồn tại và phát tán mạnh ra môi
trường thiên nhiên là do chúng thường ký sinh trong trứng của giun kim Heterakis,
mà khi nuôi gà thương phẩm hoặc làm giống thì hầu như 100% gà bị nhiễm loại
giun này. Bởi thế gà ta và gà tây bị nhiễm Histomonas chủ yếu qua ñường ăn uống
trong ñó có trứng giun kim Heterakis gallinae. Nói cách khác trứng giun kim là vật
ký chủ trung gian và là nguồn bệnh chủ yếu của bệnh.
- Bệnh thường thấy ở gà tây từ 2 tuần ñến 2-3 tháng tuổi, nhưng ở gà ta thì
chậm hơn một chút: từ 3 tuần ñến 3 -4 tháng tuổi.
- Bệnh bùng phát mạnh vào các tháng nóng ẩm: cuối xuân, hè, hè thu. Trong khi ñó ở
gà lớn tuổi (gà già, gà ñẻ) bệnh thường xảy ra cuối thu và mùa ñông.
- ðiều kiện vệ sinh kém, giun ñất và côn trùng ñều là các yếu tố truyền lây bệnh.
- Bệnh ñầu ñen xảy ra từ phía ðông ñến miền Trung Tây Hoa Kỳ, theo Bộ
Tài nguyên và Môi trường Michigan, dịch nghiêm trọng xảy ra trong mùa mưa, ñặc
biệt là vào mùa xuân và mùa thu. Tại Queensland, Austrailia, bệnh này xảy ra phổ
biến hơn ở các loài gà 3 – 4 tuần tuổi vào mùa hè.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

Tính chất lưu hành và thời kỳ ủ bệnh
Bệnh do Histomonas thường do dịch lưu hành ñịa phương. Bệnh phát thành
dịch còn phải tùy thuộc vào sự tương quan giữa vật chủ và tác nhân gây bệnh.
Trong ñiều kiện nhất ñịnh phụ thuộc vào vùng ñịa lý có vật chủ trung gian là giun
kim và các loại giun ñất khác thì Histomonas mới có thể tấn công và gây bệnh. Vì

vậy thời gian ủ bệnh sẽ khác nhau từ 7 – 12 ngày hoặc có thể kéo dài vài tháng.
Tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc
Có thể có rất nhiều vật chủ tương ứng với các tác nhân gây bệnh, ñồng thời
chúng bị ảnh hưởng do cách thức và liều lượng tiếp xúc. Ở bệnh tự nhiên, tỷ lệ tử vong
thường ñạt ñỉnh ñiểm sau 17 ngày và sau ñó giảm xuống sau 4 tuần. Farmer và
Stepheson cho biết: số gà tây tiếp xúc với khu vực lây nhiễm ở gà dò có tỷ lệ bệnh là
80% và tỷ lệ tử vong là 70%. Qua gây thực nghiệm, tỷ lệ tử vong ở gà tây ñã lên tới
100%. Mặc dù nhìn chung tỷ lệ tử vong do Histomonas ở gà dò thấp, tuy nhiên tỷ lệ tử
vong do Histomonas bệnh tự nhiên ñã vượt quá 30%. ðôi khi người ta phát hiện ra một
loại Histomonas có tính ñộc hại cao ở gà dò gây chết cao ở gà quá 70%.
1.3.4. Cơ chế sinh bệnh
- Qua ñường miệng Histomonas nhanh chóng bám vào thành dạ dày và ruột,
nhất là ñoạn ruột mù (manh tràng) và tại ñây chúng bắt ñầu sinh sản theo phương
thức tự nhân ñôi, chỉ trong một thời gian rất ngắn có hàng triệu tế bào niêm mạc dạ
dày và manh tràng bị phá huỷ gây ra các ổ viêm loét hoại tử, rồi ngay sau ñó là
viêm phúc mạc cấp. Tuy nhiên trong thực tế rất ít các trường hợp chúng tôi quan sát
ñược các biến ñổi ở dạ dày tuyến và dạ dày cơ.
- Từ các ổ loét của thành manh tràng Histomonas theo ñường huyết ñến ký
sinh trong các tế bào gan, tại ñây chúng gây ra các ổ viêm hoại tử và phá huỷ cấu
trúc cũng như chức năng gan làm cho thể trạng gà nhanh chóng sa sút.
- Các ổ viêm loét của manh tràng và của gan ñã tạo ñiều kiện hết sức thuận
lợi cho nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng thứ phát khác, khiến cho gà kiệt
sức và chết rất nhanh.

×