Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá tài nguyên khí hậu cho phát triển du lịch khu vực ven biển và các đảo ven bờ tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.12 KB, 6 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE

Natural Sci., 2011, Vol. 56, No. 3, pp. 151-156

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH
KHU VỰC VEN BIỂN VÀ CÁC ĐẢO VEN BỜ TỈNH QUẢNG NINH

Vũ Thị Hạnh
Bộ Giáo dục và Đào tạo
E-mail:

1.

Mở đầu

Khu vực ven biển và các đảo ven bờ tỉnh Quảng Ninh là nơi có nguồn tài
nguyên du lịch không chỉ phong phú, đa dạng mà còn rất đặc sắc, độc đáo. Dựa
trên nguồn tài nguyên này, tỉnh Quảng Ninh đã xác định du lịch là ngành kinh tế
mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh.
Khí hậu là một nguồn tài nguyên, chi phối không nhỏ vào các hoạt động và
loại hình du lịch. Đánh giá điều kiện khí hậu nhằm xác định mức độ thuận lợi của
nó với sức khỏe con người và hoạt động du lịch là công việc cần thiết. Đây là cơ sở
khoa học để đưa ra các biện pháp và định hướng khai thác hợp lí, bền vững, phát
huy hơn nữa thế mạnh về du lịch của khu vực.

2.

Nội dung nghiên cứu

2.1.
2.1.1.



Đặc điểm khí hậu
Chế độ bức xạ

Lượng bức xạ của khu vực nghiên cứu khá lớn, trung bình 200 kcal/cm2 /năm.
Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1600 - 1800 giờ (Móng Cái: 1633 giờ, Cô Tô:
1814,9 giờ, Hồng Gai: 1699,3 giờ). Chế độ bức xạ biến thiên theo thời gian, cao vào
mùa hè và thấp vào mùa đông.
2.1.2.

Chế độ gió

Do địa hình phức tạp, chịu ảnh hưởng của biển vì vậy cơ chế gió mùa ở khu
vực nghiên cứu không thuần nhất. Các đảo ngoài khơi và những nơi mà địa hình
không có ảnh hưởng nhiều đến gió thì cơ chế gió phản ánh tương đối rõ điều kiện
hoàn lưu: Từ tháng 10 đến tháng 4 hướng gió có tần suất cao nhất là Đông Bắc và
Tây Bắc, từ tháng 5 đến tháng 9 hướng gió có tần suất cao nhất là Đông Nam hoặc
Tây Nam. Các nơi khác cơ chế gió mang nhiều tính địa phương: Hướng gió chính
151


Vũ Thị Hạnh

trong mùa đông là đông và đông bắc, tốc độ gió trung bình tương đối lớn, khoảng
3,7 - 10,5 m/s, mùa hè hướng gió chủ yếu là Nam và Đông Nam. Trong năm, tốc
độ gió trung bình của khu vực thường cao vào thời kì đầu đông và thấp vào khoảng
thời gian chuyển mùa từ đông sang hè. Tốc độ gió cực đại thường xảy ra khi có bão,
áp thấp nhiệt đới hoặc khi gió mùa Đông Bắc thổi về với tần suất lớn. Tốc độ gió
ở các nơi rất khác nhau, các đảo ngoài khơi thường có gió lớn, trung bình năm là
5 m/s, có khi lên đến 40 m/s. Vùng ven biển do được sự che chắn của các đảo nên

tốc độ gió nhỏ hơn, trung bình năm từ 2 - 3m/s.
Bảng 1. Tốc độ
1
2
3
Trạm
Móng Cái 2,1 2,0 1,9
Tiên Yên
1,9 1,6 1,5
3,4 3,0 2,6
Cửa Ông
Cô Tô
4,5 4,3 3,8
Hồng Gai 2,8 2,4 2,1

gió
4
1,9
1,6
2,5
3,2
2,3

trung bình tháng
5
6
7
8
2,0 2,0 2,1 1,8
1,8 1,7 1,8 1,8

2,8 3,0 3,2 2,8
3,5 4,2 4,7 3,7
2,9 2,9 3,1 2,8

và năm (m/s)
9 10 11 12 Năm
1,9 1,9 2,1 2,0 2,0
2,2 2,4 2,2 2,1 1,9
3,3 3,6 3,6 3,6 3,1
4,3 4,9 5,0 4,8 4,2
3,1 3,5 3,2 3,1 2,8
Nguồn: [3]

Ngoài hoàn lưu gió mùa, khu vực ven biển và các đảo ven bờ tỉnh Quảng Ninh
còn chịu ảnh hưởng liên tục của một loại gió địa phương Bơri. Gió biển thường thổi
với tần suất 3 - 4 m/s còn gió đất thổi khoảng 2 - 3 m/s. Đối với hoạt động du lịch,
gió Bơri có tác dụng đem lại khí hậu mát mẻ cho các khu nghỉ mát bên bờ biển.
2.1.3.

Chế độ nhiệt

Chế độ nhiệt của khu vực ven biển và các đảo ven bờ tỉnh Quảng Ninh thuộc
loại đơn giản, trong năm có một mùa nóng và một mùa lạnh. Vào đầu đông, từ
tháng 11 đến tháng 12, khu vực này nằm ở rìa áp cao, gió mùa Đông Bắc hoạt động
chưa mạnh, vì thế nền nhiệt chưa hạ thấp. Từ tháng 12 đến tháng 2 là thời kì gió
mùa Đông Bắc hoạt động với tần suất lớn khiến nhiệt độ khu vực hạ xuống thấp
hơn, trong nhiều năm toàn khu vực có tới 3 tháng nhiệt độ giảm xuống nhỏ hơn
180 C. Từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình các tháng tại khu vực đều đạt
trên 250 C. Biến trình nhiệt có cực đại thường vào các tháng 6 hoặc tháng 7 với nhiệt
độ trung bình 27 - 280 C, cực tiểu thường vào tháng 11 (khoảng 15 - 160 C).

Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối thường xảy ra vào tháng 1 với trị số từ 0,9 - 50 C.
Nhiệt độ trung bình tối cao có giá trị cao nhất vào tháng 7, từ 31,1 - 32,20 C. Nhiệt
độ trung bình năm của toàn khu vực đều lớn hơn 220 C, đạt chỉ tiêu khí hậu nhiệt
đới. Tuy nhiên do nằm ở ven biển, trong vịnh Bắc Bộ, vì thế nhiệt độ ở khu vực này
có những nét khác biệt so với một số nơi khác như: ấm ẩm hơn những nơi khác có
vĩ độ nhưng nằm trong lục địa, biên độ dao động nhiệt cao hơn nhiều so với các đảo
nằm ở phía nam Việt Nam (Cô Tô: 13,50 C, Hoàng Sa: 6,10 C, Nha Trang: 4,40 C).
152


Đánh giá tài nguyên khí hậu cho phát triển du lịch...

Trạm
Móng Cái
Tiên Yên
Cửa Ông
Cô Tô
Hồng Gai

2.1.4.

Bảng 2. Nhiệt độ trung bình
các tháng trong năm tại một số trạm
1
2
3
4
5
6
7

8
9
15,1 15,7 18,8 23,2 26,0 28,4 28,1 27,8 27,1
14,7 15,8 18,9 22,7 26,2 27,5 27,8 27,3 26,3
15,0 15,9 18,8 22,8 26,7 28,3 28,6 27,6 26,7
15,1 15,3 18,1 21,8 26,1 28,0 28,6 28,0 27,3
15,8 16,3 19,2 22,9 26,7 28,0 28,5 27,7 26,8

(0 C)
10 11
24,4 20,6
23,5 19,9
24,1 20,4
25,1 21,3
24,5 21,1

12 Năm
17,1 22,7
16,4 22,2
16,9 22,6
17,2 22,7
17,5 22,9
Nguồn: [3]

Chế độ mưa

Chế độ mưa phân thành 2 mùa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10
trong đó đỉnh mưa tại các địa điểm thường rơi vào các tháng 7 hoặc 8, lượng mưa
trung bình của các tháng trong mùa mưa đều đạt từ 300 mm trở lên. Mùa khô kéo
dài từ tháng 1 đến tháng 4, lượng mưa thấp nhất rơi vào tháng 12 hoặc tháng 1.

Đây là những tháng gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh. Tùy theo vị trí, địa hình
mà lượng mưa phân bố không đều giữa các trạm, tuy nhiên chênh lệch không lớn,
lượng mưa trung bình của khu vực đều đạt hơn 1700 mm/năm.

Trạm
Móng Cái
Tiên Yên
Cửa Ông
Cô Tô
Hồng Gai

1
37,6
32,0
28,3
23,5
21,1

Bảng 3. Lượng mưa trung bình
các tháng trong năm tại một số trạm (mm)
2
49,8
35,5
31,2
26,6
28,0

3
69,4
51,9

43,1
33,8
43,0

4
111,8
130
105,3
79,7
78,0

5
287,6
241,5
206,2
147,4
225,4

6
455,1
369,5
292,7
226,7
290,8

7
598,6
445,6
373,2
268,4

372,0

8
545,5
475,8
535,6
409,4
458,3

9
319,4
361,2
366,7
307,4
315,2

10
168,2
142,5
169,1
125,9
127,4

11
67,7
43,9
73,7
55,3
38,3


12
Năm
38,3 2749
23,9 2353,3
24,8 2249,9
29,2 1733,3
18,7 2016,2
Nguồn: [3]

Chế độ ẩm cũng phân hóa theo mùa. Độ ẩm tương đối lớn ở các tháng mùa
hè và nhỏ hơn ở các tháng mùa đông, trung bình năm đều hơn 80%, chênh lệch ẩm
giữa các điểm trong khu vực nhỏ. Những tháng có độ ẩm tương đối cao nhất thường
rơi vào cuối mùa đông (tháng 3, 4) khi mà hiện tượng mưa phùn xuất hiện thường
xuyên trong khu vực.
2.1.5.

Các hiện tượng thời tiết đặc biệt

Vùng đồng bằng duyên hải có sương mù quanh năm nhưng nhiều nhất vào
tháng 3. Số ngày có sương mù dao động trong khoảng từ 13 - 33 ngày/năm.
Khu vực nghiên cứu trung bình mỗi năm có đến 5 hoặc 6 cơn bão đổ bộ, tốc
độ gió có thể trên 40 m/s. Mưa bão thường kéo dài từ 3 - 7 ngày.
153


Vũ Thị Hạnh

Hình 1. Biểu đồ thể hiện biến trình nhiệt độ (0 C)
và lượng mưa (mm) của Móng Cái
Dông chủ yếu ở đây là dông nhiệt xuất hiện nhiều vào các tháng 6, 7 và 8.

Số ngày dông của khu vực nghiên cứu dao động trong khoảng từ 40 đến hơn 60
ngày/năm (Hòn Gai: 42,5 ngày; Cô Tô: 65,8 ngày).
Mưa phùn trong vùng không lớn, thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4,
tập trung chủ yếu vào hai tháng 2 và tháng 3. Hầu hết các nơi trong khu vực trung
bình một năm đều có khoảng 8 ngày xuất hiện mưa phùn trở lên.

2.2.
2.2.1.

Đánh giá
Chỉ tiêu đánh giá

Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam đã có một số chỉ tiêu đánh giá khí hậu
phục vụ du lịch được áp dụng rộng rãi. Có thể đánh giá khí hậu ở khu vực nghiên
cứu thông qua một số chỉ tiêu sau:
- Điều kiện khí hậu mùa hè thích hợp nhất với người Việt Nam là có nhiệt độ
27 - 290 C, độ ẩm tương đối trên 80%, tốc độ gió 0,3 - 0,6m/s (Đào Ngọc Phong,
1987).
- Điều kiện khí hậu dễ chịu nhất với người Việt Nam (theo phương pháp thực
nghiệm được Tổ chức Du lịch Thế giới – WTO áp dụng toàn cầu) là có nhiệt độ
trung bình hàng tháng từ 15 - 230 C, độ ẩm tuyệt đối từ 14 - 21mb (Đặng Duy Lợi,
1991).
- Các nhà khoa học thuộc Viện Địa lí lại đưa ra chỉ tiêu như sau:

154


Đánh giá tài nguyên khí hậu cho phát triển du lịch...
Bảng 4. Chỉ tiêu phân loại khí hậu tốt - xấu đối với sức khỏe con người
Số tháng có Số tháng có Số giờ nắng

Số ngày
Tốc độ gió
Mức độ đánh
nhiệt độ
độ ẩm
toàn năm
trời đầy
trung bình
giá
≥ 270 C
≥ 90%
(h)
mây (%)
(m/s)
Rất xấu
5
4
1000
100
1
Bình thường
4-5
3
1200
80
1 - 1,5
Tốt
2-3
2
1200

80
1,5
Rất tốt
0
0
1500
50
2-3
Nguồn: [5]

2.2.2.

Kết quả đánh giá

Dựa vào các chỉ tiêu trên, có thể đưa ra được kết quả đánh giá về khí hậu cho
phát triển du lịch khu vực ven biển và các đảo ven bờ tỉnh Quảng Ninh như sau:
Bảng 5. Tổng hợp kết quả đánh giá
Các yếu tố khí hậu
Mức độ đánh giá
Chế độ bức xạ, nắng
Rất tốt
Rất tốt
Gió
Khá thích nghi - Thích nghi
Nhiệt độ
Rất tốt
Độ ẩm
Thích nghi
Mưa


* Đánh giá chung:
- Chế độ bức xạ, mây, nắng, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm,. . . tại khu vực nghiên
cứu theo các chỉ tiêu trên đều tốt cho sức khỏe con người. Riêng đảo Cô Tô có tốc
độ gió trung bình khá lớn, không thích hợp để tổ chức loại hình du lịch nghỉ dưỡng.
- Tùy vào từng chỉ tiêu mà sự thích hợp của các yếu tố khí hậu đối với hoạt
động du lịch và sức khỏe con người ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, thời
gian khí hậu thích hợp nhất cho hoạt động du lịch và sức khỏe con người là thời kỳ
hè và thu, khoảng từ tháng 5 đến tháng 10. Thời gian này thường thu hút du khách
đến tham quan và tham gia các loại hình du lịch biển. Vào thời kì từ tháng 1 đến
tháng 3 âm lịch, điều kiện khí hậu không thích hợp cho việc khai thác tài nguyên
du lịch tự nhiên nhưng lại thích hợp để tổ chức các loại hình du lịch nhân văn.
- Do nằm ở vị trí đón gió mùa Đông Bắc trực tiếp, vì vậy vào mùa đông khu
vực nghiên cứu thường có sóng lớn, không có nhiều thuận lợi cho hoạt động du lịch
biển. Mùa hè cũng cần lưu ý một số dạng thời tiết đặc biệt thường xảy ra như bão,
áp thấp nhiệt đới. Những dạng thời tiết này thường tạo ra gió và sóng lớn, có ảnh
hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người và hoạt động du lịch.
155


Vũ Thị Hạnh

3.

Kết luận

Khí hậu khu vực ven biển và các đảo ven bờ tỉnh Quảng Ninh có tính chất
nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu nhiều ảnh hưởng của biển. Dựa vào một số chỉ tiêu đã
được thực nghiệm, khí hậu ở khu vực nghiên cứu được đánh giá chung từ tốt đến
rất tốt cho sức khỏe con người, thích hợp để tổ chức nhiều loại hình du lịch như
tham quan, nghỉ dưỡng, tắm biển, thể thao,. . . Tuy nhiên trong quá trình tổ chức

du lịch, cần lưu ý đến một số dạng thời tiết xấu như dông, bão, áp thấp nhiệt đới.
Từ khóa: Tài nguyên khí hậu, du lịch, tỉnh Quảng Ninh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đặng Duy Lợi và nnk, 2005. Địa lí tự nhiên Việt Nam. Nxb Đại học Sư phạm,
Hà Nội.
[2] Phạm Trung Lương, 2000. Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam. Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
[3] Nguyễn Viết Phổ và nnk, 1988. Số liệu khí tượng thủy văn Việt Nam. Chương
trình 42A: “Đánh giá điều kiện thiên nhiên và KTTV phục vụ sản xuất và quốc
phòng, trọng tâm là phục vụ nông nghiệp”.
[4] Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc, 1980. Khí hậu với đời sống. Nxb Khoa học và
Kĩ thuật, Hà Nội.
[5] Nguyễn Khanh Vân và nnk, 2000. Các biểu đồ sinh khí hậu Việt Nam. Nxb Đại
học Quốc Gia, Hà Nội.
ABSTRACT
Estimation of climate resource for tourism development
of coastal areas and islands by the coast of Quang Ninh
Coastal areas and islands near the coast of Quang Ninh tourism resources,
natural abundance, diversity, unique and special. One of the natural resources here
plays an important role in tourism development which is the climate in this area.
Based on some empirical criteria are, the climate of this region was assessed to be
very healthy. Climatic conditions for tourism activities take place almost all the
year round, which is suitable for Spring Festival tourism, sightseeing, tourism etc.,
especially in the summer months it is essential to collect the appropriate types
of tourism organizations, beachs etc., however, we have to consider some forms of
special weather such as the Northeast monsoon, storms and low pressure.

156




×