Tải bản đầy đủ (.docx) (116 trang)

luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946.94 KB, 116 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
. ........../............

Bộ NỘI VỤ
........./....

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ NGỌC HÒA

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÈ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮKLẮK
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG

ĐẮKLẮK, NĂM
2018


Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

............/............ ’

BỘ NỘI VỤ
’ ì....

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ NGỌC HÒA

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÈ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮKLẮK


LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG
MÃ SÔ: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN VĂN HẬU

ĐẮKLẮK, NĂM
2018


LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công với đề tài “Quản lý nhà
nước về chất thải rắn trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh
ĐắkLắk” là kết quả của quá trình nỗ lực học tập, nghiên cứu của bản thân và
được sự giúp đỡ, động viên của quý Thầy Cô, bạn bè đồng nghiệp và người
thân. Qua trang viết này, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp
đỡ tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu khoa học vừa qua.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với Thầy giáo
PGS.TS. Nguyễn Văn Hậu - Người hướng dẫn khoa học, đã dành nhiều thời
gian và công sức giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia và
toàn thể quý Thầy Cô của Học viện đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt
công việc nghiên cứu khoa học của mình.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, đồng nghiệp đơn vị
công tác đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn.
TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Ngọc Hòa


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi

và được hướng dẫn khoa học bởi PGS.TS. Nguyễn Văn Hậu. Những số liệu
trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được
chính tác giả khảo sát thu thập, có nguồn gốc rõ ràng và ghi rõ trong tài liệu
tham khảo. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân
tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của địa
phương tôi nghiên cứu. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ
nghiên cứu nào khác.
TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Ngọc Hòa


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ
MỞ ĐẦU
Trang 1
Chương 1: Cơ SỞ KHOA HỌC VÀ THựC TÉ VẺ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC ĐÔ THỊ ..........................8
1.1. Chất thải rắn.......................................................................................... 8
1.2 Tác động của chất thải rắn đối với công tác quản lý nhà nước 15
1.3. Nội dung công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn.....................19
1.4. Kinh nghiệm về công tác quản lý chất thải rắn của các đô thị trong
nước..............................................................................................................28
Chương 2: THựC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VẺ
CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT...................33

2.1. Các đặc điểm ảnh hưởng đến công tác quản lý chất thải rắn.........33
2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn tại Thành
phố Buôn Ma Thuột.....................................................................................38
2.3. Những thành công, hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong công tác
quản lý chất thải rắn tại thành phố Buôn Ma Thuột...............................75
Chương 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VẺ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT
........................................................................................................................82
3.1. Cơ sở tiền đề cho việc đề xuất giải pháp...........................................82


3.2. Các giải pháp để tăng cường công tác quản lý chất thải rắn trên địa
bàn thành phố Buôn Ma Thuột..................................................................85
3.3. Một số kiến nghị, đề xuất..................................................................95
KÉT LUẬN.................................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 99
PHỤ LỤC....................................................................................................100


DANH MỤC CÁC TỪ VIÉT TẮT
BVMT:
TNHH:
CTRTT:
CTTT:

Bảo vệ môi trường
Trách nhiệm hữu hạn
Chất thải rắn thông
thường
Chất thải thông thường


CTNH:

Chất thải nguy hại

CTR:

Chất thải rắn

CP:

Cổ phần

TP:

Thành phố

HTX:
KT-XH:

Hợp tác xã
Kinh tế - xã hội

DTTS:

Dân tộc thiểu số

TP. BMT :
UBND:


Thành phố Buôn Ma
Thuột
ủy ban nhân dân

QLĐT:
TN & MT:

Quản lý đô thị
Tài Nguyên và
trường

Môi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Các văn bản liên quan đến quản lý nhà nước về chất thải rắn trên
địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.................................................................39
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát về quy hoạch quản lý chất thải rắn.................... 41
Bảng 2.3. Các văn bản liên quan đến quản lý nhà nước về rác
thảiy tế trên
địa bàn Tỉnh ĐắkLắk..................................................................................... 42
Bảng 2.4. Danh mục máy móc, trang thiết bị kỹ thuật.......................... 49
Bảng 2.5. Danh sách các Bệnh viện có trách nhiệm xử lý chất thải y tếnguy
hại trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột...................................................55
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát về việc có biết rác thải y tế được xử lý ở đâu hay
không?............................................................................................................ 56
Bảng 2.7. Các cụm xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh................57
Bảng 2.8. Lượng phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh
ĐắkLắk năm 2016...........................................................................................58

Bảng 2.9. Công tác kiểm tra xử phạt qua các năm........................................60
Bảng 2.10. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước rò rỉ từ bãi chôn lấp chất
thải rắn năm 2015...........................................................................................62
Bảng 2.11. Công tác kiểm tra xử phạt qua các năm......................................63
Bảng 2.12. Bảng kết quả khảo sát việc đánh giá chất lượng thu gom, vận
chuyển rác thải hiện nay trên địa bàn thành phố.............................................68
Bảng 2.13. Kết quả khảo sát nguyên nhân rác thải chưa được thu gom và xử
lý tốt................................................................................................................69
Bảng 2.14. Thực trạng công tác quản lý thu phí vệ sinh năm 2016..............71
Bảng 2.15. Kết quả khảo sát việc đánh giá chất lượng thu gom, vận chuyển
rác thải trên địa bàn thành phố đối với nhóm cơ quan nhà nước....................76


Bảng 2.16. Kết quả khảo sát tình trạng môi trường hiện nay trên địa bàn
thành phố Buôn Ma Thuột................................................................................77
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về giải pháp lâu dài để xử lý rác thải đô thị 86

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIẺU ĐỒ, Sơ ĐỒ
Hình 2.1. Bản đồ quy hoạch thành phố Buôn Ma Thuột
Biểu đồ 2.1. Dự báo quy mô dân số của Thành phố Buôn Ma Thuột
Biểu đồ 2.2. Khối lượng thu gom rác thải ở TP.BMT qua các năm
Biểu đồ 3.1. Dự báo lượng rác phát sinh qua các năm qua các năm
Sơ đồ 2.1. Quy trình thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ quy trình xử lý rác thải thông thường
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý
Sơ đồ 2.4. Sơ đồ tổ chức quản lý chất thải y tế tỉnh ĐắkLắk
Sơ đồ 3.1. Mô hình xử lý rác y tế tập trung

Trang
37

Trang 45
Trang 67
Trang 84
Trang 52
Trang
53
Trang
64
Trang
72
Trang
94


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay do tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng kéo theo nhiều vấn đề
phức tạp nảy sinh như sự quá tải của thành thị đối với các công tác an sinh xã
hội, trong đó phải kể đến vấn đề quản lý chất thải rắn. Chất thải rắn hiện đang
là một trong những nguyên nhân lớn gây ra ô nhiễm môi trường. Quản lý chất
thải rắn là một trong những vấn đề bức xúc tại khu vực đô thị và công nghiệp
tập trung ở nước ta. Việc quản lý chất thải rắn không tốt dẫn đến tình trạng ô
nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng hơn như tình trạng ô nhiễm nguồn
nước mặt, gây dịch bệnh và phá hủy môi trường đất.
Để khắc phục tình trạng này, trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam
đã chủ động trong việc xây dựng một hệ thống pháp luật khá đồng bộ để quản
lý vấn đề ô nhiễm môi trường, cụ thể như: Luật BVMT (2014) trong đó có
quy định cụ thể về công tác quản lý, xử phạt về chất thải rắn đô thị; Nghị định
số 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Bảo vệ môi trường; Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính

phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu; Thông tư số 36/2015/TTBTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường về quản lý chất thải nguy hại; Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT BYT-TNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và
Môi trường, quy định về quản lý chất thải y tế... Mặc dù vậy, hiện nay công
tác quản lý nhà nước về chất thải rắn tại các đô thị Việt Nam nói chung và ở
Buôn Ma Thuột nói riêng vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn. Tình trạng ô
nhiễm môi trường do các loại chất thải rắn gây ra đã trở nên phổ biến và ngày
càng trở nên trầm trọng tại nhiều đô thị, là một trong chủ đề nóng thường
được đề cập trên các diễn đàn xã hội cũng như trên nghị trường và Thành phố
Buôn Ma Thuột cũng không phải ngoại lệ. Hiện tại ở Thành phố Buôn Ma

1


Thuột công tác quản lý thu gom và xử lý hợp vệ sinh các loại chất
thải
rắn
vẫn đang là bài toán nan giải cho các cấp chính quyền Thành phố. Công
tác
thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu được giao cho
Công
ty
TNHH một thành viên đô thị và Môi trường ĐắkLắk và Công ty TNHH Môi
trường Đông Phương đảm nhận, chất thải rắn nguy hại như rác thải y tế
nguy
hại được đốt tại các lò đốt của Bệnh viện. Tuy nhiên, một số chất thải rắn
nguy hại của các cơ sở y tế tư nhân và các cơ sở sửa chữa, sản xuất nhỏ
chưa
được kiểm soát chặt chẽ đã để lẫn vào rác thải sinh hoạt và được xử lý
chung
cùng với các loại rác thải khác. Đây là nguy cơ ô nhiễm môi trường

nghiêm
trọng và ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cộng đồng.

Để thành phố ngày càng phát triển, trở thành một thành phố xanh, sạch,
đẹp, văn minh hiện đại, xứng đáng là trung tâm kinh tế, xã hội, văn hoá của
toàn tỉnh cũng như của cả vùng Tây Nguyên, trong những năm tới, ngoài việc
phải đẩy mạnh đầu tư nhằm phát triển toàn diện cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ
thuật và văn hóa xã hội, Thành phố còn cần phải quan tâm mạnh mẽ đến công
tác bảo vệ môi trường trong đó quan trọng nhất là đề ra các chính sách quản
lý, thu gom và xử lý chất thải rắn trên toàn địa bàn. Việc quản lý và tái sử
dụng hợp lý thì rác thải sinh hoạt cũng là nguồn nguyên liệu đầu vào rẻ,
phong phú, mang lại hiệu quả kinh tế và góp phần rất lớn trong việc bảo vệ
môi trường và tiết kiệm tài nguyên.
Nhằm mục đích tư vấn cho các cấp lãnh đạo chính quyền Thành phố
trong việc xây dựng các chính sách, giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này
trong tương lai, tác giả đã chọn đề nghiên cứu " Quản lý nhà nước về chất
thải rắn trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh ĐắkLắk" nhằm góp
phần giải quyết các vấn đề khoa học và thực tiễn nói trên.

2


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Vấn đề chất thải rắn nói chung và chất thải rắn đô thị nói riêng đang
được Nhà nước và các cơ quan tổ chức quan tâm. Nên trong thời gian qua đã
có rất nhiều các nhà nghiên cứu khoa học quan tâm như:
" Quản lý và xử lý chất thải rắn" của PGS.TS Nguyễn Văn Phước. Tài
liệu đã cung cấp thông tin về tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay
tại đô thị Việt Nam qua đó chỉ ra những bức xúc đối của toàn xã hội về công
tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt. Tài liệu còn

cung cấp một số kiến thức cơ bản về quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt một
cách hiệu quả nhất [9].
" Quản lý chất thải rắn" của GS.TS Trần Hiếu Nhuệ và nhóm tác giả,
Nhà xuất bản Xây dựng. Tài liệu cung cấp các kiến thức mang tính kỹ thuật
chuyên sâu đối với công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị. Tài
liệu cung cấp nhiều khái niệm về lĩnh vực quản lý, thu gom, vận chuyển và xử
lý rác [11].
"Quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Đà Năng", được thực
hiện bởi Nguyễn Lệ Quyên. Nội dung của Luận văn tác giả cho ta thấy các
nghiên cứu về hiện trạng môi trường của thành phố Đà Nằng, nghiên cứu tìm
hiểu về bộ máy tổ chức, công tác quản lý nhà nước về việc bảo vệ môi trường
của thành phố Đà Nằng, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của quản lý
nhà nước về Môi trường [7].
"Công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Buôn Ma
Thuột" được thực hiện bởi Nguyễn Thị Thái Thanh. Tác giả đã đánh giá được
thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố
Buôn Ma Thuột và đề ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác quản lý
rác thải sinh hoạt, nhưng tác giả chưa đưa ra được giải pháp phân loại và tái

3


chế rác thải nhằm hạn chế tối đa chi phí xử lý rác thải, giảm thiểu
nguồn
chi
cho ngân sách nhà nước [8].

Chương trình và tài liệu đào tạo liên tục của Bộ Y tế về Quản lý chất thải
y tế do Nhà xuất bản Y học Hà Nội năm 2015.
Những đề tài nghiên cứu về chất thải rắn nói chung trong thời gian qua

rất nhiều. Các nghiên cứu này góp phần làm cho việc quản lý ngày càng hoàn
thiện hơn, dần đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn và giải quyết được một số vấn
đề đặt ra. Tuy nhiên các đề tài trên vẫn chưa có đóng góp nhiều cho việc quản
lý chất thải rắn đô thị để đảm bảo sự trong lành cho môi trường, tiết kiệm
năng lượng thông qua tái chế và đảm bảo phát triển bền vững bảo vệ môi
trường.
Qua phân tích trên đây, cho thấy vấn đề cần thiết là tìm ra những giải
pháp rõ ràng và khả thi nhất để quản lý chất thải rắn đô thị áp dụng thực tế
phù hợp cho địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột. Đề tài " Quản lý nhà nước
về chất thải rắn trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh ĐắkLắk" sẽ góp
phần bổ sung vào những hạn chế đã nêu trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích: Trên cơ sở thực tế công tác quản lý nhà nước về chất thải
rắn trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, phân tích hệ thống, khoa học về
các vấn đề lý luận, thực tiễn, qua đó đánh giá tổng thể, toàn diện về thực trạng
quản lý nhà nước về chất thải rắn ở Thành phố Buôn Ma Thuột trong thời
gian qua. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường công tác
quản lý và hạn chế chi phí xử lý chất thải rắn, giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi
trường.
- Nhiệm vụ:
+ Hệ thống hóa các vấn đề pháp lý khoa học và yêu cầu từ thực tiễn liên
quan đến công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn.

4


+ Đánh giá thực trạng của công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn
trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
+ Đề ra các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường công tác quản lý và hạn
chế chi phí xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề pháp lý khoa học và thực trạng
công tác quản lý Nhà nước đối với chất thải rắn trên địa bàn thành phố Buôn
Ma Thuột.
- Phạm vi nghiên cứu: Các chính sách của Nhà nước, các giải pháp của
các đơn vị chức năng trong lĩnh vực quản lý môi trường đối với việc thu gom,
vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2014 đến tháng 9/2017.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1.
Phương pháp luận
Luận văn vận dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử của Chủ nghĩa Mác - LêNin, quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước
về bảo vệ môi trường.
Để đảm bảo tính khả thi, giải pháp đề xuất được xây dựng chủ yếu dựa
trên cơ sở tổng hợp, phân tích các hiện trạng vệ sinh môi trường của thành
phố, dự báo các dự án đầu tư sắp tới trong tương lai gần. Bên cạnh đó, nghiên
cứu áp dụng các quy định, tiêu chuẩn và phân tích có chọn lọc các phương
pháp thực hiện đối với địa phương.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1.
Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp này được sử dụng để thu thập các dữ liệu về điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội của Thành phố Buôn Ma Thuột. Các số liệu thu thập từ
ủy ban nhân dân các phường, xã, Phòng Quản lý Đô thị, phòng Tài nguyên &

5


Môi trường thành phố Buôn Ma Thuột, Phòng y tế thành phố, Phòng

Kinh
tế
thành phố, Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Bệnh viện Lao và Bệnh
phổi, Công ty TNHH MTV Đô thị và Môi trường Đắk Lắk, Công ty TNHH
Môi trường Đông Phương. Các văn bản pháp quy về quản lý chất thải rắn
đô
thị.

5.2.2.

Phương pháp điều tra, phỏng vấn
Lập phiếu điều tra phỏng vấn gồm những nội dung sau với 3 thành phần
đối tượng:
- Người dân tại các phường nội thành và xã ngoại thành với quy mô 240
mẫu.
- Đối với nhân viên y tế tại các phòng khám trên địa bàn với quy mô 20
mẫu.
- Đối với cán bộ quản lý tại các cơ quan nhà nước liên quan đến hoạch
định chính sách quản lý vệ sinh môi trường đô thị, y tế trên địa bàn TP Buôn
Ma Thuột với quy mô 50 mẫu.
5.2.3.
Phương pháp phân tích dữ liệu
+ Sử dụng các phần mềm excel để phân tích các dữ liệu đã thu thập
được.
+ Sử dụng các phương pháp phân tích chỉ số, phương pháp dự báo...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Trên cơ sở các tài liệu đã thu thập để tổng hợp một cách có hệ thống các
quy trình hạng mục công việc trong công tác quản lý.
- Phân tích số liệu thu thập thực tế về công tác tổ chức, quản lý và tình
trạng ô nhiễm chất thải rắn hiện nay trên địa thành phố Buôn Ma Thuột thông

qua các yếu tố như thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn của các đơn vị
để tìm ra các bất cập và đề xuất các giải pháp khắc phục.

6


- Phân tích các nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến các yếu
kém để tìm ra các giải pháp quản lý nhà nước để cải thiện tình trạng ô nhiễm
chất thải rắn trên địa bàn thành phố.
- Dùng phương pháp mô tả để mô tả thực trạng công tác quản lý nhà
nước và mức độ ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố.
- Tìm ra giải pháp cụ thể nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về
chất thải rắn và giảm chi phí xử lý chất thải rắn, khắc phục tình trạng ô nhiễm,
giúp cho các nhà quản lý môi trường của ngành quản lý chất thải rắn hoạch
định các chính sách phù hợp cho công tác bảo vệ môi trường, là cơ sở để lựa
chọn các biện pháp quản lý và xử lý chất thải cho phù hợp, tạo điều kiện phát
triển bền vững cho môi trường sống.
7. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Cơ sở khoa học và thực tế về công tác quản lý nhà nước đối
với chất thải rắn tại các đô thị.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn tại
thành phố Buôn Ma Thuột.
Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất thải
rắn tại thành phố Buôn Ma Thuột.

7


Chương 1
Cơ SỞ KHOA HỌC VÀ THựC TÉ VẺ QUẢN LÝ

NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC ĐÔ THỊ
1.1. Chất thải rắn
1.1.1.
Khái niệm
Chất thải rắn (Soild Waste): Theo Điều 3 khoản 1 Nghị định số
38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất
thải và phế liệu thì " Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là
bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các
hoạt động khác". Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất
thải rắn nguy hại [5].
- Chất thải rắn thông thường: Thuật ngữ Chất thải rắn thông thường
được sử dụng nhiều trên thực tế và tại một số văn bản quy phạm pháp luật có
nhiều điều, khoản đề cập đến thuật ngữ chất thải rắn thông thường, nhưng
chưa có văn bản nào trực tiếp định nghĩa Chất thải rắn thông thường.
Chất thải rắn thông thường có thể được hiểu là: một dạng vật chất ở thể
rắn, không phải là thể lỏng, thể khí, không phải là chất thải nguy hại và được
thải ra từ các hoạt động khác nhau của con người như sinh hoạt, tiêu dùng,
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ...
Phân loại Chất thải rắn thông thường: Theo Luật Bảo vệ môi trường,
Chất thải rắn được phân loại thành hai nhóm chính:
+ Chất thải có thể dùng để tái chế, tái sử dụng.
+ Chất thải phải tiêu hủy hoặc chôn lấp.
- Chất thải rắn nguy hại: là chất thải rắn chứa các chất hoặc hợp chất có
một trong những đặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm,
gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác [6].


Chất thải rắn do hoạt động sinh hoạt, đô thị được gọi là chất thải rắn đô
thị; Chất thải rắn do hoạt động công nghiệp được gọi là chất thải rắn công
nghiệp; chất thải rắn do hoạt động phòng bệnh và chữa bệnh được gọi là chất

thải rắn y tế; Chất thải rắn do hoạt động sản xuất nông nghiệp được gọi là chất
thải rắn nông nghiệp.
1.1.2.
Nguồn gốc phát sinh và phân loại chất thải rắn
Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của Chất thải rắn là
các cơ sở quan trọng trong việc thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất
các giải pháp quản lý chất thải rắn. Chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn
khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm của chất thải rắn có thể phân chia thành 02
nhóm lớn nhất đó là: Chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.
1.1.2.1. Đối với chất thải rắn thông thường
- Rác hộ dân: Phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của các hộ
gia đình.
Thành phần rác thải bao gồm: Thực phẩm, giấy Carton, plastic, gỗ, thủy
tinh, các loại kim loại khác... Ngoài ra các hộ gia đình còn có thể chứa một
phần chất thải độc hại.
- Rác quét đường: Phát sinh từ hoạt động vệ sinh hè phố, khu vui chơi
giải trí và làm đẹp cảnh quan. Nguồn rác này do người đi đường và các hộ
dân sống dọc hai bên đường xả thải. Thành phần của chúng có thể gồm các
loại như cành cây và lá cây, giấy vụn, bao nilong, xác động vật chết.
- Rác khu thương mại: Phát sinh từ các hoạt động buôn bán của các cửa
hàng bách hóa, nhà hàng, khách sạn, siêu thị văn phòng, giao dịch, nhà máy
in. Các loại chất thải từ khu thương mại bao gồm: Giấy carton, plastic, thực
phẩm, thủy tinh. Ngoài ra rác khu thương mại còn chứa một phần chất thải
độc hại.


- Rác cơ quan, công sở: Phát sinh từ cơ quan, Xí nghiệp, Trường học,
văn phòng làm việc. Thành phần rác ở đây chủ yếu là giấy và thực phẩm.
- Rác chợ: Phát sinh từ các hoạt động mua bán ở chợ. Thành phần chủ
yếu là rác hữu cơ bao gồm: rau, quả hư hỏng và nilong.

- Rác xà bần từ các công trình xây dựng: Phát sinh từ các hoạt động xây
dựng và tháo dỡ các công trình xây dựng, đường giao thông. Các loại chất
thải bao gồm như gỗ, thép, bê tông, gạch, thạch cao.
1.1.2.2. Đổi với chất thải rắn nguy hại
- Rác bệnh viện: Bao gồm rác sinh hoạt và rác y tế phát sinh từ các hoạt
động khám bệnh, điều trị bệnh và nuôi bệnh trong các bệnh viện và cơ sở y tế.
Rác y tế có thành phần phức tạp bao gồm các loại bệnh phẩm, kim tiêm, chai
lọ chứa thuốc, các lọ thuốc quá hạn sử dụng có khả năng lây nhiễm độc hại
đối với sức khỏe cộng đồng nên phải được phân loại và tổ chức thu gom hợp
lý, vận chuyển và xử lý riêng.
- Rác công nghiệp: Phát sinh từ các hoạt động sản xuất của xí nghiệp,
nhà máy sản xuất công nghiệp ( sản xuất vật liệu xây dựng, nhà máy hóa chất,
nhà máy lọc dầu, các nhà máy chế biến thực phẩm). Thành phần của chúng
bao gồm các chất thải độc hại và không độc hại. Phần rác thải không độc hại
có thể đổ chung với rác hộ dân.
1.1.3.
Khái niệm quản lý chất thải rắn
- Quản lý: Theo Từ điển Tiếng Việt, "quản lý" được hiểu là việc tổ
chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định.
- Quản lý chất thải: Theo Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường 2014 thì
“quản lý chất thải” là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại,
thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải. Còn theo Cô ng
ước Basel (1989) về kiểm soát, vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy
hại và tiêu hủy chúng thì "quản lý chất thải" là việc thu thập, vận chuyển và


- tiêu hủy các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác, bao gồm
cả
việc
giám

sát các địa điểm tiêu hủy. Như vậy, có thể hiểu quản lý chất thải nói chung

một quy trình khép kín và tuần tự, chúng luôn chịu sự giám sát chặt chẽ ở
tất
cả các khâu. Việc quản lý chất thải được thực hiện bởi nhiều hoạt động
khác
nhau. Những hoạt động này phải luôn đảm bảo có sự gắn kết, chặt chẽ và
tuần
tự nhằm tiêu hủy triệt để sự nguy hại của chất thải từ giai đoạn phát sinh
đến
giai đoạn xử lý và tiêu hủy hoàn toàn [10].

- Quản lý chất thải rắn: Theo Điều 3 khoản 1 Nghị định số 59/2007/NĐCP thì "Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch
quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại,
thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm
ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối vói môi trường và sức khoẻ
con người" [6].
- Quản lý chất thải rắn thông thường: Sau khi đã tìm hiểu các định nghĩa
khác nhau về quản lý chất thải, ta có thể đưa ra định nghĩa phù hợp về quản lý
CTRTT như sau: Quản lý chất thải rắn thông thường là một quá trình thực
hiện liên tục các hoại động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử
dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải rắn thông thường.
- Quản lý CTRTT là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động
bảo vệ môi trường. Vì vậy, có thể hiểu trách nhiệm quản lý CTRTT nói riêng
nằm trong trách nhiệm bảo vệ môi trường nói chung của các cá nhân, tổ chức.
Hiến pháp 2013 quy định: Mọi cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức
kinh tế, tổ chức xã hội, mọi công dân đều phải có trách nhiệm bảo vệ môi
trường.
- Chất thải rắn thông thường phải được thu gom theo phương thức phù
hợp với quy hoạch chung của đô thị ( Theo Quy chuẩn Việt Nam của Bộ Xây

dựng ban hành): Thu gom chung áp dụng cho các đô thị loại III, IV, V. Chất


- thải rắn được chuyên chở tập kết đến một điểm chung, sau đó được
bốc
lên
xe
và vận chuyển đến trạm xử lý hoặc đến cơ sở xử lý chất thải rắn của đô
thị.

- Quy trình quản lý chất thải rắn thông thường theo các giai đoạn như sau:
- + Giai đoạn 1: Phân loại rác tại nguồn, phù hợp với mục đích quản lý,
xử lý và được lưu giữ trong các bao bì hoặc thiết bị chứa phù hợp.
- + Giai đoạn 2: Thu gom và vận chuyển CTTT bằng xe chuyên dụng.
Sau khi tiến hành việc thu gom, chất thải sẽ được vận chuyển đến khu xử lý
và thải bỏ hoặc đến trạm trung chuyển hay đến nơi lưu giữ tạm thời ( không
quá 48 giờ theo quy định).
- + Giai đoạn 3: Tái chế. Nhằm giảm thiểu lượng rác thải phải xử lý và
chôn lấp. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế từng địa phương để lựa chọn công
nghệ xử lý phù hợp ( công nghệ chế biến phân hữu cơ, sản xuất hạt nhựa từ
bao bì nilong...).
- + Giai đoạn 4: Thải bỏ chất thải. Những phần chất thải khi không còn
được tái chế và tái sử dụng sẽ được thải bỏ bằng những cách thức khác nhau
như chôn lấp hoặc thiêu đốt.
- - Quản lý chất thải nguy hại: Tại Khoản 3 Điều 3 Quy chế quản lý
CTNH ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/07/1999
của Thủ tướng Chính phủ quy định: Quản lý CTNH là các hoạt động kiểm
soát CTNH trong suốt quá trình từ phát sinh đến thu gom, vận chuyển, quá
cảnh, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy CTNH.
- + Theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011

(sau đây gọi tắt là Thông tư 12) quy định tại Điều 3 khoản 1: quản lý CTNH
là các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân định, phân
loại, tái sử dụng trực tiếp, lưu giữ tạm thời, vận chuyển và xử lý CTNH [1].
- Như vậy, khái niệm quản lý CTNH lần đầu tiên được quy định tại quy
chế quản lý CTNH, sau dó khái niệm này đã được chỉnh sửa lại tại Thông tư


- số 12. Tại thông tư này, khái niệm quản lý CTNH được diễn đạt một
cách
cụ
thể, rõ ràng, có nội hàm rộng hơn và đầy đủ hơn so với quy định tại Khoản
3
Điều 3 của Quy chế, các nhà làm luật đã liệt kê hàng loạt hoạt động của
việc
quản lý CTNH theo một quy trình chặt chẽ hơn, bao gồm cả những hoạt
động
liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại CTNH. Như vậy, trách
nhiệm quản lý chất thải của cơ quan Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có
liên
quan đến việc quản lý CTNH không chỉ có từ khi chất thải đó phát sinh, mà
các chủ thể trên còn có trách nhiệm trong việc phòng ngừa, giảm thiểu
bằng
việc áp dụng mọi biện pháp kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến... nhằm
hạn
chế lượng CTNH phát sinh trên thực tế.

- - Theo quy định trên, quản lý CTNH có những đặc điểm sau:
- + Trách nhiệm quản lý chất thải thuộc về cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền quản lý CTNH và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Các cơ quan Nhà
nước có trách nhiệm quản lý CTNH trong phạm vi chức năng luật định. Các

tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý CTNH là những chủ thể có những
hoạt động liên quan trực tiếp đến CTNH như: chủ nguồn thải, chủ thu gom,
vận chuyển, xử lý, tiêu hủy [1].
- + Nội dung quản lý CTNH là các hoạt động mà các cơ quan quản lý Nhà
nước về bảo vệ môi trường và các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực
hiện. Cụ thể là: các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật về quản lý CTNH, thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử l ý
kịp thời những sai phạm... các tổ chức, cá nhân có liên quan phải tiến hành
những hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý... CTNH [1].
- + Quy trình quản lý CTNH được thực hiện theo 5 giai đoạn. Đó là:
- Giai đoạn 1: Quản lý nguồn phát sinh CTNH. Đây là việc tiến hành các
biện pháp để quản lý CTNH ngay tại chính nguồn phát sinh ra chất thải đó.
Kiểm soát CTNH tại nguồn là một công việc khá phức tạp. Cách thông


- thường nhất được nhiều quốc gia sử dụng để giải quyết những vấn
đề
trên

tiến hành thủ tục đăng ký cấp giấy phép đối với các chủ n guồn thải CTNH,
đặc biệt là trong ngành công nghiệp.

- Giai đoạn 2: Phân lập, thu gom và vận chuyển CTNH. Giai đoạn này
được thực hiện bằng việc phân loại, thu gom toàn bộ CTNH tại tất cả các
nguồn phát sinh ra chúng. Sau khi tiến hành việc thu gom, chất thải sẽ được
vận chuyển đến khu xử lý và thải bỏ hoặc đến nơi lưu giữ tạm thời.
- Giai đoạn 3: Xử lý trung gian. Giai đoạn này được tiến hành bởi những
phương pháp xử lý khác nhau như: xử lý cơ học, xử lý hóa học, sinh học và
nhiệt... nhằm làm giảm khối lượng CTNH, giảm thiểu hoặc loại bỏ độc tính
để phù hợp hơn với khâu thải bỏ cuối cùng.

- Giai đoạn 4: Chuyên chở CTNH đi xử lý tiếp. CTNH sau khi xử lý trung
gian sẽ được vận chuyển bằng những phương tiện chuyên dụng đến nơi
xử lý cuối cùng của quy trình.
- Giai đoạn 5: Thải bỏ chất thải. Những phần chất thải khi không còn
được tái chế và tái sử dụng sẽ được thải bỏ bằng cách thức như chôn lấp hoặc
thiêu đốt.
- Việc quản lý CTNH có thể được thực hiện bằng nhiều công cụ như:
kinh tế, pháp lý, kĩ thuật... trong đó công cụ pháp lý được coi là phương tiện
hiệu quả hàng đầu trong công tác quản lý CTNH, thông qua việc ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật về môi
trường.
- Từ khái niệm trên ta thấy quản lý CTRTT có nhiều điểm khác so với
hoạt động quản lý chất thải nguy hại bởi:
- + Hoạt động quản lý chất thải nguy hại cần phải có nguồn đầu tư, tập
trung nguồn lực, khoa học kỹ thuật và nguồn tài chính lớn để xử lý, loại bỏ


- hoàn toàn các đặc tính nguy hại của chất thải nguy hại như: Dễ
cháy,
dễ
dễ lây nhiễm... để biến nó thành CTRTT.

nổ,

- + Quản lý CTNH từ các khâu phân loại, thu gom, bảo quản, vận chuyển,
xử lý, tiêu hủy đều đòi hỏi nghiêm ngặt về công nghệ và kỹ thuật. CTNH phải
được xử lý tuỳ theo tính chất và thành phần của từng loại CTNH.
- + Đối với quản lý chất thải nguy hại đòi hỏi các chủ thể phải có một
trình độ chuyên môn nhất định để nhận biết, kiểm soát và xử lý.
1.1.4.

Các yêu cầu đối với công tác quản lý chất thải rắn
- Đối với công tác quản lý chất thải rắn, về cơ bản phải đảm bảo các yêu
cầu sau:
- Phải thu gom và vận chuyển hết chất thải. Đây là yêu cầu đầu tiên cơ
bản của việc xử lý chất thải nhưng hiện đang còn là một khó khăn, đòi hỏi
phải có nhiều cố gắng khắc phục.
- Phải đảm bảo việc thu gom, xử lý có hiệu quả theo nguồn kinh phí nhỏ
nhất nhưng lại thu được kết quả cao nhất.
- Bảo đảm sức khỏe cho đội ngũ những người lao động trực tiếp tham
gia việc quản lý chất thải rắn phù hợp với khả năng kinh phí được cấp.
- Đưa được các công nghệ, kỹ thuật, các trang thiết bị xử lý chất thải rắn
tiên tiến của các nước vào sử dụng ở trong nước, đào tào đội ngũ cán bộ quản
lý và lao động có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu quản lý.
1.2. Tác động của chất thải rắn đến Kinh tế - xã hội, môi trường
nước, không khí và sức khỏe cộng đồng.
- Việc quản lý CTR không hợp lý, xử lý CTR không hợp kỹ thuật vệ sinh
là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng
tới sức khỏe cộng đồng.


1.2.1.

Tác động của chất thải rắn tới kinh tế - xã hội
- Mỗi quốc gia phát triển đều cần có chiến lược phát triển tổng thể về kinh
tế chính trị trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề môi trường. Lợi ích của
việc bảo vệ môi trường bền vững mang lại cho cộng đồng, xã hội và quốc gia
đó là rất lớn đó là các giá trị về chất lượng môi trường sống, lợi ích từ việc
giảm thiểu các chi phí khắc phục ô nhiễm môi trường như dịch bệnh, thiên tai,
hạn hán... lợi ích từ việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất,
nước, không khí... lâu bền. Chính vì vậy, công tác bảo vệ môi trường, quản lý,

xử lý rác thải có vị trí và tầm quan trọng rất lớn trong quá trình phát triển bền
vững của mỗi quốc gia trên thế giới.
- Trong 5 năm qua, lượng CTR của cả nước ngày càng gia tăng. Chi phí
thu gom, vận chuyển và xử lý CTR vì thế cũng tăng lên, chưa kể đến chi phí
xử lý ô nhiễm môi trường liên quan đến CTR. Các chuyên gia về kinh tế cho
rằng, với điều kiện kinh tế năm 2015 thì mức phí xử lý rác là 17 - 18 USD/tấn
CTR dựa trên các tính toán cơ bản về tổng vốn đầu tư, chi phí vận hành, chi
phí quản lý, khấu hao, lạm phát.
- Hàng năm ngân sách của các địa phương phải chi trả một khoản khá lớn
cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR. Chi phí xử lý CTR tuỳ
thuộc vào công nghệ xử lý: Mức chi phí xử lý cho công nghệ hợp vệ sinh là
115.000đ/tấn - 142.000đ/tấn và chi phí chôn lấp hợp vệ sinh có tính đến thu
hồi vốn đầu tư là 219.000 - 286.000đ/tấn (thành phố Hồ Chí Minh tổng chi
phí hàng năm cho thu gom, vận chuyển, xử lý CTR sinh hoạt khoảng 1.200 1.500 tỷ VNĐ). Chi phí xử lý đối với công nghệ xử lý rác thành phân vi sinh
khoảng 150.000đ/tấn - 290.000đ/ tấn (thành phố Hồ Chí Minh 240.000đ/tấn;
thành phố Huế đang đề nghị 230.000đ/tấn; thành phố Thái Bình 190.000đ/tấn,
Bình Dương 179.000đ/tấn) [3].


×