Phòng GD-ĐT Duy xuyên
Trường THCS Phan Châu Trinh
ĐỀ THI THAM KHẢO HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2010-2011.
Môn Vật lý lớp 6 - Thời gian: 45’ ( Không kể thời gian giao đề).
I. Phần trắc nghiệm: (3đ)
1. Chọn ý đúng nhất trong các câu dưới đây và ghi vào bài làm. ( 2đ).
Câu 1: Giới hạn đo của một thước là:
a. Độ dài tùy ta chọn. b. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
c. Độ dài lớn nhất ghi trên thước. d. Độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.
Câu 2: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 2cm để đo chiều dài cuốn sách giáo
khoa vật lý 6. Cách ghi nào dưới đây đúng?
a. 23 cm b. 24 cm c. 24,0 cm d. 240 mm
Câu 3: Đơn vị đo thể tích là:
a. m
3
b. m
2
c. dm
2
d. cm
Câu 4: Bình chia độ chứa nước, mực nước ở ngang vạch 50 cm
3
thả 1 viên sỏi vào
bình, mực nước trong bình dâng lên ở ngang vạch 55 cm
3
. Thể tích của viên sỏi là:
a. 5cm
3
b. 50 cm
3
c. 55 cm
3
d. 0,5 cm
3
Câu 5: Phương, chiều của trọng lực là:
a. Phương nằm ngang, chiều qua phải. b. Phương nằm ngang, chiều qua trái.
c. Phương thẳng đứng, chiều hướng xuống. d. Phương thẳng đứng, chiều hướng lên.
Câu 6: Quả cân có khối lượng 250g thì có trọng lượng là:
a. 25N b. 250N c. 0,25N d. 2,5N
Câu 7: Khi treo vào đầu dưới của lò xo có chiều dài 10cm một quả cân 100g thì lò xo
có chiều dài 14cm. Nếu chỉ tác dụng vào đầu dưới lò xo một lực kéo 2N hướng
dọc theo chiều dài lò xo thì lò xo bị kéo dãn có chiều dài bẳng bao nhiêu?
a. 18cm. b. 20cm. c. 24cm. d. 28cm.
Câu 8: Dùng mặt phẳng nghiêng có lợi gì?
a. Thay đổi hướng của lực kéo. b. Dùng lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
c. Dùng lực kéo bằng trọng lượng của vật. d. Cả 2 câu a và b.
2. Dùng từ, cụm từ thích hợp điền vào các chỗ trống dưới đây: (1đ)
Đơn vị đo lực là.......(1)......., dụng cụ đo lực gọi là .......(2)...... Lực mà lò xo khi bị
kéo dãn ra tác dụng lên tay ta gọi là lực ........(3)........, lực hút của quả đất tác dụng
lên mọi vật gọi là ...........(4)..............
II. Phần tự luận: (7đ)
Câu 1: Đổi các đại lượng dưới đây: (1đ)
a) 250cm = ............ m b) 125ml = ............. cm
3
c) 0,36Kg = ............ g d) 0,2m
3
= ...............dm
3
Câu 2: Mặt phẳng nghiêng càng nghiêng ít thì lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng
như thế nào? Nêu cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng? (2đ)
Câu 3: Sắt có khối lượng riêng là 7800Kg/m
3
, tính khối lượng và trọng lượng của
5dm
3
sắt? (2đ)
Câu 4: Một quả cân treo đứng yên vào một sợi dây.
a. Những lực nào tác dụng lên quả cân?
b. Vì sao quả cân đứng yên?
c. Khi dây bị đứt có hiện tượng gì xảy ra? Vì sao?
--------------------------------------
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
ĐỀ THI THAM KHẢO MÔN VẬT LÝ LỚP 6.
Học kỳ I – Năm học: 2010 - 2011.
I. Phần trắc nghiệm: (3đ)
1. Chon ý đúng: (2đ) Mỗi câu đúng 0,25đ.
2. Điền vào chỗ trống: (1đ) Mỗi từ, cum từ đúng 0,25đ.
(1): Niu-tơn hoặc N. (2): lực kế. (3): đàn hồi. (4): trọng lực.
II. Phần tự luận: (7đ)
Câu 1: Mỗi câu đúng 0,25đ.
a) 2,5m b) 125cm
3
c) 360g d) 200dm
3
Câu 2: Mặt phẳng nghiêng càng nghiêng ít, lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng càng
nhỏ.(0,5đ) Để làm giảm độ nghiêng , ta giảm độ cao (0.5đ) hoặc tăng chiều dài.(0.5đ)
Hoặc vừa giảm độ cao, vừa tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng. (0,5đ)
Câu 3: Đổi đúng đơn vị: V = 5dm
3
= 0,005m
3
(0,5đ)
Khối lượng của sắt là: m = D.V (0,25đ)
= 7800.0,005 = 39Kg (0,5đ)
Trọng lượng của sắt là: P = 10.m (0,25đ)
= 10.39 = 390N (0,5đ)
Câu 4: a. - Lực kéo của dây. (0,25đ)
- Trọng lực của quả cân.(0,25đ)
b. Vì 2 lực cân bằng.(0,5đ)
c. - Quả cân sẽ rơi xuống.(0,5đ)
- Vì dây bị đứt, lực kéo dây không còn nữa, (0,25đ) chỉ có trọng lực tác
dụng làm quả cân rơi xuống.(0,25đ)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Chọn c b a a c d a d