Tải bản đầy đủ (.doc) (151 trang)

Nâng cao chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiện nghị quyết của tỉnh ủy lâm đồng trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 151 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng là những nội
dung rất quan trọng trong quy trình lãnh đạo của Đảng. Quy trình lãnh đạo ấy
gồm các bước chủ yếu: xây dựng nghị quyết, tổ chức thực hiện nghị quyết và
kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết. Xây dựng nghị quyết đúng và tổ
chức thực hiện nghị quyết đúng sẽ đem lại thành công to lớn cho sự nghiệp cách
mạng của Đảng, là chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Đảng. Bởi vì, trong quá trình
lãnh đạo cách mạng, Đảng lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội, nhằm quy tụ sức
mạnh của toàn dân tộc để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, tạo ra những
điều kiện vật chất và tinh thần cần thiết để thực hiện mục tiêu, lý tưởng của Đảng.
Điều kiện cơ bản để Đảng giữ vững vị thế cầm quyền của mình là Đảng
có đường lối đúng đắn, phát huy được vai trò của Nhà nước và sức mạnh của
toàn dân tộc để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, giữ vững ổn định
chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, đem lại ấm no,
hạnh phúc cho nhân dân. Trong điều kiện hiện nay, con đường cơ bản nhất để
nghị quyết của Đảng thành hành động của toàn dân là Đảng lãnh đạo Nhà
nước thể chế hoá nghị quyết của Đảng để toàn dân thực hiện. Đảng xây dựng
nghị quyết, đồng thời lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa nghị quyết, song Đảng
không khoán trắng cho Nhà nước làm việc này. Đảng lãnh đạo, chỉ đạo, đồng
thời Đảng phải cụ thể hóa nghị quyết. Để nghị quyết của Đảng được cụ thể
hóa, thể chế hóa và được thực hiện đạt kết quả cao thì điều quan trọng là nghị
quyết của Đảng phải có chất lượng, việc tổ chức thực hiện nghị quyết của
Đảng phải đúng đắn, khoa học.
Thế nhưng trên thực tế, việc xây dựng và tổ chức thực hiện nghị quyết
của Đảng đến nay vẫn là khâu yếu, hạn chế không nhỏ thành tựu của công


2
cuộc đổi mới. Bởi vậy, nâng cao chất lượng xây dựng nghị quyết và tổ chức


thực hiện nghị quyết là rất cần thiết và cấp bách.
Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) Khoá VIII, về một số vấn đề cơ bản,
cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay đã khẳng định điều này và
coi đó là một nhiệm vụ trọng yếu của cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn
Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Nghị quyết chỉ
rõ: “Cải tiến việc ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết… Đảng chỉ ra
nghị quyết, chỉ thị khi cần thiết, nghị quyết phải ngắn gọn, rõ ràng, các cấp uỷ
và tổ chức đảng, từng ngành có thể thực hiện được ngay, giảm bớt thời gian
chờ đợi, hướng dẫn, cụ thể hoá ở các cấp”[5, tr.34].
Nghị quyết đúng đắn của Đảng chỉ có thể được thực hiện thắng lợi khi
các cấp ủy địa phương, trên cơ sở nghị quyết của Đảng, đề ra nghị quyết đúng
đắn, phù hợp với từng địa phương và tổ chức thực hiện đạt kết quả cao. Tức
là việc thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng, phụ thuộc và được quyết
định bởi chất lượng xây dựng nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết của
các cấp ủy địa phương. Thực tế cho thấy, chỉ một số ít nghị quyết của cấp ủy
địa phương chất lượng thấp, việc tổ chức thực hiện các nghị quyết ấy hạn chế;
thậm chí ở nhiều nơi nghị quyết của cấp ủy đạt chất lượng tốt, song việc tổ
chức thực hiện còn nhiều yếu kém đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực
hiện nghị quyết đúng đắn của Đảng. Bởi vậy, nâng cao chất lượng xây dựng
và tổ chức thực hiện nghị quyết của cấp ủy địa phương thực sự là vấn đề rất
cấp thiết trong điều kiện hiện nay.
Là một tỉnh miền núi Nam Tây Nguyên có xuất phát điểm kinh tế - xã
hội thấp, cho đến nay, Lâm Đồng đã trở thành một tỉnh có tốc độ tăng trưởng
kinh tế hàng năm trên 12%, đời sống nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã từng
bước được nâng cao, tình hình chính trị, xã hội ổn định. Để có được thành
công đó là nhờ công sức của toàn thể nhân dân trong tỉnh, của cả hệ thống
chính trị, trong đó sự lãnh đạo của Tỉnh ủy là đặc biệt quan trọng.


3

Trong công tác lãnh đạo của Tỉnh ủy, việc xây dựng nghị quyết và tổ
chức thực hiện các nghị quyết về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh,
quốc phòng, xây dựng Đảng là nhân tố quyết định sự phát triển mọi mặt của
tỉnh trong thời gian qua. Tỉnh ủy đã xây dựng các nghị quyết đúng, sát hợp
với tình hình, đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội địa phương, lựa chọn các
nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong từng thời kỳ, từng địa phương trong
tỉnh, tổ chức và chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy. Nhờ
đó, các nghị quyết của Tỉnh ủy đã thành hiện thực, phát huy mạnh mẽ vai trò,
tác dụng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội và công tác xây dựng Đảng của Tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nêu trên, chất lượng việc xây dựng
và tổ chức thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy vẫn còn những hạn chế, yếu kém.
Một số nghị quyết còn có những điểm thể hiện ý chí chủ quan, thiếu thông tin,
thiếu luận cứ khoa học, chưa được sự đồng thuận cao trong nhân dân; việc tổ
chức thực hiện nghị quyết có lúc còn hình thức, thiếu sáng tạo, dập khuôn
máy móc; sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành còn thiếu đồng bộ; việc
sơ kết, tổng kết thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy còn chậm, chất lượng
thấp… Những yếu kém trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phát triển
mọi mặt của tỉnh Lâm Đồng và công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh.
Việc nghiên cứu, tìm giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng và tổ chức thực
hiện nghị quyết của Tỉnh ủy hiện nay là rất cần thiết.
Là một cán bộ của Trường Chính trị Tỉnh Lâm Đồng được học tập,
nghiên cứu có hệ thống khoa học xây dựng Đảng tại Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, tôi luôn suy nghĩ và mong muốn góp
phần vào giải quyết vấn đề cần thiết nêu trên. Do đó, tôi chọn và thực hiện đề
tài luận văn thạc sỹ: “Nâng cao chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiện
nghị quyết của Tỉnh ủy Lâm Đồng trong giai đọan hiện nay”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài


4

Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, có
thể chia ra thành các nhóm nghiên cứu sau:
* Các công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề nâng cao năng lực và
sức chiến đấu của Đảng trong quá trình đổi mới gồm có:
- GS Đặng Xuân Kỳ (2004), “Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự
chỉnh đốn”, Tạp chí Thông tin công tác tư tưởng, số 3.
- Hà Đăng (2010) “Tự chỉnh đốn, tự đổi mới là nhiệm vụ cấp bách của
Đảng”, Báo Lao động, số 27 ngày 02 tháng 2 năm 2010.
- GS TS Nguyễn Trọng Chuẩn, “Tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng để đảm
bảo cho sự thành công của công cuộc phát triển đất nước”, Tạp chí Tiếng Việt
của Viện Triết học.
- Bùi Đức Lại ( 2003), “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng”, Tạp
chí Xây dựng Đảng, số 12.
- GS Đặng Xuân Kỳ (2004), “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với Nhà nước”, Tạp chí Thông tin công tác tư tưởng lý luận, số 10.
- Nguyễn Phú Trọng (2004), “Xây dựng Đảng cầm quyền: một số kinh
nghiệm từ thực tiễn đổi mới ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, số 5, tháng 3 - 2004.
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến vị trí vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước và khẳng định
vấn đề thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng, đổi mới phương thức
lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và toàn xã hội là yêu cầu tất yếu của quá
trình lãnh đạo của Đảng. Đây chỉ là những bài viết, song nó đã cung cấp một
số vấn đề về mặt lý luận cho việc nghiên của đề tài.
* Các công trình khoa học nghiên cứu về đổi mới, nâng cao chất lượng
công tác của văn phòng cấp ủy.
- Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, “Về công tác văn
phòng cấp ủy Đảng”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội.


5

- Quách Đức Hùng (2003), Tiếp tục đổi mới công tác thông tin tổng hợp
của văn phòng Tỉnh ủy Phú Thọ trong thời kỳ mới, Luận văn tốt nghiệp Đại
học Chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Bùi Đức Hiếu (2006), Chất lượng Văn phòng cấp ủy quận, huyện ở
thành phố Hà nội trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Khoa học
Chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
Các công trình nghiên cứu khoa học này đã làm rõ công tác của văn
phòng cấp ủy Đảng, trong đó có việc soạn thảo văn bản của Đảng nói chung
và soạn thảo nghị quyết Đảng nói riêng, đề ra những giải pháp nâng cao chất
lượng soạn thảo văn bản của cấp ủy Đảng.
* Các công trình khoa học nghiên cứu về việc xây dựng và tổ chức thực
hiện nghị quyết của các cấp ủy Đảng.
- Phân viện Hà Nội (2002), Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện nghị
quyết cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh Bắc Trung bộ, Đề tài
cấp bộ.
- Nguyễn Đình Hiếu (2008), Đổi mới việc ra nghị quyết và tổ chức thực
hiện nghị quyết của Huyện ủy Hoàng hóa, tỉnh Thanh hóa giai đoạn hiện nay,
Luận văn Thạc sỹ Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà nội.
- Ngô Xuân Minh (2009), Đổi mới việc ra nghị quyết và tổ chức thực
hiện nghị quyết của các huyện ủy ở Tuyên Quang giai đoạn hiện nay, Luận
văn Thạc sỹ Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Các công trình khoa học nêu trên đã nghiên cứu sâu về các nội dung của
việc ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết ở các huyện ủy ở một số
tỉnh. Các luận văn cũng trình bày tương đối hệ thống về cơ sở lý luận của việc
ra nghị quyết của Đảng, cũng như tình hình thực tiễn các địa phương đã tác
động đến việc ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết của các cấp ủy
mà các tác giả đã nghiên cứu; đồng thời nêu lên những giải pháp nhằm đổi



6
mới việc ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết của các cấp ủy được
đề cập trong các công trình nghiên cứu.
Các luận văn thạc sỹ của Nguyễn Đình Hiếu, Ngô Xuân Minh liên quan
trực tiếp hơn đến đề tài luận văn, song chủ yếu bàn đổi mới việc ra nghị quyết
và tổ chực thực hiện nghị quyết của các cấp ủy huyện ở một vài tỉnh, chưa có
điều kiện và cũng không cần thiết (theo yêu cầu của đề tài) phải bàn đến chất
lượng ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy.
Ngoài ra còn có các bài viết đăng trên các báo, tạp chí:
- Lê Thế Đạt (20/01/2005), “Triển khai, quán triệt Nghị quyết thế nào
cho có hiệu quả, Báo điện tử ĐCS VN .
- Nguyễn Thế Tư (13/09/2009), “Bác Hồ nói về xây dựng nghị quyết và
tổ chức thực hiện nghị quyết”, Báo Quảng trị online.
- Nguyễn Thế Tư (24/01/2008), “Để xây dựng Nghị quyết Đảng đúng
đắn hợp lòng dân”, Báo Cần thơ online.
- Bùi Đức Lại (2009) Khắc phục bệnh thành tích trong dự thảo báo cáo của
ban chấp hành tại đại hội đảng bộ các cấp”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 12.
- Phạm Thị Hạnh (23/01/2009) “ Chất lượng nghị quyết phản ánh hiệu
quả hoạt động của HĐND”, Báo điện tử Người đại biểu nhân dân.
- Luyện Hạnh (09/03/2009), “ Nguyên nhân làm cho chất lượng nghị
quyết của HĐND cấp xã chưa cao”, Báo điện tử Người đại biểu nhân dân .
- TS Nguyễn Mậu Dựng (10/07/2006), “ Để sớm đưa Nghị quyết của Đại
hội Đảng vào cuộc sống” Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử.
- ThS Cao Ngọc Hải (20/11/2009), “Để tổ chức thực hiện tốt nghị quyết
của chi bộ”, Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử.
- TS Nguyễn Minh Tuấn (20/06/2009), “Nâng cao hiệu quả nghiên cứu,
quán triệt, triển khai nghị quyết của Đảng”, Tạp chí Tuyên giáo điện tử;
- Nguyễn Quang Song (19/4/2007), “Ra nghị quyết và thực hiện nghị
quyết chi bộ”, Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử.



7
- Trần Văn Toán (9/9/2009), “ Đổi mới việc học tập nghị quyết của Đảng
cần có lộ trình và bước đi cụ thể”, Tạp chí Tuyên giáo điện tử.
- TS Phạm Công Khâm (19/9/2009), “Tổ chức thực hiện nghị quyết của
Đảng”, Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử.
- Đỗ Thu Bình (1/11/2009), “Bắc Bình đổi mới, nâng cao chất lượng
công tác triển khai nghị quyết”, Tạp chí Tuyên giáo.
Các tác giả các công trình nghiên cứu trên tuy chưa đề cập một cách toàn
diện về vấn đề xây dựng nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết của
Đảng, song trong từng bài viết đã chỉ ra những ưu điểm, những hạn chế trong
việc ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết của cấp ủy Đảng các cấp,
đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trên, đề xuất
được một số giải pháp nhằm khắc phục những yếu kém, nâng cao chất lượng
trong việc ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng cũng như
của các cấp ủy địa phương, đơn vị mà các tác giả đề cập.
Cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào
nghiên cứu về việc xây dựng và tổ chức thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy
Lâm Đồng.
Tóm lại, các nhóm nghiên cứu trên đã cung cấp một số chiều cạnh của vấn
đề ra nghị quyết và thực hiện nghị quyết của các cấp ủy Đảng, làm tư liệu tham
khảo cho việc nghiên cứu và thực hiện đề tài “Nâng cao chất lượng xây dựng
và tổ chức hiện nghị quyết của Tỉnh ủy Lâm Đồng trong giai đoạn hiện nay”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Mục đích của luận văn:
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng, nâng
cao chất lượng việc xây dựng và tổ chức thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy
Lâm Đồng, luận văn đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng
xây dựng và tổ chức thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy đến năm 2020.

- Nhiệm vụ của luận văn:
+ Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến đề tài luận văn.


8
+ Khảo sát đánh giá thực trạng phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh
của tỉnh Lâm Đồng và công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh với tư cách là
kết quả, là thể hiện của chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiện nghị quyết của
Tỉnh ủy; đánh giá thực trạng chất lượng ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị
quyết của Tỉnh ủy, chỉ rõ ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và những kinh nghiệm.
+ Đề xuất phương hướng và các giải pháp có tính khả thi nâng cao chất
lượng xây dựng tổ chức thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy Lâm Đồng đến năm
2020.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chất lượng xây dựng và tổ chức
thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy Lâm Đồng, gồm các nghị quyết về phát
triển kinh tế - xã hội và về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính
trị.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn từ 2001 đến nay.
- Phương hướng và các giải pháp đề xuất trong luận văn có giá trị đến
năm 2020.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở những quan điểm lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng về xây
dựng Đảng.
- Cơ sở thực tiễn của luận văn là thực tiễn hoạt động xây dựng nghị
quyết, tổ chức thực hiện nghị quyết và nâng cao chất lượng xây dựng nghị
quyết, tổ chức thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy Lâm Đồng. Các báo cáo tổng
kết về vấn đề này của các cấp ủy trong tỉnh và các tỉnh liên quan.
- Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, ngoài

ra còn sử dụng các phương pháp khác như: nghiên cứu tài liệu, khảo sát, tổng
kết thực tiễn; phân tích - tổng hợp; phương pháp thống kê, lịch sử - lôgic,
phương pháp chuyên gia…


9
6. Những đóng góp của luận văn
Góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận về chất lượng xây dựng nghị
quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết của Tỉnh Lâm Đồng; các giải pháp
nâng cao chất lượng việc xây dựng nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết
của Tỉnh ủy Lâm Đồng trong giai đoạn hiện nay.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho quá trình xây dựng nghị
quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy Lâm Đồng nói riêng và các
cấp ủy Đảng trong tỉnh nói chung.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo
phục vụ nghiên cứu, học tập tại Trường Chính trị tỉnh Lâm Đồng và các trung
tâm bồi dưỡng chính trị huyện trong tỉnh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.
Chương 1
CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỰC THỰC HIỆN
NGHỊ QUYẾT CỦA TỈNH ỦY LÂM ĐỒNG - NHỮNG VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. TỈNH ỦY LÂM ĐỒNG VÀ VIỆC XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC
HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA TỈNH ỦY

1.1.1. Khái quát về tỉnh Lâm Đồng và Tỉnh ủy
1.1.1.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng
Điều kiện tự nhiên:

Lâm Đồng là một tỉnh miền núi Nam Tây Nguyên, nằm ở tọa độ địa lý
11057’ vĩ bắc, 1080 27’ kinh đông, trên các bậc địa hình có độ cao từ 300 m
(các huyện phía Tây Nam) đến 1500m (Đà Lạt) so với mặt nước biển, có
điểm cao nhất là đỉnh Bi - Đúp cao 2.287m. Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh
Đắc Lắc, Đắc Nông. Phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận. Phía Tây giáp tỉnh Bình


10
Phước. Phía Đông giáp tỉnh Ninh Thuận. Phía Đông Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa
và phía Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai. Tỉnh lỵ Lâm Đồng là thành phố Đà Lạt.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 9.772,19 km 2, chiếm 2,97% tổng diện tích
tự nhiên cả nước. Lâm Đồng gồm ba cao nguyên hợp thành, phần phía Bắc
tỉnh là cao nguyên Lâm Viên, giữa tỉnh là cao nguyên Đơn Dương - Liên
Khương, phía Nam tỉnh là cao nguyên Di Linh - Bảo Lộc. Các cao nguyên
của Lâm Đồng là đầu nguồn của 7 hệ thống sông lớn trong khu vực như: sông
Đa Nhim, sông Krông Nô, sông Đồng Nai, sông Lũy, sông cái Phan Rang…
Lâm Đồng hội đủ các yếu tố tự nhiên như: khí hậu, thảm thực vật, thổ
nhưỡng với những cảnh quan phong phú và đa dạng, có tiềm năng rất lớn về
thuỷ điện.
Việc giao lưu và thông thương giữa Lâm Đồng với các địa phương khác
chủ yếu bằng đường bộ. Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng gồm: quốc lộ 20 đi Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh; quốc lộ 27
đi Đắc Lắc và các tỉnh Tây Nguyên; quốc lộ 28 đi Ninh Thuận. Ngoài ra, Lâm
Đồng còn có sân bay Liên Khương đi Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng và nối liền với mạng lưới sân bay quốc tế.
Hiện nay, Lâm Đồng có hai vườn quốc gia là vườn quốc gia Bidoup Núi Bà và vườn quốc gia Cát Tiên - những nơi có tài nguyên động - thực vật
phong phú, có giá trị về mặt nghiên cứu khoa học. Thành phố Đà Lạt là một
đô thị trẻ, thơ mộng có nhiều danh lam, thắng cảnh, ở độ cao 1.500 m so với
mặt biển, ít bị tàn phá và xáo trộn do chiến tranh, ẩn trong rừng thông, nhiều
hoa, cỏ, cây, hồ, suối, thác nước, tạo nên cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, khí

hậu mát mẻ. Thành phố Đà Lạt nổi tiếng bởi được xây dựng với nhiều kiểu
kiến trúc độc đáo, có lợi thế về du lịch và nghỉ dưỡng.
Thế mạnh của Lâm Đồng là đất đỏ bazan, với diện tích lớn, phân bổ ở các
huyện Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh, Đức Trọng và Lâm Hà, rất thích hợp với cây
công nghiệp dài ngày, như: chè, cà phê, ca cao, các loại cây ăn quả. Nhóm đất


11
phù sa có diện tích khoảng 55.000 ha phân bố dọc sông suối ở huyện Cát Tiên,
Đạ Tẻh, loại đất này thích hợp với việc trồng lúa và cây công nghiệp ngắn ngày.
Đất nông nghiệp ở Lâm Đồng tăng lên rất nhanh trong những năm gần đây, từ
chỗ có khoảng trên 100.000 ha trong những năm 1990 nay đã có trên 250.000
ha.
- Đặc điểm về xã hội:
Dân số 1.191.300 người (thống kê 2009), mật độ dân số 123 người/km 2
Lực lượng lao động ở Lâm Đồng có khoảng 723.800 người. Dân số trong độ
tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao, đa số là lao động trong khu vực nông nghiệp nông thôn. Số lượng lao động của tỉnh như sau: Công nhân kỹ thuật: 31.400;
trung cấp chuyên nghiệp: 6.000; cao đẳng và đại học 35.660; trên đại học 350
người . Số lao động có trình độ trên đại học chủ yếu làm việc trong khu vực
kinh tế quốc doanh và giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng và các viện
nghiên cứu của Trung ương đóng trên địa bàn thành phố Đà Lạt, như: Trường
Đại học Đà lạt, Viện Nghiên cứu Hạt nhân, Viện Sinh học Hữu cơ, Học viện
Lục quân, Trường Đại học Yersin, Trường Chính trị, Trường Cao đẳng Sư
phạm Đà Lạt… [xem phụ lục 3]
Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính gồm: thành phố Đà Lạt, thành phố
Bảo Lộc và 10 huyện (Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam
Rông, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Hoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên).
Lâm Đồng là một trong những tỉnh có số lượng dân tộc thiểu số khá
đông, chiếm tỉ lệ 21% dân số cả tỉnh, thuộc nhiều bộ tộc khác nhau: người
Kơho, người Mạ, Ra Glai... trong đó người Cơho có số dân đông nhất. Họ

định cư ở nhiều vùng khác nhau của tỉnh và đông nhất là ở huyện Di Linh.
Đặc điểm kinh tế
Về nông nghiệp: Lâm Đồng đã hình thành và phát triển nhiều vùng
chuyên canh cây công nghiệp, là nơi cung cấp nguyên liệu lớn cho công
nghiệp chế biến nông sản, đứng đầu cả nước về diện tích chè, với 26.700 ha,


12
chiếm trên 33% diện tích chè cả nước, khả năng phát triển lên đến 28.000 ha,
sản lượng chè búp tươi đạt trên 182.900 tấn, cung cấp cho công nghiệp chế
biến khoảng 25.000 tấn thành phẩm/năm. Tỉnh có 128.200 ha cà phê, sản
lượng trên 273.000 tấn, đứng thứ hai cả nước về diện tích. Nhiều nhà máy chế
biến cà phê xuất khẩu có chất lượng tốt đã và đang được đầu tư mở rộng và
đầu tư mới. Tỉnh có 6.300 ha dâu tằm, cho sản lượng ổn định từ 100 -120
ngàn tấn/năm. Chế biến sữa cũng là một tiềm năng lớn của Lâm Đồng. Đến
nay đàn bò sữa hiện có 3.400 con, sẽ phát triển lên 6.000 con, sản lượng sữa
tươi đạt khoảng 6.900 - 8.000 tấn.
Về lâm sản: Lâm Đồng hiện có 566.492 ha rừng trong số 601.477 ha đất
lâm nghiệp, trong đó diện tích rừng trồng trên 49.000 ha. Khả năng khai thác
nguyên liệu cho phép để cung cấp cho công nghiệp chế biến hàng năm là
40.000 - 50.000m3 gỗ. Ngoài ra còn có các loại tre, nứa, lồ ô đủ khả năng
cung cấp nguyên liệu cho sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
Về khoáng sản: Lâm Đồng là vùng đất có nhiều loại khoáng sản với trữ
lượng lớn chưa được khai thác. Theo thống kê, toàn tỉnh có 25 loại khoáng
sản, gồm Bauxite, Bentonite, Kaolin, Diatomite, than bùn… có khả năng khai
thác ở qui mô công nghiệp. Chỉ riêng Bauxite đã có trữ lượng hơn 1,2 tỷ tấn
với chất lượng tốt. Ngoài ra còn có 38 điểm quặng vàng, chủ yếu là vàng sa
khoáng, 7 điểm quặng saphia, 32 điểm mỏ thiếc sa khoáng có trữ lượng hàng
chục ngàn tấn, 19 mỏ đất sét và một số mỏ nước khoáng. Đây là nguồn tài
nguyên để phát triển và thu hút các dự án đầu tư khai thác chế biến.

Về năng lượng: Lâm Đồng có tiềm năng phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ
và phong điện [nguồn www.lamdong.gov.vn ]
1.1.1.2. Khái quát về Tỉnh ủy Lâm Đồng và vị trí, vai trò, chức năng,
nhiệm vụ của Tỉnh uỷ
* Đảng bộ Tỉnh Lâm Đồng:


13
Đảng bộ Tỉnh Lâm Đồng đến cuối năm 2009 có 20 tổ chức đảng trực
thuộc, trong đó có 10 đảng bộ huyện, 2 Đảng bộ thành phố (thành phố Đà Lạt
và Bảo Lộc), 6 đảng bộ khối, 2 đảng bộ cơ sở (Viện nghiên cứu hạt nhân và
Đại học Đà Lạt). Đảng bộ có 807 tổ chức cơ sở đảng, trong đó có 251 đảng bộ
cơ sở, 556 chi bộ cơ sở, 6 đảng bộ bộ phận, 2.347 chi bộ trực thuộc. Trong đó:
- Các tổ chức cơ sở đảng xã , phường, thị trấn là 148: gồm 144 đảng bộ
và 4 chi bộ cơ sở. Dưới chi, đảng bộ cơ sở có 1049/1270 chi bộ thôn, khu
phố. Còn 210/1270 thôn, khu phố có đảng viên, nhưng chưa đủ điều kiện để
thành lập chi bộ; hiện vẫn còn 11/1270 thôn, khu phố chưa có đảng viên.
- Có 315 TCCSĐ trong cơ quan hành chính.
- Có 162 TCCSĐ trong các đơn vị sự nghiệp
- Có 40 TCCSĐ trong doanh nghiệp cổ phần do Nhà nước chi phối.
- Có 32 TCCSĐ trong các công ty cổ phần.
- Có 04 TCCSĐ trong công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư
nhân.
- Có 12 TCCSĐ trong công ty cổ phần tư nhân.
- Có 4 TCCSĐ trong công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
- Có 20 TCCSĐ trong quân đội và 39 TCCSĐ trong công an…
Tổng số đảng viên hiện có là 28.097 đồng chí, trong đó có 7957 đảng
viên là nữ, chiếm 28,32%; 2576 đảng viên là người dân tộc thiểu số, chiếm
9,17%; 1882 đảng viên theo các tôn giáo, chiếm 6,7%; 4.776 đảng viên là
đoàn viên TNCS HCM; chiếm 17% và 4124 đảng viên là quân nhân xuất ngũ,

chiếm 14,68%. Riêng ở xã, phường thị trấn có 16697 đảng viên, chiếm
59,43% đảng viên của Đảng bộ [85].
* Đặc điểm của Tỉnh ủy Lâm Đồng:
- Tỉnh ủy Lâm Đồng khóa VII (2000 - 2005) có 44 đồng chí, trong đó
dưới 46 tuổi có 1 đồng chí (2,3%), từ 46 đến 55 tuổi có 24 đồng chí (54,54%),
từ 56 tuổi trở lên có 19 đồng chí (43,16%); có 29 đồng chí Tỉnh ủy viên khóa


14
VI tiếp tục tham gia và 15 đồng chí mới tham gia, nữ có 3 đồng chí ( 6,82%),
dân tộc thiểu số có 02 đ/c, 55%); số cấp ủy công tác ở khối Đảng cấp tỉnh có
7 đồng chí (15,9%), khối nhà nước cấp tỉnh có 17 đồng chí (38,6%), khối
đoàn thể cấp tỉnh có 3 đồng chí (6,82%), khối huyện, thị, thành phố có 10
đồng chí (22,7%). Khối sản xuất kinh doanh có 2 đồng chí (4,6%).[73, tr 1-2]
- Tỉnh ủy Lâm Đồng khóa VIII (2005 - 2010) có 49 đồng chí, trong đó,
dưới 46 tuổi có 05 đồng chí (10,02 %), từ 46 đến 55 tuổi có 37 đồng chí
(75,51%), từ 56 tuổi trở lên có 7 đồng chí (14,47%); về cơ cấu Ban Chấp
hành: có 30 đồng chí Tỉnh ủy viên khóa VII tiếp tục tham, gia chiếm
(61,22%) và 19 đồng chí mới tham gia, chiếm 38,88%; nữ có 4 đồng chí
(8,16%), dân tộc thiểu số có 02 đ/c ( 4,08%); số cấp ủy công tác ở khối Đảng
cấp tỉnh có 13 đồng chí (26,53%), khối các cơ quan nhà nước cấp tỉnh có 19
đồng chí (38,76%), khối đoàn thể cấp tỉnh có 05 đồng chí (10,20%), khối các
cơ quan nội chính 04 đồng chí, chiếm (8,16%) khối huyện, thị, thành phố có 8
đồng chí (16,33%).[xem phụ lục 6]
- Tỉnh ủy Lâm Đồng có truyền thống đoàn kết đấu tranh cách mạng trong
hai cuộc chống Pháp và chống mỹ, ngày nay tiếp tục phát huy truyền thống cách
mạng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phấn đấu đưa Lâm Đồng trở thành một
tỉnh có đời sống kinh tế xã hội phát triển ở mức trung bình của cả nước.
* Vị trí, vai trò Tỉnh ủy Lâm Đồng:
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng gọi tắt là Tỉnh ủy Lâm Đồng là

cơ quan chấp hành của Đảng bộ tỉnh do Đại hội Tỉnh Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng
bầu ra. Tỉnh ủy có nhiệm vụ lãnh đạo toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã
hội: kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng; xây dựng hệ thống chính
trị của tỉnh và xây dựng Đảng bộ tỉnh trong sạch, vững mạnh. Trong giai đoạn
hiện nay, được thể hiện ở những mặt sau:
Một là, Trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng
và Nhà nước, Tỉnh ủy lãnh đạo việc quán triệt và tổ chức thực hiện cương lĩnh


15
chính trị, nghị quyết, Điều lệ Đảng, Hiến pháp, pháp luật trên địa bàn tỉnh,
đưa đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật đó thành hiện thực. Tỉnh ủy
thông qua chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhằm động
viên sức người, sức của vào việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài
nước theo đường lối chung của Đảng.
Hai là, Tỉnh ủy là người lãnh đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi toàn bộ
hoạt động của Đảng bộ tỉnh, từ xây dựng nội bộ Đảng đến lãnh đạo các tổ
chức trong hệ thống chính trị của tỉnh và lãnh đạo các lĩnh vực của đời sống
xã hội, trong đó xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, lãnh đạo kinh tế là
nhiệm vụ trọng tâm.
Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy là lãnh đạo chính trị, tức là đề ra chủ trương,
quyết định; cụ thể hóa và lãnh đạo tổ chức thực hiện mọi chủ trương, quyết
định đó. Tỉnh ủy không quyết định quá sâu vào các hoạt động của chính
quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội, mà định hướng chính trị cho hoạt động
của các tổ chức đó, tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các tổ chức
đảng và đảng viên.
Ba là, Tỉnh ủy là cơ quan lãnh đạo cấp trên trực tiếp của các đảng bộ,
đảng ủy trực thuộc, trực tiếp lãnh đạo công tác xây dựng Đảng, lãnh đạo các
hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị, các lĩnh vực của đời sống
xã hội trên địa bàn toàn tỉnh; kiểm tra, giám sát các hoạt động của tổ chức

đảng, đảng viên thuộc Đảng bộ tỉnh trong việc thực hiện nghị quyết, Điều lệ
Đảng, thực hiện nhiệm vụ được giao; kịp thời biểu dương, khen thưởng
những tổ chức, cá nhân tích cực, những điển hình tiên tiến trong phong trào
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đồng thời uốn nắn
những biểu hiện lệch lạc trong hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên
cấp dưới.
* Chức năng, nhiệm vụ của Tỉnh ủy Lâm Đồng


16
Chức năng:
Điều 19, Điều lệ Đảng quy định cấp ủy tỉnh lãnh đạo thực hiện nghị quyết
đại hội đại biểu, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên. Như vậy, Tỉnh ủy Lâm Đồng có
chức năng lãnh đạo các tổ chức đảng, đội ngũ đảng viên trong tỉnh, lãnh đạo
chính quyền, Mặt trận các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế, tổ chức
xã hội, xã hội nghề nghiệp; lãnh đạo các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với các hoạt động trên là lãnh đạo toàn diện:
từ việc đề ra chủ trương, quyết định, cụ thể hóa các chủ trương, quyết định
đó; lãnh đạo công tác tư tưởng, tổ chức thực hiện, tổ chức kiểm tra, giám sát,
sơ kết tổng kết, rút kinh nghiệm. Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đảm bảo cho chính
quyền, các đoàn thể theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, đúng định
hướng XHCN. Tỉnh ủy không can thiệp quá sâu vào công việc thuộc chức
năng, nhiệm vụ của các tổ chức đó, mà phát huy vai trò chủ động, sáng tạo
của họ để hoạt động đạt hiệu quả cao.
Nhiệm vụ:
Căn cứ vào Điều lệ Đảng, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng khóa
VII, VIII, đề ra quy chế làm việc của các khóa, theo đó Tỉnh ủy có nhiệm vụ:
- Quán triệt và cụ thể hóa các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung
ương; nghị quyết và những chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư mà Trung
ương yêu cầu phải đưa ra cấp ủy thảo luận.

-Ban hành nghị quyết về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp
lớn về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch thu chi ngân
sách dài hạn và hàng năm của tỉnh; thảo luận và ban hành nghị quyết chuyên
đề về một số lĩnh vực quan trọng; cho chủ trương dự án đầu tư quan trọng của
quốc gia trên địa bàn; những chủ trương lớn, quan trọng, những phương
hướng, nhiệm vụ dài hạn và hàng năm về quốc phòng, an ninh, về xây dựng
Đảng, chính quyền và công tác quần chúng.


17
- Quyết định về chủ trương xây dựng ngân sách Đảng; quyết định dự
toán và quyết toán ngân sách Đảng hàng năm.
- Bàn và quyết định những vấn đề mà Điều lệ Đảng quy định như chuẩn
bị và triệu tập Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh ; đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí
thư cho phép và tiến hành bầu cử bổ sung Tỉnh ủy viên, ủy viên Ban Thường
vụ Tỉnh ủy, bí thư, các phó bí thư, ủy viên Uỷ ban Kiểm tra và chủ nhiệm Uỷ
ban Kiểm tra Tỉnh ủy, xét thi hành kỷ luật tỉnh ủy viên.
- Giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh chủ chốt trong Hội đồng nhân
dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh và nhân sự Đoàn Đại biểu Quốc hội của tỉnh.
- Thảo luận về việc chia tách hoặc thành lập mới các đơn vị hành chính
cấp huyện, những vấn đề liên quan đến thay đổi địa giới hành chính của tỉnh.
- Định kỳ nghe báo cáo về tình hình hoạt động của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy và các ban của Tỉnh ủy.
- Quyết định về chủ trương xây dựng ngân sách Đảng; dự toán và quyết
toán ngân sách Đảng hàng năm.
1.1.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy
1.1.2.1.Quan niệm về nghị quyết của Tỉnh ủy và phân loại
Quan niệm về nghị quyết của Đảng.
Khái niệm nghị quyết: Theo Từ điển Tiếng Việt trực tuyến, “Nghị quyết
là quyết định làm một việc gì đó của một hội nghị” [100].

Như vậy nghị quyết là một loại văn bản ghi lại quyết định của một hội
nghị về một công việc nào đó nhằm định ra một tổ chức, quyết định một công
việc nào đấy, định ra một đường lối, chiến lược phát triển đất nước hay một
ngành, một lĩnh vực nhất định, hoặc quyết định những giải pháp nhằm tạo đà
phát triển cho một chương trình, kế hoạch cụ thể… Hình thức thông qua nghị
quyết là được số đại biểu tham dự thông qua theo quy định đa số. Nghị quyết
được thông qua có giá trị pháp lý đối với mọi tổ chức và cá nhân trực thuộc
cơ quan, tổ chức ban hành nghị quyết.
Theo Lênin:


18
Tất cả các quyết định của đại hội và tất cả các cuộc bầu cử mà
đại hội đã tiến hành đều trở thành quyết nghị của đảng mà tất cả các
tổ chức của đảng nhất thiết phải tuân theo. Không ai được viện lý do
nào để kháng nghị những điều quyết nghị đó, và chỉ có đại hội lần
sau của đảng mới có thể bãi bỏ hoặc sửa đổi mà thôi [29, tr.224].
Nghị quyết thể hiện ý chí, tình cảm, trách nhiệm, trình độ, lương tâm,
danh dự của các đại biểu tham dự, nhằm bàn bạc, quyết định một nhiệm vụ
nào đó. Vì thế Lê nin cho rằng:
Nghị quyết ấy biểu hiện chính cái thiện chí của tất cả những
người cách mạng… Nghị quyết ấy có giá trị ngang như một lời
danh dự mà nghị quyết đó phải bảo đảm làm sao cho những công
lao lớn lao, những nỗi nguy hiểm và những món chi phí về đại hội
đều không hóa ra vô ích… Nghị quyết đó nói trước rằng mọi thái độ
không thừa nhận những nghị quyết và những cuộc bầu cử của đại
hội đều coi như làm tổn hại đến sự tín nhiệm [29, tr.224].
Theo quyết định số 31- QĐ/TW, ngày 01/10/1997, của Bộ chính trị, Khóa
VIII, ban hành quy định về thể loại, thẩm quyền ban hành văn bản và thể thức
ban hành văn bản của Đảng thì: “Nghị quyết là văn bản ghi lại các quyết định

được thông qua ở đại hội, hội nghị cơ quan lãnh đạo đảng các cấp, hội nghị
đảng viên về đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch hoặc các vấn đề cụ
thể” [2, tr.2].
Vai trò của nghị quyết:
Nghị quyết của Đảng là một văn bản lãnh đạo của tổ chức đảng cấp trên
đối với các cơ quan, tổ chức đảng và đảng viên thuộc quyền lãnh đạo của tổ
chức mình. Do đó: “Việc thảo ra những nghị quyết sách lược đúng lại có một
ý nghĩa trọng đại đối với một chính đảng muốn lãnh đạo giai cấp vô sản theo
tinh thần những nguyên tắc Macxit kiên định, chứ không phải chỉ có chạy lẽo
đẽo theo đuôi các sự biến” [30, tr.6].


19
Nghị quyết ở cấp Trung ương là văn kiện cô đúc về nhận định tình hình
quyết định chủ trương, quan điểm, chính sách và giải pháp lớn về một hoặc
nhiều lĩnh vực công tác của Đảng. Nghị quyết ở cấp đảng bộ ngành, địa
phương là sự cụ thể hoá Nghị quyết của Trung ương hay của đảng uỷ cấp trên
thành những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho một lĩnh vực của đời sống xã hội,
cho một địa bàn khu vực, cũng như từng địa phương, đơn vị.
Các nghị quyết là sự cụ thể hoá của đường lối. Do vậy, để có quan niệm
đúng đắn về “nghị quyết” chúng ta không thể không lưu ý đến làm rõ bản
thân quan niệm về đường lối.
Đường lối chiến lược cách mạng vô sản theo Lênin, đó là khoa học, nghệ
thuật lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh nhằm cải
biến bằng cách mạng đối với xã hội cũ, từng bước hình thành xã hội mới - xã
hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Nó xác định những mục tiêu chủ
yếu, những phương hướng chủ yếu trong cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp
công nhân, của chính đảng thuộc giai cấp đó và của các lực lượng cách mạng
nói chung ở một giai đoạn tương đối dài. Đường lối cũng chỉ ra những kẻ thù
chủ yếu, những người bạn đồng minh của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh

để đạt được mục tiêu. Đồng thời đường lối cũng chỉ ra những động lực, những
hình thức, những phương tiện cơ bản để đạt được những mục tiêu chiến lược
trong từng giai đoạn chiến lược cách mạng.
Giữa đường lối và Nghị quyết có sự đồng nhất và khác nhau: với ý nghĩa
là sự cụ thể hoá của đường lối vào một ngành, một địa phương, một cơ sở …
thì giữa nghị quyết Trung ương cũng như của các đảng bộ các cấp, các ngành
và đường lối có sự đồng nhất về nội dung cơ bản xét về mức độ của tính toàn
diện, về sức bao quát và phạm vi tác động. Về mức độ của tính phổ biến, thì
so với đường lối, mọi nghị quyết đều mang tính giới hạn, các nghị quyết chỉ
đề cập đến những mục tiêu, nhiệm vụ, những động lực, những giải pháp cơ
bản … ứng với từng ngành, từng địa phương, từng cơ sở. Phạm vi bao quát


20
của Nghị quyết này hẹp bao nhiêu, thì những nội dung trên càng mang tính cụ
thể bấy nhiêu.
Như vậy, nghị quyết của Tỉnh ủy là văn bản của Tỉnh ủy thể hiện các quyết
định được thông qua tại hội nghị Tỉnh ủy nhằm cụ thể hóa đường lối chủ trương
chính sách, kế hoạch của Đảng cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của
địa phương trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an
ninh, xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị trong toàn tỉnh.
* Phân loại nghị quyết của Tỉnh ủy Lâm Đồng
- Xét theo mục đích của việc ban hành nghị quyết, thì nghị quyết của
Tỉnh ủy chia làm hai loại:
Thứ nhất, loại nghị quyết về chương trình hành động triển khai thực hiện
các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương trên địa bàn tỉnh (ví dụ: Nghị
quyết Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 6 (khóa VIII), ngày 20 tháng 10 năm 2006, về
tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 17- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương
(khóa IX) về “ Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã,
phường, thị trấn”.

Thứ hai, loại nghị quyết lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh
tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, xây dựng tổ chức, cán bộ… theo yêu cầu lãnh
đạo thực tế của Tỉnh ủy nhằm thực hiện nhiệm vụ do Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh đề ra trong nhiệm kỳ. Ví dụ: Nghị quyết Hội nghị Tỉnh ủy lần
thứ 5 (Khóa VIII), ngày 21 tháng 5 năm 2006, về phương hướng, mục tiêu,
nhiệm vụ và giải pháp đột phá, tăng tốc phát triển kinh tế du lịch - dịch vụ du
lịch giai đoạn 2006 - 2010.
- Xét theo chủ thể ban hành nghị quyết của Đảng trên địa bàn tỉnh, có thể
phân thành ba loại:
Thứ nhất, nghị quyết do Đảng bộ tỉnh ban hành. Loại nghị quyết này có ý
nghĩa chiến lược đề ra đường lối lãnh đạo toàn diện đời sống xã hội của tỉnh
(kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị và


21
xây dựng Đảng). Loại nghị quyết này có: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ
Tỉnh Lâm Đồng lần thứ VII, VIII. Nghị quyết Hội nghị Đảng bộ tỉnh Lâm
Đồng giữa nhiệm kỳ VII, VIII…
Thứ hai, Nghị quyết do Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành, loại nghị
quyết này nhằm cụ thể hóa các nghị quyết của Trung ương trên địa bàn tỉnh
và thực hiện nhiệm vụ của nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra.
Thứ ba, Nghị quyết do Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành. Loại nghị
quyết này nhằm tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà
nước và nghị quyết của Tỉnh ủy. Căn cứ vào các chỉ thị, nghị quyết của Trung
ương và của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thảo luận và quyết định những
nhiệm vụ chủ trương, biện pháp, chính sách chủ yếu trên các lĩnh vực theo
quy chế làm việc của Tỉnh uỷ.
1.1.2.2. Quan niệm về xây dựng và tổ chức thực hiện nghị quyết của
Tỉnh ủy
* Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và quy trình lãnh đạo:

Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Lâm Đồng trong việc xây dựng và thực hiện
nghị quyết là quá trình Tỉnh ủy, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy xác
định nội dung lãnh đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ của các văn kiện Đại hội
Đại biểu Toàn quốc, các nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương,
các nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; phát triển kinh tế - xã
hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh; quyết định giao cho cơ quan, đơn vị nào
chịu trách nhiệm soạn thảo nghị quyết của Tỉnh ủy, đơn vị nào tham gia ý
kiến, thẩm định, thẩm tra nội dung nghị quyết; bảo đảm thời gian và tính
chính xác về nội dung và thể thức văn bản; triển khai học tập và quán triệt
nghị quyết của Tỉnh ủy đến cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân; tổ
chức huy động mọi nguồn lực để đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống;
kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết.


22
Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy nói chung và đối với việc xây dựng và tổ chức
thực hiện nghị quyết nói riêng có vai trò quan trọng hàng đầu trong công tác
lãnh đạo của Tỉnh ủy. Trên cơ sở chương trình hoạt động toàn khóa của Ban
Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và nhằm thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ chính trị được xác định trong nghị quyết của Đại hội đại biểu tỉnh
Đảng bộ, Tỉnh ủy lãnh đạo xây dựng chương trình công tác của Tỉnh ủy, gồm:
chương trình công tác toàn khóa, chương trình công tác năm, chương trình
công tác quý và chương trình công tác tháng.
Trong chương trình công tác toàn khóa của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh
ủy xác định rõ các nội dung công việc nhằm lãnh đạo toàn diện trên các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, xây dựng hệ
thống chính trị, xây dựng Đảng… Chương trình công tác toàn khóa được xác
định cho các năm (5 năm), trong đó xác định số nghị quyết sẽ được ban hành
trong toàn nhiệm kỳ và dự định thực hiện trong từng năm; xác định rõ số hội
nghị Tỉnh ủy sẽ được tiến hành nhằm thảo luận và quyết định các chủ trương,

chính sách quan trọng; sơ kết, tổng kết thực hiện các nghị quyết của Trung ương,
các nghị quyết lãnh đạo của Tỉnh ủy; xác định chương trình công tác kiểm tra
của Tỉnh ủy về việc xây dựng và tổ chức thực hiện nghị quyết Tỉnh ủy…
Chương trình công tác năm là việc cụ thể hóa chương trình công tác toàn
khóa của Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Trên cơ sở quy chế làm việc và
chương trình công tác toàn khóa, Tỉnh ủy đề ra chương trình công tác năm,
tập trung chỉ đạo các nhiệm vụ cụ thể trong từng quý của năm, trong đó có
việc xây dựng và tổ chức thực hiện các nghị quyết lãnh đạo của Tỉnh ủy.
Chương trình công tác quý của Tỉnh ủy là sự cụ thể hóa Chương trình
công tác năm của Tỉnh ủy. Trong chương trình công tác quý, Tỉnh ủy xác định
nhiệm vụ chủ yếu trong các tháng của năm. Trong đó, việc xây dựng và tổ
chức thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy cũng được xác định rõ trong tháng nào


23
thì ban hành nghị quyết lãnh đạo trên lĩnh vực gì? Việc học tập, quán triệt
nghị quyết được tổ chức vào tháng nào?...
Chương trình làm việc tháng là việc xác định nội dung công việc của
Tỉnh ủy, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy phải thực hiện trong tháng. Trên cơ sở
nội dung chương trình làm việc của quý trong năm, Tỉnh ủy xác định nội dung
công việc phải thực hiện trong tháng. Việc tổ chức hội nghị Tỉnh ủy nhằm
thảo luận và thông qua các nghị quyết của Tỉnh ủy (nếu có) được dự định
trong chương trình làm việc tháng.
Quy trình lãnh đạo của Tỉnh ủy là tổng thể công việc đã được xác định
trước bao gồm các bước, các khâu trong quá trình lãnh đạo của Tỉnh ủy. Các
bước đó bao gồm từ việc xác định nội dung lãnh đạo; cụ thể hóa nội dung lãnh
đạo bằng nghị quyết lãnh đạo (xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp lãnh đạo);
tổ chức lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính… nhằm tổ
chức thực hiện nhiệm vụ chính trị đã đề ra; kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực
hiện nghị quyết; sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm quá trình lãnh đạo của Tỉnh ủy.

Nội dung lãnh đạo của Tỉnh ủy là những công việc phải làm của Tỉnh ủy
đã được xác định. Từ đó, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp sẽ được thể
hiện trong nghị quyết của Tỉnh ủy. Nghị quyết đó nhằm triển khai thực hiện
chương trình hành động thực hiện nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành
Trung ương hay nghị quyết lãnh đạo xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, củng
cố quốc phòng - an ninh… của tỉnh. Việc xác định đúng nội dung lãnh đạo có
ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thể thức văn bản của Tỉnh ủy sẽ ban
hành. Tùy từng nội dung lãnh đạo, tầm quan trọng của nó mà lựa chọn hình
thức văn bản thể hiện.
Nghị quyết của Tỉnh ủy là văn bản có giá trị pháp lý cao sau nghị quyết
của Đại hội Đảng bộ tỉnh, thường được sử dụng nhằm quán triết và cụ thể hóa
các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; nghị quyết, chỉ thị của Bộ
Chính trị, Ban Bí thư trên địa bàn tỉnh; lãnh đạo thực hiện phương hướng,
mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp lớn về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế


24
xã hội, kế hoạch thu, chi ngân sách dài hạn, hàng năm của tỉnh và để quyết
định một số lĩnh vực quan trọng trên địa bàn tỉnh, trong Đảng bộ tỉnh.
* Quan niệm và quy trình xây dựng nghị quyết của Tỉnh ủy
Quan niệm về xây dựng nghị quyết của Tỉnh ủy.
Theo từ điển Tiếng Việt trực tuyến, xây dựng có các nghĩa sau:
1. Làm nên, gây dựng nên: xây dựng nhà máy, công trường, xây dựng
chính quyền, xây dựng hợp tác xã, xây dựng gia đình.
2. Tạo ra cái có giá trị tinh thần, có nội dung nào đó: xây dựng cốt truyện
xây dựng đề cương.
3. (Thái độ, ý kiến) có tinh thần đóng góp, làm tốt hơn: ý kiến xây dựng
thái độ xây dựng.[100]
Xây dựng nghị quyết là hoạt động nhằm tạo ra một quyết định lãnh đạo
của Đảng. Sứ mệnh của Đảng Cộng sản Việt Nam là lãnh đạo giai cấp công

nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc tiến hành cuộc cách mạng lật đổ
chính quyền của thực dân phong kiến, giành độc lập dân tộc, tự do cho nhân
dân, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân, nhân dân lao động. Giành
được chính quyền, Đảng mới hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên, nhiệm vụ tiếp
theo của Đảng là lãnh đạo nhân dân cải tạo xã hội cũ xây dựng thành công
chế độ xã hội mới, đem lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Đây là
công việc đầy khó khăn, gian nan, thử thách, có khi phải chịu tổn thất nặng nề
tạm thời. Để hạn chế những tổn thất trong quá trình lãnh đạo, đòi hỏi Đảng
phải nhận thức được quy luật vận động khách quan của đời sống kinh tế,
chính trị, xã hội để từ đó đề ra đường lối lãnh đạo phù hợp với thực tiễn đang
diễn ra. Do đó, việc xây dựng nghị quyết đúng đắn, khoa học sẽ là điều kiện
quan trọng để tổ chức thực hiện nghị quyết thành công. Như vậy, xây dựng
nghị quyết của Đảng là quá trình Đảng nhận thức mọi điều kiện khách quan
tác động đến đối tượng lãnh đạo xác định mục tiêu, nhiệm vụ và đề ra giải


25
pháp để tác động vào đối tượng lãnh đạo, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu,
nhiệm vụ đã được xác định.
Xây dựng nghị quyết của Tỉnh ủy Lâm Đồng là quá trình thu thập và xử
lý thông tin, lựa chọn nội dung lãnh đạo của Tỉnh ủy trong từng giai đoạn nhất
định, nhằm cụ thể hóa sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính
trị, Ban Bí thư trên địa bàn tỉnh; thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của nghị quyết
Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng các khóa đề ra về phát triển kinh tế - xã hội,
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của tỉnh, xây dựng hệ thống chính trị,
xây dựng Đảng bộ tỉnh trong sạch, vững mạnh toàn diện; lựa chọn và giao
cho các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền soạn thảo và lấy ý kiến đóng góp
xây dựng nghị quyết lãnh đạo của Tỉnh ủy; là quá trình thảo luận dân chủ của
các Tỉnh ủy viên trong Hội nghị Tỉnh ủy nhằm xác định mục tiêu, nhiệm vụ
và giải pháp lãnh đạo và thông qua nghị quyết theo quy định của Đảng.

Như vậy, xây dựng nghị quyết của Tỉnh ủy là toàn bộ hoạt động của Ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh, của các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy theo
một quy trình đã được xác định tạo nên một quyết định cuả Tỉnh uỷ, nhằm
thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và
xây dựng Đảng, hệ thống chính trị… của tỉnh.
Quy trình xây dựng nghị quyết Tỉnh ủy là các hoạt động của Tỉnh uỷ, các
cơ quan tham mưu và các tổ chức có liên quan theo một quy định thống nhất
về các bước, trình tự thủ tục, các chủ thể tham gia, thời gian tiến hành để tạo
nên quyết định lãnh đạo của Tỉnh uỷ. Quy trình đó bao gồm: xác định chủ
trương ban hành nghị quyết của Tỉnh ủy; giao cho cơ quan, đơn vị có năng
lực, thẩm quyền chủ trì soạn thảo, các cơ quan, đơn vị tham gia phối hợp soạn
thảo, cơ quan, đơn vị thẩm định văn bản; lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức
cá nhân cho bản dự thảo; mở hội nghị Tỉnh ủy dân chủ thảo luận góp ý cho
bản dự thảo; hoàn chỉnh văn bản sau khi góp ý trình hội nghị Tỉnh ủy lần sau,


×