Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH TÍCH TỤ, TẬP TRUNG ĐẤT ĐAI HUYỆN YÊN ĐỊNH TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2018 – 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.17 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
(Dùng cho các chuyên ngành thuộc khối kỹ thuật)

HOÀNG THỊ BẢO

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH TÍCH TỤ, TẬP TRUNG ĐẤT ĐAI
HUYỆN YÊN ĐỊNH TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2018 – 2020.

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: 1.
2.

Hà Nội, 2020


1. Đặt vấn đề
* Tổng quan tình hình nghiên cứu
Với chủ trương “Đổi mới quản lý nông nghiệp” của Nghị Quyết Trung
ương 10 năm 1988, Việt Nam đã tạo được một bước ngoặt lịch sử trong ngành sản
xuất nông nghiệp. Từ một nước nhập khẩu lương thực, Việt Nam đã trở thành một
quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới với một số nông sản: tiêu, điều, cà phê,
gạo… Trong vấn đề sử dụng đất, để tạo động lực cho người sử dụng đất yên tâm
đầu tư sản xuất, năm 1993 Chính phủ đã ban hành Nghị định 64/CP, và sửa đổi bổ
sung Nghị định 85/1999/NĐ-CP về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá
nhân sử dụng ổn định lâu dài. Thành công của chính sách này là giúp cho người


dân chủ động hơn trong sử dụng đất và thâm canh tăng vụ nhằm nâng cao đời
sống cho các hộ dân sản xuất nông nghiệp.
Trong quá trình thực hiện giao đất nông nghiệp theo tinh thần của Nghị
định 64/CP năm 1993 và Nghị định 85/1999/NĐ-CP, bên cạnh những thành quả
quan trọng đã đạt được trong lĩnh vực kinh tế, xã hội… còn tồn tại những bất
cập, điển hình là tình trạng đất đai manh mún, khó áp dụng máy móc cơ giới
hóa, tăng chi phí sản xuất… Cụ thể, cả nước có 75 triệu thửa đất, bình quân mỗi
hộ có 6 - 8 thửa với khoảng 0,3 - 0,5 ha/hộ (Nguyễn Đức, 2008). Tuy nhiên, khi
đất nước bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thì đất đai manh mún nhỏ lẻ là một trở ngại
cho sản xuất, khó áp dụng cơ giới hóa, tiến bộ khoa học kỹ thuật, khó hình thành
vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Vì vậy, tích tụ đất nông nghiệp là yêu cầu tất
yếu, khách quan trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hoá.
Để khắc phục một phần tình trạng đất nông nghiệp manh mún, tại các địa
phương trên cả nước đã triển khai thực hiện chương trình dồn điền đổi thửa. Tuy
nhiên, việc thực hiện chương trình này mới chỉ dồn nhiều thửa nhỏ thành thửa
lớn, một hộ có nhiều thửa trở nên ít thửa hơn, nhưng diện tích của hộ không thay
đổi. Do đó quy mô diện tích của các hộ dân vẫn ở mức nhỏ. Với quy mô diện
tích nhỏ như vậy là một rào cản cho các hộ trong việc áp dụng cơ giới hóa và
hình thành vùng sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa. Thực tế, trong
quá trình thực hiện dồn điền đổi thửa các hộ đã thực hiện tích tụ đất nông nghiệp
thông qua việc thực hiện các quyền sử dụng đất: chuyển nhượng, cho thuê... Do


vậy, chương trình dồn diền đổi thửa là cơ sở tiền đề cho tích tụ đất nông nghiệp
phát triển, giúp các hộ dân mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp.
Quá trình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp để sản xuất tập trung, quy mô
lớn trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Yên Định nói riêng vẫn còn gặp nhiều
khó khăn, đó là: Việc giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho

các hộ được thực hiện trên cơ sở diện tích đất của các hộ được giao khoán trước
đây nên vẫn còn nhỏ, hẹp và manh mún, bình quân mỗi hộ còn 3- 5 thửa đất
nông nghiệp; người nông dân vẫn còn tư tưởng giữ đất nông nghiệp để bảo đảm
lương thực, thức ăn chăn nuôi hoặc chờ bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất,
không muốn chuyển nhượng, cho thuê, góp đất để sản xuất.
Một số địa phương, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông
nghiệp sau đổi điền dồn thửa chưa thực hiện xong, việc chưa được cấp giấy
chứng nhận gây khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục chuyển nhượng, cho
thuê, góp vốn quyền sử dụng đất nông nghiệp như tài sản. Đầu ra cho nông sản,
lâm sản để tiêu thụ cho vùng sản xuất quy mô lớn không có hoặc không ổn định
dẫn đến được mùa mất giá, người sản xuất thua lỗ; thiếu sự gắn kết giữa sản
xuất với chế biến và tiêu thụ; thu nhập của nông dân chậm được cải thiện. Sản
xuất nông nghiệp thường chịu rủi ro lớn do điều kiện thời tiết, nhất là ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu rất phức tạp, khó lường trước các hiện tượng thời tiết cực
đoan xuất hiện với tần suất và mức độ cao.
Mặt khác, các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nhất là đầu tư sản
xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ còn ít, chủ yếu là sản xuất và
cung ứng các sản phẩm đầu vào, còn ít doanh nghiệp đảm bảo đầu ra cho nông
sản, thị trường tiêu thụ nông sản bị tác động nhiều yếu tố nên gặp nhiều khó
khăn. Tâm lý ngại khó, ngại phức tạp, thiếu kiên quyết của một bộ phận cán bộ
và hộ gia đình, cá nhân vẫn còn tồn tại; hiểu biết về luật đất đai còn hạn chế, các
quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình trong việc
quản lý, sử dụng đất đai được quy định trong Luật Đất đai chưa được thực hiện
đầy đủ.
Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, nhất là khi đưa vào sản xuất quy mô lớn
hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn khó khăn; ứng dụng công nghệ cao trong
sản xuất nông nghiệp mới chỉ tồn tại ở dạng mô hình thử nghiệm và đa phần có
sự bảo trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực, lao động có trình độ
cao, có tay nghề trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn thiếu và yếu.



Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết nói trên, học viên tiến hành đề thực hiện
luận văn: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy quá trình tích
tụ, tập trung đất đai tại huyện Yên Định tỉnhThanh Hoá giai đoạn 20182020”.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Đánh giá thực trạng quá trình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại huyện
Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Từ thực trạng nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá
trình tích tụ, tập trung nông nghiệp tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về tích tụ, tập trung đất đai;
- Công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và phân bổ đất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
- Thực trạng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên
Định, tỉnh Thanh Hóa.
*Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về nội dung
- Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu của đề tài;
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng tình hình quản lý, sử dụng và phân bổ
đất nông nghiệp tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa;
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa;
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng tập trung đất nông nghiệp huyện Yên
Định, tỉnh Thanh Hóa;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy tích tụ, tập trung đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
+ Phạm vi về không gian
Luận văn nghiên cứu trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
+ Phạm vi về thời gian

Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2018-2020.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng quá trình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại
huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.


- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung đất
nông nghiệp tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
* Nội dung: Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp thu thập và phương pháp kế thừa các thông tin, tài liệu, số liệu
Đây là phương pháp khá phổ biến và mang lại hiệu quả cao trong quá
trình nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, thông qua việc tiếp xúc, làm việc với
các cơ quan địa phương, các nhà nghiên cứu các đơn vị, cá nhân có liên quan để
thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu có liên quan đến tổng quan các vấn đề
nghiên cứu của đề tài như:
+ Nghiên cứu tổng quan về tích tụ đất nông nghiệp ở Việt Nam và các
nước trên Thế giới.
+ Nghiên cứu tổng quan về tập trung đất nông nghiệp ở Việt Nam và các
nước trên Thế giới.
+ Nghiên cứu các tiêu chí và các yếu tố ảnh hưởng tới tích tụ, tập trung
đất nông nghiệp.
* Nội dung: Nghiên cứu đánh giá thực trạng tình hình quản lý, sử dụng
và phân bổ đất nông nghiệp tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
- Phương pháp khảo sát thực tế
Phương pháp này dùng để điều tra về thực trạng và tác động của tích tụ,
tập trung đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Các
nghiên cứu viên sẽ tới tận các địa bàn nghiên cứu, trực tiếp quan sát, thu thập
thông tin, có thể phỏng vấn các cá nhân, đơn vị có liên quan.
- Phương pháp điều tra thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu thứ cấp

Thông qua việc tiếp xúc, làm việc với các cơ quan địa phương các đơn vị,
cá nhân có liên quan để thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu có liên quan đến
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu thực hiện đề tài. Các
tài liệu, số liệu chưa thống nhất đều được kiểm tra trên thực địa. Thực hiện sự kế
thừa có chọn lọc các tài liệu điều tra cơ bản như:
+ Tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, KTXH: Dân số, lao động, tình
hình phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống cơ sở hạ tầng được thu thập từ Sở,
Phòng, Ban tại các địa bàn nghiên cứu.
+ Tài liệu, số liệu về tài nguyên đất đai, bản đồ hiện trạng và bản đồ quy
hoạch sử dụng đất, tình hình quản lý đất đai và các số liệu có liên quan đến quy
mô sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân và các vấn đề sử dụng đất khác.


+ Tài liệu, số liệu về thực trạng quản lý và sử dụng đất đai huyện Yên
Định, tỉnh Thanh Hóa 2018-2020.
+ Tài liệu, số liệu về thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và phân bố đất
nông nghiệp tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa 2018-2020.
- Phương pháp tổng hợp, thống kê và xử lí số liệu
Từ những thông tin, số liệu, tài liệu thu thập, khảo sát và điều tra, phỏng
vấn được nhóm nghiên cứu tổng hợp, thống kê và tiến hành xử lí số liệu bằng
các phần mềm như Word, Excel,…Kết quả của quá trình này là các bảng số liệu
được trình bày trong các báo cáo.
- Phương pháp phân tích, so sánh
Phân tích, so sánh thực tế hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
của hộ gia đình để thấy được những thuận lợi, khó khăn hay những ưu điểm và
tồn tại hạn chế trong việc thực hiện chủ chương, chính sách tích tụ, tập trung đất
nông nghiệp trên địa bàn cấp xã và huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
* Nội dung: Nghiên cứu đánh giá thực trạng tích tụ đất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
- Phương pháp khảo sát thực tế

Phương pháp này dùng để điều tra về thực trạng và tác động của tích tụ
đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Các nghiên cứu
viên sẽ tới tận các địa bàn nghiên cứu, trực tiếp quan sát, thu thập thông tin, tài
liệu, có thể phỏng vấn các cá nhân, đơn vị có liên quan.
- Phương pháp điều tra thu thập thông tin, tài liệu, số liệu thứ cấp
Thông qua việc tiếp xúc, làm việc với các cơ quan địa phương các đơn vị,
cá nhân có liên quan để thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu có liên quan đến
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu thực hiện đề tài. Các
tài liệu, số liệu chưa thống nhất đều được kiểm tra trên thực địa. Thực hiện sự kế
thừa có chọn lọc các tài liệu điều tra cơ bản như:
+ Tài liệu, số liệu về tài nguyên đất đai, bản đồ hiện trạng và bản đồ quy
hoạch sử dụng đất, tình hình quản lý đất đai và các số liệu có liên quan đến quy
mô sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân và các vấn đề sử dụng đất khác.
+ Tài liệu, số liệu về tình hình tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.


- Phương pháp tổng hợp, thống kê và xử lí số liệu
Từ những thông tin, số liệu, tài liệu thu thập, khảo sát và điều tra, phỏng
vấn được nhóm nghiên cứu tổng hợp, thống kê và tiến hành xử lí số liệu bằng
các phần mềm như Word, Excel,…Kết quả của quá trình này là các bảng số liệu
được trình bày trong các báo cáo.
- Phương pháp phân tích, so sánh
Phân tích, so sánh tác động của tích tụ đất nông nghiệp để thấy được
những thuận lợi, khó khăn hay những ưu điểm và tồn tại hạn chế trong việc thực
hiện chủ chương, chính sách tích tụ đất nông nghiệp trên địa bàn cấp xã và
huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
* Nội dung: Nghiên cứu đánh giá thực trạng tập trung đất nông
nghiệp huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
- Phương pháp khảo sát thực tế

Phương pháp này dùng để điều tra về thực trạng và tác động của tập trung
đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Các nghiên cứu
viên sẽ tới tận các địa bàn nghiên cứu, trực tiếp quan sát, thu thập thông tin, có
thể phỏng vấn các cá nhân, đơn vị có liên quan.
- Phương pháp điều tra thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu thứ cấp
Thông qua việc tiếp xúc, làm việc với các cơ quan địa phương các đơn vị,
cá nhân có liên quan để thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu có liên quan đến
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu thực hiện luận văn.
Các tài liệu, số liệu chưa thống nhất đều được kiểm tra trên thực địa. Thực hiện
sự kế thừa có chọn lọc các tài liệu điều tra cơ bản như:
+ Tài liệu, số liệu về tài nguyên đất đai, bản đồ hiện trạng và bản đồ quy
hoạch sử dụng đất, tình hình quản lý đất đai và các số liệu có liên quan đến quy
mô sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân và các vấn đề sử dụng đất khác.
+ Tài liệu, số liệu về tình hình tập trung đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
- Phương pháp tổng hợp, thống kê và xử lí số liệu
Từ những thông tin, số liệu, tài liệu thu thập, khảo sát và điều tra, phỏng
vấn được nhóm nghiên cứu tổng hợp, thống kê và tiến hành xử lí số liệu bằng


các phần mềm như Word, Excel,…Kết quả của quá trình này là các bảng số liệu
được trình bày trong các báo cáo.
- Phương pháp phân tích, so sánh
Phân tích, so sánh tác động của tập trung đất nông nghiệp để thấy được
những thuận lợi, khó khăn hay những ưu điểm và tồn tại hạn chế trong việc thực
hiện chủ chương, chính sách tập trung đất nông nghiệp trên địa bàn cấp xã và
huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
* Nội dung: Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy tích tụ, tập trung
đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
- Phương pháp thu thập và phương pháp kế thừa các thông tin, tài liệu, số liệu

Đây là phương pháp khá phổ biến và mang lại hiệu quả cao trong quá
trình nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, thông qua việc tiếp xúc, làm việc với
các cơ quan địa phương, các nhà nghiên cứu các đơn vị, cá nhân có liên quan để
thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu có liên quan đến quan điểm, định hướng
về tích tụ, tập trung đất đai làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy
tích tụ, tập trung đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
- Phương pháp khảo sát thực tế
Phương pháp này dùng để điều tra về thực trạng và tác động của tích tụ,
tập trung đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Các
nghiên cứu viên sẽ tới tận các địa bàn nghiên cứu, trực tiếp khảo sát, thu thập
thông tin, phỏng vấn các cá nhân, đơn vị có liên quan.
- Phương pháp điều tra thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu thứ cấp
Thông qua việc tiếp xúc, làm việc với các cơ quan địa phương các đơn vị,
cá nhân có liên quan để thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu có liên quan đến
tình hình chuyển quyền sử dụng đất, tích tụ, tập đất nông nghiệp tại địa bàn
nghiên cứu.v.v.
- Phương pháp tổng hợp
Từ những thông tin, số liệu, tài liệu đánh giá thực trạng tích tụ và tập
trung đất nông nghiệp được nhóm nghiên cứu tổng hợp, thống kê từ các báo cáo
chuyên đề trước làm cơ sở cho việc phân tích đề xuất các giải pháp đẩy mạnh
tích tụ và tập trung đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh
Hóa.


- Một số phương pháp khác như: Phương pháp hội thảo, phương pháp chuyên
gia, phương pháp chuyên khảo… để phân tích tài liệu số liệu làm cơ sở cho việc
xây dựng đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai trên địa bàn
cấp huyện; thử nghiệm trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
5. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Kết quả chủ yếu của luận văn chủ yếu đạt được về lý thuyết và thực nghiệm,

bao gồm các nội dung chính:
- Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu của đề tài;
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng tình hình quản lý, sử dụng và phân bổ
đất nông nghiệp tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa;
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy tích tụ, tập trung đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Kết quả nghiên cứu chính là đề xuất được các giải pháp nhằm đẩy mạnh
tích tụ, tập trung đất đai trên địa bàn cấp huyện; thực hiện trên địa bàn huyện
Yên Định, tỉnh Thanh Hóa có ý nghĩa lớn về kinh tế, xã hội, môi trường đáp ứng
yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta trong giai đoạn hiện nay,
đồng thời đạt được hai mục tiêu là đảm bảo sự công bằng về đất đai ở nông thôn
(tính chính trị) và chống lại sự đầu cơ đất, đảm bảo đất đai được sử dụng hiệu
quả (tính kinh tế).
6. Kế hoạch thực hiện
TT
1
2

3

Tên hoạt động
Xây dựng đề cương
luận văn
Nghiên cứu tổng
quan về các vấn đề
nghiên cứu

Nghiên cứu đánh

giá thực trạng tình
hình quản lý, sử

Thời gian
Bắt đầu
Kết thúc

Địa điểm
thực hiện
Huyện Yên
Định
Huyện Yên
Định

Kết quả
dự kiến
Đề cương
chi tiết
Đánh giá
tổng quan
về các vấn
đề nghiên
cứu
của
luận văn.
Huyện Yên Báo
cáo
Định
đánh giá
thực trang



dụng và phân bổ đất
nông nghiệp tại
huyện Yên Định,
tỉnh Thanh Hóa

4

Nghiên cứu đánh
giá thực trạng tích
tụ, tập trung đất
nông nghiệp trên địa
bàn huyện Yên
Định, tỉnh Thanh
Hóa

5

Đề xuất một số giải
pháp nhằm thúc đẩy
tích tụ, tập trung đất
nông nghiệp trên địa
bàn huyện Yên
Định, tỉnh Thanh
Hóa

6

Viết báo cáo luận

văn

7. Tài liệu tham khảo

tình hình
quản lý, sử
dụng

phân
bổ
đất nông
nghiệp tại
huyện Yên
Định, tỉnh
Thanh Hóa
Huyện Yên Báo
cáo
Định
đánh giá
tích tụ, tập
trung đất
nông
nghiệp trên
địa
bàn
huyện Yên
Định, tỉnh
Thanh Hóa
Huyện Yên Một
số

Định
giải pháp
nhằm thúc
đẩy tích tụ,
tập trung
đất nông
nghiệp trên
địa
bàn
huyện Yên
Định, tỉnh
Thanh Hóa
Huyện Yên Báo
cáo
Định
luận văn


[1]. Đào Thế Anh (2004). Nghiên cứu việc thực thi dồn điền đai tại một số tỉnh
và gợi ý chính sách nhằm thúc đẩy dồn điền, nâng cao hiệu quả sử dụng
đất tại đồng bằng sông Hồng, Hà Nội, Viện Khoa học nông nghiệp Việt
Nam (VASI), Ban hệ thống Nông nghiệp và Trung tâm tin học và thống kê
(ICARD).
[2]. Nguyễn Đình Bồng, Tạ Hữu Nghĩa (2004). Vai trò quản lý Nhà nước đối với
quá trình tích tụ ruộng đất, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và
FAO.
[3]. Nguyễn Đình Bồng (2013). Chính sách tích tụ ruộng đất nhìn từ thực tiễn
đồng bằng sông Cửu Long.
[4]. Nguyễn Đình Bồng và Nguyễn Thị Thu Hồng (2017). Một số vấn đề về tích
tụ, tập trung đất đai trong phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay, tạp

chí Cộng Sản.
[5]. Nguyễn Cúc (2017). Tích tụ và tập trung đất đai nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh. Hướng đến một nền nông nghiệp hiện đai, Tạp chí Cộng sản,
số 896 (6-2017).
[6]. Đào Mạnh Cường (2016). Đánh giá tình hình dồn điền đổi thửa tại huyện
Thường Tín, thành phố Hà Nội phục vụ xây dựng nông thôn mới, Học viện
nông nghiệp Việt Nam.
[7]. Trần Thị Minh Châu (2011). Chính sách đất nông nghiệp ở Việt Nam, tạp
chí Cộng sản.
[8]. Đỗ Kim Chung (2000). Thị trường đất đai trong nông nghiệp Việt Nam:
Thực trạng và các định hướng chính sách, Nghiên cứu kinh tế số 260,
tháng 1/2000.
[9]. Nguyễn Văn Chiến (2004). Giới thiệu tổng quát về Dồn điền tại Việt Nam.
Hà Nội, Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam (MONRE). Phòng cấp
phép đất và thống kê.
[10]. Đỗ Đăng Diên (2015). Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sau dồn điền đổi
thửa tại huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, Học viện nông nghiệp Việt
Nam.
[11]. Trần Văn Đạt (2012). Chính sách hạn điền, tích tụ ruộng đất và phát triển
kinh tế nông thôn.
[12]. Hồ Xuân Hùng (2008). Dồn điền đổi thửa: Tốn tiến tỷ mà vẫn manh mún.
Tạp chí Nông thôn mới, số 227/2008


[13]. Hung, P.V., G. Macaulay, và những tác giả khác (2006). Nền kinh tế đất
phân tán tại Miền Bắc Việt Nam. Chính sách phát triển nông nghiệp và đất
đai tại Việt Nam. S. Marsh, G. Macaulay và P.V. Hung. Canberra, Trung
tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Australia.
[14]. Nguyễn Trung Kiên (2011). Tập trung ruộng đất ở Việt Nam: thực trạng
và gợi ý chính sách, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp

nông thôn, Trung tâm tư vấn Chính sách nông nghiệp.
[15]. Vũ Trọng Khải (2008). Tích tụ đất đai trên khía cạnh kinh tế. Thời báo
kinh tế Việt Nam. Số 185/2008.
[16]. Quốc hội (2013). Luật Đất đai năm 2013.
[17]. Lã Văn Lý. Tích tụ ruộng đất để phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn.
[18]. Lusho, S. và D. Papa (1998). Sự phân tán và dồn điền tại Albania.
Wisconsin, Đại học Wisconsin - Madison/ Trung tâm Đất.
[19]. Ngân hàng Thế giới ở Việt Nam (2008). Dồn điền Đổi thửa ở miền Bắc
Việt Nam: Các vấn đề, Chính sách, Thực hiện & Tác động. Hà Nội, tháng
6/2008.
[20]. Mai Văn Ninh (2008). Quá trình dồn điền đổi thửa ở nông thôn. Thời báo
kinh tế Việt Nam. Số 185/2008.
[21]. Nguyễn Minh Nhị (2008). Tích tụ ruộng đất, đơn giản mà khó. Tạp chí
Nông thôn mới, số 227/2008
[22]. Lê Huy Ngọ (2008). Tam nông, người nông dân phải trở thành chủ thể
quyết định những vấn đề của họ. Tạp chí Nông thôn mới, số 227/2008.
[23]. Tạ Hữu Nghĩa (2009). Nghiên cứu xu hướng tích tụ ruộng đất ở khu vực
phía Bắc. Đề tài khoa học cấp Bộ.
[24]. Đặng Quang Phán (2008). “Hạn điền” trong chính sách pháp luật về đất
đai trong các thời kỳ. Tạp chí Nông thôn mới, số 227/2008.
[25]. Đặng Quang Phán (2008). Tích tụ ruộng đất là xu thế tất yếu. Thời báo
kinh tế Việt Nam. Số 185/2008.
[26]. Hoàng Xuân Phương (2008). Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển thị
trường quyền sử dụng đất trong nông nghiệp nông thôn. Đề tài khoa học
cấp Bộ.
[27]. Hoàng Xuân Phương (2011). Nghiên cứu đề xuất các chính sách, giải pháp
đôí với việc nông dân góp cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất vào
doanh nghiệp nông lâm nghiệp. Đề tài khoa học cấp Bộ.
[28]. Nguyễn Minh Phượng (2013). Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi, chuyển



nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ nông dân trên địa bàn
huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
[29]. Vũ Hoàng Quân (2006). Dồn điền tại miền Bắc Việt Nam - thực thi và hiệu
quả. Báo cáo làm việc. Tháng 10, 2006.
[30]. Gs.Ts.Trương Hữu Quýnh (2009). Chế độ ruộng đất và một số vấn đề lịch
Sử Việt Nam, NXB Thế giới.
[31]. Sundqvist, P. và L. Andersson (2006). Nghiên cứu về ảnh hưởng của manh
mún ruộng đất trong năng suất nông nghiệp tại miền Bắc Việt Nam, Khoa
Kinh tế. Uppsalla, Đại học Uppsalla.
[32]. Nguyễn Công Tạn (2008). Kinh tế tiểu nông và nông trang gia đình. Thời
báo kinh tế Việt Nam. Số 185/2008.
[33]. Nguyễn Văn Toàn. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng
manh mún đất đai nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng.
[34]. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn (2011). Báo cáo chính sách: Tích tụ và tập trung
ruộng đất, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông
thôn, Trung tâm tư vấn Chính sách nông nghiệp.
[35]. Đỗ Thế Tùng (2017). Những điểm phải tuân thủ khi tiến hành tập trung
ruộng đất, Tạp chí Cộng sản, số 896 (6-2017).
[36]. Thông tư số số 27/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
[37]. Trung tâm nghiên cứu hỗ trợ pháp lý (LERES) (2006). Chương trình hỗ
trợ thử nghiệm dồn điền. Báo cáo cuối kỳ.
[38]. Trung tâm nghiên cứu hỗ trợ pháp lý (LERES) (2006). Dồn điền - Cơ chế
khuyến khích và hỗ trợ.
[39]. Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (VASI) (2006). Nghiên cứu
về dồn điền - Dồn điền tại làng và sự vào cuộc của các hộ nông dân tại
miền Bắc Việt Nam.
[40]. Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (2011). Báo cáo: Phân tích
yếu tố ảnh hưởng tới phân mảnh ruộng đất và các tác động tại Việt Nam.

[41]. Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (2011). Giải quyết vấn đề
ruộng đất của nông dân.
[42]. Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (NIAPP) (2006). Những vấn đề về
thể chế liên quan tới dồn điền tại miền Bắc Việt Nam.
[43]. Vũ Minh Việt (2008). Rút lao động ra khỏi nông thôn phải đi trước, mở
đường cho tích tụ đất đai. Tạp chí Nông thôn mới, số 227/2008.


[44]. Vũ Minh Việt (2008). Trực canh mới cho hiệu quả cao nhất, Báo Nông nghiệp.
[45]. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (1998) đã có Chỉ thị số 13/CT-TU về thực hiện
cuộc vận động đổi điền, dồn thửa.
[46]. Công văn số 4766/VPCP-NN ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Văn phòng
Chính phủ truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình
Dũng về việc đồng ý cơ bản với các nội dung của Đề án “Điều tra, đánh
giá, đề xuất xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất
đai, phát huy tiềm năng đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội”.
[47]. Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ
về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh,
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng
đến năm 2020, trong đó giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường “xây
dựng chính sách khuyến khích tập trung,tích tụ đất đai để sản xuất nông
nghiệp theo mô hình tập trung quy mô lớn”.
[48]. Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ ban
hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc
hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Trong đó có
nêu “Tiếp tục tập trung nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo động
lực mới cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn thực hiện các mục
tiêu tại Nghị quyết 26/NQ-TW của Trung ương 7, Khóa X và Kết luận số 97KL/TW ngày 09 tháng 5 năm 2014 của Bộ Chính trị. Xây dựng, hoàn thiện
chính sách phát triển thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp” và giao
cho Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng Đề án “nghiên cứu cơ chế

chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai, phát huy tiềm năng đất
đai cho phát triển kinh tế xã hội”.
[49]. Quảng Xương , Dự án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch
sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015).
[50]. Quảng Xương, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu
năm 2019.
[51]. Quyết định số 2478/QĐ-BTNMT ngày 27 tháng 10 năm 2016 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Chương trình hành
động của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện Nghị quyết số 63/NQ-CP
ngày 22 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ ban hành chương trình hành
động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.


[52]. Quyết định số 2669/QĐ-BTNT ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành quy chế quản lý các đề án, dự
án, nhiệm vụ chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
[53]. Đề án “Tích tụ, tập trung đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp quy mô
lớn huyện Yên Định, giai đoạn 2018-2025 và những năm tiếp theo”.

Trưởng tiểu ban duyệt
đề cương

Hà Nội, ngày ….. tháng …. Năm 2020
Người hướng dẫn
Học viên




×