Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của hành lang an toàn đường bộ tới an toàn giao thông trên các tuyến đường tỉnh thuộc địa bàn tỉnh trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.64 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-----------------------------

NHAN VĂN GIÁ

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HÀNH LANG
AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ TỚI AN TOÀN GIAO THÔNG
TRÊN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG TỈNH THUỘC ĐỊA BÀN
TỈNH TRÀ VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

ĐÀ NẴNG - NĂM 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-----------------------------

NHAN VĂN GIÁ

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HÀNH LANG
AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ TỚI AN TOÀN GIAO THÔNG
TRÊN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG TỈNH THUỘC ĐỊA BÀN
TỈNH TRÀ VINH

Chuyên ngành



: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

Mã số

: 85.80.205

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHAN CAO THỌ

ĐÀ NẴNG - NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Nhan Văn Giá


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Tóm tắt luận văn

Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Mục tiêu.................................................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 3
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 3
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài .......................................................... 3
6. Nội dung các vấn đề cần giải quyết trong luận văn ........................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ VÀ AN
TOÀN GIAO THÔNG .................................................................................................. 4
1.1. Khái quát chung về kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh......................................... 4
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 4
a. Vị trí địa lý...................................................................................................... 4
b. Địa hình .......................................................................................................... 5
c. Khí hậu............................................................................................................ 5
d. Thủy văn ......................................................................................................... 5
e. Tài nguyên thiên nhiên ................................................................................... 5
f. Dân số……………………………………………………………………………...5

1.1.2. Về kinh tế - xã hội........................................................................................ 5
1.2. Khái niệm về hành lang an toàn đường bộ, an toàn giao thông đường bộ... 6
1.2.1. Khái niệm về hành lang an toàn đường bộ ................................................ 6
1.2.2. Khái niệm an toàn giao thông ..................................................................... 7
1.3. Phân tích tiêu chuẩn, quy định của Việt Nam về quản lý hành lang an toàn
đường bộ ......................................................................................................................... 9
1.3.1. Các quy định của pháp luật về HLATĐB qua các thời kỳ......................... 9
1.3.2. Việc xác định lộ giới giữa các tiêu chuẩn quy định với quy hoạch của
tỉnh Trà Vinh ................................................................................................................ 10
a. Đối với đường cấp III đồng bằng................................................................. 10

b. Đối với đường cấp IV đồng bằng ................................................................. 10
c. Đối với đường cấp V đồng bằng................................................................... 10
d. Đối với đường cấp VI đồng bằng ................................................................. 10
1.4. Khái quát về công tác quản lý HLATĐB tại tỉnh Trà Vinh......................... 12


1.4.1. Hiện trạng hệ thống giao thông đường bộ tỉnh Trà Vinh ....................... 12
1.4.2. Công tác quản lý HLATĐB tại tỉnh Trà Vinh .......................................... 13
1.5. Kết luận ............................................................................................................. 16
Chương 2: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HLATGTĐB TRÊN CÁC
TUYẾN ĐƯỜNG TỈNH THUỘC ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH ............................ 17
2.1. Ảnh hưởng của hành lang ATGTĐB ............................................................. 17
2.1.1. Ảnh hưởng trong khai thác đường ô tô nói chung .................................. 17
2.1.2. Ảnh hưởng đến ATGT............................................................................... 20
2.2. Các kết quả khảo sát phân tích hiện trạng .................................................. 211
2.2.1. Đánh giá hiện trạng quản lý HLATGTĐB trên các tuyến ĐT thuộc địa
bàn tỉnh Trà Vinh ....................................................................................................... 211
a. Khái quát hiện trạng các tuyến ĐT ............................................................ 211
b. Đánh giá tình hình vi phạm hành lang ATĐB............................................ 233
2.2.2. Khảo sát phân loại, đánh giá tình hình lấn chiếm HLATĐB ............... 255
a. Khảo sát phân loại, đánh giá tình hình lấn chiếm HLATĐB ..................... 255
b. Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của HLATĐB tới an ATGT ...................... 300
2.3. Kết luận ........................................................................................................... 311
Chương 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO HÀNH LANG AN TOÀN
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG TỈNH ................... 322
3.1. Các cơ sở đề xuất............................................................................................ 322
3.1.1. Cơ sở lý thuyết.......................................................................................... 322
a. Ảnh hưởng của các yếu tố hình học của đường ......................................... 322
b. Ảnh hưởng của điều kiện giao thông (dòng xe) đến ATGT........................ 400
c. Ảnh hưởng của điều kiện tổ chức và điều khiển giao thông đến ATGT ..... 400

d. Các yếu tố điều kiện môi trường ................................................................ 411
e. Các yếu tố con người .................................................................................. 411
f. Yếu tố của môi trường bên ngoài và các tác động khác đến an toàn giao
thông đường bộ ........................................................................................... 411
3.1.2. Cơ sở pháp lý............................................................................................ 422
3.1.3. Cơ sở thực tế............................................................................................... 42
3.2. Đề xuất các giải pháp đảm bảo hành lang an toàn đường bộ .................... 422
3.2.1. Xác định mặt cắt ngang hợp lý cho từng khu vực ................................. 422
a. Khu vực các đoạn tuyến đắp cao (đi ngoài đồng bằng, ít dân cư) ............ 444
b. Khu vực vùng ven đô thị ............................................................................. 455
c. Khu vực qua thị trấn, trung tâm xã (đô thị) ............................................... 455
3.2.2. Giải pháp về tổ chức giao thông .......................................................... 466
a. Khu vực qua thị trấn, trung tâm xã (đô thị) ............................................... 466
b. Khu vực vùng ven ngoại thị........................................................................ 488
c. Khu vực các đoạn tuyến đắp cao (đi ngoài đồng bằng, ít dân cư)............. 499


d. Khu vực các điểm đường GTNT đấu nối vào ĐT, các nút giao ................. 500
3.2.3. Giải pháp về quản lý ................................................................................ 522
a. Về xử lý các trường hợp lấn chiếm, tái lấn chiếm hành lang đường bộ .... 522
b. Cắm mốc lộ giới (chỉ giới xây dựng đường đỏ) ......................................... 533
c. Quy định việc đấu nối các tuyến đường GTNT vào hệ các tuyến ĐT ....... 544
3.3. Kết luận ........................................................................................................... 544
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 555
1. Kết luận .............................................................................................................. 555
2. Kiến nghị ............................................................................................................ 566
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 577
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATGT : An toàn Giao thông
CP
: Chính phủ
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
ĐH
: Đường huyện
ĐT
: Đường tỉnh
ĐSMAT: Điểm số mất an toàn
GTĐB : Giao thông đường bộ
GPMB : Giải phòng mặt bằng
GTVT : Giao thông vận tải
GTNT : Giao thông nôn thôn
GRDP : Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn (Gross Regional Domestic Product)
HLATĐB: Hành lang an toàn đường bộ
HLATGTĐB: Hành lang an toàn giao thông đường bộ
HSM : Highway Safety Manual – Sổ tay an toàn giao thông đường bộ
KCHT : Kết cấu hạ tầng
KHCN : Khoa học công nghệ
KT-XH : Kinh tế - xã hội
MCN : Mặt cắt ngang

: Nghị định
QL
: Quốc lộ
QPAN : Quốc phòng An ninh
TCCS : Tiêu chuẩn cơ sở
TCĐBVN: Tổng cục Đường bộ Việt Nam

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TCXDVN: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
TNGT : Tai nạn giao thông
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TP
: Thành phố
TX
: Thị xã
UBND : Ủy ban nhân dân


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HÀNH LANG AN TOÀN
ĐƯỜNG BỘ TỚI AN TOÀN GIAO THÔNGTRÊN CÁC TUYẾN
ĐƯỜNG TỈNH THUỘC ĐỊA BÀNTỈNH TRÀ VINH
Học viên
Mã số

: Nhan Văn Giá, Chuyên ngành: KTXD công trình giao thông.
: 85.80.205 Khóa: K36 Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN

Tóm tắt: Nghiên cứu ảnh hưởng của hành lang an toàn đường bộ tới an toàn giao thông trên
các tuyến đường tỉnh là tiến hành khảo sát, phân tích,đánh giá thực trạng về hành lang an toàn
đường bộ, ảnh hưởng trong khai thác đường ô tô và an toàn giao thông. Phân tích các tiêu chuẩn,
quy định của Trung ương và địa phương về hành lang an toàn đường bộ; chỉ ra những vấn đề bất
cập trong việc xác định phần đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.
Trong luận văn, học viên đã khảo sát, đánh giá ảnh hưởng của hành lang an toàn đường bộ
tới an toàn giao thông trên các tuyến Đường tỉnh, bao gồm: ảnh hưởng trong khai thác đường ô tô
(lề đường, lề đất, các nút giao, các yếu tố về môi trường), mức độ an toàn giao thông bên đường;
đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý các trường hợp lấn chiếm, tái lấn chiếm hành lang an toàn
đường bộ; các giải pháp kỹ thuật (mặt cắt ngang), điều chỉnh mốc lộ giới và quy định việc đấu

nối các tuyến đường giao thông nông thôn với các tuyến đường tỉnh cho phù hợp.
Từ khóa: Nghiên cứu, hành lang an toàn đường bộ, mặt cắt ngang đường tỉnh, giải pháp kỹ
thuật, an toàn giao thông.

STUDY AFFECTING SAFETY PARENTS ROAD TO TRAFFIC SAFETY ON
LINE THE ROAD PROVINCES OF THE LOCAL TRA VINH PROVINCE
Students : Nhan Van Gia, Major: Civil engineering.
Code
: 85.80.205 Course: K36 Polytechnic University - UD
Summary: Studying the effects of road safety corridors on traffic safety on provincial roads
is to conduct surveys, analysis and assess the status of road safety corridors, impacts in operation.
Auto road and traffic safety. Analysis of central and local standards and regulations on road
safety corridors; point out problems in determining the land of road and road safety corridor.
In the thesis, students surveyed and assessed the impact of road safety corridors on traffic
safety on provincial roads, including: impacts in the operation of motor roads (curb, land,
intersections, environmental factors), level of road safety; propose solutions to manage and
handle cases of encroachment and re-encroachment of road safety corridors; technical solutions
(cross-sections), adjusting the landmarks and regulations on connecting rural roads with
provincial roads accordingly.
Keywords: Researching road safety corridors, provincial crossroads, technical solutions,
traffic safety.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Tên bảng
Trang
0-1
Thống kê số vụ và tuyến đường xảy ra TNGT
2

So sánh giới hạn HLATĐB theo các Nghị định của Chính phủ
1.1
9
quy định
So sánh việc xác định lộ giới giữa các tiêu chuẩn quy định với
1.2
11
quy hoạch của tỉnh Trà Vinh
1.3
Tổng hợp hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh
12
2.1
Số liệu tăng trưởng phương tiện giao thông 2014 – 2018
17
2.2
Mức độ nghiêm trọng bên đường (hành lang an toàn)
20
2.3
Tổng hợp số vụ TNGT trên các tuyến ĐT
30
2.4
Phân tích các khu vực xảy ra TNGT
30
2.5
Tổng hợp nguyên nhân TNGT trên các tuyến ĐT
30
3.1
Mối quan hệ giữa EzBKĐC và số vụ tại nạn/1 triệu ô tô-km
34
3.2

Hệ số ảnh hưởng tương đối của các bán kính đường cong
34
3.3
Số vụ TNGT xảy ra tại các đường cong có độ dốc dọc
35
3.4
Mối quan hệ giữa tầm nhìn và TNGT
36
Mối quan hệ bán kính đường cong nằm, độ dốc dọc và số vụ
3.5
37
TNGT
3.6
Ảnh hưởng của trạng thái lề đường đến mép sau xe ôtô
38
3.7
Hệ số ảnh hưởng trung bình đường 02 làn xe
39
3.8
Chiều rộng tối thiểu các yếu tố trên mặt cắt ngang
43


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5

1.6
1.7
1.8
1.9
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10
2.11
2.12
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5

Tên bảng
Bảng đồ hành chính tỉnh Trà Vinh
Cấu tạo phần trên mặt cắt ngang theo quy định hiện hành
Cấu tạo các bộ phận trên mặt cắt ngang theo quốc tế
An toàn giao thông trong sự gắn kết các yếu tố tác động
Bản đồ hiện trạng giao thông tỉnh Trà Vinh
Lực lượng chức năng phối hợp giải tỏa HLAT
Hành langATĐB bị lấn chiếm nghiêm trọng

Xây dựng nhà ở trong phạm vi đất của đường bộ đã được bồi thường
trên ĐT. 915

Mặt đường bị hư hỏng do bị lấn chiếm, không có chổ thoát nước
Lề đường bị lấn chiếm tại khu vực trường học ĐT. 911
Lề đường bị hư hỏng dẫn đến TNGT trên ĐT. 912
Đường dẫn xuống cầu có độ dốc lớn, giao với đường GTNT cây
cối che khuất tầm nhìn trên ĐT. 915
HLATĐB bị lấn chiếm dẫn đến TNGT trên tuyến ĐT. 912 đoạn
qua trung tâm thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang.
Xây dựng nhà ở, đỗ rác trên HLATĐB gây mất ATGT trên ĐT.
914 xã Hiệp Thạnh, thị xã Duyên Hải.
Xây dựng nhà nằm trong HLATĐB trên ĐT. 911
Lấn chiếm tại khu vực chợ Tân An trên ĐT.911
Lấn chiếm ở khu vực vùng ven ngoài trung tâm xã Đôn Xuân,
huyện Duyên Hải trên ĐT. 911
Lấn chiếm ở khu vực các đoạn tuyến đắp cao xã Ngãi Hùng,
huyện Tiểu Cần trên ĐT. 912.
Nút giao ĐT. 911 với ĐH. 06 huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
Đường GTNT đấu nối trái phép dẫn đến xảy ra tai nạn giao
thông trên ĐT. 914 xã Đại An, huyện Trà Cú
Nút giao ĐT. 914 và ĐT. 915 với QL. 53 tại xã Đại An, huyện
Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
Các thành phần ảnh hưởng của lực ly tâm và mô tả lực ly tâm
khi vào đường cong
Sự phụ thuộc của số TNGT vào khoảng cách tầm nhìn
MCN đường đắp thắp <6,0m
MCN đường đắp trung bình từ 6,0m đến 1,5m
MCN đường đắp trung bình cao từ 1,5m đến 3,0m


Trang
4
6
7
8
13
14
15
15
16
18
18
19
21
23
24
25
27
28
29
29
29
33
36
44
44
45


3.6

3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.18
3.19
3.20
3.21
3.22

MCN đường đắp cao 3,0m đến 6,0m
MCN đường đô thị không có dải phân cách giữa
MCN đường đô thị có dải phân cách giữa
Đường cong trên ĐT.914 đoạn qua trung tâm xã Ngũ Lạc, địa
phương đề xuất mở tuyến tránh để đảm bảo ATGT
Biển báo số R.420 “Bắt đầu khu đông dân cư”
Biển báo số R.421 “Hết khu đông dân cư”
Bảng tuyên truyền Hành lang lộ giới
Giới hạn thời gian các phương tiện ô tô tải trong giờ cao điểm
Đường cong trên ĐT.914, xã Hiệp Thạnh
Các kiểu vạch kẻ trên đường ô tô (vạch 1.1, 1.2 và 1.3)
Đường cong che khuất tầm nhìn, lề đất bị sạt lở, HLATĐB bị
lấn chiếm trên ĐT.912, huyện Cầu Ngang

Biển báo “Giao nhau với đường không ưu tiên”
Bố trí gờ giảm tốc trên đường
Mẫu vạch kênh hóa tại nút giao
Trụ đèn nhôm cao 5,2m, tay vươn 3,2m
Nút giao điểm đầu ĐT.914 và điểm cuối ĐT.915 với QL.53
Bình đồ nút giao điểm đầu ĐT.914 và điểm cuối ĐT.915 với
QL.53

45
46
46
46
47
47
47
48
48
49
49
50
50
51
51
52
52


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ở nước ta hiện nay những vấn đề về an toàn giao thông (ATGT) đường bộ
đang được cả hệ thống chính trị quan tâm, làm sao để kéo giảm các tiêu chí xuống
mức thấp nhất. Ngoài các nguyên nhân chủ quan của người điều khiển phương tiện,
của chất lượng phương tiện, đoàn xe thì một trong các nguyên nhân ảnh hưởng lớn
trực tiếp và gián tiếp đến TNGT là các điều kiện về đường xá, trong đó đặc biệt là
Hành lang an toàn giao thông đường bộ (HLATGTĐB). Những vấn đề về kỹ thuật,
kích thước và công tác quản lý, sử dụng đất 2 bên đường rất đáng báo động, mặc dù
nguồn kinh phí nhà nước dành cho nâng cấp, mở đường mới hằng năm là rất lớn.
Đây là vấn đề bức xúc của xã hội, tuy nhiên việc đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế
vẫn chưa thật sự hiệu quả. Nguyên nhân chính là do các quy hoạch về sử dụng đất
dành cho đường bộ chưa phù hợp cũng như thiếu sự kết nối các luật về đất đai, giao
thông đường bộ, quy hoạch, môi trường…, chưa xác định rõ chức năng, nhiệm vụ
của ngành giao thông vận tải (GTVT) và chính quyền các cấp có đường đi qua.
Điều này liên quan tới thể chế, cơ chế quản lý, đền bù và sử dụng dải đất dành cho
đường bộ với rất nhiều công tác như cắm mốc lộ giới, xác định rõ đơn vị chịu trách
nhiệm quản lý và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ (HLATĐB).
Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh cơ bản đáp ứng
được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của các vùng trong tỉnh và liên
kết với các tỉnh, thành lân cận. Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển KT - XH trong
những năm gần đây nên có nhiều nơi người dân sinh sống ở hai bên đường đã lấn
chiếm và tái lấn chiếm phần đất của đường bộ và HLATĐB để xây dựng nhà ở, lều
quán, hàng rào còn khá phổ biến nhưng chưa được giải tỏa, xử lý kịp thời; song
song đó, các địa phương xây dựng nhiều tuyến đường giao thông nông thôn
(GTNT) đấu nối vào hệ thống đường bộ của tỉnh quản lý không đúng theo quy
hoạch, gây mất ATGT và có nguy cơ tiềm ẩn TNGT cao nếu như không được xử lý
kịp thời. Ngoài ra, ở một số đoạn thuộc các tuyến đường có nền đắp cao cộng với
mặt đường hẹp, lề đường nhỏ đã xảy ra một số vụ TNGT và gây nguy cơ tiềm ẩn
mất ATGT. Một trong các nguyên nhân gây mất ATGT có phần của việc không
đảm bảo chỉ giới đường đỏ xây dựng đường. Theo báo cáo của Ban ATGT tỉnh, từ

năm 2015 đến tháng 6/2019 trên địa bàn tỉnh xảy ra 526 vụ tai nạn giao thông, làm
chết 351 người, bị thương 529 người [17].


2
Bảng 0-1. Thống kê số vụ và tuyến đường xảy ra TNGT
Năm
Nội dung
6 đầu năm
2015
2016
2017
2018
2019
Số vụ tai nạn
156
132
110
93
35
Số người chết

107

79

70

68


27

Số người bị thương

181

145

106

72

25

Tuyến đường xảy ra tai nạn
Quốc lộ
63
62
47
33
19
Đường tỉnh
24
27
21
17
4
Đường huyện
25
16

14
17
5
Đường đô thị
32
17
17
16
4
Đường nông thôn
12
10
11
10
3
Nguồn: Ban An toàn giao thông tỉnh Trà Vinh
Qua bảng thống kê cho thấy tình hình TNGT hàng năm đều được kéo giảm trên
cả 3 mặt, đó là sự vào cuộc quyết liệt của các ngành, các cấp trong cả hệ thống chính
trị. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm HLATĐB ngày càng đa dạng, phức tạp, những vi
phạm phổ biến hiện nay là lấn chiếm, xây dựng trái phép các công trình nhà ở, lều
quán, hàng rào, lắp đặt biển quảng cáo và các địa phương xây dựng nhiều tuyến đường
GTNT đấu nối vào hệ thống đường bộ của tỉnh quản lý không đảm bảo an toàn …., tạo
ra các xung đột bất ngờ, làm cho mặt đường bị thu hẹp, phá vỡ các chỉ tiêu kỹ thuật
ban đầu của tuyến đường, làm phức tạp cho việc tổ chức giao thông, gây mất an toàn
cho người và phương tiện tham gia giao thông, đây cũng là một trong những nguyên
nhân tiềm ẩn và xảy ra các vụ TNGT trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh. Với những
lý do nêu trên, đồng thời bản thân hiện nay đang làm công tác quản lý tại Sở GTVT
tỉnh Trà Vinh nên thấy rất cần thiết phải xem xét một cách có hệ thống từ các cơ sở lý
thuyết, cơ sở pháp lý và đặc biệt xuất phát từ thực tế khai thác để thực hiện đề tài
“Nghiên cứu ảnh hưởng của hành lang an toàn đường bộ tới an toàn giao thông

trên các tuyến đường tỉnh thuộc địa bàn tỉnh Trà Vinh”. Kết quả nghiên cứu của đề
tài sẽ làm cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý HLATĐB trên các tuyến đường tỉnh
trong thời gian tới tốt hơn, nhằm góp phần kiềm chế và kéo giảm TNGT trên địa bàn
tỉnh trong những năm tiếp theo.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu ảnh hưởng của HLATĐB tới ATGT từ đó đề xuất các giải pháp kỹ
thuật, giải pháp quản lý nhằm đảm bảo ATGT trên các tuyến đường tỉnh thuộc địa bàn
tỉnh Trà Vinh.


3
2.2. Mục tiêu cụ thể
Khảo sát, phân tích ảnh hưởng của HLATĐB tới ATGT thông qua số liệu tai nạn
giao thông.
Nghiên cứu lý thuyết thiết kế hình học, phân tích thực nghiệm để đánh giá thực
trạng công tác quản lý HLATĐB trên các tuyến đường tỉnh.
Đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý các trường hợp lấn chiếm, tái lấn chiếm
HLATĐB; Các giải pháp kỹ thuật (mặt cắt ngang), điều chỉnh mốc lộ giới và quy định
việc đấu nối các tuyến đường GTNT với các tuyến đường tỉnh cho phù hợp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hành lang an toàn đường bộ, an toàn giao thông và tai nạn giao thông.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Các tuyến đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát, phân tích thực trạng: điều tra số liệu thống kê TNGT, phân tích nguyên
nhân, lập phiếu khảo sát lấy ý kiến các cán bộ quản lý cấp tỉnh, huyện và người sử dụng,
phân tích kết quả thông qua biểu đồ.
Ứng dụng lý thuyết thiết kế hình học đường ô tô, các tiêu chuẩn… xác định chỉ

giới xây dựng đường bộ.
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài
Xác định chỉ giới xây dựng (hành lang an toàn đường bộ) cho các tuyến đường
tỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Quản lý, sử dụng có hiệu quả HLATĐB; bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông;
chống lấn chiếm và tái lấn chiếm HLATĐB, góp phần kiềm chế và kéo giảm TNGT.
6. Nội dung các vấn đề cần giải quyết trong luận văn
Chương 1. Tổng quan về hành lang an toàn đường bộ và an toàn giao thông.
Chương 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của hành lang an toàn giao thông đường bộ
trên các tuyến đường tỉnh thuộc địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Chương 3. Đề xuất giải pháp đảm bảo hành lang an toàn giao thông đường bộ
trên các tuyến đường tỉnh.


4
Chương 1

TỔNG QUAN VỀ HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ
VÀ AN TOÀN GIAO THÔNG
1.1. Khái quát chung về kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Trà Vinh là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); vị trí tọa độ
giới hạn từ 9°31'46" đến 10°4'5" vĩ độ Bắc và từ 105°57'16" đến 106°36'04" kinh độ
Đông, cách Thành phố Hồ Chí Minh 130 km (đi theo đường Cao tốc Hồ Chí Minh Trung Lương và Quốc lộ 60). Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long; phía Đông
Bắc giáp tỉnh Bến Tre ngăn cách bởi sông Cổ Chiên; phía Tây Nam giáp tỉnh Sóc
Trăng ngăn cách bởi sông Hậu; phía Nam và Đông Nam giáp biển Đông, với hơn 65
km bờ biển, nơi có hai cửa sông (Cung Hầu và Định An) được xem là 2 cửa sông quan
trọng thông thương Đồng bằng sông Cửu Long với biển Đông, nối với cả nước và
quốc tế.


Hình 1.1. Bảng đồ hành chính tỉnh Trà Vinh
Tòan tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (07 huyện, 01 thành phố và 01 thị
xã) gồm: huyện Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú, Tiểu Cần, Cầu Kè,
Càng Long, Thành phố Trà Vinh và thị xã Duyên Hải.


5
b. Địa hình
Trà Vinh mang tính chất vùng đồng bằng ven biển chịu ảnh hưởng bởi sự giao
thoa giữa sông và biển đã hình thành các vùng trũng, phẳng xen lẫn các giồng cát, các
huyện phía Bắc địa hình bằng phẳng hơn các huyện ven biển; địa hình dọc theo 2 bờ
sông thường cao, vào sâu nội đồng bị các giồng cát hình cánh cung chia cắt tạo nên
các vùng trũng cục bộ xu thế độ dốc chỉ thể hiện trên từng cánh đồng. Cao trình phổ
biến từ 0,1 - 1,0 m, chiếm 66% diện tích tự nhiên.
c. Khí hậu
Mang nhiều đặc điểm khí hậu của ĐBSCL và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của khí
hậu nhiệt đới gió mùa ven biển, chịu tác động mạnh của gió chướng. Các yếu tố khí
hậu, nhiệt độ, ánh sáng, lượng nước bốc hơi và lượng mưa được phân bổ đều khá rõ rệt
giữa mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) và mùa nắng (từ thàng 11 đến tháng 4).
Nhiệt độ trung bình giữa các tháng biến thiên từ 26-27,60C, cao nhất vào tháng 4
và thấp nhất vào tháng 1, sai biệt nhiệt độ trung bình giữa các tháng từ 3–50C. Độ ẩm
trung bình 83-85%/năm, lượng mưa trung bình 1.500 mm, ít bị ảnh hưởng bởi bão, lũ
và rất thuận lợi cho đầu tư, sản xuất kinh doanh.
d. Thủy văn
Nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất chủ yếu là 2 sông lớn: sông Cổ Chiên
và sông Hậu. Ngoài các sông chính này, tỉnh còn có hệ thống sông kênh chằng chịt tạo
nên hệ thống dòng chảy lưu thông trên toàn tỉnh, cung cấp nước tưới vào mùa khô và
tiêu úng vào mùa lũ và chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều Biển Đông, có thể lợi
dụng triều để tưới tiêu tự chảy.

e. Tài nguyên thiên nhiên
Diện tích đất: Tỉnh có 234.119 ha; trong đó, đất nông nghiệp 185.868 ha, đất lâm
nghiệp 6.745 ha, đất chuyên dùng 12.880 ha, đất ở nông thôn 3.845 ha, đất ở thành thị
566 ha, đất chưa sử dụng 900 ha, trong đó có đất cát giồng chiếm 6,62%.
g. Dân số
Năm 2018, dân số toàn tỉnh là 1.045.550 người, trong đó thành thị 189.054
người, nông thôn 856.496 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên nhiên là 8,1‰/năm, mật
độ dân số trung bình toàn tỉnh là 443,4người/km2. Tổng số lao động đang làm việc của
tỉnh là 602.428 người, chiếm 57,61% dân số; trong đó, lao động khu vực thành thị là
100.752 người, chiếm 9,63% dân số, lao động khu vực nông thôn là 501.676 người,
chiếm 47,98% dân số [28].
1.1.2. Về kinh tế - xã hội
Năm 2018, tăng trưởng GRDP ước đạt 11,05%; trong đó khu vực I tăng 6,86%;
khu vực II tăng 19,62%, khu vực II tăng 8,83%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng tích cực: khu vực I từ 34,99% năm 2017, giảm còn 33,54%; khu vực II từ
31,16% măm 2017, tăng lên 33,43%; khu vực III từ 33,85% năm 2017, giảm còn
33,03%. Thu nhập bình quân đầu người từ 39,22 triệu đồng/người/năm (năm 2017),


6
tăng lên 43,65 triệu đồng/người/năm 2018. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy
sản đạt 27.309 tỷ đồng, tăng 8,4% so năm 2017; sản xuất công nghiệp đạt 29.733 tỷ
đồng, tăng 20,5% so năm 2017; tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu
dịch vụ đạt 25.600 tỷ đồng, tăng 10,7% so năm 2017. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội
22.830 tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ [28].
1.2. Khái niệm về hành lang an toàn đường bộ, an toàn giao thông đường bộ
1.2.1. Khái niệm về hành lang an toàn đường bộ
Theo Điều 3, Luật Giao thông Đường bộ 2008:HLATĐB là dải đất dọc hai bên
đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm ATGT
đường bộ [1]. Trong đó, đất của đường bộ là phần đất trên đó công trình đường bộ

được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình
đường bộ.
Phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ có bề rộng theo cấp đường, được xác định từ
mép ngoài cùng của nền đường bộ (chân mái đường đắp hoặc mép ngoài của rãnh dọc
tại các vị trí không đào không đắp hoặc).Các bộ phận nằm trong phạm vi đất dành cho
đường bộ theo quy định hiện hành được thể hiện trên mặt cắt ngang ở Hình 1.2.

Hình 1.2. Cấu tạo phần trên mặt cắt ngang theo quy định hiện hành
Thuật ngữ quốc tế thông dụng chỉ phạm vi đất dành cho đường bộ (lộ giới) là
Right-Of-Way (ROW1) trong tiếng Anh và Emprisetrong tiếng Pháp, chỉ phạm vi xây
dựng đường bộ là Construction limitstrong tiếng Anh và Assiettetrong tiếng Pháp. Các
bộ phận trên mặt cắt ngang hiện phổ biến theo quy định của Mỹ.
Hình 1-2. Theo đó, lộ giới ROW bao gồm 2 phần chính là phần nền đường
(Roadway, Plate-form) tính giữa 2 vai đường và dải bên đường (Roadside) tính từ vai
đường đến hết lộ giới.


7

a. Trường hợp đường ngoài đô thị

b. Trường hợp đường đô thị
Hình 1.3. Cấu tạo các bộ phận trên mặt cắt ngang theo quốc tế
1.2.2. Khái niệm an toàn giao thông
ATGT là tuân thủ đúng theo các quy định của Luật Giao thông, là sự bình an khi
tham gia giao thông. ATGT là cụm từ dùng để chỉ các hành vi văn hóa khi tham gia
giao thông, bao gồm việc chấp hành Luật Giao thông và phải có ý thức trách nhiệm
khi tham gia giao thông. Không chỉ là một thuật ngữ pháp luật, ATGT còn là sự an
toàn đối với người tham gia giao thông trên mọi phương tiện.
An toàn giao thông trên đường ô tô tên tiếng Anh là “Road Traffic Safety” đó là

một hệ thống “Đường - phương tiện - người điều khiển” dưới tác động của quá trình
xây dựng đường, Luật Giao thông, điều kiện thời tiết và mức độ an toàn của các
phương tiện tham giao thông, cùng với hệ thống trang thiết bị giao thông tương ứng,
và luôn tồn tại hai thành phần như hình 1.4 [20].


8

Hình 1.4. ATGT trong sự gắn kết các yếu tố tác động
Nhận xét:
Khái niệm về HLATĐB trong các văn bản quy phạm của nước ta không có sự
quy đổi tương đương sang các thuật ngữ của thế giới. So với quy định của nhiều nước,
thuật ngữ “Hành lang an toàn đường bộ” hầu hết không được đề cập đến mà thường sử
dụng là “Dải bên đường - Roadside” - tính từ vai đường tới chỉ giới đường đỏ, hay
“vùng an toàn” - Clear zone trong tiếng Anh và Zone de sécurité trong tiếng Pháp tính từ mép phần xe chạy tới chỉ giới đường đỏ.
Dải đất giữ vai trò HLATĐB chưa phản ánh được bản chất tên gọi và định nghĩa
“bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ”. Nếu hiểu là dải đất bảo
đảm an toàn chạy xe thì phải tính từ mép phần xe chạy. Thực tế lề đường, taluy, dải
đất bảo vệ, bảo trì (1-3m) có vai trò rất lớn trong an toàn chạy xe, thậm chí còn lớn hơn
HLATĐB. Trong một số trường hợp, ví dụ có hệ thống hộ lan bền vững, hoặc mái
taluy đào cao,… HLATĐB không phát huy vai trò vì xe không văng ra đến dải đất
HLATĐB.


9
HLATĐB không chỉ phục vụ mục đích “bảo đảm ATGT và bảo vệ công trình
đường bộ” mà còn phải xem xét tới vấn đề bảo đảm an toàn môi trường như quy định
của một số nước. Chính đòi hỏi an toàn môi trường mới dẫn tới quy định về bề rộng
dải đệm bên đường, trong khi đòi hỏi về ATGT và bảo vệ kết cấu có thể giải quyết
bằng một số biện pháp kỹ thuật.

Như vậy, có thể thấy HLATĐB đóng vai trò rất quan trọng với chức năng bảo
đảm an toàn cho phương tiện và người lái. Để đảm bảo an toàn cho người lái và
phương tiện, bề rộng hành lang phải đủ rộng, đồng thời không được bố trí các công
trình, vật cản kiên cố trong phạm vi HLATGTĐB. Bảo đảm an toàn cho cư dân bên
đường thực chất là bảo đảm an toàn cho những người sống dọc tuyến đường khi
TNGT xảy ra.
1.3. Phân tích tiêu chuẩn, quy định của Việt Nam về quản lý hành lang an toàn
đường bộ
1.3.1. Các quy định của pháp luật về HLATĐB qua các thời kỳ
Theo Điều 43 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ
quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (NĐ
11/2010/NĐ-CP) [5], quy định mốc thời gian để áp dụng các quy định của pháp luật
về HLATĐB như sau:
- Trước ngày 21//12/1982: chưa có quy định.
- Từ ngày 21/12/1982 đến trước ngày 01/ 01/2000: áp dụng Nghị định số
203/HĐBT ngày 21/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng. Chỉ quy định cho Quốc lộ (20
mét) và Đường tỉnh (10 mét) [2].
- Từ ngày 01/01/2000 đến trước ngày 30/11/2004: áp dụng Nghị định số
172/1999/NĐ-CP ngày 07/12/1999 của Chính phủ (NĐ 172/1999/NĐ-CP) [3].
- Từ ngày 30/11/2004 đến trước ngày 15/4/2010: áp dụng Nghị định số
186/2004/NĐ-CP ngày 05/11/2004 của Chính phủ (NĐ 186/2004/NĐ-CP) [4].
- Từ ngày 15/4/2010 đến nay: áp dụng Nghị định số 11/2010/NĐ-CP [5].
Bảng 1.1. So sánh giới hạn HLATĐB theo các Nghị định của Chính phủ quy định
Cấp kỹ thuật
Nghị định số
Nghị định số
Nghị định số
172/1999/NĐ-CP
186/2004/NĐ-CP
11/2010/NĐ-CP

Đường cấp
17m (mười bảy
20m (hai mươi mét)
20m (hai mươi mét)
I, II
mét)
Đường cấp III 15m (mười lăm mét) 15m (mười lăm mét) 13m (mười ba mét)
Đường cấp
10m (mười mét)
10m (mười mét)
9mét (chín mét)
IV, V
Đường có cấp
thấp hơn cấp
Không quy định
5m (năm mét)
4m (bốn mét)
V


10
Ngoài ra, theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ có
quy định thêm phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ có bề rộng theo cấp đường, được xác
định từ mép ngoài cùng của nền đường bộ (chân mái đường đắp hoặc mép ngoài của
rãnh dọc tại các vị trí không đào không đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào) ra mỗi bên
như sau:
- 03m đối với đường cao tốc, đường cấp I, đường cấp II;
- 02m đối với đường cấp III;
- 01m đối với đường từ cấp IV trở xuống.
Các quy định về HLATĐB qua các Nghị định ban hành từ năm 1982 đến năm

2010, nhìn chung giới hạn HLATĐB được thu hẹp cho các cấp đường từ cấp I đến cấp
IV. Riêng đối với cấp V kể từ năm 2005 áp dụng theo Tiêu chuẩn Đường ô tô - Yêu
cầu thiết kế, TCVN 4054:2005 thì kích thước chiều rộng của nền đường cũng tăng từ
6,5m (TCVN 4054:1998) lên 7,5m [7].
1.3.2. Việc xác định lộ giới giữa các tiêu chuẩn quy định với quy hoạch của
tỉnh Trà Vinh
Cách xác định giới hạn HLATĐB của các đơn vị quản lý đường bộ đối với từ
đường cấp III đến cấp VI ngoài đô thị trên địa bàn tỉnh như sau:
a. Đối với đường cấp III đồng bằng
Phạm vi đất của đường bộ và đất HLATĐB được tính từ tim đường trở ra mỗi
bên là 23,25m ≈ 23,30m; trong đó đất của đường bộ là 10,25m và đất HLATĐB là
13,00m [26].
b. Đối với đường cấp IV đồng bằng
Phạm vi đất của đường bộ và đất HLATĐB được tính từ tim đường trở ra mỗi
bên là 16,00m; trong đó đất của đường bộ là 7,00m và đất HLATĐB là 9,00m [25].
c. Đối với đường cấp V đồng bằng
Phạm vi đất của đường bộ và đất HLATĐB được tính từ tim đường trở ra mỗi
bên là 15,25m; trong đó đất của đường bộ là 5,25m và đất HLATĐB là 9,00m [25].
d. Đối với đường cấp VI đồng bằng
Phạm vi đất của đường bộ và đất HLATĐB được tính từ tim đường trở ra mỗi
bên là 9,75m; trong đó đất của đường bộ là 5,75m và đất HLATĐB là 4,00m [25].
Từ các tiêu chuẩn, quy định trên, việc xác định HLATĐB (lộ giới) tính từ tim
đường qua mỗi bên đối với đường từ cấp III đến cấp VI trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có
sự chồng chéo giữa các tiêu chuẩn, quy định với quy hoạch của tỉnh [5],[7],
[16],[25],[26],[27], cụ thể như sau:


11
Bảng 1.2. So sánh việc xác định lộ giới giữa các tiêu chuẩn quy định với quy
hoạch của tỉnh Trà Vinh

Lộ giới
So với Tiêu
Xác định
Cấp kỹ thuật
Quy hoạch của tỉnh
chuẩn quy
theoTiêu chuẩn
Trà Vinh
định
quy định
21,00m (QL. 53, 54 và 60)
30,00m (ĐT. 915 đoạn từ ĐH. Thiếu 2,30 m
27 đến giao QL. 53 xã Đại An) Tăng 6,70 m
Đường cấp III
23,30m
16,00m (ĐT. 915B từ Cổ Chiến Thiếu 7,30 m
đến Cầu Long Bình 3)
Đường cấp IV
16,00m
14,50m
Thiếu 1,50 m
Đường cấp V
15,25m
13,75m
Thiếu 1,50m
Đường cấp VI
9,75m
8,25m
Thiếu 1,50m
Qua rà soát, cập nhật các tiêu chuẩn, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến

HLATĐB và đối chiếu với quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030 [16] (Quy hoạch của tỉnh), học viên thấy còn nhiều vấn đề
bất cập trong việc xác định lộ giới, cắm mốc lộ giới, lắp đặt bảng giới hạn HLATĐB,
cấp giấy phép xây dựng công trình, nhà ở và cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất
cho các tổ chức, cá nhân trong phạm vi đất HLATĐB, cụ thể như:
- Đường cấp III: Theo TCVN 4054:2005 và Nghị định số 11/2010/NĐ-CP thì
Công ty Trách nhiệm Hữu hạn 715 xác định mốc lộ giới từ tim đường trở ra mỗi bên là
23,30 mét. Tuy nhiên, việc cắm mốc lộ giới lại thực hiện khác; cụ thể vào năm 2011
khi công trình cải tạo, nâng cấp một số đoạn tuyến QL. 53 và QL. 54 trên địa bàn tỉnh
(Dự án có bồi thường GPMB cho các hộ dân), cọc mốc GPMB từ tim đường trở ra mỗi
bên là 13,50m, sau đó cắm mốc lộ giới từ cọc mốc GPMB trở ra thêm 3,00m; như vậy
tại thời điểm đó mốc lộ giới được xác định từ tim đường trở ra mỗi bên là 16,50m; đến
năm 2017 đơn vị quản lý đường bộ tiếp tục cắm lại mốc lộ giới từ tim đường trở ra
mỗi bên là 23,30m.
Theo quy hoạch của tỉnh thì mốc lộ giới đối với tuyến QL. 53, 54 và 60 trên địa
bàn tỉnh, quy hoạch từ tim đường trở ra mỗi bên là 21,00m; ĐT. 915 đoạn từ ĐH. 27
đến giao QL. 53 xã Đại An quy hoạch đường cấp III, lộ giới 30,00m; ĐT. 915B từ Cổ
Chiến đến Cầu Long Bình 3 quy hoạch đường cấp III, lộ giới 16,00m.
- Đường cấp IV: Theo TCVN 4054:2005 và Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, mốc
lộ giới được xác định từ tim đường trở ra mỗi bên là 16,00m. Tuy nhiên, theo quy
hoạch của tỉnh thì mốc lộ giới từ tim đường trở ra mỗi bên là 14,50me; hầu hết hiện
nay chưa cắm mốc lộ giới.
- Đường cấp V: Theo TCVN 4054:2005 và Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, mốc
lộ giới được xác định từ tim đường trở ra mỗi bên là 15,25m. Tuy nhiên, theo quy


12
hoạch của tỉnh thì mốc lộ giới từ tim đường trở ra mỗi bên là 13,75m; hầu hết hiện nay
chưa cắm mốc lộ giới.
- Đường cấp VI: Theo TCVN 4054:2005 và Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, mốc

lộ giới được xác định từ tim đường trở ra mỗi bên là 9,25m. Tuy nhiên, theo quy hoạch
của tỉnh thì mốc lộ giới từ tim đường trở ra mỗi bên là 8,25m; hầu hết hiện nay chưa
cắm mốc lộ giới.
Từ những vấn đề bất cập trên dẫn đến những hạn chế, tồn tại đó là: Còn nhiều
tuyến đường chưa bồi thường GPMB, chưa cắm mốc lộ giới nên người dân không hiểu
và không biết mình có vi phạm HLATĐB hay không?; các ngành chức năng và địa
phương chưa xử lý được các trường hợp vi phạm đã xây dựng nhà kiên cố hoặc các
trường hợp được cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất nằm trong HLATĐB; việc
xác định thời điểm xây dựng các công trình nằm trong phạm vi HLATĐB còn nhiều
khó khăn. Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp vi phạm không cố ý như xây dựng công
trình kiên cố trước thời điểm nâng cấp đường nên trong quá trình xác định vi phạm,
các hộ dân không chấp nhận vi phạm.
Nguyên nhân: những bất cập trên, do việc xác định phần đất của đường bộ
(chiều rộng nền đường, ta luy, phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ) và đất HLATĐB
(tính từ đất của đường bộ trở ra mỗi bên) đối với các tuyến đường bộ trên địa bàn tỉnh
Trà Vinh chưa đúng theo các tiêu chuẩn, Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ
GTVT như đã phân tích và so sánh ở bảng 1.2 nên tình trạng vi phạm HLATĐB khá
phổ biến gây ảnh hưởng đến ATGT.
1.4. Khái quát về công tác quản lý HLATĐB tại tỉnh Trà Vinh
1.4.1. Hiện trạng hệ thống giao thông đường bộ tỉnh Trà Vinh
Trà Vinh có hệ thống giao thông đường bộ tương đối thuận lợi cho việc vận
chuyển, giao lưu kinh tế trong và ngoài tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 04 tuyến Quốc lộ, với
tổng chiều dài 283 km (Quốc lộ 53, 54, 60 và 53B); 05 tuyến Đường tỉnh, với tổng
chiều dài 228,78 km (giảm 01 tuyến Đường tỉnh 913 do nâng lên thành Quốc lộ 53B);
42 tuyến Đường huyện, với tổng chiều dài 479,59 km; 10.492 km đường đô thị và
5.545,42 km đường giao thông nông thôn [16].
Bảng 1.3. Tổng hợp hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh.
Số
Kết cấu
Tỷ lệ

STT
Loại đường
Dài (km)
tuyến
nhựa hóa
Nhựa
Khác
1
Quốc lộ
4
283
283
100%
2
Đường tỉnh
5
228,78
178,87
49,91
78,18%
3
Đường huyện
42
479,59
368,70
110,89
76,88%
4
Đường đô thị
10.492

10.492
100%
5
Đường GTNT
5.545,42 1.609,30
3.936,12
29,02%


13

Hình 1.5. Bản đồ hiện trạng giao thông tỉnh Trà Vinh
1.4.2. Công tác quản lý HLATĐB tại tỉnh Trà Vinh
Công tác quản lý, bảo vệ HLATĐB đã được UBND tỉnh, Sở GTVT tỉnh Trà
Vinh quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện đến tất cả các địa phương trên địa bàn
tỉnh. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trước khi xây dựng các công trình trên
đất HLATĐB đã có văn bản xin ý kiến thỏa thuận của cơ quan quản lý đường bộ có
thẩm quyền; một số địa phương quan tâm thực hiện tương đối tốt trong vấn đề quản lý
HLATĐB.
Đồng thời, trên cơ sở Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ,
đường sắt giai đoạn 2014 - 2020; Tổ Công tác Liên ngành tỉnh Trà Vinh đã ban hành
kế hoạch thực hiện, với nhiều nội dung quan trọng, phù hợp với tình hình thực tế. Theo
đó, đối với công tác tuyên truyền, giáo dục, phối hợp với các cơ quan Báo, Đài thường
xuyên đưa tin về các vi phạm lòng đường, hè phố, cảnh báo tiềm ẩn nguy cơ xảy ra
TNGT trên các tuyến đường bị lấn chiếm, che khuất tầm nhìn, ảnh hưởng đến người
tham gia giao thông.
Từ năm 2015 đến nay, lực lượng Thanh tra Giao thông vận tải phối hợp cùng
UBND các xã, phường, thị trấn kiểm tra, giáo dục, nhắc nhở 3.298 trường hợp xây
dựng nhà ở, hàng rào, lều quán, lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo, mua bán lấn chiếm

lòng, lề đường và HLATĐB; phát trên 3.000 tờ rơi tuyên truyền đến các tổ chức, cá
nhân vi phạm HLATĐB; đồng thời buộc các hộ vi phạm cam kết phải tự giác tháo dỡ,
di dời công trình vi phạm trong thời gian 30 ngày; kết quả có 1.872 trường hợp tự giác
tháo dỡ, di dời, ngoài ra còn phối hợp chính quyền địa phương thực hiện cưỡng chế
tháo dỡ trên 1.600 trường hợp [17].


14

Hình 1.6. Lực lượng chức năng phối hợp giải tỏa HLATĐB
Tuy nhiên, tình trạng vi phạm HLATĐB ngày càng đa dạng, phức tạp, những vi
phạm phổ biến hiện nay là lấn chiếm, xây dựng trái phép các công trình nhà ở, lều
quán, lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo… bám dọc các tuyến đường bộ dẫn đến đô thị
hóa làm cho mặt đường bị thu hẹp; song song đó, các địa phương xây dựng nhiều
tuyến đường GTNT đấu nối vào hệ thống đường bộ không đúng theo quy hoạch. Việc
lấn chiếm, xây dựng công trình trong HLATĐB và đấu nối trái phép vào các tuyến
đường bộ trong những năm qua đã và đang gây ra hậu quả nghiêm trọng, phá vỡ quy
hoạch phát triển hạ tầng giao thông đường bộ; gây lãng phí đáng kể vốn đầu tư xây
dựng mạng lưới đường giao thông của Trung ương và đường địa phương, làm giảm
hiệu quả khai thác chung của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, tạo ra các xung
đột bất ngờ cho phương tiện lưu thông trên hướng chính, phá vỡ các chỉ tiêu kỹ thuật
ban đầu của tuyến đường, làm phức tạp cho việc tổ chức giao thông, gây mất an toàn
cho người và phương tiện tham gia giao thông. Đây cũng là một trong những nguyên
nhân làm tăng số vụ tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, giảm năng lực khai thác
của các tuyến đường bộ trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.
Nguyên nhân:
Các công trình vi phạm nằm trong HLATĐB đã tồn tại quá nhiều, việc xác định
mốc thời gian vi phạm, đối tượng vi phạm rất khó khăn do có những thay đổi của
chính sách quản lý đất đai, quy định của pháp luật về quản lý HLATĐB.
Việc giải tỏa các công trình xây dựng trong HLATĐB qua các giai đoạn hầu

như chỉ được thực hiện thông qua việc tuyên truyền, giải thích mà chưa có đủ kinh
phí đền bù, hỗ trợ. Khi tiến hành công tác GPMB để cải tạo, nâng cấp sửa chữa
các tuyến QL, ĐT do kinh phí còn hạn hẹp nên ở hầu hết các công trình, chủ đầu
tư dự án chỉ GPMB trong phạm vi công trình chiếm dụng vĩnh viễn. Như vậy, tại
nhiều dự án chưa đền bù giải tỏa hết phạm vi HLATĐB theo quy định tại Nghị
định số 11/2010/NĐ-CP; điều này dẫn đến còn tồn tại nhiều công trình nằm trong


×