Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DU LỊCH VÀ THỊ TRƯỜNG DU KHÁCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.76 KB, 17 trang )

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DU LỊCH VÀ THỊ TRƯỜNG DU
KHÁCH
1.1Khái niệm về du lịch và du khách
1.1.1Khái niệm về du lịch
Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch được ghi nhận như một sở thích,
một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người.Ngày nay du lịch trở thành nhu
cầu không thể thiếu trong đời sống văn hoá, xã hội của các nước.
Thuật ngữ “du lịch” trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp
với ý nghĩa là đi một vòng.Từ “tourist” lần đầu tiên xuất hiẹn trong tiếng Anh
vào khoảng những năm 1800. Thuật ngữ du lịch được dịch theo tiếng Hán :
“du” có nghĩa là di chơi, “lịch” có nghĩa là từng trải.
Cho đến nay không chỉ nước ta mà tất cả các nước trên thế giới thừa nhận
nội dung về du lịch vẫn chưa thống nhất. Đúng như một chuyên gia về du lịch
nhận định “Đối với du lịch,có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu
định nghĩa”.Tuy nhiên du lịch có thể được hiểu là hiện tượng xã hội và là hoạt
động kinh tế.
1.1.1.1 Hiện tượng xã hội
Là sự di chuyển và lưu trú tạn thời trong thời gian rảnh rỗi của các cá nhân
hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận
thức về thế giới xung quanh.có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị
tự nhiên, kinh tế, văn hoá vá dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng.
1.1.1.2 Hoạt động kinh tế
Là một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh
trong quá trình di chuyển và lưu trú, than quan nghỉ dưỡng của khách du
lịch.Kinh doanh du lịch là việc thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn mà
qquá trình hoạt động du lịch hoặc thực hiện dịch vụ du lịch trên thị trường nhằm
mục đích sinh lời.
Theo Pháp lệnh du lịch do Ban thường vụ Quốc Hội nước Cộng Hoà xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành vào ngày 22 táng 9 năm 1999, định nghĩa “
du lịch” tại mục 1, điều 10 là “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư
trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ


dưỡng trong khoảng thời gian nhất định”
1.1.2. Khái niệm về du khách
Có không ít định nghĩa về du khách. Để có thể đưa ra một khái niệm “du
khách” chặt chẽ, có lẽ phải bắt đầu từ khái niệm “khách”.Theo từ điển tiếng việt
-1994, nghĩa cơ bản của từ “ khách” là người từ bên ngoài đến quan hệ với
người đón tiếp, phục vụ.
Khách du lịch là loại khách đến với mục đích nâng cao nhận thức, giải trí,
nghỉ dưỡng tại chỗ kèm theo việc tiêu thụ qua những giá trị tinh thần, vật chất
hay dịch vụ, có hoặc không lưu lại qua đêm tại cơ sở lưu trú của ngành du lịch.
Vậy có thể thấy du khách là người từ nơi khác đến vào thời gian rảnh rỗi
của họ với mục đích thoã mãn tại nơi đến nhu cầu nâng cao hiểu biết, phục hồi
sức khoẻ, thư giãn, giải trí hoặc thể hiện mình kèm theo việc tiêu thụ những giá
trị vật chất tinh thần và các dịch vụ do các cơ sở của ngành du lịch cung ứng.
Nói cách khác, du khách là người từ nơi khác đến, mục đích cảm nhận tại
chỗ những giá trị vật chất, tinh thần hữu hình hay vô hình cả thiên nhiên hoặc là
của cộng đồng xã hội.Về phương diện kinh tế , họ là người sử dụng dịch vụ của
doanh nghiệp du lịch như ăn uống, lưu trú, lữ hành.
Theo Pháp lệnh du lịch tại mục 2, điều 10: “ Khách du lịch là người đị du
lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập từ nơi
đến”.
• Khách du lịch nội địa: Là công dân Việt Nam và nước ngoài cư trú tại
Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
• Khách du lịch quốc tế: Là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước
ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
1.1.3. Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch bao gồm các giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu du
lịch nhất định.Nó là két tinh của các hoạt động sản xuất thuộc các cơ sở cung
ứng dịch vụ du lịch.
Sản phẩm du lịch là một tổng thể, bao gồm nhữnh vật vô hình và hữu hình.

Hầu hết các sản phẩm du lịch đều là những dịch vụ.Sản phẩm du lịch có những
đặc tính riêng biệt, những dặc tính này là những đặc trưng của dịch vụ du lịch.
• Đặc trưng của sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch không đóng gói đem
đến nơi ở của khách hàng như những sản phẩm hàng hoá khác, mà khách hàng
phải tự đến những nơi có sản phẩm du lịch đó để tiêu thụ.
Trong du lịch, con người là đối tượng du lịch, khách du lịch trực tiếp tiêu
dùng, đánh giá sản phẩm du lịch với tâm lý, tuổi tác, nghề nghiệp, phong tục tập
quán, tín ngưỡng, trình độ hiểu biết.
Sản phẩm du lịch gắn chặt với người phục vụ du lịch,chất lượng sản phẩm
du lịch phụ thuộc vào thái độ, trình độ, tay nghề người phục vụ.
Sản phẩm du lịch đa dạng loại hình, đa dạng loại dịch vụ : Lưu trú, ăn
uống, lữ hành, tham quan. nghỉ dưỡng.
Sản phẩm du lịch mang tính thời vụ. Điều này có nhĩa là về bản chất du
lịch là một hoạt động bị lệ thuộc vào thiên nhiên. Đặc trưng của sản phẩm du
lịch sẽ chi phối mạnh mẽ vào phương thức maketing, tổ chức sản xuất kinh
doanh, đào tạo cán bọ nhân viên, phương pháp quản lý và chính sách của Nhà
Nước.
Trong thời gian ngắn, lượng cung sản phẩm du lịch cố định nhưng lượng
cầu của khách hàng có thể tăng hoặc giảm sút. Khách mua sản phẩm du lịch ít
trung thành hoặc không trung thành với công ty bán sản phẩm du lịch.Nhu cầu
của khách hàng đối với sản phẩm du lịch dễ bị thay đổi bởi sự thay đổi về kinh
tế, chính trị.
1.2. Nhu cầu của khách du lịch
1.2.1 Nhu cầu
Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu của con người để tồn tại và phát triển. Nó là
thuộc tính tâm lý của con người. Nhu cầu của con người rất đa dạng và phức
tạp. Nó bao gồm cả nhu cầu sinh lý cơ bản lẫn nhu cầu xã hội về sự cần thiết,
gần gũi, uy tín và tình cảm gắn bó cũng như nhữnh nhu cầu cá nhân về tri thức
tự thể hiện mình.
Nếu nhu cầu không được thoã mãn thì con người sẽ cảm thấy bất hạnh.

Nhu cầu đó có ý nghĩa với con người càng lớn thì con người càng khao khát.
1.2.2 Các nhu cầu của khách du lịch
Các nhu cầu chính đáng của khách du lịch cũng được thể hiện theo thứ bậc
từ thấp đến cao. Theo Maslow con người có các nhu cầu được phân ra các cấp
bậc như mô hình sau:
Nhu cầu hoàn
thiện bản thân
Nhu cầu được kính trọng
Nhu cầu giao tiếp( hội nhập)
Nhu cầu an toàn
Nhu cầu sinh lý( nhu cầu thiết yếu)
Mô hình Maslow về thứ bậc nhu cầu của con người
1.2.2.1. Nhu cầu sinh lý( nhu cầu thiết yếu)
Nhu cầu về sinh lý là nhu cầu cơ bản nhất đảm bảo sự sinh tồn của con
người. Đối với khách du lịch trong quá trình đi du lịch họ đã tách rời môi
trường sống với các điều kiện sống quen thuộc của mình nhưng không có ý
nghĩa là họ tách rời với các nhu cầu sinh lý. Mà ngược lại những nhu cầu sinh lý
cơ bản như ăn uống, ngủ , nghỉ không những đòi hỏi phải thoả mãn một cách
đầy đủ về mặt lượng mà còn đòi hỏi phải đảm bảo về mặt chất.Nhìn chung ở
mức độ nhu cầu này khách du lịch thường có những mong muốn:
• Thoát khỏi thói quen thường ngày
• Thư giãn về tinh thần và thể xác
• Tiếp xúc với thiên nhiên, đặc biệt là thiên nhiên hoang dã
• Tìm kiếm những cảm giác mới lạ
1.2.2.2 Nhu cầu an toàn
Khi những nhu cầu sinh lý tối thiểu đã được thoả mãn thì nhu cầu tiếp theo
phát sinh, đó là nhu cầu được bảo vệ an toàn. Thực ra nhu cầu an toàn có ở mọi
con người, nó bao gồm mong muốn an toàn về tính mạng, thân thể và tài sản.
Đối với khách du lịch là những người đã rời nơi ở thường xuyên của mình đến
những nơi còn xa lạ và mới mẻ không dễ dàng thích nghi ngay với môi trường

xung quanh nên mong muốn được đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản đối
với họ càng cấp thiết hơn. Chính vì thế khi đi du lịch, người ta thường phải mua
các chương trình du lịch của công ty lữ hành, đặc biệt là chương trình du lịch ra
nước ngoài. Ngoài ra họ còn mua bảo hiểm để chấn an mình. Đồng thời nhu cầu
an toàn còn được thể hiện bằng cách không đi du lịch đến những nơi đang có
chiến tranh hoặc đang có bất ổn về chính trị , trật tự xã hội.
1.2.2.3 Nhu cầu giao tiếp
Những nhu cầu sinh lý, an toàn được thoả mãn cũng chỉ có ý nghĩa về cảm
giác cơ thể, con người luôn có nhu cầu sống trong một cộng đồng nào đó và
được những người khác quan tâm đến.
1.2.2.4 Nhu cầu được kính trọng
Lòng tự trọng của mỗi con người phụ thuộc rất nhiều vào được người khác
đánh giá như thế nào.Con người thường không chỉ cần được người khác chấp
nhận bình thường mà mốn được tôn trọng về những gì mà họ đang có và trân
trọng. Đối với khách du lịch nhu cầu được kính trọng được thể hiện qua nững
mong muốn:
• Được phục vụ theo đúng hợp đồng
• Được người khác tôn trọng.
• Được đối xử bình đẳng như mọi người

×