Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

Vũ điệu trong các phim của nga và mỹ chuyển thể từ tiểu thuyết chiến tranh và hòa bình và anna karenina của l tolstoy tiếp cận ký hiệu học văn hóa​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.28 KB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN ĐỨC THÀNH

VŨ ĐIỆU TRONG CÁC PHIM CỦA NGA VÀ MỸ CHUYỂN THỂ TỪ
TIỂU THUYẾT CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH VÀ ANNA KARENINA
CỦA L.TOLSTOY: TIẾP CẬN KÝ HIỆU HỌC VĂN HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận, lịch sử, phê bình Điện ảnh - Truyền hình

HÀ NỘI- 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN ĐỨC THÀNH

VŨ ĐIỆU TRONG CÁC PHIM CỦA NGA VÀ MỸ CHUYỂN THỂ TỪ
TIỂU THUYẾT CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH VÀ ANNA KARENINA
CỦA L.TOLSTOY: TIẾP CẬN KÝ HIỆU HỌC VĂN HÓA

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành:
Lý luận, lịch sử, phê bình Điện ảnh - Truyền hình
Mã số: 60 21 02 31

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Phạm Gia Lâm

HÀ NỘI- 2019




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1.

Mục đích, ý nghĩa của đề tài

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.

Phương pháp nghiên cứu

5.

Cấu trúc của luận văn

CHƯƠNG 1: NGÔN NGỮ VŨ ĐIỆU TRONG TIỂU THUYẾT CHIẾN
TRANH VÀ HÒA BÌNH VÀ ANNA KARENINA CỦA L.TOLSTOY.
1.1. Vũ hội quý tộc và các điệu múa dân gian trong văn hóa Nga
1.1.1. Vũ hội quý tộc trong văn hóa Nga.
1.1.2. Các điệu múa dân gian trong văn hóa Nga.

1.2 Ký hiệu vũ hội và khiêu vũ trong các tiểu thuyết Chiến tranh và Hòa bình và
Anna Karenina.
1.2.1 Sự tổng hợp của văn hóa Nga trong vũ điệu của Natasha Rostova
1.2.2.Sự cá nhân hóa cảm xúc trong vũ điệu của Anna Karenina
CHƯƠNG 2: VŨ ĐIỆU TRONG CÁC PHIM CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH
(S.BONDARCHUK, 1965) VÀ ANNA KARENINA (A.ZARKHI, 1967): DỊCH
LIÊN KÝ HIỆU TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI VĂN HÓA
2.1. Vũ điệu trong phim Chiến tranh và Hòa bình (S.Bondarchuck, 1965)
2.1.1. Vũ hội cung đình ở St.Peterburg
2.1.2 Vũ điệu dân gian ở làng Mikhailovka
2.2.Vũ điệu trong phim Anna Karenina (A.Zarkhi, 1967)
CHƯƠNG 3: VŨ ĐIỆU TRONG CÁC PHIM CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH
(K.VIDOR, 1956 ) VÀ ANNA KARENINA (B.ROSE, 1997): DỊCH LIÊN KÝ
HIỆU TỪ PHƯƠNG DIỆN LIÊN VĂN HÓA
3.1. Vũ điệu trong phim Chiến tranh và Hòa bình (K.Vidor, 1956)

1


3.2. Vũ điệu trong phim Anna Karenina (B. Rose, 1997)

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2


MỞ ĐẦU

1.


Mục đích, ý nghĩa của đề tài

Đề tài của luận văn được triển khai dựa trên những căn cứ sau đây:
Vai trò của khiêu vũ trong điện ảnh. Điện ảnh, âm nhạc và khiêu vũ, với
tư cách là những loại hình nghệ thuật độc lập, có chung một mục đích là giúp
con người thư giãn và giải trí, trải nghiệm những cảm xúc mạnh mẽ, có được
khoái cảm thẩm mỹ đích thực. Còn khi được đưa vào trong một tác phẩm điện
ảnh, vũ điệu bổ sung tính hình tượng của phim, giúp hiểu rõ hơn ý tưởng của
đạo diễn. Vũ điệu không phải là một sự gá lắp ngẫu nhiên, tách rời nhịp điệu
chung của bộ phim mà là một bộ phận trong chỉnh thể nghệ thuật mà ở đó tác
giả-đạo diễn cần phải có cả tri thức của biên đạo và vũ công. Ngoài đạo diễn,
sáng tạo của nhà soạn nhạc, biên đạo và những người thể hiện trong một bộ
phim không chỉ gợi nên phản ứng trong tâm hồn khán giả mà còn giúp cho bộ
phim đạt được thứ hạng về doanh thu và có khả năng nhận những giải thưởng
cao quý.
Khiêu vũ là một hệ thống ký hiệu và một hiện tượng văn hóa. Nghệ
thuật mở ra cho con người thế giới của những trải nghiệm cuộc sống được thể
hiện bằng những phương tiện hình ảnh biểu tượng đặc thù. Ngôn ngữ nghệ thuật
được nghiên cứu bằng cách sử dụng phương pháp ký hiệu học và những ngành
liên quan. Ngôn ngữ của nghệ thuật múa/khiêu vũ với tư cách một hình thức
phản ánh khái quát hiện thực là một “hệ thống ký hiệu”, do vậy múa trở thành
đối tượng nghiên cứu của ký hiệu học. Còn với tư cách là một hiện tượng văn
hóa, khiêu vũ là một văn bản đặc thù phản ánh văn hóa của cộng đồng, không thể
tách rời khỏi con người, bởi vì nó được sinh ra trong cơ thể con người. Nghiên
cứu vũ điệu như là một hệ thống ký hiệu hình ảnh cho phép có

3



cái nhìn đầy đủ và sâu hơn vào đặc trưng của ngôn ngữ múa về phương diện
nội dung ý nghĩa của nó
Chuyển thể điện ảnh là kiểu dịch liên ký hiệu và liên văn hóa. Khi điện
ảnh hóa tác phẩm nghệ thuật, văn bản viết được chuyển thành văn bản điện ảnh
– một tổ hợp đa ký hiệu không đồng nhất, kết hợp những hệ thống ký hiệu khác
nhau, những phương tiện ký hiệu và mã cốt khác nhau thành một hệ thống
tương liên. Tác phẩm điện ảnh hóa là một văn bản, tức là một không gian ký hiệu
xác định (Yu.Lotman), cũng là sản phẩm của một dạng dịch đặc biệt – dịch liên
ký hiệu (R.Jakobson). Trong quá trình chuyển thể điện ảnh tác phẩm thuộc một
nền văn hóa ngôn ngữ khác (dịch liên ký hiệu từ phương diện liên văn hóa) có sự
hiện diện của cả ba dạng dịch: dịch liên ngữ (dịch tác phẩm của tiếng mẹ đẻ),
dịch nội ngữ (viết kịch bản phim) và dịch liên ký hiệu (làm phim).

Nghiên cứu tác phẩm chuyển thể điện ảnh là nghiên cứu cơ chế dịch
liên ký hiệu. Trong tập hợp từ “ký hiệu học văn hóa”, “ký hiệu học” có nghĩa
là phương pháp, còn “văn hóa” là đối tượng nghiên cứu – ký hiệu học văn hóa
là nghiên cứu các thành tạo biểu tượng bắt gặp trong các nền văn hóa khác
nhau. Cơ chế dịch (liên) ký hiệu gắn liền với ba chức năng: bảo lưu ký hiệu và
văn bản, chuyển tải, biến đổi chúng và tạo ra những ký hiệu mới, thông tin
mới. Nghiên cứu một khía cạnh nào đó (như vũ điệu chẳng hạn) trên cơ sở
tiếp cận ký hiệu học có nghĩa là chỉ ra bản chất của hiện tượng được nghiên
cứu, suy ra những quy tắc tạo dựng các ký hiệu, quy tắc kết hợp chúng (cú
pháp), xác định nội dung ý nghĩa của ký hiệu (ngữ nghĩa), tìm ra những điều
kiện xuất hiện một số trạng thái ký hiệu (ngữ dụng).
Chuyển thể điện ảnh tiểu thuyết của L.Tolstoy. Hầu hết các tiểu thuyết
của L.Tolstoy đều được chuyển thể điện ảnh, trong đó từ 1913 đến 2016 có 11
phim Chiến tranh và Hòa bình (sau đây sẽ viết tắt là CT&HB), từ 1911 đến 2017
có 22 phim Anna Karenina (sau đây sẽ viết tắt là AK). Trong số đó, có thể kể đến
những phim điện ảnh của các đạo diễn Nga/Liên xô và Mỹ từng đạt nhiều giải
thưởng và được giới phê bình đánh giá cao như War and Peace


4


(1956) của King Vidor (3 đề cử Oscar, giải Quả Cầu vàng), Война и мир
(1965-1967) của S.Bondarchuk (Giải chính Liên hoan phim Quốc tế Moskva,
giải Oscar), Анна Каренина (1967) của A.Zarkhi (tham gia Liên hoan phim
Canes 1968, nhưng sự kiện không được tổ chức do Phong trào sinh viên bãi
khóa) và Anna Karenina (1997) của B.Rose.
Với những căn cứ trên, chúng tôi chọn đề tài luận văn Vũ điệu trong các
phim của Nga và Mỹ chuyển thể từ tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình” và
“Anna Karenina” của L.Tolstoy: Tiếp cận ký hiệu học văn hóa.
Việc nghiên cứu các cảnh vũ hội, khiêu vũ trong các phim điện ảnh chuyển
thể từ hai cuốn tiểu thuyết của L.Tolstoy là CT&HB và AK có ý nghĩa rất quan
trọng bởi: thứ nhất, bản thân vũ hội, vũ điệu trong hai tiểu thuyết của
L.Tolstoy là một ký hiệu văn hóa giúp chuyển tải thông điệp nghệ thuật của
nhà văn; thứ hai, việc chuyển thể điện ảnh từ tác phẩm văn học thực chất là
quá trình dịch liên ký hiệu (Yu.Lotman, R.Jakobson, C.S.Peirce), theo đó
những mã văn hóa của vũ hội/vũ điệu được tiếp tục thông diễn/tái tạo sau sự
thông diễn/tái tạo của L.Tolstoy, dưới tác động, chi phối của môi trường văn
hóa và cá tính sáng tạo của chủ thể thông diễn-đạo diễn. Từ đây có thể thấy
được cơ chế của việc chuyển thể/dịch liên ký hiệu cũng như hiệu quả sáng tạo
của tác giả đạo diễn về phương diện dụng học văn hóa.
2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Ở trong nước và nước ngoài đã có một số nghiên cứu về ký hiệu học văn
hóa của vũ hội/vũ điệu nói chung (Yu.Lotman), trong tiểu thuyết CT&HB và
AK nói riêng.

Trong công trình Ký hiệu học văn hóa do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội ấn hành năm 2015, các dịch giả đã giới thiệu “những tư tưởng nòng cốt làm
nên lí thuyết kí hiệu học văn hoá của Yu.Lotman” [10, tr.9, 10, 11]. Theo đó,
Yu.Lotman quan niệm văn hóa trước hết là ký hiệu học và ký hiệu học trước hết
cũng là ký hiệu học văn hóa. Từ đây Yu.Lotman đưa ra cách tiếp cận ký hiệu học
khác với truyền thống nguyên tử luận của ký hiệu học Tây Âu và Bắc

5


Mỹ (F.de Saussure, Ch.Peirce và Ch.Morris), tức là ông tiếp cận các hiện tượng
ký hiệu học theo hướng chỉnh thể và đưa ra khái niệm ký hiệu quyển làm nền
tảng để miêu tả các quá trình ký hiệu học. Liên quan đến khái niệm này,
Yu.Lotman đưa văn bản thành phạm trù trung tâm của ký hiệu học, coi văn bản

– cá nhân – văn hóa là những phạm trù đồng hành, đẳng cấu. Và cuối cùng,
với Yu.Lotman, ký hiệu là một hệ thống vừa tĩnh vừa động và có quan hệ với
những cái nằm ngoài hệ thống của nó.
Những quan điểm lý thuyết của Yu.Lotman được chính ông vận dụng trong
công trình Mạn đàm về văn hóa Nga. Sinh hoạt và truyền thống của giới quý
tộc Nga (thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX) [26]. Khi bàn về vũ hội (quý tộc),
Yu.Lotman cho rằng đó là một hệ thống ký hiệu, một văn bản văn hóa, vừa
tĩnh (có cấu trúc từ vựng, ngữ nghĩa và cú pháp riêng) lại vừa động (được du
nhập vào Nga từ một số nền văn hóa Tây Âu và có đời sống riêng trong không
gian văn hóa xã hội Nga cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX) và được phản
ánh trong sáng tác văn học của một số nhà thơ Nga như V.Zhukovsky,
A.Pushkin,…[25, tr.119-137] .
Vấn đề chuyển thể điện ảnh với tư cách là dịch liên ký hiệu đã được nhiều
nhà nghiên cứu nước ngoài đề cập. Chẳng hạn, R.Jakobson trong tiểu luận “On
Linguistic Aspects of Translation” [16], khi bàn về phương diện ngôn ngữ của

việc chuyển dịch, đã thể hiện mối tương liên có tính bản thể giữa các vấn đề
phiên dịch và chuyển thể qua việc xây dựng “mô hình tam phân” trong dịch
thuật. Ông phân biệt ba loại hình dịch: dịch nội ngữ - chuyển từ cách diễn đạt
này sang cách diễn đạt khác trong cùng một ngôn ngữ; dịch liên ngữ - chuyển từ
ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác; và dịch liên ký hiệu (intersemiotic
translation) - chuyển từ một văn bản viết sang một hệ thống ký hiệu phi ngôn từ
khác, chẳng hạn, chuyển thể một tác phẩm văn học thành phim hay thành kịch.
Có thể thấy, theo quan niệm của R.Jakobson, hoạt động chuyển thể từ văn bản
văn chương sang văn bản điện ảnh là hoạt động dịch. Sự dịch chuyển này về bản
chất là tái hiện, thị giác hóa lại ngôn từ thành hình ảnh trên phim.

6


Dựa trên mô hình của R.Jakobson và những ý kiến thảo luận về các
thuật ngữ liên quan của Umberto Eco trong cuốn Mouse Or Rat?: Translation
as Negotiation, Nicola Dussi trong bài báo “Intersemiotic translation:
Theories, problems, analysis” [15] đã tập trung đặc biệt vào vấn đề dịch liên
ký hiệu, đặt vấn đề và chỉ ra ý nghĩa của việc dịch từ một ngôn ngữ này sang
ngôn ngữ khác, chẳng hạn như từ tiểu thuyết sang phim, từ đó mở rộng khái
niệm và phạm vi sử dụng thuật ngữ này. Cũng và không chỉ dựa trên lý thuyết
của Y.Lotman về “quyển ký hiệu” và của R.Jakobson, Ch.Peirce về dịch liên
ký hiệu, E-Chou Wu trong bài “Intersemiotic Translation and Film
Adaptation” [19] đã tập trung phân tích bộ phim Ngọa hổ tàng long chuyển
thể từ tiểu thuyết cùng tên của Vương Độ Lư với tư cách là ví dụ minh họa
cho quá trình dịch liên ký hiệu và đối thoại xuyên văn hóa.
Theo quan niệm chung về chuyển thể điện ảnh như là dịch liên ký hiệu
thì có những đạo diễn (được xem là dịch giả) cùng thuộc về một nền văn hóa
với văn bản nguồn, đọc được trực tiếp văn bản nguồn (bỏ qua quá trình dịch
liên ngữ), và chỉ thực hành dịch nội ngữ và dịch liên kí hiệu tác phẩm. Trường

hợp này gọi là dịch liên ký hiệu từ phương diện nội ngữ/nội văn hóa. Còn khi
các đạo diễn-dịch giả không cùng thuộc về một nền văn hóa với văn bản
nguồn thì việc chuyển thể điện ảnh của họ được gọi là dịch liên ký hiệu từ
phương diện liên văn hóa.
Các công trình của Yu.Lotman, R.Jakobson và các học giả kể trên có ý
nghĩa rất quan trong trong việc cung cấp cơ sở phương pháp luận và tư liệu
văn hoá-lịch sử để chúng tôi triển khai đề tài nghiên cứu của mình.
Vấn đề ký hiệu văn hóa trong trong các tiểu thuyết của L.Tolstoy cũng được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm với những khía cạnh cụ thể như ký hiệu học cơ
thể và nhân học nghệ thuật của L.Tolstoy trong sáng tác những năm 1880-1890
[32]; “ngôn ngữ vũ hội” và “âm nhạc đời sống” trong tiểu thuyết AK của
L.Tolstoy [33]; những thuộc tính tủ quần áo của nhân vật với tư cách vừa là vật
dụng vừa là ký hiệu, đóng vai trò là chi tiết nghệ thuật khắc họa tính cách, một

7


phương tiện tạo dựng màu sắc của thời đại lịch sử, xây dựng cốt truyện và thể
hiện thái độ của tác giả đối với hiện thực [22]; ký hiệu học vũ điệu trong tiểu
thuyêt CT&HB của L.Tolstoy [8].
Nhưng theo hiểu biết của chúng tôi, đó chỉ là những nghiên cứu từ góc độ
ký hiệu học văn hóa riêng đối với các tiểu thuyết của L.Tolstoy chứ chưa có
công trình nào tiếp cận từ góc độ dịch liên ký hiệu để nghiên cứu các cảnh vũ
hội/vũ điệu trong các phim điện ảnh chuyển thể từ hai cuốn tiểu thuyết
CT&HB và AK của L.Tolstoy. Do vậy, luận văn của chúng tôi là thử nghiệm
đầu tiên, chí ít là ở Việt Nam, vận dụng cách tiếp cận ký hiệu học văn hóa để
nghiên cứu các vũ điệu trong 4 phiên bản điện ảnh của hai tiểu thuyết
CT&HB, AK thuộc về những nền văn hóa khác nhau.
3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những đặc điểm ký hiệu học của

vũ điệu và vũ hội trong các phim chuyển thể tiểu thuyết CT&HB và AK của
L.Tolstoy.
Phạm vi khảo sát là những cảnh vũ hội và khiêu vũ trong cấu trúc 4
phim thuộc 2 kiểu chuyển thể sau:
Chuyển thể/dịch liên ký hiệu-nội văn hóa trong các phim Война и
мир

(1965-1967) của S.Bondarchuk và Анна Каренина (1967) của A.Zarkhi
-

Chuyển thể/dịch liên ký hiệu-liên văn hóa trong các phim War and

Peace (1956) của King Vidor và Anna Karenina (1997) của B.Rose.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ của đề tài là chỉ ra những đặc điểm thông diễn vũ
hội và vũ điệu trong các phim chuyển thể tiểu thuyết CT&HB và AK từ góc độ
ký hiệu học văn hóa, lẽ dĩ nhiên chúng tôi sẽ vận dụng phương pháp tiếp cận
liên ngành này.
Mặt khác, 4 phim được khảo sát là những tác phẩm phim truyện điện ảnh,
mang những đặc trưng chung của thể loại, đồng thời lại in đậm dấu ấn riêng,
8


độc đáo của đạo diễn trong cách làm phim. Vì vậy các phương pháp nghiên
cứu phim tác giả, phân tích phim theo thể loại sẽ được vận dụng thống nhất
đối với các phim đó.
5.


Cấu trúc của luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của phim thể
hiện ở 3 chương:
Chương 1: Ngôn ngữ vũ điệu trong tiểu thuyêt Chiến tranh và Hòa bình và
Anna Karenina của L.Tolstoy
Chương này gồm hai mục, nghiên cứu vai trò của vũ hội quý tộc và các
điệu múa dân gian trong văn hóa Nga và những ký hiệu văn hóa của vũ hội và
vũ điệu quý tộc, múa dân gian trong các tiểu thuyết CT&HB và AK với tư
cách là những văn bản nguồn.
Chương 2: Vũ điệu trong các phim Chiến tranh và Hòa bình (S.Bondarchuk,
1965) và Anna Karenina (A.Zarkhi, 1967): dịch liên ký hiệu từ phương diện
nội văn hóa
Hai mục của chương này thực hiện nhiệm vụ: phân tích ký hiệu cảnh vũ
hội/khiêu vũ (vũ đạo, vũ hình, trang phục, âm nhạc đi kèm) trong không gian
ký hiệu điện ảnh của các phim xô viết CT&HB (đạo diễn S.Bondarchuk,
1965) và AK (đạo diễn A.Zarkhi, 1967) với tư cách là những văn bản đích
cùng thuộc về một nền văn hóa Nga với văn bản nguồn.
Chương 3: Vũ điệu trong các phim Chiến tranh và Hòa bình (K.Vidor, 1956)
và Anna Karenina (B.Rose, 1997): dịch liên ký hiệu từ phương diện liên văn
hóa.
Chương này gồm 2 mục. lần lượt thực hiện nhiệm vụ phân tích ký hiệu
cảnh vũ hội/khiêu vũ (vũ đạo, vũ hình, trang phục, âm nhạc đi kèm) trong không
gian ký hiệu điện ảnh của các phim Mỹ War and Peace (đạo diễn K.Vidor 1956)
và Anna Karenina (đạo diễn B. Rose, 1997) với tư cách là những văn

9



bản đích thuộc về một nền văn hóa khác (Mỹ) với nền văn hóa (Nga) của văn
bản nguồn.

10


CHƯƠNG 1: NGÔN NGỮ VŨ ĐIỆU TRONG TIỂU THUYẾT CHIẾN
TRANH VÀ HÒA BÌNH VÀ ANNA KARENINA CỦA L.TOLSTOY.
Chương này gồm hai mục, nghiên cứu vai trò của vũ hội quý tộc và các điệu
múa dân gian trong văn hóa Nga và những ký hiệu văn hóa của vũ hội và vũ
điệu quý tộc, múa dân gian trong các tiểu thuyết CT&HB và AK với tư cách là
những văn bản nguồn.

1.1. Vũ hội quý tộc và các điệu múa dân gian trong văn hóa Nga
1.1.1. Vũ hội quý tộc trong văn hóa Nga.
Nước Nga đã tiếp nhận và du nhập văn hóa của xã hội tư bản châu Âu, bắt
đầu từ thế kỷ XVIII với rất nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật cũng như chính trị
và giáo dục của các nước phương Tây lan tới nước Nga, hình thức xã hội thay
đổi, trong xã hội được phân tầng rất rõ về thứ bậc và tầng lớp, trong đó đặc biệt
phải nhắc tới văn hóa vũ hội, một nghi thức chính của giới giao tế quý tộc. Chính
vì thế khi đã trở thành một nghi lễ trong giới quý tộc xã giao vũ hội quý tộc Nga
đã trở thành một hiện tượng văn hóa, lịch sử và thẩm mỹ. Tồn tại trong hơn hai
trăm năm vũ hội quý tộc Nga được xem là biểu tượng về giá trị phi vật thể của
văn hóa Nga, một hiện thực xã hội về đời sống của một thời kỳ nhất định trong
lịch sử văn hóa nước Nga. Với tư cách là một hiện tượng văn hóa, vũ hội quý tộc
Nga chứa đựng một loạt hệ thống ký hiệu với những biểu nghĩa và biểu trưng về
bản chất của chính nó, bao gồm các giá trị văn hóa khác nhau, cùng với các loại
hình nghệ thuật đi kèm tạo thành một cấu trúc mang tính biểu tượng như: các vũ
điệu, trang phục, âm nhạc, kiến trúc và các trò chơi


.v.v. Chức năng của văn hóa vũ hội ảnh hưởng lớn đến xã hội bởi vũ hội chính
là nơi để giới tinh hoa quý tộc Nga giao lưu- tiếp nhận – trao đổi – quyết định
về những thay đổi mang tính vĩ mô tới toàn bộ các lĩnh vực trong đời sống xã
hội.

11


Vũ hội quý tộc Nga là sự tiếp nhận từ văn hóa phương Tây. Văn hóa vũ
hội quý tộc được Peter Đại đế tiếp nhận vào Nga năm 1718, đây chính là kết
quả giao thoa văn hóa của nước Nga với các nước phương Tây, khi hòa nhập
vào đời sống của giới quý tộc Nga nó đã trở thành một sự kiện văn hóa mới.
Cùng với kế hoạch cải cách về đời sống văn hóa xã hội theo mô hình của của
các nước châu Âu, nước Nga đã mở cửa văn hóa giao lưu, hội nhập với châu
Âu, Tuy là nước đế quốc muộn hơn so với các nước phương Tây nhưng nước
Nga nhanh chóng có nhiều thành tựu khi tiếp nhận những mô hình văn hóa,
kinh tế, xã hội phát triển sẵn có của châu Âu. Trong đó vũ hội quý tộc là nhu
cầu văn hóa xã hội thiết yếu chứa đựng nhiều chức năng mang tính điều chỉnh
xã hội gián tiếp, đặc biệt là với triều đình phong kiến và giới quý tộc Nga, các
buổi khiêu vũ nhanh chóng trở thành một phần không thể thiếu trong lối sống
đổi mới của người Nga. Đây là khuynh hướng lớn của giới quý tộc đối với sự
đổi mới, chuẩn bị sẵn sàng để tiếp nhận các mô hình văn hóa và tiêu chuẩn
hành vi mới, một hiện tượng văn hóa đa chức năng góp phần chuyển đổi mô
hình xã hội Nga. Các buổi vũ hội không chỉ trở thành nơi giới quý tộc Nga ở
mọi lứa tuổi học hỏi, vui chơi, giải trí theo cách mới, mà còn là nơi tiếp nhận
các hình thức văn hóa khác nhau từ châu Âu, trong đó có xu hướng thời trang,
xu hướng âm nhạc, giá trị các chuẩn nghi thức và phong cách giao tiếp. Vũ
hội đã thực sự là nhu cầu cần thiết và dần chiếm lĩnh vị trí quan trọng nhất
trong hệ thống giải trí cao quý, như một hình thức công khai giúp người Nga
tiếp cận nhanh nhất với thành tựu của nền văn minh, văn hóa phương Tây.

Vũ hội quý tộc đóng vai trò là phương tiện giao tiếp xã hội. Tham dự vũ hội
quý tộc là một trong những cách tốt nhất và nhanh nhất để tăng cường các mối
giao tiếp phục vụ cho mục đích của bản thân mỗi người trong giới xã giao. Kể từ
khi xuất hiện ở Nga, các buổi vũ hội với sự khác nhau về tầm cỡ đã trở thành
một hình thức giao tiếp mới, phá vỡ các quy tắc ứng xử cũ ở Nga thời tiền
Petrine. Bước sang đầu thế kỷ XIX vũ hội được xem là nơi hình thành nhận thức,
những quy tắc xã hội cũ chuyển sang quy tắc nghi thức mới, ngoài chức

12


năng gìn giữ và củng cố các nghi thức/nghi lễ cũng như để giao tiếp/giải trí,
thì vũ hội quý tộc mang đến một cơ hội tuyệt vời để nhận hoặc truyền thông
tin quan trọng không thể có được thông qua các kênh chính thức, thậm chí,
trong đó người ta còn sử dụng thông tin sai lệch cho mục đích riêng bằng tin
đồn, chính vì thế vũ hội được coi là một xã hội thu nhỏ với rất nhiều mặt trái
trong đó. Với những tính chất đa chức năng như vậy vũ hội quý tộc đã tạo ra
những thay đổi lớn về hoạt động xã giao, hình thành các tư tưởng và trào lưu
mới trong giới quý tộc Nga.
Vũ hội quý tộc là một trong những yếu tố quan trọng trong sự phát triển của
văn hóa nghệ thuật, thẩm mỹ và đời sống xã hội ở Nga. Vũ hội quý tộc là một
công cụ biểu thị các mối quan hệ và cấu trúc của xã hội Nga, góp phần tối ưu
hóa hệ thống truyền thông trong việc thiết lập các mối quan hệ nhiều mặt của đời
sống xã hội thượng lưu, qua đó dần định hình và xây dựng một hình thái xã hội
mới ở Nga, thay thế các hình thức giải trí truyền thống. Hình thức tổ chức vũ hội
được mở rộng ở khắp nơi, từ hàng ngàn vũ hội công cộng trong cung điện mùa
đông đến các buổi tối khiêu vũ nhỏ ở các tỉnh cho thấy sự thay đổi quy mô lớn
trong lĩnh vực văn hóa, từ mâu thuẫn phản đối ban đầu cũng đã dần hòa nhập với
những ảnh hưởng mới tích cực, một tổ hợp văn hóa độc đáo kéo theo sự ảnh
hưởng về kiến trúc, âm nhạc, thời trang, ngôn ngữ, pháp luật và một loạt yếu tố

mới theo phong cách phương Tây. Một buổi khiêu vũ có bố cục nghiêm ngặt,
trong đó mỗi cấp độ của nó được nhận diện thông qua các quy tắc ứng xử, chủ đề
giao tiếp và âm nhạc nhất định, tùy thuộc vào bản chất của màn trình diễn và tốc
độ, mỗi vũ điệu đều có vị trí riêng của nó. Cấu trúc vũ hội cung đình thường
được sắp xếp theo chuỗi các vũ điệu như: điệu polonaise nghiêm ngặt, trang
trọng – một điệu menuet cổ điển - một điệu valse lãng mạn - một điệu mazurka
tinh tế - một điệu polka vui vẻ - một điệu cotillion không thể kiểm soát, các vũ
điệu theo một chuỗi diễn trình theo thứ tự từ nghi lễ đến trò chơi.Tuy tồn tại
không lâu nhưng vũ hội quý tộc mang những giá trị điển hình có trong toàn cảnh
lịch sử - văn hóa về cuộc sống và tâm lý xã hội

13


Nga. Hình ảnh của vũ hội quý tộc được thể hiện rộng rãi trong văn hóa nghệ
thuật, đặc biệt là trong văn học, tính chất của những cảnh khiêu vũ trong tác
phẩm kinh điển của văn học Nga được sử dụng như một phần không thể thiếu
liên quan tới văn hóa giao tế giới quý tộc. Thông thường, các cảnh của khiêu
vũ được dùng tạo ra những khoảnh khắc đỉnh cao của cốt truyện, nơi tạo điểm
thắt nút kịch tính để chuyển hoàn cảnh nhân vật sang một ngã rẽ mới, chẳng
hạn như cuộc gặp gỡ định mệnh của Natasha Rostova và Andrey Bolkonsky
tai vũ hội cung đình trong tiểu thuyết CT&HB của L.Tolstoy. Trong cuộc sống
hiện thực người ta cảm nhận về vũ hội với tinh thần vui vẻ giải trí, thì trong
văn học phòng khiêu vũ biến thành một nơi của những đam mê và những mưu
mô phức tạp, phá vỡ giấc mơ hạnh phúc, định mệnh bi xô đẩy. Vũ hội được
nhân cách hóa với nhiều chiều hướng, ở đó qua lăng kính của văn học đã bóc
tách những góc khuất sâu kín về tâm lý và hành vi con người trong giới giao
tế quý tộc Nga.
Vũ hội quý tộc là hiện tượng văn hóa cộng đồng của Nga. Với tất cả sự khác
biệt rõ ràng giữa vũ hội Nga và châu Âu, không thể không chú ý đến sự hiện

diện của điểm chung trong cả hai biến thể: vũ hội quý tộc Nga luôn là một phần
không thể thiếu trong một tổng thể ký ức lịch sử và văn hóa góp phần vào sự
phát triển của bản sắc dân tộc, trong đó khiêu vũ là một trong những thành phần
chính của hiện thực văn hóa xã hội quốc gia, biến thành một loại dấu hiệu thời
gian và được phản ánh trong nghệ thuật thị giác, âm nhạc và văn học trong nước.
Nó có thể là tâm chấn của toàn bộ sự ảnh hưởng văn hóa tới các vấn đề xã hội,
nhưng nó cũng có thể chiếm một vị trí ngoại vi, giữ lại sự độc đáo của riêng nó,
trong phân khúc tích hợp của thực tiễn xã hội vũ hội như một thành phần của
cuộc sống cao quý xuất hiện ở Nga liên quan đến sự phát triển của văn hóa châu
Âu [25, tr. 8]. Các loại hình khiêu vũ, trang phục khiêu vũ, hình thức ứng xử và
văn hóa phòng khiêu vũ nói chung được du nhập từ phương Tây. Do kết quả của
sự tương tác các nền văn hóa khác nhau, nội dung và hình thức bên ngoài (cấu
trúc của vũ hội) có sự thay đổi bởi tính chất giao thoa văn

14


hóa, trong đó nước Nga là chủ thể tiếp nhận các khách thể văn hóa từ các
nước phương Tây, tuy đã hòa nhập ở nhiều dạng thức và biến thể khác nhau,
nhưng các vũ điệu và cấu trúc vũ hội vẫn mang đậm bản sắc riêng của văn
hóa Nga, điều này làm vũ hội quý tộc Nga có những đặc điểm khác với vũ hội
quý tộc ở những nước khác. Trải qua hai thế kỷ với lịch sử đầy biến động, bắt
đầu từ thời kỳ mới xâm nhập vào Nga, tới thời phát triển hoàng kim và sau đó
là sự chuyển hóa dần dần, vũ hội trở nên đơn giản hóa và phổ biến rộng rãi
trong các môi trường thế tục khác nhau. Tổng thể các nghi thức trong văn hóa
vũ hội tồn tại như một điểm nhấn trong đời sống nghệ thuật, kết nối vật chất
xã hội học thuần túy với vật chất nghệ thuật. Giống như bất kỳ hình thức tồn
tại nào, chúng được đưa vào hệ thống thực tiễn xã hội, tái hiện khái quát trong
các hình thức hoạt động nghệ thuật cụ thể, chúng được xác định trực tiếp bởi
lịch sử văn hóa, theo logic phát triển bản thân của chính nó. Vũ hội quý tộc

Nga đã khẳng định bản sắc riêng, tạo ra sự khác biệt để vũ hội quý tộc tuy hòa
nhập nhưng không bị đồng hóa và hòa tan vào tổng thể không gian văn hóa
lâu đời chung của châu Âu cổ kính.
1.1.2. Các điệu múa dân gian trong văn hóa Nga.
Múa dân gian là một trong những loại hình nghệ thuật dân tộc từ cổ xưa. Nó
phản ánh thế giới quan của con người bằng thẩm mỹ, qua đó ta thấy được các giá
trị về lịch sử, lối sống, phong tục, tập quán, tính cách, lễ nghi của họ. Những
điệu múa dân gian phản ánh hiện thực xã hội từ sơ khai đơn giản, dần dần hoàn
thiện theo thời gian dưới sự tác động trực tiếp từ con người. Các điệu múa dân
gian thường xuất phát từ đời sống lao động, thể hiện văn hóa cộng đồng người
với thiên nhiên, với môi trường sống, mỗi quốc gia đều lưu giữ kho báu văn hóa
riêng của mình và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác tạo thành bản sắc
mang nét đặc trưng riêng biệt. Các điệu múa dân gian nằm trong hệ thống các
loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống dân tộc, gọi chung là văn hóa, nó thực
hiện và đảm nhiệm vai trò tổ chức, điều chỉnh xã hội; tạo ra khả năng giao tiếp
và nhận thức cho các thành viên trong cộng đồng, giáo dục

15


quan điểm đạo đức, luân lý, thẩm mỹ, lối sống nhân cách cho cộng đồng hay
dân tộc [3, tr. 255]. Ở các điệu múa dân gian giá trị tinh thần là kết tinh cao
nhất, vì văn hóa dân gian truyền thống không nằm ngoài con người mà văn
hóa là của con người, do con người tạo ra.
Tính chất nghi lễ và nghi thức.
Vũ điệu dân gian có bản chất đan xen với truyền thống của các nền văn hóa
cổ xưa, bắt nguồn từ chiều sâu của ý thức thần thoại và hiện thân kỳ diệu của nó.
Xác định bản chất vũ điệu dân gian Nga là một cơ chế kế thừa văn hóa về mặt xã
hội, mang giá trị tinh thần đối với di sản văn hóa quốc gia, chứa đựng bên trong
là lõi văn hóa lâu đời của dân tộc Nga, không thể nhầm lẫn với bất kỳ dân tộc

nào trên thế giới. Các điệu múa dân gian của Nga là phương tiện tiếp cận văn
hóa truyền thống. Từ thời xa xưa, các điệu múa dân gian đã đồng hành cùng con
người trong suốt chiều dài phát triển của hình thái tổ chức xã hội. Ngoài các
phương tiện tượng hình và biểu cảm, yếu tố chính của hình thức múa dân gian là
thành phần, cấu trúc của nó, mang đến hình thức/ nội dung của điệu nhảy một sự
hoàn chỉnh về ngữ nghĩa. Mỗi dân tộc trên đất nước Nga rộng lớn đều có những
điệu múa dân gian đặc trưng riêng, trong đó cấu thành bởi các yếu tố giao thoa
văn hóa, tín ngưỡng từ các nguồn khác nhau mà tạo thành, tạo ra các thể thức và
phong tục mang đậm yếu tố văn hóa bản địa. Cùng với âm nhạc, bài hát và vũ
hình cũng như trang phục và đạo cụ kể lại câu chuyện bằng ngôn ngữ cơ thể đặc
thù điễn đạt lại các ý nghĩa về trí thông minh, sự chăm chỉ, anh hùng, dũng cảm,
khiêm tốn, cởi mở chân thành và rộng lượng, qua đó cung cấp thông tin về đặc
trưng tâm hồn Nga.
Múa dân gian Nga thực hiện chức năng giao tiếp văn. Với ngôn ngữ là động
tác và các cử điệu, đi kèm với âm nhạc cùng các bài hát dân ca, các điệu múa
dân gian nói chung đã tự tạo cho mình một danh tính độc mang giá trị như một
biểu tượng với chức năng đại diện văn hóa một quốc gia, một dân tộc, khẳng
định và giao tiếp với các dân tộc và quốc gia khác. Thông qua ngôn ngữ của vũ
điệu, trang phục, đạo cụ và âm nhạc, ý nghĩa và thông điệp văn hóa

16


truyền đi được mã hóa trong một không gian đặc trưng, mang về những giá trị
lợi ích to lớn trên tất cả các mặt của đời sống văn hóa, kinh tế, chính trị. Nước
Nga nổi tiếng với các điệu múa dân gian đa dạng về sắc tộc, mỗi tộc người
đều có những điệu múa riêng mang dấu ấn văn hóa lâu đời được định dạng rõ
ràng. Điều này đã được khẳng định qua bề dày lịch sử giao lưu văn hóa của
nước Nga với các nước trên thế giới, chính vì vậy các vũ điệu dân gian đóng
vai trò như một sứ giả văn hóa trên phương diện ngoại giao.

Các điệu múa dân gian Nga có vai trò lưu giữ và bảo tồn giá trị văn hóa
truyền thống. Văn hóa dân gian truyền thống nói chung và các điệu múa dân gian
của các dân tộc trên nước Nga là tài sản văn hóa vô giá. Trải qua rất nhiều biến
động của lịch sử xã hội, cùng với nhiều loại hình nghệ thuật dân gian khác nhau,
các điệu múa dân gian Nga đã đồng hành với con người Nga trong suốt tiến trình
lịch sử, mang trong mình những sứ mệnh cao cả và thiêng liêng là đại diện cho
bản sắc văn hóa của dân tộc Nga. Đứng trước những thách thức to lớn của đời
sống xã hội hiện đại, các điệu múa dân gian dân tộc vẫn âm thầm làm công việc
lưu giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Trong bối cảnh chung của
văn hóa thế giới, một nhiệm vụ cấp bách là cần phải củng cố giá trị cốt lõi của
văn hóa truyền thống, ưu tiên trong chính sách phát triển văn hóa, tạo chiều kích
đặc biệt để văn hóa dân gian nói chung, vũ điệu dân gian nói riêng có chỗ đứng
chính thống trong hệ thống trục trung tâm văn hóa quốc gia. Cần phải xem các
điệu múa dân gian dân tộc là động lực lịch sử, mang sức mạnh của truyền thống
dân tộc được hun đúc qua nhiều thế hệ, truyền cảm hứng về cội nguồn văn hóa.
Mỗi người dân Nga sẽ tự động tiếp nhận được sức mạnh của tinh thần đó và tiếp
tục mang khí phách đặc trưng này làm nền tảng cho sự hòa hợp của cá nhân vào
một tinh thần cộng đồng rộng lớn. Mỗi kỷ nguyên mới đều có sự thay đổi về:
điều kiện chính trị, kinh tế, hành chính và tôn giáo, được phản ánh trong các hình
thức, ý thức cộng đồng, bao gồm cả trong nghệ thuật dân gian. Do đó, trên con
đường phát triển nhiều thế kỷ, văn hóa truyền thống với nhiều loại hình đã trải
qua những thay đổi về cả nội dung và hình thức,

17


nhưng vẫn khẳng định vị đặc biệt và cần thiết, tạo nên giá trị văn hóa tổng hòa
nhằm khẳn định/định hướng bản sắc dân tộc.
Vũ điệu múa dân gian mang tâm hồn văn hóa Nga- Sô Viết. Là một quốc
gia hợp chủng quốc, nền văn hóa của Nga bao gồm rất nhiều các dân tộc khác

nhau. Đa số các điệu múa dân gian đều khởi nguồn từ đời sống sinh hoạt của
con người, đặc biệt là từ quá trình lao động sản xuất, trải qua thời gian văn
hóa truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác, họ thuộc lòng các vũ
điệu gian gian và các bài hát dân ca. Tiếng hát và điệu múa của họ trên cánh
đồng được lưu truyền cho con cháu của họ và cứ tiếp tục tới vô cùng, bản thân
các điệu múa và các bài hát dân ca đã ăn sâu vào tâm hồn của họ, là món ăn
tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống. Trong cuốn Mã văn hóa trong các
tác phẩm văn học, tác giả Lê Nguyên Cẩn có viết: Xét trên bình diện giá trị
thì văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng đều được hiểu là toàn bộ các giá
trị tinh thần và giá trị vật chất mà cộng đồng hay dân tộc ấy tạo ra trong suốt
trường kỳ lịch sử của mình [3, tr. 255]. Đặc trưng và biểu trưng đó đồng nghĩa
với việc họ tự lập ra một dạng ký hiệu riêng về ngôn ngữ biểu hiện bằng chính
những vũ điệu, âm nhạc, ca hát để duy trì tính kết nối các thế hệ với nhau.
Khorovod là điệu múa dân gian tiêu biểu của văn hóa truyền thống Nga.
Điệu nhảy vòng tròn Khorovod có nguồn gốc từ các vũ điệu truyền thống của
người Slav cổ đại, trang phục cho các diễn viên múa được thiết kế đẹp mắt với
nhiều chi tiết tinh xảo, các hoa văn và màu sắc trên trang phục cũng là những ký
hiệu riêng biệt của mỗi dân tộc. Vì mỗi nền văn hóa có những thói quen và quy
định luật lệ về ăn mặc khác nhau, nên trang phục tất nhiên cũng có thể biểu thị cả
quốc tịch và đặc trưng miền vùng [9, tr. 234]. Ngoài ra, múa dân gian Nga còn
đặc sắc ở tính ngẫu hứng, các vũ điệu ngẫu hướng còn được xem là đặc sản văn
hóa của Nga, khi âm nhạc nổi lên thì các vũ công sẵn sàng ra nhảy múa, tùy vào
khả năng của mỗi người và tính chất âm nhạc sự ngẫu hứng trực tiếp bao giờ
cũng tạo bất ngờ cho người xem. Để tìm một vũ điệu đặc trưng nhất của người
Nga thì chỉ có thể là Khorovod, đây được coi như vũ điệu điển

18


hình và tiêu biểu của Nga, hay còn được gọi là “quốc vũ”. Với những người

dân Nga, dù bất kì ai, ở bất kì lứa tuổi nào cũng biết, thậm trí điệu khorovod
quen thuộc tới mức họ có thể nhảy ở bất cứ đâu, bất cư nơi nào, và là món ăn
tinh thần không thể thiếu trong các ngày lễ và lễ hội trong năm ở Nga.
Tiểu kết
Vũ hội quý tộc Nga là một hiện tượng văn hóa phản ánh văn hóa cộng
đồng giới quý tộc Nga trong không gian văn hóa Nga thế kỷ XIX. Các vũ hội
vũ điệu thể hiện rất rõ chức năng nghi lễ -giải trí, là nơi tiếp nhận và điều phối
thông tin, chi phối mạnh vào chức năng điều chỉnh xã hội. Ngoài ra còn phản
ánh rất rõ tâm lý –cuộc sống sinh hoạt của con người của tầng lớp quý tộc qua
cấu trúc vũ hội – vũ điệu khiêu vũ.
Qua những nội dung được trình bày ở trên thì vũ điệu dân gian Nga có vai
trò đặc biệt trong văn hóa Nga. Bản thân sự đa dạng của các vũ điệu đi kèm với
âm nhạc và các ca khúc dân gian đã trở thành biểu tượng đặc trưng sánh ngang
với kiến trúc, văn học hay hội họa của Nga. Nó mang một giá trị riêng để khẳng
định sự khác biệt giữa các nền văn hóa khác nhau trên thế giới, mà bản thân nó
cũng được du nhập qua lại từ các dân tộc khác nhau đó. Xã hội phát triển theo
từng thời kỳ, từng niên đại kéo theo sự thay đổi nhiều mặt, văn hóa truyền thống
cũng bị mai một, hưng khi con người muốn tìm về với nguồn gốc của văn hóa
như là đi tìm lại căn tính của dân tộc mình, thì họ bắt gặp các vũ điệu hiện hữu

ở khắp nơi bởi cúng đã ăn sâu vào tiềm thức và sẵn sang tái hiện mỗi khi có
dịp.
Một trong những chức năng - nhiệm vụ quan trọng nhất của các điệu múa
dân gian là truyền kinh nghiệm xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi điệu
múa dân gian, mỗi chuyển động của điệu nhảy tương quan với thực tế đặc trưng
dân tộc, không có những điệu nhảy vô nghĩa, toàn bộ ý nghĩa nội dung hoặc chủ
đề tư tưởng của vũ điệu phải mang đặc điểm ngữ nghĩa thiết yếu, là kênh

19



giao tiếp phi ngôn ngữ, chuyển thông tin, là phương tiện truyền thông cao
nhất, đặc biệt nhất.
1.2 Ký hiệu vũ hội và khiêu vũ trong các tiểu thuyết Chiến tranh và Hòa
bình và Anna Karenina.
L.Tolstoy xuất thân từ dòng dõi quý tộc ở Nga, chính vì thế tác phẩm của
ông viết về đời sống quý tộc Nga đầy sống động và chân thực. Là người trực tiếp
sống trong xã hội quý tộc nên ngòi bút của L.Tolstoy như làm sống lại cả một
thời kỳ hoàng kim của giới quý tộc Nga bằng ngôn từ của văn chương. Với tư
cách là văn bản đích, những mã văn hóa có trong vũ hội và vũ điệu của hai tiểu
thuyết CT&HB và AK là sự thông diễn, tái tạo của L.Tolstoy. Rất nhiều yếu tố
văn hóa được tạo mã bằng kinh nghiệm và tài năng của cá nhân nhà văn. Ngôn
ngữ của văn học là ngôn từ, một dạng văn bản có hệ thống ký hiệu văn hóa đa
dạng, giàu tính nghệ thuật, được xây dựng từ nhiều chất liệu (liên văn bản) của
các loại hình nghệ thuật khác nhau. Hệ thống ký hiệu của vũ hội/vũ điệu là một
loạt định dạng ký hiệu của văn hóa phi vật thể và phi ngôn ngữ, được tạo dựng
thành ký hiệu qua ngôn từ. Văn hóa vũ hội trong đời sống xã giao của tầng lớp
quý tộc thượng lưu có rất nhiều nghi thức – nghi lễ - quy định được ghi chép và
tái hiện trong văn học, đặc biệt là hai tiểu thuyết điển hình của L.Tolstoy, trên
phương diện chủ quan của nhà văn, tất cả được ghi chép và phản chiếu lại qua ký
ức, ông còn được ví như nhà viết sử, khách quan hiện thực như được “đóng
băng” trong tác phẩm nghệ thuật. Những công trình đó là tài sản văn hóa quý giá
của nhân loại, thể hiện rõ nhất là con người luôn lục tìm lại các giá trị đó bằng
nhiều hình thức khác nhau, cũng như nhận xét, phản ánh, nghiên cứu, thông
diễn, chuyển thể lại qua nghệ thuật điện ảnh – múa- kịch,.v.v. Nghiên cứu của
chúng tôi cũng không nằm ngoài mục đích là tìm hiểu và đánh giá các giá trị
biểu tượng được mã hóa bằng hệ thống ký hiệu qua cảnh vũ hội trong hai tiểu
thuyết trên của nhà văn L. Tolstoy.
Khiêu vũ là một trong những hiện tượng bí ẩn nhất trong đời sống nội tâm cá
nhân tương tác với hoạt động xã hội. Cảnh khiêu vũ trong văn học, một mặt,


20


góp phần vào sự hiểu biết về văn hóa, mặt khác, cho phép văn học đạt đến trình
độ tổng hợp, khái quát. Nghiên cứu về tác động của múa trong văn học giúp xác
định thế giới nghệ thuật của tác phẩm đối với một nền văn hóa cụ thể và đồng
thời chỉ định các phạm trù phổ quát có nguồn gốc từ múa, như một yếu tố thẩm
mỹ cộng hưởng vào văn học. Tiểu thuyết CT&HB của L.Tolstoy chứa đựng các
sự kiện được mô tả mang đặc trưng của văn hóa Nga thế kỷ XIX, thông qua hoạt
động vũ hội được mã hóa chúng tôi thấy toàn cảnh cuộc sống giao tế quý tộc đầy
sống động, một hệ thống ký hiệu, một hiện tượng văn hóa.

1.2.1 Sự tổng hợp của văn hóa Nga trong vũ điệu của Natasha Rostova
Các vũ điệu trong vũ hội cung đình.
Trong tiểu thuyết CT&HB cảnh vũ hội được đặt ở đầu tập hai, nơi mà các
diễn biến tổng thể đường dây kịch bản đang bắt đầu đi tới giai đoạn phát triển
của mạch cốt truyện. Theo Yu. Lotman trình bày trong cuốn Ký hiệu học văn hóa
cho rằng; bản thân vũ hội chứa nhiều mã văn hóa, tạo thành một hệ thống ký
hiệu được diễn tả bằng văn bản ngôn từ, để nói về các văn bản thuộc loại điển lễ
- nghi thức - trò diễn, sẽ dẫn tới việc hợp nhất các dạng của tiến trình ký hiệu hóa
[10, tr. 145]. Chính vũ hội là đối tượng để L.Tolstooy diễn giải các mã văn hóa
cụ thể thành ký hiệu. Những ký hiệu xuất phát từ ý thức của nhà văn có xuất thân
cùng nguồn gốc văn bản - biến ngữ cảnh thành văn bản… tạo ra những đơn vị
thẩm mỹ độc lập [10, tr. 146]. Đây cũng là giá trị của cảnh vũ hội trong toàn bộ
tiểu thuyết sau khi được nhà văn thông diễn, và cũng là thế mạnh mang màu sắc
của chất văn L.Tolstoy, hình ảnh của vũ hội được thể hiện rộng rãi trong văn học,
văn hóa nghệ thuật nước Nga, những cảnh khiêu vũ trong tác phẩm kinh điển của
văn học Nga được sử dụng như một bối cảnh đẹp, nơi tạo ra những va chạm cho
tuyến nhân vật. Đồng thời vũ hội cũng phản ánh cuộc sống thực của những

người tham gia, họ dao động giữa nhận thức vui vẻ và sợ hãi, nơi của những đam
mê và những mưu mô phức tạp, nơi những tham vọng trị vì, phá vỡ trái tim và
định mệnh của số phận nhân vật, ngoài ra vũ hội

21


được nhân cách hóa, có được khả năng phán đoán và trừng phạt theo thuyết
nhân quả.
Sự kiện vũ hội tại thủ đô Peterburg diễn ra vào tối giao thừa bước sang năm
mới 1810 là thời khắc quan trọng mà nhà văn muốn sử dụng cho mục đích tạo
điểm nhấn đột phá về những thay đổi trong cấu trúc tác phẩm theo một chiều
hướng mới. Theo Yu. Lotman thì khi đưa vũ hội/ khiêu vũ sẽ cộng hưởng vào
biểu đạt ký hiệu thể hiện bằng “tính đa cấu trúc của thông tin trong ngôn ngữ
của một nghệ thuật cụ thể” [10, tr. 146].Vũ hội đêm giao thừa là thời điểm kết
thúc năm cũ và bắt đầu năm mới, đồng nghĩa với số phận và đời sống nhân vật bị
thay đổi sau đêm khiêu vũ, như một khủng hoảng làm chệch hướng, khiến họ
không thể trở lại cuộc sống như cũ nữa. Điều đáng quan tâm vì đây là vũ hội đầu
tiên của Natasha Rostova, nhà văn ngầm gửi gắm thông điệp về phẩm chất và
tâm hồn cao đẹp của người phụ nữ Nga, đó là sự tươi vui, thân thiện và tràn đầy
sức sống. Vũ hội là trái tim của toàn bộ cuốn tiểu thuyết, bởi thông qua vũ hội
tính cách của các nhân vật được hình thành rõ nét, nút thắt của câu chuyện dần
được tháo gỡ, các mối quan hệ được thiết lập và các tính cách được hé lộ. Vũ hội
thực hiện công việc chia thời gian chuyện kể thành “trước” và “sau”. Chính tại
đây, tình yêu của Natasha và Andrey được khởi sinh, nhiều nhân vật cũng nhìn
thấy sự thật của đời sống, như Piere thất vọng về cô vợ Elen của mình, vì thấy
rằng cô hoàn toàn không giống như anh nghĩ trước đây v.v. Sự thông diễn của
L.Tolstoy về đời sống giao tế của giới quý tộc tạo ra các đơn vị ký hiệu được ẩn
nghĩa qua cặp đôi phạm trù mang tính nhị nguyên là: tình yêu và lòng thù hận,
chiến tranh và hòa bình, bắt đầu và kết thúc... Những bộ mã đó đều nằm trong sự

đối trọng hai mặt của vấn đề, thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của nhà văn
về hiện thực xã hội.
Trong công đoạn chuẩn bị cho vũ hội của gia đình Rostov cho ta thấy nhiều
thông tin ký hiệu liên quan tới nhiều góc độ của đời sống quý tộc Nga. Gia đình
nhà Rostov đã dành rất nhiều thời gian, công sức cho việc sửa soạn phục sức, tất
cả những gì thuộc về nghi lễ cần phải có khi đến vũ hội. Không khí bận rộn,

22


náo nhiệt của các nhân vật đã cho thấy họ rất quan tâm và mong chờ cho sự
kiện quan trọng này, bởi một gia đình quý tộc trại ấp như nhà Rostov sẽ có rất
nhiều cơ hội và vinh dự khi được mời tới vũ hội tại thủ đô Peterburg, nơi có
hoàng đế và rất nhiều quan chức cấp cao cũng như ngoại giao đoàn. Đặc biệt
đây là sự kiện cô con gái của gia đình Rostov là nhân vật Natasha lần đầu tiên
tham gia vào một vũ hội lớn như thế, nơi cô gái trẻ bắt đầu các mối quan hệ
xã hội, ngữ dụng đó được L. Tolstoy thông báo như sau “Lần đầu tiên nàng
hình dung rõ ràng tất cả những gì đang chờ đón nàng trong buổi vũ hội,
trong những gian phòng sáng rực ánh đèn, âm nhạc, hoa, khiêu vũ, hoàng
thượng, toàn thể lớp thanh niên thượng lưu ở Peterburg” [11, tr. 65]. Một
chuỗi những câu chữ giàu tính hình ảnh như vậy cho thấy - không gian văn
hóa bao gồm các nghi lễ và quy định của một buổi vũ hội được xác định trong
một ngữ cảnh văn hóa nhất định. [10, tr. 143].
Cảnh khiêu vũ bao gồm các điệu nhảy theo cấu trúc vũ hội ở thủ đô
Peteburg gắn với nhân vật Natasha, được thông diễn bằng ngôn ngữ của vũ
điệu, một dạng văn bản phi ngôn từ. Tính chất liên văn bản được tăng cường
về mặt ký hiệu, bởi xu hướng liên kết này là cách duy nhất đưa được thông tin
hữu dụng nhất tới người đọc. Văn học vốn dĩ mang tính tổng hợp của các loại
hình nghệ thuật khác trong nó, vì thế ngôn từ của văn học như được chắp
thêm cánh để đi tới bất kỳ sự diễn giải nào mà nó muốn.

Vũ hội là một yếu tố cấu trúc quan trọng trong đời sống sinh hoạt của giới
quý tộc; vai trò của nó khác căn bản với chức năng của những lễ hội kèm vũ điệu
trong sinh hoạt bình dân thời đó cũng như hiện nay. Trong cấu trúc của buổi vũ
hội đêm giao thừa bước sang năm 1810 có ba vũ điệu cổ điển phương Tây thứ tự
nối tiếp nhau. Đầu tiên là điệu polonaise rồi đến valse và cuối cùng là cotillion.
Những vũ điệu được L.Tolstoy sử dụng đều đúng chuẩn với nghi thức vũ hội,
cùng với âm nhạc, trang phục, tiệc tùng, trò chơi, vũ điệu cho thấy nhà văn thể
hiện sự thật về các quy chuẩn thực tế về văn hóa vũ hội. Đây là phạm trù văn hóa
mang tính lịch sử - thẩm mỹ, kèm theo là nghệ thuật giao tiếp

23


×