Tải bản đầy đủ (.docx) (166 trang)

Cụm từ cân đối từ văn học dân gian đến văn học thành văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.69 KB, 166 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

LƯU MINH DỰ

CỤM TỪ CÂN ĐỐI TỪ VĂN HỌC DÂN GIAN ĐẾN
VĂN HỌC THÀNH VĂN
(KHẢO SÁT QUA THƠ NÔM NGUYỄN TRÃI VÀ
TRUYỆN KIỀU NGUYỄN DU)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Thái Nguyên - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

LƯU MINH DỰ

CỤM TỪ CÂN ĐỐI TỪ VĂN HỌC DÂN GIAN ĐẾN
VĂN HỌC THÀNH VĂN
(KHẢO SÁT QUA THƠ NÔM NGUYỄN TRÃI VÀ
TRUYỆN KIỀU NGUYỄN DU)
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS PHẠM THỊ PHƯƠNG THÁI



Thái Nguyên – 2017


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận
văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên,15 tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn

Lưu Minh Dự


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban
Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Văn – Xã hội, Trường Đại học Khoa học
– Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ
trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên
hướng dẫn PGS.TS Phạm Thị Phương Tháiđã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã
giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.

Thái Nguyên,15 tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn

Lưu Minh Dự


iii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu............................................................................2
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu................................................................5
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu......................................................... 5
5. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................6
6. Đóng góp của luận văn..................................................................................6
Chương 1: CỤM TỪ CÂN ĐỐI – THÓI QUEN DIỄN ĐẠT CỦA NGƯỜI
VIỆT VÀ TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN.....................................................7
1.1. Khái lược về cụm từ cân đối...................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm cụm từ cân đối........................................................................7
1.1.2. Giá trị của cụm từ cân đối.....................................................................10
1.2. Cụm từ cân đối từ lối diễn đạt trong văn hóa dân gian đến văn học
dân gian........................................................................................................ 11
1.2.1. Cụm từ cân đối trong văn khấn Nôm.....................................................11
1.2.2. Khảo sát phân loại cụm từ cân đối trong văn khấn Nôm......................12
1.2.3. Ý nghĩa của cụm từ cân đối trong văn khấn Nôm................................. 16
1.3. Cụm từ cân đối trong văn học dân gian....................................................17
1.3.1. Cụm từ cân đối được sử dụng trong tục ngữ, thành ngữ...................... 17
1.4. Cơ sở kiến tạo cụm từ cân đối..................................................................26

Tiểu kêt chương 1…………………………………………………………………..27
Chương 2: CỤM TỪ CÂN ĐỐI TRONG THƠ NÔM NGUYỄN TRÃI.......28
SỰ VẬN DỤNG VÀ SÁNG TẠO................................................................. 28
2.1. Nguyễn Trãi và Quốc âm thi tập.............................................................. 28
2.1.1. Tác giả Nguyễn Trãi..............................................................................28
2.1.2. Sự nghiệp thơ văn..................................................................................30


iv

2.1.3. Quốc âm thi tập.....................................................................................31
2.2. Cụm từ cân đối trong Quốc âm thi tập.....................................................32
2.2.1. Sự vận dụng văn học dân gian và sáng tạo đa dạng cụm từ cân đối 4
chữ trong Quốc âm thi tập........................................................................ 32
2.2.2. Sự vận dụng văn học dân gian và sáng tạo cụm từ cân đối 6 chữ trong
Quốc âm thi tập.........................................................................................41
2.3. Ý nghĩa của việc sử dụng cụm từ cân đối trong thơ Nôm Nguyễn Trãi....46
Tiểu kết chương 2……………………………………………………………………47
Chương 3: CỤM TỪ CÂN ĐỐI TRONG TRUYỆN KIỀU– SỰ KẾ THỪA
TÀI TÌNH VÀ ĐIÊU LUYỆN........................................................................49
3.1. Nguyễn Du với Truyện Kiều....................................................................49
3.1.1. Cuộc đời................................................................................................49
3.1.2. Sự nghiệp thơ văn..................................................................................51
3.1.3. Truyện Kiều........................................................................................... 51
3.2. Nghệ thuật sử dụng cụm từ cân đối trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. 54
3.2.1. Sự kế thừa tài tình của Nguyễn Du trong việc sử dụng cụm từ cân đối chéo 55

3.2.2. Vận dụng kết cấu của cụm từ cân đối chéo để kiến tạo ra tiểu đối trong
thơ lục bát................................................................................................. 62
3.3. Ý nghĩa của việc sử dụng cụm từ cân đối trong Truyện Kiều Nguyễn Du

.........................................................................................................................77
Tiểu kêt chương 3………………………………………………………….................80
Kết luận ……………………………………………………………………………...82
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................83
PHỤ LỤC........................................................................................................85
PHỤ LỤC 1.....................................................................................................85
PHỤ LỤC 2...................................................................................................129
PHỤ LỤC 3...................................................................................................133
PHỤ LỤC 4...................................................................................................136


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Như một quy luật nhất thành bất biến, các thi hào dân tộc bao giờ cũng
chịu ảnh hưởng và tiếp thu mạch nguồn ngôn ngữ dân gian. Dante – niềm tự hào
của nền thi ca Ý thế kỷ XIII đã coi ngôn ngữ dân gian Ý “đóng vai trò trụ cột”;
Lomonosov – thi hào vĩ đại nước Nga thế kỷ XIX xem ngôn ngữ dân gian là
nguồn ngữ liệu vô giá. Những tuyệt phẩm thơ Nôm của nhà văn hóa Đại Việt

– Nguyễn Trãi và thi hào dân tộc Nguyễn Du cũng đều khởi nguyên từ ngôn
ngữ dân gian.
Xuất phát từ đặc trưng giàu âm thanh, tiết tấu của tiếng Việt, từ trước
đến nay người Việt Nam rất ưa lối nói vần vè, cân đối trong cách diễn đạt. Từ
giao tiếp thông thường đến sáng tác văn chương, người Việt đều có thói quen,
sở thích nói vần vè, cân đối, nhịp nhàng. Nhã thú diễn đạt đăng đối, vần điệu
của người Việt có lẽ bắt nguồn từ ưu thế đặc trưng của tiếng Việt – loại hình
ngôn ngữ đơn lập, biểu âm cùng hệ thống thanh điệu phong phú. Nhiều nhà
thơ đã vận dụng và phát huy thói quen, sở thích trong lối diễn đạt của dân tộc

trong sáng tác bằng tiếng Việt. Có lẽ, trong suốt hành trình 10 thế kỷ của văn
học trung đại Việt Nam, Nguyễn Trãi và Nguyễn Du là hai thi sĩ chú tâm vận
dụng nhiều hơn cả đặc điểm diễn đạt nói trên. Có thể nhận thấy, từ cách diễn
đạt bằng cụm từ cân đối vốn tồn tại trong lối diễn đạt dân gian, thi hào
Nguyễn Trãi và Nguyễn Du đã sáng tạo rất nhiều những cụm từ cân đối và cả
những biến thể của nó. Với khả năng thi công tài tình, Nguyễn Trãi và
Nguyễn Du đã tạo nên vẻ đẹp hài hòa của ngôn ngữ bác học với ngôn ngữ
bình dân, gần gũi với lối diễn đạt của người bình dân. Đồng thời, với làm giàu
đẹp lên rất nhiều ngôn ngữ dân gian, nâng ngôn ngữ giao tiếp đời sống hàng
ngày thành ngôn ngữ văn học. Đó là cách tốt nhất tự nhiên nhất và hiệu quả
để góp phần đưa tiếng Việt trở thành ngôn ngữ thống nhất của quốc gia.


2

Cho đến thời điểm hiện tại, mặc dù đã có nhiều nhà nghiên cứu phê bình
đánh giá, nhận định, nghiên cứu về thơ Nôm Nguyễn Trãi và Truyện Kiều của
Nguyễn Du, tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu
về kế thừa, sáng tạo cụm từ cân đối trong sáng tác dân gian đến văn học thành
văn (khảo sát qua thơ Nôm Nguyễn Trãi và Truyện Kiều Nguyễn Du). Chúng tôi
cho rằng việc nghiên cứu Quốc âm thi tập và Truyện Kiều bằng việc đi sâu khám
phá cụm từ cân đối sẽ là hướng tiếp cận phù hợp và đáng tin cậy cho việc đánh
giá khách quan về những đóng góp của hai đại thi hào về nền thơ dân tộc viết
bằng tiếng Việt, về sự phát triển của ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam. Đó là lí do,
chúng tôi lựa chọn đề tài “Cụm từ cân đối từ văn học dân gian đến văn học thành
văn (Khảo sát qua thơ Nôm Nguyễn Trãi và Truyện Kiều Nguyễn Du)”.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Những công trình đánh giá chung về Nguyễn Trãi và thơ Nôm Nguyễn Trãi


Với tập thơ vĩ đại Quốc âm thi tập gồm 254 bài, Nguyễn Trãi được xem
là nhà thơ lớn đầu tiên viết thơ chữ Nôm, đồng thời cũng là người sáng tác thơ
Nôm đoản thiên có số lượng nhiều bậc nhất trong nền thơ cổ điển dân tộc.
Đây cũng là lí do khiến các thi nhân và giới nghiên cứu cùng quan tâm viết
bình giảng, bình thơ, cảm thụ thơ Nôm Nguyễn Trãi chi tiết với từng đề tài,
từng bài thơ, thậm chí từng câu chữ. Ở phương diện ngôn ngữ dân gian trong
thơ Nôm Nguyễn Trãi cũng đã được khá nhiều người nghiên cứu, nhưng cũng
chỉ dừng lại ở một khía cạnh hay phương diện nhất định nào đó, do vậy chưa
những bài nghiên cứu về vấn đề cụm từ cân đối.
Nghiên cứu về thơ văn Nguyễn Trãi trong đó có nhiều bài viết đề cập đến
ảnh hưởng của ngôn ngữ dân gian trong thơ Quốc âm thi tập của những tác giả
lớn như: Hoàng Trung Thông, Nguyễn Huệ Chi, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn
Hoàn, Đặng Thai Mai, Bùi Văn Nguyên… mỗi nhà nghiên cứu có cách tiếp cận
và nhận định riêng nhưng điểm chung là vẫn khẳng định sự kế thừa có


3

phần sáng tạo của Ức Trai khi sử dụng những từ ngữ bình dân, thành ngữ, tục
ngữ vào sáng tác của mình. Phần lớn các câu ca dao tục ngữ mà ông dùng
không giữ nguyên trạng thái vốn có, mà được nhào nhuyễn lại, được biến hóa
một cách tài tình để hình thành kết cấu nghệ thuật sinh động.
Bên cạnh đó tác giả Nguyễn Thiên Thụ cũng đã đề cập đến sự phong
phú về thành ngữ và tục ngữ trong Quốc âm thi tập, bài viết“Ảnh hưởng và
địa vị của Nguyễn Trãi trong văn học Việt Nam” phần nào chứng tỏ Nguyễn
Trãi đã sử dụng tài nguyên phong phú của nền văn chương Việt Nam, đó là ca
dao, tục ngữ.
Song song đó Nguyễn Trãi và cuộc đời cũng đã được các nhà nghiên
cứu phê bình khai thác trên bình diện tác giả, tác phẩm hay nội dung, nghệ
thuật.Đó là nguồn tư liệu quý giá và thuận lợi cho người viết thực hiện khóa

luận này. Những sách báo tuy viết về về Nguyễn Trãi rất nhiều nhưng chỉ đi
sâu nghiên cứu một cách khái quát chung. Vì vậy, trong bài viết này chúng tôi
tìm hiểu cụm từ cân đối từ văn học dan gian đến thơ Nôm Nguyễn Trãi sẽ đi
sâu vào cách sử dụng, lựa chọn và sáng tạo cụm từ cân đối trong thơ Nôm.
2.2. Những công trình đánh giá chung về Nguyễn Du và Truyện Kiều
Truyện Kiềumột kiệt tác nghệ thuật của nền văn học nước nhà. Truyện
Kiều được nhân dân ta đón nhận một cách say mê, nhiều lúc đã trở thành vẫn
đề xã hội, tiêu biểu. Không chỉ được đón nhận ở tầng lớp thị dân, Truyện Kiều
còn được tầng lớp trên say mê đọc, luận.
Ngày nay các nhà nghiên cứu trên thế giới vẫn đánh giá rất caoTruyện
Kiều. Dịch giả người Pháp Rơ-Ne-Crir-Sắc khi dịch Truyện Kiều đã viết bài
viết dài 96 trang, trong đó có đoạn: “Kiệt tác của Nguyễn Du có thể so sánh
một cách xứng đáng với kiệt tác của bất kì quốc gia nào, thời đại nào” Ông so
sánh với văn học Pháp:“Trong tất cả các nền văn chương Pháp không một tác


4

phẩm nào được phổ thông, được toàn dân sung kính và yêu chuộng bằng
quyển truyện này ở Việt Nam”.
Sở dĩ như thế là vì ngoài nội dung sâu sắc phong phú, Truyện Kiều còn là
một tác phẩm chứa đựng tinh hoa của ngôn ngữ dân tộc. Ở Truyện Kiều ngôn ngữ
bác học và ngôn ngữ bình dân đã kết hợp với nhau bổ sung cho nhau, phát huy cao
độ những mặt tích cực của nó. Thông qua Truyện Kiều người đọc phần nào thấy
được tư tưởng nhân đạo sâu sắc cùng với tài năng bạc thầy của Nguyễn Du trong
việc sử dụng ngôn ngữ. Hệ thống từ ngữ được tác giả sử dụng rất tự nhiên, dung dị,
mang đậm hơi thở của cuộc sống.Trong đó các thành ngữ được Nguyễn Du sử dụng
rất hiệu quả. Thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ mang tính dân tộc sâu sắc. Nó
thường xuyên có mặt trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người dân trong cuộc
sống. Bất kì ở nới đâu, trong hoàn cảnh nào thì thành ngữ cũng có thể xuất hiện.

Thành ngữ là một tài sản quý báu, nói cách khác thành ngữ được sáng tạo trong qua
trình sinh hoạt quần chúng. Tất cả các đặc điểm trên làm cho thành ngữ là một đối
tượng hấp dẫn đối với giới nghiên cứu và trong Truyện Kiều không là một ngoại lệ.
Nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Việt nói chung có thể nói đến công trình nghiên
cứu vềTục ngữ ca dao của Phạm Quỳnh được công bố vào năm 1921. Tuy nhiên
những năm 60 của thế kỉ XX, việc nghiên cứu thành ngữ mới có cơ sở khoa học
nghiêm túc. Cái mốc quan trọng trong việc nghiên cứu thành ngữ học Việt Nam
xuất hiện bản từ điển Thành ngữ tiếng Việt1976 của Nguyễn Lực và Lương Văn
Đang. Công trình này tuy còn chưa bao quát được hết tất cả các thành ngữ trong
tiếng Việt nhưng nó đã cung cấp cho các nhà ngôn ngữ học và những sai quan tâm
đến vấn đế này một tài liệu to lớn. Năm 1989, Nguyễn Lân xuất bản cuốn Từ điển
tục ngữ và thành ngữ Việt Nam Gần đây nhất là cuốn Phân biệt thành ngữ và tục
ngữ bằng mô hình cấu trúc của Triều Nguyên. Như vậy cho đến nay thành ngữ vẫn
đang được tiếp cận, khám phá theo nhiều khía cạnh khác nhau nhằm làm sáng rõ
những giá trị phong phú của đơn vị từ này. Rất nhiều bài nghiên cứu vấn đề này
trong các sáng tác


5

của các tên tuổi lớn như Hồ Chí Minh, Nguyên Hồng, Tản Đà, Tô Hoài…đã
được tiến hành trong thời gian gần đây nhưng vẫn chưa có công trình nào tìm
hiểu kĩ lưỡng về nghệ thuật dùng thành ngữ, dùng Cụm từ cân đối của
Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Trong cuốn Những thủ pháp nghệ thuật trong
văn chương Truyện Kiều (2004) của Phạm Đan Quế cũng đã đề cập đến việc
vận dụng thành ngữ trong Truyện Kiều nhưng mới ở mức độ khái quát. Những
ý kiến, những đánh giá trên là định hướng quan trọng cho chúng tôi nghiên
cứu cụm từ cân đối từ văn học dân gian đến văn học thành văn (Khảo sát qua
thơ Nôm Nguyễn Trãi và Truyện Kiều Nguyễn Du)
3.Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu đối tượng là cụm từ cân đối trong văn
học, văn hóa dân gian đến văn học thành văn trên cơ sở khảo sát qua Quốc âm
thi tập và Truyện Kiều.
3.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về cụm từ cân đối được sử dụng trong dân gian, đặc biệt
trong thành ngữ và văn khấn Nôm đến văn học thành văn, được Nguyễn Trãi
và Nguyễn Du vận dụng kế thừa sáng tạo trong sáng tác thơ ca bằng tiếng Việt
để thấy được mạch ngầm từ văn hóa dân gian đến sáng tác của hai đại thi hào
dân tộc Nguyễn Trãi và Nguyễn Du trong sự thống nhất phát huy giá trị ngôn
ngữ dân tộc.
4.

Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu

4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn đặt ra những yêu cầu chính sau:
-

Khảo sát cụm từ cân đối trong văn học dân gian.

-

Khảo sát cụm từ cân đối trong thơ Nôm Nguyễn Trãi.


6

-


Khảo sát cụm từ cân đối trong Truyện Kiều- Nguyễn Du.

-

Nghiên cứu tác dụng của cụm từ cân đối trong văn học dân gian và

trong thơ Nôm Nguyễn Trãi, Truyện Kiều Nguyễn Du.
- Nghiên cứu một số tài liệu liên quan là cơ sở lí thuyết, lý luận cho đề tài.

4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài trên, chúng tôi sử dụng một số phương
pháp sau:
+

Phương pháp thống kê phân loại: Sử dụng trong quá trình khảo sát và

thống kê số lần sử dụng cụm từ cân đối trong văn học dân gian và trong thơ
Nôm Nguyễn Trãi, Truyện Kiều-Nguyễn Du.
+

Phương pháp so sánh đối chiếu: Sử dụng thao tác đối chiếu giữa cụm

từ cân đối được sử dụng trong văn học dân gian và cụm tư cân đối được sử
dụng trong thơ Nôm Nguyễn Trãi, Truyện Kiều Nguyễn Du. So sánh tần số sử
dụng cụm từ cân đối trong thơ Nôm Nguyễn Trãi với cụm từ cân đối được sử
dụng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
+

Phương pháp hệ thống: Nhằm hệ thống lại việc sử dụng và tác dụng


của cụm từ cân đối trong dân gian, trong sáng tác của tác giả Nguyễn Trãi và
Nguyễn Du.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở các thao tác phân tích, chúng

tôi tiến hành tổng hợp, đánh giá, đưa ra các luận điểm, các kết luận khoa học.
5.

Phạm vi nghiên cứu
Cụm từ cân đối trong văn học dân gian, trong thơ Nôm Nguyễn Trãi và

tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.
6. Đóng góp của luận văn
Chúng tôi hi vọng kết quả của luận văn sẽ có được những đóng góp sau:


7

+ Thông qua việc khảo sát thống kê các cụm từ cố định trong văn học
dân gian, thơ Nôm Nguyễn Trãi, Truyện Kiều – Nguyễn Du, chúng tôi hi vọng
sẽ góp thêm một lời khẳng định sự phong phú trong kho tàng dân gian Việt
Nam; sự sáng tạo và những đóng góp to lớn của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du đối
với kho tàng ngôn ngữ văn học dân tộc thể hiện qua cụm từ cân đối.
+

Trong chừng mực nhất định, luận văn chứng minh một dấu ấn trong

thói quen diễn đạt rất đặc trưng của người Việt trong những tác phẩm được
đánh giá là kiệt tác của văn học Việt Nam thời trung đại.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1. Cụm từ cân đối –thói quen diễn đạt của người Việt và trong
văn học dân gian
Chương 2. Cụm từ cân đối trong thơ Nôm Nguyễn Trãi - Sự vận dụng
chọn lọc và sáng tạo
Chương 3.Cụm từ cân đối trong Truyện Kiều Nguyễn Du- Sự kế thừa
tài tình và điêu luyện

Chương 1
CỤM TỪ CÂN ĐỐI – THÓI QUEN DIỄN ĐẠT CỦA NGƯỜI VIỆT VÀ
TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN
1.1. Khái lược về cụm từ cân đối
1.1.1. Khái niệm cụm từ cân đối
Cụm từ cân đốilà cách gọi tên của ngữ có cấu trúc cân đối gồm hai vế.
Mỗi vế, ngoài số chữ trong bằng nhau, số chữ chẵn (có thể là bốn chữ, có thể


8

là sáu chữ), hài hòa cân đối về đối thanh đối ý, tạo ra tính nhạc trong câu.
Cụm từ cân đối yêu cầu phải đối về thanh điệu và đối về từ loại [25,tr.61].
Ví dụ:“Ăn vóc học hay”, “Ăn trông nồi ngồi trông hướng”.
Các câu trên có cấu trúc gồm hai vế với số chữ bằng nhau, đối thanh
điệu rất rõ ràng, ở cụm từ cân đối 4 chữ: “Ăn vóc học hay”, thanh trắc “vóc”
đối với thanh bằng “hay”. Trong cụm từ cân đối 6 chữ: “Ăn trông nồi ngồi
trông hướng”, các chữ trong câu bằng nhau có sự cân đối hài hòa, bắt vần với
nhau và cùng thanh điệu: “nồi”- “ngồi”. Trong ví dụ cụm từ cân đối 6 chữ có
xuất hiện đối về từ loại: danh từ “nồi” đối với danh từ “hướng”
Hình thức của cụm từ cân đối khá đa dạng có thể là cụm từ cân đối 4
chữ, cụm từ cân đối 6 chữ, cụm từ cân đối 8 chữ.
Ví dụ: Cụm từ cân đối 4 chữ:

“Ăn chắc mặc bền”, “Cơm lành canh ngọt”, “ Con dại cái mang”, “Cờ bí dí
tốt”, “Cốc mò cò xơi”, “Chó treo mèo đậy”…
Cụm từ cân đối 6 chữ:“Buôn có bạn bán có phường”, “Cơm chẳng lành,
canh chẳng ngọt”, “Của một đồng công một nén”, “Đâm bị thóc chọc bị gạo”…

Cụm từ cân đối 8 chữ: “Một lần ngại tốn, bốn lần chẳng xong”,“Nhà
sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”, “Mỏng môi hay hớt, trớt môi nói thừa”…
Các từ trong cụm từ cân đối phải bắt vần với nhau, có thể là vần liền kề
hoặc cách vần. Vần liền kề có thể là 2 vần bằng, và có thể là 2 vần trắc. Trong
ví dụ về cụm từ cân đối 4 chữ, các chữ ở 2 vế có số tiếng bằng nhau. Các từ
trong câu là vần liền kề bắt vần với nhau.
Chẳng hạn, trong “Chó treo mèo đậy”, vần “eo” (treo – mèo) nằm liền
kề và bắt vần với nhau cùng vần bằng trong câu “Cốc mò cò xơi”. Hoặc trong
cụm từ cân đối, các chữ bắt vần liền kề với nhau và vần liền kề có thể là hai


9

vần trắc, có thể kể đến câu “Người sống đống vàng”, cùng bắt vần “ông” và
cùng vần trắc (sống – đống).
Có trường hợp các tiếng bắt vần với nhau nhưng không nằm liền kề
nhau.Ví như câu “Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ”, kiện và kiến bắt vần với
nhau nhưng nằm cách nhau bởi chữ “như”. Hay như trong câu “Gần mực thì
đen gần đèn thì rạng”,“đen” và “đèn” bắt vần với nhau và cũng nằm cách
nhau bởi chữ “gần”.
Trong cụm từ cân đối còn có sự hài thanh, hai từ gần nhau trong câu
cùng vần nhưng trái dấu. Trong câu “Ăn chắc mặc bền”, “chắc” và “mặc”
cùng vần “ăc” nhưng khác dấu, từ “chắc” là thanh trắc, từ “mặc” là thanh
bằng. Trong câu “Ăn cây táo rào cây bưởi” cũng có sự hài thanh như thế.
Về đối thanh:

Hai chữ vế sau cùng thanh nhưng trái thanh với hai chữ vế trước:
“Năm thê bảy thiếp”

BB TT.

“Nòi nào giống đấy”

BB TT.

“Khác máu tanh lòng”

TT BB.

“Thấy quế phụ hương”

TT BB.

Chữ thứ nhất vế trước đối chữ thứ nhất vế sau, chữ thứ hai vế trước với
chữ thứ hai vế sau cũng đối nhau như vậy:
“Bới lông tìm vết”

TB BT.

“Đứt tay hay thuốc”

TB BT.

“Bồi ở lở đi”

BT TB.


“Suy chín xét xa”

BT TB.

Trong trường hợp cụm từ có ba chữ cùng thanh thì chữ cuối cùng của
chữ chia vế nhất thiết phải đối nhau:


10

“Đất phàm cõi tục “

TB TT.

“Ngòi nguyệt ngàn mai” BT BB.
Đối về từ loại:
Danh từ và tính từ đối với danh từ và tính từ: “Cần tái cải nhừ”; “Liễu
yếu mai oằn”.
Động từ và danh từ đối với động từ và danh từ: “Vạch lá tìm sâu”;“Qua
đò khinh sóng”.
Lượng từ và danh từ đối với lượng từ và danh từ:“Năm thê bảy thiếp”;
“Một công hai việc”.
Cụm từ cân đối còn xuất hiện trường hợp cân đối chéo. Trong trường
hợp cân đối chéo nghĩa là tách từng tiếng kép ra thành hai, rồi lồng vào nhau
làm thành một bộ, gọi là cụm từ kết hợp chéo cân đối, như cụm từ cân đối
chéo “Ong bướm lả lơi” tách ra thành “Bướm lả ong lơi” (“Biết bao bướm lả
ong lơi”– Truyện Kiều). Hay “Bồi ở lở đi”, “Bỏ kinh bỏ kệ”, “Cày ruộng cuốc
vườ”, “Đường danh lối lợi”.
Các cụm từ cân đối có hình ảnh và mang tính chất tái hiện. Về mặt ngữ

nghĩa, chúng có thể tương ứng với một từ hoặc những cụm từ tự do, về mặt
cấu trúc, chúng tương ứng với một cụm từ, một câu đơn.
Về mặt cấu trúc, cụm từ cân đối là một chính thể phức hợp, trong đó
các thành tố được người nói tái hiện như là những từ độc lập, là những đơn vị
có sẵn trong ngôn ngữ, có cấu trúc cố định vững chắc.
1.1.2. Giá trị của cụm từ cân đối
Từ ngàn xưa, người Việt luôn có thói quen nghe lời nói êm tai, vần vè
nhịp nhàng. Đặc thù ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam không chỉ giàu nhạc điệu,
cùng với lối chơi chữ còn tạo ra nhạc tính trong diễn đạt. Cụm từ cân đối giúp


11

cho cách diễn đạt vần vè, nhằm nhấn mạnh và gợi ấn tượng với người đọc
người nghe, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa. Chúng ta đã biết, cụm từ cân đối
thường là ngôn ngữ thông tục của nhân dân, được nhào nặn thành thứ ngôn
ngữ trau chuốt về ý nghĩa, âm thanh, nhịp điệu. Bởi thế cho nên cụm từ cân
đối tạo ra tính nhạc trong câu. Việc tạo ra tính nhạc trong câu cũng là thói
quen của người Việt. Trong câu nói, câu thơ khi sử dụng cụm từ cân đối giúp
câu thơ giàu nhạc điệu, tạo ấn tượng đối với người nghe người đọc. Thậm chí
như cách nói vần vè giàu nhạc tính trong ngôn ngữ diễn đạt hiện này của giới
trẻ, dường như người sử dụng chỉ còn chú trọng đến ngữ âm, bất chấp ngữ
nghĩa: “Buồn như con chuồn chuồn”, “Nhí nhảnh cá cảnh”, “Nhọ như đội Phú
Thọ”, “Chán như con gián”…Cách diễn đạt vần vè, nhịp nhàng của cụm từ
cân đối được thể hiện rất rõ trong văn học dân gian. Sau này đến văn học
thành văn, Nguyễn Trãi và Nguyễn Du là hai tác giả kế thừa và thể hiện rất
thành công cụm từ cân đối trong sáng tác, mang hồn cốt của người Việt
Xét ở bình diện bên ngoài, nghĩa là cấu trúc hình thức của cụm từ cân
đối, thì cụm từ cân đối là đơn vị ngôn ngữ, bản thân nó là cụm từ cố định. Xét



bình diện bên trong, tức là ngữ nghĩa, cụm từ cân đối là đơn vị ngôn ngữ có

ý

nghĩa được tái tạo mang tính hình ảnh cao.

1.2. Cụm từ cân đối từ lối diễn đạt trong văn hóa dân gian đến văn học
dân gian
1.2.1. Cụm từ cân đối trong văn khấn Nôm
1.2.1.1. Giới thuyết văn khấn Nôm
Văn khấn Nôm là những bài văn khấn được viết bằng chữ Nôm sau này
được dịch lại bằng chữ quốc ngữ để người dân dễ dùng trong các buổi lễ cúng.
Những từ ngữ trong văn khấn Nôm là thành tâm chứ chẳng sử dụng từ ngữ hoa


12

mĩ cầu kỳ và lúc khấn người ta không khấn to cho người xung quanh nghe thấy
mà chỉ khấn lâm dâm trong miệng đủ để cho mình và những cụ nghe thấy.

Văn khấn là lời trình bày với tổ tiên và những người đã khuất lý do về
lễ cúng ngày hôm đó. Thường có từng bài văn khấn cho từng ngày lễ và các
bài này không giống nhau như: Văn khấn thần tài, văn khấn ngày giỗ ông bà
cha mẹ, văn khấn mùng một và ngày rằm hàng tháng, văn khấn ở chùa, văn
khấn lễ giao thừa trong nhà, văn khấn chúng sinh, cúng ông địa…
1.2.1.2. Ý nghĩa của văn khấn Nôm cổ truyền Việt Nam
Theo truyền thống từ ngày xưa để lại, trong một năm mang hầu hết
ngày lễ tết mà tất cả người, mọi nhà bắt buộc tuân thủ theo để làm tròn đạo
mang Trời, Đất. Đây cũng được coi là một nét văn hóa vô cùng đặc biệt của

người Việt. Những lễ tết và nghi thức trong lễ tết như: tìm lễ, thắp hương, cầu
khấn bằng văn khấn luôn được những thế hệ đi sau thay những thế hệ đi trước
giữ gìn, tôn trọng và truyền đạt lại cho con cháu thế hệ mai sau.
Việc cầu khấn bằng văn khấn nhằm bày tỏ lòng thành tâm hướng về tổ
tiên của người làm lễ dâng hương trước các đấng vô hình, linh thiêng như:
vong linh Tổ tiên, mẫu tộc, Thần thánh, những chư vị Thánh hiền, chư vị Bồ
Tát, chư Phật mười phương tám hướng. Lời lẽ trong văn khấn của người xưa
luôn bao hàm mong muốn một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc bình an. Văn
khấn là một nét văn hóa rất đặc trưng của người Việt Nam, thuộc loại hình
văn hoá dân gian. Điều đáng nói ở đây là trong câu văn khấn Nôm, người Việt
thường dùng cụm từ cân đối với tần số khá cao.
1.2.2. Khảo sát phân loại cụm từ cân đối trong văn khấn Nôm
1.2.2.1. Cụm từ cân đối 4 chữ trong văn khấn Nôm


13

Khảo sát Văn khấn cô Bơ với 30câu thì đã có đến 10 cụm từ cân đối loại
4

chữ. Ví dụ: “Non xanh nước biếc”, “Cung cao mạng dài”, “Đồng tươi lính

tốt”, “Cờ vàng lộng tía”, “Hoa tươi quả tốt”…
Khảo sát Văn khấn Quan Tuần Tranh với 16 câu, có 10 cụm từ cân đối
4

chữ: “Cứu dân hộ quốc”, “Lẫm liệt oai hùng”, “Đắp lũy xây thành”, “Nước

chảy hoa trôi”,” Sơn cùng thủy kiệt”…
Các cụm từ cân đối 4 chữ trong văm khấn Nôm có cấu trúc hai vế với

số chữ bằng nhau, đối về thanh điệu rất rõ ràng.
Về đối thanh, trong cụm từ khấn Nôm “Non xanh nước biếc”, thanh
bằng “xanh” đối với thanh trắc “biếc”.
Hai chữ vế sau cùng thanh nhưng trái thanh với hai chữ vế trước:
“Đắp lũy xây thành” - TT BB
“Sơn cùng thủy kiệt” - BB TT
Chữ thứ nhất của vế trước đối với chữ thứ nhất của vế sau, chữ thứ hai
của vế trước với chữ thứ hai của vế sau cũng vậy:
“Ong bướm lả lơi” - BT TB
Với trường hợp cụm từ có ba chữ cùng thanh thì chữ cuối của hai vế
nhất thiết phải đối nhau:
“Tốt hay xấu dở” – TB TT
Đối về từ loại:
Danh từ và tính từ đối với danh từ và tính từ:
“Mưa dầu nắng dãi”
“Non xanh nước biếc”
Động từ và danh từ đối với động từ và danh từ:


14

“Đắp lũy xây thành”
“Nước chảy hoa trôi”
Trong việc tạo ra cụm từ cân đối 4 chữ ở văn khấn Nôm, tác giả dân
gian còn dùng lối kết hợp chéo, tách từng tiếng kép ra làm hai rồi lồng vào
nhau thành một bộ, đó chính là cụm từ kết hợp chéo cân đối, như “Đắp lũy
xây thành”, “Tốt hay xấu dở”.
Đặc biệt, hiện tượng kết nối các cụm từ cân đối 4 tiếng thành một đoạn,
thậm chí một đoạn văn dài khá phổ biến trong Văn khấn như: “Phù hộ độ trì,
vuốt ve che chở, ăn ngoan chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô tai vô ương, vô hạn vô

ách”Văn cúng mụhay “Toàn gia lớn bé, già trẻ bình an thịnh vượng, luôn luôn
mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận”Văn khấn tất
niên “Toàn thể gia chủ năm mới tốt lành, sức khỏe dồi dào, tấn tài tấn lộc, vạn sự
tốt lành, vạn sự như ý”Văn khấn giao thừa trong nhà; “Gặp nhiều may mắn, tấn
tài tấn lộc, tai qua nạn khỏi” Văn khấn Thần Linh trong nhà; “Đầu năm chí giữa,
cuối năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm”Văn
khấn Thần Linh trong nhà,“Bốn mùa không hạn ách, tám tiết được hưởng điềm
lành”Văn khấn tổ tiên,“Che tai cứu nạn, ban tài tiếp lộc, điều lành mang đến,
điều dữ xua đi”Lễ vong linh ngoài mộ; “Luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an,
vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận, trên bảo dưới nghe” Văn khấn tết Hàn Thực;
“Luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, lộc tài vượng tiến, gia đạo hung long,
gia đình hòa thuận, vạn sự tốt lành”Văn khấn Rằm tháng Bảy

1.2.2.2. Cụm từ cân đối 6 chữ và 8 chữ trong văn khấn Nôm
So với loại cụm từ cân đối 4 chữ, cụm từ cân đối 6 chữ, 8 chữ được
dùng ít hơn. Ví dụ: “Nhất tâm phụng thỉnh kêu cầu” Văn khấn Cô Bơ
“Chỉ ngón tay xoay ngòi bút” Văn khấn Quan Tuần Tranh
“Ra tay phù ngả tay trị” Văn khấn Quan Giám Sát.


15

Với cụm từ cân đối 6 chữ của các câu trong văn khấn Nôm cũng có số
chữ trong mỗi vế đăng đối bằng nhau, hài hòa, bắt vần với nhau và cùng thanh
điệu. Ví như trong câu Chỉ ngón tay xoay ngòi bút, tay và xoay bắt vần với
nhau và cùng thanh bằng, đối về từ loại danh từ tay đối với động từ xoay.
+ Cụm từ cân đối 8 chữ:
“Con giàu một bó con khó có tâm” Văn khấn cô Bơ
“Nhất tâm thưởng Phật thật tâm với Thánh” Văn khấn cô Bơ
“Cô thương cho trót cô vót cho tròn” Văn khấn cô Bơ

“Đường xa bái ngái thân gái dặm trường” Văn khấn quan Tuần Tranh
“Qua đền Phong Mục lại chơi đồi chè” Văn khấn cô Bơ
“Qua đền cây thị lại về đồi Ngang” Văn khấn cô Bơ
Các câu văn khấn Nôm có cụm từ cân đối có số chữ bằng nhau, mỗi vế
4

chữ hài hòa. Trong các câu ở văn khấn Nôm với cụm từ cân đối 8 chữ, các chữ

trong câu không chỉ có số chữ ở hai vế bằng nhau mà còn bắt vần với nhau

và cùng thanh điệu. Ví dụ trong câu “Nhất tâm với phật thật tâm với thánh” số
chữ trong hai vế bằng nhau, từ “phật” và từ “thật” bắt vần với nhau và có
cũng thanh điệu cùng là thanh trắc. Bên cạnh đó, trong câu văn khấn Nôm có
cụm từ cân đối 8 chữ “Nhất tâm với phật thật tâm với thánh” còn có đối về từ
loại, “phật” là danh từ đối với “thật” là tính từ.
Tuy nhiên, trong văn khấn Nôm còn có hiện tượng cụm từ cân đối lên
tới 12 tiếng, mỗi vế 6 tiếng như:
+ “Cô ngoảnh mặt đi con dại, cô ngoảnh mặt lại con khôn” Văn khấn

Bơ.
+ “Biết cô thì nhẹ như tên, hễ mà không biết thì nặng như thuyền mỏ
neo”Văn khấn cô Bơ.


16

+

“Ngài rẽ mây giáng xuống, rẽ nước giáng lên, chứng đền chứng phủ,


chứng đủ lô nhang” Văn khấn quan Đệ Tam.
+

“Trai gái, trẻ già sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng vạn sự tốt

lành”Văn khấn ông Táo lên chầu trời.
+

“Phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu

kính”Văn khấn lễ chạp.
1.2.3. Ý nghĩa của cụm từ cân đối trong văn khấn Nôm
Văn khấn Nôm thường được sử dụng trong những ngày cúng lễ, tạ ơn,
kêu cầu để thờ phụng tổ tiên, tổ nghề, các quan, các cô, các cậu. Các bài văn
khấn Nôm được lưu truyền trong dân gian để thể hiện lòng tri ân đối với công
ơn của tổ tiên, ông bà cha mẹ đã khuất. Con cháu bày tỏ lòng thành kính và
biết ơn đối với các thế hệ đã có công sinh thành và nuôi dưỡng con cháu nên
người như ngày nay.Các bài bài văn khấn sở dĩ được lưu truyền bằng hình
thức truyền miệng qua thời gian và không gian là bởi nó vần vè nhịp nhàng,
các câu văn khấn bắt vần với nhau nên dễ nhớ dễ thuộc. Đặc biệt trong các bài
văn khấn Nôm còn xuất hiện rất nhiều các cụm từ cân đối làm cho bài văn
khấn trở nên đăng đối, cân xứng hài hòa.
Câu văn khấn Nôm có vần điệu, tuy niêm luật không chặt chẽ như một
bài thơ nhưng khi đọc lên mọi người đều cảm nhận được chất thơ của bài văn,
sự đăng đối của các cụm từ cân đối được sử dụng trong bài:
“Cô ngoảnh mặt đi con dại, cô ngoảnh mặt lại con khôn”Văn khấn cô Bơ

“Biết cô thì nhẹ như tên, hễ mà không biết thì nặng như thuyền mỏ
neo” Văn khấn cô Bơ.
Bên cạnh đó lời bài văn khấn Nôm không chỉ là lời khuyên bảo mà còn là

lời ban phước cho nhân gian, thể hiện những tâm nguyện, khấn cầu, mong ước:


17

“Năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông” Văn
khấn tổ tiên.
“Bốn mùa không hạn ách, tám tiết được hưởng điềm lành” Văn khấn tổ
tiên.
“Cô thương cho trót cô vót cho tròn” Văn khấn cô Bơ
Như vậy ta có thể khẳng định, văn khấn Nôm là một loại hình văn hóa
dân gian của Việt Nam tồn tại từ ngàn xưa. Với cụm từ cân đối, nhịp nhàng,
lời bài văn khấn Nôm trang nhã hài hòa, các chữ bắt vần và cân đối với nhau
tạo nên nhạc tính nhạc cảm trong lời khấn. Đây chính là nét độc đáo trong bài
văn khấn Nôm, nét đẹp trong văn hóa dân gian người Việt.
1.3. Cụm từ cân đối trong văn học dân gian
1.3.1. Cụm từ cân đối được sử dụng trong tục ngữ, thành ngữ
1.3.1.1. Khái lược về tục ngữ, thành ngữ
Tục ngữ là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh
nghiệm, một luân lí, một công lý, có khi là một sự phê phán.Tục ngữ là một
thể loại văn học dân gian mà chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm, tri
thức dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, giàu vần điệu, hình
ảnh,dễ nhớ, dễ truyền. Ví dụ: “Tre già măng mọc”, “Nói ngọt lọt đến xương”,
“Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ”, “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
Về nội dung, tục ngữ là sự kết tinh kinh nghiệm và tri thức thực tiễn vô
cùng phong phú và quý giá của nhân dân.Không một lĩnh vực nào của đời sống
và cuộc đấu tranh sinh tồn của nhân dân mà không được phản ánh trong tục ngữ.
Khác với cách ngôn, tục ngữ không bao giờ hàm ý khuyên răn trực tiếp.
Về cấu trúc ngôn từ, tục ngữ chủ yếu được diễn đạt theo hình thức những
câu ngắn có vần hoặc không có vần (đa số là loại câu từ bốn đến mười tiếng)



18

có tính chất tương đối bền vững. Nhưng cũng có một bộ phận tục ngữ được
diễn đạt theo hình thức câu dài gồm hai ba vế (từ 10 tiếng trở nên, có khi trên
20 tiếng). Ví dụ: “Của làm ra để trên gác, của cờ bạc để ngoài sân, của phù
vân để ngoài ngõ” Hoặc“Lươn ngắn lại chê trạch dài, Thờn bơn méo miệng
chê trai lệch mồm,…” Nhưng dù ngắn hay dài thì mỗi đơn vị tục ngữ đều
được gọi là “câu” chứ không gọi là “bài”. Có một bộ phận những câu mang
tính chất nhập nhằng, “lưỡng tính” vừa gần với tục ngữ, vừa gần với ca dao,
ví dụ: “Tin bợn mất bò”; “Tin bạn mất vợ nằm co một mình”; “Ở sao cho vừa
lòng người/Ở rộng người cười ở hẹp người chê”.
Việc xác định đặc trưng thể loại những câu như vậy nói chung là khó.
Nhưng nếu đặt chúng trong những trường hợp cụ thể của phát ngôn thì vẫn có
căn cứ để xác định được. Khi chúng được ngâm, hát lên, để thổ lộ tâm tình của
người sử dụng, thì chúng được coi là ca dao, còn khi chúng được nói tới để nêu
lên một kinh nghiệm, một nhận xét lí trí, khách quan, thì chúng là tục ngữ.
Về nguồn gốc tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời
sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác, được
tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại; được rút ra tác phẩm văn
học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp hoặc từ sự vay mượn
nước ngoài.Giữa hình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ.

Thành ngữ là một phần câu có sẵn, nó là một bộ phận của câu mà nhiều
người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn được một ý trọn vẹn.Về
hình thức ngữ pháp, mỗi thành ngữ chỉ là một nhóm từ, chưa phải là một câu
hoàn chỉnh.
Cụm từ hay ngữ cố định, bền vững, có tính nguyên khối về ngữ nghĩa
không nhằm diễn trọn một ý, một nhận xét như tục ngữ, mà nhằm thể hiện

một quan niệm dưới một hình thức sinh động, hàm súc. Ví dụ: “Vui như mở
cờ trong bụng”; “Đen như cột nhà cháy; “Đẹp như tiên”; “Xấu như ma lem”;


19

“Vắng ngắt như chùa Bà Đanh”…Ý nghĩa của thành ngữ không phải là tổng
số nghĩa của các thành tố cấu thành nó, tức là không có “nghĩa đen”. Thành
ngữ hoạt động nhự một từ trong câu.Dù dài hay ngắn, xét về nội dung ý nghĩa
cũng như về chức năng ngữ pháp, thành ngữ cũng chỉ tương đương như từ,
nhưng là từ đã được tô điểm và nhấn mạnh nghĩa bằng sự diễn đạt sinh động,
có nghệ thuật. Chẳng hạn thành ngữ“Cò bay thẳng cánh” tương đương với từ
“rộng” được nhấn mạnh (có nghĩa là rất rộng), thành ngữ“Lừ đừ như ông từ
vào đền” tương đương với từ “chậm chạp” được nhấn mạnh (có nghĩa là rất
chậm chạp). Vì thế mà khi đã dùng thành ngữ thì không cần và không thể
dùng các phó từ tu sức như rất, lắm đển nhấn mạnh nghĩa.
1.3.1.2. Cụm từ cân đối trong thành ngữ và tục ngữ có cấu trúc cân đối gồm
hai vế và đối về thanh điệu
Tục ngữ và thành ngữ không chỉ là tiếng nói chứa đựng tâm tư, tình
cảm của con người lao động mà còn là những kho tàng kinh nghiệm sống quý
giá của muôn đời. Làm nên giá trị đó của tục ngữ và thành ngữ, một yếu tố
tiên quyết quan trọng phải kể đến đó là yếu tố cụm từ cân đối được sử dụng
trong thành ngữ và tục ngữ.
Thành ngữ và tục ngữ thường dùng rất nhiều trong đời sống hằng ngày, tạo sự
gắn bó mật thiết trong đời sống cộng đồng. Sử dụng cụm từ cân đối trong
thành ngữ, tục ngữ giúp người truyền đạt và người lĩnh hội dễ hiểu dễ nghe,
bởi dường như thành ngữ tục ngữ đã rất gần gũi quen thuộc trong cuộc sống
hàng ngày, và cụm từ cân đối cũng có ý nghĩa quen thuộc như thế.
Cụm từ cân đối có đối về thanh điệu tạo ra tính hình tượng trong tục ngữ
và thành ngữ. Đây là đặc trưng cơ bản của thành ngữ và tục ngữ. Thành ngữ và

tục ngữ được cấu tạo dựa vào quy tắc ngữ pháp, quy luật âm thanh, những quy
luật trên đều do sự chi phối của quy tắc ngữ nghĩa, đó là cơ sở tạo nên tính hình
tượng. Bởi vì, thành ngữ tục ngữ bao giờ cũng có hai nghĩa: nghĩa đen là do


×