Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

Nhân vật nữ trong mảng kịch khai thác truyện dân gian của lưu quang vũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.38 KB, 106 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

CAO THỊ LỆ THỦY

NHÂN VẬT NỮ TRONG MẢNG KỊCH KHAI THÁC
TRUYỆN DÂN GIAN CỦA LƯU QUANG VŨ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM


Thái Nguyên – 2018

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

CAO THỊ LỆ THỦY

NHÂN VẬT NỮ TRONG MẢNG KỊCH KHAI THÁC
TRUYỆN DÂN GIAN CỦA LƯU QUANG VŨ

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LƯU KHÁNH THƠ



Thái Nguyên – 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận
văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn

CAO THỊ LỆ THỦY


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban
Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Báo chí – Truyền thông và Văn học,
Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực
tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên
hướng dẫn PGS. TS.Lưu Khánh Thơ đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo
trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã
giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn


CAO THỊ LỆ THỦY


iii

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề
tài…………………………………………………………..1
2. Lịch sử vấn đề……………………………
………………………………..3
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên
cứu…………………………………………9
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu…………………………………......9
5. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………......10
6. Đóng góp của luận văn…………………………………………………...10
7. Kết cấu luận
văn……………………………………………………........10
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA THỂ LOẠI KỊCH VÀ HIỆN
TƯỢNG LƯU QUANG VŨ ĐỐI VỚI SÂN KHẤU KỊCH VIỆT NAM..11
1.1. Một số giới thuyết về thể loại kịch và sự xuất hiện, phát triển của thể loại
kịch ở Việt Nam……………………………………………………………..11
1.2. Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ – Hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch
Việt Nam…………………………………………………………………….19
1.3. Đóng góp nổi bật từ mảng kịch khai thác truyện dân gian của Lưu Quang
Vũ……………………………………………………………………24
Tiểu kết chương 1:…………………………………………………………..27
CHƯƠNG 2: LOẠI HÌNH NHÂN VẬT NỮ TRONG MẢNG KỊCH
KHAI THÁC TRUYỆN DÂN GIAN CỦA LƯU QUANG VŨ………..28

2.1. Nhân vật nữ với những éo le, trắc trở trong tình yêu………………….29
2.2. Nhân vật nữ đứng trước những biến cố lớn trong cuộc đời……………33
2.3. Nhân vật nữ với những phẩm chất tâm hồn cao đẹp…………………..39
2.3.1. Tâm hồn trong sáng, lương thiện, trung thực…………………………...40
2.3.2. Sự chung thủy và đức hi sinh cao cả trong tình yêu……………………48


2.3.3. Sự đấu tranh để vươn tới những giá trị đích thực của tình yêu, cuộc
sống…………………………………………………………………………………....55


iv

Tiểu kết chương 2:………………………………………………………… .61
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT NỮ TRONG
MẢNG KỊCH KHAI THÁC TRUYỆN DÂN GIAN CỦA LƯU QUANG
VŨ………………………………………………………………. . .62
3.1. Khắc họa nhân vật thông qua xung đột kịch ………………………… 63
3.2. Khắc họa nhân vật thông qua hành động kịch………………………...69
3.3. Khắc họa nhân vật thông qua ngôn ngữ……………………………… 73
Tiểu kết chương 3:…………………………………………………………..86
PHẦN KẾT LUẬN………………………………………………………....87
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................... 90


v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GS


: Giáo sư

PGS

: Phó giáo sư

TS

: Tiến sỹ

TW

: Trung ương

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

VHDG

: Văn học dân gian


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lưu Quang Vũ là một tác giả lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam nửa
cuối thế kỉ XX. Thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống
Mỹ, Lưu Quang Vũ là con người hội tụ tài năng về nhiều mặt, và hầu như ở
lĩnh vực nào trong hoạt động nghệ thuật ông cũng đạt được những thành tựu
rất đáng ghi nhận. Ông là một nhà văn, nhà thơ và trên hết là một nhà viết
kịch tài năng. Trong lịch sử của nền sân khấu kịch nói Việt Nam, nhà viết kịch
Lưu Quang Vũ được biết đến như một hiện tượng hiếm có. Sau Lưu Quang
Vũ, sân khấu kịch dường như vẫn là khoảng trống chưa thể lấp đầy. Tác giả
Christian Hoche người Pháp đã từng nhận định: “Moliere ở Việt Nam tên là
Lưu Quang Vũ”[23,tr.162]. Mặc dù cuộc đời ngắn ngủi (1948-1988) và thời
gian dành cho sân khấu không nhiều, chỉ khoảng chưa đầy 10 năm nhưng ông
đã để lại một khối lượng tác phẩm trên 50 vở kịch, hầu hết được viết rất công
phu và đã được dựng, nhiều vở đạt huy chương. Những vở kịch của Lưu
Quang Vũ khi được trình diễn đã đem đến cho đời sống tinh thần văn hóa của
nhân dân cả nước thời điểm đó một bầu không khí tươi mới, phấn chấn, tin
tưởng, cởi mở, dân chủ. Cho đến nay, những tác phẩm của Lưu Quang Vũ vẫn
tràn đầy sức sống và nguyên giá trị trên sân khấu kịch và trong lòng người
xem bởi nó mang tính thời đại khi thể hiện những tâm tư, trăn trở về cuộc
sống nhân sinh. Năm 2000, ông đã được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ
Chí Minh về Văn học Nghệ thuật. Đây là một sự đánh giá cao của Đảng và
Nhà nước đối với sự nghiệp văn học và nghệ thuật của ông. Chính vì vậy, việc
tìm hiểu về những sáng tác của Lưu Quang Vũ nói chung và kịch Lưu Quang
Vũ nói riêng là điều vô cùng cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.
1.2. Là một nghệ sỹ với năng khiếu bẩm sinh và khả năng cảm thụ nghệ thuật,
bên cạnh những vở kịch lấy đề tài từ lịch sử hay hiện đại thì sự xuất hiện của
những vở kịch lấy đề tài từ tích truyện dân gian của Lưu Quang Vũ cũng là biểu



2

hiện của một tài năng lớn trong nghệ thuật. Tìm hiểu về mảng kịch này, chúng
tôi được hiểu hơn về tầm vóc, suy nghĩ của một kịch tài năng biết trân trọng,
làm mới cái cũ, đem đến cho sân khấu kịch những giá trị sâu sắc hấp dẫn mới
mẻ, đúng như nhà phê bình nghiên cứu Lưu Khánh Thơ đã nhận xét: “Tài
năng của nhà viết kịch lại một lần nữa được khẳng định trong việc biến cổ
tích, huyền thoại thành chuyện của thời hiện đại, nêu lên cái muôn đời trong
những cái bình thường” [23,tr.169].
1.3. Sức lan tỏa từ những vở kịch và vị trí xuất sắc của Lưu Quang Vũ trong
nền văn học Việt Nam đã trở thành lí do xứng đáng để các nhà nghiên cứu và
các nhà giáo dục lựa chọn đưa tác phẩm của ông vào trong chương trình giảng
dạy THCS và THPT từ nhiều năm nay. Với trích đoạn của hai vở kịch Tôi và
chúng ta và Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ đã được giới thiệu
là nhà văn tiêu biểu cho thể loại kịch nói hiện đại Việt Nam. Đặc biệt trích
đoạn vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch được khai thác từ cốt truyện
dân gian - một trong những tác phẩm làm nên tên tuổi của Lưu Quang Vũ đã
đưa vào giảng dạy chính thức ở THPT. Điều này chính là sự khẳng định cho
những giá trị nghệ thuật của kịch Lưu Quang Vũ nói chung và mảng kịch khai
thác truyện dân gian nói riêng. Tuy nhiên đến nay, nhìn chung kịch vẫn chưa
được tìm hiểu nhiều và sâu trong trường học, chưa có vị trí tương xứng với
giá trị đích thực của nó.
Xuất phát từ các lí do khách quan trên, cùng với lòng yêu mến, ngưỡng
mộ tài năng Lưu Quang Vũ, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu:“Nhân vật nữ
trong mảng kịch khai thác truyện dân gian của Lưu Quang Vũ”.Qua nghiên cứu
đề tài, chúng tôi rất mong muốn góp phần tìm hiểu sâu hơn về thể loại được coi
là siêu đẳng trong văn học, tìm hiểu sâu sắc hơn về mảng kịch khai thác truyện
dân gian, từ đó lí giải thấu đáo đầy đủ đặc trưng và giá trị ý nghĩa những đoạn
trích các vở kịch của tác giả trong sách giáo khoa, phục vụ cho công tác nghiên
cứu cũng như giảng dạy trong nhà trường. Đồng thời qua đây góp phần



3

đánh giá vị trí và đóng góp lớn lao của tác giả Lưu Quang Vũ đối với thể loại
kịch nói riêng và nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Bởi Lưu Quang
Vũ là một tác giả lớn có tầm ảnh hưởng rộng lớn đối với diện mạo văn học và
đối với công chúng không chỉ hôm nay mà chắc chắn cả mai sau, tầm đón đợi
các vở kịch của Lưu Quang Vũ sẽ còn sức lan tỏa mạnh mẽ và mãnh liệt qua
chiều kích của thời gian.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những công trình nghiên cứu, đánh giá chung về các tác phẩm của
Lưu Quang Vũ
Lưu Quang Vũ được biết đến là một tài năng đa dạng, ông khởi đầu sự
nghiệp với thơ và cuối cùng khẳng định tên tuổi sáng chói ở thể loại kịch.
Những năm tám mươi của thế kỉ XX, cùng với những tác phẩm của mình,
Lưu Quang Vũ đã gây sự chú ý lớn trong diễn đàn văn học. Sau sự ra đời của
các tập thơ, truyện ngắn và kịch (đặc biệt là sau ngày Lưu Quang Vũ mất đi)
đã có rất nhiều ý kiến đánh giá, nhiều bài viết, bài bình, nhiều công trình
nghiên cứu về các tác phẩm của Lưu Quang Vũ.


giai đoạn đầu, nhiều các bài báo, các nhà phê bình viết về các tác phẩm

thơ của Lưu Quang Vũ của các nhà nghiên cứu như: Hoài Thanh với “Một cây
bút trẻ nhiều triển vọng”; Vũ Quần Phương với “Đọc thơ Lưu Quang Vũ”;
Vương Trí Nhàn với “ Những bài thơ viển vông cay đắng u buồn viết trong
những năm tháng chiến tranh”; Phạm Xuân Nguyên với “Tâm hồn trở gió”; Lưu
Khánh Thơ với “Tình yêu- đau xót và hi vọng”; Nguyễn Thị Minh Thái với “Thơ
tình Lưu Quang Vũ”; Vũ Quang Vinh với “Đọc Mây trắng của đời tôi nhớ Lưu

Quang Vũ”; Bích Thu với “Những bài thơ sống với thời gian”…

Nhìn chung về thơ, qua các bài viết các nhà nghiên cứu phê bình đều
thống nhất cho rằng Lưu Quang Vũ là một hồn thơ nhiều cảm xúc, mang một


4

tình yêu trong trẻo với quê hương đất nước, một cái tôi đam mê đắm đuối
nhiều khao khát mà cũng thật chân thành, độ lượng trong tình yêu.
Hai tập truyện ngắn của Lưu Quang Vũ là “Người kép đóng hổ” và “Mùa
hè đang đến” cũng thu hút nhiều nhà phê bình nghiên cứu. Tiêu biểu đó là các
bài viết: “Văn xuôi Lưu Quang Vũ- cầu nối giữa thơ và kịch” của Phong Lê;
“Truyện ngắn Lưu Quang Vũ” của Lê Minh Khuê; “Lưu Quang Vũ qua hai tập
truyện ngắn Người kép đóng hổ và Mùa hè đang đến” của Lê Dục Tú… Ở các
bài viết này các tác giả đã chỉ ra chất thơ cũng như hơi hướng kịch trong truyện
ngắn của Lưu Quang Vũ. Các bài viết đã cho thấy truyện ngắn của ông “thấm
đẫm những hồi ức, những xao động của một đời người. Truyện ngắn Vũ có
những nhân vật nhân hậu như chính tác giả của nó”[23,tr.137] và “…có nhiều
chuyện đã làm cho người đọc cảm động thực sự là thấy mình dường như phải
sống tốt hơn, có trách nhiệm hơn với con người và cuộc sống” [23,tr.140]
Đến thể loại kịch, với một số lượng tác phẩm lớn chỉ trong vòng gần mười
năm sáng tác, Lưu Quang Vũ đã tạo nên tiếng vang lớn cho sân khấu kịch trường
những năm 80 của thế kỉ XX. Sau hàng loạt các vở diễn gây tiếng vang như
Nàng Sita, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Tôi và chúng ta, Lời thề thứ 9, Nguồn
sáng trong đời,... cũng đã tạo được sự chú ý cho công chúng và giới nghiên cứu
phê bình. Phải kể đến các bài viết như: Con đường sáng tạo của một tài năng của
Ngô Thảo; Kịch pháp Lưu Quang Vũ của G.S Phan Ngọc; Phép ứng xử với cái
chết trong kịch Lưu Quang Vũ (Phan Trọng Thưởng); Sự khai thác mô-típ dân
gian trong kịch Lưu Quang Vũ (Lưu Khánh Thơ);Kịch Lưu Quang Vũ và những

vấn đề của đời sống (Cao Minh)… Những ý kiến đánh giá về kịch Lưu Quang
Vũ đều có chung nhận xét: tác giả Lưu Quang Vũ là một tài năng lao động nghệ
thuật thực thụ, sức sáng tạo đặc biệt của “một Moliere ở Việt Nam”, đề tài kịch
của Lưu Quang Vũ rất đa dạng đặc biệt bắt nhịp với cuộc sống mới, chất lượng
kịch của Lưu Quang Vũ hấp dẫn lôi cuốn ở cách tổ chức xung đột kịch, ở ngôn
ngữ và nghệ thuật xây dựng nhân vật.


5

Lưu Quang Vũ đến với sân khấu đúng vào lúc sân khấu Việt Nam đang có
những đòi hỏi khẩn thiết. Đó là nhiệm vụ phản ánh những vấn đề nóng bỏng,
cấp thiết, nổi cộm lên trong đời sống xã hội và bối cảnh đổi mới của đất nước
sau chiến tranh. Giá trị lâu dài của tác phẩm của Lưu Quang Vũ chính là tính
nhân đạo cao cả và tính triết lý sâu sắc. Chính vì vậy, trên sân khấu cũng như
trong cuộc sống xã hội hiện nay, những nội dung mà kịch bản của tác giả Lưu
Quang Vũ đề cập đến vẫn vẹn nguyên giá trị. Khái quát về đời văn của Lưu
Quang Vũ, tác giả Lưu Khánh Thơ và Lý Hoài Thu với cuốn “Lưu Quang Vũ
về tác giả và tác phẩm” đã có một công trình mang tính tổng lược và hoàn
chỉnh về đường nghệ thuật của Lưu Quang Vũ từ một nhà thơ, nhà văn, nhà
phê bình đến khi trở thành một tác giả hàng đầu của sân khấu Việt Nam. Bài
viết đã chỉ rõ:“Lưu Quang Vũ có hai mươi năm vui buồn cùng thơ và mười
năm cuối đời song hành cùng kịch, nhưng trong mười năm ấy tài năng của
Lưu Quang Vũ đã tỏa sáng và tạo cho mình một phong cách một kịch pháp và
trở thành một hiện tượng nổi bật nhất của sân khấu Việt Nam thời kì đổi mới”
Những cuốn sách tổng hợp các công trình nghiên cứu về Lưu Quang Vũ
đã được xuất bản như cuốn Lưu Quang Vũ thơ và đời; Lưu Quang Vũ tài
năng và lao động nghệ thuật (Lưu Khánh Thơ); Lưu Quang Vũ về tác giả và
tác phẩm (Lưu Khánh Thơ – Lý Hoài Thu); Tác phẩm đạt giải thưởng Hồ Chí
Minh (do Lưu Khánh Thơ biên soạn các vở kịch của Lưu Quang Vũ)…

Ngoài ra còn có nhiều luận văn, luận án tiến sĩ, các bài nghiên cứu của
sinh viên chuyên ngành về các tác phẩm của Lưu Quang Vũ như: Lê Hương
Giang (2010) với Giá trị tư tưởng và nghệ thuật trong kịch Lưu Quang Vũ,
Nguyễn Hồng Yến (2014) với Liên văn bản trong kịch Lưu Quang Vũ, Tô Thị
Kim Thoa (2011) với Mảng kịch dựa trên tích truyện dân gian của Lưu
Quang Vũ, Lê Hoa (2010) với Thế giới nghệ thuật kịch của Lưu Quang Vũ,
Phan Trọng Thành (2008) với Những giá trị nội dung xã hội và nghệ thuật
trong kịch Lưu Quang Vũ….


6

Qua các công trình nghiên cứu kể trên có thể thấy các công trình nghiên
cứu về Lưu Quang Vũ khá phong phú về số lượng và hướng tiếp cận. Điều
này cho thấy sức thu hút cũng như sức sống mạnh mẽ của những tác phẩm
Lưu Quag Vũ nói chung và kịch nói riêng, đồng thời cũng gợi mở cho chúng
tôi hướng tiếp cận nghiên cứu mới mẻ của mình về mảng kịch khai thác
truyện dân gian của Lưu Quang Vũ.
2.2. Những công trình nghiên cứu về mảng kịch khai thác truyện dân
gian của Lưu Quang Vũ
Các nhà nghiên cứu tập trung vào hai đề tài chính trong kịch của Lưu
Quang Vũ là đề tài khai thác mô típ truyện cổ dân gian và đề tài hiện đại viết
về cuộc sống mới để đưa ra những nhận xét đánh giá về tài năng nghệ thuật,
cội nguồn sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ. Dù là ở đề tài nào, các tác
giả nghiên cứu đều có những đánh giá xác đáng, làm rõ thành công và đặc
trưng của mỗi vở. Trong giới hạn của đề tài này, chúng tôi chỉ đi tìm hiểu
những bài nghiên cứu về các vở kịch thuộc đề tài khai thác truyện dân gian để
thấy được sự cách tân của Lưu Quang Vũ khi tiếp thu văn học truyền thống.
Có thể thấy các nhà nghiên cứu đã dành nhiều sự quan tâm cho mảng kịch có
số lượng ít mà đầy thú vị này. Có những bài viết mang ý nghĩa đánh giá khái

quát về mảng kịch này và cả những bài biết về từng tác phẩm cụ thể. Trong số
đó các bài viết về tác phẩm kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt nhận được nhiều
sự quan tâm hơn cả.
Với Lưu Quang Vũ - một tài năng, một đời người (tác giả Vũ Hà - Ngô
Thảo), trong phần viết Con đường sáng tạo của một tài năng của Ngô Thảo, tác
giả đã chia kịch của Lưu Quang Vũ làm ba loại, bên cạnh mảng kịch dựa cốt
truyện văn học và do sáng tác thì mảng kịch dựa tích truyện dân gian tuy số
lượng ít nhưng lại chiếm vị trí nhất định trong thành công và sự nghiệp của tác
giả. "Riêng tôi cứ tin là rồi cái vở kịch mượn tích xưa nay (có nhiều thay đổi - tất
nhiên) rồi sẽ còn trên sân khấu một thời gian dài hơn” [26,tr.65] - đó là suy


7

ngẫm của Ngô Thảo về vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Dù sao điều có
ý nghĩa nhất là tác giả đã phân loại kịch của Lưu Quang Vũ, tạo nên tính khoa
học, hệ thống trong quá trình nghiên cứu.
Tác giả Phan Trọng Thưởng khi tìm hiểu về mảng kịch này đã chỉ ra Phép
ứng xử với cái chết trong kịch Lưu Quang Vũ, đặc biệt là đến vở Hồn Trương
Ba, da hàng thịt, tác giả chỉ ra vấn đề sống - chết còn được Lưu Quang Vũ nâng
lên bình diện triết học - dựa trên nền cốt truyện mang đạo lý dân gian.

Tác giả Cao Minh trong Kịch Lưu Quang Vũ và những vấn đề của đời
sống đã nêu "Từ một truyện cổ dân gian mang tính triết lý cao, Lưu Quang Vũ
sáng tác vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Vở kịch đi thẳng vào người
xem với vấn đề muôn thuở của con người, cũng là vấn đề cấp bách của cuộc
sống hiện tại” [23,tr174-175]
Tác giả Phạm Thị Thành: "Anh cũng hay dùng các câu chuyện huyền
thoại, cổ tích để viết lên những tâm sự của con người hôm nay” [26,tr.251252]. Phạm Vĩnh Cư gọi Hồn Trương Ba, da hàng thịt là bi hùng kịch, Lưu
Quang Vũ đã "đổ rượu mới vào bình cũ kể lại chuyện hài cổ như một bi kịch

triết lý thời nay với hai chiều kích đan thoa: chiều kích nhân sinh - xã hội và
chiều kích bản thể siêu hình”.
Các bài viết hầu hết tập trung làm rõ một số đặc điểm và giá trị của vở
kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt và một số vở kịch khác trong mảng kịch khai
thác truyện dân gian tuy nhiên còn mang tính chất rời rạc lẻ tẻ. Duy nhất cho đến
nay, PGS.TS Lưu Khánh Thơ trong bài viết Sự khai thác mô típ dân gian trong
kịch Lưu Quang Vũ đã có sự quan tâm đúng mức đến mảng kịch dựa trên tích
truyện dân gian của Lưu Quang Vũ với những luận điểm rõ ràng, cụ thể: “Việc
khai thác các mô típ dân gian, dựa vào đó để viết kịch bản mang đậm dấu ấn cá
nhân và phong cách của mình đã tạo cho kịch Lưu Quang Vũ một chiều sâu đáng
kể. Nó tạo cho kịch của anh sự phong phú về đề tài, hấp dẫn ở cốt truyện, lôi
cuốn ở nghệ thuật xây dựng nhân vật. Trong số kịch bản của Lưu


8

Quang Vũ, khối lượng những vở khai thác trực tiếp từ cốt truyện dân gian không
nhiều lắm, nhưng hầu hết những vở kịch đó đều đạt tới hiệu quả nghệ thuật
tương đối cao. Tiêu biểu nhất là vở “Hồn Trương Ba da hàng thịt” [8,166]. “Lời
nói dối cuối cùng cũng là một vở kịch khai thác vốn cổ dân gian mà vẫn giầu ý
nghĩa hiện đại của Lưu Quang Vũ” [8,tr.168]. Vở kịch Ông vua hoá hổ cũng
được phân tích theo hệ thống của những tác phẩm thuộc mảng kịch dựa trên tích
truyện dân gian. Cuối cùng, PGS.TS Lưu Khánh Thơ kết luận: "Tài năng của nhà
viết kịch một lần nữa được khẳng định trong việc biến cổ tích, huyền thoại thành
chuyện của thời hiện đại, nêu lên cái muôn đời trong những cái bình
thường”[8,tr.169]. Trong Tác phẩm được giải thưởng Hồ Chí Minh, tác giả Lưu
Khánh Thơ cũng đã có những nhận xét về đóng góp của Lưu Quang Vũ đối với
nền văn học kịch Việt Nam và những lưu ý tới mảng kịch dựa trên tích truyện
dân gian, cụ thể là vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt.
Cho đến gần đây đã có thêm một số luận văn, các bài nghiên cứu của sinh

viên chuyên ngành về mảng kịch khai thác truyện dân gian của Lưu Quang Vũ,
tuy nhiên mới dừng lại ở mức độ khái quát, đi vào tìm hiểu những vấn đề chung
nhất của mảng kịch. Đó là của tác giả Mai Thị Tâm với Mảng kịch dựa trên tích
truyện dân gian của Lưu Quang Vũ (2007); tác giả Tô Thị Kim Thoa với Mảng
kịch dựa trên tích truyện dân gian của Lưu Quang Vũ (2011).
Nhìn chung đối với mảng kịch khai thác truyện dân gian của Lưu Quang
Vũ thì còn rất nhiều vấn đề hầu như còn chưa được đi sâu tìm hiểu, còn rất nhiều
khía cạnh mang ý nghĩa giá trị sâu sắc chưa được khai phá nghiên cứu. Đặc biệt
qua khảo sát chúng tôi nhận thấy chưa có bài viết và công trình nghiên cứu nào
đi sâu tìm hiểu về nhân vật nữ trong mảng kịch này. Vì vậy với đề tài “Nhân vật
nữ trong mảng kịch khai thác truyện dân gian của Lưu Quang Vũ” chúng tôi hi
vọng sẽ khơi mở được những vấn đề còn mới mẻ hay đang dang dở, qua đó góp
phần đánh giá chiều sâu giá trị của kịch Lưu Quang Vũ. Song phải khẳng định
rằng, những đánh giá, nhận định ban đầu của các tác giả, các


9

nhà nghiên cứu đã tạo tiền đề, gợi ý quý báu cho người viết luận văn này; qua
đó góp phần tạo nên cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về kịch Lưu Quang Vũ
cũng như hiểu được sự cách tân sáng tạo của tác giả khi tiếp thu văn học dân
gian.
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là nhân vật nữ trong mảng
kịch khai thác truyện dân gian của Lưu Quang Vũ qua 4 kịch bản: Lời nói dối
cuối cùng, Ông vua hóa hổ, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Linh hồn của đá.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn hướng tới mục tiêu làm rõ hình tượng nhân vật nữ được tác
giả xây dựng trong mảng kịch khai thác truyện dân gian. Sự tìm hiểu về hình

tượng nhân vật nữ có thể đem lại cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc về quan
niệm nhân sinh của Lưu Quang Vũ về con người, về cuộc sống.
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Làm rõ những vấn đề của thể loại kịch và sự đóng góp của Lưu Quang Vũ
đối với sân khấu kịch Việt Nam. Làm rõ đặc điểm nhận vật nữ và nghệ thuật xây
dựng nữ trong mảng kịch khai thác truyện dân gian của Lưu Quang Vũ.

4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp
thống kê, phân loại, Phương pháp so sánh đối chiếu, Phương pháp hệ thống,
Phương pháp phân tích tổng hợp, Phương pháp nghiên cứu liên ngành.
5. Phạm vi nghiên cứu


10

Tìm hiểu về nhân vật nữ trong mảng kịch khai thác truyện dân gian của
Lưu Quang Vũ, chúng tôi nghiên cứu 4 kịch bản: Lời nói dối cuối cùng, Ông
vua hóa hổ, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Linh hồn của đá.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn đi sâu vào tìm hiểu về nhân vật nữ trong mảng kịch khai thác
truyện dân gian của Lưu Quang Vũ, qua đó góp phần tạo nên cái nhìn sâu sắc,
toàn diện hơn về kịch Lưu Quang Vũ cũng như hiểu được sự cách tân sáng tạo
của tác giả khi tiếp thu VHDG. Đó là cơ sở lí luận để cảm hiểu sâu sắc, giảng
dạy hiệu quả các tác phẩm kịch được đưa vào giảng dạy trong nhà trường như
vở Hồn Trương Ba da hàng thịt.
7.

Kết cấu của luận văn

Luận văn của chúng tôi được triển khai thành 3 phần: Phần mở đầu,

phần nội dung và phần kết luận.
Phần nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề của thể loại kịch và hiện tượng Lưu Quang
Vũ đối với sân khấu kịch thời kì đổi mới
Chương 2: Loại hình nhân vật nữ trong mảng kịch khai thác truyện dân
gian của Lưu Quang Vũ
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong mảng kịch khai thác
truyện dân gian của Lưu Quang Vũ

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1


11

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA THỂ LOẠI KỊCH VÀ HIỆN TƯỢNG LƯU
QUANG VŨ ĐỐI VỚI SÂN KHẤU KỊCH VIỆT NAM
1.1. Một số giới thuyết về thể loại kịch và sự xuất hiện, phát triển của
kịch ở Việt Nam
1.1.1. Một số giới thuyết về thể loại kịch
1.1.1.1 Khái niệm về thể loại
Theo Từ điển thuật ngữ văn học ở cấp độ loại hình thì kịch là một trong
ba phương thức tồn tại cơ bản của văn học (kịch, tự sự, trữ tình). Kịch vừa
thuộc sân khấu vừa thuộc văn học. Nó vừa để diễn là chủ yếu lại vừa để đọc
vì kịch bản chính là phương diện văn học của kịch.
Kịch được xây dựng trên cơ sở những mâu thuẫn lịch sử, xã hội hoặc
những xung đột mang tính nhân loại. Những xung đột ấy được thể hiện cụ thể
qua hành động kịch và ngôn ngữ kịch trong một cốt truyện chặt chẽ giàu kịch

tính trong những tình huống độc đáo.
Căn cứ vào nội dung kịch, có thể chia thành các thể loại: hài kịch, bi kịch,
bi hài kịch, chính kịch... Cũng có thể căn cứ vào nội dung của các đề tài mà chia
kịch thành: kịch cổ điển, kịch dân gian, kịch thần thoại, kịch hiện đại... Cũng có
cách phân chia khác dựa theo chính thời gian biểu diễn chia thành:

kịch ngắn, kịch dài.
Không nên đồng nhất kịch và kịch bản văn học. Nói đến kịch là nói đến
một loại hình của nghệ thuật sân khấu mang tính chất tổng hợp bao gồm nhiều
hoạt động của diễn viên, đạo diễn, hóa trang, ánh sáng, âm thanh... Kịch bản
văn học chỉ là một yếu tố, dù đó có thể là một trong những yếu tố đầu tiên và
quan trọng nhất của kịch. Kịch bản văn học là tác phẩm văn học, có đầy đủ
đặc điểm của nghệ thuật ngôn từ. Còn sân khấu thuộc nghệ thuật biểu diễn.


12

Kịch bản văn học viết ra là để biểu diễn nên cũng đậm chất sân khấu.
Vì thế khi xem xét kịch bản văn học một mặt phải xem nó như một tác phẩm
nghệ thuật, mặt khác không thể tách rời nó khỏi nghệ thuật sân khấu mới thấy
hết được những đặc trưng của nó.
Nhìn dưới cấp độ như một thể loại, kịch ra đời vào khoảng nửa sau thế
kỉ XVIII với các sáng tác của các nhà văn khai sáng ở Pháp và Đức như là
G.E.Letsing, Boomacse, Didoro….
1.1.1.2. Một số đặc trưng của thể loại kịch
-

Xung đột kịch:
Kịch bắt đầu từ xung đột. Pha đê ép cho rằng: "Xung đột là cơ sở của


kịch". Hiểu theo nghĩa hẹp, xung đột trong tác phẩm kịch là sự phát triển cao
nhất sự mâu thuẫn của hai hay nhiều lực lượng đối lập thông qua một sự kiện
hay một diễn biến tâm lí cụ thể được thể hiện trong mỗi màn, mỗi hồi kịch.
Có thể có rất nhiều loại xung đột khác nhau. Có xung đột biểu hiện của sự đè
nén, giằng co, chống đối giữa các lực lượng, có xung đột được biểu hiện qua
sự đấu tranh nội tâm của một nhân vật, có xung đột là sự đấu trí căng thẳng và
lí lẽ để thuyết phục đối phương giữa hai lực lượng...Do tính chất sân khấu quy
định cho nên trong khi phản ánh hiện thực, tác giả kịch bản buộc phải bước
vào những mâu thuẫn trong cuộc sống đã phát triển đến chỗ xung đột, đòi hỏi
phải được giải quyết bằng cách này hay cách khác. Vì vậy, có thể nói xung đột
là đặc điểm cơ bản của kịch. Hégel cho rằng "tình thế giàu xung đột là đối
tượng ưu tiên của nghệ thuật kịch".
Xung đột kịch cần phải phản ánh những mâu thuẫn cơ bản của xã hội và
thời đại, nói cách khác là luôn mang tính lịch sử cụ thể. Ở những thời đại khác
nhau có những xung đột khác nhau. Ở thời cổ đại, đó là sự xung đột giữa thế giới
quan thần linh, tư tưởng định mệnh với khát vọng làm chủ thiên nhiên, làm


13

chủ bản thân của con người. Trong xã hội nô lệ, đó là xung đột giữa những
người nô lệ muốn đấu tranh giành lại tự do với bọn chủ nô. Trong xã hội
phong kiến, đó là xung đột giữa một bên là uy quyền của vua chúa, quan lại
với người dân bị áp bức và đòi được giải phóng. Trong thời kì hiện đại, các
xung đột thường xoay quanh những vấn đề cách mạng và phản cách mạng, cái
thiện, cái ác, cái mới, cái cũ, cái tốt, cái xấu...
Xung đột kịch do tính chất sân khấu quy định đồng thời xung đột làm
cho kịch có tính sân khấu. Sức hấp dẫn của một vở kịch là ở chỗ nhà văn phải
phát hiện, nêu ra và giải quyết các xung đột lớn nhỏ trong vở kịch. Các yếu tố
khác của kịch phải góp phần tô đậm xung đột và dẫn đến một kết cục sâu sắc,

gần gũi với những vấn đề của cuộc sống.
Xét một vài đặc điểm về xung đột kịch như vậy, có thể nói xung đột là
yếu tố quan trọng không thể thiếu trong kịch. “Giá trị tư tưởng nghệ thuật của
vở kịch phụ thuộc vào việc lựa chọn đúng đắn xung đột kịch và xung đột kịch
chỉ có thể trở thành cơ sở tốt đẹp của vở kịch khi nó nảy sinh ra như một sự
phản ánh độc đáo những mâu thuẫn điển hình của cuộc sống” [16,tr.20]
-

Hành động kịch:
Hành động kịch cũng là một đặc trưng nổi bật của kịch bởi kịch là một

thể loại mang lại sự nhận thức thực tại thông qua yếu tố hành động. Xung đột
kịch được triển khai thông qua các hành động. Hành động là cơ sở cơ bản của
một tác phẩm kịch. Tuy nhiên không thể hiểu đơn giản hành động kịch chỉ là
lời nói cử chỉ, dáng điệu (ngôn ngữ cơ thể) của diễn viên.
Hành động kịch chính là sự thể hiện trực tiếp nội dung của xung động
kịch. Hành động kịch chính là cốt truyện được tổ chức một cách thống nhất và
chặt chẽ trong một khuôn khổ hoàn chỉnh của một tác phẩm nghệ thuật. Kịch
có cốt truyện chặt chẽ vừa đủ không có chỗ cho những vụn vặt, trữ tình ngoại


14

đề,…. Vì vậy, hành động kịch thường được tổ chức theo quan hệ nhân quả chặt

chẽ. Hành động này là kết quả của hành động trước và là nguyên nhân của
hành động sau.
Hành động kịch gắn chặt với nhân vật kịch, là trục chính để thể hiện
tính cách nhân vật. Hành động kịch thể hiện ý thức cũng như cảm xúc của
nhân vật qua đó thể hiên xung đột kịch. Hành động kịch có thể được chia

thành hành động bên trong và hành động bên ngoài. Hành động bên trong là
những diễn biến tâm lí, những suy nghĩ, tâm trạng thể hiện rõ nét đời sống nội
tâm của nhân vật. Hành động bên ngoài là những điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, nụ
cười… của nhân vật kịch (do các diễn viên thể hiện trên sân khấu).
-

Nhân vật kịch
Một vở kịch được diễn trên sân khấu, chỉ có nhân vật đi lại, nói năng,

hoạt động. Trong kịch bản văn học, ngoài nhân vật, còn có những lời chỉ dẫn
về cảnh vật, con người thường được in nghiêng được tác giả viết nhằm gợi ý
cho sự dàn dựng của nhà đạo diễn chứ không phải cho người xem. Vì vậy, có
thể nói trên sân khấu chỉ có nhân vật hành động. Tất cả mọi sự việc trong vở
kịch đều được bộc lộ thông qua nhân vật kịch.
Ðiểm khác nhau cơ bản giữa tác phẩm kịch với tác phẩm tự sự và kí là
kịch không có nhân vật người kể chuyện. Maxim Gorki cho rằng: "Kịch, bi
kịch, hài kịch là thể loại khó nhất trong văn học, khó là vì một vở kịch đòi hỏi
mỗi nhân vật trong vở kịch phải thể hiện tính cách bằng lời nói và hành động
không có lời mách bảo, gợi ý của tác giả. Các nhân vật kịch được hình thành
là do lời lẽ của họ và tuyệt đối chỉ do những lời lẽ ấy mà thôi nghĩa là tác giả
xây dựng nhân vật bằng ngôn ngữ hội thoại chứ không phải bằng ngôn ngữ
miêu tả".


15

Tác phẩm kịch được viết ra chủ yếu là để diễn trên sân khấu, bị hạn chế
bởi không gian và thời gian nên số lượng nhân vật không thể quá nhiều như
trong các tác phẩm tự sự và cũng không được khắc họa tỉ mỉ, nhiều mặt. Do
đó, trong kịch tính cách nhân vật được tạo ấn tượng nổi bật và xác định nhằm

gây ấn tượng mãnh liệt và sâu sắc cho khán giả. Hiển nhiên sự nổi bật, tập
trung đó không có nghĩa là đơn giản, một chiều. Xoay quanh một nét tính
cách khác, vừa liên đới, vừa biến thái làm cho gương mặt của nhân vật sinh
động và đa dạng hơn.
Nhân vật của kịch thường chứa đựng những cuộc đấu tranh nội tâm. Do
đặc trưng của kịch là xung đột nên khi đứng trước những xung đột đó, con người
bắt buộc phải hành động và vì vậy, con người không thể không đắn đo, suy nghĩ,
cân nhắc, băn khoăn, dằn vặt... Đặc trưng này cũng được thể hiện trong các loại
văn học khác nhưng rõ ràng được thể hiện tập trung và phổ biến nhất trong kịch.
Chính từ đặc điểm này, nhiều tác giả kịch đã dùng biện pháp lưỡng hóa nhân vật
nhằm biểu hiện cuộc đấu tranh nội tâm của chính nhân vật đó.

-

Ngôn ngữ kịch:
Một phương tiện rất quan trọng để bộc lộ hành động kịch là ngôn ngữ.

Trong kịch không có nhân vật người kể chuyện nên không có ngôn ngữ người kể
chuyện. Vở kịch được diễn trên sân khấu chỉ có ngôn ngữ nhân vật. Có thể nói
đến 3 dạng ngôn ngữ nhân vật trong kịch: đối thoại, độc thoại và bàng thoại.

Ðối thoại là lời các nhân vật nói với nhau, là lời đối đáp qua lại giữa
các nhân vật. Ðây là dạng ngôn ngữ phổ biến nhất trong kịch. “Đối thoại là
thể chất và linh hồn kịch. Kịch là văn bản đối thoại, hoặc bản viết thành lời,
hoặc lời nói viết thành vă bản” [13,tr.314] . Các lời đối thoại trong kịch phải
sắc sảo, sinh động và có tác dụng hỗ trợ tương với nhau nhằm thể hiện kịch
tính, “thúc đẩy hành động, là những chuyển động, gặp gỡ nhau, bị cản trở, va
chạm nhau, tạo thành xung đột kịch” [13,tr.323]



16

Ðộc thoại là lời nhân vật tự nói với chính mình, tự giãi bày tâm tư tình
cảm của mình. Ðây là biện pháp quan trọng nhất nhằm biểu hiện nội tâm nhân
vật nhưng không phải là biện pháp duy nhất. Ðể biểu hiện nội tâm, bên cạnh
độc thoại, người ta có thể thay thế bằng những phút yên lặng, những tiếng đế..
Bàng thoại là lời nói riêng với khán giả: Có khi đang đối đáp với một
nhân vật khác, bỗng nhiên nhân vật tiến lên về phía khán giả nói vài câu để
giải thích một cảnh ngộ, một điều bí mật. Loại này rất hiếm, chỉ thấy trong
loại kịch tự sự như của Brết, nhất là những lời giáo đầu trong tuồng chèo ở ta”
[13,tr.410]
Về đặc điểm, ngôn ngữ kịch phải là ngôn ngữ mang “tính hành động,
tính khẩu ngữ, tính hàm súc, tính tổng hợp và phải phù hợp với tính cách của
nhân vật” [13,tr.410]. Trước hết, đó là những lời đối thoại thông thường trong
cuộc ssống, phải có tác dụng khắc họa tính cách, nghề nghiêp, tuổi tác, trình
độ văn hóa...của nhân vật. Nó mang sắc thái riêng của từng tình cách, do từ
miệng nhân vật nói ra, chứ không phải do tác giả. Ngôn ngữ trong kịch đòi
hỏi phải gắn liền mật thiết với động tác, điều này giúp người xem hiểu được
những suy nghĩ, tâm tư nhân vật.
Ngôn ngữ nhân vật kịch đòi hỏi người viết phải có một vốn hiểu biết
phong phú và sâu rộng về quần chúng, nắm được cách nói đa dạng của quần
chúng, điều này quan trọng đối với mọi nhà văn nói chung nhưng đặc biệt là
đối với người viết kịch.
1.1.2. Sự xuất hiện và phát triển của thể loại kịch ở Việt Nam
Ngay từ thuở bình minh của nền văn học Hi lạp - La mã cổ đại, kịch đã
xuất hiện và sớm trở thành một thể loại văn học thượng đẳng. Ở những giai
đoạn tiếp theo trong lịch sử châu Âu, kịch có một sức phát triển vượt trội và
rực rỡ, xuất hiện nhiều kịch gia lỗi lạc xứng tầm nhân loại. Đó là các tên tuổi



×