Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Báo cáo nghiên cứu thực tế Chuyên đề: Chất lượng sinh hoạt chuyên đề của Chi bộ trực thuộc Đảng bộ xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.93 KB, 10 trang )

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH ................
Lớp Trung cấp lý luận Chính trị - hành chính ..............

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THỰC TẾ
Chủ đề
SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ Ở CÁC CHI BỘ TRỰC THUỘC
ĐẢNG BỘ XÃ THANH CHĂN
HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN

Họ và tên học viên: ..........................


Lào Cai, tháng 11 năm 2020
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chủ đề
Sinh hoạt chi bộ hàng tháng, chuyên đề (sau đây gọi chung là sinh hoạt
Chi bộ) là hoạt động quan trọng của Chi bộ, tác động đến quá trình lãnh đạo
của Đảng và quá trình nhận thức của mỗi đảng viên trên các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Do đó, nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ thực chất là nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng. Cho nên, sinh hoạt chi
bộ được xem là một trong những hoạt động chủ yếu của chi bộ. Không sinh
hoạt chi bộ, xem như Chi bộ ngưng hoạt động. Sinh hoạt Chi bộ có vai trò tác
dụng to lớn đối với xây dựng Đảng, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong
Đảng; là diễn đàn phát huy dân chủ, tính sáng tạo và nâng cao trình độ mọi mặt
của của đảng viên.
Thông qua sinh hoạt Chi bộ làm cho mọi đảng viên nâng cao ý thức trách
nhiệm, tích cực học tập, tu dưỡng, rèn luyện, thực hiện tốt nhiệm vụ của người
đảng viên do Điều lệ Đảng quy định và các nhiệm vụ được Chi bộ phân công;
nâng cao ý thức tổ chức, kỷ luật, tinh thần tự phê bình và phê bình; tăng cường
đoàn kết, thống nhất và tình thương yêu đồng chí trong chi bộ; cấp ủy nắm chắc
tình hình tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống của đảng viên; có biện pháp cụ


thể để xây dựng đội ngũ đảng viên và xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng sinh hoạt Chi
bộ vẫn còn những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình
hình mới.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn chủ đề: “Chất lượng sinh hoạt chuyên
đề của Chi bộ trực thuộc Đảng bộ xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh
Điện Biên” làm đề tài nghiên cứu thực tế cuối khóa lớp TCLLCT - HC A12-19.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1- Đối tượng nghiên cứu: Sinh hoạt chuyên đề của các Chi bộ.
2.2- Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên:


Thời gian: năm 2019 và 6 tháng đầu năm 2020
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng và đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm góp phần
nâng cao “Chất lượng sinh hoạt chuyên đề của chi bộ trực thuộc đảng bộ xã
Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên” ” trong thời gian tiếp theo.
4. Phương pháp nghiên cứu thực tế:
Sử dụng phương pháp nghiên cứu báo cáo, tổng hợp, so sánh, phân tích
nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực tế.
NỘI DUNG
1. Khái quát tình hình đảng bộ xã Thanh Chăn:
Thanh Chăn là xã biên giới nằm phía Tây lòng chảo Điện Biên, có chiều
dài đường biên giới tiếp giáp với nước Cộng hòa DCND Lào dài 1,704 km.
Tổng diện tích tự nhiên 2.220,88ha. Dân số có 1.302 hộ gia đình, 5.017 nhân
khẩu, có 18 thôn, bản gồm 04 dân tộc chính cùng sinh sống (Dân tộc Kinh 45%;
Dân tộc Thái 50%; Dân tộc Tày, Nùng và một số dân tộc khác 5%).
Thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp là chính, 80% số lao động làm
nông nghiệp, còn lại khoảng 20% số lao động làm kinh doanh, dịch vụ và xây

dựng. Trên địa bàn xã có 04 cấp học, 01 Trạm Y tế xã.
Đảng bộ với 22 chi bộ với tổng số có 315 đảng viên trong đó: 16 Chi bộ
thôn, bản; 03 Chi bộ Trường học; 01 Chi bộ Trạm ý tế; 01 Chi bộ Quân sự xã;
01 Chi bộ Công an xã,
Đảng viên người dân tộc 170 Đ/c chiếm 54 %.
Đảng viên nữ 108 Đ/c chiếm tỉ lện 39%.
Không có thôn, bản cơ quan đơn vị trắng đảng viên, trắng Chi bộ, không có
Chi bộ sinh hoạt ghép.
Những năm qua xã Thanh Chăn luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo sát sao của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Điện Biên và sự giúp đỡ của
các Ban, Ngành từ Trung ương đến địa phương.
Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong xã có truyền thống đoàn kết, khắc
phục khó khăn, lao động cần cù, sáng tạo. Hệ thống chính trị từ xã đến thôn, bản


luôn được củng cố kiện toàn hoạt động có hiệu quả. Đội ngũ cán bộ, công chức
từng bước trưởng thành. Các phong trào thi đua yêu nước lập thành tích chào
mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh thường xuyên được phát
động đã tạo không khí phấn khởi, tin tưởng trong cán bộ, đảng viên và các tầng
lớp nhân dân.

2. Thực trạng sinh hoạt chuyên đề của Chi bộ trực thuộc Đảng ủy xã
Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên:
2.1. Công tác chỉ đạo của Đảng ủy xã Thanh Chăn về sinh hoạt
chuyên đề của các Chi bộ:
Thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 30/3/2007 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng “Về nâng cao hoạt chi bộ”; Hướng dẫn số 12- HD/BTCTW,
ngày 06/7/2018 của Ban Tổ chức Trung ương về "Hướng dẫn một số vấn đề về
nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ", các quy định cũng như hướng dẫn của
tỉnh Ủy Điện Biên, huyện Ủy Điện Biên. Đảng ủy xã Thanh Chăn đã tổ chức chỉ

đạo, phổ biến đến các chi bộ thuộc Đảng bộ xã về mục đích, yêu cầu của việc
sinh hoạt chuyên đề, làm cho các cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên nhận thức
sâu sắc về vai trò, vị trí quan trọng của tổ chức cơ sở đảng và của chi bộ; ý nghĩa
quan trọng của việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên đề đối với việc nâng
cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội
ngũ cán bộ; Các chi bộ Đảng của xã phải thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt
định kỳ theo quy định của Điều lệ Đảng và Hướng dẫn mới nhất (Hướng dẫn số
12). Việc đổi mới nội dung, hình thức và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ
theo chuyên đề phải gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh; làm cho mọi đảng viên nâng cao nhận thức, tự giác chấp hành
các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, Pháp luật của Nhà nước; thực
hiện tốt Nghị quyết của Chi bộ và của cấp ủy cấp trên; bảo đảm tính lãnh đạo,
tính giáo dục và tính chiến đấu để chi bộ thực sự là nơi lãnh đạo, quản lý, giáo
dục, rèn luyện và bồi dưỡng cán bộ, đảng viên; Thông qua sinh hoạt chuyên đề
làm cho mọi đảng viên nâng cao ý thức trách nhiệm, tích cực học tập, tu dưỡng,
rèn luyện, thực hiện tốt nhiệm vụ của người đảng viên; nâng cao ý thức tổ chức,


kỷ luật, tinh thần tự phê bình và phê bình; tăng cường đoàn kết, thống nhất và
tình thương yêu đồng chí trong chi bộ; cấp ủy nắm chắc tình hình tư tưởng,
phẩm chất đạo đức, lối sống của đảng viên; có biện pháp cụ thể để xây dựng đội
ngũ đảng viên và xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh.
2.2. Kết quả sinh hoạt chuyên đề của Chi bộ trực thuộc Đảng ủy xã
Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên:
Được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Đảng ủy cấp trên. Trong những năm qua,
sinh hoạt chi bộ theo chuyên đề tại xã Thanh Chăn đã được thực hiện tương đối
bài bản, nghiêm túc.

Quán triệt sâu sắc Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đẩy
mạnh học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", Hướng dẫn số

29-HD/BTG, ngày 22/2/2018 của Ban tuyên giáo huyện ủy Điện Biên về thực
hiện Chỉ thị số 05-CT/TW chuyên đề năm 2019 Đảng ủy đã xây dựng kế
hoạch số 13-KH/ĐU, ngày 17/3/2019 của Đảng ủy xã Thanh Chăn về học tập
chuyên đề " Những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh" và tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ chính trị;
Hướng dẫn số 02-HD/ĐU, ngày 28/5/2017 của Đảng ủy xã Thanh Chăn về
sinh hoạt chuyên đề năm 2018 về thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW năm 2019;
BTV Đảng ủy đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện tốt công tác quán
triệt, tuyên truyền học tập làm cho toàn Đảng, toàn dân, cán bộ, Đảng viên
nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, tấm
gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, gắn với Nghị quyết Trung ương
4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Quy định số 101-QĐ/TW của Ban Bí
thư Trung ương Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, Đảng viên, trước
hết là người đứng đầu; Quy định 55-QĐ/TW của Bộ Chính trị về một số việc
cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, Đảng viên , tạo sự


thống nhất cao về nhận thức, ý chí, bản lĩnh chính trị, gương mẫu thực hiện
một cách sáng tạo trong thực tiễn.
Về nội dung, đa số các chi bộ đã thực hiện đúng theo Hướng dẫn số 12
của Ban Tổ chức Trung ương, xây dựng các chuyên đề riêng phù hợp, thống
nhất với chỉ đạo của cấp ủy cấp trên và xuất phát từ nhiệm vụ phát sinh của cơ
quan, đơn vị, địa bàn dân cư. Về hình thức, cơ bản đều có phân công thư ký ghi
chép và sử dụng hình thức lấy biểu quyết để ban hành Nghị quyết. Công tác
chuẩn bị, điều hành sinh hoạt chuyên đề của cấp ủy, trực tiếp là đồng chí bí thư
chi bộ được nâng cao. Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh
hoạt tương đối tốt. Đảng viên có trách nhiệm hơn trong tham gia phát biểu ý
kiến, tham luận, thảo luận tìm giải pháp khắc phục hạn chế, tồn tại. Tinh thần tự

phê bình và phê bình nhằm nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng được
thực hiện khá tốt. Việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề của các chi bộ thuộc Đảng
ủy xã Trân Châu được đánh giá trên các nội dung cơ bản sau:
* Về nền nếp sinh hoạt và ý thức tổ chức kỷ luật của đảng viên:
Nề nếp sinh hoạt của các chi bộ thuộc đảng bộ xã Thanh Chăn được thực
hiện ngày càng nghiêm túc, xây dựng lịch sinh hoạt vào tháng cuối quý. Đồng
thời cũng trên cơ sở nhiệm vụ chính trị, đặc thù của chi bộ và tính chất hoạt
động để chọn thời điểm tổ chức sinh hoạt chi bộ sao cho thích hợp. Về ý thức tổ
chức kỷ luật của đảng viên ở các chi bộ đối với sinh hoạt chuyên đề ngày càng
được nâng cao, trong các buổi sinh hoạt đảng viên ngày càng đông đủ, đúng giờ
hơn. Trung bình mỗi buổi sinh hoạt chuyên đề có số lượng đảng viên tham gia
sinh hoạt đạt trên 90% so với tổng số đảng viên của chi bộ.
*Về công tác chuẩn bị cho sinh hoạt chuyên đề:
Để chuẩn bị nội dung và những điều kiện cần thiết cho sinh hoạt chuyên
đề. Qua nghiên cứu thấy, Hằng năm các chi bộ xây dựng kế hoạch sinh hoạt
chuyên đề để tổ chức thực hiện và báo cáo Đảng ủy xã theo dõi, chỉ đạo.
Chi bộ phân công đảng viên có khả năng biên tập, am hiểu nội dung liên
quan đến chuyên đề để chuẩn bị bằng văn bản.


Bí thư chi bộ trao đổi về mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp thực
hiện chuyên đề với đảng viên được phân công. Dự thảo chuyên đề phải được Chi
ủy hoặc Bí thư chi bộ thông qua và gửi cho đảng viên trước khi tổ chức sinh hoạt.
Qua ý kiến của các cấp ủy viên, một số đảng viên thuộc các chi bộ của xã có 45 ý
kiến trong đó: 32 ý kiến đánh giá công tác chuẩn bị sinh hoạt chuyên đề được Chi
ủy, Bí thư chi bộ chuẩn bị rất tốt; 10 đánh giá tương đối tốt; 03 đánh giá chưa tốt.
*Về nội dung sinh hoạt chuyên đề:
Về thông báo một số tình hình: Qua thực tế trao đổi với bí thư Chi bộ và
nghiên cứu sổ ghi biên bản và sổ Nghị quyết của một số chi bộ trực thuộc Đảng
ủy xã Thanh Chăn cho thấy các Chi bộ đã chuẩn bị nội dung phù hợp với đơn vị

mình mà đảng viên quan tâm và bám sát theo Hướng dẫn số: 12-HD/BTCTW,
ngày 06/7/2018 của Ban Tổ chức Trung ương về Một số vấn đề về nâng cao chất
lượng sinh hoạt chi bộ (Về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh); Về các giải pháp nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn
nghiệp vụ, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên; Về triển khai thực
hiện các chỉ thị, nghị quyết, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên
quan trực tiếp đến sự lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ….)
*Việc thực hiện quy trình và điều hành sinh hoạt chuyên đề:
Về thực hiện quy trình đảm bảo khoa học, hiệu quả: Sinh hoạt chuyên đề
của Chi bộ thuộc Đảng bộ đảm bảo đúng các bước trong quy trình sinh hoạt
chuyên đề, đó là: Bí thư chi bộ nêu mục đích, yêu cầu buổi sinh hoạt chuyên đề;
Đảng viên được phân công chuẩn bị, trình bày dự thảo chuyên đề; Các đảng viên
phát biểu, nêu nhận thức của cá nhân đối với chuyên đề và tác dụng của chuyên
đề đối với bản thân và liên hệ với Chi bộ, Cơ quan, Đơn vị, Địa phương; trao
đổi, đóng góp ý kiến để hoàn thiện dự thảo chuyên đề. Đảng viên được phân
công chuẩn bị chuyên đề tiếp thu ý kiến tham gia để hoàn thiện. Qua nghiên cứu
thấy, Bí thư chi bộ điều hành khoa học, dân chủ và tuân theo nguyên tắc của
Đảng và Không khí, tinh thần trong các buổi sinh hoạt chuyên đề của chi bộ cởi
mở, đảng viên tham gia nhiều ý kiến hơn.


2.3. Một số hạn chế, nguyên nhân và giải pháp khắc phục:
2.3.1. Một số hạn chế của các chi bộ trong việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề:
Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác tổ chức sinh hoạt
chuyên đề của các Chi bộ trực thuộc Đảng ủy xã Thanh Chăn, huyện Điện
Biên, thành tỉnh Điện Biên, còn một số hạn chế:
Một là, một số đồng chí cấp ủy viên được phân công phụ trách Chi bộ
trực thuộc tiến hành sinh hoạt đôi lúc chưa phát huy được tính kịp thời, dẫn
đến việc có chi bộ tổ chức không đúng định kỳ, có Chi bộ còn không tổ chức.
Hai là, sinh hoạt chuyên đề ở một số Chi bộ còn hình thức, chưa thiết thực,

việc lựa chọn nội dung sinh hoạt chung chung, chưa phải là những nội dung cần
thiết, bức xúc đưa ra bàn để tìm giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả.
Ba là, một số nội dung sinh hoạt chuyên đề chuẩn bị chưa đạt yêu cầu,
đảng viên tham gia ý kiến ít sôi nổi, chưa đồng đều, chủ yếu là đóng góp về câu
từ, mà chưa làm rõ vấn đề hạn chế, nguyên nhân và giải pháp thực hiện, nhằm
giải quyết các vấn đề đang đặt ra.
Bốn là, một số báo cáo chuyên đề chưa phân tích, đánh giá đúng, đầy đủ,
cụ thể những hạn chế, nguyên nhân nên việc đề ra giải pháp chưa cụ thể, sơ sài,
không khả thi.
2.3.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế:
Một là, Do một số Chi bộ cũng như một số Đảng ủy viên nhận thức chưa
đầy đủ về vị trí, vai trò, ý nghĩa của sinh hoạt chuyên đề dẫn đến việc sinh hoạt
mang tính hình thức, chưa thực sự hiệu quả
Hai là, do năng lực của một số Bí thư Chi bộ vẫn còn hạn chế. Đồng thời,
vai trò của bí thư Chi bộ chưa được phát huy đúng mức, đặc biệt là trong việc
điều hành sinh hoạt chuyên đề, nên đảng viên chưa tích cực tham gia đóng góp ý
kiến trong sinh hoạt chuyên đề.
Ba là, Chọn chủ đề sinh hoạt chung chung và nhiều chủ đề chưa phải là
những vấn đề gây bức xúc mà đảng viên quan tâm.


2.3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên
đề:
Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên đề, nâng cao năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên, trong thời gian tới cần tập
trung vào một số nội dung sau:
Thứ nhất, bám sát Hướng dẫn số 12-HD/BTC-TW và tăng cường công
tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên về ý nghĩa quan trọng của
sinh hoạt chuyên đề.
Thứ hai, các cấp ủy thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể nội dung,

cách thức tiến hành sinh hoạt chuyên đề; đồng thời, theo dõi, kiểm tra việc sinh
hoạt chuyên đề. Nên phân công cấp ủy viên thường xuyên dự, giám sát, hướng
dẫn các Chi bộ thực hiện sinh hoạt chuyên đề.
Thứ ba, quán triệt cho cấp ủy và đảng viên hiểu thống nhất về sinh hoạt
chuyên đề, tạo ra sự đồng thuận và nhất trí cao trong lựa chọn nội dung sinh
hoạt chuyên đề, phân công người có trình độ, năng lực chuẩn bị nội dung các
chuyên đề thiết thực với yêu cầu, nhiệm vụ của Chi bộ.
Thứ tư, phát huy vai trò điều hành sinh hoạt chuyên đề của Bí thư Chi bộ,
bí thư phải nghiên cứu, nắm chắc các vấn đề để gợi mở và tạo điều kiện cho
đảng viên đóng góp ý kiến; lắng nghe ý kiến của đảng viên, kể cả các ý kiến đối
lập, tránh nóng vội, gây không khí căng thẳng; tổng hợp ngắn gọn và kết luận
đúng, đầy đủ nội dung chi bộ đã thảo luận.
Thứ năm, nâng cao tinh thần, trách nhiệm của đảng viên trong việc tham
gia thảo luận, đóng góp ý kiến trong sinh hoạt chuyên đề, nhất là đánh giá những
hạn chế, tìm ra nguyên nhân và giải pháp để khắc phục, trên tinh thần xây dựng,
nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật Đảng, xây dựng đoàn kết, thống nhất cao trong
chi bộ.
3. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:
Với những kiến thức được trau dồi qua quá trình học tập chương trình
Trung cấp Lý luận - Hành chính và những kiến thức có được từ việc nghiên cứu
thực tế, tôi đề xuất một số nội dung như sau:


3.1. Về việc chỉ đạo và tổ chức sinh hoạt chuyên đề:
Nghiên cứu, rà soát nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác Đảng ở cơ sở,
ngoài việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật của
Nhà Nước thì cần phải nắm vững và hiểu rõ các quy định liên quan đến chức
năng, nhiệm vụ được giao.
Nâng cao trách nhiệm, gắn với những quyền lợi cụ thể của cán bộ làm công
tác đảng ở cơ sở. Cần có những chế tài khen thưởng xứng đáng đối với những

người làm tốt, có quy định xử lý chặt chẽ, nghiêm khắc đối với những cán bộ
làm việc quan liêu, thiếu trách nhiệm.
3.2. Đối với chương trình học Trung cấp Lý luận - Hành chính:
Đề nghị xem xét tăng thời lượng nghiên cứu thực tế đối với học viên, đảm
bảo cho học viên có thời gian vận dụng những lý thuyết, lý luận học tập được áp
dụng vào nghiên cứu thực tế làm cơ sở trau dồi kiến thức, vận dụng linh hoạt,
sáng tạo trong công tác sau này.
Cần biên soạn các nội dung trong giáo trình ngắn gọn hơn nữa, đồng thời sẽ
tăng nhiều kiến thức khác vào trong chương trình học: Tin học, Ngoại ngữ; Tâm
lý học lãnh đạo quản lý.
Do thời gian nghiên cứu thực tế còn gắn, nội dung nghiên cứu chưa sâu,
chưa dự sinh hoạt Chi bộ chuyên đề tại địa phương, cá nhân em rất mong nhận
được sự quan tâm hướng dẫn thêm của các thầy cô để khi về cơ quan sinh hoạt
sẽ có thêm nhiều kiến thức đã được học và áp dụng vào thực tế.
Xin trân trọng cảm ơn sự tạo điều kiện của nhà trường các thầy cô đã tổ
chức chuyến đi học tập đầy bổ ích.
Người làm bài

Vũ Nghĩa Hưng



×