Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

1 cong nghe hoa my pham

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 144 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

GIÁO TRÌNH
CÔNG NGHỆ HÓA MỸ PHẨM

PHAN KIM ANH

Tháng 7/2017


LỜI MỞ ĐẦU
Đã từ rất lâu đời, việc sử dụng các sản phẩm làm đẹp cũng như các sản phẩm giúp cải
thiện sự sạch sẽ và vệ sinh cá nhân là một nhu cầu không thể thiếu của con người.
Chính vì lý do đo mà ngày nay đi cùng với sự phát triển vượt bậc của các ngành khoa
học và công nghệ sản xuất khác nhau, ngành công nghệ sản xuất các sản phẩm mỹ
phẩm chăm sóc cá nhân cũng đã phát triển rất mạnh mẽ với rất nhiều công ty đa quốc
gia đứng đầu trên thế giới về lĩnh vực này.
Do đó, quyển giáo trình này giới thiệu đến sinh viên những khái niệm cơ bản về các
loại nguyên liệu cũng như công thức nền và quy trình sản xuất nhằm giúp sinh viên có
cái nhìn tổng quát nhất về quy trình sản xuất một sản phẩm mỹ phẩm để trên cơ sở đó
có thể làm quen được với quy trình sản xuất trong thực tế khi làm việc tại các nhà máy
sản xuất mỹ phẩm.
Nội dung quyển giáo trình gồm 9 chương với hai nội dung chính là:
-

Nội dung thứ nhất gồm 4 chương: Giới thiệu chung về mỹ phẩm, đối tượng của
mỹ phẩm, các giá mang sản phẩm chính cũng như các nguyên liệu chính trong
sản xuất mỹ phẩm

-



Nội dung thứ hai gồm 5 chương: Giới thiệu sơ lược về quy trình sản xuất một
số sản phẩm điển hình, vấn đề vệ sinh và bảo quản sản phẩm cũng như kiểm tra
chất lượng sản phẩm…


MỤC LỤC
MỤC LỤC .........................................................................................................................
CHƯƠNG I GIỚI THIỆU MỸ PHẨM ...........................................................................1
1.1.

Định nghĩa ..........................................................................................................1

1.2.

Lịch sử phát triển ...............................................................................................1

1.3.

Phân loại mỹ phẩm .............................................................................................2

1.4.

Quá trình phát triển mỹ phẩm ............................................................................2

1.5.

Thị trường mỹ phẩm trên thế giới ......................................................................4

CHƯƠNG 2 SINH LÝ CƠ BẢN CÁC ĐỐI TƯỢNG MỸ PHẨM................................6

2.1.

Đối tượng da.......................................................................................................6

2.1.1.

Sinh lý da .....................................................................................................6

2.1.2.

Một số vấn đề liên quan đến da ...................................................................7

2.2.

Đối tượng môi .................................................................................................. 11

2.2.1.

Sinh lý môi ................................................................................................ 11

2.2.2.

Cấu tạo môi ............................................................................................... 12

2.2.3.

Sự bắt màu của môi ................................................................................... 12

2.3.


Đối tượng tóc ................................................................................................... 13

2.3.1.

Sinh lý tóc .................................................................................................. 13

2.3.3.

Một số vấn đề liên quan đến tóc và da đầu ............................................... 16

2.3.4.

Một số bệnh khác của tóc .......................................................................... 17

2.3.5.

Vệ sinh, chăm sóc tóc và da đầu ............................................................... 18

2.4.

Đối tượng móng ............................................................................................... 19

2.4.1.

Cấu tạo móng ............................................................................................ 19

2.4.2.

Tính chất .................................................................................................... 20


2.4.3.

Một số vấn đề liên quan đến móng ........................................................... 20

2.5.

Đối tượng răng- miệng ..................................................................................... 20

2.5.1.

Cấu tạo răng .............................................................................................. 20

2.5.2.

Nước bọt .................................................................................................... 22

2.5.3.

Một số vấn đề liên quan đến răng, miệng ................................................. 22

CHƯƠNG 3 NGUYÊN LIỆU CƠ BẢN DÙNG TRONG MỸ PHẨM ....................... 24
3.1.

Dầu - Mỡ - Sáp ................................................................................................. 24


3.1.1.

Định nghĩa ................................................................................................. 24


3.1.2.

Tính chất .................................................................................................... 24

3.1.3.

Phân loại .................................................................................................... 25

3.1.4.

Các loại dầu và mỡ có nguồn gốc thực vật ............................................... 25

3.1.5.

Các hydrocarbon ....................................................................................... 26

3.1.6.

Các ester .................................................................................................... 28

3.1.7.

Silicone ...................................................................................................... 30

3.1.8.

Sáp ester .................................................................................................... 31

3.1.9.


Các acid béo cao phân tử........................................................................... 33

3.1.10.

Rượu cao phân tử ................................................................................... 35

3.1.11.

Các chất khác ......................................................................................... 36

3.2.

Chất hoạt động bề mặt ..................................................................................... 36

3.2.1.

Công dụng, phân loại và tính chất của chất hoạt động bề mặt .................. 36

3.2.2.

Chất hoạt động bề mặt anionic .................................................................. 38

3.2.3.

Chất hoạt động bề mặt cationic ................................................................. 41

3.2.4.

Chất hoạt động bề mặt lưỡng tính ............................................................. 42


3.2.5.

Chất hoạt động bề mặt không ion (non-ionic surfactant).......................... 42

3.2.6.

Các chất hoạt động bề mặt khác ................................................................ 44

3.2.7.

Chọn lựa và sử dụng chất hoạt động bề mặt ............................................. 45

3.3.

Chất giữ ẩm ...................................................................................................... 46

3.3.1.
3.4.

Công dụng, phân loại và tính chất của chất giữ ẩm .................................. 46

Chất sát trùng ................................................................................................... 47

3.4.1.

Công dụng ................................................................................................. 47

3.4.2.

Hệ vi sinh vật trên cơ thể người ................................................................ 47


3.4.3.

Các chất sát trùng thông thường................................................................ 48

3.5.

Chất bảo quản................................................................................................... 50

3.5.1.

Công dụng và tính chất.............................................................................. 50

3.5.2.

Nguồn gây ô nhiễm ................................................................................... 51

3.5.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của vi khuẩn trong sản phẩm ..... 51

3.5.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của chất bảo quản ............... 52

3.5.5.

Lựa chọn chất bảo quản............................................................................. 54

3.5.6.


An toàn trong sử dụng chất bảo quản ........................................................ 55


3.6.

Chất chống oxy hóa.......................................................................................... 55

3.6.1.

Cơ chế tự oxi hóa ...................................................................................... 55

3.6.2.

Các chất chống oxy hóa thường sử dụng .................................................. 56

3.7.

Chất chống nắng............................................................................................... 57

3.8.

Chất màu .......................................................................................................... 59

3.8.1.

Vai trò ........................................................................................................ 59

3.8.2.


Phân loại .................................................................................................... 60

3.9.

Hương liệu ....................................................................................................... 60

3.9.1.

Tính chất .................................................................................................... 60

3.9.2.

Các nguồn hương liệu ............................................................................... 61

3.9.2.1.

Từ thiên nhiên ........................................................................................ 61

3.9.2.2.

Từ tổng hợp hoặc bán tổng hợp ............................................................. 61

3.9.2.3.

Một số dạng dung dịch hương thường dùng để pha chế ........................ 61

3.10.

Nước ............................................................................................................. 61


3.10.1.

Vai trò và tính chất của nước trong mỹ phẩm ....................................... 61

3.10.2.

Thành phần của nước và các ảnh hưởng................................................ 62

3.10.3.

Yêu cầu nước dùng cho sản xuất mỹ phẩm ........................................... 63

3.10.4.

Loại ion vô cơ ........................................................................................ 63

3.10.5.

Loại vi sinh vật ...................................................................................... 65

CHƯƠNG 4 CÁC GIÁ MANG CHÍNH TRONG MỸ PHẨM .................................... 67
4.1.

Chức năng của giá mang .................................................................................. 67

4.2.

Phân loại giá mang ........................................................................................... 67

4.3.


Các giá mang chính trong mỹ phẩm ................................................................ 68

4.3.1.

Dung dịch .................................................................................................. 68

4.3.2.

Nhũ tương .................................................................................................. 69

4.3.3.

Hỗn dịch (Huyền phù) ............................................................................... 75

4.3.4.

Dung dịch micell ....................................................................................... 76

4.3.5.

Gel ............................................................................................................. 77

CHƯƠNG 5 VỆ SINH VÀ BẢO QUẢN MỸ PHẨM ................................................ 81
5.1.

Giới thiệu vi sinh vật ........................................................................................ 81

5.1.1.


Giới thiệu chung ........................................................................................ 81

5.1.2.

Phân loại .................................................................................................... 81


5.1.3.
5.2.

Đặc tính cơ bản.......................................................................................... 81

Vi Khuẩn .......................................................................................................... 81

5.2.1.

Phân loại .................................................................................................... 81

5.2.2.

Cấu tạo....................................................................................................... 82

5.2.3.

Đặc tính sinh sản và sinh dưỡng................................................................ 83

5.2.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến vi khuẩn .......................................................... 83


5.3.

Vi nấm .............................................................................................................. 83

5.4.

Các yếu tố bên ngoài tác động đến vi sinh vật................................................. 84

5.5.

Sự khử trùng..................................................................................................... 85

5.5.1.

Khái niệm .................................................................................................. 85

5.5.2.

Phương pháp vật lý.................................................................................... 85

5.5.3.

Phương pháp hóa học ................................................................................ 86

CHƯƠNG 6 CÁC SẢN PHẨM ĐẶC TRƯNG............................................................ 88
6.1.

Mỹ phẩm chăm sóc da ..................................................................................... 88

6.1.1.


Kem giữ ẩm ............................................................................................... 91

6.1.2.

Kem chăm sóc bàn tay .............................................................................. 94

6.1.3.

Kem tẩy trang ............................................................................................ 96

6.1.4.

Kem nền .................................................................................................... 98

6.1.5.

Quy trình chung phối chế các sản phẩm dạng nhũ ..................................100

6.2.

Sản phẩm phấn trang điểm .............................................................................101

6.3.

Sản phẩm dành cho tóc ..................................................................................104

6.3.1.

Dầu gội ....................................................................................................104


6.3.2.

Thuốc nhuộm tóc .....................................................................................106

6.3.3.

Thuốc uốn tóc ..........................................................................................109

6.4.

Sản phẩm chăm sóc răng miệng .....................................................................110

6.4.1.

Kem đánh răng ........................................................................................110

6.4.2.

Nước súc miệng.......................................................................................114

6.5.

Sản phẩm dành cho môi – son môi ................................................................116

6.6.

Sản phẩm chăm sóc móng ..............................................................................119

CHƯƠNG 7 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM MỸ PHẨM........................123

7.1.

Tổng quan về kiểm tra và đánh giá ................................................................123

7.1.1.

Kiểm tra về mặt an toàn ..........................................................................123


7.1.2.

Kiểm tra tính chất ổn định sản phâm.......................................................123

7.1.3.

Kiểm tra tính năng sản phẩm...................................................................123

7.1.4.

Kiểm tra chất lượng sản phẩm.................................................................124

7.2.

Kiểm tra mỹ phẩm..........................................................................................124

7.2.1.

Kiểm tra tính ổn định ..............................................................................124

7.2.2.


Kiểm tra tính năng ...................................................................................125

7.2.3.

Kiểm tra tình trạng sinh lý.......................................................................125

CHƯƠNG 8 BAO BÌ VÀ ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM MỸ PHẨM ............................126
8.1.

Chức năng bao bì ...........................................................................................126

8.2.

Nguyên liệu sản xuất bao bì ...........................................................................126

8.2.1.

Plastic ......................................................................................................126

8.2.2.

Thủy tinh .................................................................................................127

8.2.3.

Kim loại ...................................................................................................127

8.3.


Nguyên tắc sản xuất bao bì ............................................................................128

8.4.

Các dạng bao bì ..............................................................................................128

8.4.1.

Chai lọ thủy tinh ......................................................................................128

8.4.2.

Hộp bằng kim loại ...................................................................................128

8.4.3.

Các loại ống, hộp bằng plastic ................................................................129

8.5.

Kiểm tra bao bì ...............................................................................................129

8.5.1.

Kiểm tra tính thấm...................................................................................129

8.5.2.

Kiểm tra độ bền .......................................................................................130


8.5.3.

Kiểm tra tính tương hợp ..........................................................................130

CHƯƠNG 9 TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT SẢN XUẤT MỸ PHẨM ...................131
9.1.

Giới thiệu chung .............................................................................................131

9.2.

Quá trình phối trộn các sản phẩm mỹ phẩm ..................................................131

9.2.1.

Mục tiêu...................................................................................................131

9.2.2.

Cơ chế phối trộn ......................................................................................131

9.2.3.

Các dạng phối trộn ..................................................................................132

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................136



CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU MỸ PHẨM
1.1.

Định nghĩa

Mỹ phẩm là tên gọi chung, và đại diện cho đa số sản phẩm dùng bên ngoài có khả
năng làm đẹp, cải thiện vẻ bề ngoài của cơ thể.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về mỹ phẩm ở Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản
Ở Mỹ tại khoản 201(i) đạo luật FDC (Food, Drug, Cosmetic) năm 1938 thì mỹ
phẩm được định nghĩa là “một sản phẩm dùng để thoa, rắc, hoặc xịt, được sử dụng
trên cơ thể người (hoặc một phần cơ thể) có công dụng làm sạch, làm đẹp, tăng sự hấp
dẫn, hoặc cải thiện bẻ bề ngoài mà không tác động đến cấu trúc hoặc chức năng”
Ở Châu Âu, theo chỉ thị 93/35/EEC ngày 14 tháng 7, 1993. Mỹ phẩm được định
nghĩa như sau: “Một sản phẩm mỹ phẩm có nghĩa là bất kỳ chất hoặc tiền chất được
dùng trực tiếp ở những phần khác nhau của lớp biểu bì, tóc, móng, môi, bên ngoài bộ
phận sinh dục hoặc răng và màng nhầy ở khoang miệng; có công dụng chính là làm
sạch, làm thơm, thay đổi vẻ bên ngoài hoặc cải thiện mùi và (hoặc) bảo vệ hoặc giữ
cơ thể ở tình trạng tốt nhất”
Trong khi ở Nhật Bản, mỹ phẩm được định nghĩa như sau: “ Mỹ phẩm bao gồm
bất kỳ sản phẩm nào được sử dụng bằng cách thoa, rắc hoặc ứng dụng tương tự trên
cơ thể người để làm sạch, làm đẹp, tăng sự hấp dẫn và cải thiện vẻ bề ngoài và giữ
cho da và tóc khỏe khoắn, với điều kiện là sự tác động của các sản phẩm này trên cơ
thể là êm dịu”

1.2.

Lịch sử phát triển

Thuật ngữ “Cosmetic” xuất phát từ từ gốc Hy lạp “Kosm tikos” có nghĩa là “có
khả năng sắp xếp, có kỹ năng trang trí” xuất xứ từ “kosmein” có nghĩa là ngụy trang

và “kosmos” có nghĩa là sắp đặt, làm cho hài hòa
Mỹ phẩm đã trở nên quan trọng hơn trong đời sống hàng ngày, chúng được sử
dụng phổ biến với số lượng rất lớn được tiêu thụ hàng năm
Mỹ phẩm được sử dụng đầu tiên khi nào? Thậm chí nếu chúng ta kiểm tra lịch
sử của mỹ phẩm, cũng thật khó khăn để nói rằng mỹ phẩm được sử dụng đầu tiên khi
nào. Các khai quật khảo cổ cho thấy rằng chúng được sử dụng rất sớm từ thời kỳ đồ đá
và chúng ta có thể nói rằng mỹ phẩm đã được sử dụng từ rất lâu.
Vậy tại sao con người sử dụng mỹ phẩm? Nếu chúng ta kiểm tra mục đích của
mỹ phẩm, hầu hết chúng có vai trò bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố tự nhiên, chẳng hạn
như: nhiệt và ánh sáng mặt trời. Người xưa đã tự vẽ một lớp dầu hoặc hỗn hợp dầu, đất
sét và các nguyên liệu từ thực vật để bảo vệ họ chống lại sự khô da bởi lạnh, cháy da
do ánh sáng mặt trời mạnh và dị ứng bởi côn trùng cắn. Thêm vào đó, mỹ phẩm còn
1


được sử dụng cho mục đích tôn giáo. Ví dụ như các loại gỗ có hương thơm được đốt
để tạo khói và hương giúp ngăn ngừa các hồn ma. Hơn nữa sự bảo vệ có thể cho con
người bằng cách bôi lên cơ thể để bảo vệ khỏi ma quỷ.
Tuy nhiên, vào thời kỳ khai sáng hầu hết các mục đích này của mỹ phẩm đã
biến mất. Ngày nay mục đích chính cho việc sử dụng mỹ phẩm trong xã hội hiện đại là
để vệ sinh cá nhân, để tăng cường vẻ hấp dẫn thông qua việc trang điểm, cải thiện vẻ
tự tin và khuyến khích sự thanh bình, để bảo vệ da và tóc khỏi tác hại của tia cực tím,
ô nhiễm và các yếu tố khác của môi trường, để ngăn ngừa lão hóa và nhìn chung giúp
con người hưởng thụ cuộc sống đầy đủ và thỏa mãn hơn.

1.3.

Phân loại mỹ phẩm

Có thể dựa vào công dụng và phạm vi ứng dụng để phân loại mỹ phẩm hoặc dựa

vào thành phần và cấu trúc.
-

Dựa và công dụng và loại mỹ phẩm có thể chia mỹ phẩm thành mỹ phẩm
dưỡng da, trang điểm, toàn thân, mỹ phẩm dành cho tóc, mỹ phẩm dành cho
miệng và nước hoa.

-

Dựa vào mục đích sử dụng gồm: sản phẩm làm sạch, dưỡng ẩm, làm trắng, làm
bóng tóc, dưỡng móng, trang điểm, khử mùi, kháng khuẩn, chống lão hóa,
chống nắng

-

Theo khu vực sử dụng gồm có 4 khu vực: mặt, cơ thể, tóc, móng

-

Theo hệ sản phẩm: gồm có hệ nhũ tương (kem và lotion, serum), hệ Gel (gel
trong và gel đục), hệ tẩy rửa (hệ chất tẩy rửa và hệ acid béo), bột

-

Phân loại theo đối tượng sử dụng: Sản phẩm dành cho trẻ em, sản phẩm dành
người lớn tuổi, sản phẩm dành cho người trẻ tuổi.

1.4.

Quá trình phát triển mỹ phẩm


Sự phát triển của mỹ phẩm gắn liền với sự phát triển của nguồn nguyên liệu thô
mới, kỹ thuật sản xuất mới và sự ứng dụng những vấn đề mới từ nghiên cứu về da liễu.
Trong những năm gần đây, nguồn nguyên liệu mới đã được phát triển trên cơ sở
ứng dụng công nghệ sinh học và cũng đã phát triển thêm nhiều nguồn nguyên liệu mới
từ những hóa chất ban đầu cũng như ứng dụng những hệ dẫn truyền thuốc mới như:
liposome và microcapsule. Điều này thúc đẩy mạnh cho sự ra đời của các sản phẩm
mỹ phẩm mới.
Nghiên cứu phát triển sản phẩm bao gồm phát triển các công thức cho những
sản phẩm khác nhau và phát triển bao bì tương ứng cho các sản phẩm đó.
Chu trình phát triển của sản phẩm mỹ phẩm như trên, có liên quan đến nhiều
lĩnh vực khác nhau của khoa học và kỹ thuật được thể hiện theo sơ đồ sau.

2


Kế hoạch thương mại hóa (nghiên
cứu thị trường và khuynh hướng
thời trang của người tiêu dùng

Nghiên cứu và phát
triển cơ bản và ứng
dụng

Nhu cầu

Thiết kế sản phẩm

Hóa hữu cơ
Hóa vô cơ

Dược lý
Hóa phân tích

Thành phần
Công thức nền,
Nguyên liệu thô
Chất màu
Hương liệu
Phụ gia

Nguyên liệu làm bao bì
Thủy tinh
Nhựa tổng hợp
Kim loại
Wrapping Paper

Khoa học
vật liệu
Quy trình
kỹ thuật
Kỹ thuật in

(Độ ổn định) Hóa học bề mặt
Vi sinh
(Tính khả dụng) Tính lưu biến
Dermatology
(An toàn) Biochemistry
Physiology
(Hiệu năng) Physical chemistry
Psychology,etc

(Tính
Psychology
kích ứng) Sensory Test, etc

Nghiên cứu và kiểm
tra công thức và bao
bì đóng gói

Kiểm tra sử dụng
Công thức hóa
Phương pháp sản xuất
Container Specifications

Công nghệ kiểm tra
chất lượng
Khoa học thống kê

Sản xuất quy mô
Khảo sát công nghệ

Dược chất thêm vào
(theo quy định)

Kỹ thuật hóa học
Kỹ thuật cơ khí, …

Sản xuất

Đạt


Sản phẩm

Hình 1. 1. Sơ đồ quá trình phát triển sản phẩm mỹ phẩm
và các ngành khoa học, kỹ thuật liên quan [2]

3


1.5.

Thị trường mỹ phẩm trên thế giới

Đa dạng về chủng loại sản phẩm cũng như số lượng công ty với những công ty hàng
đầu như:
Tên công ty

Sản phẩm đặc trưng

Procter & Gamble (Mỹ)

Pantene, Olay, Head & Shoulders

L’Oréal (Pháp)

Lancôme, Maybelline, Ralph Lauren

Unilever (Anh/Hà Lan)

Rexona, Dove, Pond’s, Lux, Vaseline


Estée Lauder (Mỹ)

Estée Lauder, Clinique, Origins, M.A.C

Avon Products (Mỹ)

Avon Color, Beyond Color

Shiseido (Nhật)

Shiseido, Carita

Beiersdorf (Đức)

Nivea, Eucerin, La Prairie,

Johnson & Johnson (Mỹ)

Clean & Clear, Johnson’s pH5.5

Alberto-Culver (Mỹ)

Alberto VO5, Tresemmé, Nexxus

Henkel (Đức)

Schwarzkopf, Schauma, Dial

Coty (Mỹ)


Davidoff, Coty, Adidas

Limited Brands (Mỹ)

Victoria’s Secret Beauty, Bath & Body Works

LVMH (Pháp)

Christian Dior, Guerlain, Givenchy, Kenzo, Benefit

Colgate-Palmolive (Mỹ)

Speed Stick and Lady Speed Stick antiperspirants

Kao (Nhật)

Essential, Bioré, Kanebo

Mary Kay (Mỹ)

MK Signature creme lipsticks; MK Signature lipgloss

Yves Rocher (Pháp)

Bronze Nature, Aloe Vera Essential,

Kosé (Nhật)

Salon Style hair care, Coen Rich Q10 hand cream


Access Business Group (Mỹ)

Dầu gội và dầu xả Satinique, Thuốc nhuộm Lustertone

Revlon (Mỹ)

Revlon, Colorstay, Age Defying, Almay, Charlie

4


CÂU HỎI THẢO LUẬN
1) Tìm hiểu thị trường mỹ phẩm trên thế giới hiện nay?
2) Xu hướng phát triển của ngành mỹ phẩm trong tương lai?
3) Tìm hiểu về quá trình phát triển của ngành sản xuất mỹ phẩm tại Việt Nam?
4) Tình hình sản xuất các sản phẩm ở Việt Nam?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Andre O.Barel, Marc Paye, Howard I. Maibach, Handbook of Cosmetic
Science and Technology, Marcel Dekker, Inc. 2001
[2].

Takeo Mitsui, New Cosmetic Science, Elsevier Science B.V. 1997

5


CHƯƠNG 2
SINH LÝ CƠ BẢN CÁC ĐỐI TƯỢNG MỸ PHẨM
2.1. Đối tượng da
2.1.1. Sinh lý da

2.1.1.1. Chức năng của da
Da là lớp mỏng bao quanh cơ thể, có cấu trúc phức tạp và có những chức năng sau
- Bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và các chất hóa học ở môi
trường xung quanh, các tác nhân vật lý làm hại cơ thể; sự thoát hơi nước của cơ
thể
-

Chống vi khuẩn, chất độc/môi trường, các tác nhân lý

-

Tránh ánh sáng
Ngăn cản sự thoát hơi nước và điều hòa nhiệt

-

Cảm giác
Điều hòa nhiệt độ cho cơ thể

2.1.1.2. Cấu trúc da
Da bao gồm ba lớp riêng biệt được chia khác nhau dựa vào:
- Yếu tố sinh lý sinh hóa
- Hình dạng cấu tạo

Hình 2. 1. Cấu tạo của da
6


a) Lớp biểu bì
Là lớp mỏng nhất có bề dày trung bình 0.1mm. Thành phần chính của tế bào ở

lớp biểu bì là keratinocyte.
Chức năng chính là để sinh sản tế bào điều khiển quá trình thay da (quá trình
keratin hóa) các tế bào mới sinh ra ở lớp dưới cùng của biểu bì, các lớp tế bào tạo ra
trước đó được đẩy lên cao hơn trên bề mặt. Tất cả các cơ quan của tế bào được tạo ra
bởi quá trình keratin hóa và quá trình chết của tế bào. Lớp cản của tế bào chết được gọi
là lớp sừng. Quá trình này xảy ra khoảng một tháng
Lớp sừng: dày 1200µm, có 15 ÷ 20 lớp tế bào, giữa các tế bào là dịch chất. Độ
ẩm được duy trì 10 ÷ 15%. Chu kỳ tế bào 6÷8 tuần. Lớp sừng có chức năng:
• Ngăn chặn các tác nhân có hại
• Duy trì và chống thoát hơi nước
• Làm bóng và mịn da
b) Lớp bì:
Dày hơn lớp biểu bì, nó bao gồm các tế bào và mô liên kết tế bào ngoại, với
thành phần chính là sợi collagen. Sự liên kết giữa sợi collagen và sợi đàn hồi làm cho
da khỏe, đàn hồi và dễ co giãn. Ngoài ra lớp bì còn chứa mạch máu, dây thần kinh, các
tuyến mồ hôi, nhờn. Những chức năng sinh lý chính của lớp bì là bảo vệ cơ học cho cơ
thể, thực hiện cung cấp máu đến da và điều hòa nhiệt độ cơ thể.
c) Lớp mỡ
Là lớp cuối cùng gắn các cơ quan xương, cơ, bắp thịt đến da, lớp này chứa các
dây thần kinh và các tế bào thịt. Mô mỡ thực hiện chức năng:
-

Giảm chấn động
Dự trữ năng lượng

2.1.2. Một số vấn đề liên quan đến da:
2.1.2.1. Sự lão hóa:
Biểu hiện lâm sàng được nhận biết qua sự xuất hiện các vết nhăn. Sự lão hóa da
biểu hiện rõ qua sự giảm tính đàn hồi của da.
Sự lão hóa được chia ra làm hai loại: lão hóa tự nhiên và lão hóa quang học.

a) Lão hóa tự nhiên:
Khi tuổi tăng lên, các tế bào ở lớp bì (lớp cơ sở) phát triển chậm nên không thể tự
thay đổi chính nó. Kết quả là lượng ẩm trong lớp sừng giảm, dẫn đến xu hướng tạo
thành bộ tế bào trên bề mặt da làm da bị tróc vảy, xù xì và khô.
Tuổi càng cao, lớp bì càng trở nên mỏng hơn, các sợi đàn hồi yếu ớt hơn và số
lượng sợi mềm tăng lên, tỷ lệ collagen được tổng hợp bị giảm dẫn đến xuất hiện các
vết nhăn rõ trên da.
7


b) Lão hóa quang học
Còn được gọi là lão hóa sớm, chồng lên lão hóa tự nhiên.
Nguyên nhân do da bị phơi nắng liên tục, bề dày của sợi đàn hồi tăng, sợi
collagen bị tổn thương và bị giảm tác dụng. Da bị lão hóa quang học chuyển màu
vàng, bị khô, xuất hiện vết nhăn sâu, kém đàn hồi, bị tróc da và thường có màu sắc
không đều.

2.1.2.2. Độ ẩm của da
Lớp sừng bình thường ở nhiệt độ 21 0C, có độ ẩm tương đối 65%, lượng hơi ẩm xấp xỉ
10 ÷ 15%. Khi mức chứa hơi ẩm từ 15 ÷ 20%, các sợi mềm của lớp sừng căng ra dễ
dàng và làm cho da có cảm giác mềm mại, mượt mà. Nếu lớp sừng có lượng hơi ẩm
dưới 10% thì da bị khô, tạo vết nhăn trên bề mặt hoặc tạo thành những lớp vảy. Đối
với da bị khô, có thể làm da mềm trở lại bằng cách tăng hàm lượng ẩm trong lớp sừng
bằng cách.
Dùng chất giữ ẩm: Chất giữ ẩm có khả năng giữ ẩm (hút hơi ẩm) bên trên hay
bên trong da, giúp da trở nên mềm mại như bình thường.
Tạo màng bán thấm: chất thường dùng là chất béo hay dầu (dầu khoáng,
silicon, lanolin, vaselin, vitamin E, dầu của các loại hoa). Khi sử dụng, những chất này
tạo một lớp mỏng không thấm nước trên da nhằm giữ ẩm cho lớp sừng.
Cần duy trì lượng ẩm đủ cho da (10 ÷ 20% ẩm đối với lớp sừng). Khi đủ ẩm, làn

da luôn trơn láng và có cảm giác tươi mát dễ chịu. Để da mịn và săn chắc (làm vững
chắc sợi collagen) thường người ta dùng các propeptid trích từ thiên nhiên, tạo sự tuần
hoàn máu tốt trên da, làm sắc da hồng hào trông khỏe mạnh. Sự tuần hoàn huyết mạch
tốt sẽ cung cấp oxy và dinh dưỡng đầy đủ để nuôi dưỡng da.
Ngoài ra nên giữ da thật sạch, đánh thức da và buổi sáng sau khi thức dậy và cho
da nghỉ ngơi sau một này làm việc. Nên làm mặt nạ và massage kích thích tuần hoàn
huyết mạch cho da sau một tuần.

2.1.2.3. Vitamin trong chăm sóc da
• Các vitamin cần cho da bao gồm: A, E, F, B, B6, K và C
Các vitamin được chia làm hai loại:
o Vitamin tan trong nước: B1, B6, C
o Vitamin tan trong dầu: A, E, F, K
• Dưới tác dụng của nhiệt, ánh sáng, vitamin A và C (ít hơn) dễ bị phân hủy. Để
tăng tính ổn định và hiệu quả sử dụng, người ta thường giữ chúng trong viên
nang collagen- vitamin. Viên nang này được phân hủy từ từ nhờ men trong da,
giải phóng lượng vitamin cần thiết cho da, làm da mịn màng.

8


• Các vitamin có tác dụng: tuần hoàn huyết mạch, trị thiếu máu, tham gia trao đổi
glucid (B1), tham gia quá trình hình thành hemoglobin trị bệnh viêm da, tham
gia trao đổi chất (B6), mở rộng mao mạch, làm mềm, tham gia hình thành
prothrombin, chữa sưng tấy (K)
• Ngoài ra vitamin còn có tác dụng làm trắng da: vitamin C ức chế tác dụng của
men thirocinager đồng thời khử sắc tố melanin màu sậm để hình thành dạng
màu da theo sơ đồ sau:
Melanin màu da


Tyrosine

Topha

Tophaquino

Melanin màu sậm

Tác
dụng khử

Vitamin C

Men Tyrosinase
Hình 2. 2. Cơ chế làm trắng kép của vitamin C
• Các vitamin có tác dụng chống lão hóa: tái tạo tế bào, tăng sức căng cho da,
chống khô da (A), kháng oxi hóa, ức chế sản sinh quá trình oxy hóa mỡ bì, tác
dụng chống lão hóa (E), tăng cường màng mô, tăng sức căng cho da (F)

2.1.2.4. Sắc tố melanin
Melanin được sinh ra do tác dụng của men Tyrosinase từ Tyrosine (một loại
acid amin) trong tế bào sắc tố melanosite có trong lớp nền của biểu bì. Melanin thường
tồn tại chủ yếu ở hai dạng: melanin màu da và melanin màu sậm
Đối với da bình thường melanin được đào thải ra ngoài nhờ ống tunrover.
Sắc tố melanin liên qua đến sự hình thành vết nám và tàn nhang: dưới tác dụng
của tia tử ngoại, tuổi tác (làm giảm các hoạt động trao đổi chất) và di truyền của dòng
họ có hiện tượng tạo tàn nhang (tích tụ các sắc tố, hình thành các điểm có kích thước
từ 2 ÷ 5mm, màu nhạt hoặc đậm) hay tạo các vế nám (tích tụ các sắc tố màu đen dạng
mỏng ở má và trán), đó là hiên tượng sinh ra do sự tích lũy dư thừa sắc tố melamin
màu sậm.


2.1.2.5. Các acid AHAs, BHAs trong chăm sóc da
9


AHAs và BHAs đều là những nhóm acid có trong hoa quả và cây cỏ thiên nhiên,
nhưng thành phần của chúng rất khác nhau. Mỗi loại có những tính năng riêng biệt:
a) AHAs (α-hydroxyacids)
AHAs là hợp chất được tinh chế từ dịch trái cây, dịch đường mía và sữa lên men.
AHAs bao gồm: acid malic, acid citric, acid glycolic, acid lactic

Acid malic

Acid citric

Acid glycolic

Acid lactic

• AHAs có tác dụng xóa nếp nhăn, se lỗ chân lông, tăng độ ẩm cho da, ngăn
ngừa mụn trứng cá.
• AHAs còn kích thích da thải tế bào chết, giúp da tươi sáng và mịn màng
hơn.
• Thường có trong các sản phẩm sữa rửa mặt, sữa tẩy trắng, các loại kem trị
mụn.
Lưu ý: Khi sử dụng cần phải kiêng nắng và thử dị ứng trên tay trước khi sử dụng.
b) BHAs (β-hydroxyacids)
• Giúp tẩy trắng các tế bào chết, tái tạo làn da mới, giúp da tươi mát và làm
giảm nếp nhăn.
• BHAs được xem như xem như một dược phẩm dùng để trị mụn trứng cá.

• An toàn hơn và ít gây phản ứng phụ hơn nhóm AHAs
• Thường được sử dụng trong các loại kem dưỡng da, sữa tẩy trắng.

2.1.2.6. Các biện pháp chăm sóc da
a) Da khỏe và đẹp
• Duy trì đủ lượng nước (dùng chất giữ ẩm hoặc cản thoát nước)
• Săn chắc (dùng sản phẩm chứa collagen)
• Có sự tuần hoàn máu tốt /da (dùng vitamin A, E, F, B1, B2, K và C)
nạ

làm mặt

• Làm sáng da, loại bỏ lớp sừng già bằng cách sử dụng một số axit có trong hoa
quả, cây cỏ, dịch trái cây, sữa chua lên men
o
o
o
o

AHAs (axit malic, citric, lactic)
BHAs (axit salicylic)
Dùng chất chống nắng: ZnO (ZnO+ TiO2)
Dùng Vitamin C (Ascorbic acid) có tác dụng trắng kép: ức chế quá
trình làm sậm màu, và làm màu sậm trở lại bình thường, ngoài ra vitamin
C giúp hạn chống hóa rất tốt, sáng da, tuy nhiên rất dễ bị oxy hóa
10


b) Các biện pháp làm sạch da
Mục đích: làm sạch da và thúc đẩy việc loại bỏ các tế bào sừng già làm cho da trở nên

sáng và trong.
• Thường người ta sử dụng acid sữa và muối (acid lactic và natri lactate), thu
được từ sự lên men mật mía. Acid sữa và muối của nó phù hợp với da, cung
cấp một trong những AHA có tinh năng cung cấp ẩm và chống vết nhăn tốt.
Ngoài ra nó còn có khả năng làm mềm và sạch lớp tế bào sừng già và chết.
• Làm trắng da: trong các dạng sản phẩm chăm sóc và làm da trắng người ta
thường phối hợp các hoạt chất:
• ZnO cực mịn: chống tổn thương da do tia tử ngoại và ngừa mụn trứng cá.
Ngoài ra, ZnO còn có tính trị liệu vết thương, ổn định da.
• Vitamin C: có tác dụng trắng kép, không chỉ có tác dụng ức chế
thyrocinager mà còn khử sắc tố melanin màu sậm đã sinh ra thành melanin
màu da.
• Dùng các dịch chiết có hiệu quả làm trắng da, ví dụ: dịch chiết phần rễ cam
thảo, phần rễ dâu tằm.
• Sử dụng một số hợp chất có chức năng ức chế hình thành peroxid peptid
(chẳng hạn như các dẫn xuất của vitamin E)
c) Các biện pháp làm đẹp da
• Làm đẹp da mặt bằng mặt na hiện nay rất được ưa chuộng, vì có thể tự làm, đơn
giản và hiệu quả. Thông thường đắp mặt nạ trong 20 ÷ 30 phút, sau đó dùng
bông mềm hoặc khăn mềm lau sạch.
• Khi lớp mặt nạ phủ lên da mặt, không khí khó lọt vào, lượng nước bốc khỏi da
cũng đọng lên dưới lớp mặt nạ khiến bề mặt da mềm mại do tăng độ ẩm, các tế
bào và chân lông giãn ra để chất dinh dưỡng từ mặt nạ thấm vào, các chất thải
cũng thoát ra, sau khi đắp mặt nạ lớp da mặt trở nên rất mềm và sạch. Thế
nhưng không nên kéo dài thời gian đắp mặt nạ hoặc đắp quá thường xuyên sẽ bị
phản tác dụng vì làm da nghẹt thở, quá mẫn cảm, yếu ớt hoặc nổi mụn
• Tùy theo loại da, có thể chọn lựa các chất thích hợp (trừ những chất có nhiều vị
chua như chanh, cam…không an toàn khi sử dụng cho da.

2.2. Đối tượng môi

2.2.1. Sinh lý môi
So với da, khả năng giữ ẩm của môi kém hơn và rất dễ bị khô, nứt nẻ làm nảy
sinh ra nhiều vấn đề đối với việc giữ ẩm cho môi khi sử dụng sản phẩm chăm sóc môi.
Thực ra không phải môi không có tuyến lông và tuyến nhờn, nhưng có rất ít và sâu
trong môi, cộng thêm lớp sừng mỏng có những phần xốp mềm nhô lên không liên tục
11


tạo cho môi những đặc tính như: lượng nước trên môi thấp, môi không có lông, không
dầu, màu hồng khác da và có lằn sọc quanh môi.
Về cơ bản môi giống da nhưng khác ở một số điểm được trình bày trong bảng
sau:
Bảng 2. 1. So sánh giữa môi và da
Phân loại

Da

Môi

Tuyến nhờn



Không

Lớp sừng

Dày

Rất mỏng


Thành phần giữ ẩm tự
nhiên NMF

Nhiều

Ít

(0,76 ÷ 1,27µmol/mg)

(0,12µmol/mg)

Tốc độ bay hơi nước

Chậm

Nhanh
2

Lượng H2O

(11 ÷ 19g/mm /h)

(11 ÷ 19g/mm2/h)

Nhiều (30 ÷ 39sµΩ)

Ít (16 ÷ 25sµΩ)

2.2.2. Cấu tạo môi


Hình 2. 3. Cấu tạo cơ bản của môi

2.2.3. Sự bắt màu của môi
Cấu tạo của môi tương tự da, nhưng không có lông và tuyến nhờn, do đó khả
năng bắt màu của môi rất khác biệt so với da.
Tiến sĩ O.J.Jacobi đã tiến hành nghiên cứu sự bắt màu và xâm nhập thực của son
đối với môi, khi kiểm tra môi và các đoạn đã được bôi một lớp son, sau 30 phút bôi
lớp son này đi, ông nhận thấy bằng mắt thường có một lớp màng mỏng liên tục trên
12


môi, nhưng khi qua kính phóng đại nó chỉ là những dãy không liên tục trên môi, chỉ
phần nhô lên của môi được tô và sau khi được lau đi, thì son lại đi vào phần lõm của
môi và được giữ lại ở đó. Nghĩa là khi bôi son, chỉ có phần xốp mềm nhô lên của môi
là bắt màu, phần lõm của môi ít bắt màu. Như vậy, chỉ một nửa lớp sừng được ngấm
màu và một nửa lớp sừng còn lại ít ngấm màu hơn, lớp biểu bì không ảnh hưởng gì ⇒
sự dị ứng của son gây ra cho môi (nếu có) là rất ít.

2.3. Đối tượng tóc
2.3.1. Sinh lý tóc
2.3.1.1. Cấu tạo tóc

Hình 2. 4: Cấu tạo và mặt cắt ngang của sợi tóc
Gồm 2 phần
a) Nang tóc
Nằm dưới da dạng củ, phần dưới loe, bao bọc chân tóc với nhiều huyết quản.
Những tế bào bên dưới nang tóc sản sinh ra keratin

Hình 2. 5. Cấu tạo của nang tóc

13


b) Thân tóc
Gồm ba lớp đồng tâm, từ tâm ra ngoài, có pha phần
• Tủy: các tế bào phát triển rất mạnh, bị đẩy dần ra ngoài, rồi sau đó bị keratin
hóa
• Vỏ: là thành phần chính của tóc, rất dày, tạo bởi các tế bào đã bị keratin hóa
dạng hình thoi gắn liền nhau. Lớp này chứa sắc tố đen, nâu.. thuộc họ melamin
tùy gene gia đình và nòi giống.
• Tiểu biểu bì: hợp thành bởi các biểu bì đã bị keratin hóa và xếp chồng lên nhau
như mái ngói. Keratin là các acid amin mà chất chủ yếu là cystein
Ba lớp này được bao quanh bởi hai lớp bao, là một chất vô định hình, giống như màng
thủy tinh. Keratin do những tế bào thuộc 1/3 bên dưới của nang tóc sản sinh.

Hình 2. 6. Cấu tạo mặt cắt ngang của thân tóc

2.3.1.2. Chu trình tóc
Mỗi sợi tóc đều qua ba giai đoạn trăng trưởng:

Hình 2. 7. Chu trình phát triển của tóc
14


Chu trình phát triển của tóc gồm các giai đoạn:
• Giai đoạn Anagen: Thời kỳ tăng trưởng (thời gian trung bình 3 năm)
• Giai đoạn Catagen: Thời kỳ chuyển tiếp (khoảng 3 tuần). Trong giai đoạn này
nang không hoạt động.
• Giai đoạn telogen: Thời kỳ ngừng nghỉ, tóc chết rụng, sau đó bị đẩy ra bởi một
sợi tóc nhỏ mới ở gian đoạn anagen thay thế vị trí của nó.


2.3.2. Thành phần của tóc
Tóc được hình thành từ những bó polypeptid (keratin) tạo thành những phân tử mạch
dài của các acid amin như: cystein, leucin, isoleucin, glutamic acid…, trong đó
cysteine chiếm chủ yếu.

Hình 2. 8. Thành phần acid amin có trong tóc
Chúng liên kết với nhau nhờ các liên kết
• Liên kết Van der Waals do các polypeptid có trọng lượng phân tử lớn.
• Liên kết hydro: do có H linh động trên N-H. Do đó khi gội (+H2O) hay khi sấy
(-H2O), các liên kết hydro tăng hay giảm làm cho tóc thay đổi theo.
• Liên kết peptide: -CO-NH- (giữa –COOH và –NH2) do đó khi gặp môi trường
acid hoặc base tóc sẽ bị biến đổi do sự thủy phân amid.
⇒ tạo mạng dọc. các liên kết kết hợp lỏng lẻo chỉ thay đổi tạm thời.
• Liên kết muối: được hình thành do sự tích điện trái dấu giữa ion NH3+ và COO-.
Liên kết này bền nhất ở pH = 4,5 – 5,5 và dễ dàng bị đứt khi có mặt dung dịch
acid hoặc kiềm
• Liên kết disulfur (-S-S-): do có liên kết này tóc sẽ bị oxy làm dòn hoặc bị khử
thành -SH làm đổi dạng tóc. Từ những tính chất này cho thấy tóc sẽ bị biến đổi
bởi các tác nhân oxy hóa khử, ánh sáng, nhiệt độ, base, H2O
⇒ tạo mạng ngang: muốn thay đổi kiểu tóc( duỗi, uốn…) phải thay đổi nối disulfua
15


Hình 2. 9. Cấu trúc các liên kết chính có trong tóc

2.3.3. Một số vấn đề liên quan đến tóc và da đầu
2.3.3.1. Các trạng thái của sợi tóc
Quan sát dọc theo chiều dài của một sợi tóc, ta có thể phân biệt 4 trạng thái:
• Gần chân tóc: Tóc còn mới, biểu bì đều đặn, bao phủ hoàn toàn lớp vỏ.

• Cách chân tóc 5cm: Tóc già hơn, đã chịu sự tấn công cơ học (lược, bàn chải),
biểu bì bị hư hại một phần, nên bao phủ không hoàn toàn lớp vỏ.
• Phần đuôi tóc: Tóc bị tấn công cơ học và hóa học quá nhiều nên vỏ gần như bị
phơi ra.
• Cuối sợi tóc: Toàn bộ biểu bì bị mất, vỏ bị phơi bày hoàn toàn, do đó sợi tóc dễ
bị gãy và chẻ ngọn.

Hình 2. 10. Tóc khỏe và tóc bị hư tổn
16


2.3.3.2. Các chất bẩn trên tóc
Các chất bẩn của tóc rất đa dạng và có nhiều nguồn gốc khác nhau:
• Chất nhờn do tuyến bã nhờn tiết ra nhiều (sự tiết nhờn tăng từ tuổi thơ đến thiếu
niên, đạt tối đa ở tuổi trưởng thành, sau đó giảm dần). Sự tiết ra nhiều chất nhờn
này làm da và tóc nhuộm dầu nhanh hơn, từ đó làm tóc rất chóng bẩn vì bụi
bặm bám vào. Đôi khi có hiện tượng sinh mùi khó chịu do hiện tượng bị
peroxid hóa hay nhiễm vi sinh vật.
• Mồ hôi tiết ra nhiều, nước bốc để lại muối trên tóc
• Các mảnh keratin bì già bong ra
• Sự lưu của các sản phẩm chăm sóc tóc
• Lớp bụi khói của không khí xung quanh

2.3.3.3. Hiện tượng gàu
Các tế bào ở bề mặt lớp sừng da đầu bị hủy hoại và phát sinh nhiều mảnh keratin nhỏ
hay các vảy li ti là điều bình thường. Nếu bất bình thường sẽ có thể xảy ra hai trường
hợp:
a) Bị gàu khô:
Hình thành các vảy xám hay màu nhạt trong tóc và da đầu. Loại này có thể gội sạch
đơn giản nhưng lại tái nhiễm mau

b) Gàu thật sự
Lớp sừng bị hủy hoại quá nhanh cộng với sự hiện diện của các vi khuẩn hay nấm từ
môi trường xung quanh, đặc biệt là nấm men Pityrosporum (P.Ovale và P.Orculare)
khi gặp môi trường nhờn lý tưởng của tóc và da đầu sẽ phát triển quá mức và gây ra
gàu

Hình 2. 11. Hình ảnh gàu và vi nấm Pityrosporum Ovalve

2.3.4. Một số bệnh khác của tóc
a) Viêm da tiết bã
Viêm da tiết bã là một bệnh viêm da mạn tính thường gặp và hay tái phát. Biểu hiện
lâm
17


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×