Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Sử dung công nghệ hóa thạch cung cấp lương thực gây tác động lớn nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.22 KB, 3 trang )

Sử dụng nhiên liệu hóa thạch, cung cấp lương thực gây tác động
môi trường lớn nhất
Theo một báo cáo mới của Ủy ban quốc tế về Quản lý tài nguyên bền vững, cách thức
thế giới được cung cấp lương thực và nhiên liệu sẽ định hướng sự phát triển trong thế kỷ
21 là tăng tính bền vững hoặc là sự bế tắc cho hàng tỷ người.
Các mô hình sản xuất và tiêu thụ hiện nay của cả nhiên liệu hóa thạch và lương thực
đang làm cạn kiệt các nguồn cung cấp nước; làm mất các hệ sinh thái có giá trị kinh tế
quan trọng như rừng; tăng dịch bệnh và tỷ lệ tử vong cũng như tăng ô nhiễm đến mức
không bền vững.
Việc tách rời các tác động môi trường của 2 ngành năng lượng và nông nghiệp khỏi
tăng trưởng kinh tế có thể bắt đầu ở quy mô hộ gia đình. Các mục tiêu bền vững có thể
bắt đầu thông qua các cải tiến ấn tượng các mô hình sử dụng năng lượng và thực phẩm
bao gồm các hệ thống sưởi ấm và làm mát, các thiết bị cải tiến và thiết bị gia dụng cũng
như cách con người di chuyển.
Báo cáo cũng kêu gọi thay đổi liên tục, đáng kể các chế độ ăn từ các protein nguồn gốc
động vật sang nhiều thực phẩm từ rau để giảm mạnh áp lực đến môi trường.
Achim Steiner, Giám đốc điều hành Chương trình Môi trường LHQ cho rằng việc tách
rời tăng trưởng khỏi suy thoái môi trường là thách thức số một mà Chính phủ các nước
đang đối mặt trong một thế giới dân số đang gia tăng, thu nhập tăng, nhu cầu tiêu thụ tăng
và thách thức liên tục về giảm nghèo đói, do đó các ưu tiên được đặt ra sẽ phải thận trọng
và hợp lý để tiến nhanh đến „nền kinh tế xanh‟ ít cácbon, sử dụng hiệu quả tài nguyên.
Hiện nay, 2 ngành có quy mô lớn đang gây tác động lớn không tương xứng đến con
người và các hệ thống hỗ trợ sự sống trên hành tinh, đó là ngành năng lượng sử dụng các
nhiên liệu hóa thạch và ngành nông nghiệp đặc biệt là chăn nuôi gia súc lấy thịt và làm
các sản phẩm từ sữa.
Báo cáo với tiêu đề “Các tác động môi trường của sản xuất và tiêu thụ: các sản phẩm
và vật liệu ưu tiên” là báo cáo mới nhất trong số các báo cáo của 27 chuyên gia cao cấp
thuộc Ủy ban quốc tế về Quản lý tài nguyên bền vững.
Báo cáo được công bố tại Ủy ban châu Âu ở Bruxen nhân Ngày Môi trường thế giới
(5/6/2010), đưa ra các ưu tiên có cơ sở khoa học cho các nỗ lực môi trường trên thế giới -
xếp loại sản phẩm, vật liệu và các hoạt động kinh tế và lối sống theo các tác động của


chúng đến môi trường và tài nguyên.
Ủy ban đã dựa vào nhiều nghiên cứu kể cả Đánh giá về hệ sinh thái Thiên niên kỷ, nêu
rõ các áp lực sau đến môi trường được xem là các ưu tiên cho hành động: biến đổi khí
hậu, thay đổi nơi cư trú, sử dụng bừa bãi nitơ và phốt pho, khai thác quá mức nghề cá,
rừng và các tài nguyên khác, các loài xâm lấn, nước uống và điều kiện vệ sinh không an
toàn, nhiên liệu đun nấu dạng rắn, tiếp xúc với chì, ô nhiễm không khí đô thị và tiếp xúc
với chất hạt do nghề nghiệp.
Ủy ban bắt đầu xác định các hoạt động hoặc yếu tố góp phần gây ra các áp lực môi
trường và tác động không tương xứng bao gồm (i) các qui trình sản xuất và chế tạo; (ii)
các sản phẩm và hình thức tiêu thụ; và (iii) các vật liệu. Các ưu tiên để đạt được sự thay
đổi chuyển biến là:
* Các mặt hàng nông sản, đặc biệt các sản phẩm từ động vật đang tiêu thụ hơn một
nửa tổng số cây trồng trên thế giới. Sản xuất nông nghiệp tiêu thụ 70% nước ngọt trên
toàn cầu và chiếm 38% tổng đất sử dụng. Sản xuất lương thực gây ra 19% phát thải khí
nhà kính trên thế giới, 60% ô nhiễm phốt pho và ni tơ và 30% ô nhiễm ở mức độc hại cho
châu Âu.
* Các đối tượng sử dụng nhiên liệu hóa thạch đặc biệt là các công ty điện lực và các
ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng, sưởi ấm tại nhà và giao thông. Sản xuất và
tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân hàng đầu gây suy thoái môi trường. Khai
thác các nguồn nhiên liệu hóa thạch thay thế như cát hắc ín gây ra các hậu quả môi
trường thậm chí mạnh mẽ hơn.
* Các vật liệu, đặc biệt là nhựa, sắt, thép và nhôm đang được sử dụng nhiều hơn
nhất là trong các nước có nền kinh tế đang nổi nhưng chưa bão hòa và nhu cầu năng
lượng đang gia tăng vì sự suy giảm tài nguyên quặng vì chúng được khai thác cạn kiệt.
Ủy ban nhấn mạnh, một số lợi ích về hiệu suất có thể làm giảm các tác động của ngành
nông nghiệp. Nhưng đến năm 2050, dân số tăng 50% sẽ lấn át hoặc bù lại những lợi ích
này. Giảm mạnh các tác động chỉ có thể thực hiện được nhờ thay đổi chế độ ăn trên toàn
thế giới không dùng các sản phẩm từ động vật.
Báo cáo cũng nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa các hộ gia đình và phát thải khí nhà
kính là vấn đề cần được giải quyết. Ở các nước đang phát triển và nước có nền kinh tế

đang nổi, thực phẩm và nhà ở là những nguyên nhân gây phát thải khí nhà kính ở các hộ
gia đình.
Các nghiên cứu quốc gia có giá trị chủ yếu là ở các nước OECD, kết quả cho thấy có
sự phân chia tổng năng lượng sử dụng tại hộ gia đình:
- Nhà ở: bao gồm năng lượng dành cho xây dựng nhà cửa và đồ đạc, sử dụng năng
lượng theo định kỳ để bảo dưỡng, thắp sáng và tiện nghi, và sự tăng về thể loại sản phẩm
điện và điện tử như máy tính: 35-52%;
- Phương tiện đi lại: bao gồm sản xuất xe, nhiên liệu và vận hành: 15 – 30%;
- Thực phẩm: 10-20%;
- Giải trí: 5 - 10%;
- Quần áo: 3 - 5%.
Tổng phát thải do đi lại bằng đường hàng không vẫn nhỏ hơn so với các phương thức
vận tải khác, nhưng có thể tăng nhanh do sự giàu có gia tăng. Vì phát thải từ ngành hàng
không vào các tầng khí quyển phía trên và đặc biệt dễ tổn hại, nên các tác động tiêu cực
của chúng sẽ lớn không tương ứng.
Một phần ba phát thải các bon bình quân mỗi hộ gia đình ở Hoa Kỳ là do phát thải gây
ra do hàng hóa sản xuất từ nước ngoài được nhập khẩu vào thị trường nước này.
Janez Potočnik, Ủy viên Ủy ban châu Âu về vấn đề môi trường cho rằng: Báo cáo này
như bức thông điệp gửi tới các hộ gia đình; hiện nay là thời điểm thích hợp nhất để
chuyển đổi sang nền kinh tế tiêu thụ hiệu quả tài nguyên. Đây sẽ là một nhiệm vụ to lớn,
nhưng quan trọng cho sự phát triển thịnh vượng và chất lượng cuộc sống củacon người
trong tương lai. Ở châu Âu, sẽ cần có một cuộc đối thoại hiệu quả với các nước thành
viên ở đó nhiều quyết định quan trọng nhất được đưa ra, đặc biệt trong các lĩnh vực như
cải cách thuế. Và thành công sẽ không đạt được nếu không có hoạt động của cộng đồng
doanh nghiệp trong đó mặc dù có nhiều tấm gương sáng về khả năng lãnh đạo, nhưng vẫn
có quá nhiều người chưa hiểu được tính cấp bách của sự cần thiết phải thay đổi.
Angela Cropper, Phó Giám đốc điều hành UNEP cho biết: Nhân ngày môi trường thế
giới, hy vọng người dân ở khắp mọi nơi sẽ nhận thức rõ hơn về thế giới sau các sản phẩm
mà chúng ta mua và các tác động mà chúng gây ra thường cho một nửa phần còn lại của
thế giới. Mục tiêu của chúng ta là phải thông tin cho doanh nghiệp, các nhà hoạch định

chính sách và người tiêu dùng về các tác động môi trường của việc tiêu thụ hàng ngày
của con người. Tiếp nhận thông tin chắc chắn hơn là điểm khởi đầu cho những nỗ lực
sáng suốt, có mục tiêu nhằm giảm tác động đến đa dạng sinh học, khí hậu và ô nhiễm.
Phát triển bền vững bắt đầu bằng việc tập trung nỗ lực thực hiện hành động hiệu quả
nhất nhằm giảm thiệt hại đến các hệ sinh thái. Báo cáo này có liên quan mật thiết đến các
nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp. Và đối với các cá nhân, báo cáo cũng tăng
cường thông báo những vấn đề quen thuộc: ngoài tái chế, cần hành động để lắp đặt tại gia
đình thiết bị sưởi ấm và làm mát tiêu thụ hiệu quả năng lượng, chuyển sang chế độ thực
đơn bền vững hơn và sử dụng phương tiên công cộng.
Nguồn: 6/2010

×