Tải bản đầy đủ (.pdf) (202 trang)

Nghệ Thuật Đạo Diễn Chương Trình Ca Múa Nhạc Tại Thành Phố Hồ Chí Minh Hiện Nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.67 MB, 202 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
azs ;’i
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Phạm Ngọc Hiền

NGHỆ THUẬT ĐẠO DIỄN
CHƢƠNG TRÌNH CA MÚA NHẠC
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

Hà Nội - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Phạm Ngọc Hiền

NGHỆ THUẬT ĐẠO DIỄN
CHƢƠNG TRÌNH CA MÚA NHẠC
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Sân khấu
Mã số: 9210221

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Ứng Duy Thịnh


Hà Nội - 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ Nghệ thuật đạo diễn chương trình ca
múa nhạc tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là công trình do tôi nghiên
cứu, thực hiện. Những vấn đề nghiên cứu cùng với những ý kiến tham khảo,
tƣ liệu đều có chú thích nguồn đầy đủ.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung trong luận án.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Tác giả luận án

Phạm Ngọc Hiền


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................iv
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ NGHỆ THUẬT ĐẠO DIỄN............................................................................ 8

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................... 8
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về nghệ thuật đạo diễn ..................................... 8
1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan chương trình ca múa nhạc .............13
1.2. Cơ sở lý luận của nghệ thuật đạo diễn chƣơng trình ca múa nhạc ...............18
1.2.1. Khái niệm liên quan đề tài luận án ...........................................................18
1.2.2. Lý thuyết liên quan đề tài luận án .............................................................28
1.3. Sơ lƣợc về quá trình hình thành và phát triển nghệ thuật đạo diễn chƣơng
trình ca múa nhạc tại Thành phố Hồ Chí Minh ...................................................33
1.4. Một số tƣơng đồng giữa đạo diễn sân khấu và đạo diễn chƣơng trình ca múa
nhạc ...................................................................................................................44
Tiểu kết .................................................................................................................51
Chƣơng 2. NGHỆ THUẬT ĐẠO DIỄN CHƢƠNG TRÌNH CA MÚA NHẠC .53
2.1. Sáng tạo đạo diễn ..........................................................................................53
2.1.1. Tư duy đạo diễn ..........................................................................................54
2.1.2. Thủ pháp đạo diễn ......................................................................................61
2.2. Thực hành công việc đạo diễn ......................................................................70
2.2.1. Đạo diễn làm việc với nghệ sĩ (ca sĩ, biên đạo múa, nhạc sĩ) ...................72
2.2.2. Đạo diễn làm việc với các thành phần nghệ thuật và yếu tố kỹ thuật khác ... 82
2.2.3. Dàn cảnh (mise en scene) ..........................................................................97
Tiểu kết .................................................................................................................99


iii

Chƣơng 3. XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT ĐẠO DIỄN CHƢƠNG
TRÌNH CA MÚA NHẠC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................101
3.1. Một số vấn đề tồn tại và yêu cầu thực tiễn..................................................101
3.1.1. Một số vấn đề tồn tại ................................................................................101
3.1.2. Yêu cầu thực tiễn ......................................................................................110
3.2. Bàn luận các xu hƣớng phát triển của nghệ thuật đạo diễn chƣơng trình ca

múa nhạc hiện nay ..............................................................................................117
3.2.1. Nhóm xu hướng dựa trên các giá trị cơ bản của nghệ thuật ...................118
3.2.2. Nhóm xu hướng sáng tạo nghệ thuật mới ................................................124
Tiểu kết ...............................................................................................................144
KẾT LUẬN ........................................................................................................146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ..................150
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................151
PHỤ LỤC ...........................................................................................................158


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NCS

:

Nghiên cứu sinh

NSND

:

Nghệ sĩ Nhân dân

NTBD

:


Nghệ thuật biểu diễn

Nxb

:

Nhà xuất bản

PL

:

Phụ lục

TCBD

:

Tổ chức biểu diễn

TP.HCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

Tr.

:


Trang


1

MỞ ĐẦU
L

o họn ề tài

Ở Việt Nam, trƣớc Cách mạng tháng Tám, nền sân khấu nƣớc ta không
có khái niệm “đạo diễn”. Công việc dàn dựng vở diễn đều do thầy tuồng hay
ngƣời sắp trò đảm nhiệm, với chức năng đơn giản là phân vai, sắp xếp các lớp
trò và nhắc nhở diễn viên trong diễn xuất. Sau Cách mạng tháng Tám, trên cơ
sở giao lƣu, tiếp xúc văn hóa các nƣớc xã hội chủ nghĩa, nghệ thuật đạo diễn
sân khấu bắt đầu vào Việt Nam. Qua đó, trong giới sân khấu Việt Nam, ngƣời
đạo diễn mới từng bƣớc đƣợc nhìn nhận và khẳng định là tác giả của vở diễn.
Vì, nếu không có đạo diễn thì sẽ không có vở diễn đƣợc thể hiện trƣớc mắt
khán giả.
Tuy nhiên, bƣớc sang thời kỳ Đổi mới, ở Việt Nam nói chung và thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng, nghề đạo diễn không chỉ dừng lại ở dàn dựng vở
diễn, mà còn xuất hiện thêm ở lĩnh vực ca múa nhạc. Đạo diễn chƣơng trình
ca múa nhạc là “tổng chỉ huy”, là “cha đẻ” của chƣơng trình ca múa nhạc,
quyết định đến chất lƣợng, sự thành công của chƣơng trình ca múa nhạc.
Ở TP.HCM, thị trƣờng ca múa nhạc phát triển mạnh nhất cả nƣớc. Do
đó, nghề đạo diễn chƣơng trình ca múa nhạc đƣợc chú trọng, phát triển. Điều
này đƣợc khẳng định bởi sự xuất hiện của không ít tên tuổi đạo diễn gắn cùng
với dấu ấn của nhiều chƣơng trình ca múa nhạc đạt chất lƣợng cao, gây tiếng
vang trong lòng công chúng.
Tuy nhiên, sự phát triển nghề đạo diễn chƣơng trình ca múa nhạc tại

TP.HCM còn tự phát. Đa số ngƣời làm nghề đạo diễn đều dựa vào cảm tính,
năng khiếu và kinh nghiệm cá nhân, hoặc xuất phát chuyên môn là đạo diễn
sân khấu kịch nói, kịch hát, điện ảnh, biên đạo múa…, chứ chƣa đƣợc đào tạo
một cách bài bản, chuyên nghiệp về dàn dựng chƣơng trình ca múa nhạc.
Trong khi đó, thực tế cho thấy, ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng,
chƣa có một cơ sở giáo dục nào mở lớp đào tạo chuyên về lĩnh vực đạo diễn


2

chƣơng trình ca múa nhạc. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng,
sức hấp dẫn của các chƣơng trình ca múa nhạc, nhất là trong bối cảnh cơ chế
thị trƣờng, hội nhập quốc tế và chƣơng trình ca múa nhạc đƣợc coi là sản
phẩm công nghiệp văn hóa, đem lại nguồn thu lớn để phát triển đất nƣớc.
Hơn nữa, mặc dù nghề đạo diễn chƣơng trình ca múa nhạc đã hiện hữu
ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng ngót hơn ba thập kỉ, song vẫn
chƣa đƣợc đúc kết thành cơ sở lý luận. Sự phát triển nghệ thuật đạo diễn
chƣơng trình ca múa nhạc tại TP.HCM hiện nay phải thực sự đạt hiệu quả,
khoa học, nhằm định hƣớng cho sân khấu ca múa nhạc TP.HCM hiện tại và
tƣơng lai là nhiệm vụ đặt ra trƣớc các nhà hoạt động sân khấu ca múa nhạc.
Nghiên cứu Nghệ thuật đạo diễn chương trình ca múa nhạc tại thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay đã trở thành một yêu cầu cần thiết.
2. Mụ

í h nghiên ứu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu từ thực tiễn nghệ thuật đạo diễn chƣơng trình ca
múa nhạc tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, tổng hợp thành lý thuyết nhằm
tìm ra những nội dung cơ bản liên quan đến công việc của ngƣời đạo diễn

chƣơng trình ca múa nhạc, từ đó làm căn cứ tìm phƣơng hƣớng phát triển
chƣơng trình ca múa nhạc ở TP.HCM đạt hiệu quả trong cơ chế thị trƣờng,
hội nhập quốc tế, cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, luận án tập trung giải quyết
những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Hệ thống hóa một cách chọn lọc một số khái niệm và lý thuyết/lý luận
để làm cơ sở cho việc tiếp cận đối tƣợng nghiên cứu.


3

- Khái quát quá trình hình thành và phát triển nghệ thuật đạo diễn
chƣơng trình ca múa nhạc tại TP.HCM để có đƣợc cái nhìn toàn diện và hệ
thống về đối tƣợng nghiên cứu.
- Phân tích những sáng tạo của đạo diễn trong quá trình dàn dựng
chƣơng trình ca múa nhạc.
- Xác định, phân tích công việc thực hành của đạo diễn đối với chƣơng
trình ca múa nhạc thể hiện qua cách làm việc với các thành phần sáng tạo
khác, các yếu tố kĩ thuật và dàn cảnh để chứng minh sự cần thiết và vai trò
của đạo diễn trong chƣơng trình ca múa nhạc.
- Tìm hiểu, phân tích một số kinh nghiệm đạo diễn chƣơng trình ca múa
nhạc tại TP.HCM hiện nay đi cùng với việc chỉ ra những thành công và hạn
chế.
- Xác định những xu hƣớng phát triển nghệ thuật đạo diễn chƣơng trình
ca múa nhạc ở TP.HCM hiện nay để giúp ích cho việc nâng cao chất lƣợng
hoạt động nghệ thuật đạo diễn chƣơng trình ca múa nhạc ở TP.HCM hiệu quả.
Đối tƣ ng v phạm vi nghiên ứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghệ thuật đạo diễn chƣơng trình ca múa nhạc tại TP.HCM hiện nay từ

góc độ lý luận và thực tiễn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt đối tƣợng nghiên cứu, đề tài này chỉ đi vào nghiên cứu nghệ
thuật đạo diễn chƣơng trình ca múa nhạc tại các đơn vị nghệ thuật biểu diễn
công lập đƣợc Nhà nƣớc quản lý và đầu tƣ kinh phí. Bên cạnh đó, NCS cũng
nghiên cứu các chƣơng trình ca múa nhạc đƣợc dàn dựng, tổ chức sản xuất
bởi một số đơn vị tƣ nhân để so sánh với các đơn vị công lập về nghệ thuật
đạo diễn trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay tại TP.HCM.


4

Về mặt không gian, đề tài này chỉ đi vào nghiên cứu nghệ thuật đạo
diễn chƣơng trình ca múa nhạc ở TP.HCM vì thị trƣờng ca múa nhạc ở
TP.HCM phát triển sớm và mạnh nhất cả nƣớc, đồng thời có nhiều chƣơng
trình ca múa nhạc đạt chất lƣợng cao, hấp dẫn khán giả. Tuy nhiên, để luận án
đƣợc thực hiện một cách khách quan, khoa học thì NCS có nghiên cứu và so
sánh với một số chƣơng trình ca múa nhạc đƣợc thực hiện ngoài phạm vi
TP.HCM.
Về mặt thời gian, đề tài này chỉ đi vào nghiên cứu nghệ thuật đạo diễn
chƣơng trình ca múa nhạc ở TP.HCM từ năm 2000 đến năm 2020. Bởi lẽ, từ
năm 2000 - 2020, cùng với sự chú trọng đầu tƣ của Nhà nƣớc, các chƣơng
trình ca múa nhạc tại TP.HCM bắt đầu phát triển sôi động bậc nhất cả nƣớc
gắn liền với sự ra đời liên tục của nhiều live show và các sự kiện có tổ chức
chƣơng trình ca múa nhạc với sự đầu tƣ và dàn dựng chuyên nghiệp của các
đạo diễn chƣơng trình ca múa nhạc.
Về mặt nội dung, luận án nghiên cứu những thành công, hạn chế, một
số vấn đề tồn tại và những xu hƣớng phát triển của nghệ thuật đạo diễn
chƣơng trình ca múa nhạc tại TP.HCM để có những giải pháp tích cực cho sự
phát triển chung của nghệ thuật đạo diễn chƣơng trình ca múa nhạc hiện nay.

4. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, có
ba câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra để giải quyết vấn đề:
Câu hỏi nghiên cứu 1: Nghệ thuật đạo diễn chƣơng trình ca múa nhạc
tại TP.HCM đã đƣợc hình thành và phát triển nhƣ thế nào?
Câu hỏi nghiên cứu 2: Công việc đạo diễn chƣơng trình ca múa nhạc
tại TP.HCM là gì?
Câu hỏi nghiên cứu 3: Những xu hƣớng phát triển nghệ thuật đạo diễn
chƣơng trình ca múa nhạc tại TP.HCM hiện nay nhƣ thế nào?


5

5. Giả thuyết khoa học
Để trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu trên, luận án đƣa ra các giả
thuyết nghiên cứu nhƣ sau:
Giả thuyết nghiên cứu 1: Từ sau năm 1986, đạo diễn chƣơng trình ca
múa nhạc tại TP.HCM bắt đầu xuất hiện; từ năm 1996-2000, phát triển nhanh
chóng gắn liền với sự ra đời của nhiều chƣơng trình âm nhạc trên thị trƣờng;
và từ năm 2000 – 2020, phát triển gắn liền với các chƣơng trình ca múa nhạc
đƣợc dàn dựng công phu chào mừng những ngày lễ lớn, trọng đại của
TP.HCM và đất nƣớc.
Giả thuyết nghiên cứu 2: Công việc đạo diễn chƣơng trình ca múa nhạc
tại TP.HCM đƣợc thể hiện cụ thể thông qua cung cách làm việc của đạo diễn
đối với ca sĩ, biên đạo múa, nhạc sĩ, cùng các thành phần nghệ thuật và yếu tố
kĩ thuật khác trong dàn dựng chƣơng trình ca múa nhạc.
Giả thuyết nghiên cứu 3: Những nhóm xu hƣớng phát triển nghệ thuật
đạo diễn chƣơng trình ca múa nhạc tại TP.HCM hiện nay gồm có: nhóm xu
hƣớng dựa trên giá trị cơ bản của nghệ thuật và nhóm xu hƣớng sáng tạo nghệ
thuật mới.

6. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên ứu
Để thực hiện luận án có hiệu quả, chất lƣợng, khoa học, NCS chọn một
số cách tiếp cận, phƣơng pháp sau để nghiên cứu:
- Cách tiếp cận liên ngành Văn hóa học – Nghệ thuật học: Đặc điểm
của nghệ thuật đạo diễn chƣơng trình ca múa nhạc tại TP.HCM gắn liền với
hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội, đặc biệt là từ khi nghệ thuật đạo diễn
phƣơng Tây du nhập vào Việt Nam cho đến nay. Từ đó, nhằm nghiên cứu quá
trình vận động và phát triển của chƣơng trình ca múa nhạc ở TP.HCM, NCS
đi sâu phân tích về hoạt động nghệ thuật và các vấn đề liên quan đến địa văn
hóa để phục vụ cho triển khai thực hiện luận án.


6

- Phương pháp xã hội học: Để có những nhận định, đánh giá khách
quan, nhiều khía cạnh khác nhau về nghệ thuật đạo diễn chƣơng trình ca múa
nhạc ở TP.HCM nhƣ hiện nay, NCS thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu những
đạo diễn chƣơng trình ca múa nhạc ở TP.HCM hành nghề trong giai đoạn từ
năm 2000 - 2020.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Luận án tập trung nghiên cứu
phân tích các tài liệu, các số liệu, các kết quả nghiên cứu đã có, các tài liệu
liên quan đến chƣơng trình ca múa nhạc nhƣ đạo diễn sân khấu, nghệ thuật
âm thanh, ánh sáng, ca, múa, nhạc… để có thể khái quát hóa, tổng hợp hóa và
đƣa ra các nhận định khoa học về hoạt động đạo diễn chƣơng trình ca múa
nhạc tại TP.HCM hiện nay. Tuy nguồn tài liệu chính thức về nghề đạo diễn
chƣơng trình ca múa nhạc chƣa có nhƣng các tham luận, đánh giá, bài báo và
một số tài liệu khoa học liên quan lĩnh vực sân khấu đã giúp NCS có thêm cơ
sở dữ liệu để tổng hợp và đánh giá thực trạng và sẽ đƣa ra những giải pháp
phù hợp cho vấn đề đƣợc nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: Luận án chọn một số chƣơng trình ca múa

nhạc tiêu biểu, thành công để khảo sát, đánh giá thông qua từng kịch bản cụ
thể dựa trên nền tảng Sân khấu học, Nghệ thuật học, nhất là đối chiếu, so sánh
với đạo diễn sân khấu để tìm ra cái riêng cho đạo diễn chƣơng trình ca múa
nhạc.
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ề tài
7.1. Ý nghĩa khoa học
- Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu về nghệ thuật đạo diễn
chƣơng trình ca múa nhạc, không trùng lặp với bất kỳ đề tài nào khác (tính từ
thời điểm hoàn thành luận án tới nay), góp phần quan trọng đối với khoa học
đạo diễn nói chung và nghệ thuật đạo diễn chƣơng trình ca múa nhạc nói
riêng.


7

- Luận án với những kết quả nghiên cứu bƣớc đầu sẽ góp phần làm
sáng tỏ cơ sở lý luận về nghệ thuật đạo diễn chƣơng trình ca múa nhạc tại
TP.HCM.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Thông qua kết quả nghiên cứu về nghệ thuật đạo diễn chƣơng trình ca
múa nhạc tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, các đạo diễn sẽ có đƣợc
những nhận thức mới cho công tác sáng tạo trên cơ sở khắc phục những mặt
còn hạn chế, phát huy những mặt mạnh để từ đó dàn dựng các chƣơng trình ca
múa nhạc đạt hiệu quả hơn ở hiện tại và tƣơng lai.
- Luận án sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các nhà nghiên cứu,
các nhà hoạt động nghệ thuật biểu diễn, nhất là các đạo diễn khi muốn nghiên
cứu, tìm hiểu về nghệ thuật đạo diễn chƣơng trình ca múa nhạc.
- Cũng thông qua kết quả nghiên cứu, các nhà quản lý nghệ thuật biểu
diễn sẽ có những định hƣớng đúng đắn trong việc nâng cao chất lƣợng các
chƣơng trình ca múa nhạc, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn trong giai đoạn hiện

nay.
8. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu (7 trang), Kết luận (4 trang), Tài liệu tham khảo (7
trang) và Phụ lục (37 trang), luận án gồm 3 chƣơng sau:
Chƣơng : Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về nghệ
thuật đạo diễn (45 trang).
Chƣơng 2: Nghệ thuật đạo diễn chƣơng trình ca múa nhạc (47 trang).
Chƣơng : Xu hƣớng phát triển nghệ thuật đạo diễn chƣơng trình ca
múa nhạc tại Thành phố Hồ Chí Minh (44 trang).


8

Chƣơng
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ NGHỆ THUẬT ĐẠO DIỄN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về nghệ thuật đạo diễn
Hiện nay, các công trình nghiên cứu liên quan đến các đạo diễn chƣơng
trình ca múa nhạc tƣơng đối hạn chế. Vì vậy, NCS xin điểm qua một số công
trình nghiên cứu của các lĩnh vực đạo diễn khác gần với đạo diễn chƣơng
trình ca múa nhạc nhƣ đạo diễn sân khấu, đạo diễn điện ảnh... Thông qua đó,
NCS chỉ ra những nét tƣơng đồng và khác biệt giữa các lĩnh vực đạo diễn
nghệ thuật với nhau. Đồng thời, NCS nghiên cứu các yếu tố mới cho luận án
nhằm hạn chế sự trùng lặp với các công trình nghiên cứu đi trƣớc.
1.1.1.1. Một số tài liệu chuyên về lĩnh vực đạo diễn sân khấu
* Các nghiên cứu trong nƣớc
Trong cuốn Đại cương nghệ thuật sân khấu [61], tác giả Trần Trí Trắc
đã trình bày vai trò, vị trí, nguồn gốc của nghệ thuật sân khấu (NTSK), các
thành phần cơ bản trong NTSK. Ông đặc biệt quan tâm đến hành động sân

khấu và xung đột sân khấu. Ngôn ngữ của NTSK theo ông chính là hành động
và thƣớc đo giá trị của tác phẩm thông qua xung đột sân khấu, xung đột càng
cao thì tính hấp dẫn càng cao. Bên cạnh đó, tác giả giới thiệu thêm về thể tài
sân khấu, hình tƣợng sân khấu và các đặc trƣng cơ bản của NTSK truyền
thống Việt Nam. Nhƣ vậy, NCS cần phải xác định thêm về ngôn ngữ của đạo
diễn chƣơng trình ca múa nhạc và sự khác biệt giữa đạo diễn chƣơng trình ca
múa nhạc với đạo diễn tác phẩm sân khấu nhƣ thế nào? Từ đó, NCS sẽ đặt ra
các câu hỏi nghiên cứu, tìm lời giải đáp cho những câu hỏi đó, xem xét bản
chất của chƣơng trình ca múa nhạc có quan tâm đến yếu tố hành động sân
khấu hay không? Hình tƣợng nghệ thuật trong chƣơng trình ca múa nhạc có
hay không? Khác nhau nhƣ thế nào với NTSK?


9

Trong cuốn Cơ sở lý luận và kỹ thuật đạo diễn [48], tác giả Trần Minh
Ngọc, một thầy giáo, đạo diễn lâu năm, nổi tiếng trong lĩnh vực sân khấu tại
TP.HCM đã trình bày đƣợc những vấn đề nghệ thuật đạo diễn nhƣ: “Khái
luận đạo diễn, giúp ngƣời đọc hiểu đƣợc những vấn đề về lịch sử, sự xuất hiện
của ngƣời làm công tác dàn cảnh, vai trò vị trí của họ trong sự hình thành vở
diễn. Nghệ thuật đạo diễn trong mối tƣơng quan với các nghệ thuật khác. Yếu
tố đạo diễn trong các thành phần trình diễn. Tính hiện đại của đạo diễn trong
NTSK. NTSK trong sự cạnh tranh với các phƣơng tiện nghe nhìn” [48; tr. 05].
Nhƣ vậy, tác giả Trần Minh Ngọc đã trình bày khá đầy đủ về công việc
và mối quan hệ tƣơng quan giữa đạo diễn với tất cả các thành phần sáng tạo
khác, tác giả cũng có tầm nhìn bao quát đến việc nhận định cảm xúc đối
tƣợng khán giả đến với chƣơng trình. Các vấn đề này có nhiều điểm tƣơng
đồng với các vấn đề mà luận án sẽ trình bày, nhƣng NCS sẽ xem xét trên góc
độ của nghệ thuật đạo diễn chƣơng trình ca múa nhạc.
Tác giả Đức Kôn, trong cuốn Sân khấu đại cương [28] phân tích về lịch

sử sân khấu thế giới và nghệ thuật biểu diễn chuyên về lĩnh vực sân khấu kịch
nói, các trƣờng phái, phong cách kịch hành động của các tên tuổi lớn nhƣ
Aristot, Bertholt Brecht, Stanislavski. Trong công trình này, tác giả Đức Kôn
không đề cập đến nghệ thuật đạo diễn chƣơng trình ca múa nhạc, nhƣng ông
đã trình bày một số nội dung có liên quan đến vấn đề mà NCS nghiên cứu nhƣ
bản chất, đặc điểm, sức mạnh của NTSK. Đồng thời, ông phân tích sâu tính
giáo dục và giải trí trong sân khấu, điều này mang tính đặc trƣng của nghệ
thuật biểu diễn và gần với các vấn đề nghiên cứu mối quan hệ giữa đạo diễn
với khán giả trong chƣơng trình ca múa nhạc.
Tác giả Trần Bảng với cuốn Đạo diễn chèo [4] đã giúp NCS tìm thấy
mối quan hệ giữa nghệ thuật ca, múa và âm nhạc. Đặc biệt là vai trò, giá trị
của nghệ thuật đạo diễn mang hơi thở truyền thống, bản sắc văn hóa của nghệ
thuật dân tộc. Ngoài ra, tác giả Trần Bảng còn có cuốn Kỹ thuật biểu diễn


10

chèo mang nhiều tƣơng quan với kỹ thuật biểu diễn của các nghệ sĩ trong
chƣơng trình ca múa nhạc.
Công trình Phương pháp đạo diễn chương trình nghệ thuật tổng hợp
[10] của tác giả Lê Ngọc Canh đã trình bày và phân tích tổng quan về nghệ
thuật đạo diễn, nghệ thuật không gian, nghệ thuật thời gian, nghệ thuật hành
động, chƣơng trình tổng hợp. Các phân tích, nhận định của ông không đi sâu
vào chi tiết, chủ yếu vào nội dung toàn cảnh, khái quát và mang tính chất giới
thiệu. Ví dụ: “Nghệ thuật hành động là các cử chỉ, dáng điệu, diễn cảm trong
tác phẩm, tiết mục ca, múa, nhạc, kịch trong chƣơng trình nghệ thuật tổng
hợp” [10; tr. 37]. Cũng trong tài liệu này, tác giả cho rằng: “đạo diễn tổng hợp
là tổng hợp các loại đạo diễn nhƣ đạo diễn sân khấu, đạo diễn điện ảnh;
chƣơng trình nghệ thuật tổng hợp là chƣơng trình tổng hợp các loại hình nghệ
thuật khác nhau”.

Bên cạnh đó, trong phần lý luận về phƣơng pháp viết kịch bản chƣơng
trình nghệ thuật, tác giả Lê Ngọc Canh đã giới thiệu cách gọi một số loại kịch
bản nhƣ kịch bản văn học, kịch bản phân cảnh.
Trong cuốn Cơ sở lý luận sân khấu học [25] và Lý luận sân khấu hóa
[26], tác giả Phạm Duy Khuê cũng đề cập những vấn đề liên quan đến nghệ
thuật sân khấu, trong đó có bàn đến vấn đề đạo diễn chƣơng trình ca múa
nhạc; Trong cuốn Cơ sở lý luận sân khấu học, tác giả Phạm Duy Khuê đã đƣa
ra khái niệm và xuất xứ nghệ thuật đạo diễn, nghệ thuật đạo diễn chƣơng trình
ca múa nhạc (chƣơng 17); một số vấn đề cần thiết cho nghệ thuật đạo diễn
nhƣ phẩm chất căn bản của ngƣời đạo diễn, giới thiệu sơ lƣợc về kịch bản đạo
diễn, ý đồ đạo diễn, công việc của đạo diễn và so sánh trƣờng phái, phong
cách của các đạo diễn nổi tiếng trên thế giới. Trong tài liệu này, tác giả đã bàn
luận rất chi tiết về các vấn đề đạo diễn sân khấu, đạo diễn lễ hội, đạo diễn
truyền hình nhƣng các vấn đề về nghệ thuật đạo diễn chƣơng trình ca múa


11

nhạc chỉ đƣợc tác giả nhắc đến một cách khái quát chƣa mang tính chi tiết
nhƣ mục đích mà luận án hƣớng đến.
Tác giả Hồ Ngọc với hai công trình Tính ước lệ của nghệ thuật sân
khấu [46] và Tính hấp dẫn của nghệ thuật sân khấu [47] đã giúp NCS nắm rõ
hơn bản chất của NTSK nhằm so sánh và đƣa ra những kết luận có mối liên
hệ với nghệ thuật đạo diễn các chƣơng trình ca múa nhạc.
Trong cuốn Kiến thức sân khấu phổ thông [35], các tác giả đã luận bàn
về sân khấu và cuộc sống, tuồng sân khấu cổ điển, sân khấu chèo dân gian,
cải lƣơng, ca nhạc kịch. Đối với NCS, đây là một trong những tài liệu hữu ích
để tìm ra những sự tƣơng đồng, khác biệt của các loại hình sân khấu và bổ trợ
cho công việc đạo diễn các chƣơng trình ca múa nhạc khi kết hợp với các loại
hình nghệ thuật khác.

* Một số tài liệu nƣớc ngoài
Cuốn Nghệ thuật đạo diễn [55] của trƣờng đào tạo GITIS-Liên Xô của
tác giả O.J.Remez, đƣợc tác giả Hoàng Sự dịch sang tiếng Việt, đồng thời là
một giáo trình về nhập môn nghệ thuật đạo diễn. Trong đó, tác giả đề cập đến
hai khía cạnh đạo diễn và nghệ thuật diễn viên, vừa mang tính lí luận vừa
mang tính thực tiễn và rất gần với hƣớng nghiên cứu của NCS trong đề tài
này.
Các công trình nhƣ Think Like a Director [69] (Tƣ duy đạo diễn) của
tác giả Micheal Bloom (Mỹ), nội dung bàn về vấn đề thực hành, các bƣớc
chuẩn bị công tác đạo diễn.
Tác giả Edwin Wilson với cuốn The Theater Experience (Kinh nghiệm
đạo diễn) [66] có đề cập về vấn đề đón tiếp khán giả từ khi bắt đầu cho đến
khi vở diễn đƣợc diễn ra, hay bàn về không gian sâu khấu, thiết kế mỹ thuật,
cách sắp xếp lịch trình công việc.
Trong quá trình nghiên cứu các tài liệu, NCS đã tìm thấy một vài tài
liệu chuyên về lĩnh vực đạo diễn chƣơng trình nghệ thuật tổng hợp thích hợp


12

để góp phần vào luận án. Điển hình cuốn Play production today [68] của tác
giả Jonniepat Mobley đã bàn về cách xử lý công việc của đạo diễn chuyên về
các vở nhạc kịch Châu Mỹ. Tài liệu đã giúp NCS có thêm cơ sở so sánh và áp
dụng trong luận án của mình từ những nét tƣơng đồng, khác biệt.
Mặc dù, những tài liệu mà NCS đã tìm hiểu trên chủ yếu tập trung
nghiên cứu lĩnh vực sân khấu. Theo đó, trong lĩnh vực đạo diễn sân khấu,
ngôn ngữ chính là hành động, vấn đề cần giải quyết là tính kịch. Đối với lĩnh
vực ca múa nhạc, đạo diễn có đối tƣợng cụ thể là ca, múa, nhạc. Nhƣng, các
công trình trên đã tạo đƣợc cơ sở nền tảng về lý luận để NCS có thể so sánh,
đối chiếu dựa trên bản chất chung của NTBD và rút ra những nhận định, đặc

điểm riêng của nghệ thuật đạo diễn chƣơng trình ca múa nhạc.
1.1.1.2. Một số tài liệu chuyên về lĩnh vực đạo diễn điện ảnh
+ Tài liệu trong nƣớc
Tác giả Trần Luân Kim (chủ biên) có công trình Đạo diễn điện ảnh thế
giới [27] đã giới thiệu những tóm lƣợc cơ bản về sự nghiệp và thành tựu điện
ảnh của nhiều đạo diễn nổi tiếng thế giới, trong đó có phân tích sự tiến bộ,
phát triển của điện ảnh suốt chiều dài lịch sử gần một thế kỉ qua.
Tác giả Sâm Thƣơng đã viết cuốn Viết kịch bản Điện ảnh và Truyền
hình [59], đây là tài liệu cần thiết để NCS so sánh và tìm ra phƣơng pháp viết
kịch bản chƣơng trình ca múa nhạc.
Hiện nay, nghệ thuật đạo diễn chƣơng trình ca múa nhạc ngày càng đòi
hỏi ứng dụng nhiều phƣơng pháp dàn dựng mới bao gồm việc xử lý hình ảnh,
video trong chƣơng trình. Một số chƣơng trình ca múa nhạc đƣợc thiết kế
nhằm phục vụ mục đích quay hình đòi hỏi sự phối hợp sáng tạo của đạo diễn
hình ảnh, video, thậm chí do chính đạo diễn chƣơng trình ca múa nhạc phải tự
thực hiện. Đa số các chƣơng trình ca múa nhạc đều sử dụng màn hình led để
trình chiếu và đạo diễn xử lý ứng dụng video. Đôi khi, đạo diễn chƣơng trình
ca múa nhạc dùng cả thủ pháp dàn dựng nhƣ một đạo diễn điện ảnh trong


13

chƣơng trình ca múa nhạc. Câu nói “Anh đạo diễn xử lý tiết mục này rất điện
ảnh” là một minh chứng cho việc sử dụng những kiến thức về lĩnh vực điện
ảnh trong quá trình dàn dựng các chƣơng trình ca múa nhạc của đạo diễn.
+ Tài liệu nƣớc ngoài
Một số tài liệu nƣớc ngoài nhƣ: A Director prepair (Công tác chuẩn bị
của đạo diễn) [65] của tác giả Anne Bogart, A Sense of director (Xúc cảm đạo
diễn) [72] của tác giả William Ball, The Basic of film direction (Cơ sở đạo
diễn điện ảnh) [29] của tác giả L.Kuleshov, NCS đánh giá cao các vấn đề đã

đƣợc các tác giả nghiên cứu, phân tích.
Phần lớn các nghiên cứu về nghệ thuật đạo diễn điện ảnh nhấn mạnh
đến các bƣớc thực hiện một phân đoạn hình ảnh, cách hoàn thiện một bộ
phim, góc đặt máy quay phim, thiết kế ánh sáng phục vụ phim và đặc biệt là
các bƣớc cơ bản để thực hiện công việc chung của ngƣời đạo diễn nhƣ chọn
kịch bản, tuyển chọn diễn viên, làm việc với thiết kế. Phần lớn, các công việc
này một lần nữa khẳng định những điểm chung của các lĩnh vực đạo diễn,
thuận tiện cho việc tìm hiểu, so sánh của NCS trong quá trình nghiên cứu.
Qua đó, NCS nhận diện đƣợc khi chƣơng trình ca múa nhạc có phục vụ quay
hình, việc bố trí góc máy, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật sẽ ảnh hƣởng
nhƣ thế nào để tìm ra giải pháp thích hợp cho chƣơng trình ca múa nhạc. Mặt
khác, việc chắt lọc hình ảnh trình chiếu minh họa trên màn hình trong chƣơng
trình ca múa nhạc bị ảnh hƣởng từ chất lƣợng của hình ảnh thông qua các
thông số kỹ thuật và nội dung trình chiếu. Trong chƣơng trình ca múa nhạc,
việc trình chiếu nội dung hình ảnh còn có những tác dụng khác nhƣ trang trí,
tƣ liệu…
1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan chương trình ca múa
nhạc
Hiện nay, chƣa có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về nghệ
thuật đạo diễn chƣơng trình ca múa nhạc. Trong khi đó, đạo diễn chƣơng trình


14

ca múa nhạc là ngƣời làm việc trực tiếp, có mối liên hệ chặt chẽ với các thành
phần tham gia sáng tạo trong chƣơng trình ca múa nhạc nhƣ ca, múa, nhạc,
mỹ thuật, âm thanh, ánh sáng, phục trang, đạo cụ… Do vậy, để nghiên cứu về
nghệ thuật đạo diễn chƣơng trình ca múa nhạc, NCS phải tìm hiểu các tài liệu
liên quan đến các thành phần tham gia sáng tạo trên để giúp đạo diễn chƣơng
trình ca múa nhạc có thêm cơ sở hiểu rõ hơn về sự đóng góp, công tác phối

hợp làm nên chất lƣợng nghệ thuật chƣơng trình ca múa nhạc.
- Một số tài liệu về lĩnh vực Ca
Tác giả Nguyễn Thụy Kha với cuốn Thế kỷ âm nhạc Việt Nam [23]
gồm nội dung Một thời hòa bình và nội dung Một thời đạn bom, tác giả Phạm
Duy với cuốn Tân nhạc Việt Nam thuở ban đầu [12] và tác giả Lê Thiên Minh
Khoa với cuốn 9 thập kỷ ca khúc tân nhạc Việt Nam [24] đều viết chi tiết về
các giai đoạn sáng tác cùng các tác phẩm theo những năm tháng đã qua. Các
công trình này có giá trị tham khảo hữu ích cho công tác biên tập, giúp đạo
diễn chƣơng trình ca múa nhạc thuận lợi trong việc chuẩn bị nội dung và có
điều kiện hiểu sâu hơn về tiến trình hình thành âm nhạc Việt Nam qua các
giai đoạn từ năm 1930.
Ngoài ra, còn có một số tài liệu nhƣ: Các thể loại âm nhạc [38], biên
dịch bởi tác giả Lan Hƣơng, đã tổng hợp một số thể loại âm nhạc mà các
chƣơng trình ca múa nhạc hiện nay vẫn thƣờng ứng dụng; hay Âm nhạc Việt
Nam từ góc nhìn văn hóa [3] của tác giả Dƣơng Viết Á đề cập đến những xu
hƣớng âm nhạc của thế kỉ XX, các vấn đề về ca từ và các giai đoạn âm nhạc
theo chiều dài lịch sử Việt Nam.
- Một số tài liệu về Âm nhạc
Trong chƣơng trình ca múa nhạc, âm nhạc chính là thành tố không thể
thiếu. Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu của luận án, NCS đã tìm hiểu một
số tài liệu liên quan đến âm nhạc nhằm hiểu hơn về một số thủ pháp xử lý âm
nhạc nhƣ:


15

Giáo trình Phương pháp hát và chỉ huy dàn dựng hát tập thể (Nhiều tác
giả) [37] và Lược sử âm nhạc Việt Nam [31] của Nguyễn Thụy Loan.
Công trình Âm nhạc Việt Nam những điều cần biết [22] của Nguyễn
Văn Huân (sƣu tầm và biên soạn) đề cập đến quá trình hình thành và phát

triển, nguồn gốc và vai trò của âm nhạc trong cuộc sống hiện đại.
Công trình 152 nhạc khí và 24 dàn nhạc dân tộc Việt Nam [16] của tác
giả Minh Hiến là tài liệu tổng hợp hữu ích giúp ngƣời làm công tác đạo diễn
hiểu rõ về tính chất âm nhạc.
Những kiến thức về âm nhạc do các công trình trên cung cấp đã giúp
cho ngƣời đạo diễn có thể hiểu và cảm nhận âm nhạc tốt hơn để từ đó phối
hợp với nhạc sĩ, biên tập âm nhạc đƣa ra giải pháp tốt nhất cho chƣơng trình.
Trong đó, đáng chú ý là vấn đề chọn bài hát cho chƣơng trình, với sự có mặt
của hình thức mashup âm nhạc (nghĩa là dùng lời các bài hát khác nhau để
trộn lẫn vào nhau nhằm phục vụ một nội dung mới, ý đồ mới của đạo diễn
chƣơng trình ca múa nhạc). Do vậy, NCS nhận thấy các tài liệu về âm nhạc
trên thực sự hữu ích cho quá trình nghiên cứu luận án.
- Tài liệu về lĩnh vực Múa
Trong chƣơng trình ca múa nhạc, múa giữ một vai trò rất quan trọng.
Hiện nay, TP.HCM có hơn 90% các chƣơng trình ca múa nhạc sử dụng nghệ
thuật múa nhƣ phƣơng tiện để minh họa, phụ họa cho bài hát và xử lý các thủ
pháp nghệ thuật của đạo diễn.
Nhiều công trình đã đƣợc công bố, tiêu biểu nhƣ cuốn 100 Điệu múa
truyền thống Việt Nam [6] của tác giả Lê Ngọc Canh giới thiệu các điệu múa
tiêu biểu, đặc trƣng của nhiều dân tộc, vùng miền từ Bắc vào Nam.
Bên cạnh đó, tác giả Lê Ngọc Canh còn có công trình Đại cương nghệ
thuật Múa [7] giới thiệu khái quát về nghệ thuật múa, các định nghĩa và các
thành tố tạo nên nghệ thuật múa tổng quát; Phương pháp kết cấu kịch bản
múa [8] giới thiệu và hƣớng dẫn cách viết và trình bày một kịch bản xây dựng


16

các tác phẩm múa theo cách hệ thống và trình tự đƣợc sắp xếp khoa học;
Nghệ thuật múa thế giới [9] nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển

của nghệ thuật múa trên thế giới thông qua phân tích các tác phẩm múa tiêu
biểu của các quốc gia, vùng lãnh thổ.
Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu khác của tác giả Đặng Hùng
nhƣ Phương pháp sáng tác múa [21], Nguyễn Thị Hiển với Nghệ thuật biên
đạo múa [18] đã đƣa ra các định nghĩa, phƣơng pháp phổ biến cũng nhƣ các
kinh nghiệm trong việc dàn dựng một tác phẩm múa.
Bài viết “Múa dân gian trong tác phẩm múa chuyên nghiệp Việt Nam”
(tạp chí Nhịp điệu, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, 2006) và luận án Múa dân
gian trong tác phẩm múa chuyên nghiệp Việt Nam [60] của tác giả Ứng Duy
Thịnh; Ngân Quý với Vấn đề kế thừa và phát triển múa dân gian Việt Nam
[57] đã giới thiệu rõ hơn về thể loại và cách sử dụng múa dân gian trong các
tác phẩm múa Việt Nam.
- Tài liệu về các yếu tố phụ trợ trong Nghệ thuật đạo diễn chƣơng trình
ca múa nhạc
+ Tài liệu về xử lý kỹ thuật âm thanh, ánh sáng
Công trình Đạo diễn âm thanh – ánh sáng [45] của nhóm tác giả
Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Xuân Khánh, Lê Văn Cƣờng và cuốn Concert
Lighting (Ánh sáng trong chƣơng trình ca nhạc) [43] của tác giả James
L.Moody và Paul Dexter đƣợc dịch bởi Lê Tuyên Phúc (2015). Với những
kiến thức về kỹ thuật xử lý ánh sáng trong chƣơng trình ca múa nhạc đã giúp
NCS nghiên cứu thuận lợi và chi tiết hơn trong mối quan hệ sáng tạo giữa đạo
diễn và chuyên viên âm thanh, ánh sáng; nhận thức rõ hơn việc sử dụng các
thủ pháp ánh sáng vào các chƣơng trình ca múa nhạc, xử lý kỹ thuật và vận
dụng đúng các tính năng của từng thiết bị âm thanh, ánh sáng vào các chƣơng
trình ca múa nhạc mà NCS nghiên cứu.
+ Tài liệu về mỹ thuật sân khấu


17


Đối với nghệ thuật đạo diễn chƣơng trình ca múa nhạc, vấn đề thiết kế
mỹ thuật sân khấu thƣờng đƣợc tính toán và thực hiện đầu tiên. Nó ảnh hƣởng
trực tiếp đến góc nhìn, thị giác khán giả, thẩm mỹ và ảnh hƣởng đến việc thể
hiện ý đồ, nội dung của đạo diễn và cả sự xuất hiện của cảnh trí, toàn bộ việc
di chuyển của nghệ sĩ, diễn viên trên sân khấu. Hiện nay, công trình nghiên
cứu về mỹ thuật sân khấu riêng cho chƣơng trình ca múa nhạc chƣa có. Đa số
các tài liệu, công trình nghiên cứu về nghệ thuật đạo diễn đều bàn về mỹ thuật
sân khấu. Nhƣ công trình Mỹ thuật sân khấu kịch nói Việt Nam [5] của tác giả
Phùng Huy Bính. Trong tài liệu này, tác giả đã nhận định: “Một bản thiết kế
sân khấu chỉ thực sự hoàn thành khi có yếu tố đạo diễn và biểu diễn của diễn
viên, tự nó chƣa phải là tác phẩm đã hoàn chỉnh” [5; tr.11].
Tại chƣơng 5 (tr.67), công trình Tính ước lệ của nghệ thuật sân khấu
[46], tác giả Hồ Ngọc chỉ rõ về tính tả thực và ƣớc lệ trong mỹ thuật trang trí
sân khấu. NCS sẽ tham khảo nội dung này để so sánh sự tƣơng đồng về trang
trí sân khấu và áp dụng cho chƣơng trình ca múa nhạc.
Trong cuốn Không gian và thời gian sân khấu [55] của tác giả Hà
Quang Sơn, ở chƣơng 4 (tr.124), tác giả viết về cách xử lý của ngƣời họa sỹ
thiết kế sân khấu.
Tác giả Nguyễn Thị Hợp đã trình bày nhiều quan điểm của mình về
một số sân khấu đã đƣợc thiết kế thông qua các vở diễn trong cuốn Không
gian sân khấu và nghệ sĩ [20].
Tác giả Nguyễn Dân Quốc với cuốn Thiết kế mỹ thuật chèo [53], và
cuốn Mỹ thuật sân khấu và đào tạo họa sĩ thiết kế mỹ thuật sân khấu [39] đã
cung cấp những kiến thức chung về mỹ thuật sân khấu cho NCS.
Ngoài ra, một số tài liệu nƣớc ngoài về mỹ thuật sân khấu nhƣ cuốn
The theatre experience (Kinh nghiệm sân khấu) [66] của Edwin Wilson
(tr.79) có bàn về vị trí sân khấu, đặt vị trí sân khấu góp phần tạo thẩm mỹ đối
với toàn cảnh trong sự quan sát của khán giả.



18

1.2. Cơ sở lý luận của nghệ thuật ạo diễn hƣơng trình a múa
nhạc
1.2.1. Khái niệm liên quan đề tài luận án
1.2.1.1. Khái niệm đạo diễn
Đạo diễn đã xuất hiện từ rất lâu trong lĩnh vực sân khấu và bắt đầu từ
những vở kịch, sau này phát triển đến nghệ thuật điện ảnh, chƣơng trình ca
múa nhạc. Đạo diễn có thể đƣợc hiểu nhƣ một công việc hoặc nhƣ một chức
danh nghề nghiệp.
Theo tác giả Phạm Duy Khuê, trong tiếng Pháp, “regisseur”, bắt nguồn
từ chữ “rego” của tiếng Latinh; nghĩa là chỉ đạo, điều hành, điều khiển, chỉ
huy; trong tiếng Anh, “director” còn có nghĩa là đạo diễn, tổng điều hành,
tổng chỉ huy [25; tr.249].
Tác giả Lê Ngọc Canh cho rằng: “Đạo diễn là một chuyên ngành rộng
về kiến thức, lý luận về thực hành trên các lĩnh vực thuộc các loại hình nghệ
thuật khác nhau” [10; tr.20].
Theo hầu hết các tài liệu mà NCS nghiên cứu và trích dẫn trong phần
phụ lục thì các đạo diễn đầu tiên xuất hiện đồng thời với các sản phẩm sân
khấu. Nhƣng khái niệm đạo diễn chỉ ra đời vào cuối thế kỷ 19. Nó đƣợc xem
nhƣ một ngƣời chỉ đạo, tập hợp của tất cả các quy trình trong một nhà hát vào
một kế hoạch duy nhất. Trong thế kỷ XX, đạo diễn bắt đầu phát triển nhanh
chóng trong điện ảnh.
Ngày nay, đạo diễn có một sự phát triển to lớn. Bây giờ đây, việc đạo
diễn có thể không phải là một ngƣời, mà là sự phối hợp của hàng loạt các
chuyên gia trực thuộc đạo diễn. Tùy thuộc vào loại công việc đƣợc xác định
bởi bản chất của nghề nghiệp. Đạo diễn đến với nghệ thuật sân khấu đã kết
nối các thành phần cùng tham gia vào vở diễn lại thành một tổng thể sân khấu
hoàn chỉnh. “Sự xuất hiện của ngƣời đạo diễn trong sân khấu liên quan đến



19

việc biến vở diễn từ những miếng chắp vá nhiều mảnh của công việc diễn
viên thành một chỉnh thể nghệ thuật” [54; tr.18].
Trong cuốn Từ điển Bách khoa Văn hóa học đã ghi nhận: “Khán giả
muốn xem một tiết mục sân khấu hài hòa, hoàn chỉnh, mọi yếu tố đều nhịp
nhàng ăn khớp, từ diễn suất của diễn viên, không khí tiết mục, đến tiết tấu và
màu sắc. Cần có một gƣơng mặt hiểu biết, chịu trách nhiệm tất cả về các yếu
tố đó. Ngƣời đạo diễn ra đời” [01; tr. 396].
Để định nghĩa: đạo diễn là ai, làm gì, có nhiều ý kiến khác nhau, chẳng
hạn GS. TS Ian Mc Grath (Australia) gọi đạo diễn là “Ngƣời bao quát tầm
nhìn”; John Mikes - Brown, đạo diễn ngƣời Anh thì cho rằng: “đạo diễn là
ngƣời có khả năng tạo ra những hình ảnh sân khấu để lý giải vở diễn, là tấm
gƣơng phản chiếu những chủ đích còn ẩn giấu đằng sau kịch bản” [02; tr.12].
Theo các nghiên cứu đi trƣớc, Danchenko đã nhận định trong sân khấu,
đạo diễn là ngƣời thực hiện ba chức năng: Là ngƣời lý giải kịch bản, là tấm
gƣơng phản chiếu những đặc điểm của diễn viên và là ngƣời tổ chức toàn bộ
vở diễn [51; tr.7].
Cũng về vai trò của ngƣời đạo diễn, Tôpxtônôgôp đã nhận định ngƣời
đạo diễn mang trách nhiệm lớn nhất đối với một vở diễn, để cụ thể hóa ý kiến
trên Tôpxtônôgôp đã dẫn giải rằng:
Tất cả các yếu tố từ kịch bản đến diễn xuất, từ hiệu quả của vở diễn
đến sự tiếp nhận của khán giả.v.v... ngƣời đạo diễn phải chịu trách
nhiệm tất. Anh ta phải chịu tránh nhiệm vì kịch bản không tốt, và
diễn viên diễn giả tạo và khán giả cƣời không đúng chỗ v.v... Mọi
vấn đề về một vở diễn đều phụ thuộc vào đạo diễn và anh ta phải trả
lời tất mọi vấn đề [52; tr.8].
Thực tế ở mỗi lĩnh vực nghệ thuật, thuật ngữ đạo diễn sẽ gắn với đặc
thù chuyên môn của lĩnh vực đó. Vì vậy, ngƣời Mỹ phân biệt cụ thể thuật ngữ



×