Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

NỘI DUNG SKKN 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.21 MB, 102 trang )

Sử dụng những cách thức và thủ thuật đơn giản để hình thành kiến thức về
bài văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………….3
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI……………………………………….............3
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI…………………………………………....3
3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI…………………………………................4
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...………………………………......4
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU…………………………………………….4
6. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU…………………………………….......4
7. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI…………………………………………......4
NỘI DUNG…………………………………………………………….7
A. CƠ SỞ KHOA HỌC…………………………………………………..7
B. THỰC TRẠNG…………………………………………………………9
C. NỘI DUNG………………………………………………………........12
1. ÔN TẬP, HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC VỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ
HỘI TRONG GIỜ HỌC TĂNG TIẾT…………………………......12
1.1. Sự cần thiết phải dạy một giờ tăng tiết………………………12
1.2. Thời gian tiến hành dạy tăng tiết……………………………13
1.3. Mục tiêu, nội dung của giờ dạy tăng tiết……………………14
1.4. Chuẩn bị cho giờ dạy tăng tiết……………………………….14
1.5. Cách thức tiến hành: Tổ chức dạy học theo dự án và sử dụng
hệ thống bảng biểu so sánh, đối chiếu, phân loại…………………17
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VỀ BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
TRONG GIỜ DẠY CHÍNH KHÓA…………………………………….28
2.1. Thời gian thực hiện dạy chính khóa…………………………28
2.2. Nội dung bài học………………………………………………28

Người thực hiện: Trần Thị Hồng

Trang 1




Sử dụng những cách thức và thủ thuật đơn giản để hình thành kiến thức về
bài văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12
2. 3. Chuẩn bị cho tiết dạy chính khóa……………………………28
2.4. Cách thức tiến hành để hình thành kiến thức về bài văn nghị
luận xã hội cho học sinh……………………………………………33
2.4.1. Sử dụng phim ảnh trực quan, tăng thêm bài tập trong
phần tìm hiểu đề…………………………………………….33
2.4.2.Sử dụng Sơ đồ tư duy để lập dàn ý cho các đề văn đã
cho........................................................................................37
2.4.3. Xác lập cách thức triển khai bài văn nghị luận xã hội
theo từng dạng đề hoặc theo từng đối tượng………………39
2.4.4. Sử dụng thủ thuật ghi nhớ và gợi nhớ với chuỗi từ
khóa phần củng cố kiến thức………………………………45
2.4.5. Sử dụng bảng tổng hợp các cách thức triển khai bài
văn nghị luận xã hội theo dạng đề và theo đối tượng……46
3. TIẾN HÀNH RÈN KỸ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
CHO HS………………………………………………………………….47
D.HIỆU QUẢ…………………………………………………………….48
1. VỀ PHÍA GIÁO VIÊN………………………………………………..48
2. VỀ PHÍA HỌC SINH…………………………………………………..48
KẾT LUẬN…………………………………………………………57
PHỤ LỤC……………………………………………………………61
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………..76

Người thực hiện: Trần Thị Hồng

Trang 2



Sử dụng những cách thức và thủ thuật đơn giản để hình thành kiến thức về
bài văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Làm văn nghị luận xã hội là rèn luyện tư duy bằng ngôn ngữ, rèn luyện
cách diễn đạt chính xác, cách dùng từ đúng chỗ, cách thuyết phục người
khác một cách hiệu quả. Những năng lực này, đặc biệt là năng lực thuyết
phục sẽ giúp con người thành đạt trong cuộc sống dù trong bất kì lĩnh vực
nào. Đó là chưa kể làm văn nghị luận xã hội hiện nay đã trở thành một bộ
phận không thể thiếu trong cấu trúc đề thi tốt nghiệp và tuyển sinh các cấp.
Vì vậy, học làm văn nghị luận xã hội là một việc làm thiết thực đối với tương
lai của mỗi người và có kỹ năng làm văn nghị luận xã hội là một đòi hỏi cấp
bách đối với học sinh trung học nói chung và học sinh lớp 12 nói riêng.
Nhằm trang bị kỹ năng sống cho học sinh khi hòa nhập với cộng đồng, góp
phần nâng cao chất lượng học tập môn Ngữ văn, nâng cao tỉ lệ tốt nghiệp bộ
môn Văn nói riêng và tỉ lệ tốt nghiệp của toàn trường nói chung, người giáo
viên dạy Ngữ văn phải tiến hành song song nhiều công việc, trong đó không
thể thiếu việc hình thành kiến thức về bài văn nghị luận xã hội cho học sinh.
Ý thức được điều này, trong bốn năm qua, chúng tôi đã không ngừng
nỗ lực tìm tòi để tìm ra những cách thức và thủ thuật giúp các em học sinh
nắm vững kiến thức về bài văn nghị luận xã hội. Cuối cùng chúng tôi cũng
đã rút ra được một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc giảng dạy lí thuyết, hình
thành kiến thức về bài văn nghị luận xã hội cho học sinh. Vì vậy, chúng tôi
xin mạnh dạn chia sẻ cùng quý thầy cô dạy Ngữ văn, đặc biệt là những quý
thầy cô đồng nghiệp trẻ những kinh nghiệm đó của mình qua đề tài “Sử
dụng những cách thức và thủ thuật đơn giản để hình thành kiến thức về
bài văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12”
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI


Người thực hiện: Trần Thị Hồng

Trang 3


Sử dụng những cách thức và thủ thuật đơn giản để hình thành kiến thức về
bài văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12
* Xác định tầm quan trọng của kiến thức về bài văn nghị luận xã hội đối với
học sinh trong quá trình rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội, nâng
cao hiệu quả giảng dạy và học tập.
* Xác lập một số cách thức, thủ thuật cơ bản trong dạy học nhằm hình thành
kiến thức, khắc sâu lí thuyết về văn nghị luận xã hội cho học sinh.
* Hướng đến việc nâng cao hiệu quả giảng dạy, nâng cao tỉ lệ tốt nghiệp bộ
môn Ngữ văn nói riêng và tỉ lệ tốt nghiệp của toàn trường nói chung.
* Khẳng định tính khả thi của đề tài thông qua việc thu thập các thông tin
phản hồi.

3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
* Xây dựng được một cơ sở khoa học và thực tiễn phù hợp.
* Chỉ ra được những cách thức, thủ thuật tiến hành cụ thể để hình thành kiến
thức bài văn nghị luận xã hội, giúp học sinh nắm vững kiến thức về bài văn
nghị luận xã hội.
* Đưa ra một số kết quả cụ thể nhằm khẳng định tính khả thi của đề tài trong
thực tiễn giảng dạy hiện nay.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi đã sử dụng nhiều phương
pháp nghiên cứu khác nhau. Trong đó, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến các
phương pháp thuộc các nhóm như:
* Nhóm các phương pháp nghiên cứu các bài học về văn nghị luận xã hội.
* Nhóm các phương pháp được sử dụng trong giảng dạy .

* Nhóm các phương pháp kiểm tra, đánh giá.

Người thực hiện: Trần Thị Hồng

Trang 4


Sử dụng những cách thức và thủ thuật đơn giản để hình thành kiến thức về
bài văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do trình độ cũng như kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên phạm
vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn ở việc hình thành kiến thức về bài văn
nghị luận xã hội trong phân môn Làm văn thuộc chương trình Ngữ văn lớp
12 (Chương trình chuẩn).
6. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng mà chúng tôi nghiên cứu trực tiếp trong đề tài này là hai bài:
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và Nghị luận về một hiện tượng đời sống
(Chương trình chuẩn).
7. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Trong thực tế giảng dạy hiện nay, phần lớn các giáo viên đều ý thức
được tầm quan trọng của việc hình thành kiến thức về bài văn nghị luận xã
hội và rèn kỹ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh. Tuy nhiên, do
nhiều nguyên nhân khác nhau mà việc làm này chưa đạt kết quả như mong
muốn. Có những giáo viên chỉ chú trọng trong việc cung cấp kiến thức, dạy
cho học sinh cách làm nhưng lại hời hợt trong việc cho học sinh vận dụng
kiến thức vào giải quyết những bài tập cụ thể. Và như vậy kiến thức học
được sẽ không có quá trình vận dụng, trải nghiệm. Hạn chế này xuất phát từ
việc không có thời gian, tâm lí sợ mất thời gian. Cũng có những giáo viên lại
rất chú trọng đến việc rèn kỹ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh
nhưng lại hời hợt trong khâu cung cấp lý thuyết, hình thành kiến thức về bài

văn nghị luận xã hội cho học sinh. Còn lại một phần giáo viên dù ý thức
được mối quan hệ giữa học và hành, giữa việc cung cấp kiến thức và rèn
luyện kỹ năng nhưng lại mắc sai lầm ở chỗ: trong khi hình thành kiến thức
về bài văn nghị luận xã hội giáo viên còn rất máy móc trong việc sử dụng
ngữ liệu cho đến việc hình thành kiến thức cho các em. Cụ thể là khi thiết kế

Người thực hiện: Trần Thị Hồng

Trang 5


Sử dụng những cách thức và thủ thuật đơn giản để hình thành kiến thức về
bài văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12
bài giảng thì chỉ nhất nhất tuân theo một vài bài tập trong SGK mà không
dám mạnh dạn thay đổi ngữ liệu, thay đổi bài tập cho phù hợp với đối tượng
học sinh cụ thể. Khi dạy cho học sinh cách làm bài, giáo viên cũng chỉ lặp đi
lặp lại những cách nói quen thuộc đến nhàm chán và nặng về thuật ngữ
chuyên môn là: đối với kiểu bài này chúng ta sẽ sử dụng các thao tác lập
luận như: giải thích, phân tích, bình luận, chứng minh….
Việc sử dụng sơ đồ Grap trong dạy học đã trở nên khá quen thuộc với
các giáo viên. Nhưng sử dụng Sơ dồ tư duy trong dạy học và đặc biệt là dạy
học Ngữ văn nói chung, phân môn làm văn nói riêng hiện nay lại là một
cách thức khá mới mẻ. Trước đó, ở năm học 2011-2012 trong đề tài “Một số
cách thức nhằm khắc sâu kiến thức văn học cho học sinh lớp 12”, chúng tôi
cũng đã đề cập đến việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong khi giảng dạy các tác
phẩm văn học. Việc làm này đã có tác dụng rất lớn trong quá trình giúp học
sinh ghi nhớ nhanh, ghi nhớ lâu kiến thức văn học. Và cũng từ năm học đó,
chúng tôi đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo để tìm ra những cách thức tiếp
tục mở rộng việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong giảng dạy làm văn nghị luận xã
hội cho học sinh. Trên thực tế, rất nhiều giáo viên dù đã biết đến Sơ đồ tư

duy nhưng do việc thiết kế nó đòi hỏi phải có sự thành thạo về vi tính và cài
đặt, sử dụng phần mềm ImindMap nên cho đến nay vẫn chưa có nhiều giáo
viên sử dụng nó trong giảng dạy. Riêng đối với môn Ngữ văn ở trường
chúng tôi, việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong giảng dạy và học tập cũng rất
khiêm tốn, đặc biệt chưa có giáo viên nào vận dụng nó trong phân môn Làm
văn.
Trong dạy học nói chung và trong dạy làm văn nói riêng, hầu hết giáo
viên đứng lớp đều mong muốn những nội dung bài giảng được học sinh ghi
nhớ một cách hoàn hảo. Tuy nhiên trên thực tế, đa phần giáo viên lại quan
tâm nhiều đến việc làm thế nào cho học sinh hiểu và dễ ghi nhớ, chứ rất ít
quan tâm đến việc làm thế nào giúp học sinh có thể dễ dàng hồi tưởng, tái
tạo lại trí nhớ. Vì vậy, nội dung của bài học thường được ghi chú bằng các kí
Người thực hiện: Trần Thị Hồng

Trang 6


Sử dụng những cách thức và thủ thuật đơn giản để hình thành kiến thức về
bài văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12
tự đầu dòng, được diễn đạt một cách rõ ràng, đầy đủ. Tuy nhiên cách làm
này chỉ có thế giúp học sinh hiểu bài, ghi nhớ (lưu trữ thông tin) mà ít giúp
được cho quá trình hồi tưởng (tìm lại thông tin). Xuất phát từ thực tế này,
chúng tôi đã sử dụng thủ thuật ghi nhớ với những “từ khóa”(từ ngữ quan
trọng của mỗi ý) để không chỉ giúp học sinh dễ ghi nhớ mà còn giúp các em
dễ dàng hồi tưởng trí nhớ.
Tính mới trong đề tài này là chúng tôi sẽ đưa ra một số cách thức, thủ
thuật cụ thể để hình thành kiến thức về bài văn nghị luận xã hội cho học sinh
lớp 12. Qua đó góp phần nâng cao kết quả học tập môn Ngữ văn nói chung
và phân môn Làm văn nói riêng cho học sinh. Đó là những cách thức và thủ
thuật như:

* Sử dụng phim, ảnh, tư liệu trực quan sinh động để kích thích hứng thú
học tập của học sinh.
* Sử dụng bảng thống kê, phân loại, so sánh đối chiếu để nâng cao khả
năng nhận biết về các đối tượng, dạng đề và đặc biệt là cách thức triển khai
bài văn nghị luận xã hội.
* Xây dựng những cách thức triển khai bài văn theo từng dạng đề trong
mỗi kiểu bài.
* Sử dụng Sơ đồ tư duy để xây dựng dàn ý của bài văn.
* Sử dụng hệ thống các từ khóa và liên kết các từ khóa thành chuỗi dễ
ghi nhớ, có khả năng gợi nhớ cho học sinh.

Người thực hiện: Trần Thị Hồng

Trang 7


Sử dụng những cách thức và thủ thuật đơn giản để hình thành kiến thức về
bài văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12

NỘI DUNG
A. CƠ SỞ KHOA HỌC
Kiến thức, lí thuyết nói chung là nền tảng, là cơ sở của mọi thực hành.
Nếu như hành mà không học thì hiệu quả đạt được không cao, đúng như Bác
Hồ của chúng ta đã nói: Hành mà không học thì hành không trôi chảy. Điều
đó có nghĩa là dù làm bất kì công việc gì, lớn hay nhỏ, con người cũng đều
cần phải có kiến thức, sự hiểu biết. Trong bất kì hoàn cảnh nào, kiến thức, lí
thuyết cũng đều là nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả của công việc.
Những người có hiểu biết sẽ hoàn thành công việc trong thời gian ngắn nhất
và kết quả đạt được cũng cao nhất. Nắm chắc kiến thức, có sự hiểu biết chắc


Người thực hiện: Trần Thị Hồng

Trang 8


Sử dụng những cách thức và thủ thuật đơn giản để hình thành kiến thức về
bài văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12
chắn mỗi chúng ta sẽ thực hành một cách trôi chảy hơn. Kiến thức góp phần
không nhỏ làm nên thành công của mỗi con người trong cuộc sống.
Trong học tập cũng vậy, mỗi một môn học, mỗi một phân môn khác
nhau đều có một hệ thống kiến thức riêng. Kết quả học tập của mỗi môn học
như thế nào đều phụ thuộc vào việc nắm bắt kiến thức của học sinh về môn
học đó. Đối với người học văn cũng vậy, kết quả học tập môn Ngữ văn như
thế nào không chỉ phụ thuộc vào lượng kiến thức văn học người đó có được
mà còn phụ thuộc một phần không nhỏ vào kiến thức làm văn. Một người
học văn không thể không có kiến thức văn chương, một người làm văn
không thể không có lí thuyết về làm văn. Điều này đồng nghĩa với việc nếu
muốn nâng cao kết quả học tập Ngữ văn cho học sinh, một mặt cần phải giúp
cho các em có được một khối lượng kiến thức văn học tương đối về những
tác phẩm có trong chương trình, mặt khác phải giúp các em lĩnh hội được
đầy đủ lí thuyết làm văn nói chung và kiến thức về bài văn nghị luận xã hội
nói riêng. Muốn làm được điều này không còn cách nào khác là phải kích
thích hứng thú, sự chủ động, tích cực; tăng khả năng nhận biết; nâng cao
năng lực ghi nhớ và mức độ tái tạo trí nhớ cho học sinh ngay khi giảng dạy
về lí thuyết làm văn nghị luận xã hội .
Khoa học đã chứng minh, con người nhớ nhanh hay chậm, nhiều hay
ít kiến thức là phụ thuộc vào trí thông minh của mỗi người. Trí thông minh
này có thể là trời phú nhưng cũng có thể có được nhờ quá trình rèn luyện.
Khoa học tiên tiến cũng đã chứng minh sự liên kết nơ-ron sẽ tạo ra trí thông
minh của mỗi người. Vì thế việc tận dụng bộ não bao nhiêu sẽ quyết định

bấy nhiêu liên kết nơ-ron trong bộ não. “Mỗi khi bạn nhìn thấy, lắng nghe
hoặc làm một chuyện gì mới, mỗi khi bạn suy nghĩ, não bộ của bạn sẽ bị
kích thích. Đây là lúc não bộ của bạn tạo ra thêm nhiều liên kết nơ-ron giúp
bạn ngày càng thông minh hơn” (Tác giả Adam Khoo, dịch giả Trần Đăng
Khoa, Uông Xuân Vy, Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!, NXB Phụ nữ, 2011, trang
49). Thực tế cũng đã cho thấy, bộ óc con người đặc biệt nhạy với những kích
Người thực hiện: Trần Thị Hồng

Trang 9


Sử dụng những cách thức và thủ thuật đơn giản để hình thành kiến thức về
bài văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12
thích về thị giác và thính giác. Những yếu tố kích thích hai giác quan này
thường để lại những ấn tượng sâu sắc trong bộ não con người. Nếu như
những kích thích thị giác giúp con người như “chụp” được đối tượng để lưu
vào trong trí nhớ thì những kích thích về thính giác cũng “ăn sâu” vào tâm trí
của họ. Hơn thế nữa, não của người sẽ trở nên nhanh nhạy hơn nếu con
người thường xuyên phải làm việc, suy nghĩ…Không phải là lạ khi Aaron
Stern vào năm 1952 lại tạo ra môi trường kích thích trí thông minh của con
gái mình bằng việc cho cô bé nghe nhạc cổ điển, dạy tiếng Anh cho cô bé
bằng hình ảnh...Kết quả là khi mới một tuổi bé Edith có thể nói những câu
hoàn chỉnh, lúc năm tuổi đọc hết bộ Bách khoa toàn thư của Anh quốc…
Nói đến khả năng vận dụng kiến thức là nói đến khả năng huy động
kiến thức để giải quyết những tình huống học tập cụ thể. Người biết vận
dụng kiến thức sẽ biết mình cần phải dùng những kiến thức gì, vận dụng
chúng như thế nào để giải quyết tình huống đang đặt ra. Tuy nhiên, để có thể
huy động được kiến thức, vận dụng được kiến thức thì trước hết phải tái hiện
lại, nhớ lại kiến thức, tìm lại thông tin đang được lưu trữ trong bộ não. Điều
đó cũng có nghĩa là việc tái tạo trí nhớ, tìm lại thông tin có vai trò đặc biệt

đối với vận dụng kiến thức.
Như vậy, ghi nhớ (lưu trữ thông tin) là một việc rất quan trọng nhưng
tái tạo, hồi tưởng trí nhớ (tìm lại thông tin) còn quan trọng hơn nhiều. Một
trong những lí do học sinh thường dùng để biện minh cho việc học kém của
mình là do họ có trí nhớ kém. Thật vậy, nhiều học sinh hiểu bài cặn kẽ và có
khả năng trả lời các câu hỏi trong bài thi, nhưng đầu óc các em cứ trống rỗng
mỗi khi các em phải làm bài trong một khoảng thời gian giới hạn. Kết quả là
điểm số các em đạt được không phản ánh đúng khả năng thật sự của các em.
Điều đó có nghĩa là trí nhớ của các em đang bị kìm hãm. Đây là một chuyện
bình thường, phổ biến, dễ hiểu vì học sinh không có kĩ thuật gợi nhớ. Có thể
hình dung trí nhớ của con người “giống như một thư viện đồ sộ chứa đựng
một khối lượng thông tin khổng lồ trong hàng trăm ngàn quyển sách” (Tác
Người thực hiện: Trần Thị Hồng

Trang 10


Sử dụng những cách thức và thủ thuật đơn giản để hình thành kiến thức về
bài văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12
giả Adam Khoo, dịch giả Trần Đăng Khoa, Uông Xuân Vy, Tôi tài giỏi, bạn
cũng thế!, NXB Phụ nữ, 2011, trang 118). Chúng ta có thể dễ dàng tìm được
một cuốn sách chúng ta đang cần nếu chúng ta sử dụng hệ thống chỉ mục
sách của thư viện vì những cuốn sách được phân loại theo các mục như chủ
đề, tên tác giả…Nhưng nếu những quyển sách đó nằm lộn xộn khắp nơi và
không có chỉ mục nào để tìm kiếm chúng ta có thể mất hàng tháng để tìm ra
một cuốn sách. Thậm chí có thể chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm được cuốn
sách đang cần. Khả năng tìm lại thông tin trong não bộ của chúng ta cũng
làm việc tương tự như vậy. Đó là lí do vì sao không ít lần trong quá khứ, bản
thân chúng ta không nhớ nổi một vấn đề khi cần nhưng lại chợt nhớ ra nó
vào lúc khác. Hầu hết thời gian chúng ta thu nhận thông tin một cách có ý

thức và không có ý thức. Thế nhưng những thông tin ấy không được lưu trữ
theo thứ tự ngăn nắp để dễ dàng tìm lại sau này. Do đó, chúng ta cảm thấy
khó khăn trong việc hồi tưởng lại thông tin mặc dù thông tin đã được lưu
trong não bộ của chúng ta. Sử dụng hệ thống liên kết với ba quá trình: xác
định từ khóa, sự hình dung và sự liên tưởng sẽ giúp con người có thể nhớ lại
kiến thức một cách nhanh chóng khi cần.
Tóm lại, giúp học sinh nắm vững kiến thức nói chung và nắm vững kiến
thức về bài văn nghị luận xã hội nói riêng là một việc làm rất cần thiết. Và
muốn làm được điều này, giáo viên cần phải kích thích tư duy, tăng khả
năng nhận biết, khả năng ghi nhớ và khả năng tái tạo, hồi tưởng trí nhớ
của học sinh bằng cả những tác động từ thị giác đến thính giác, bằng cách
không chỉ cho các em giải quyết những tình huống học tập cụ thể mà còn
phải kích thích suy nghĩ, sự hình dung, liên tưởng của các em trong quá trình
học tập.
B. THỰC TRẠNG
Từ thực tiễn công tác chấm thi tốt nghiệp và đặc biệt là công tác giảng
dạy ở trên lớp, bản thân chúng tôi nhận thấy hầu hết các em học sinh hiện
Người thực hiện: Trần Thị Hồng

Trang 11


Sử dụng những cách thức và thủ thuật đơn giản để hình thành kiến thức về
bài văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12
nay rất yếu về kỹ năng làm văn nghị luận, đặc biệt là kỹ năng làm văn nghị
luận xã hội. Nguyên nhân chính là do các em không có kiến thức về bài văn
nghị luận xã hội. Sự yếu kém về kiến thức này do nhiều nguyên nhân. Trước
hết, do tính chất đặc thù của phân môn, làm văn vốn dĩ rất khô khan, nặng nề
về lí thuyết, khó hiểu, dễ gây tâm lí chán nản cho người học. Đã vậy, cách
dạy của không ít giáo viên, đặc biệt là những giáo viên trẻ thiếu kinh nghiệm

lại rất đơn điệu, nhàm chán, máy móc, giáo điều. Còn học sinh thì ngày càng
chạy theo các môn học thời thượng như Toán, Lí, Hóa mà quay lưng, tỏ ra
rất xem nhẹ việc học Ngữ văn. Vì thế các em ít hứng thú với các bài học về
làm văn nói chung và văn nghị luận xã hội nói riêng. Những điều này kết
hợp với nhau đã dẫn đến một hậu quả là học sinh không có kĩ năng làm bài
văn nghị luận xã hội. Như vậy, tình trạng học sinh không có kĩ năng làm bài
nghị luận xã hội có thể do ba nguyên nhân chủ yếu thuộc về phía các em là:
một là học sinh không hiểu bài; hai là học sinh không nắm vững (không ghi
nhớ được) những kiến thức về bài văn nghị luận xã hội; ba là học sinh hiểu
bài, ghi nhớ được bài học nhưng lại không thể hồi tưởng thông tin, tái tạo
kiến thức khi thực hành, vận dụng. Cho nên dù đã được giáo viên tăng cường
rèn luyện, tăng cường thực hành viết bài trên lớp, về nhà nhưng học sinh vẫn
không có tiến bộ nhiều, tình hình vẫn không cải thiện được bao nhiêu. Có thể
nói, hầu hết các em học sinh của trường chúng tôi rất yếu về kĩ năng làm văn
nghị luận xã hội, trong khi làm văn nghị luận xã hội không khó. Để làm
được văn nghị luận xã hội, các em chỉ cần có những kiến thức xã hội và nắm
vững cách thức triển khai bài viết là tạm ổn. Thế nhưng, đa số các em học
sinh hiện nay không chỉ thiếu kiến thức xã hội mà còn thiếu kiến thức về bài
văn nghị luận xã hội. Trừ một số em tỏ ra biết cách làm bài còn lại là rất
nhiều em không nắm được bố cục của một bài văn nghị luận xã hội. Nhiều
em chỉ viết thành một đoạn văn. Có những em xây dựng được bài văn với bố
cục ba phần nhưng phần thân bài không tách đoạn, không xây dựng đoạn. Và
đáng lo nhất là các em yếu về kiến thức xã hội, không nắm được các bước để

Người thực hiện: Trần Thị Hồng

Trang 12


Sử dụng những cách thức và thủ thuật đơn giản để hình thành kiến thức về

bài văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12
khai triển một bài văn. Cho nên, trong các kì thi, làm bài kiểm tra, phổ điểm
các em đạt được ở câu này là từ 1.0 đến 1.5 trên tổng số 3.0 điểm
Một điều đáng lo ngại nữa đó là dù rất yếu về kỹ năng do không có kiến
thức nhưng các em phần lớn là lười học bài. Sự lười nhác, vừa là nguyên
nhân, vừa là hậu quả của yếu về kiến thức. Những học sinh không nắm được
kiến thức thường nảy sinh sự lười nhác và sự lười nhác sẽ càng làm cho lỗ
hổng kiến thức trầm trọng hơn. Cũng có những học sinh rất chăm chỉ học bài
nhưng nhớ bài được rất ít. Lại cũng có những học sinh dù yêu thích môn
văn, có trí nhớ tốt nhưng không có thời gian nhiều cho môn văn. Thực tế,
những sinh học ban khoa học tự nhiên thì chỉ chú ý đến các môn Toán – Lí –
Hoá, còn các môn như Ngữ văn thì các em bỏ hẳn. Các em học lớp cơ bản
thì cũng chạy theo các môn khối A, B vì lười học thuộc bài . Đã thế, các em
còn rất chậm hiểu. Cũng có nhiều em, ghi nhớ bài rất tốt nhưng lại không thể
huy động, tái hiện kiến thức khi cần thiết. Đối với học sinh bây giờ, trừ một
số em thi khối C, D còn đọc thêm sách ở nhà, còn lại thì đọc sách với các em
là một điều “xa xỉ”. Vậy cho nên, kiến thức nói chung và lí thuyết làm văn
nói riêng mà các em có được chủ yếu là nhờ những tiết học và thực hành trên
lớp.
Trong khi đó, ở trên lớp, các em lại không tập trung. Hoặc là các em
đem môn khác ra học, hoặc ngồi im nhưng không nghe, hoặc nói chuyện
riêng. Còn giáo viên, phần vì mệt mỏi, phần vì sợ cháy giáo án, chậm
chương trình cho nên không thể chú ý hết được từng em. Dung lượng kiến
thức bài học quá nhiều khiến cho giáo viên không đủ thời gian để có thể nói
kĩ, dạy kĩ. Một điều bất cập trong phân phối chương trình khung của bộ là
văn nghị luận xã hội học sinh lớp 12 chỉ được học trong hai tiết với hai bài
học là Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và Nghị luận về một hiện tượng đời
sống. Cứ cho là hai kiểu bài này học sinh đã được học ở Trung học cơ sở,
học ở lớp 10 đi nữa thì dung lượng một tiết cho mỗi bài học như vậy vẫn là
quá ít. Thời lượng này chỉ có thể áp dụng cho học sinh trường chuyên, trong

Người thực hiện: Trần Thị Hồng

Trang 13


Sử dụng những cách thức và thủ thuật đơn giản để hình thành kiến thức về
bài văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12
tình hình các em yêu thích môn Ngữ văn, thích học làm văn. Còn với tình
trạng học sinh lười biếng học văn, chán ghét học làm văn như hiện nay ở
trường chúng tôi thì với hai tiết học này giáo viên không có cách nào dạy kĩ
nếu không sử dụng các thủ thuật dạy học, đổi mới phương pháp, ứng dụng
công nghệ thông tin…Tuy nhiên áp dụng các thủ thuật dạy học, đổi mới
phương pháp… đâu phải lúc nào cũng thực hiện được. Vậy nên đa phần khi
dạy về hai bài học này giáo viên vẫn đi theo lối dạy truyền thống, nhất nhất
tuân theo những gì hướng dẫn trong sách giáo khoa, sách giáo viên, Chuẩn
kiến thức, kĩ năng…mà không căn cứ theo tình hình cụ thể, đặc điểm đối
tượng học sinh mình đang dạy. Trên thực tế, các giáo viên dạy Ngữ văn của
trường chúng tôi đã làm rất nhiều cách (có cả cách làm truyền thống, có cả
những cách làm đổi mới) để giúp các em học sinh lớp 12 có thể nâng cao kỹ
năng làm bài văn nghị luận xã hội như giảng dạy lí thuyết thật kĩ theo hai tiết
trong phân phối chương trình, rèn luyện kĩ năng làm văn trong các tiết phụ
đạo, tăng tiết như kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết đoạn, viết bài trên lớp,
thực hành viết bài ở nhà… thế nhưng kết quả cũng chẳng cải thiện là bao.
Như vậy, vấn đề mấu chốt ở đây là những cách làm của chúng ta chưa triệt
để, chúng ta chưa dám mạnh dạn làm và áp dụng những đổi mới mang tính
đột phá trong giảng dạy lí thuyết làm văn nghị luận xã hội.
Nếu tình hình này không được cải thiện thì chất lượng môn Ngữ văn đi
xuống là điều khó tránh khỏi. Bởi trên thực tế, từ công tác chấm thi tốt
nghiệp THPT và sau khi phân tích các nguyên nhân khiến cho tỉ lệ tốt nghiệp
môn văn chưa cao, chưa có nhiều điểm khá, giỏi, chúng tôi nhận thấy: nếu

các em làm được cả ba câu, trong đó câu hỏi lí thuyết được 2.0 điểm, bài
nghị luận xã hội được 2.0/3.0 điểm thì điểm tổng toàn bài các em có điểm
trên 5.0 là rất khả quan, thậm chí sẽ có nhiều điểm khá, giỏi nếu các em
được gần tối đa là 3.0 điểm của câu nghị luận xã hội. Đừng cho rằng đó là
điều không tưởng, bởi vì làm văn nghị luận rất đơn giản, chẳng phải học bài
nhiều, các em chỉ cần có thủ thuật ghi nhớ và tái tạo trí nhớ về cách thức
Người thực hiện: Trần Thị Hồng

Trang 14


Sử dụng những cách thức và thủ thuật đơn giản để hình thành kiến thức về
bài văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12
triển khai một bài văn nghị luận xã hội là đủ. Đứng ở một góc độ nào đó nó
còn đơn giản hơn rất nhiều so với việc học kiến thức văn học. Và như vậy
môn Ngữ văn vẫn có thể trở thành cứu cánh với rất nhiều học sinh trong kì
thi tốt nghiệp... Vậy do đâu các em không làm được bài văn nghị luận xã hội,
do đâu tổng điểm của câu này là 3.0 điểm mà đa phần các em chỉ dừng lại ở
con số hạn chế là 1.0 điểm, thậm chí 0.25 điểm? Có lẽ đầu tiên, trước hết và
cái chính là các em không nắm được kiến thức lí thuyết về làm văn nghị luận
xã hội, các em không tái tạo được trí nhớ trong khi làm bài. Sáng tạo là điều
cần thiết, nhưng nếu như biết cũng chưa biết, hiểu cũng không hiểu, nhớ lại
cũng không nhớ được thì làm sao học sinh có thể vận dụng và vận dụng một
cách sáng tạo.
Như vậy vấn đề đặt ra là: muốn nâng cao kĩ năng làm văn nghị luận xã
hội cho học sinh thì trước hết phải giúp học sinh nắm vững kiến thức của bài
học, để học sinh không chỉ hiểu bài, nhớ bài mà còn có thể dễ dàng tái tạo
trí nhớ, tái hiện kiến thức, hồi tưởng lại thông tin một cách chính xác khi
cần thiết. Vì chỉ có nắm vững kiến thức, hồi nhớ lại nó một cách hoàn hảo
đúng lúc thì các em mới có cơ sở để thực hành, đúng như ông bà ta đã nói:

“có bột mới gột nên hồ”. Nhưng để học sinh có thể nắm chắc lí thuyết trước
khi đi vào thực hành, người giáo viên phải tìm ra được những cách thức phù
hợp nhằm loại bỏ dần những nguyên nhân dẫn đến việc học sinh không nắm
vững kiến thức về bài văn nghị luận xã hội. Tức là những cách thức, thủ
thuật này phải thực sự mới mẻ, có hiệu quả, có khả năng kích thích hứng thú,
tăng cường sự chủ động, tích cực, nâng cao khả năng ghi nhớ và có khả năng
gợi nhớ, tái tạo trí nhớ cho học sinh trong suốt quá trình học tập.

C. NỘI DUNG

Người thực hiện: Trần Thị Hồng

Trang 15


Sử dụng những cách thức và thủ thuật đơn giản để hình thành kiến thức về
bài văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12
Sau đây là những cách thức mà chúng tôi tiến hành để giúp học sinh lớp 12
nắm vững kiến thức về bài văn nghị luận xã hội cho học sinh:
1. ÔN TẬP, HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC VỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ
HỘI TRONG GIỜ HỌC TĂNG TIẾT.
1.1. Sự cần thiết phải dạy một giờ tăng tiết.
Hình thành kiến thức về bài văn nghị luận xã hội là một yêu cầu, cũng đồng
thời là một mục tiêu quan trọng trong quá trình hình thành kỹ năng cho học
sinh. Tuy nhiên, muốn đạt được những mục tiêu này, thì trước khi tiến hành
dạy các bài học về văn nghị luận xã hội trong chương trình phải ôn tập, hệ
thống hóa kiến thức về văn nghị luận và văn nghị luận xã hội cho các em. Vì
thực chất những kiểu bài này học sinh đã được học ở cấp THCS, học ở lớp
10 và 11. “Hồi cố tri tân” là một nguyên tắc quan trọng trong dạy văn, học
văn. Nguyên tắc này đòi hỏi người dạy văn trong quá trình dẫn dắt học sinh

tiếp thu kiến thức mới phải luôn nhắc lại, gợi lại cho học sinh nhớ những
kiến thức đã được học ở lớp dưới. Biết “tận dụng” những vốn kiến thức mà
học sinh đang có để từ đó nâng cao, mở rộng, cung cấp thêm những kiến
thức mới cho phù hợp với trình độ tiếp nhận cũng như yêu cầu của chuẩn
kiến thức kĩ năng của môn học, cấp học sẽ giúp giáo viên tiết kiệm được thời
gian. Đặc biệt hơn, nó sẽ giúp các em học sinh giải tỏa tâm lí lo lắng về bài
học, các em sẽ cảm thấy bài học trở nên gần gũi hơn, quen thuộc hơn và tự
tin hơn trong quá trình tiếp thu kiến thức. Những điều này có ý nghĩa vô
cùng quan trọng trong dạy – học môn Ngữ văn nói chung và phân môn làm
văn nói riêng. Nói một cách khác đi, ôn tập, hệ thống hóa kiến thức về văn
nghị luận và văn nghị luận xã hội là bước đệm đầu tiên, tạo tiền đề vững
chắc cho quá trình hình thành kiến thức về bài văn nghị luận xã hội cho
học sinh
Mặt khác, thực tế dạy học đã chứng minh việc hệ thống hóa và khái
quát hóa kiến thức trong quá trình dạy học là một việc làm có ý nghĩa vô
Người thực hiện: Trần Thị Hồng

Trang 16


Sử dụng những cách thức và thủ thuật đơn giản để hình thành kiến thức về
bài văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12
cùng quan trọng trong việc giúp học sinh có cái nhìn khái quát, tổng quan về
bài học, chương học và thậm chí là môn học. Có được cái nhìn khái quát,
toàn diện về một vấn đề lớn nào đó giúp học sinh có thể phân biệt vấn đề này
với vấn đề khác, có thể hình dung một cách dễ dàng về vấn đề mình đang
tìm hiểu.Trong dạy học Ngữ văn nói chung và dạy làm văn nghị luận xã hội
nói riêng cũng vậy, việc hệ thống hóa và khái quát hóa kiến thức bằng
bảng đối chiếu, so sánh giúp học sinh có thể hiểu bài một cách sâu sắc
mà không thể nhầm lẫn nội dung này với nội dung kia.Trên thực tế, rất

nhiều học sinhlớp 12 hiện nay rất lơ mơ khi nói đến các kiểu bài văn nghị
luận trong chương trình. Thậm chí, có những em không phân biệt được văn
nghị luận xã hội với nghị luận văn học, nghị luận về một hiện tượng đời sống
với nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Đây là một điều hết sức nguy hiểm,
bởi nghị luận văn học và nghị luận xã hội là hai kiểu bài khác nhau với
những đối tượng khác nhau và cách thức làm bài đương nhiên là không
giống nhau. Trong khi trên thực tế thi cử, kiểm tra, cách ra đề của hai kiểu
bài này lại na ná giống nhau, rất khó phân biệt đối với những học sinh yếu,
kém, thậm chí có thể “đánh lừa” được cả những học sinh trung bình, khá.
Cho nên với một đề là cảm nhận…về một tác phẩm văn học và một đề là
bày tỏ suy nghĩ của mình về ý nghĩa triết lí rút ra từ một tác phẩm văn học
thì rất nhiều học sinh nhầm hai đề này là một và làm phương pháp y như
nhau. Thế mới có trường hợp, trong bài khảo sát chất lượng đầu năm 2012 2013, đề ra là: Anh (chị) có suy nghĩ như thế nào về quan niệm sống của nhà
thơ Xuân Diệu trong bài thơ “Vội vàng”. Từ đó, hãy phát biểu quan niệm
sống của bản thân mình thì đã có không ít học sinh từ đầu đến cuối bài viết
chỉ phân tích bài thơ “Vội vàng”. Hay trong kì thi tốt nghiệp vừa qua, đề
trích ra nội dung của một bản tin sau đó yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ
của mình về hành động dũng cảm của Nguyễn Văn Nam thì có không ít học
sinh không biết đó là kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống hay nghị
luận về một tư tưởng, đạo lí.

Người thực hiện: Trần Thị Hồng

Trang 17


Sử dụng những cách thức và thủ thuật đơn giản để hình thành kiến thức về
bài văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12
Tuy nhiên, vì thời gian dành cho những bài học về làm văn nghị
luận xã hội lại quá ít, chỉ với 2 tiết học trong phân phối chương trình với

hai bài học khác nhau nên giáo viên không có điều kiện để “hồi cố”, hệ
thống hóa và khái quát hóa kiến thức.
Vậy làm thế nào để vừa ôn tập, vừa có thể hệ thống hóa và khái quát
hóa kiến thức về văn nghị luận xã hội mà vẫn đảm bảo được việc hình thành
kiến thức mới? Chúng tôi giải quyết những đòi hỏi và thách thức đặt ra này
bằng một giờ học tăng tiết. Xét cho cùng thì đây cũng được xem như là
bước chuẩn bị cho quá trình hình thành kiến thức về bài văn nghị luận
xã hội cho học sinh ở hai tiết học chính khóa. Và nó cũng chính là một
giải pháp, một cách thức để giúp cho việc hình thành kiến thức được dễ
dàng, thuận lợi hơn. Nói khác đi, thay vì đến tiết dạy chính khóa nào về
văn nghị luận xã hội cũng phải ôn lại kiến thức thì chúng tôi sẽ rút hẳn
nội dung này ra và dạy chung vào một giờ tăng tiết để học sinh dễ đối
chiếu, so sánh. Hơn nữa, chúng tôi lại có thể kết hợp để thực hiện nhiều
nhiệm vụ học tập khác nữa cũng không kém phần quan trọng trong tiết
học này.
1.2. Thời gian tiến hành dạy tăng tiết
* Tiến hành trước khi dạy hai bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và Nghị
luận về một hiện tượng đời sống.
* Tùy vào điều kiện cụ thể của từng trường mà thực hiện vào thời điểm nào
cho phù hợp. Đối với những trường tổ chức đồng loạt dạy tăng tiết ngay từ
đầu năm hoặc tổ chức ôn tập trong hè thì việc này trở nên rất đơn giản. Còn
đối với những trường không dạy học tăng tiết ngay từ đầu năm thì giáo viên
xin ý kiến nhà trường tiến hành tổ chức một giờ học tăng tiết cho nội dung
này.

Người thực hiện: Trần Thị Hồng

Trang 18



Sử dụng những cách thức và thủ thuật đơn giản để hình thành kiến thức về
bài văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12
1.3. Mục tiêu, nội dung của giờ dạy tăng tiết
Với mục tiêu là ôn tập, hệ thống hóa kiến thức về văn nghị luận nói
chung và văn nghị luận xã hội nói riêng cho học sinh, giúp học sinh nâng cao
khả năng nhận diện, giờ học tăng tiết sẽ tập trung vào bốn nội dung sau đậy:
Một là, khái quát hóa về văn nghị luận và văn nghị luận xã hội
Hai là, phân biệt giữa nghị luận văn học với nghị luận xã hội; giữa nghị luận
về một tư tưởng, đạolí với nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Ba là, xác định đối tượng của kiểu bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và
Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Bốn là, nhận diện các dạng đề của kiểu bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
và Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
1.4. Chuẩn bị cho giờ dạy tăng tiết
1.4.1. Chuẩn bị dự án
1.4.1.1. Dạy học theo dự án
Khái niệm dự án ngày nay được hiểu là một dự định, một kế hoạch
trong đó cần xác định mục tiêu, thời gian, phương tiện, tài chính, điều kiện
vật chất, nhân lực và cần được thực hiện nhằm mục tiêu đề ra.
Hình thức dạy học theo dự án đòi hỏi học sinh phải huy động kiến
thức tổng hợp hoặc chuyên sâu về một lĩnh vực để phân tích, tổng kết, đưa
ra kết quả triển khai thực hiện một công việc. Dạy học theo dự án là một
hình thức tổ chức dạy học, trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học
tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành, tự lực lập
kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo
nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm có thể giới thiệu được như các bài
viết, tập tranh ảnh sưu tầm, chương trình hành động cụ thể. Học sinh là
người học tập tích cực, chủ động thông qua tự giải quyết vấn đề, tự hướng

Người thực hiện: Trần Thị Hồng


Trang 19


Sử dụng những cách thức và thủ thuật đơn giản để hình thành kiến thức về
bài văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12
dẫn, tìm ý nghĩa và xây dựng tri thức riêng của mình, học qua cộng tác và
làm viêc với bạn bè. Giáo viên là người hướng dẫn tri thức, tạo khung cho
việc học tập có phối hợp.
1.4.1.2. Mục đích của việc sử dụng hình thức dạy học theo dự án trong
giờ học tăng tiết.
Nếu như đối với kiểu bài nghị luận văn học, kiến thức văn học của học sinh
đóng một vai trò đặc biệt quan trọng thì trong làm văn nghị luận xã hội,
những hiểu biết về xã hội sẽ quyết định không nhỏ vào thành công của một
bài văn. Tuy nhiên, phải thấy rằng, đa số học sinh hiện nay không chỉ yếu về
kiến thức văn học mà còn rất thiếu hiểu biết về những vấn đề xã hội. Vậy
mới có chuyện đáng cười, khi yêu cầu học sinh lấy một dẫn chứng là tấm
gương về người thật, việc thật thì có em đưa như sau: Điển hình như anh
Nguyễn Ngọc Kí là một người bị cụt hai chân nhưng anh đã cố gắng rèn
luyện và trở thành giáo viên. Chưa nói về cách xưng hô, các em gọi “anh”
với người hơn mình cả mấy chục tuổi, chỉ cần thông tin “bị cụt hai chân” thì
đủ thấy dẫn chứng thiếu chính xác, không đáng tin cậy. Cũng vậy, có nhiều
em đưa dẫn chứng là ca sĩ Nguyễn Văn A, diễn viên Nguyễn Văn B, thậm
chí là học sinh nêu: Ở cạnh nhà em có…Có thể những dẫn chứng mà các em
đưa ra không hẳn là sai nhưng cách đưa dẫn chứng như vậy chứng tỏ vốn
kiến thức của các em ít ỏi, nghèo nàn, dẫn chứng đưa ra không có tính điển
hình và gây tâm lí ngờ vực cho người đọc. Những lỗi này khi trả bài giáo
viên nào cũng nhắc đến rất nhiều nhằm mong muốn các em chấn chỉnh. Thế
nhưng, với tình hình chạy theo các môn học thời thượng như hiện nay thì
đừng mong gì đến việc các em sẽ tự giác tìm kiếm thông tin. Những việc đó

“xưa rồi”, vì đọc sách với các em đó là một điều “xa xỉ”. Bởi vậy mà sự
nghèo nàn về kiến thức xã hội của học sinh vẫn không được cải thiện. Hình
thức dạy học theo dự án này sẽ góp phần giải quyết được những khó khăn
trên. Chỉ cần một chút thời gian các em vừa có thể học, vừa có thể vui chơi,
giải trí. Việc làm này vừa giúp giáo viên tiết kiệm thời gian, vừa kích thích
Người thực hiện: Trần Thị Hồng

Trang 20


Sử dụng những cách thức và thủ thuật đơn giản để hình thành kiến thức về
bài văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12
được tính tích cực lại vừa huy động được sức mạnh tổng hợp của học
sinh.Trong một thời gian ngắn, giáo viên có thể có được một khối lượng
thông tin phong phú, đa dạng. Trong quá trình thu thập, sưu tầm học sinh sẽ
có thêm những khám phá mới, những hiểu biết mới. Việc làm này sẽ giúp
học sinh chủ động tìm đến với những kiến thức xã hội, làm tăng vốn hiểu
biết về đời sống của học sinh, chuẩn bị dẫn chứng cho việc viết bài văn nghị
luận xã hội.
1.4.1.3. Chuẩn bị từ phía giáo viên
* Phân nhóm
Để thực hiện chuyên đề thành công, ngoài việc chuẩn bị đề tài, nội dung
chúng tôi còn phải tiến hành chia nhóm. Việc chia nhóm này sẽ góp phần tạo
sự thành công của dự án. Vì vậy, bản thân chúng tôi cũng rất cân nhắc, tính
toán sao cho vừa thuận lợi lại vừa có sự đồng đều về trình độ giữa các nhóm.
Vì việc triển khai dự án diễn ra ngay từ những tiết học đầu tiên của năm học,
giáo viên chưa có quá trình quan sát học sinh nên chưa nắm được tình hình
của mỗi em. Thế nên, giáo viên phải đi trước một bước là ngay từ khi nhận
được sự phân công của nhà trường, giáo viên sẽ tìm hiểu tình hình học văn
của học sinh và tư chất của mỗi em thông qua giáo viên chủ nhiệm cũ cùng

với sổ điểm và giáo viên bộ môn Văn. Căn cứ trên những thông tin đã thu
thập được, chúng tôi chia mỗi lớp thành 2 nhóm với số học sinh từ 13 đến 17
em. Trong mỗi nhóm như vậy đều có những học sinh học tốt văn, có học sinh
thành thạo về vi tính, và có học sinh có khả năng thuyết trình tốt. Công việc
này chúng tôi tiến hành vào 5 phút cuối của tiết học đầu tiên.
* Giao đề tài và hướng dẫn học sinh.
- Thời gian triển khai dự án: được diễn ra cùng với việc phân nhóm, tức là 5
phút cuối của tiết học đầu tiên.
- Thời gian thực hiện dự án là 2 ngày sau khi triển khai dự án. Vì đây là một
dự án nhỏ, đơn giản nên có thể hoàn thành nhanh trong khoảng thời gian
Người thực hiện: Trần Thị Hồng

Trang 21


Sử dụng những cách thức và thủ thuật đơn giản để hình thành kiến thức về
bài văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12
ngắn mà không làm ảnh hưởng đến các môn học khác. Vì là dự án đầu tiên,
hơn nữa bài học nghị luận xã hội lại được bắt đầu ngay từ những tuần học
đầu tiên nên giáo viên chỉ nên dừng lại ở mức độ yêu cầu các em thu thập
thông tin, tóm tắt nội dung chính. Còn những việc phức tạp hơn, đòi hỏi
nhiều thời gian hơn, giáo viên sẽ tiến hành vào những giờ thực hành viết bài.
Nội dung đề tài, yêu cầu tiến hành chúng tôi cũng đã in thành văn bản, giao
đến tận tay học sinh.
- Giáo viên đọc tên đề tài:
1. Tìm 10 mẫu tin, đoạn phim…về những hiện tượng đời sống tốt, xấu đang
diễn ra trong đời sống xã hội hiện nay (trong nước hoặc trên thế giới).
2. Tìm 5 Video Clip với 5 câu chuyện kể có ý nghĩa giáo dục trong chương
trình “Quà tặng cuộc sống” hoặc “Khoảnh khắc kì diệu”.
3. Tóm tắt nội dung của dự án để trình bày trước lớp trong khoảng thời gian

5 phút. Có thể trình chiếu trên Powerpoint, trang Word hoặc học thuộc để
thuyết trình.
* Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện dự án của học
sinh
Tuy thời gian thực hiện dự án chỉ có hai ngày nhưng giáo viên vẫn phải
đôn đốc các em thực hiện đúng thời gian quy định và gửi theo địa chỉ Email
để giáo viên kiểm tra tính chính xác của thông tin. Sau khi kiểm tra, thông tin
của nhóm nào hay, chính xác thì giáo viên sẽ cho nhóm đó trình bày.
* GV tập hợp thành File tư liệu
Sau khi nhận được nội dung dự án qua địa chỉ Email, giáo viên chọn ra
khoảng 4 tư liệu để sử dụng trong hai tiết học về văn nghị luận xã hội. Đối
với những tư liệu còn lại, giáo viên sàng lọc và tập hợp tất cả những đoạn
Video Clip, tư liệu hay, chính xác, bổ ích trong dự án của các em để làm
thành một File tư liệu và gửi trở lại cho 2 trưởng nhóm. Hai trưởng nhóm này

Người thực hiện: Trần Thị Hồng

Trang 22


Sử dụng những cách thức và thủ thuật đơn giản để hình thành kiến thức về
bài văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12
sẽ gửi cho các thành viên trong nhóm của mình để làm tư liệu tham khảo. Để
chắc chắn học sinh phải xem những tư liệu này, giáo viên phải nhắc nhở
trước lớp và có thể đặt câu hỏi trong kiểm tra bài cũ.
1.4.1.4. Chuẩn bị từ phía học sinh
* Trên cơ sở sự phân công và hướng dẫn của giáo viên, học sinh tiến
hành họp nhóm để phân công nhiệm vụ.
- Nhóm trưởng:
- Nhóm chuyên gia thu thập thông tin:

- Nhóm chuyên gia xử lí thông tin
- Nhóm chuyên gia hình ảnh:
- Nhóm chuyên gia kĩ thuật vi tính :
- Nhóm chuyên gia thuyết trình:
* Lập kế hoạch cụ thể
* Tiến hành theo kế hoạch
- Các cá nhân nhận nhiệm vụ, làm việc độc lập sau đó tiến hành làm việc
nhóm.
- Nộp dự án cho GVBM kiểm tra.
- Nhóm được chọn, người được cử làm chuyên gia thuyết trình phải xem kĩ
dự án để trình bày trước lớp.
1.4.2. Chuẩn bị hệ thống các bảng biểu đối sánh, hệ thống hóa kiến thức
Giáo viên sẽ chuẩn bị 4 bảng biểu đối chiếu được thiết lập trên Slide của giáo
án điện tử, bao gồm:
- Bảng 1. Các bài học về văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn lớp 12.
- Bảng 2. Phân biệt nghị luận văn học với nghị luận xã hội; nghị luận về một
tư tưởng, đạo lí với nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Người thực hiện: Trần Thị Hồng

Trang 23


Sử dụng những cách thức và thủ thuật đơn giản để hình thành kiến thức về
bài văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12
- Bảng 3. Các đối tượng thường gặp trong kiểu bài nghị luận về một tư
tưởng, đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Bảng 4. Cụ thể hóa những dạng đề thường gặp trong hai kiểu bài nghị luận
về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống.
1.5. Cách thức tiến hành ôn tập, hệ thống hóa kiến thức: Tổ chức dạy học
theo dự án và sử dụng hệ thống bảng so sánh, đối chiếu, phân loại.

* Giáo viên khái quát cho học sinh về văn nghị luận nói chung và các bài
học về văn nghị luận sẽ được học trong chương trình Ngữ văn lớp 12 với
bảng sau:
Văn nghị luận

Các bài học về văn nghị luận trong
chương trình Ngữ văn 12

“Văn nghị luận là văn nói lí Nghị luận xã Nghị luận văn học
nhưng xét cho kĩ, nó không bao hội
giờ chỉ thuần túy là nói lí, bởi Nghị
trong lí có tình, tình cảm của luận

Nghị

Nghị

Nghị

Ngh

luận

luận

luận



người viết, tình cảm đối với về một

người đọc, tình cảm đối với vấn tư

về

về

về

luận

một

một

một

về

đề đang bàn. Vì thế văn nghị tưởng,
luận cũng có màu sắc tu từ” đạo lí

hiện

bài

tác

một

tượng


thơ,

phẩm,

ý

(theo GS.TS Trần Đình Sử,

đời

đoạn

một

kiến

tuyển chọn Nguyễn Văn Tùng,

sống

thơ

đoạn

bàn

Thân Phương Thu, Tuyển tập đề

trích


về

bài và bài văn nghị luận xã hội,

văn

văn

tập hai,tái bản lần thứ hai,

xuôi

học

NXBGD Việt Nam, 2013, trang
9)
* Khi ôn tập lại những kiến thức về văn nghị luận mà các em đã học ở các
lớp dưới, để các em có thể hiểu sâu hơn về nghị luận xã hội, chúng tôi sẽ ôn
Người thực hiện: Trần Thị Hồng

Trang 24


Sử dụng những cách thức và thủ thuật đơn giản để hình thành kiến thức về
bài văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12
tập theo bảng đối chiếu giữa nghị luận văn học và nghị luận xã hội, giữa
nghị luận về một hiện tượng đời sống và nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
Mục đích của việc làm này là tăng khả năng nhận biết cho học sinh. Giúp
các em không chỉ thấy kiến thức bài học gần gũi mà còn phân biệt được sự

khác nhau cơ bản giữa những kiểu bài này. Giáo viên có thể gọi học sinh
phân biệt, sau đó giáo viên chốt lại bằng bảng sau:
Nghị luận xã hội

Nghị luận văn học

- Bàn bạc, bày tỏ suy nghĩ chân - Bàn bạc, bày tỏ quan điểm chân thành
thành của người viết về những vấn của người viết về những vấn đề của đời
đề của đời sống xã hội: suy nghĩ, sống văn học: tác giả, tác phẩm văn
quan điểm, tư tưởng, hành động, học, nhân vật văn học…
việc làm…của con người.

- Dẫn chứng lấy từ trong đời sống văn

- Dẫn chứng chủ yếu lấy từ thực học: kiến thức về lịch sử văn học, về
tiễn đời sống xã hội.

tác giả, tác phẩm văn học…

Nghị luận về một

Nghị

luận

Nghị

tư tưởng, đạo lí

về một hiện


luận

tượng

một

đời

sống

Nghị

luận

Nghị luận

về

về một tác

về một ý

bài

phẩm, một

kiến bàn về

thơ, đoạn


đoạn

văn học

thơ

văn xuôi

trích

- Bàn bạc về quan - Bàn bạc về
niệm

sống,

suy hành động,

nghĩ, nhận thức, việc làm …
tư tưởng, đạo lí của
…của con người.

con

người

Giáo viên nhắc đi nhắc lại nhiều lần để học sinh thấy sự khác nhau cơ bản
giữa Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và Nghị luận về một hiện tượng đời
sống.


Người thực hiện: Trần Thị Hồng

Trang 25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×