Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

09 bùi thu giang TCNC25AN1 TCCNC 13 6 2020 02

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.06 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BÀI THI HỌC PHẦN: Tài chính công nâng cao
Mã lớp học phần:

TCNC25AN1

Họ và tên học viên: Bùi Thu Giang
008

.Mã học viên: 19A M0201

Mã đề thi: 02

Lần thi:

Ngày giao đề/ Ngày thi:
Ngày nộp bài:

13/6/2020

01

Số trang bài thi: 6

20/6/2020

ĐỀ THI:
Phần 1: Bài thu hoạch
Anh (Chị) hãy trình bày tóm lược những hiểu biết của mình về quản lý chi tiêu công?
Vận dụng những hiểu biết này để phát hiện vấn đề, giải thích, phân tích, đánh giá và bình
luận về việc thực hiện những mục tiêu và yêu cầu quản lý chi tiêu công ở Việt Nam?


Phần 2: Bài tập tình huống
Giả sử một quốc gia có 20 người, với mức thu nhập hàng năm của họ (tính bằng triệu
đồng) lần lượt là 15, 165, 25, 135, 55, 75, 30, 85, 125, 45, 175, 95, 66, 115, 145, 105,
155, 195, 185và 200.
a. Lập bảng phân nhóm thu nhập theo ngũ phân vị cho quốc gia trên
b. Vẽ đường cong Lorenz tương ứng với phân phối thu nhập đó. Giải thích vì sao đường
Lorenz không thể nằm trên đường phân giác?
c. Xác định hệ số Gini cho quốc gia này (Tính theo phương pháp gần đúng dựa vào
đường Lorenz gấp khúc)

1


BÀI LÀM
Phần 1: Bài thu hoạch

-

Quản lý chi tiêu công:
Khái niệm chi tiêu công:
+ Theo nghĩa hẹp: chi tiêu công là chi tiêu của Chính phủ thông qua ngân sách Nhà
nước. Đây là những chi phí trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ đƣợc tài trợ bởi
Chính phủ thông qua chi ngân sách Nhà nƣớc.

-

-

-


-

Ví dụ: quốc phòng, giáo dục…
+ Theo nghĩa rộng: chi tiêu công là tổng hợp các khoản chi tiêu của các cấp chính
quyền,các doanh nghiệp nhà nước, và của toàn dân khi cùng trang trải chi phí cho các
hoạt động do Chính phủ quản lý.
Ngân sách là tấm gương tài chính phản chiếu các lựa chọn kinh tế xã hội. Để thực
hiện được vai trò của mình, Chính phủ phải:
(1) tạo đủ nguồn thu từ nền kinh tế;
(2) phân bổ và sử dụng các nguồn lực một cách có trách nhiệm, hiệu quả và hiệu lực.
Quản lý chi tiêu công PEM (Public Expenditure Management) là một công cụ của
Chính phủ nhằm tổ chức, điều khiển và ra quyết định của Nhà nước đối với quá trình
phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính công nhằm thực hiện các nhiệm vụ và chức
năng của Nhà nước. PEM mang tính đặc thù tùy theo hoàn cảnh từng nước
Nguyên tắc của PEM
Kỷ luật tài khóa tổng Tổng thể ngân sách phải là kết quả của những quyết định
thể
minh bạch và có hiệu lực, chứ không phải đơn thuần là để
thỏa mãn mọi nhu cầu chi tiêu. Ngân sách tổng thể phải
đƣợc xác định trước khi đưa ra bất kì một quyết định chi
tiêu cụ thể nào, và phải được duy trì bền vững trong trung và
dài hạn
Hiệu quả phân bổ
Chi tiêu phải dựa trên các ưu tiên chiến lược của quốc gia và
nguồn lực
hiệu lực của các chương trình chính sách công. Hệ thống
ngân sách phải khuyến khích tái phân bổ nguồn lực từ
những chương trình có mức độ ưu tiên thấp sang các
chƣơng trình có mức độ ưu tiên cao, và từ các chương trình
hiệu quả thấp sang các chương trình hiệu quả cao.

Hiệu quả hoạt động Các cơ quan cung ứng dịch vụ phải cung cấp hàng hóa và
dịch vụ sao cho có thể đạt đƣợc hiệu quả như mong muốn
và (nếu được) với mức giá cạnh tranh trên thị trường
Yêu cầu đối với PEM hiệu quả
+ Tính trách nhiệm: Nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ nằm trong
bổn phận của mình và giải trình hậu quả do những quyết định của mình đưa ra

2


+ Tính minh bạch: mọi thông tin về tài chính và ngân sách đều phải được minh
bạch, công khai.
+ Tính tiên liệu: mọi luật lệ và quy định về chi tiêu công phải rõ rang, có báo trước
và được thực thi một cách thống nhất, có hiệu lực.
+ Sự tham gia của xã hội: moi đối tượng chịu tác động hoặc có liên quan đến các
chương trình chi tiêu đều phải được sử dụng các kênh để có tiếng nói của mình
trong việc xây dựng, thực hiện và giám sát đánh giá các chương trình chi tiêu
• Bình luận về việc thực hiện những mục tiêu và yêu cầu quản lý chi tiêu công ở Việt
Nam
1. Mục tiêu và yêu cầu quản lý chi tiêu công ở Việt Nam
+ Mục tiêu Đại hội Đảng lần thứ XII của Việt Nam đề ra, đó là:
o Giữ kỷ luật tài chính tổng thể. Đảm bảo quy mô chi ngân sách nhà nước vào
khoảng 24-25% GDP, trong đó chi đầu tư phát triển chiếm 25-25%, chi trả nợ
17-18% và chi thường xuyên 57-58%. Theo đó, khống chế bội chi ngân sách
nhà nước 4-5%GDP; bù đắp bội chi ngân sách bằng nguồn vốn trong nước
khoảng 3-5% GDP và vay nước ngoài 1-1,5% GDP.
o Phân phối nguồn lực tài chính phù hợp với những ưu tiên chiến lược về tăng
trưởng kinh tế và giảm nghèo; đảm bảo công bằng phù hợp với thể chế kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
o Nâng cao tính trách nhiệm, minh bạch, dân chủ trong chi tiêu công; đảm bảo

tính hiệu quả và hiệu lực của những chương trình và cung cấp hàng hóa, dịch
vụ công cho xã hội; chi tiêu công thực sự trở thành thước đo năng lực, hiệu
lực quản lý kinh tế xã hội của nhà nước.
+ Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam cần dựa trên hệ thống các nguyên tắc lập ngân
sách và quản lý tài chính tốt. Những nguyên tắc đó là:
Tính tổng thể và tính kỷ luật: Tính tổng thể đòi hỏi một sự tiếp cận đối với
những vấn đề chi tiêu công đang tồn tại, hiểu biết tất cả những mối liên kết và
đánh giá những trở lực thuộc về định chế và sau đó tìm ra những điểm tiếp
cận thích hợp để đẩy mạnh quá trình cải cách chi tiêu công theo từng giai
đoạn. Tính kỷ luật, đi đối với nó là tính tiết kiệm, hàm ý rằng ngân sách chỉ
nên tập trung những nguồn lực vừa đủ ở mức cần thiết để thực hiện tốt những
chính sách Chính phủ.
o Tính linh hoạt:. Tính linh hoạt có liên quan đến vấn đề đưa những quyết định
đến tất cả các nơi mà thông tin hợp lý có thể có.
o Tính tiên liệu: Chính sách tài khóa phải chú ý đến nhu cầu để làm chắc chắn
dòng chảy của các quỹ tiền tệ đến các chương trình, dự án đúng lúc. Điều này
đòi hỏi phải cách tiếp cận trung hạn đối với việc điều chỉnh những mất cân đối
ngân sách và đánh giá chương trình.
o Tính trung thực: Tính trung thực yêu cầu ngân sách nên xuất phát từ những dự
toán không có sự thiên vị cả thu lẫn chi. Những dự toán quá lạc quan sẽ làm
o

3


mềm đi giới hạn ngân sách và dẫn đến sự thất bại trong việc thực hiện những
chiến lược chính sách ưu tiên .
o Thông tin: Thông tin tốt sẽ làm vững chắc thêm tính trung trực và đưa ra
quyết định tốt. Thông tin chính xác và kịp thời về chi phí, đầu ra và kết quả là
rất cần thiết trong quản lý chi tiêu công.

o Tính minh bạch và tính trách nhiệm: Tính minh bạch và tính trách nhiệm yêu
cầu các quyết định, cùng với cơ sở kết quả và chi phí của nó có thể tiếp cận rõ
ràng và được thông tin rộng rãi cho công chúng.
2. Thực trạng quản lý chi tiêu công ở Việt Nam
+ Chi thiếu căn cứ, sai mục tiêu
Tồn tại nổi lên trong công tác lập và giao dự toán chi ngân sách cho các dự án đầu
tư phát triển thời gian qua là chi thiếu căn cứ, bố trí vốn không đúng với quy định
của Luật Ngân sách Nhà nước. Việc phân bổ vốn cho các chương trình mục tiêu
quốc gia của các bộ ngành, địa phương còn nhiều tồn tại, trong đó chủ yếu là tình
trạng phân bổ sai nội dung, mục tiêu, đối tượng
hưởng thụ... Việc phân bổ dự toán tại một số bộ ngành, địa phương vẫn còn diễn ra
tình trạng bình quân chủ nghĩa, dẫn tới tình trạng phân bổ dàn trải, chia nhỏ kinh
phí cho các dự án... Cũng trong công tác phân bổ ngân sách, phân khai, giao kinh
phí và nhiệm vụ còn chậm, lập và phân bổ dự toán không sát với thực tế dẫn đến
điều chỉnh, bổ sung nhiều lần hoặc
không thực hiện được dự án như đã đề ra.
Vụ việc Ban QLDA nhiệt điện 2, nơi bị phản ánh có nhiều khuất tất cần được làm
rõ. Dư luận còn cho rằng, Tổng công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Thanh Hóa
là đơn vị đã trúng thầu thực hiện gói thầu gần 16 tỷ đồng (trong tổng số 23.000 tỷ
đồng đầu tư dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 1) về cấp thoát nước do ông Nguyễn Huy
Nhắn, Phó Tổng giám đốc đảm nhận. Nhưng, hiện tại ông Nhắn lại là người của
Ban QLDA nhiệt điện 2 trong việc quản lý, tư vấn giám sát việc triển khai thực
hiện một số hạng mục thuộc Dự án nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1 liệu có khách
quan? Bởi lẽ, ông Nhắn là đơn vị trúng thầu, lại vừa là người tư vấn, giám sát
công trình.
+ Đầu tư dàn trải, lãng phí
do khâu khảo sát, nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư của dự án còn rất hạn chế,
nên nhiều dự án đã qua bước nghiên cứu khả thi phải dừng lại, gây lãng phí lớn
cho nguồn vốn ngân sách Nhà nước
+ Vay, tạm ứng không đúng quy định

Hiện tượng này theo nhận định là còn khá phổ biến, nhất là những khoản cho tạm
ứng dây dưa nhiều năm, chậm được xử lý trong khi ngân sách của các địa phương
còn phải đi vay và nhận bổ sung từ ngân sách Trung ương, dẫn đến việc sử dụng
ngân sách kém hiệu quả.
3. Bình luận về thực trạng quản lý chi tiêu công ở Việt Nam
+ Quản lí chi tiêu công ở việt nam kém năng động:

4


Chi tiêu công ởViệt Nam được quản trị theo phong cách truyền thống, rất chính tắc
nhưng ít năng động và khá hình thức. Cách làm này đang trở nên lỗi thời, trong
bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới với cả quyền
lợi lẫn nghĩa vụ đầy đủ của một thành viên;do đó cần phải được đổi mới.
+ Xét theo những tiêu chí quản trị khu vực công hiện đại, phổ biến trên thế giới,
quản lý chi tiêu công ở Việt Nam còn tồn tại yếu kém rất cơ bản, như tính công
khai minh bạch chưa cao, trách nhiệm giải trình còn hạn chế, hiệu quả kinh tế - xã
hội chưa đạt như mong muốn và đặc biệt chưa có sự tham gia đáng kể của người
chủ đích thực của đồng tiền ngân sách là nhân dân.
+ Cách phân bổ vốn đầu tư ngân sách thời gian qua còn theo kiểu bao cấp - chia
đều, vẫn mang khá nặng dấu ấn của cơ chế xin cho, việc chi tiêu ngân sách chưa
thực sự gắn chặt với trách nhiệm đến cùng; chỉ chịu sự ràng buộc của những hình
thức chế tài có hiệu lực không cao, kèm theo đó là năng lực bộ máy còn yếu.
+ Kém hiệu quả trong phân bổ:
o Lập ngân sách ngắn hạn, chủ yếu ngân sách hàng năm, do đó không được đánh
giá, xem xét sự phân
o bổ nguồn lực gắn kết với những chương trình phát triển kinh tế xã hội hàng
năm.
o Thiếu vắng hệ thống các tiêu chí thích hợp để xác định thứ tự ưu tiên chi tiêu.
Phân bổ ngân sách theo yếu tố đầu vào đã tạo ra điểm yếu cơ bản là không

khuyến khích đơn vị chi tiết kiệm ngân sách, vì nó không đặt ra yêu cầu ràng
buộc hợp lý, chặt chẽ giữa số kinh phí được phân bổ với kết quả đạt được ở
đầu ra do sử dụng ngân sách đó.
o Tạo ra những quy định đặc biệt, hình thành những quỹ tiền tệ riêng biệt tách ra
khỏi ngân sách để thực hiện những chương trình có tính ưu tiên. Từ đó giảm đi
rất nhiều vai trò của ngân sách và vi phạm những nguyên tắc thống nhất trong
quản lý ngân sách.
+ Quy trình phân bổ nguồn lực tài chính nhà nước thiếu mối liên kết chặt chẽ giữa
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn (3- 5 năm) với nguồn lực trong một
khuôn khổ kinh tế vĩ mô được dự báo. Kinh phí đầu tư dàn trải cho nhiều dự án
khiến những ưu tiên của Chính phủ không được tài trợ tương xứng với tầm quan
trọng của chúng.
+ Về phương thức cấp phát các khoản chi tiêu công
Hiện nay, nhà nước thực hiện cấp phát kinh phí và vốn từ ngân sách nhà nước theo
2 phương thức chủ yếu đó là hạn mức kinh phí và lệnh chi tiền.
o Phương thức cấp phát theo hạn mức kinh phí đã bám sát dự toán chi NSNN
được duyệt cả về tổng số cũng như cơ cấu các mục chi; tạo điều kiện thuận lợi
cho Kho bạc nhà nước, cơ quan tài chính trong việc kiểm soát chi .
o Phương thức cấp phát theo lệnh chi tiền chỉ áp dụng đối với các khoản chi đột
xuất, không kế hoạch hóa được hoặc áp dụng đối với những đơn vị ít có quan
5


hệ với NSNN, song trong cả một thời gian khá dài, hình thức cấp phát này
được áp dụng cho hầu hết các dự án đầu tư xây dựng cơ bản và các chương
trình mục tiêu.
Cả hai phương thức cấp phát nói trên, được cơ quan tài chính sử dụng để kiểm
soát và chủ động điều hòa NSNN. Tuy nhiên, hiện nay với xu hướng phân công
nhiệm vụ rõ ràng, chuẩn hóa quy trình ngân sách, điều hành ngân sách theo luật;
đặc biệt trong điều kiện hội nhập tài chính quốc tế và khu vực ở lĩnh vực tài chính

công, để thích ứng với những chuẩn mực quản lý NSNN của các nước thì việc áp
dụng các hình thức cấp phát trên cần nghiên cứu và sửa đổi lại cho phù hợp.
Phần 2: Bài tập tình huống
a) Bảng phân nhóm theo ngũ phân vị cho quốc gia
Sắp xếp các cá nhân theo TN tăng dần và chia nhóm như sau:
Cá nhân số
Thu nhập (tr đ)
Thu nhập mỗi
ngũ phân vị
% trong TNQD

1
15

3
25

7
30

10
45

5
55

13
66

115

5.25%

Cá nhân số
Thu nhập (tr đ)
Thu nhập mỗi
ngũ phân vị
% trong TNQD

12
95

Cá nhân số
Thu nhập (tr đ)
Thu nhập mỗi
ngũ phân vị

11
175

16
105

% trong TNQD

8
85

281
12.83%


14
115

9
125

4
134

440
20.09%
19
185

6
75

15
145

17
155

599
27.35%

18
195

20

200

755

TNQD
1270
2190
100.00
%

34.47%

=> Ngũ phân vị nghèo nhất: Gồm 4 cá nhân 1,3,7,10 với TN chiếm 5.25% TNQD
=> Ngũ phân vị giàu nhất: Gồm 4 cá nhân 11,19,18,20 với TN chiếm 34.47% TNQD
b) Đường cong Lorenz

6

2
165


Tỷ lệ % cộng
dồn dân số
Tỷ lệ % cộng
dồn TN

0
0


20%

40%

60%

5.25% 18.08% 38.17%

80%
100%
65.53
% 100.00%

Đường cong Lorenz không thể nằm trên đường phân giác vì các cá nhân được sắp xếp
theo thứ tự từ hộ có thu nhập thấp nhất đến hộ có thu nhập cao nhất nên tỷ lệ phần trăm
cộng dồn số hộ gia đình luôn luôn lớn hơn phần trăm cộng dồn thu nhập tương ứng của
hộ, do vậy đường cong Lorenz luôn nằm dưới đường nghiêng 45 độ và có mặt lõm hướng
lên trên
c) Tính hệ số Gini
Hệ số Gini = (1/2 - B)/ (1/2) = 1- 2B
B = sigma(Bi)
Theo đó
B1+B2+… = =1/2 * 20%*(2*5.25%+2*+2* 18.08% +2* 65.53% + 100.00%) =
0.3541
=>

Hệ số Gini = =1-2*0.3541 = 0.2919

7




×