Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

(Luận án tiến sĩ) Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 174 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ TUYẾT HÀ

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG
THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 62 38 01 07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

TS. PHẠM KIM ANH
TS. NGUYỄN THỊ KIM VINH

HÀ NỘI – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Lê Thị Tuyết Hà



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng
thương mại ..................................................................................................................8
1.2. Cơ sở lý thuyết, giả thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu của luận án...........32
Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................35
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ DO
VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI ..............................................................37
2.1. Vi phạm hợp đồng thương mại ..........................................................................37
2.2. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại ....................................47
2.3. Biện pháp trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại ....................56
2.4. Phân định trường hợp không chịu trách nhiệm do không thể thực hiện hợp đồng
và miễn, giảm trách nhiệm ........................................................................................69
Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................................77
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ DO
VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM.................................79
3.1. Quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại
theo Luật Thương mại ...............................................................................................79
3.2. Thực tiễn áp dụng trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại tại
Việt Nam ...................................................................................................................94
Kết luận chƣơng 3 .................................................................................................112
Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VỀ TRÁCH
NHIỆM PHÁP LÝ DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƢƠNG MẠI ...................113
4.1. Những yêu cầu nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm pháp lý do
vi phạm hợp đồng thương mại ................................................................................113



4.2. Định hướng cơ bản hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm pháp lý do vi
phạm hợp đồng thương mại ....................................................................................117
4.3. Giải pháp hoàn thiện về trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại
theo LTM năm 2005................................................................................................123
Kết luận chƣơng 4 .................................................................................................147
KẾT LUẬN ............................................................................................................148
CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................152


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
ADBPKCTT: Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
APEC:

Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

ASEAN:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ASEM:

Hội nghị Á- Âu

BLDS:

Bộ luật Dân sự

BLHH:


Bộ luật Hàng hải Việt Nam

BLTTDS:

Bộ luật Tố tụng Dân sự

BTTH:

Bồi thường thiệt hại

CƯV:

Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980

DNTN:

Doanh nghiệp tư nhân

HĐTM:

Hợp đồng thương mại

KDTMPT:

Kinh doanh thương mại phúc thẩm

KDTMST:

Kinh doanh thương mại sơ thẩm


LDN:

Luật Doanh nghiệp

LHKDDVN: Luật Hàng không dân dụng Việt Nam
LTM 1997:

Luật Thương mại năm 1997

LTM 2005:

Luật Thương mại năm 2005

NĐ:

Nghị định

PICC:

Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng thương mại quốc tế bản 2010

PLHĐKT:

Pháp lệnh hợp đồng kinh tế

SKBKK:

Sự kiện bất khả kháng


TAND:

Tòa án nhân dân

TANDTC:

Tòa án nhân dân tối cao

TPP:

Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương

TPHCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

UBTVQH:

Ủy ban thường vụ Quốc hội

UCC:

Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa kỳ

VKSNDTC:

Viện kiểm sát Nhân dân tối cao

WTO:


Tổ chức Thương mại thế giới


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm hợp đồng nhằm bảo
đảm trật tự và tạo sự công bằng giữa các chủ thể trong quan hệ hợp đồng là yêu cầu
cần thiết trong việc thiết lập và xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh nhằm
thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển theo xu hướng hội nhập quốc tế.
Trong những năm vừa qua, vi phạm hợp đồng thương mại có xu hướng gia
tăng nhanh chóng, đặc biệt xuất hiện những hành vi vi phạm mang tính chất phức
tạp, nghiêm trọng và vi phạm những hợp đồng có giá trị kinh tế cao. Chẳng hạn,
theo số liệu thống kê những vụ vi phạm hợp đồng do tòa án Việt Nam thụ lý giải
quyết theo thủ tục sơ thẩm trong 8 năm, từ năm 2006 (kể từ khi LTM 2005 có hiệu
lực) đến năm 2014, cụ thể, từ năm 2006 đến 2011 (5 năm) là 38077 vụ việc, nhưng
từ năm 2012 đến năm 2014 (3 năm) là 48524 vụ việc [207, tr.19]. Qua đây tác giả
nhận thấy rằng, số vụ vi phạm HĐTM trong ba năm gần đây tăng lên đáng kể so với
những năm trước. Điều đó chứng tỏ rằng, một phần nguyên nhân là do việc nhận
thức, quy định và thực thi về chế độ trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM chưa
hợp lý và đây có thể xem là một trong những tác nhân gây ra tình trạng vi phạm
HĐTM nghiêm trọng trong giai đoạn hiện nay.
Để ngăn chặn hành vi vi phạm HĐTM, chúng ta có thể thực hiện bằng nhiều
hình thức khác nhau như đề cao đạo đức trong kinh doanh, nâng cao ý thức pháp
luật, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho các chủ thể kinh doanh. Trong đó, xác
định và áp dụng đúng trách nhiệm pháp lý trong thương mại (chế tài thương mại) là
biện pháp pháp luật đặc biệt, góp phần trong việc ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi
phạm.Vì vậy, trong các văn bản pháp luật về thương mại như PLHĐKT, LTM
1997, nhà nước luôn có những quy định khá cụ thể về chế định trách nhiệm pháp lý
do vi phạm HĐTM. Hiện nay, quy định về trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM
(chế tài thương mại) tiếp tục được khẳng định trong LTM 2005. Tuy nhiên, một số

quy định về trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM vẫn còn bộc lộ một số bất cập
gây khó khăn trong công tác áp dụng pháp luật và giải quyết tranh chấp có liên
quan. Các hành vi vi phạm hợp đồng, căn cứ áp dụng trách nhiệm, các biện pháp
trách nhiệm, các trường hợp miễn trừ trách nhiệm vẫn là các vấn đề còn tranh cãi
trong giới luật học, đặc biệt là cách thức áp dụng các biện pháp trách nhiệm pháp lý

1


cho từng hành vi vi phạm HĐTM. Những vấn đề này cần phải tiếp tục được làm rõ
và đề xuất giải pháp pháp lý nhằm khắc phục, hoàn thiện.
So sánh LTM 2005 của Việt Nam với PICC, CƯV và văn bản pháp luật quy
định về trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng của một số quốc gia (Mỹ, Pháp,
Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Nga, …) còn nhiều điểm chưa tương đồng. Trong bối
cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng như hiện nay đòi hỏi phải cần sửa đổi,
bãi bỏ một số quy định chưa phù hợp và ban hành những quy định mới về trách
nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mang tính thích ứng cao theo xu hướng tiếp thu
có chọn lọc những điểm tiến bộ của các văn bản pháp luật của quốc tế.
Về lý luận, có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, phân tích về
trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng, đặc biệt là trách nhiệm pháp lý do vi
phạm HĐTM. Trong số các công trình nghiên cứu về vấn đề này, các tác giả đã có
một số ý kiến tương đồng về mặt lý luận, về các quy định pháp luật, tuy nhiên còn
một số nội dung về trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM vẫn chưa thống nhất
quan điểm với nhau. Ngoài ra, việc quy định và áp dụng trách nhiệm pháp lý do vi
phạm HĐTM cho các thương nhân phải xác định ở mức độ khác biệt so với việc áp
dụng trách nhiệm do một cá nhân bình thường (không phải là thương nhân) vi phạm
hợp đồng dân sự. Theo đó, luật pháp hiện hành quy định chưa hoàn toàn nhất quán
về hai hoạt động này.
Từ những lý do trên tác giả lựa chọn đề tài “Trách nhiệm pháp lý do vi phạm
hợp đồng thương mại ở Việt Nam hiện nay ” làm luận án tiến sỹ luật học.

2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng pháp luật và thực tiễn áp
dụng pháp luật về trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM tại Việt Nam, đối chiếu
với quy định về trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng của một số quốc gia trên
thế giới, PICC và CƯV. Tác giả nghiên cứu vấn đề này dựa trên quan điểm kế thừa,
tiếp thu có chọn lọc các vấn đề về lý luận, các quy định pháp luật, tiếp tục sửa đổi,
bãi bỏ quy định chưa phù hợp hoặc bổ sung những nội dung mới hoàn thiện hơn, từ
đó nhằm áp dụng biện pháp trách nhiệm phù hợp khi có hành vi vi phạm hoặc giảm
thiểu tình trạng vi phạm HĐTM, các chủ thể ký kết nhiều HĐTM và các hợp đồng
này được thực hiện tốt, ít có vi phạm, không dẫn đến kết quả phải hủy hợp đồng
hoặc giảm thiểu tình trạng xảy ra tranh chấp hợp đồng giữa các chủ thể hợp đồng.

2


Tác giả hy vọng góp phần làm phong phú thêm về cơ sở lý luận, hoàn thiện các quy
định pháp luật, thực tiễn thực thi về trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng
HĐTM. Cụ thể là làm sáng tỏ và hoàn thiện hơn về vi phạm hợp đồng thương mại,
các căn cứ áp dụng trách nhiệm, các biện pháp trách nhiệm do vi phạm hợp đồng,
các trường hợp miễn, giảm trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
2.2. Nhiệm vụ đề tài
Đề tài có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề sau đây:
Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về trách nhiệm pháp lý do vi phạm
HĐTM như sau: Khái niệm và đặc điểm về trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM,
các loại vi phạm HĐTM; Làm rõ căn cứ xác định trách nhiệm do vi phạm hợp
đồng; Các biện pháp trách nhiệm pháp lý; Các hình thức miễn trách nhiệm khi vi
phạm hợp đồng.
Nghiên cứu thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm
pháp lý do vi phạm HĐTM ở Việt Nam, cụ thể nghiên cứu về mối quan hệ giữa

LTM 2005 và các văn bản pháp luật có liên quan, những nội dung chồng chéo, mâu
thuẫn, bất cập của quy định trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM, đánh giá thực
trạng quy định về trách nhiệm hợp đồng. Từ đó, tác giả đưa ra định hướng sửa đổi,
bổ sung những quy định của các văn bản pháp luật về trách nhiệm HĐTM của Việt
Nam. Hơn nữa, tác giả cũng phân tích thực tiễn giải quyết tranh chấp về vi phạm
HĐTM thông qua các bản án được cơ quan có thẩm quyền giải quyết tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, tác giả còn đánh giá sự phù hợp giữa quy định trong các văn bản quy
phạm pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật.
Đề tài tiếp tục nghiên cứu một số nhận thức trong lý luận và đề xuất những
kiến nghị, giải pháp pháp lý cụ thể cho việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật
Việt Nam hiện hành về trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM, cụ thể là: các tư
liệu có liên quan đến trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM; vấn đề lý luận về
trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại; các quy định pháp luật của
Việt Nam về trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại, nghiên cứu các
giải pháp để hoàn thiện trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại.
Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu còn có các văn kiện của Đảng và Nhà nước liên

3


quan đến trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại; các báo cáo tổng
kết của TANDTC; Thực tiễn giải quyết các vụ tranh chấp do vi phạm hợp đồng
thương mại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung: Tác giả tập trung nghiên cứu quy định trách nhiệm pháp lý
do vi phạm HĐTM trong LTM hiện hành, theo đó, (i) Nghiên cứu trách nhiệm pháp
lý do vi phạm HĐTM (bao gồm hợp đồng kinh doanh – thương mại) trên nền tảng

quy định về hợp đồng dân sự, không nghiên cứu về trách nhiệm pháp lý do vi phạm
hợp đồng lao động, (ii) đề tài nghiên cứu các loại trách nhiệm pháp lý do vi phạm
HĐTM khi hợp đồng được ký kết một cách hợp pháp, có hiệu lực ràng buộc các bên
chủ thể trong hợp đồng, còn những vấn đề trách nhiệm do hành vi vi phạm về tiền
HĐTM, trách nhiệm khi HĐTM bị vô hiệu không thuộc phạm vi nghiên cứu trong
tác giả này. Măc dù, tác giả nghiên cứu về trách nhiệm do vi phạm HĐTM được
quy định trong LTM hiện hành nhưng không có nghĩa là không nghiên cứu so sánh
đối chiếu những vấn đề này trong BLDS 2005 và BLDS 2015 và các văn bản pháp
luật có liên quan.
Về không gian: Tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng giải quyết tranh chấp
về trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM (kinh doanh – thương mại) do các cơ
quan xét xử tại một số tỉnh, thành phố lớn tại Việt Nam như TP.HCM, Hà Nội, Đà
Nẵng, Khánh Hòa, Cần Thơ. Cụ thể, những bản án ở hai cấp sơ thẩm, phúc thẩm
của tòa án cấp quận, huyện và cấp thành phố, thành phố trực thuộc trung ương.
Về mặt thời gian: Tác giả nghiên cứu những bản án được tòa án căn cứ vào
những quy định của LTM 2005 để xử lý, là phân tích những bản án được cơ quan
có thẩm quyền xét xử từ năm 2006 đến nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới và hội
nhập quốc tế, tác giả tập trung sử dụng một số phương pháp chủ yếu: phương pháp
thống kê, tổng hợp, phân tích, phương pháp so sánh giữa các công trình nghiên cứu
những nội dung có liên quan đến vấn đề trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM.
Các phương pháp này được sử dụng rải rác trong nhiều chương khác nhau của luận
án như phân tích làm rõ các loại trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM, phân tích,
đánh giá tính phù hợp giữa quy định pháp luật hiện hành với thực tiễn áp dụng pháp

4



luật. Cụ thể, chương 1, sử dụng phương pháp thu thập, tổng hợp, phân loại từng
nhóm tài liệu nhằm sơ lược những nội dung mà các công trình có liên quan đến đề
tài để phân tích, đánh giá nội dung mà các công trình này đã nghiên cứu. Từ đó nêu
ra những nội dung mà đề tài tiếp tục nghiên cứu. Tiếp theo, trong chương 2, tác giả
sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp lý luận theo từng nhóm nội dung để
nghiên cứu sâu sắc hơn. Tổng hợp để tạo ra một hệ thống lý luận mang tính đầy đủ
và lô gích hơn. Bên cạnh đó, có sử dụng phương pháp so sánh giữa các quan điểm
lý luận khác nhau có liên quan đến đề tài. Hơn nữa, luận án còn sử dụng phương
pháp phân loại và hệ thống hóa lý luận theo từng nhóm quan điểm khác nhau nhằm
làm phong phú thêm sự hiểu biết về trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM đầy đủ
hơn. Trong chương này, tác giả cũng sử dụng phương pháp lịch sử để nghiên cứu
nguồn gốc hình thành những quy định về nội dung của đề tài từ đó rút ra sự phát
triển trong quy định của trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM. Với chương 3, sử
dụng phương pháp thu thập, thống kê, phân loại và hệ thống hóa các bản án theo
từng nhóm loại trách nhiệm. Theo đó, luận án còn sử dụng phương pháp phân tích,
so sánh giữa quy định pháp luật và thực tiễn giải quyết vụ án. Chương 4, tác giả sử
dụng phương pháp đánh giá, kiểm nghiệm thực tiễn và giả thuyết dự đoán về quy
định trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại để tiếp tục chứng minh
những giải pháp là phù hợp với thực tiễn trong tương lai.
Ngoài ra, luận án còn được nghiên cứu trên cơ sở xem xét, so sánh tính phổ
biến của pháp luật và thông lệ quốc tế về trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM
với các quy định của pháp luật Việt Nam trong điều kiện kinh tế hội nhập như hiện
nay. Tác giả cũng kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn trong việc nghiên cứu
và giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra.
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài
Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong luận án có một số điểm mới sau đây:
Một là, tác giả phân tích và làm rõ về khái niệm về vi phạm HĐTM, đặc điểm
riêng của vi phạm HĐTM, tiếp tục phân tích sâu hơn về những loại vi phạm như vi
phạm nghiêm trọng, vi phạm trước thời hạn, vi phạm hợp đồng do bên thứ ba vi
phạm. Tác giả xác định lỗi cố ý của bên vi phạm là căn cứ để khẳng định có hành vi

vi phạm nghiêm trọng hợp đồng. Hơn nữa, tác giả xác định bổ sung thông báo,
khiếu nại trong thương mại, thời hiệu khởi kiện là căn cứ để xác định trách nhiệm
pháp lý do vi phạm HĐTM.

5


Hai là, dựa trên các nghiên cứu trước đây, tác giả xây dựng khái niệm trách
nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM (trên cơ sở khái niệm trách nhiệm pháp lý do vi
phạm hợp đồng), phân tích những đặc điểm riêng của nhiệm trách nhiệm pháp lý do
vi phạm HĐTM.
Ba là, trong mỗi chương, tác giả đều chỉ ra những điểm bất cập, thiếu sót của
pháp luật hiện hành và của thực tiễn áp dụng và từ đó để đưa ra những kiến nghị
hoàn thiện pháp luật đối với các quy định về trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp
đồng thương mại, hoàn thiện các quy định về căn cứ xác định trách nhiệm do vi
phạm hợp đồng, các biện pháp trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại như
buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, phạt vi phạm,
BTTH, hủy hợp đồng. Hoàn thiện các trường hợp miễn, giảm trách nhiệm do vi
phạm hợp đồng thương mại. Phân biệt trường hợp miễn giảm trách nhiệm với
không phải chịu trách nhiệm do không thể thực hiện được hợp đồng.
Bốn là, phân tích thực tiễn áp dụng các quy định về trách nhiệm pháp lý do vi
phạm hợp đồng thương mại. Từ thực tiễn pháp luật, thực thi pháp luật về trách
nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM tác giả phân tích nhận thức pháp luật của các chủ
thể áp dụng, chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật có liên quan. Tìm hiểu và phân
tích kinh nghiệm xây dựng và áp dụng pháp luật về nội dung pháp luật tương ứng
theo công ước quốc tế, một số nước trên thế giới để tiếp thu những điểm phù hợp
nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM trong LTM
năm 2005.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu có hệ thống các vấn đề pháp lý liên quan tới trách nhiệm

pháp lý do vi phạm HĐTM, đưa ra định hướng và đề xuất các kiến nghị cụ thể mà
kết quả có thể làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện chế định về
trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM của Việt Nam. Nghiên cứu này của đề tài
góp phần tăng cường hiệu quả trong việc điều chỉnh chế định về trách nhiệm pháp
lý do vi phạm HĐTM trong giai đoạn tự do hóa hoạt động kinh doanh trong xu
hướng hội nhập với khu vực và thế giới.
Tác giả tiếp tục nghiên cứu về những nội dung về trách nhiệm pháp lý do vi
phạm HĐTM trong giai đoạn hiện này nhằm góp phần hoàn thiện chế định trách
nhiệm hợp đồng, đảm bảo cho trật tự kinh doanh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,
nhằm tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật. Hơn nữa, việc nghiên cứu

6


những nội dung này nhằm giảm thiểu tình trạng vi phạm hợp đồng, ngăn chặn hoạt
động kinh doanh bất hợp pháp, nâng cao nhận thức tự tìm hiểu và tuân thủ pháp luật
của các doanh nghiệp, tôn trọng mục đích, vai trò tốt đẹp của hợp đồng, tránh các
rủi ro, nhằm góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng tích cực.
Kết quả nghiên cứu đề tài cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích
cho việc nghiên cứu về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, cho việc học tập, giảng
dạy và áp dụng pháp luật.
7. Kết cấu của Luận án
Luận án bao gồm phần mở đầu, nội dung luận án bao gồm 4 chương, kết luận,
phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo.

7


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp
đồng thƣơng mại
Vấn đề về trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM là chế định quan trọng
trong hệ thống các quy phạm pháp luật về thương mại, từ trước đến hiện nay đã có
nhiều công trình nghiên cứu về lý luận, quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng đối
với những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực này. Vì vậy, trước khi nghiên cứu chế
định này, tác giả cần tổng quan những công trình đã nghiên cứu có liên quan nhằm
(i) tránh trường hợp trùng lặp những nội dung đã được một số công trình nghiên
cứu và đặc biệt những nội dung có liên quan đến đề tài đã được các tác giả nghiên
cứu mang tính thống nhất, phù hợp và hoàn thiện, (ii) với những điểm mà các công
trình trước đó đã đạt được, đề tài sẽ kế thừa nhằm làm cơ sở lý luận, thực tiễn hữu
ích cho hoạt động nghiên cứu, (iii) tổng quan giúp cho việc nghiên cứu đề tài thuận
lợi và hoàn thiện hơn. Trong phạm vi tìm hiểu, tác giả thống kê và đánh giá một số
công trình liên quan đến đề tài theo hai nhóm chính là khái quát những công trình
nghiên cứu trong nước và những công trình nghiên cứu ở nước ngoài.
1.1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Trách nhiệm pháp lý do vi phạm pháp luật nói chung và trách nhiệm pháp lý
do vi phạm đồng thương mại nói riêng là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều công
trình khoa học khác nhau ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu này đề cập đến
các khía cạnh khác nhau về trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng nói chung và
HĐTM nói riêng. Sắp xếp theo nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài, tác giả có thể
chỉ ra các nhóm công trình khoa học sau đây:
- Nhóm công trình nghiên cứu về vi phạm hợp đồng, các loại vi phạm hợp
đồng:
Trong quyển sách chuyên khảo của Nguyễn Ngọc Khánh [93], ông đã nghiên
cứu về khái niệm, đặc điểm, bản chất hợp đồng, giao kết, thực hiện, sửa đổi, hủy bỏ
hợp đồng và trách nhiệm hợp đồng, trong đó công trình đã đề cập đến khái niệm vi
phạm hợp đồng, các loại vi phạm hợp đồng được quy định trong các văn bản pháp
luật giữa các quốc gia như Cộng hòa Liên Bang Đức, Pháp, Anh –Mỹ, CƯV 1980,


8


Việt Nam. Hơn nữa, ông có phân tích thực trạng áp dụng các quy định pháp luật
(qua việc phân tích một số bản án trong và ngoài nước). Từ đó, ông cho thấy rằng
quy định của Việt Nam về khái niệm vi phạm hợp đồng, các loại vi phạm hợp đồng
của Việt Nam khá tương đồng với quy định của các quốc gia này. Tuy nhiên, công
trình này đưa ra một số giải pháp là pháp luật hợp đồng của Việt Nam nên quy định
rõ ràng hơn về vi phạm trước thời hạn. Đề tài sẽ kế thừa khái niệm về vi phạm hợp
đồng từ những cụm thuật ngữ của các quốc gia cũng như quy định hiện hành của
Việt Nam mà ông đã trình bày, tuy nhiên tác giả tiếp tục phát triển thêm khái niệm
về vi phạm hợp đồng theo hướng mang tính khái quát hơn. Bên cạnh đó, tác giả còn
kế thừa loại vi phạm trước thời hạn mà công trình này đã nêu ra trong phần giải
pháp hoàn thiện pháp luật.
Trong phạm vi nghiên cứu về nội dung này, quyển sách chuyên khảo của Đỗ
Văn Đại [58] đã nghiên cứu về lý luận, thực trạng pháp luật, thực trạng áp dụng
pháp luật (phân tích một số bản án tại Việt Nam), giải pháp hoàn thiện pháp luật về
vi phạm hợp đồng, các loại vi phạm hợp đồng. Cụ thể, ông đã không sử dụng thuật
ngữ vi phạm hợp đồng mà sử dụng thuật ngữ “không thực hiện đúng hợp đồng”; tuy
nhiên ông Đại không hoàn toàn bác bỏ mà vẫn sử dụng thuật ngữ “vi phạm hợp
đồng” trong một số trường hợp. Tác giả sẽ kế thừa thuật ngữ không thực hiện đúng
hợp đồng của Đỗ Văn Đại nhưng tiếp tục phát triển và sử dụng thuật ngữ “không
thực hiện đúng hợp đồng” trong trường hợp một bên không chịu trách nhiệm do
không thực hiện đúng hợp đồng khi có xảy ra SKBKK hoặc quyết định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền,...Ngoài ra, ông cho rằng thuật ngữ vi phạm cơ bản là mơ
hồ, dịch ra từ thuật ngữ “Fundamental breach” của CƯV không có tính khả thi khi
áp dụng quy định này vào thực tiễn nên cần thay thế bằng thuật ngữ vi phạm
nghiêm trọng. Hơn nữa, ông cũng cho rằng cần xác định rõ trong các văn bản luật
hợp đồng đối với vi phạm trước thời hạn. Qua đây, tác giả sẽ kế thừa những nghiên

cứu này tuy nhiên sẽ phát triển bổ sung về căn cứ xác định loại vi phạm nghiêm
trọng, vi phạm trước thời hạn để tránh trường hợp khó áp dụng tương xứng giữa
hành vi vi phạm và loại trách nhiệm và tránh hành vi vi phạm ngược từ chủ thể bị vi
phạm.
Trong phạm vi các nghiên cứu được đăng trong các tạp chí khoa học chuyên
ngành, Đỗ Văn Đại có bài viết “vi phạm cơ bản hợp đồng”[55]; Võ Sỹ Mạnh có bài
viết “vi phạm cơ bản hợp đồng trong pháp luật Việt Nam: Một số bất cập và định

9


hướng hoàn thiện” [135]. Các bài viết cho rằng sử dụng thuật ngữ vi phạm cơ bản
và đưa ra khái niệm về vi phạm cơ bản như trong LTM 2005 là khó áp dụng vào
thực tiễn, nên sử dụng thuật ngữ vi phạm nghiêm trọng hoặc căn cứ vào thực trạng
xét xử (án lệ) để xác định như thế nào là vi phạm nghiêm trọng. Cũng tương đồng
với hai tác giả trên về việc nêu và phân tích một số loại vi phạm hợp đồng, Dương
Anh Sơn có bài viết “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc điều chỉnh bằng pháp luật
đối với vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ”[139]. Trong
bài viết này, ông Sơn đã nghiên cứu về khái niệm, căn cứ xác định, tính rủi ro khi
xác định vi phạm trước thời hạn, phân tích một số bản án được tòa án Việt Nam xét
xử về những trường hợp tương tự vi phạm trước thời hạn. Với công trình này, đề tài
sẽ kế thừa và chứng minh bổ sung một số trường hợp áp dụng vào trong thực tiễn về
vi phạm trước thời hạn trong LTM hiện hành.
Tóm lại, qua tham khảo các công trình nghiên cứu trên về nội dung liên quan
đến vi phạm hợp đồng, đa số các công trình nghiên cứu khái niệm, đặc điểm vi
phạm hợp đồng, HĐTM theo hướng liệt kê như không thực hiện, thực hiện không
đúng, chậm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, một số khác đưa ra cụm từ không thực
hiện đúng hợp đồng để chỉ đến khái niệm vi phạm hợp đồng. Những quan điểm này
chính là cơ sở cơ bản để tác giả kế thừa và sẽ tiếp tục nghiên cứu bổ sung để đưa ra
khái niệm vi phạm hợp đồng mang tính khái quát hoàn thiện hơn. Về các loại vi

phạm hợp đồng, các công trình nghiên cứu các loại vi phạm hợp đồng khác nhau,
trong đó có một số công trình nghiên cứu về vi phạm cơ bản hợp đồng, vi phạm
không cơ bản hợp đồng. Một số tác giả nghiên cứu về vi phạm nghiêm trọng hợp
đồng, vi phạm trước thời hạn thực hiện hợp đồng. Đây có thể được xem là những
nền tảng để xây dựng thành lý luận và hoàn thiện các quy định pháp LTM Việt Nam
về vi phạm hợp đồng, các loại vi phạm HĐTM. Từ đó, tác giả sẽ tham khảo chọn
lọc sử dụng nhằm hệ thống một cách có khoa học những vấn đề về lý luận, thực
trạng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp LTM Việt Nam.
- Nhóm công trình nghiên cứu về các căn cứ xác định trách nhiệm do vi phạm
HĐTM:
Ở cấp độ là giáo trình giảng dạy tại các trường đại học, quyển “Giáo trình luật
Dân sự VN”[211]; “Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng”[53] đã đề cập đến vấn đề cơ bản nhất về khái niệm, đặc điểm của căn cứ
hành vi vi phạm hợp đồng, có lỗi, thiệt hại, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi

10


phạm và thiệt hại xảy ra. Trong đó, hai công trình này nghiên cứu cụ thể về yếu tố
lỗi để xác định trách nhiệm hợp đồng là căn cứ bắt buộc. Hơn nữa, hai giáo trình
này căn cứ quy định của BLDS 2005 để phân tích bốn căn cứ xác định trách nhiệm
do vi phạm hợp đồng. Bên cạnh đó, trong phạm vi nội dung này, Nguyễn Văn
Luyện, Lê Thị Bích Thọ, Dương Anh Sơn trong cuốn “Giáo trình luật HĐTM quốc
tế”[122]; Phan Huy Hồng với “Giáo trình pháp luật về thương mại hàng hóa và
dịch vụ” [214]. Các công trình này đề cập đến ba căn cứ xác định trách nhiệm do vi
phạm hợp đồng như hành vi vi phạm, thiệt hại và mối quan hệ nhân quả giữa hành
vi vi phạm và thiệt hại xảy ra, lỗi không là căn cứ bắt buộc để xác định trách nhiệm
do vi phạm HĐTM; riêng công trình thứ hai xác định từng loại căn cứ cho từng biện
pháp trách nhiệm, trong đó có nghiên cứu căn cứ thông báo cho một số loại loại
trách nhiệm như tạm ngừng, đình chỉ và hủy hợp đồng. Tác giả sẽ tiếp tục kế thừa

những quan điểm này về các căn cứ xác định trách nhiệm, tuy nhiên sẽ phân tích
thêm về căn cứ thông báo trong từng loại trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM.
Trong quyển sách chuyên khảo “Chế định hợp đồng trong BLDS Việt
Nam”[93], tác giả của công trình này đã phân tích các căn cứ xác định trách nhiệm
do vi phạm hợp đồng như căn cứ về hành vi vi phạm, thiệt hại, lỗi, mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại theo quy định về luật hợp đồng, LTM…
của một số quốc gia như Đức, Pháp, Anh-Mỹ, CƯV và quy định theo BLDS 2005
của Việt Nam. Ông Khánh cho rằng lỗi vẫn là căn cứ để xác định trách nhiệm ngoài
ba căn cứ nêu trên, nhưng cần phải xem xét lỗi theo sự mẫn cán, tận tâm của một
chủ thể mà không phải là thái độ chủ quan của một người trước một sự việc.
Trong phạm vi nội dung nghiên cứu này còn có công trình “Áp dụng trách
nhiệm hợp đồng trong kinh doanh”[46]. Đây là quyển sách chuyên khảo nêu bốn
căn cứ xác định trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại nhưng
tùy thuộc vào từng loại loại trách nhiệm mà xác định từng nhóm căn cứ. Tuy nhiên
bà Dung còn cho rằng mức độ lỗi không là căn cứ để xác định mức tiền phạt hoặc
BTTH mà chỉ là căn cứ để xác định trách nhiệm, nghĩa là không phân biệt mức độ
lỗi cố ý hay vô ý trong khi áp dụng biện pháp trách nhiệm, mức độ tăng nặng hay
giảm nhẹ trách nhiệm.
Trong nhóm nghiên cứu liên quan đến các căn cứ xác định trách nhiệm do vi
phạm hợp đồng, còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành
như bài viết về “Khái niệm lỗi trong trách nhiệm dân sự”[2] . Bài viết “Nguyên tắc

11


lỗi trong pháp LTM Việt Nam” [84]. Các công trình khoa học này nghiên cứu
chuyên sâu về căn cứ lỗi như khái niệm, đặc điểm, các loại lỗi. Tác giả Phạm Kim
Anh có cách tiếp cận mới về yếu tố lỗi, đó là xác định lỗi không nên phụ thuộc vào
trạng thái chủ quan của người vi phạm mà phải xem xét theo sự cần mẫn của một
chủ thể đối với một công việc phải làm. Tác giả kế thừa về cách tiếp cận căn cứ lỗi

được hiểu theo quan điểm này. Hơn nữa, tác giả tiếp tục nghiên cứu lỗi không phải
là căn cứ xác định bắt buộc trong khi xác định trách nhiệm do vi phạm HĐTM
nhưng vẫn xem xét lỗi cố ý, ác ý đối với việc kết luận về hành vi vi phạm nghiêm
trọng của một chủ thể.
Trong luận án tiến sĩ của Trương Văn Dũng “Trách nhiệm do vi phạm hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam” [50],
công trình đã nghiên cứu nhiều nội dung liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế, vi phạm hợp đồng, căn cứ xác định trách nhiệm, các loại trách nhiệm do vi
phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Trong đó, công trình này còn phân tích
về các căn cứ xác định trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
theo bốn căn cứ được quy định trong LTM 1997, đó là có thiệt hại xảy ra, có hành
vi vi phạm hợp đồng, có lỗi, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt
hại xảy ra và ông cho rằng lỗi vẫn là căn cứ bắt buộc khi xác định trách nhiệm do vi
phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Bên cạnh đó, ông còn cho rằng căn cứ
hành vi vi phạm và yếu tố lỗi được áp dụng cho tất cả các biện pháp trách nhiệm,
còn căn cứ có thiệt hại, mối quan hệ nhân quả chỉ áp dụng cho hình thức BTTH.
Tác giả tiếp thu những căn cứ mà các công trình trên đã nghiên cứu, tiếp tục nghiên
cứu lỗi không là căn cứ bắt buộc để xác định trách nhiệm nhưng lỗi cố ý là căn cứ
để xác định loại vi phạm nghiêm trọng trong HĐTM.
Qua thống kê và tham khảo những công trình nghiên cứu liên quan đến các
căn cứ xác định trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong nước, tác giả nhận thấy
rằng một số tác giả nghiên cứu những nội dung liên quan đến hợp đồng dân sự sẽ
phân tích bốn căn cứ xác định trách nhiệm như hành vi vi phạm, lỗi, thiệt hại, mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại, trong đó yếu tố lỗi được tiếp
cận như một căn cứ để xác định trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Một số công
trình nghiên cứu về trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM phân tích theo ba căn
cứ xác định trách nhiệm và căn cứ lỗi không được xem là căn cứ để xác định trách
nhiệm. Tuy nhiên, căn cứ thông báo đã được thêm vào nhóm căn cứ để xác định

12



trách nhiệm do vi phạm HĐTM. Đây có thể được xem là những nền tảng rất cơ bản
để tác giả tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện về lý luận, thực trạng pháp luật, thực
trạng áp dụng pháp luật về các căn cứ xác định trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
trong LTM hiện hành của Việt Nam.
- Nhóm công trình nghiên cứu về trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng,
các biện pháp trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thƣơng mại:
Với những công trình nghiên cứu ở cấp độ giáo trình, tác giả đã tiếp cận được
những quyển “Giáo trình luật Dân sự VN”[211]; “Giáo trình pháp luật về hợp đồng
và BTTH ngoài hợp đồng”[213]. Các công trình này nghiên cứu một cách có hệ
thống mang tính cơ bản về quan hệ dân sự, hợp đồng dân sự, trong đó có nghiên
cứu về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và các loại trách nhiệm do vi phạm hợp
đồng dân sự. Cụ thể, các công trình này sử dụng thuật ngữ trách nhiệm do vi phạm
hợp đồng nhưng không đưa ra khái niệm về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng dân
sự. Bên cạnh đó, các tác giả này đã phân tích các biện pháp trách nhiệm được quy
định trong BLDS 2005 như BTTH, phạt vi phạm, hoãn thực hiện hợp đồng, đơn
phương chấm dứt hợp đồng, hủy hợp đồng, còn loại trách nhiệm buộc tiếp tục thực
hiện nghĩa vụ hợp đồng như buộc giao hàng, buộc thanh toán, buộc nhận hàng
hóa… được phân tích riêng lẻ trong từng loại hợp đồng. Với những nội dung mà hai
công trình này đã nghiên cứu, tác giả sẽ kế thừa để phân tích so sánh với quy định
trong LTM hiện hành.
Bên cạnh các giáo trình nêu trên, Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ,
Dương Anh Sơn có quyển “Giáo trình luật hợp đồng quốc tế”[122]; Trường Đại
học Luật TP.HCM, “Giáo trình pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ”
[213]. Các tác giả phân tích một cách cơ bản các nội dung liên quan đến hoạt động
thương mại, các loại HĐTM, vi phạm hợp đồng, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng,
các loại trách nhiệm theo quy định của LTM hiện hành. Tuy nhiên, các công trình
không sử dụng thuật ngữ trách nhiệm mà sử dụng thuật ngữ chế tài trong thương
mại. Cụ thể phân tích chức năng, đặc điểm của chế tài trong hoạt động thương mại

và phân tích các biện pháp chế tài tương ứng với quy định trong LTM 2005 là buộc
thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, BTTH, tạm ngừng thực hiện hợp đồng,
đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy hợp đồng. Đây là cơ sở mà tác giả kế thừa để xây
dựng một hệ thống lý luận hoàn thiện về trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM.
Tuy nhiên, tác giả sẽ nghiên cứu tiếp tục việc sử dụng thuật ngữ trách nhiệm pháp

13


lý do vi phạm HĐTM, bổ sung khái niệm trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng
nhưng vẫn sử dụng thuật ngữ chế tài bên cạnh thuật ngữ trách nhiệm trong một số
trường hợp nhất định. Ngoài ra, tác giả sẽ tiếp tục phân tích thực trạng pháp luật,
thực trạng áp dụng pháp luật để hoàn thiện những quy định chưa phù hợp về các
loại trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM của LTM 2005.
Trong cùng nội dung này, quyển sách tham khảo của Nguyễn Thị Dung [46]
đã nghiên cứu về các đặc điểm trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh doanh,
thương mại, các biện pháp trách nhiệm như buộc thực hiện hợp đồng, BTTH, phạt
vi phạm và hủy hợp đồng, những loại trách nhiệm này tương ứng với quy định trong
LTM 1997. Bên cạnh đó, tác giả còn tham khảo quyển sách chuyên khảo của
Nguyễn Ngọc Khánh [93]. Công trình này cũng nghiên cứu về trách nhiệm do vi
phạm hợp đồng dân sự và nghiên cứu so sánh theo các quy định của các văn bản
pháp luật về các loại trách nhiệm do vi phạm hợp đồng giữa các nước trên thế giới
thông qua biện pháp trách nhiệm như BTTH, phạt vi phạm. Ngoài ra, ông còn trình
bày một số bản án về cách áp dụng trách nhiệm BTTH, phạt vi phạm của các quốc
gia như Đức, Nga, Pháp, Anh-Mỹ và Việt Nam. Tiếp theo, trong quyển sách chuyên
khảo của tác giả Đỗ Văn Đại [58], công trình này nghiên cứu các biện pháp xử lý
khi có hành vi không thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có thể sử dụng nhiều
biện pháp như buộc thực hiện đúng hợp đồng, BTTH, phạt vi phạm, hoãn thực hiện
hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng, hủy hợp đồng. Ngoài ra, ông còn phân
tích thêm biện pháp yêu cầu giảm giá, cầm giữ tài sản, thay thế việc thực hiện của

bên có nghĩa vụ, trả lãi chậm thanh toán. Bên cạnh đó, tác giả còn đề cập đến nội
dung là bên có nghĩa vụ có thể sử dụng biện pháp miễn trách nhiệm do SKBKK, do
quyết định của nhà nước, do bên có quyền có lỗi, giảm mức bồi thường do bên có
quyền không hạn chế tổn thất. Thêm vào đó, ông Đại còn cho rằng nếu có sự thỏa
thuận của các bên và nếu có xảy ra việc không thực hiện đúng hợp đồng thì bên có
quyền có thể sử dụng phạt vi phạm hợp đồng, lãi chậm trả do thỏa thuận, thỏa thuận
tăng trách nhiệm BTTH và bên có nghĩa vụ có quyền sử dụng biện pháp miễn trách
nhiệm BTTH, giảm trách nhiệm bồi thường. Hơn nữa, ông có phân tích một số bản
án và bình luận cách áp dụng pháp luật của từng tòa án theo mỗi biện pháp xử lý.
Đây là cách tiếp cận mới của công trình này trong việc sử dụng thuật ngữ “biện
pháp xử lý” thay cho thuật ngữ “chế tài” hay “trách nhiệm” và phân tích thêm
những biện pháp xử lý như giảm giá, cầm giữ tài sản, yêu cầu thực hiện nghĩa vụ

14


thay thế. Những nội dung mà Đỗ Văn Đại đã nêu trong công trình này sẽ là cơ sở
nền tảng để tác giả kế thừa các biện pháp xử lý như giảm giá, cầm giữ tài sản, thay
thế việc thực hiện của bên có nghĩa vụ để tiếp tục nghiên cứu trong quan hệ thương
mại, nhưng thay thế việc thực hiện của bên có nghĩa vụ được nghiên cứu vào biện
pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng và bên bị vi phạm áp dụng cho bên vi phạm khi
bên này có hành vi vi phạm hợp đồng. Ngoài ra, tác giả sẽ kế thừa quan điểm bỏ
biện pháp đình chỉ thực hiện hợp đồng, tuy nhiên tác giả không nghiên cứu theo
hướng sử dụng biện pháp đơn phương chấm dứt hợp đồng như công trình đã nêu mà
chỉ xem xét hủy hợp đồng toàn bộ hoặc một phần hợp đồng.
Liên quan đến các loại trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng, tác giả còn
tiếp cận được các bài viết được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành như bài
viết của Nguyễn Thị Khế [94]; Nguyễn Thị Hằng Nga [129]; Dương Anh Sơn -Lê
Thị Bích Thọ [140]; Đỗ Văn Đại [56]. Các công trình này chủ yếu nghiên cứu về
khái niệm, đặc điểm, điều kiện áp dụng, mức độ phạt của biện pháp trách nhiệm

phạt vi phạm. Các tác giả này cho rằng nên quy định hình thức phạt vi phạm trong
BLDS hoặc LTM hiện hành nhưng không cần giới hạn mức phạt mà cho các bên tự
thỏa thuận trong hợp đồng. Bên cạnh đó, về các biện pháp trách nhiệm làm chấm
dứt hợp đồng tác giả Đỗ Văn Đại trong bài viết “Vấn đề hủy bỏ, đình chỉ hợp đồng
do vi phạm”[54]. Ông còn cho rằng cần bỏ biện pháp đình chỉ thực hiện hợp đồng.
Tác giả sẽ kế thừa quan điểm này và tiếp tục chứng minh biện pháp này không có
tính khả thi trong thực tiễn áp dụng xử lý vi pham HĐTM.
Ngoài ra, liên quan đến biện pháp trách nhiệm phạt lãi suất do chậm thanh
toán còn có các bài viết “Về cách tính lãi suất trong hợp đồng vay tài sản”[9]; các
tác giả Trần Văn Biên [14]; Đặng Văn Dũng [49]; Đỗ Văn Đại, [57]; Châu Thị Điệp
[66]; Lê Thu Hà [77]; Nguyễn Quang Lộc [97]; Hoàng Minh Tâm [142]. Nhóm
công trình này nghiên cứu về khái niệm lãi suất, lãi suất nợ quá hạn, các loại lãi
suất, lãi suất trong hợp đồng vay, lãi suất do chậm thanh toán trong HĐTM, cách
tính lãi suất, so sánh giữa quy định về lãi suất được quy định trong BLDS 2005 và
quy định về lãi suất trong LTM 2005. Tác giả kế thừa những phân tích liên quan
đến quy định về lãi suất nợ quá hạn do vi phạm thời hạn thanh toán trong HĐTM.
Tiếp tục phân tích những vụ tranh chấp do vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong thực
tế để đưa ra quy định phù hợp trong LTM 2005 và thực tiễn áp dụng, tránh tình
trạng vi phạm nghĩa vụ thanh toán ngày càng tăng cao như hiện nay.

15


Bên cạnh đó, tác giả tiến sĩ của Trương Văn Dũng [50] đã phân tích các biện
pháp trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như buộc thực
hiện đúng hợp đồng, phạt hợp đồng, BTTH, hủy hợp đồng tương tự quy định trong
LTM 1997. Ngoài ra ông cũng phân tích và bình luận một số bản án có liên quan
đến thực trạng áp dụng các biện pháp trách nhiệm này.
Đối với luận văn thạc sĩ còn có tác giả Nguyễn Phú Cường[45]; Lê Thị Diễm
Phương[136]. Các công trình này nghiên cứu chủ yếu hai biện pháp chế tài là phạt

vi phạm và BTTH theo quy định trong LTM 2005 và thực tiễn giải quyết tranh
chấp khi áp dụng các biện pháp chế tài này, nghiên cứu từng biện pháp về khái
niệm, đặc điểm, điều kiện áp dụng các biện pháp. Các tác giả này đã nêu ra các
phương thức áp dụng tại một số tòa án để cho thấy sự phù hợp hoặc chưa phù hợp
trong quy định cũng như thực tiễn áp dụng. Tác giả sẽ kế thừa quan điểm về những
cách tiếp cận này nhưng sẽ nghiên cứu tiếp việc không quy định phạt vi phạm là
biện pháp được pháp luật quy định do các bên tự thỏa thuận như một nội dung trong
hợp đồng, tuy nhiên nội dung này không bị mất hiệu lực khi một bên vi phạm hợp
đồng.
Ở cùng cấp độ này, luận văn thạc sĩ luật học, tác giả Đỗ Văn Đạt [65]; Nguyễn
Thị Việt Hà [78] đã phân tích về khái niệm, điều kiện áp dụng, hậu quả pháp lý của
các loại trách nhiệm làm chấm dứt việc thực hiện hợp đồng được quy định trong
LTM 2005. Ngoài ra, trong nhóm luận văn thạc sĩ còn có công trình của Vũ Hoàng
Linh [95]. Ông chủ yếu phân tích khái niệm, đặc điểm, các hình thức trả lãi chậm
thanh toán, trong đó có phân tích nhiều bản án liên quan đến biện pháp trách nhiệm
này và đưa ra giải pháp về cách quy định cho việc áp dụng lãi suất này đó là không
nên quy định như hiện nay mà cần tăng mức lãi suất cao hơn nhằm giảm bớt hành vi
vi phạm này.
Qua việc tham khảo các công trình liên quan đến trách nhiệm, các biện pháp
trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM đối với các công trình nghiên cứu trong
nước, tác giả nhận thấy rằng có ba nhóm công trình nghiên cứu như nhóm sử dụng
thuật ngữ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, nhóm sử dụng thuật ngữ chế tài nhưng
hai nhóm này chủ yếu phân tích các hình thức chế tài quy định trong các văn bản
pháp luật như BLDS hoặc LTM Việt Nam qua từng thời kỳ. Riêng nhóm công trình
sử dụng thuật ngữ các biện pháp xử lý cho hai bên trong quan hệ hợp đồng khi có
hành vi không thực hiện đúng hợp đồng xảy ra. Đây là nhóm công trình có cách tiếp

16



cận và phân tích tương tự theo cách quy định trong các văn bản pháp luật về hợp
đồng của một số nước trên thế giới hoặc quy định trong CƯV hay PICC. Đây chính
là cơ sở lý luận mới bổ sung vào hệ thống lý luận về chế định trách nhiệm pháp lý
do vi phạm HĐTM và là công trình góp phần vào việc nghiên cứu hoàn thiện các
quy định về chế định này trong BLDS hoặc LTM hiện hành của Việt Nam.
- Các công trình nghiên cứu về các trƣờng hợp miễn, giảm trách nhiệm do vi
phạm hợp đồng:
Trong các quyển giáo trình có nghiên cứu những nội dung về các trường hợp
miễn, giảm trách nhiệm thì có thể kể đến“Giáo trình luật Dân sự VN” [211]; “Giáo
trình pháp luật về hợp đồng và BTTH ngoài hợp đồng” [53]; “Giáo trình luật
HĐTM quốc tế” [122]; “Giáo trình pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch
vụ”[213]. Nhóm công trình này nghiên cứu một cách cơ bản nhất các trường hợp
miễn trách nhiệm quy định trong BLDS 2005 và LTM 2005 như miễn trách nhiệm
do các bên thỏa thuận, do SKBKK, do quyết định của nhà nước, do lỗi của bên bị vi
phạm. Tuy nhiên, công trình [122] nghiên cứu trường hợp các bên không được thỏa
thuận những nội dung miễn trách nhiệm nếu thỏa thuận đó đi ngược lại với mục
đích của hợp đồng. Tác giả sẽ kế thừa những nghiên cứu này và tiếp tục nghiên cứu
các trường hợp giảm trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Trong các công trình nghiên cứu ở dạng là sách tham khảo về các trường hợp
miễn, giảm trách nhiệm do vi phạm hợp đồng có quyển “Áp dụng trách nhiệm hợp
đồng trong kinh doanh”[46], bà Dung đã nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm, các
trường hợp cụ thể về hai trường hợp miễn trách nhiệm là SKBKK, do các bên thỏa
thuận về miễn trách nhiệm. Trong cùng nội dung này, tác giả Nguyễn Ngọc Khánh
có quyển sách “Chế định hợp đồng trong BLDS Việt Nam”[93]. Ông đã nghiên cứu
so sánh trường hợp miễn trách nhiệm do SKBKK của một số quốc gia trên thế giới,
CƯV và đặc biệt công trình phân tích một trường hợp theo BLDS của Nga là miễn
trách nhiệm do khó khăn đặc biệt về kinh tế. Tác giả sẽ kế thừa trường hợp này
nhưng sẽ tiếp tục nghiên cứu theo hướng hoàn cảnh khó khăn về kinh tế là một
trường hợp kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ do có sự thỏa thuận lại nội dung
hợp đồng.

Quyển sách chuyên khảo “Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp
đồng trong pháp luật Việt Nam”[58] đã nghiên cứu các trường hợp miễn trách
nhiệm theo hướng bên có nghĩa vụ được quyền sử dụng khi có hành vi không thực

17


hiện đúng hợp đồng như miễn trách nhiệm khi có SKBKK, do quyết định cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, do bên có quyền có lỗi, giảm mức bồi thường do bên có
quyền không hạn chế tổn thất, miễn hoặc giảm trách nhiệm do có thỏa thuận. Tác
giả kế thừa các trường hợp mà công trình này nghiên cứu như miễn hoặc giảm trách
nhiệm nhưng sẽ phát triển theo hướng tiếp cận là khi bên vi phạm có hành vi vi
phạm với bên bị vi phạm. Song song đó, tác giả sẽ tiếp cận các trường hợp không
chịu trách nhiệm do không thực hiện đúng hợp đồng theo luật định mà không phải
do bên bị vi phạm quyết định.
Đối với tác giả tiến sĩ, tác giả còn tham khảo quyển “Trách nhiệm do vi phạm
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam”[50];
luận văn thạc sĩ “ Điều kiện hạn chế, miễn trừ trách nhiệm pháp luật HĐTM Việt
Nam”[71]. Hai công trình này đều nghiên cứu các trường hợp miễn trách nhiệm
được quy định trong LTM 2005 về lý luận, quy định của LTM 2005, thực trạng áp
dụng và giải pháp hoàn thiện về các trường hợp miễn trách nhiệm. Riêng công trình
của Trương Văn Dũng, ông đã nghiên cứu căn cứ do bên thứ ba có quan hệ với một
bên của hợp đồng gặp bất khả kháng; đặc biệt, ông còn phân tích trường hợp miễn
trách nhiệm do hoàn cảnh khó khăn. Tác giả sẽ kế thừa các căn cứ miễn trách nhiệm
này, đặc biệt là căn cứ miễn trách nhiệm khi gặp hoàn cảnh khó khăn và căn cứ do
bên thứ ba có quan hệ với một bên của hợp đồng gặp bất khả kháng. Tuy nhiên, tác
giả sẽ tiếp tục tiếp cận theo hướng không chịu trách nhiệm mà không phải là miễn
trách nhiệm.
Với nội dung này, còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí khoa học
chuyên ngành như “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn đối với điều khoản bất khả

kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”[17] “Góp ý dự thảo BLDS (sửa
đổi) về điều khoản miễn trừ trách nhiệm và hạn chế quyền lợi trong hợp
đồng”[130]. Các công trình nêu trên đã nghiên cứu về các trường hợp miễn trách
nhiệm theo quy định trong LTM 2005 và BLDS 2005. Đặc biệt, ông Lê Nết đưa ra
trường hợp các bên có được quyền thỏa thuận căn cứ miễn trừ trách nhiệm nhưng
thỏa thuận này không đi ngược lại với mục đích hợp đồng. Đây là điểm mới góp
phần vào hoàn thiện quy định về điều kiện quy định về trường hợp thỏa thuận căn
cứ miễn trách nhiệm. Tác giả sẽ kế thừa quan điểm này tiếp tục nghiên cứu để làm
sáng tỏ quy định của pháp luật vào với thực tiễn áp dụng.

18


Khảo sát những công trình về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, tác giả
nhận thấy rằng, tất cả các công trình nghiên cứu về nội dung này gần như đều có
quan điểm gần giống nhau về các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp
đồng. Riêng Đỗ Văn Đại cho rằng phải bổ sung vào căn cứ này trường hợp giảm
trách nhiệm và hơn nữa đây là các trường hợp miễn trách nhiệm do không thực hiện
đúng hợp đồng mà bên có nghĩa vụ có thể sử dụng. Ngoài ra, ông cho rằng hoàn
cảnh khó khăn về kinh tế là căn cứ giảm trách nhiệm, đó là bên có nghĩa vụ được
kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ để thỏa thuận lại nội dung hợp đồng; trong khi
đó tác giả Trương Văn Dũng cho rằng là trường hợp miễn trách nhiệm. Đây là
những cơ sở nền tảng mang tính mới trong các công trình này, tác giả sẽ kế thừa và
tiếp tục nghiên cứu theo hướng là các trường hợp không chịu trách nhiệm do không
thực hiện đúng hợp đồng do luật định và các trường hợp miễn, giảm trách nhiệm do
bên bị vi phạm quyết định do có hành vi vi phạm của bên vi phạm.
1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu nƣớc ngoài
- Nhóm công trình nghiên cứu về vi phạm hợp đồng, các loại vi phạm hợp
đồng:
Trong quyển sách của Cheong May Fong, “Civil remedies in Malaysia” (Các

biện pháp xử lý do vi phạm nghĩa vụ dân sự của Mã- lai-xi-a)[241], ông đã nghiên
cứu về khái niệm vi phạm hợp đồng, các loại vi phạm hợp đồng như hành vi từ chối
không thực hiện hợp đồng thông qua hành vi cụ thể, lời nói của bên không thực
hiện hợp đồng. Trong hành vi từ chối này ông phân tích cả những trường hợp bên vi
phạm có khả năng nhưng cố tình vi phạm hoặc không thể thực hiện do không còn
khả năng. Ngoài ra, Cheong May Fong còn nghiên cứu về vi phạm cơ bản hợp
đồng, vi phạm trước thời hạn thực hiện hợp đồng. Đặc biệt, công trình nghiên cứu
sâu về bên bị vi phạm trước thời hạn cần xác định rõ ràng căn cứ vi phạm của bên
kia đối với vi phạm trước thời hạn nếu không bên này sẽ rơi vào trường hợp vi
phạm ngược. Hơn nữa, ông còn phân tích luật thực định về hợp đồng, bình luận các
bản án có liên quan của Mã-lai-xi-a về cách áp dụng các loại vi phạm hợp đồng .
“Lý thuyết trách nhiệm do vi phạm hợp đồng của Trung Quốc”[127], là sách
chuyên khảo của Vương Lợi Minh có nội dung chính liên quan đến vi phạm nghĩa
vụ hợp đồng. Ông cho rằng vi phạm hợp đồng là việc không thực hiện nghĩa vụ hợp
đồng đã cam kết ngoài những lý do chính đáng. Hơn nữa ông nêu rất nhiều loại vi
phạm như vi phạm cơ bản, vi phạm không cơ bản, vi phạm trước thời hạn, vi phạm

19


sau thời hạn thực hiện hợp đồng, vi phạm do các bên trong hợp đồng vi phạm, vi
phạm do bên ngoài hợp đồng vi phạm, các bên trong hợp đồng cùng vi phạm. Theo
ông, tương ứng với mỗi nghĩa vụ thì sẽ có một loại vi phạm nếu có một bên không
thực hiện theo đúng cam kết trong hợp đồng. Tác giả sẽ kế thừa những nghiên cứu
về các loại vi phạm nhưng khái quát chúng theo từng loại cụ thể mà không nghiên
cứu nhiều loại vi phạm như tác giả này để thuận lợi hơn khi áp dụng từng biện pháp
trách nhiệm tương ứng cho từng loại vi phạm hợp đồng.
Trong cuốn “Law in commerce” (Luật thương mại”) [251], công trình đã
nghiên cứu về hành vi không thực hiện hợp đồng được chia ra thành hai trường hợp
đó là vi phạm hợp đồng và không vi phạm hợp đồng. Theo ông, hình thức không

thực hiện bị xem là vi phạm hợp đồng là hành vi không thực hiện hợp đồng do lỗi
của bên vi phạm, cụ thể trong hình thức này còn chia thành không thực hiện được
dù thiện chí thực hiện nhưng không có khả năng thực hiện và không thực hiện dù có
khả năng nhưng cố ý không thực hiện do không có thiện chí thực hiện. Theo đó,
trường hợp không thực hiện dù có khả năng nhưng cố ý không thực hiện do không
có thiện chí, trung thực này sẽ bị xem là vi phạm hợp đồng tương tự vi phạm các
điều khoản chủ yếu của hợp đồng và bị áp dụng biện pháp trách nhiệm làm chấm
dứt quan hệ hợp đồng và BTTH; Riêng trường hợp không thực hiện hợp đồng dù có
thiện chí thực hiện nhưng không còn khả năng để thực hiện thì loại vi phạm này
được xem như là vi phạm các điều khoản thứ yếu của hợp đồng thì có thể bị áp
dụng BTTH mà không làm chấm dứt hợp đồng. Bên cạnh đó, ông còn đề cập đến
việc không thực hiện hợp đồng nhưng không do lỗi của các bên trong hợp đồng thì
sẽ không gọi là vi phạm hợp đồng. Thêm vào đó, tác giả công trình này còn nghiên
cứu các căn cứ xác định vi phạm hợp đồng, các loại vi phạm bao gồm vi pham thực
tế hợp đồng, vi phạm trước thời hạn thực hiện hợp đồng.
Tác giả John D.Calamari and Joseph M. Perillo trong quyển sách chuyên khảo
“The law of contracts[232], (luật pháp về hợp đồng) nghiên cứu về vi phạm hợp
đồng và không thực hiện hợp đồng khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Theo
đó, tác giả chia trường hợp không thực hiện nghĩa vụ trong tương lại ra làm hai
hành vi là không có khả năng thực hiện hợp đồng trong tương lai và không thiện chí
thực hiện các điểu khoản chính yếu của hợp đồng. Ngoài ra, ông còn nghiên cứu
khái niệm, đặc điểm, lịch sử hình thành và phân tích thực trạng áp dụng của loại vi
phạm trước thời hạn, hơn nữa ông còn nghiên cứu trường hợp một bên không thực

20


×