Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Trách nhiệm bảo vệ quyền con người trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.95 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐOÀN VĂN NHẬT

TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI
TRONG VIỆC ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

Chuyên ngành : Pháp luật về quyền con người
Mã số

: 8380101.07

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2020


Công trình được hoàn thành
tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÃ KHÁNH TÙNG

Phản biện 1:
Phản biện 2:

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vào hồi giờ
, ngày tháng năm 2020


Có thể tìm hiểu luận văn tại
Trung tâm tư liệu Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội
Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội


MỤC LỤC
Chương 1 .......................................................................................................... 3
KHÁI QUÁT VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀ QUYỀN CON NGƯỜI ...... 3
1.1. Trí tuệ nhân tạo và quá trình phát triển của nó .......................... 3
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của trí tuệ nhân tạo ............................. 3
1.1.2.

Lược sử quá trình phát triển của trí tuệ nhân tạo ................... 3

1.2. Quyền con người và chủ thể có trách nhiệm bảo vệ .................... 4
1.2.1. Khái niệm quyền con người ...................................................... 4
1.2.2.

Trách nhiệm bảo vệ quyền con người....................................... 4

1.2.3.

Chủ thể có trách nhiệm bảo vệ quyền con người ..................... 5

1.3.

Mối quan hệ giữa trí tuệ nhân tạo và quyền con người............... 6

1.4.


Sự cần thiết của việc tăng cường trách nhiệm bảo vệ quyền con

người trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo..............................................6
Chương 2
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO 7ĐỐI
VỚI TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI ............................ 7
2.1. Những ảnh hưởng tích cực của trí tuệ nhân tạo đối với trách
nhiệm bảo vệ quyền con người................................................................... 8
2.2. Những ảnh hưởng tiêu cực của trí tuệ nhân tạo đối với trách
nhiệm bảo vệ quyền con người................................................................... 9
2.2.1. Quyền bình đẳng, không bị phân biệt đối xử và được xét xử
công bằng.................................................................................................. 9
2.2.2.

Quyền sống và an toàn cá nhân ................................................ 9

2.2.3.

Quyền riêng tư.......................................................................... 10

2.2.4.

Quyền sở hữu ........................................................................... 10

2.2.5.

Quyền tự do ngôn luận và biểu đạt ......................................... 11

2.3. Những thách thức đối với các chủ thể có trách nhiệm bảo vệ
quyền con người trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo ......................... 12

2.3.1. Về phía các nhà nước .............................................................. 12

1


2.3.2.

Về phía các doanh nghiệp ....................................................... 13

2.3.3.

Về phía các chủ thể khác ......................................................... 14

Chương 3 ........................................................................................................ 14
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ QUYỀN CON
NGƯỜI TRONG VIỆC ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO ................. 14
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM ............................ 14
3.1. Giải pháp tăng cường trách nhiệm bảo vệ quyền con người
trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo ....................................................... 15
3.1.1. Giải pháp thể chế ..................................................................... 15
3.1.2.

Giải pháp kỹ thuật .................................................................... 18

3.1.3.

Giải pháp xã hội ....................................................................... 19

3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam về tăng cường trách
nhiệm bảo vệ quyền con người khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo ............. 19

KẾT LUẬN .................................................................................................... 20

2


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀ QUYỀN CON NGƯỜI
1.1. Trí tuệ nhân tạo và quá trình phát triển của nó
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của trí tuệ nhân tạo
Ủy ban Châu Âu đưa ra định nghĩa: “AI là một hệ thống thể hiện hành vi
thông minh bằng cách phân tích môi trường của chúng và thực hiện các hành
động một cách tự chủ để đạt được các mục tiêu cụ thể” [50].
Các nhà khoa học trong lĩnh vực AI tiếp cận khái niệm này bằng cách
phân loại nó theo phạm vi tác động rộng, hẹp khác nhau. Ở góc độ tiếp cận
rộng, các nhà nghiên cứu AI là Shane Legg, Mark Gubrud và Ben Goertzel
gọi tên là “trí tuệ nhân tạo tổng quát” (Artificial General Intelligence – AGI).
AGI được định nghĩa là “hệ thống có khả năng hoàn thành bất kỳ mục tiêu
nào ở mức ít nhất cũng giỏi như con người” [12, tr.71]. Ở góc độ tiếp cận
hẹp, các nhà khoa học dựa trên đặc điểm chuyên môn hoặc khả năng hoàn
thành nhiệm vụ của AI.
Trên thực tế, AI có những dạng thức phổ biến sau: học máy, học sâu, hệ
thống tự động hóa, đội ngũ robot.
Các dạng thức đó đều đề cập đến hai đặc tính quan trọng của AI như sau:
(i) khả năng tư duy, hiểu biết của học máy; (ii) khả năng thay thế con người
trong một số công việc nhất định.
1.1.2. Lược sử quá trình phát triển của trí tuệ nhân tạo
Thuật ngữ AI được xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1956, nhưng gốc rễ
của lĩnh vực này bắt nguồn từ năm 1930. Điều này được thể hiện thông qua
hai bài báo chuyên đề: “Phân tích tượng trưng về Chuyển mạch và Rơ-le” của
Claude Shannon và “Các số khả tính, ứng dụng trong Entcheidungsproblem

(Vấn đề quyết định)” của Alan Turing [1, tr.45,46].

3


Đến năm 1955, các nhà khoa học Marvin Minsky (Đại học Harvard),
John McCarthy (Đại học Dartmouth), cùng Claude Shannon (Phòng thí
nghiệm điện thoại Bell) và Nathaniel Rochester (Tập đoàn IBM) đã đề xuất
một hội thảo nhằm khám phá công trình của Turing.
Như vậy, từ những nghiên cứu sơ khai ban đầu của Turing và Shannon
đã đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của AI.
1.2. Quyền con người và chủ thể có trách nhiệm bảo vệ
1.2.1. Khái niệm quyền con người
Theo một tài liệu của Liên hợp quốc, từ trước đến nay có đến gần 50
khái niệm khác nhau về quyền con người đã được công bố [4, tr.39] theo các
góc độ tiếp cận khác nhau.
Khuynh hướng tiếp cận thứ nhất nhấn mạnh các thuộc tính tự nhiên của
các quyền con người.
Khuynh hướng tiếp cận thứ hai nhấn mạnh thuộc tính nhân tạo của
quyền con người.
Trong luận văn này, tác giả xác định khái niệm quyền con người là các
giá trị tự nhiên, vốn có của mọi cá nhân được pháp luật quốc tế ghi nhận
và được bảo vệ thông qua hệ thống các nguyên tắc và tiêu chuẩn. Những
nguyên tắc và tiêu chuẩn về quyền con người được ghi nhận trong Bộ luật
Nhân quyền quốc tế cùng các văn kiện pháp lý riêng biệt khác.
1.2.2. Trách nhiệm bảo vệ quyền con người
Thuật ngữ “trách nhiệm” (responsibility) thường được sử dụng khá phổ
biến trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trách nhiệm pháp lý được
hiểu là “hậu quả bất lợi mà chủ thể pháp luật phải gánh chịu do pháp luật
quy định vì hành vi vi phạm pháp luật của mình (hoặc của người mà mình

bảo lãnh hoặc giám hộ)” [26, tr.803].

4


Ở góc độ pháp lý, có thể có quan điểm cho rằng thuật ngữ “trách nhiệm”
có sự khác biệt nhất định với thuật ngữ “nghĩa vụ”.
Tiếp đến, tác giả luận giải về thuật ngữ “bảo vệ” (protect, defend) nhằm mục đích giữ gìn, duy trì những nội dung về trật tự, giá trị tốt đẹp đã
được pháp luật ghi nhận bằng cách hạn chế, phòng ngừa và xử lý những tác
nhân vi phạm, ảnh hưởng đến nội dung được bảo vệ.
Trong lĩnh vực quyền con người, bên cạnh thuật ngữ “bảo vệ”, còn có tài
liệu [4, tr.70, 71] sử dụng các thuật ngữ khác như bảo đảm quyền con người.
Từ những luận giải trên tác giả đi đến kết luận: trách nhiệm bảo vệ quyền
con người yêu cầu tất cả các chủ thể có trách nhiệm tôn trọng, bảo đảm,
thực hiện và thúc đẩy các quyền con người được pháp luật quốc tế, pháp
luật quốc gia thừa nhận trên thực tế.
1.2.3. Chủ thể có trách nhiệm bảo vệ quyền con người
Trách nhiệm của các nhà nước
Luật Nhân quyền quốc tế xác định nhà nước có 3 trách nhiệm trong việc
bảo vệ quyền con người. Đó là các trách nhiệm tôn trọng, bảo đảm, thực thi
quyền con người.
Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo vệ quyền con người là phải
tiến hành xây dựng hệ thống pháp luật để ghi nhận các quyền con người cũng
như thiết lập cơ chế để ngăn chặn sự vi phạm và thực thi quyền. Hay việc xây
dựng cơ chế ngăn chặn sự vi phạm và thực thi quyền con người cũng cần tính
đến yếu tố khả thi, công bằng, khách quan. Trong một số trường hợp cần thiết
nhất định, nhà nước có thể sử dụng biện pháp tạm thời để quản lý xã hội,
nhưng vẫn ưu tiên đặt mối quan tâm chính là quyền con người.
Trách nhiệm của doanh nghiệp
Bên cạnh chủ thể là nhà nước thì chủ thể là các doanh nghiệp cũng có

trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền con người. Mối quan hệ giữa các doanh

5


nghiệp với quyền con người là mối quan hệ hai bên cùng có lợi (win-win) [8,
tr.26].
Trách nhiệm bảo vệ quyền con người của doanh nghiệp yêu cầu chủ thể
này phải tôn trọng, thừa nhận các quyền con người, đồng thời không vi phạm
cũng như có biện pháp thúc đẩy việc thụ hưởng các quyền con người, trong
mọi hoạt động, công đoạn, hình thức sản xuất kinh doanh.
Lưu ý cần phân định rõ ràng, tránh nhầm lẫn giữa trách nhiệm xã hội với
trách nhiệm bảo vệ quyền con người của doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp là “cam kết của doanh nghiệp … lực lượng lao động, gia
đình họ, cộng đồng và toàn xã hội” [8, tr.32].
Trách nhiệm của các chủ thể khác
Ngoài chủ thể là các nhà nước và doanh nghiệp thì các chủ thể khác (như
các tổ chức xã hội dân sự, các gia đình, cá nhân…) cũng có trách nhiệm tôn
trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.
Theo tài liệu của UNDP thì tổ chức xã hội dân sự là tổ chức của những
người hoạt động không nhằm mục tiêu lợi nhuận và tìm kiếm quyền lực quản
lý [63]. Trong việc bảo vệ quyền con người, các tổ chức này cần tôn trọng,
không vi phạm các quyền con người, hỗ trợ thực hiện quá trình thụ hưởng
quyền.
Đại hội đồng Liên hợp quốc từng nhấn mạnh rằng: “tất cả thành viên
của cộng đồng quốc tế … không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào” [31].
1.3. Mối quan hệ giữa trí tuệ nhân tạo và quyền con người
Thứ nhất, mối liên hệ giữa AI với quyền con người là luôn có sự hợp tác,
tương hỗ lẫn nhau.
Thứ hai, giữa AI với quyền con người có sự giao thoa, hòa trộn ngay

trong chính cơ thể sinh học của con người hoặc kết cấu của AI.

6


Thứ ba, AI dần thay thế con người để thực hiện những chức năng, công
việc mà vốn dĩ về tự nhiên nó chỉ do con người thực hiện.
1.4. Sự cần thiết của việc tăng cường trách nhiệm bảo vệ quyền con
người trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Xây dựng, phát triển và ứng dụng AI trong tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội là một xu hướng khó có thể đảo ngược. Hệ thống AI tạo ra những
thách thức, rủi ro đáng lo ngại đối với quyền con người. Do đó, tất cả các chủ
thể có trách nhiệm bảo vệ quyền con người (từ các Nhà nước, các tổ chức,
doanh nghiệp và cá nhân) phải đánh giá và giải quyết tác động của việc ứng
dụng AI đối với quyền con người.
Khái niệm và các thuộc tính của quyền con người như đã trình bày là
những giá trị chung của toàn nhân loại, không thể chia cắt, có sự phụ thuộc,
liên quan đến nhau.
Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà hệ thống AI đem lại cho
con người. Tuy nhiên, do con người ngày càng phụ thuộc vào những thuật
toán, công nghệ tiên tiến từ hệ thống AI. Chính điều đó đã khiến cho hệ thống
AI tạo ra những thách thức đáng lo ngại đối với quyền con người.
Ở một góc độ khác, hệ thống AI không phải là những sự vật toàn năng,
không phải không có nhược điểm.
Trên thực tế, các chủ thể đã thực hiện được những công việc nhất định
nhằm bảo vệ quyền con người trước những thách thức bởi hệ thống AI.
Chương 2
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
ĐỐI VỚI TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI


7


2.1. Những ảnh hưởng tích cực của trí tuệ nhân tạo đối với trách
nhiệm bảo vệ quyền con người
AI được ứng dụng trong quản lý hành chính nhà nước. Tại Hồng Kông,
AI được ứng dụng để giải quyết các thủ tục hành chính.
AI có khả năng cải thiện hệ thống tư pháp hình sự. Trên thực tế có một
số tòa án đã ứng dụng AI thay thế thẩm phán trực tiếp xét xử các vụ án có tính
chất ít nghiêm trọng như tòa án tại Estonia. Hay “tại Mỹ AI đã được sử dụng
tại 60 tòa án, người ta sử dụng phần mềm COMPAS để tư vấn cho thẩm phán
trong một số vụ việc” [15, tr.67].
Trong y tế, AI được ứng dụng để thu thập dữ liệu về tiền sử của người
bệnh, từ đó nó đưa ra những phân tích trên cơ sở mã hóa kinh nghiệm của các
chuyên gia y tế đã được lập trình, giúp cho việc chuẩn đoán nhanh hơn, chính
xác hơn. Còn trong lĩnh vực giáo dục, AI hỗ trợ cả người dạy và người học từ
việc truyền tải, phổ biến kiến thức thông qua hệ thống thư viện điện tử, hệ
thống học tập online, hệ thống đánh giá trực tuyến.
Trong lĩnh vực giao thông vận tải AI cũng được nghiên cứu và đưa vào
những ứng dụng khá tiện ích cho người dùng.
Bên cạnh đó AI còn được ứng dụng trong hệ thống thuyền buồm, tàu
thủy tự hành để tuần tra các đại dương thu thập dữ liệu về những thay đổi tại
đó, tăng cường khả năng dự báo thời tiết tiết, kiểm soát hoạt động đánh bắt
bất hợp pháp [54].

8


2.2. Những ảnh hưởng tiêu cực của trí tuệ nhân tạo đối với trách
nhiệm bảo vệ quyền con người

2.2.1. Quyền bình đẳng, không bị phân biệt đối xử và được xét xử
công bằng
Quyền bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử được thừa nhận tại các
Điều 1, 2, 6, 7, 8 UDHR; sau đó được tái khẳng định trong các Điều 2, 3, 16,
26 ICCPR.
Nếu AI được cung cấp dữ liệu sai lệch hoặc không đầy đủ có thể đưa ra
những kết luận không chính xác về vụ án.
Trong một số trường hợp phức tạp như phòng vệ chính đáng, tình thế
cấp thiết, sự kiện bất ngờ mà cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật thì liệu
rằng AI có được lập trình sẵn để đưa ra gợi ý về hướng giải quyết phù hợp
nhất hay không?
Không chỉ có thế, ứng dụng AI còn gia tăng khoảng cách giàu nghèo, tạo
ra sự bất bình đẳng rõ rệt, hạn chế khả năng thụ hưởng quyền.
2.2.2. Quyền sống và an toàn cá nhân
Quyền sống được thừa nhận tại Điều 3 UDHR, sau đó được tái khẳng
định trong Điều 6 ICCPR. Theo Điều 3 UDHR thì “mọi người đều có quyền
sống, quyền tự do và an toàn cá nhân”.
Đầu tiên phải kể đến những loại vũ khí tự động, được phát triển bởi các
cường quốc quân sự (Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Nga,
Israel) rất đa dạng như máy bay không người lái, hệ thống súng tự động, tên
lửa hành trình.
Xuất phát từ đặc tính là sự liên kết phức tạp giữa các thuật toán nên đôi
khi AI vẫn có “độ sai lệch và tai nạn hệ thống” [7, tr.29] và dẫn đến những
hậu quả nghiêm trọng đối với ngành y tế.

9


Theo một báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì “gần một nửa
trong tổng số 55,7 triệu ca phá thai mỗi năm trên khắp thế giới được thực

hiện trong điều kiện không an toàn và có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con
người” [38].
2.2.3. Quyền riêng tư
Quyền riêng tư được đề cập lần đầu tiên tại Điều 12 UDHR. Nội dung
này sau đó được tái khẳng định tại Điều 17 ICCPR năm 1966 rằng: “Không ai
… đến danh dự và uy tín” [22, tr.255].
Đầu tiên AI tạo điều kiện cho các chủ thể xâm phạm quyền riêng tư
thông qua hệ thống nhận dạng.
Hay phần mềm sinh trắc học là việc nhận dạng cá nhân thông qua các
đặc điểm sinh học như võng mạc, vân tay, giọng nói, khuôn mặt… nếu bị
đánh cắp thì hậu quả khôn lường xảy ra.
Thứ hai, AI còn được sử dụng trong việc theo dõi hoạt động internet,
email. Theo thống kê của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, năm 2019 có tới 121 công
ty thực hiện môi giới mua bán dữ liệu cá nhân người dùng [64].
Đối với nhóm người dễ bị tổn thương như trẻ em, người khuyết tật hay
cộng đồng LGBTQI thì việc xâm phạm quyền riêng tư trên không gian mạng
cũng điều đáng bàn.
2.2.4. Quyền sở hữu
Quyền sở hữu được ghi nhận tại Điều 17 UDHR. Theo đó thì “mọi người
… tước đoạt tài sản một cách tùy tiện”.
Bộ Tài chính Canada từng đưa ra cảnh báo: “Tiền ảo như Bitcoin đã bị
chỉ trích vì có tiềm năng tài trợ cho các hoạt động bất hợp pháp như rửa tiền
và tài trợ cho khủng bố” [14, tr.273]. Không những thế loại tài sản này còn

10


được các phần tử bất hợp pháp lợi dụng tính ảo và tính nặc danh để thực hiện
hoạt động rửa tiền [14, tr.299].
Trong một báo cáo của Hội đồng Châu Âu đã chỉ ra rằng người dân tại

thành phố Hague, Hà Lan đã kiện nhà phát triển trò chơi vì cho rằng các game
thủ đang tìm kiếm Pokemon ảo đã phá hủy tài sản, các khu vực tự nhiên mà
cần được bảo vệ [43, tr.30]. Báo cáo này cũng dẫn chứng vụ việc tương tự
xảy ra tại các bang New Jersey, Florida và Michigan ở Hoa Kỳ [43, tr.30].
Chủ sở hữu các tài sản ở dạng vật chất có toàn quyền chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt, thậm chí phá hủy nó. Còn đối với các tài sản trên không gian
mạng, chủ sỡ hữu không hoàn toàn có được quyền sở hữu đúng nghĩa.
2.2.5. Quyền tự do ngôn luận và biểu đạt
Quyền tự do ngôn luận và biểu đạt lần đầu tiên được ghi nhận tại Điều
19 UDHR và được tái khẳng định trong Điều 19, 20 ICCPR.
Ví dụ điển hình vào tháng 9 năm 2016, Facebook đã xóa hình ảnh về
“Cô gái napalm” tại Việt Nam, vì cho rằng hình ảnh này khỏa thân, đã vi
phạm chính sách của trang web [43, tr. 38].
Ở một khía cạnh khác của quyền tự do ngôn luận và biểu đạt, một số
người đã lợi dụng tính chất tự do một cách thái quá, có những phát ngôn thù
ghét (hate speech) đối với người khác trên mạng xã hội.
Tóm lại, những ảnh hưởng tiêu cực của AI trên đây có thể không giống
nhau về cách thức nhưng đều gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với
quyền con người.

11


2.3. Những thách thức đối với các chủ thể có trách nhiệm bảo vệ
quyền con người trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo
2.3.1. Về phía các nhà nước
Thứ nhất, các nhà nước đã xây dựng chiến lược về AI để làm cơ sở
cho sự đồng thuận về chính sách, đáp ứng nhu cầu phát triển của AI, giảm
thiểu rủi ro mà AI đem lại cho con người, từ đó thúc đẩy sự thịnh vượng của
quốc gia.

Đối với Mỹ, Chiến lược Quốc gia về AI được xây dựng và ban hành vào
tháng 10 năm 2016 với 7 chiến lược và 2 khuyến nghị [39] với mục tiêu làm
cho quốc gia này trở thành cường quốc về AI.
Đối với Trung Quốc, một quốc gia đông dân nhất thế giới, nhưng sự phát
triển AI vẫn đứng sau Mỹ.
Đối với Pháp, Chiến lược Quốc gia về AI ít nhiều bị ảnh hưởng bởi
những sự kiện trong khu vực Châu Âu như việc Anh rời khỏi Liên minh này.
Tuy nhiên, Chính phủ Pháp vẫn giành ra 1,5 tỷ Euro để đầu tư cho việc phát
triển AI trong năm năm từ 2018 – 2022.
Một số quốc gia ở khu vực Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,
Malaysia [39] cũng xây dựng Chiến lược Quốc gia về AI.
Thứ hai, các nhà nước đã ghi nhận tư cách pháp lý của AI là một
trong những chủ thể của quan hệ pháp luật.
Vào năm 2017, robot Sophia đã được trao quyền công dân bởi quốc gia
Ả Rập Saudi – và trở thành robot đầu tiên được trao quyền công dân hợp pháp
trên thế giới.
Một trường hợp khác về việc trao quyền cho AI được diễn ra tại Nhật
Bản. Vào năm 2017, một chatbot được lập trình với tên gọi Shibuya, giống
như cậu bé bảy tuổi đã trở thành AI đầu tiên được cấp quyền cư trú chính thức
tại Tokyo, Nhật Bản [45].

12


Đối với liên minh các nhà nước, mà đi đầu là Liên minh Châu Âu đã có
những hành động thể hiện thái độ quan tâm đến những ảnh hưởng của AI đối
với xã hội và quyền con người.
Tiếp đến, năm 2017, Ủy ban pháp luật của Nghị viện Châu Âu đã đưa ra
nghị quyết xác định tình trạng pháp lý đặc biệt của “người điện tử” và nhằm
bảo vệ các robot [13, tr.91].

Mặc dù vậy, khi thực hiện trách nhiệm bảo vệ quyền con người trong
việc ứng dụng AI, các nhà nước cũng gặp phải một số thách thức sau:
Thứ nhất, khó khăn trong quá trình thiết lập tiêu chuẩn, nguyên tắc
kiểm soát của các chủ thể. Đặt trong mối quan hệ bảo vệ quyền con người
thì việc kiểm soát AI cần bám sát mục tiêu vừa phát huy những giá trị tích cực
của nó, vừa hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đối với quyền con người
Thứ hai, việc ghi nhận tư cách pháp lý của AI tạo ra sự mâu thuẫn
trong chính hệ thống pháp luật quốc gia.
Đối với trường hợp Sophia tại Ả Rập Saudi đã mâu thuẫn với quyền của
công dân nước này được ghi nhận trong hệ thống pháp luật quốc tịch.
Đối với trường hợp chatbot Shibuya tại Nhật Bản cũng gặp phải khó
khăn tương tự.
2.3.2. Về phía các doanh nghiệp
Thứ nhất, đối với doanh nghiệp công nghệ lớn như Microsoft, Google,
Facebook đã có những hành động đầu tiên thể hiện mục đích hoạt động bảo
vệ quyền con người.
Một doanh nghiệp công nghệ khác đang được nhiều người trên thế giới
sử dụng là Facebook. Người sáng lập doanh nghiệp này là Mark Zuckerberg
đã công bố kế hoạch về việc thành lập một cơ quan độc lập để người dùng có
thể kháng cáo những nội dung được cho là vi phạm quyền con người [49].

13


Thứ hai, đối với các doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất, kinh
doanh. Chẳng hạn, Viện tâm lý học Hà Lan đã xây dựng Bộ quy tắc đạo đức
cho nhà tâm lý học khi thực hiện nghiên cứu, thí nghiệm trên không gian
internet vào năm 2015 [43, tr.23].
2.3.3. Về phía các chủ thể khác
Với tôn chỉ hoạt động này, năm 2017 Tổ chức Ân xá Quốc tế đã công bố

sáng kiến về AI và nhân quyền, trong đó khẳng định AI do con người tạo ra
và phải được xác định bởi các giá trị nhân văn của con người [10, tr.286].
Cùng lo ngại về ảnh hưởng của vũ khí tự động đến quyền con người, Tổ
chức theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch), cũng đề xuất cần xây dựng
một hiệp ước quốc tế về nội dung này [47].
Năm 2017, Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về quyền riêng tư
đã đưa ra trình bày báo cáo về Dữ liệu lớn – Dữ liệu mở [60].

Chương 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ QUYỀN CON
NGƯỜI TRONG VIỆC ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM

14


3.1. Giải pháp tăng cường trách nhiệm bảo vệ quyền con người
trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo
3.1.1. Giải pháp thể chế
Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện hệ thống các cơ quan chuyên môn
thực hiện nhiệm vụ, chức năng bảo vệ quyền con người.
Ở cấp độ quốc gia, hiện nay trên thế giới những thiết chế hiến định độc
lập thực hiện chức năng bảo vệ, thúc đẩy quyền con người khá đa dạng như
Ủy ban quyền con người quốc gia (Đan Mạch, Thái Lan, Philippines,
Malaixia) hay như Thanh tra Quốc hội (Thụy Điển, Đan Mạch, Tây Ban Nha,
Áo…) hoặc các cơ quan hỗn hợp, cơ quan tư vấn, trung tâm nghiên cứu
quyền con người.
Cách thức mà cơ quan nhân quyền quốc gia thực hiện việc bảo vệ và
thúc đẩy quyền con người thông qua việc làm trung gian, cầu nối giữa Nhà
nước với xã hội dân sự và giữa các tổ chức, diễn đàn ở phạm vi quốc gia với

quốc tế.
Từ những phân tích trên, tác giả kiến nghị giải pháp đối với các quốc gia
nhằm bảo vệ quyền con người và đặc biệt trong điều kiện phát triển, ứng dụng
AI như sau:
Một là, đối với những quốc gia đã thành lập cơ quan nhân quyền quốc
gia thì tiếp tục phát triển hệ thống cơ quan này vững mạnh để nhằm thực hiện
chức năng phát hiện vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về quyền con người,
đồng thời nghiên cứu, đề xuất chính sách, hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền
con người.
Hai là, đối với những quốc gia chưa thành lập cơ quan nhân quyền quốc
gia cần chuẩn bị các điều kiện về nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất để sớm
thành lập cơ quan này.

15


Ba là, đối với cả hai nhóm quốc gia đã và chưa thành lập cơ quan nhân
quyền quốc gia cần lưu ý về yếu tố nhân sự của cơ quan này.
Ở cấp độ khu vực, hiện nay có 3 châu lục (Châu Âu, Châu Mỹ và Châu
Phi) đã thiết lập cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Đánh giá một
cách chung nhất, thì cơ chế khu vực về quyền con người ở Châu Âu được cho
là hoàn thiện và đạt được hiệu quả cao nhất.
Từ những phân tích trên, tác giả kiến nghị giải pháp đối với các khu vực
nhằm bảo vệ quyền con người và đặc biệt trong điều kiện phát triển mạnh mẽ
của khoa học, công nghệ và ứng dụng AI như sau:
Một là, đối với Châu Âu: tiếp tục phát huy những thế mạnh triết học về
quyền con người, phát huy tinh thần dân chủ truyền thống lâu đời thông qua
các văn kiện pháp lý khu vực và cơ quan chuyên môn về quyền con người.
Hai là, đối với Châu Mỹ và Châu Phi: Hai châu lục này tiếp tục hoàn
thiện cơ chế bảo vệ quyền con người bằng việc đánh giá hiệu quả hoạt động

của cơ chế đang tồn tại, phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
Ba là, đối với Châu Á: các quốc gia trong khu vực này cần thành lập một
cơ chế khu vực riêng cho châu lục, đặc biệt trong việc ứng dụng AI.
Thứ hai, thừa nhận, tôn trọng các “quyền con người mới”, đồng thời
quy định, hướng dẫn các quyền con người chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi AI
và thừa nhận tư cách pháp lý của AI.
Thừa nhận, tôn trọng các “quyền con người mới”
Trên thực tế một số “quyền con người mới” đã được thừa nhận bởi các
chủ thể khác nhau. Nội dung các quyền con người trực tuyến có thể được gọi
tên là “quyền con người đối với internet”. Tính đến cuối năm 2017, một số
quốc gia như Phần Lan, Estonia, Tây Ban Nha, Hy Lạp và Costa Rica đã thừa
nhận quyền đối với internet là một quyền cơ bản của con người [52]. Ở cấp độ
khu vực, đạo luật GDPR của Liên minh Châu Âu cũng ghi nhận các quyền

16


con người mới gồm: Quyền truy cập dễ dàng vào dữ liệu của cá nhân; Quyền
trao đổi dữ liệu mới; Quyền được lãng quên; Quyền được biết khi dữ liệu của
cá nhân bị vi phạm [51].
Quy định, hướng dẫn về các quyền con người chịu ảnh hưởng trực
tiếp bởi AI.
Nguyên tắc chung khi quy định, hướng dẫn các quyền con người trước
những thách thức, vi phạm bởi AI như sau:
Một là, bất kỳ quy phạm pháp luật hoặc chính sách nào được đưa ra cho
việc thiết kế, phát triển, ứng dụng AI cần đặt trách nhiệm ưu tiên bảo vệ
quyền con người lên hàng đầu.
Hai là, nguyên tắc bảo đảm tính minh bạch, cơ chế theo dõi, giám sát về
việc ứng dụng AI.
Ba là, xây dựng biện pháp phòng ngừa và khắc phục hiệu quả.

Quy định đối với một số quyền cụ thể chịu tác động mạnh mẽ, trực tiếp
bởi AI:
Đối với quyền bình đẳng, không bị phân biệt đối xử, thì các nhà nước
cần thiết lập cách thức, điều kiện để các nhà sáng chế, phát triển AI có thể xây
dựng các thuật toán có tính tự động quyết định trên cơ sở tôn trọng quyền con
người và không (vô tình) phân biệt đối xử.
Đối với quyền sống và an toàn cá nhân, các nhà nước cần cung cấp các
hướng dẫn về kỹ thuật, phương pháp trong lĩnh vực y tế cho phép AI có thể
can thiệp và cơ thể con người khi nào. Các nhà nước cần quy định về chế tài
trong trường hợp các chủ thể sử dụng AI cho mục đích quân sự, chiến tranh
gây ảnh hưởng đến quyền sống và an toàn cá nhân.
Đối với quyền riêng tư, các nhà nước cần quy định về ranh giới, phạm vi
được cho là thuộc quyền tự chủ của cá nhân, chủ thể khác không được phép
xâm phạm dữ liệu khi chưa được sự cho phép của chủ sở hữu.

17


Đối với quyền sở hữu, các nhà nước cần đưa ra quy định, hướng dẫn về
chủ thể có quyền sở hữu, đặt ra ranh giới sở hữu đối với cả tài sản hữu hình
và tài sản vô hình, yêu cầu tất cả các chủ thể khác phải tôn trọng ranh giới đó.
Đối với quyền tự do ngôn luận, các nhà nước cần làm rõ vai trò của
những doanh nghiệp truyền thống lớn như Google, Facebook… với tư cách là
chủ thể biên tập thông tin và có nghĩa vụ quan sát, bảo vệ an toàn dữ liệu.
Thừa nhận tư cách pháp lý của AI
Lưu ý: khi thừa nhận tư cách pháp lý của AI: Một là, do AI là thực thể
do con người sáng tạo ra nên việc thừa nhận tư cách pháp lý của AI không
được ngang bằng hoặc vượt qua con người. Hai là, bảo đảm tính thống nhất,
đồng bộ với hệ thống pháp luật quốc gia khi thừa nhận tư cách pháp lý của
AI, tránh tình trạng mâu thuẫn, khó khăn trong quá trình thực hiện pháp luật.

Ba là, xây dựng chế tài đối với AI và chủ thể lập trình AI, biện pháp phòng
ngừa, khắc phục hậu quả khi thừa nhận tư cách pháp lý của AI nhằm mục
đích xử lý vi phạm quyền con người do AI gây ra.
3.1.2. Giải pháp kỹ thuật
Thứ nhất, các doanh nghiệp công nghệ thông tin cùng toàn ngành khoa
học máy tính cần phối hợp với các cơ quan nhà nước xây dựng bộ tiêu chuẩn,
nguyên tắc về pháp lý và đạo đức trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và
quyền con người.
Thứ hai, thiết kế mạng lưới tương lai vì mục đích trọng tâm là để bảo vệ
quyền con người.
Thứ ba, tuyển dụng nhân viên tư vấn các sản phẩm công nghệ có kiến
thức lý luận, pháp luật về quyền con người và khoa học máy tính.

18


3.1.3. Giải pháp xã hội
Đối với các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, các trung tâm nghiên cứu
cần tích hợp giảng dạy kiến thức lý luận và pháp luật về quyền con người và
khoa học máy tính vào tất cả các lĩnh vực trong hệ thống giáo dục quốc gia.
Thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về quyền con
người và cảnh báo những rủi ro của AI đối với quyền con người.
Mặt khác, ở góc độ kinh tế, các nhà nước và chủ thể có trách nhiệm khác
cần tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế trên cơ sở ứng dụng AI, đặc
biệt là vùng sâu, vùng xa so với khu trung tâm.
3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam về tăng cường trách
nhiệm bảo vệ quyền con người khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Song song với những kết quả, thành tựu đã đạt được về quyền con
người, Việt Nam vẫn còn tồn tại những hạn chế, khó khăn nhất định.
Thứ nhất, Việt Nam chưa thành lập được cơ quan nhân quyền quốc gia

theo chuẩn mực của Nguyên tắc Paris.
Thứ hai, khung pháp lý về quyền con người chưa thực sự đồng bộ, thống
nhất, thậm chí còn thiếu khi cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013.
Thứ ba, hiểu biết và ý thức thực hiện pháp luật của một bộ phận người
trong xã hội Việt Nam vẫn còn những hạn chế nhất định.
Tác giả bước đầu đưa ra những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng ở
nước ta gồm: bài học về mặt thể chế, bài học về kỹ thuật và xã hội.
Bài học về mặt thể chế
Thứ nhất, Việt Nam cần thúc đẩy nhanh chóng quá trình thành lập cơ
quan nhân quyền quốc gia theo chuẩn mực quốc tế và nguyên tắc Paris, trên
cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia khu vực Châu Âu và các quốc
gia đi đầu trong lĩnh vực quyền con người như Hoa Kỳ, Australia.

19


Thứ hai, Việt Nam cần sửa đổi, ban hành mới các đạo luật chuyên ngành
nhằm tăng cường hiệu quả bảo vệ quyền con người khi ứng dụng AI.
Ngoài ra, Việt Nam cần tích cực tham gia vào quá trình xây dựng và
hoàn thiện cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở khu vực Châu Á.
Bài học về kỹ thuật và xã hội
Thứ nhất, các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam cần liên kết,
hỗ trợ, thúc đẩy việc xây dựng Kế hoạch tổng thể về doanh nghiệp và quyền
con người.
Thứ hai, đầu tư thích đáng, mở rộng chính sách về tài chính và nhân lực
cho các doanh nghiệp, tập đoàn nghiên cứu chuyên sâu về khoa học máy tính,
công nghệ thông tin và ứng dụng AI.
Thứ ba, tăng cường, đẩy mạnh hoạt động giáo dục quyền con người
trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Thứ tư, thúc đẩy hoạt động tuyên truyền, phổ biến vai trò, trách nhiệm

của Liên hợp quốc cùng các cơ chế bảo vệ quyền con người ở cấp độ quốc tế,
khu vực và quốc gia.
Thứ năm, xây dựng chiến lược giảm nghèo, phát triển bền vững nền kinh
tế, đặc biệt là các khu vực vùng sâu, vùng xa như vùng Tây Bắc, Duyên hải
miền Trung, Tây Nam Bộ.
KẾT LUẬN
Hệ thống các quyền con người được nghiên cứu trên cơ sở lý luận và
được cộng đồng quốc tế thừa nhận trong Bộ luật Nhân quyền và các văn kiện
pháp lý chuyên biệt khác. Trong mối quan hệ với việc phát triển và ứng dụng
AI như hiện nay đòi hỏi tất cả các chủ thể phải thực hiện trách nhiệm bảo vệ
quyền con người, trong đó các nhà nước là chủ thể có vai trò chủ yếu, quan
trọng hơn cả.

20


Các chủ thể có trách nhiệm đã xây dựng chiến lược quốc gia về AI, ghi
nhận tư cách pháp lý của AI, xây dựng nguyên tắc kinh doanh và quyền con
người, điều tra, báo cáo các vi phạm quyền con người bởi hệ thống AI. Các
chủ thể này gặp phải một số khó khăn, vướng mắc như khả năng kiểm soát,
điều chỉnh AI; sự mâu thuẫn với hệ thống pháp luật quốc gia; việc chạy theo
mục tiêu lợi nhuận kinh tế; thậm chí những cá nhân đơn lẻ có thể bị đe dọa,
trả thù khi điều tra, tố cáo hành vi vi phạm quyền con người.
Để vừa phát triển, ứng dụng AI trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
mà vẫn thực hiện được trách nhiệm bảo vệ quyền con người tác giả đề xuất ba
nhóm giải pháp gồm: giải pháp thể chế, giải pháp kỹ thuật và giải pháp xã hội.
Đối với Việt Nam cần thúc đẩy quá trình thành lập cơ quan nhân quyền
quốc gia theo mô hình hỗn hợp dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế và Nguyên tắc
Paris; Bổ sung hoàn thiện các đạo luật chuyên ngành nhằm bảo vệ quyền con
người; Xây dựng kế hoạch tổng thể về doanh nghiệp và quyền con người;

Đầu tư tài chính và nhân lực cho các doanh nghiệp nghiên cứu ứng dụng AI,
giảm thiểu rủi ro đối với quyền con người; Tăng cường giáo dục pháp luật về
quyền con người; Tuyên truyền về vị trí, vai trò của các cơ chế quốc tế, quốc
gia trong việc bảo vệ quyền con người; Xây dựng chiến lược giảm nghèo,
phát triển bền vững.

21



×