Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

GIÁO TRÌNH THIẾT LẬP VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 149 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

GIÁO TRÌNH
THIẾT LẬP VÀ THẨM ĐỊNH
DỰ ÁN ĐẦU TƢ

TRẦN VĂN QUYỀN
LỮ PHI NGA
LÊ THÙY TRANG

Tháng 9 năm 2014
1


LỜI NÓI ĐẦU
Quyết định đầu tƣ là một khâu quan trọng trong chiến lƣợc kinh doanh của doanh
nghiệp, chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Thiết lập và thẩm định dự án
đầu tƣ giúp nhà đầu tƣ tìm ra dự án đầu tƣ tối ƣu nhất từ đó đi đến quyết định đầu tƣ.
Môn thiết lập và thẩm định dự án đầu tƣ là môn chuyên ngành của sinh viên khối
tài chính, kinh tế.
Cuốn giáo trình này ra đời với mục đích cung cấp cho ngƣời đọc lý thuyết cơ bản
nhất về thiết lập và thẩm định dự án đầu tƣ, giới thiệu các phƣơng pháp, công cụ hỗ trợ
công tác thiết lập và thẩm định dự án đầu tƣ với phƣơng châm nâng cao khả năng tiếp
cận thực tiễn của ngƣời học.
Mặc dù tập thể tác giả đã cố gắng, song trong quá trình biên soạn không tránh
khỏi sai sót, khiếm khuyết nhất định. Rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các bạn
sinh viên, các đồng nghiệp, các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp để lần chỉnh lý sau
đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn sự quan tâm của quý bạn đọc.
Thƣ góp ý xin gửi về địa chỉ:


Khoa Tài chính – Kế toán trƣờng Đại học Lạc Hồng
Số 10 Huỳnh Văn Nghệ, Phƣờng Bửu Long, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại: 0613953441 - 0613952923
Email:

2


CHƢƠNG

TỔNG QUAN VỀ

1

THIẾT LẬP VÀ THẨM ĐỊNH
DỰ ÁN ĐẦU TƢ

Nội dung chƣơng này chủ yếu cung cấp những những vấn đề cơ bản về thiết lập và
thẩm định dự án đầu tƣ bao gồm các nội dung sau:
○ Các khái niệm cơ bản;
○ Vai trò cuả việc thiết lập và thẩm định dự án đầu tƣ;
○ Phân loại thuế;
○ Các giai đoạn thiết lập và thẩm định dự án đầu tƣ;
○ Các nội dung cơ bản cuả một dự án đầu tƣ theo luật định;

3


1.1 ĐẦU TƢ
1.1.1 Khái niệm

Theo Ngân hàng thế giới - Đầu tƣ là sự bỏ vốn trong một thời gian dài vào một
lĩnh vực nhất định (nhƣ thăm dò, khai thác, sản xuất - kinh doanh, dịch vụ... nào đó) và
đƣa vốn vào hoạt động của doanh nghiệp tƣơng lai trong nhiều chu kỳ kế tiếp nhằm thu
hồi vốn và có lợi nhuận cho nhà đầu tƣ và lợi ích kinh tế - xã hội cho đất nƣớc đƣợc đầu
tƣ.
Theo Luật đầu tƣ số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11năm 2005 - Đầu tƣ là việc
nhà đầu tƣ bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến
hành các hoạt động đầu tƣ theo quy định của Luật Đầu tƣ và các quy định khác của
pháp luật có liên quan.
Từ các khái niệm nêu trên chúng tôi đề xuất khái niệm đầu tƣ theo nghĩa hẹp trong lĩnh
vực kinh tế nhƣ sau:
Đầu tƣ là sự bỏ vốn ra ở thời điểm hiện tại để mong đạt đƣợc hiệu quả lớn về
kinh tế xã hội trong tƣơng lai
Đầu tƣ là hoạt động bỏ vốn kinh doanh,để từ đó thu đƣợc số vốn lớn hơn số đã
bỏ ra, thông qua lợi nhuận.
Đầu tƣ là hoạt động bỏ vốn phát triển, để từ đó thu đƣợc các hiệu quả kinh tế - xã
hội, vì mục tiêu phát triển quốc gia.
Nếu tiếp cận theo nghĩa rộng hơn trong tất cả các lĩnh vực thì chúng tôi đề xuất
khái niệm đầu tƣ nhƣ sau:
Đầu tư là việc bỏ ra một giá trị chắc chắn ở hiện tại và kỳ vọng thu về giá trị lớn
hơn trong tương lai nhưng không chắc chắn.

1.1.2 Phân loại đầu tƣ
* Căn cứ theo chức năng quản lý vốn đầu tƣ chúng ta phân ra hai loại, đầu tƣ
trực tiếp và đầu tƣ gián tiếp.
Đầu tƣ trực tiếp: là hình thức đầu tƣ do nhà đầu tƣ bỏ vốn đầu tƣ và tham gia
quản lý hoạt động đầu tƣ.
Đầu tƣ gián tiếp: còn gọi là đầu tƣ tài chính, là hình thức đầu tƣ thông qua việc
mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tƣ chứng khoán và
thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tƣ không trực tiếp tham


4


gia quản lý hoạt động đầu tƣ (Luật đầu tƣ, số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11năm
2005).
* Căn cứ theo mục đích sử dụng vốn chúng ta phân ra hai loại, đầu tƣ phát triển
và đầu tƣ dịch chuyển sở hữu vốn.
Đầu tƣ phát triển: là việc bỏ vốn nhằm gia tăng giá trị tài sản cả về số lƣợng và
chất lƣợng, nhƣ đầu tƣ phát triển sản phẩm mới, đầu tƣ cải tiến chất lƣợng sản phẩm,
đầu tƣ mở rộng, cải tạo hoặc nâng cấp đƣờng xá, cầu cống...
Đầu tƣ dịch chuyển sở hữu vốn: là đầu tƣ với mục đích thay đổi tỷ lệ sở hữu vốn
của nhà đầu tƣ trong một đơn vị nào đó nhằm đạt đƣợc mục đích thâu tóm doanh nghiệp.
Ví dụ: các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài luôn tìm cách nâng tỷ lệ sở hữu vốn của mình tại các
công ty hoạt động trong các lĩnh vực tiềm năng của Việt Nam với mục đích sẽ thâu tóm
doanh nghiệp này.
*Căn cứ theo cơ cấu ngành ta chia ra đầu tƣ phát triển công nghiệp, đâu tƣ phát
triển nông – lâm – ngƣ nghiệp, đầu tƣ phát triển dịch vụ, đầu tƣ phát triển hạ tầng kỹ
thuật.
Đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng: hoạt động đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng kỹ
thuật (năng lƣợng, thông tin liên lạc, giao thông, cấp, thoát nƣớc,..) và xã hội (trƣờng
học, bệnh viện, nhà trẻ, cơsở văn hóa, thể thao, giải trí,..)
Đầu tƣ phát triển công nghiệp: hoạt động đầu tƣ phát triển nhằm xây dựng các
công trình công nghiệp
Đầu tƣ phát triển nông nghiệp: hoạt động đầu tƣ phát triển nhằm xây dựng các
công trình nông nghiệp
Đầu tƣ phát triển dịch vụ: hoạt động đầu tƣ phát triển nhằm xây dựng các công
trình dịch vụ
*Căn cứ theo cơ cấu ngành ta chia ra ba loại đầu tƣ: đầu tƣ đầu mở rộng, đầu tƣ
chiều sâu và đầu tƣ mới.

Đầu tƣ mở rộng: là hoạt đồng đầu tƣ mua sắm thêm tài sản cố định và trang thiết
bị nhằm mở rộng quy mô sản xuất.
Đầu tƣ chiều sâu: hoạt động đầu tƣ nhằm cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa, đồng
bộ hóa dây chuyền sản xuất, dịch vụ; trên cơ sở các công trình đã có sẵn nhằm tăng năng
suất, thay đổi mặt hàng hoặc nâng cao chất lƣợng sản phẩm.
Đầu tƣ mới: hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản, nhằm hình thành các công trình
mới hoàn toàn.
5


*Căn cứ theo nguồn vôn ta chia ra hai loại đầu tƣ: đầu tƣ vốn trong nƣớc và đầu
tƣ vốn nƣớc ngoài.
Vốn trong nƣớc: vốn hình thành từ nguồn vốn tích luỹ nội bộ của nền kinh tế
quốc dân Theo Luật đầu tƣ, số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005: Đầu tƣ trong nƣớc là
việc nhà đầu tƣ trong nƣớc bỏ vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành
hoạt động đầu tƣ tại Việt Nam
Vốn ngoài nƣớc: vốn hình thành không bằng nguồn vốn tích luỹ nội bộ của nền
kinh tế quốc dân . Đầu tƣ nƣớc ngoài là việc nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣa vào Việt Nam
vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác đểtiến hành hoạt động đầu tƣ
ĐẦU TƢ

ĐẦU TƢ TRỰC
TIẾP

ĐẦU TƢ GIÁN
TIẾP

ĐẦU TƢ PHÁT
TRIỂN


ĐẦU TƢ DỊCH
CHUYỂN

CÔNG
NGHIỆP

NÔNG
NGHIỆP

DỊCH VỤ

HẠ
TẦNG

XÂY DỰNG CƠ BẢN

ĐẦU TƢ CHIỀU SÂU

ĐẦU TƢ MỞ RỘNG

ĐẦU TƢ MỚI

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các loại hình đầu tƣ

1.2 DỰ ÁN ĐẦU TƢ
1.2.1 Khái niệm
6


Về mặt hình thức: dự án đầu tƣ là một tập hồ sơ tài liệu trình bày chi tiết và có hệ

thống các hoạt động đầu tƣ theo một kế hoạch để đạt đƣợc những kết quả kỳ vọng trong
tƣơng lai.
Về mặt nội dung: Dự án đầu tƣ là tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau
đƣợc hoạch định nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã xác định với các kết quả cụ thể thông qua
việc sử dụng các nguồn lực xác định trong một khoảng thời gian xác định.
Một cách tổng quát: dự án đầu tƣ là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến
việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt
đƣợc sự tăng trƣởng về số lƣợng, cải tiến hoặc nâng cao chất lƣợng của sản phẩm hoặc
dịch vụ nào đó trong khoảng thời gian xác định (chỉ bao gồm hoạt động đầu tƣ trực
tiếp)
Theo nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 về qui chế quản lý đầu tƣ và
xây dựng thì các yếu tố của một dự án đầu tƣ bao gồm: nguồn tài nguyên; lựa chọn
đƣợc các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, tổ chức quản lý; tạo ra đƣợc các sản phẩm vật
chất hoặc dịch vụ các loại; đƣợc hoàn thành trong một thời gian nhất định.

1.2.2 Yêu cầu của một dự án đầu tƣ
Để đảm bảo tính khả thi một dự án đầu tƣ phải đạt các yêu cầu sau đây:
Tính khoa học: đòi hỏi ngƣời thiết lập và thẩm định dự án phải có một quá trình
nghiên cứu tỷ mỹ và khoa học về thị trƣờng, kỹ thuật công nghệ, tài chính …
Tính thực tiễn: Thiết lập và thẩm định dự án phải xem xét hoàn cảnh thực tiễn tác
động kể cả môi trƣờng vi mô và vĩ mô, tính cấp thiết của dự án đối với xã hội.
Tính pháp lý: Thiết lập và thẩm định dự án điều tiên quyết phải xem xét đến chủ
trƣơng, chính sách và các văn bản pháp quy của nhà nƣớc sở tại có liên quan.
Tính đồng nhất: tuân thủ quy trình lập dự án, thống nhất đơn vị đo lƣờng trong
quá trình tính toán kỹ thuật và tài chính.

1.2.3 Phân loại dự án đầu tƣ
a. Căn cứ vào quy mô và tính chất của dự án đầu tƣ có thể chia thành ba loại: dự án mở
rộng, dự án thay thế, dự án đầu tƣ hoàn toàn mới.
b. căn cứ vào mối quan hệ giữa các hoạt động đầu tƣ có thể chia thành ba loại: dự án độc

lập, dự án phụ thuộc, dự án loại trừ.

1.3 CHU TRÌNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ
7


Chu trình dự án là các thời kỳ và các giai đoạn mà một dự án cần trải qua, bắt
đầu từ thời điểm có ý định đầu tƣ, cho đến thời điểm kết thúc dự án. Chu trình dự án
đầu tƣ chuẩn bao gồm ba thời kỳ với bảy giai đoạn nhƣ sau:
THỜI KỲ 1
(Chuẩn bị dự án)
Giai đoạn Giai đoạn Giai đoạn
1
2
3
Nghiên
Nghiên
Nghiên
cứu
cơ cứu tiền cứu khả
hội đầu tƣ khả thi
thi

THỜI KỲ 2
(Thực hiện đầu
tƣ)
Giai
đoạn 4
Xây
dựng dự

án

Giai
đoạn 5
Thời
gian hoạt
động

THỜI KỲ 3
(Kết thúc đầu tƣ)
Giai
đoạn 6
Đánh giá
sau thực
hiện

Giai đoạn
7
Thanh lý
và xử lý
môi
trƣờng

Sơ đồ 1.2: Chu trình dự án đầu tƣ

1.3.1 Thời kỳ 1: Thời kỳ chuẩn bị dự án
Đây là thời kỳ nghiên cứu trƣớc khi khởi công xây dựng dự án bao gồm 3 giai đoạn. thời
kỳ này rất quan trọng, nó giúp nhà quản trị quyết định thực hiện dự án hay không.
Giai đoạn 1: Nghiên cứu cơ hội đầu tƣ
Đứng trƣớc nhiều cơ hội đầu tƣ, nhà đầu tƣ phải lựa chọn danh mục các dự án sao

cho thỏa mãn mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa rủi ro và phù hợp với chiến
lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp. Các chuyên gia thƣờng nghiên cứu cơ hội đầu tƣ ở
cấp độ cơ hội đầu chung và cơ hội đầu tƣ cụ thể của từng doanh nghiệp, từng dự án cụ
thể. Cơ hội đầu tƣ chung đƣợc nghiên cứu trên phạm vi toàn ngành, tìm ra những ngành
nghề có triển vọng phát triển từ đó đề xuất phát triển sản phẩm. Nghiên cứu cơ hội đầu
tƣ cụ thể là đánh giá tình hình của doanh nghiệp, sàng lọc và bổ sung những cơ hội đầu
tƣ chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, nâng cao chất lƣợng sản phẩm hoặc mở rộng sản xuất.
Giai đoạn 2: Nghiên cứu tiền khả thi
Nghiên cứu tiền khả thi và một giai đoạn nghiên cứu sâu hơn sau khi đã nghiên
cứu cơ hội đầu tƣ, trong giai đoạn này tập trung nghiên cứu điều kiện kinh tế - xã hội,
pháp luật, môi trƣờng đầu tƣ; nghiên cứu thị trƣờng; nghiên cứu về mặt kỹ thuật công
nghệ; nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý, nhân sự, tiền lƣơng và chi phí đào tạo;
nghiên cứu về mặt tài chính; nghiên cứu sự đóng góp của dự án đối với nền kinh tế - xã
hội.
Giai đoạn 3: Nghiên cứu khả thi

8


Đây là giai đoạn sàng lọc lần cuối cùng để lựa chọn dự án tối ƣu, các nội dung
nghiên cứu giống nhƣ giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi nhƣng mức độ chi tiết hơn xoay
quanh nội dung thuyết minh của dự án và nội dung thiết kế cơ sở của dự án.

1.3.2 Thời kỳ 2: Thực hiện dự án
Giai đoạn 4: Xây dựng cơ bản
○ Thiết kế chi tiết: Sau khi thẩm định dự án ở giai đọan nghiên cứu khả thi và

dẫn đến quyết định phê duyệt dự án, thì công việc tiếp theo là thực hiện thiết kế chi
tiết. Giai đoạn này bao gồm các công việc chủ yếu sau:
+ Xác định các hoạt động cơ bản, phân chia nhiệm vụ, xác định nguồn lực dùng cho

dự án để thực hiện các công việc đó.
+ Xác định rõ các yêu cầu về kỹ thuật: nhu cầu lao động kỹ thuật, hoàn tất hồ sơ, bản
vẽ thiết kế chi tiết và qui cách kỹ thuật cho việc xây dựng nhà xƣởng, trang thiết bị.
+ Lên kế hoạch và thời gian biểu thực hiện dự án và kế hoạch đề phòng bất trắc…tổng
hợp thành kế hoạch chính thức.
Giai đoạn thiết kế chi tiết của việc thẩm định dự án nhằm để tăng cƣờng độ chính xác
của mọi dữ kiện đã đƣợc sử dụng trong các phần phân tích trƣớc đó để sao cho kế hoach thực
hiện dự án chính thức có thể đƣợc xây dựng. Trong giai đoạn này, không những hoàn tất về
mặt thiết kế vật chất mà còn lên kế hoạch quản lý hành chính, vận hành sản xuất và tiếp thị
cho dự án…Việc thẩm định dự án ở giai đoạn này nhằm xem xét lại một lần nữa dự án còn
đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn đề ra đã đƣợc phê chuẩn và thực hiện hay không. Nếu đáp ứng
đƣợc thì chuyển sang giai đoạn thực hiện dự án.
○ Thực hiện dự án: Nếu giai đoạn thẩm định và thiết kế đƣợc thực hiện tốt. Việc lựa
chọn dự án để thực hiện chỉ còn lại là kết thúc thƣơng thảo để xác định các điều kiện của
việc tài trợ và chính thức phê duyệt dự án. Thực hiện dự án bao gồm:
+ Điều phối và phân bổ nguồn lực để thực hiện dự án
+ Thành lập nhóm thực hiện dự án bao gồm các nhà chuyên môn và kỹ thuật gia để
tiến hành điều phối các chuyên gia tƣ vấn, các nhà thầu, các nhà cung cấp thiết bị, vật tƣ…
+ Bổ nhiệm quản trị gia dự án gắn với việc giao trách nhiệm và quyền hạn quản lý dự
án một cách rõ ràng
+ Lập thời gian biểu thực hiện dự án cũng nhƣ xây dựng qui chế kiểm tra và báo cáo
để nắm thông tin cung cấp cho các cấp quản lý để ra quyết định liên quan đến quá trình thực
hiện dự án
+ Ký kết hợp đồng kinh tế
+ Xây dựng – lắp đặt; tuyển mộ lao động
+ Nghiệm thu và bàn giao công trình
Khi dự án sắp hoàn tất, chúng ta cần tiến hành việc giảm dần công tác xây dựng, khi
dự án hoàn thành thì chuyển giao nhân sự và thiết bị sang giai đoạn vận hành. Khi chuyển
sang vận hành việc xây dựng một bộ máy quản lý hoàn chỉnh để tiếp tục thực hiện các chức
9



năng của dự án.

Giai đoạn 5: Đời sống kinh tế của dự án
Giai đoạn này còn đƣợc gọi là vòng đời của dự án, đó là khoản thời gian đƣợc tính khi
dự án hoàn thành xong việc xây dựng cơ bản, đƣa vào hoạt động đến khi chấm dứt hoạt động.
(vòng đời dự án là thời gian mà dự án đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả của tài sản đã
đƣợc đầu tƣ trƣớc đó)

1.3.3 Thời kỳ 3: Kết thúc dự án
a. Giai đoạn 6: Đánh giá dự án sau hoạt động
Đây là giai đoạn kiểm kê đánh giá và xác định giá trị còn lại của tài sản sau một thời
gian sử dụng.

b.Giai đoạn 7: Thanh lý (phát triển chu trình mới)
Đây là giai đoạn thu hồi phần giá trị còn lại của tài sản, là giai đoạn ghi nhận những
giá trị thanh lý tài sản ở năm cuối cùng trong vòng đời dự án và là điểm khởi đầu của một chu
trình dự án mới.

1.4 THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ
1.4.1 khái niệm.
Thẩm định dự án đầu tƣ là một quá trình áp dụng kỹ thuật phân tích toàn diện nội
dung dự án đã đƣợc thiết lập theo một trình tự hợp lý và theo những tiêu chuẩn kinh tế
kỹ thuật đòi hỏi của ngành và của quốc gia để đi đến kết luận chính xác về hiệu quả tài
chính, hiệu quả kinh tế xã hội và bảo vệ môi trƣờng.
Thẩm định dự án đầu tƣ là một quá trình giải quyết các công việc sau:
Rà soát toàn bộ nội dung dự án đã đƣợc lập xem có đầy đủ hay không.
So sách một cách có hệ thống các tính toán và các chỉ tiêu của dự án vời các tiêu chuẩn
quy định.

Kết luận dự án có khả thi hay không.

1.4.2.Vai trò của thẩm định dự án đầu tƣ
a.Đối với nhà đầu tƣ.
○ Thấy đƣợc sai sót và thiếu sót ở các nội dung của dự án, từ đó làm căn cứ điều chỉnh,
hoàn thiện dự án.
10


○ Xác định tính khả thi về mặt tài chính
○ Đánh giá đƣợc rủi ro có thể xảy ra trong tƣơng lai, từ đó chủ động chuẩn bị giải pháp
ngăn ngừa và giảm thiểu.
b.Đối với các đối tác đầu tƣ.
○ Là căn cứ để quyết định góp vốn
○ Thấy đƣợc khả năng sinh lời để lựa chọn cơ hội đầu tƣ
c. Đối với các định chế tài chính .
○ Thấy đƣợc khả năng sinh lời và rủi ro để ra quyết định cho vay
○ Biết đƣợc thời gian thu hồi vốn để áp dụng linh hoạt các chính sách về lãi suất và thời
hạn trả nợ.
d. Đối với nhà nước .
Việc thẩm định sẽ giải quyết các câu hỏi sau:
Dự án đầu tƣ là phƣơng tiện để chuyển dịch và phát triển cơ cấu kinh tế theo hƣớng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa hay không?
Dự án đầu tƣ giải quyết quan hệ cung- cầu về vốn trong phát triển kinh tế, Việt Nam có
cầu về vốn?
Dự án đầu tƣ góp phần xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật, nguồn lực mới trong phát
triển hay không?
Dự án đầu tƣ giải quyết quan hệ cung – cầu về sản phẩm, dịch vụ trên thị trƣờng, cân
đối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng trong xã hội hay không?
Dự án đầu tƣ góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân

dân, cải tiến bộ mặt kinh tế- xã hội của đất nƣớc hay không?
Dự án đầu tƣ đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc bao nhiêu? Tác động của dự án đến môi
trƣờng nhƣ thế nào?

1.5 CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƢ THEO LUẬT ĐỊNH
○ Căn cứ lập Báo cáo khả thi (Dự án khả thi):
Căn cứ pháp lý: Luật, các văn bản pháp lý, các quyết định của các cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền, các thỏa thuận, biên bản ghi nhớ
Căn cứ thực tế: Bối cảnh hình thành dự án đầu tƣ, mục tiêu đầu tƣvànăng lực đầu tƣ
11


○ Sản phẩm: Giới thiệu sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm về đặt điểm chủ yếu; tính năng,
công dụng; qui cách, các tiêu chuẩn chất lƣợng, hình thức bao bì, vị trí của sản phẩm
hoặc nhóm sản phẩm trong danh mục ƣu tiên của nhà nƣớc
○ Thị trƣờng: các luận cứ về thị trƣờng đối với các sản phẩm đƣợc chọn: nhu cầu về sản
phẩm hiện tại, dự báo nhu cầu tƣơng lai (phƣơng pháp,độ tin cậy và số liệu dự báo); các
nguồn và các kênh đáp ứng nhu cầu, mức độ đáp ứng hiện tại, dự báo về mức độ đáp
ứng nhu cầu trong tƣơng lai. Xác định sản lƣợng bán hàng năm: dự kiến mức độ thâm
nhập, chiếm lĩnh thị trƣờng của dự án trong suốt thời gian tồn tại (địa bàn, nhóm khách
hàng chủ yếu, khối lƣợng tối đa, tối thiểu)
Giải pháp thị trƣờng: chiến lƣợc về sản phẩm và dịch vụ; chiến lƣợc giả cả và lợi nhuận;
biện pháp thiết lập hoặc mở rộng quan hệ với thị trƣờng dự kiến; hệ thống phân phối, tổ
chức mạng lƣới tiêu thụ; Quảng cáo và các biện pháp xúc tiến khác
○ Khả năng đảm bảo và phƣơng thức cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất: Nguồn
vàphƣơng thức cung cấp các yếu tố đầu vào chủ yếu (nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng
lƣợng, bán thành phẩm, dịch vụ công cộng) Phân tích các thuận lợi, hạn chế và các ảnh
hƣởng bất lợi có thể xảy ra. Phƣơng thức đảm bảo cung cấp ổn định từng yếu tố đầu
vào cho sản xuất,đánh giá tính khả thi của phƣơng án.
○ Qui mô và chƣơng trình sản xuất: Xác định qui mô và chƣơng trình sản xuất, các sản

phẩm chính, sản phẩm phụ, dịch vụ cung cấp cho bên ngoài, sản phẩm phục vụ xuất
khẩu, sản phẩm phục vụ thi trƣờng nội địa.
Cơ sở: các kết luận của phần 2, phần 3, phần 4 Phân tích qui mô kinh tế của dây chuyền
công nghệ và các thiết bị chủ yếu
○ Công nghệ và trang thiết bị
Mô tả công nghệ đƣợc lựa chọn: sơ đồ các công đoạn chủ yếu của quá trình công nghệ
và mô tả đặc trƣng công nghệ cơ bản của các công đoạn chủ yếu
Đánh giá mức độ hiện đại, tính thích hợp, các đặc điểm ƣu việt và hạn chế của công
nghệ đã chọn
Sự cần thiết chuyển giao công nghệ theo hợp đồng chuyển giao công nghệ, phƣơng thức
chuyển giao và lý do chọn phƣơng thức chuyển giao đó, giá cả vàphƣơng thức thanh
toán…
Ảnh hƣởng của dự án đến môi trƣờng và các giải pháp xử lý
Nguồn cung cấp công nghệ và thiết bị

12


Danh mục và giá trang thiết bị (thiết bị công nghệ, thiết bị động lực, thiết bị vận tải, thiết
bị phụ trợ khác, thiết bị văn phòng,…). Tổng giá trị thiết bị của dự án.
Yêu cầu về bảo dƣỡng, sửa chữa, phụ tùng thay thế. Phƣơng pháp cung ứng phụ tùng và
chi phí bảo dƣỡng sửa chữa
○ Tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, năng lƣợng và các yếu tố đầu vào khác
Trên cơ sở định mức kinh tế, kỹ thuật tƣơng ứng với công nghệ đã chọn, tính toán chi
tiết nhu cầu nguyên liệu, bán thành phẩm, nhiên liệu, năng lƣợng, nƣớc và các yếu tố
đầu vào khác
Tính toán chi phí cho từng yếu tố trong từng năm
Xác định chƣơng trình cung cấp, nhằm đảm bảo cung cấp ổn định,đúng thời hạn,đúng
chuẩn loại và chất lƣợng các nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác.
Tính toán nhu cầu vận tải, phƣơng án vận tải lựa chọn

○ Địa điểm và đất đai: Các căn cứ pháp lý của việc lựa chọn địa điểm. Tính phù hợp
quy họach của việc lựa chọn
○ Luận chứng phƣơng án địa điểm: khu vực hành chính, toạ độ địa lý; diện tích, ranh
giới; các điều kiện cấu trúc hạ tầng; Môi trƣờng xã hội, dân cƣ, dịch vụ công cộng; số
liệu khảo sát địa chất công trình; Sơ đồ khu vực địa điểm; Phƣơng án giải phóng mặt
bằng và chi phí hợp lý, cần thiết
○ Qui mô xây dựng và các hạng mục công trình:
- Tính toán nhu cầu diện tích mặt bằng cho các bộ phận sản xuất, phục vụ sản xuất, kho
(nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, nhà hành chính quản lý, nhà để xe, bảo vệ)
- Bố trí các hạn mục xây dựng có mái (nhà xƣởng, nhà phụ trợ, nhàvăn phòng)
- Tính toán qui mô các hạng mục công trình cấu trúc hạ tầng trong khuôn viên xí nghiệp
- Các hạng mục cấu trúc hạ tầng cần xây dựng bên ngoài khuôn viên xí nghiệp
- Các hạng mục phòng, chống ô nhiễm,độ an toàn của các biện pháp sử dụng
Sơ đồ tổng mặt bằng
- Khái toán các hạng mục xây dựng
○ Tổ chức sản xuất kinh doanh: Tổ chức các bộ phận trực tiếp sản xuất, tổ chức hệ thống
cung ứng, tổ chức hệ thống tiêu thụ, tổ chức bộ máy quản lý xí nghiệp: chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bộ phận quan hệ công tác…
13


Sơ đồ tổ chức tổng quát. Các nguyên tắc và biện pháp đảm bảo sự tƣơng xứng giữa
nhiệm vụ, trách nhiệm với quyền, quyền lợi của mỗi bên góp vốn
○ Nhân lực: Nhu cầu nhân lực trong từng thời kỳ của quá trình thực hiện đầu tƣvà vận
hành công trình:
Theo lĩnh vực: trực tiếp, gián tiếp, quản trị, điều hành
Theo trình độ tay nghề: lao động kỹ thuật, lao động giản đơn
Theo quốc tịch: ngƣời Việt Nam,ngƣời nƣớc ngoài
Mức lƣơng bình quân, mức lƣơng tối thiểu, mức lƣơng tối đa cho từng loại nhân viên.
Tính toán tổng quĩ lƣơng hàng năm trong từng giai đoạn của dự án

Nguồn cung cấp nhân lực: nguyên tắc tuyển dụng; chƣơng trình đào tạo, chi phíđào tạo
hàng năm
○ Phƣơng án tổ chức và tiến độ thực hiện đầu tƣ, tiến độ sử dụng vốn:
Phƣơng thức tổ chức thực hiện việc thiết kế, xây dựng, mua sắm lắp đặt thiết bị, chuyển
giao công nghệ, đào tạo
Thời hạn thực hiện đầu tƣ, tiến độ thực hiện các công việc chủ yếu
Biệc pháp đảm bảo các điều kiện cần thiết
Biểu đồ tiến độ thực hiện các công việc chủ yếu
Tiến độ sử dụng vốn
Nguồn vốn, tính khả thi của nguồn vốn, kế hoạch huy động vốn từ mỗi nguồn
○ Tổng kết nhu cầu về vốn đầu tƣ và các nguồn vốn: Xác định tổng vốn đầu tƣ cần
thiết cho dự án (cả tiền Việt Nam và ngoại tệ)
Nguồn vốn: Vốn góp (tỷ lệ, hình thức góp vốn của mỗi bên: bằng tiền, máy móc thiết bị,
quyền sử dụng đất, công nghệ,…); vốn vay (ngắn hạn, lãi suất; trung hạn, lãi suất; dài
hạn, lãi suất)
Hình thái vốn: Bằng tiền (Tiền Việt Nam, ngoại tệ), bằng hiện vật, bằng tài sản khác
○ Phân tích tài chính
Tính doanh thu
Tính chi phí (giá thành) sản xuất, dịch vụ
14


Bảng dự trù lãi lỗ
Bảng dự trù tổng kết tài sản
Bảng dự trù cân đối thu chi
Bảng dòng tiền dự án và kết quả NPV, IRR,…
Bảng kế hoạch trả nợ vay
○ Phân tích kinh tế
○ Phân tích các ảnh hƣởng xã hội
○ Kết luận và kiến nghị


1.6 TỔ CHỨC CÔNG TÁC SOẠN THẢO DỰ ÁN ĐẦU TƢ
1.6.1 Tuyển chọn nhân sự và dự trù kinh phí:
○ Tuyển chọn nhân sự:
Muốn soạn thảo dự án đầu tƣ mang tính khả thi cao, điểm mấu chốt quyết định sự
thành bại là khâu tuyển chọn nhân sự: kể cả nhân sự điều tra số liệu và nhân sự thiết lập
dự án.
○ Dự trù kinh phí của dự án đầu tƣ:
Để dự trù và xác định kinh phí soạn thảo dự án đầu tƣ, ngƣời ta thƣờng lập bảng
dự trù kinh phí trong đó bao gồm các khoản mục chính nhƣ sau:
- Chi phí để thu thập thông tin và mua sắm các phƣơng tiện cần thiết
- Chi phí khảo sát nền móng.
- Chi phí thù lao chất xám, mua hoặc xây dựng quy trình công nghệ.
- Chi phí hành chính sự nghiệp.

1.6.2 Tổ chức quy trình soạn thảo dự án đầu tƣ:
○ Xác định công việc soạn thảo dự án đầu tƣ:
- Thu thập, xử lý thông tin và tài liệu tham khảo.
- Xây dựng bản thảo luận chứng kinh tế - kỹ thuật (dự án tiền khả thi).
- Tổng hợp, hình thành bản dự án đầu tƣ (Bản luận chứng kinh tế-kỹ thuật).
15


- Chỉnh sửa lại những phần sơ suất và bổ sung những phần thiếu sót của bản dự án đầu
tƣ.
- Hoàn chỉnh bản dự án đầu tƣ.
○ Xác lập thời điểm và quỹ thời gian hoàn thành việc soạn thảo dự án đầu tƣ:
- Thời điểm của từng phần việc là điểm thời gian kết thúc của phần việc trƣớc và là điểm
bắt đầu của phần việc tiếp theo.
Quỹ thời gian hoàn thành phần việc: là toàn bộ thời gian tiêu hao để thực hiện

một phần việc nào đó kể từ khi bắt đầu đến khi kết thúc phần việc.
- Căn cứ vào thời điểm và quỹ thời gian hoàn thành của các phần việc soạn thảo dự án
mà ngƣời ta sử dụng các phƣơng pháp phối hợp song song giữa các phần việc nhằm thực
hiện sự nhịp nhàng và liên tục trong quá trình bố trí công việc để rút ngắn thời gian soạn
thảo dự án đầu tƣ. Bằng phƣơng pháp song song, ngƣời ta sơ đồ hóa toàn bộ công tác
trong quá trình soạn thảo dự án đầu tƣ bằng biểu mẫu.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Anh (Chị) hãy trình bày khái niệm đầu tƣ và phân loại đầu tƣ ? Theo Anh (Chị) Công
ty cho thuê tài chính thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính là đầu tƣ trực tiếp hay đầu tƣ
gián tiếp ? Tại sao?
2. Anh (Chị) hãy trình bày tóm lƣợc các thời kỳ và các giai đoạn trong chu trình mà một
dự án đầu tƣ cần trải qua, theo Anh (Chị) giai đoạn nào chiếm nhiều thời gian nhất?
3. Có nên đánh giá dự án hàng năm khi dự án đi vào hoạt động hay để hết thời hạn hoạt
động của dự án mới đánh giá (ví dụ dự án có thời hạn hoạt động 40 năm ta có nên đánh
giá theo từng năm khi dự án đi vào hoạt động hay đến năm thứ 40 mới đánh giá).
4. Trong các loại hình đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam cho đến nay loại hình
đầu tƣ nào nhiều nhất.
5. Hãy kể tên 10 nƣớc có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam nhiều nhất cho
đến nay.
6. Hãy kể tên 10 địa phƣơng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhiều nhất cho đến
nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Quản trị dự án (2009), Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư, Nhà xuất bản
Thống kê.
16


2. Đỗ Phú Trần Tình (2011), Lập và thẩm định dự án đầu tư, NXB Giao thông vận tải.
3. Phạm Xuân Giang (2010), Lập thẩm định và quản trị dự án đầu tư, NXB Tài chính.

4. Nguyễn Văn Tân (2008), Bài giảng môn thiết lập và thẩm định dự án đầu tư, Tài liệu
nội bộ Đại học Lạc Hồng.
5. Công ty Cổ phần Tƣ vấn đầu tƣ và Thiết kế xây dựng Minh Phƣơng (2012), Tài liệu
hướng dẫn lập và thẩm định dự án, lƣu hành nội bộ.
6. Chính phủ Nƣớc CHXHCN Việt Nam (2005), Nghị định số 52/1999/NĐ-CP, Hà Nội.
7. Chính phủ Nƣớc CHXHCN Việt Nam (1999), Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày
08/07/1999, Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Bạch Tuyết (2012), Lập dự án đầu tư, Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế
Quốc Dân.
9. Lƣu Ngọc Liêm (2009), Bài giảng môn thiết lập và thẩm định dự án đầu tư, Tài liệu
nội bộ Đại học Lạc Hồng.
10. Quốc hội Nƣớc CHXHCN Việt Nam (2005), Luật đầu tư, số 59/2005/QH11 ngày
29/11/2005, Hà Nội.
11. Quốc hội Nƣớc CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11,
Hà Nội.

17


CHƢƠNG

PHÂN TÍCH THỊ TRƢỜNG

2

SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ

Nội dung chƣơng này chủ yếu cung cấp những những vấn đề cơ bản về thiết lập và
thẩm định dự án đầu tƣ bao gồm các nội dung sau:
○ Nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ;

○ Khả năng đáp ứng (Phân tích cạnh tranh);
○ Qui mô thị trƣờng;
○ Môi trƣờng kinh doanh;
○ Hƣớng dẫn ma trận SWOT trong phân tích môi trƣờng kinh doanh.

18


2.1 LỰA CHỌN SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CỦA DỰ ÁN
2.1.1 Lựa chọn sản phẩm bằng phƣơng pháp phân tích định tính
Phân tích định tính để lựa chọn sản phẩm, dịch vụ (dƣới đây gọi chung là sản
phẩm) cần quan tâm đánh giá các yếu tố sau:
○ Mức độ phù hợp của sản phẩm với chủ trƣơng, chính sách, kế hoạch phát triển
của Nhà nƣớc, của ngành cũng nhƣ của các địa phƣơng.
○ Xem xét sản phẩm định chọn hiện đang nằm trong giai đoạn nào của chu kỳ đời
sống sản phẩm đó. Lúc này chúng ta cần điều tra sơ bộ thị trƣờng (doanh số bán ra) của
các doanh nghiệp khác có cùng một loại sản phẩm, hoặc có sản phẩm cùng chức năng
với sản phẩm của dự án hiện đang đƣợc bán trên thị trƣờng.
Nhƣ ta đã biết, phần lớn các sản phẩm đƣợc chấp nhận trên thị trƣờng đều có chu
kỳ đời sống gồm 4 giai đoạn: khởi đầu, phát triển, bão hoà và suy thoái. Nhƣ vậy nếu
sản phẩm đã bƣớc vào giai đoạn suy thoái (doanh số bán ra giảm dần) thì không nên lập
dự án đế sản xuất nữa, nếu không có cải tiến gì đáng kể đối với sản phẩm đó.
○ Sở trƣờng của doanh nghiệp. Đây là một yếu tố rất quan trọng, giúp cho doanh
nghiệp có nhiều thuận lợi trong cạnh tranh. Mỗi doanh nghiệp có các sở trƣờng riêng
nhƣ uy tín sẵn có của doanh nghiệp, truyền thống của doanh nghiệp hoặc bí quyết riêng,
chẳng hạn nhƣ các loại thuốc gia truyền, phƣơng pháp sản xuất rƣợu đặc thù của địa
phƣơng, cách chế biến, nấu ăn riêng biệt…
○ Khả năng đảm bảo các nguồn lực, nhất là về tiền vốn, nguyên vật liệu, kỹ thuật,
con ngƣời và khả năng quản lý điều hành.


2.1.2 Lựa chọn sản phẩm bằng phƣơng pháp phân tích định lƣợng
Thông thƣờng chỉ cần phân tích định tính là có thể lựa chọn đƣợc sản phẩm, tuy
nhiên nếu cẩn thận hơn chúng ta phối hợp phân tích định lƣợng.
Dƣới đây chúng tôi xin giới tiệu bạn đọc phƣơng pháp phân tích định lƣợng bằng thuật
toán lý thuyết quyết định dựa trên cơ sở lợi nhuận của từng sản phẩm ở mỗi trạng thái
thị trƣờng. Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện với các nội dung sau:
○ Liệt kê các phƣơng án về sản phẩm: doanh mục các sản phẩm đã phân tích định tính,
nhất thiết phải có từ hai sản phẩm trở lên mới sử dụng phƣơng pháp phân tích định
lƣợng để so sánh và lựa chọn.
○ Dự kiến các trạng thái thị trƣờng có thể xảy ra: các trạng thái thị trƣờng dự kiến bao
gồm thị trƣờng tốt, xấu, bình thƣờng.
○ Tính toán sơ bộ lợi nhuận của các sản phẩm tƣơng ứng với từng trạng thái của thị
trƣờng.
○ Xác định xác suất xảy ra các trạng thái thị trƣờng, hƣớng điều tra thuận lợi và không
thuận lợi.
○ Ƣớc tính chi phí khảo sát thị trƣờng.
○ Vẽ cây quyết định đồng thời đƣa lên cây quyết định các trị số lời, lỗ và xác suất tƣơng
ứng.
19


○ Giải thuật toán và tìm ra các giá trị tiền tệ kỳ vọng EMV (Expected Monetary Value)
của từng sản phẩm tƣơng ứng với từng trạng thái thị trƣờng và hƣớng điều tra.
○ Gán các giá trị tiền tệ kỳ vọng vừa giải lên cây quyết định tƣơng ứng với các sản
phẩm.
○ Tính toán và lựa chọn các giá trị tiền tệ kỳ vọng lớn nhất Max (EMV) của các hƣớng
điều tra.
○ Tính toán giá trị kỳ vọng bình quân lớn nhất của hai hƣớng điều tra thuận và không
thuận lợi.
○ Đƣa ra kết luận quyết định lựa chọn sản phẩm cho dự án.

Ví dụ: Công ty Cổ phần X đang triển khai dự án Z. Sau khi phân tích định tính, bộ phận
thẩm định đã lựa chọn ra ba sản phẩm A, B, C nhƣng cẩn thận hơn họ tiến sử dụng
phƣơng pháp phân tích định lƣợng bằng thuật toán lý thuyết quyết định với kết quả
thống kê ban đầu nhƣ sau:
Bảng 2.1 Kết quả khảo sát ban đầu
Phƣơng án Lợi nhuận trong một năm (1.000 USD)
sản phẩm
Thị trƣờng tốt
Thị trƣờng xấu
A
200
-60
B
150
-50
C
120
-30
○ Sau khi xử lý số liệu điều tra theo hai hƣớng thuận lợi và không thuận lợi, bảng xác
suất tƣơng ứng cho các sản phẩm tƣơng ứng với từng trạng thái thị trƣờng nhƣ sau:
Bảng 2.2 Kết quả khảo sát đã xử lý
Hƣớng điều tra Xác suất Sản phẩm
Thuận lợi
(T1 )

0,7

Không thuận lợi
(T1 )
0,3


A
B
C
A
B
C

Thị trƣờng
tốt (E1)
0,6
0,7
0,5
0,4
0,2
0,4

Thị trƣờng
xấu (E2)
0,4
0,3
0,5
0,6
0,8
0,6

○ Với chi phí điều tra khảo sát thị trƣờng là 1.500 USD, cây quyết định sơ bộ đƣợc vẽ
nhƣ sau:

20



Sơ đồ 2.1 Cây quyết định
○ Giải thuật toán và tìm ra các giá trị tiền tệ kỳ vọng EMV (Expected Monetary Value)
của từng sản phẩm tƣơng ứng với từng trạng thái thị trƣờng và hƣớng điều tra bằng công
thức:
EMVi = P(E1)i LNi + P(E2)i x LNi + ...+ P(En)i x LNi
Trong trƣờng hợp này i chạy từ 4 đến 9
n chạy từ 1 đến 2
LNi là lợi nhuận tƣơng ứng với EMVi
Ta có:
EMV4 = 0,6 x 200 + 0,4 x -60 = 96
EMV5 = 0,7 x 150 + 0,3 x -50 = 90
EMV6 = 0,5 x 120 + 0,5 x -30 = 45
EMV7 = 0,4 x 200 + 0,6 x -60 = 44
EMV8 = 0,2 x 150 + 0,8 x -50 = -10
EMV9 = 0,4 x 120 + 0,6 x -30 = 30
○ Các giá trị tiền tệ kỳ vọng vừa giải đƣợc gán lên cây quyết định tƣơng ứng với các sản
phẩm nhƣ sau:

21


Sơ đồ 2.2 Cây quyết định đã gán kết quả EMV
Ta thấy: Hƣớng đều tra thuận lợi với xác suất 70% (T1[0,7]) có giá trị kỳ vọng cực đại
là 96. Max (EMV) rơi vào sản phẩm A.
Hƣớng điều tra không thuận lợi có giá trị kỳ vọng cực đại là 44 cũng rơi vào sản phẩm
A.
Theo hƣớng thị trƣờng thuận lợi ta chọn sản phẩm A, hƣớng thị trƣờng không thuận lợi
cũng chọn sản phẩm A. Vậy kết luận là chọn sản phẩm A làm sản phẩm chủ lực của dự

án.
○ Khi đó giá trị kỳ vọng bình quân lớn nhất của hai hƣớng điều tra thuận và không thuận
lợi sau khi trừ chi phí khảo sát thị trƣờng làlà:
EMV = 0,7x96+ 0,3x44 – 1.500 = 78.900 USD.

2.1.3 Mô tả sản phẩm
Sau khi đã chọn đƣợc sản phẩm, trong dự án cần tiến hành mô tả tỉ mỉ sản phẩm đã
đƣợc chọn theo các nội dung sau:
○ Tên, ký hiệu, mã vạch.
○ Công dụng.
○ Quy cách: kích thƣớc, trọng lƣợng, khối lƣợng,…
○ Tiêu chuẩn chất lƣợng.
○ Hình thức bao bì đóng gói.
○ Những đặc điểm chủ yếu phân biệt với một số sản phẩm cùng công dụng đang
đƣợc bán trên thị trƣờng.
○ Các sản phẩm phụ nếu có.

2.2 PHÂN TÍCH THỊ TRƢỜNG SẢN PHẨM
Phân tích thị trƣờng sản phẩm bao gồm phân tích môi trƣờng kinh doanh, khu vực,
22


bạn hàng, xác định cung cầu hiện tại, dự báo nhu cầu tƣơng lai. Phân tích thị trƣờng rất
quan trọng và khá phức tạp nên cần thiết phải nghiêm túc, khách quan và khoa học, cần
phối hợp phƣơng pháp phân tích định tính và định lƣợng với sử dụng các công cụ hỗ trợ
hiệu quả.

2.2.1 Phân tích môi trƣờng kinh doanh
Mục tiêu của phần này là phân tích môi trƣờng kinh doanh nhằm dự báo đƣợc
những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa khi lập dự án để dự báo trƣớc về khả

năng cạnh tranh và khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng của dự án.
Qua phân tích môi trƣờng kinh doanh, chúng ta cũng thấy rõ hơn các chủ trƣơng
chính sách liên quan đến ngành nghề, sản phẩm của dự án, nó cũng giúp chúng ta thấy
đƣợc các đối thủ cạnh tranh hiện có và các đối thủ tiềm tàng, trên cơ sở đó đề ra những
giải pháp, biện pháp thích hợp khi dự án đi vào hoạt động.

2.2.1.1 Phân tích môi trƣờng bên ngoài
○ Môi trƣờng vĩ mô: Việc phân tích môi trƣờng vĩ mô giúp nhà đầu tƣ trả lời cho
câu hỏi: dự án đang trực diện với những gì?
Các nhà đầu tƣ thƣờng chọn các yếu tố chủ yếu sau đây của môi trƣờng vĩ mô để
nghiên cứu: Các yếu tố kinh tế, yếu tố Chính phủ và chính trị, yếu tố xã hội, yếu tố tự
nhiên và yếu tố công nghệ. Bảng 3.1 đƣa ra các ví dụ cụ thể về các yếu tố mà các Nhà
đầu tƣ lựa chọn. Mỗi yếu tố của môi trƣờng vĩ mô nói trên có thể ảnh hƣởng đến tổ
chức một cách độc lập hoặc trong mối liên hệ với các yếu tố khác.
Bảng 2.3 Phân tích thị trƣờng vĩ mô
Kinh tế - xã hội
Chính trị - pháp luật
Giai đoạn của chu kỳ kinh tế
Sự ổn định chính trị
Các nguồn tài trợ
Chính sách thuế
Thu nhập
Chính sách tiền lƣơng
Tỷ lệ lạm phát
Chính sách tiền tệ
Lãi suất
Chính sách bảo vệ môi trƣờng
Mức độ thất nghiệp
Những cải cách về thủ tục hành chính
Cán cân thanh toán

Những cải cách về luật đầu tƣ
Tự nhiên
Xã hội
Nguồn năng lƣợng
Thói quen tiêu dùng
Nguồn tài nguyên
Năng suất lao động
Mức độ ô nhiểm môi trƣờng
Cơ cấu dân số
Vị trí địa lý
Tôn giáo
Bình đẳng giới
○ Môi trƣờng vi mô
Có 5 yếu tố cơ bản là: đối thủ cạnh tranh, ngƣời mua, ngƣời cung cấp, các đối thủ
23


mới tiềm ẩn và hàng hóa (sản phẩm) thay thế. Môi trƣờng vi mô bao gồm các yếu tố
trong ngành và là các yếu tố ngoại cảnh đối với dự án, quyết định tính chất và mức độ
cạnh tranh trong ngành sản xuất kinh doanh đó. Ảnh hƣởng chung của các yếu tố này
thƣờng là một sự thực phải chấp nhận đối với tất cả các dự án, để đề ra đƣợc các giải
pháp thì phải phân tích từng yếu tố chủ yếu đó. Sự hiểu biết các yếu tố này giúp dự án
nhận ra các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và đe dọa đối với dự án khi nó đi vào hoạt động.

2.2.1.2 Phân tích môi trƣờng bên trong
Các yếu tố chủ yếu của nội bộ mỗi tổ chức: Khi lập và thẩm định dự án đầu tƣ,
chúng ta phải dự báo trong thời gian tới của những yếu tố bên trong của dự án, cụ thể đó
là các yếu tố cần xem xét sau đây: Marketing, sản xuất, tài chính, quản trị, nghiên cứu
phát triển và hệ thống thông tin.


2.3 PHÂN TÍCH SWOT
2.3.1 Điểm mạnh và điểm yếu
Bảng 2.4: phân tích điểm mạnh và điểm yếu
ĐIỂM MẠNH (S)
ĐIỂM YẾU (W)
(WEAKNESSES)
(STRENGHTS)
- Trình độ cán bộ giỏi, KH tốt

- Trình độ cán bộ không cao

- Công nhân có tay nghề cao

- Thiếu công nhân lành nghề

- Công nghệ hiện đại

- Công nghệ lạc hậu

- Công tác Marketing tốt

- Quảng cáo, tiếp thị còn yếu

- Giá thành thấp

- Chi phí sản xuất cao

- Đa dạng hoá sản phẩm

- Chất lƣợng sản phẩm chƣa tốt


- Chất lƣợng sản phẩm tốt

- Định hƣớng chiến lƣợc không

- Nguồn lực tài chính mạnh

rõ ràng

- Năng lực sản xuất cao

- Nguồn lực tài chính yếu

- Có uy tín đối với khách hàng. .
. v. v. . .

- Tụt hậu trong nghiên cứu &
phát triển…v.v…

Trên đây chúng tôi liệt kê các điểm mạnh và các điểm yếu, nhưng đây là các yếu tố
bên trong nên không thể cùng tồn tại trong 1 dự án. Ví dụ: Điểm mạnh là có đội ngũ
công nhân lành nghề thì không thể ghi bên điểm yếu trong cùng 1 dự án là đội ngũ
công nhân tay nghề yếu.

2.3.2 Cơ hội và thách thức
24


Cơ hội và đe dọa là các yếu tố bên ngoài nên vừa có thể là cơ hội nhƣng cũng có
thể là đe dọa. Ví dụ: Khi hội nhập kinh tế khu vực dự

án có cơ hội mở rộng thị trƣờng nhƣng đồng thời có đe dọa là có nhiều đối thủ cạnh
tranh mới.
Bảng 2.4: phân tích cơ hội và thách thức
CƠ HỘI (O)
THÁCH THỨC (T)
(OPPORTUNITIES)
(THREATS)
1. Hội nhập kinh tế khu vực.
1. Hội nhập kinh tế khu vực.
2. Nhiều nhóm khách hàng tiềm

2.

năng.

Xuất hiện các đối thủ cạnh
tranh mới.

3. Có khả năng mở rộng thị trƣờng.

3. Thị trƣờng bão hoà.

4. Hàng rào thuế quan thấp.

4.

Tỷ giá hối đoái thay đổi bất
lợi.

5. Thị trƣởng tăng trƣởng nhanh.

5. Thị trƣờng tăng trƣởng chậm.
6. Chính sách khuyến khích của nhà
nƣớc.

6. Suy thoái kinh tế.

7. Nguồn nguyên liệu dồi dào

2.4 ƢỚC TÍNH NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG
Ƣớc lƣợng nhu cầu thị trƣờng sản phẩm rất phức tạp và quan trọng, nếu ƣớc lƣợc
không chính xác sẽ dẫn đến sai lầm trong việc xác định sản lƣợng và doanh thu của dự
án.

2.4.1 Ƣớc lƣợc nhu cầu tƣơng lai dựa vào nhu cầu quá khứ
Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện với các bƣớc sau đây:
Bƣớc 1: xác định tổng cầu của thị trƣờng trong quá khứ (khoảng trống thị phần)
Bƣớc 2: xác định sản lƣợng sản phẩm của dự án
Bƣớc 3: xác định tỷ lệ thị phần của sản phẩm dự án
Bƣớc 4: xác định nhu cầu tƣơng lai

2.4.1.1 Xác định nhu cầu quá khứ
Nếu xác định nhu cầu quá khứ không chính xác thì sẽ dẫn đến sự ƣớc lƣợng sai
nhu cầu thị trƣờng trong tƣơng lai. Cần thấy rằng việc xác định nhu cầu quá khứ là công
25


×