TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
Môn học:
THIẾT LẬP VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Thông tin GV:
Phạm Bảo Thạch
ĐT: 0973.750.576
Email:
THÔNG TIN CHUNG VỀ HỌC PHẦN
Tên học phần : Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư (Establishment
and appraisal of investment project)
Mã học phần : BUS518
Số tín chỉ : 3
Thuộc chương trình đào tạo trình độ: Đại học
Hình thức đào tạo : Chính qui
Loại học phần : Bắt buộc/tự chọn
Các học phần tiên quyết
1. Quản trị tài chính 1
2. Marketing căn bản
Giờ tín chỉ đối với các hoạt động
1. Nghe giảng lý thuyết : 22 tiết
2. Làm bài tập trên lớp : 12 tiết
3. Thảo luận, thực hành : 11 tiết
MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN
Kiến thức:
1. Hiểu khái quát về các nghiên cứu trong thiết lập và thẩm định dự
án đầu tư (nghiên cứu cơ hội, nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu
khả thi)
2. Phân tích được tình hình kinh tế xã hội tổng quát và thị trường
sản phẩm vụ của dự án
3. Phân tích được kỹ thuật công nghệ, hoạch định địa điểm, tổ chức
sản xuất kinh doanh - nhân sự, lập lịch trình dự án,
4. Biết các kỹ thuật phân tích tài chính và lựa chọn dự án đầu tư
5. Trang bị các phương pháp luận cơ bản cho việc triển khai thiết lập
và thẩm một dự án sản xuất kinh doanh
MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN
Kỹ năng:
1. Viết được báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi
2. Thẩm định/đánh giá được một dự án ở mức độ đơn giản
3. Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng làm việc nhóm để thực hiện một dự
án trong thực tế
4. Luyện kỹ năng vận dụng, tổng hợp các kiến thức đã học áp dụng
vào một tình huống dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong thức tế
Thái độ, chuyên cần:
1. Giúp sinh viên nhận thức đúng đắn và hiểu biết về vai trò của thiết
lập và thẩm định dự án trong hoạt động kinh doanh
2. Giúp sinh viên có thái độ tích cực trong việc vận dụng, tổng hợp các
kiến thức đã học áp dụng vào một tình huống dự án sản xuất kinh
doanh trong thức tế
TÓM TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN
Môn học cung cấp cho SV phương pháp luận và những kiến thức
căn bản về việc thiết lập và thẩm định dự án đầu tư trong thực tế.
Nội dung của môn học chủ yếu tập trung xoay quanh vào các vấn
đề: (1) Phân tích phát hiện cơ hội đầu tư, (2) Phân tích thị trường
sản phẩm dịch vụ, (3) Phân tích kỹ thuật, nhân sự, (4) Phân tích
hiệu quả tài chính của dự án; (5) Cách viết một báo cáo nghiên cứu
khả thi
Ngoài những kiến thức nên tảng, mang tính lý thuyết, môn học sẽ
trang bị thêm cho SV những kỹ năng thực hành (trên máy tính)
Các bài tập tình huống trên lớp, bài tập định lượng, lập dự án theo
nhóm giúp cho SV có thể hiểu, đào sâu kiến thức và tiếp cận với
thực tế bên ngoài
NỘI DUNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Chương 1: Một số vấn đề chung về đầu tư và dự án
đầu tư
1. Đầu tư và hoạt động đầu tư vốn
2. Dự án đầu tư
Chương 2: Trình tự và nội dung nghiên cứu của quá
trình lập dự án đầu tư
1. Khái quát các bước nghiên cứu và hình thành một dự án đầu
tư
2. Nghiên cứu phát hiện cơ hội
3. Nghiên cứu tiền khả thi
4. Nghiên cứu khả thi
NỘI DUNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Chương 3: Phân tích tình hình KT-XH tổng quát và thị
trường và sản phẩm dịch vụ của dự án
1. Phân tích tình hình kinh tế xã hội tổng quát
2. Phân tích lựa chọn, thiết kế sản phẩm dịch vụ của dự án
3. Phân tích thị trường sản phẩm dịch vụ của dự án
Chương 4: Phân tích kỹ thuật công nghệ và tổ chức
sản xuất kinh doanh
1. Phân tích kỹ thuật công nghệ (đánh giá lựa chọn máy móc,
thiết bị, )
2. Tổ chức sản xuất kinh doanh (Nguồn nguyên liệu đầu vào,
nguồn nhiên liệu, cơ sở hạ tầng, tổ chức xây dựng cơ bản, tổ
chức nhân sự, tổ chức sản xuất, )
NỘI DUNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Chương 5: Phân tích tài chính
(Xây dựng mô hình phân tích tài chính cho dự án)
1. Xác định suất chiết khấu và thời điểm tính toán
2. Tác động lạm phát
3. Giá trị tiền tệ theo thời gian
4. Xây dựng báo cáo ngân lưu của dự án
5. Các quan điểm trong xây dựng báo cáo ngân lưu tài chính
6. Các tiêu chuẩn đánh giá dự án đầu tư (NPV, IRR, PP,…)
7. Phân tích rủi ro (Phân tích độ nhạy, phân tích tình huống,
phân tích rủi ro bằng phần mềm Crystalball)
NỘI DUNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Chương 6: Phân tích kinh tế-xã hội
1. Ý nghĩa và mục đích
2. Sự khác nhau giữa phân tích tài chính và phân tích KT-XH
3. Một số chỉ tiêu khi phân tích hiệu quả kinh tế xã hội
Chương 7: Thẩm định dự án – phương pháp và kỹ
thuật thẩm định
1. Các vấn đề chung về thẩm định dự án đầu tư
2. Sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư
3. Ý nghĩa của việc thẩm định dự án đầu tư
4. Nguyên tắc thẩm định dự án đầu tư
5. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư
6. Kỹ thuật thẩm định
LỊCH TRÌNH GIẢNG DẠY
NỘI DUNG
Lý thuyết
(tiết)
Bài tập, thảo
luận (tiết)
TỔNG
(tiết)
Chương 1: Một số vấn đề chung về đầu tư và dự án
đầu tư
3 3
Chương 2: Trình tự và nội dung nghiên cứu của quá
trình lập dự án đầu tư
3 2 5
Chương 3: Phân tích tình hình KT-XH tổng quát và
thị trường và sản phẩm dịch vụ của dự án
4 2 6
Chương 4: Phân tích kỹ thuật công nghệ và tổ chức
sản xuất kinh doanh
4 2 6
Chương 5: Phân tích tài chính của dự án 5 5 10
Bài tập thực hành 5 5
Kiểm tra cá nhân 2 2
Chương 6: Phân tích kinh tế - xã hội 1 1
Chương 7: Thẩm định dự án – phương pháp và kỹ
thuật thẩm định
1 1
Tiểu luận nhóm 5 5
Hệ thống kiến thức đã học 1 1
TỔNG 22 23 45
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
1
Tham gia
hoạt động
lớp
Sự tham gia tích cực hoạt động lớp như: giải bài tập, phát biểu ý
kiến, nêu câu hỏi, trình bày báo cáo, bảo vệ quan điểm, sẽ được
ghi nhận.
2
Bài tập cá
nhân về nhà
Sau khi kết thúc mỗi chương sẽ có bào tập về nhà để thực hiện và
được nộp lại vào buổi học kế tiếp, 01 bài trong đó được chọn ngẫu
nhiên để chấm điểm để lấy điểm cá nhân.
3
Kiểm tra cá
nhân trên
lớp (02 bài)
Kiểm tra đột xuất không báo trước, lấy ngẫu nhiên 01 bài để chấm
điểm.
4
Bài tập
nhóm
Phân theo nhóm từ 5… 7 Sinh viên sẽ thiết lập một dự án kinh
doanh trong thực tế (học đến đâu sẽ thực hiện đến đó). Sau khi kết
thúc môn học sẽ chọn 02 nhóm để trình bày thảo luận trước lớp rút
kinh nghiệm và củng cố bài.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Kiểm tra đánh giá quá trình: 50%, trong đó:
Điểm hoạt động : 10% (tham gia hoạt động lớp, tham
dự lớp đầy đủ)
Điểm nhóm : 20% (tiểu luận nhóm)
Điểm kiểm tra cá nhân : 20% (chấm 02 bài)
Thi kết thúc học phần: 50%
Hình thức thi : Tự luận
Thời lượng : 90-120 phút
Dạng đề thi : Không xem tài liệu
TÀI LIỆU HỌC TẬP
Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Thiết lập & Thẩm định Dự án Đầu tư, 2011, Phước Minh
Hiệp, Lê Thị Vân Đan, Nhà xuất bản Lao động
2. Giáo trình Thiết lập & Thẩm định Dự án Đầu tư (lý thuyết, tình huống
thực tế, bài tập), 2011, Đỗ Phú Trần Tình, Nhà xuất bản Giao thông
Vận tải
3. Hướng dẫn lập thẩm định và quản lý các dự án đầu tư. 2003. Trung
tâm UNESCO phổ biến kiến thức văn hóa giáo dục cộng đồng
4. Sách hướng dẫn phân tích lợi ích, chi phí cho các quyết định đầu tư.
2005. Glenn Jenkins & Amold C. Harberger. Chương trình thẩm định
và quản lý dự án viện phát triển quốc tế Harvard. Hiệu đính: Quý
Tâm. ĐH Kinh tế Tp HCM
Tài liệu chính:
Tài liệu giảng dạy môn Thiết lập & Thẩm định Dự án Đầu tư. 2013.
Phạm Bảo Thạch. Tổng hợp và biên soạn, lưu hành nội bộ