Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động của Công ty TNHH MTV Du
lịch Công đoàn Việt Nam tại Hải Phòng
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI
NGŨ LAO ĐỘNG TẠI KHÁCH SẠN CÔNG ĐOÀN ĐỒ SƠN HẢI
PHÒNG
3.1. VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ LAO ĐỘNG TRONG
KHÁCH SẠN LÀ TẤT YẾU KHÁCH QUAN.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay để tồn tại và phát triển buộc các doanh
nghiệp phải cạnh tranh để giành lấy những cơ hội, thuận lợi cho mình để hoạt động
sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao. Một trong những nhân tố quan trọng hàng
đầu giúp các khách sạn có thể cạnh tranh được là đội ngũ lao động làm việc tại
khách sạn. Thực tế cho thấy doanh nghiệp nào sử dụng nhân lực có hiệu quả và
chất lượng đội ngũ nhân lực đó đáp ứng được yêu cầu của công việc, yêu cầu của
thời đại thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó sẽ được nâng cao. Thể lực
của con người có thể thua máy móc, nhưng trí lực của con người thì không một
loại máy móc nào dù là hiện đại và tối tân nhất cũng không thế so sánh được. Vì
con người là sự tập trung của những tinh hoa và là nguồn sáng tạo vô tận. Trong tất
cả các doanh nghiệp, yếu tố con người cần phải được quan tâm đặc biệt thì mới có
thể phát huy được sự sáng tạo đó. Vì vậy mà việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao
động là vấn đề cấp bách, là tất yếu khách quan trong mọi doanh nghịêp.
3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ LAO
ĐỘNG TẠI KHÁCH SẠN CÔNG ĐOÀN ĐỒ SƠN - HẢI PHÒNG.
3.2.1. Nâng cao công tác hoạch định nhân lực của khách sạn.
Trên bước đường chuyển sang kinh doanh theo cơ chế mới, việc hoạch định
lại tài nguyên nhân lực doanh nghiệp theo những chuẩn mực mới, tiêu thức mới là
điều tất yếu xảy ra cho bất kỳ một doanh nghiệp nào. Bởi vì nguồn nhân lực của
doanh nghiệp không thể được giữ nguyên từ lúc bắt đầu hoạt động cho đến khi hết
thúc hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Về số lượng thì nguồn nhân lực phải
có sự thay đổi cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp thì việc
sử dụng nhân lực mới có hiệu quả trong cả hiện tại và tương lai. Còn về chất thì
1
Phan Thị Thu Hiền – QT901P
1
Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động của Công ty TNHH MTV Du
lịch Công đoàn Việt Nam tại Hải Phòng
luôn đòi hỏi phải có sự thay đổi ngày càng cao. Tại khách sạn Công Đoàn Đồ Sơn
- Hải Phòng trong năm 2007 tổng số nhân viên là 34 người. Khi đó khách sạn vừa
mới sát nhập với Công ty Du lịch Công Đoàn Việt Nam, mọi hoạt động và chính
sách kinh doanh có sự thay đổi nên đội ngũ nhân viên lúc này còn ít. Đến năm
2008, khách sạn đã dần đi vào ổn định, đã mở rộng thêm một số lĩnh vực kinh
doanh như lữ hành, tăng thêm các dịch vụ bổ sung do đó số nhân viên đã tăng thêm
10 người để có thể đáp ứng yêu cầu và khối lượng công việc.
Tuy nhiên thực tế cho thấy với số lượng lao động hiện nay thì khó có thể đáp
ứng được phục vụ khách một cách tốt nhất, đặc biệt là trong mùa du lịch sắp tới.
Ví dụ như tại bộ phận bàn, trong những ngày đông khách mà vẫn chỉ có 2 nhân
viên trong ca làm việc thì khối lượng công việc là quá lớn. Từ đó dẫn đến việc
không thể phục vụ khách một cách chu đáo, giảm chất lượng cộng việc trực tiếp
ảnh hưởng đến việc kinh doanh và uy tín của khách sạn. Cơ cấu về giới tính tại
mỗi bộ phận cũng chưa thật hợp lý. Ngay tại bộ phận lễ tân –bell, chỉ có duy nhất
một nhân viên nam, không thể giúp mang hành lý cho khách khi có nhiều khách
hay nhiều đoàn trả phòng cùng một lúc.
Đối với khách sạn Công đoàn Đồ Sơn, để thực hiện tốt công tác này thì em
xin đưa ra một số những tiêu chuẩn sau:
- Trong mỗi giai đoạn phát triển khách sạn phải xem xét đánh giá số lượng,
chất lượng lao động hiện tại trong các bộ phận, phòng ban của khách sạn đã thích
hợp hay chưa.
- Nếu chưa thì cần xác định nhu cầu sử dụng lao động của khách sạn là tăng hay
giảm và xây dựng các biện pháp để khắc phục tình trạng thừa hoặc thiếu lao động.
- Đề ra các chính sách và kế hoạch để thực hiện việc đáp ứng yêu cầu lao
động cho các bộ phận, phòng ban của khách sạn theo dự kiến.
- Bên cạnh đó phải thường xuyên đánh giá lao động và hiệu quả làm việc
của nhân viên để có kế hoạch nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ một cách
phù hợp.
2
Phan Thị Thu Hiền – QT901P
2
Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động của Công ty TNHH MTV Du
lịch Công đoàn Việt Nam tại Hải Phòng
Tất cả các việc làm trên cần phải được gắn với chiến lược, mục đích kinh
doanh của khách sạn theo từng thời kỳ vì mục đích kinh doanh của khách sạn là cơ
sở để hoạch định nguồn nhân sự của khách sạn. Đặc điểm của khách sạn là kinh
doanh dịch vụ có tính thời vụ rõ rệt vì vậy mà nhu cầu về lao động cũng có sự thay
đổi theo mùa nên khách sạn cần phải sử dụng linh hoạt lao động. Ở Việt Nam, thời
gian được nghỉ nhiều nhất là nghỉ mùa hè và dịp Tết Nguyên đán, đây cũng là
khoảng thời gian mà khách sạn có nhiều khách nhất. Thời điểm này do lượng
khách khá đông nên khách sạn có hiện tượng thiếu lao động. Khi đó các nhà quản
trị cần phải tìm hiểu và có kế hoạch tuyển dụng lao động từ trước để có thể nhanh
chóng kịp thời bổ sung vào đội ngũ lao động cho các bộ phận, phòng ban đặc biệt
là bổ sung vào các bộ phận buồng, bàn, bar. Khách sạn có thể bổ sung theo hợp
đồng lao động ngắn hạn hay thời vụ. Với lao động ở các bộ phận buồng, bàn, bar
thì khách sạn có thể thuê theo hình thức trả lương theo ca. Đồng thời tăng thời gian
làm việc của nhân viên chính thức kèm theo có chế độ tiền thưởng hợp lý. Trong
mùa trái vụ lại có hiện tượng dư thừa lao động. Khách sạn có thể thực hiện biện
pháp giảm giờ làm đi đôi với giảm lương, cho nghỉ luân phiên, cho nghỉ việc tạm
thời không lương…
3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng lao động.
Để đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tuyển dụng khách
sạn nên:
- Giữ vững định hướng tuyển dụng lao động, đồng thời tăng cường bổ sung
các dạng hợp đồng lao động.
- Mở rộng phạm vi nguồn tuyển dụng, không chỉ tuyển dụng trong nội bộ mà
còn tuyển dụng từ bên ngoài, song song với việc áp dụng kinh hoạt các phương pháp
tuyển dụng khác nhau, tiêu chuẩn hoá, công khai hoá các tiêu chuẩn tuyển dụng.
- Áp dụng từng bước quy chế thi tuyển vào các vị trí làm việc qua các hội
đồng tuyển dụng, sàng lọc liên tục, kết hợp với việc tác động và duy trì các cơ hội
động cơ thăng tiến nghề nghiệp cho tất cả mọi người.
3
Phan Thị Thu Hiền – QT901P
3
Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động của Công ty TNHH MTV Du
lịch Công đoàn Việt Nam tại Hải Phòng
- Bộ phận buồng: nhân viên cần có nghiệp vụ, có thể giao tiếp băng tiếng
Anh hoặc tiếng Pháp ở trình độ A vì nhân viên ở bộ phận này đôi khi phải tiếp xúc
với khách.
- Bộ phận lễ tân: nhân viên phải có khả năng giao tiếp thông thạo, ăn nói nhẹ
nhàng, lưu loát, có bằng ngoại ngữ tiếng Anh ở trình độ C và có khả năng giao tiếp
bằng tiếng Pháp, ngoài ra cũng phải biết sử dụng thành thạo máy vi tính cũng như
các kỹ năng cần thiết khác.
- Bộ phận bàn: đòi hỏi nhân viên phải lễ phép, lịch sự đối với khách, trang
trọng mềm dẻo trong giao tiếp, có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh hoặc tiếng
Pháp thông thạo để tránh hiểu lầm khi phục vụ khách. Bởi vì nếu xảy ra hiểu lầm
thì sẽ khiến cho khách cảm thấy khó chịu, tạo ra ấn tượng không tốt đặc biệt là ấn
tượng ban đầu thì khách sẽ không muốn quay lại khách sạn lần thứ hai.
- Bộ phận bếp: là nơi trực tiếp nấu nướng, chế biến các món ăn phục vụ
khách. Do đó nhân viên bộ phận này phải là những người đã qua đào tạo, có kinh
nghiệm hoặc được tuyển từ các trường trung cấp nấu ăn. Nếu bếp trưởng là người
nước ngoài thì yêu cầu bếp trưởng phải biết sử dụng tiếng Việt hoặc nhân viên phải
biết ngoại ngữ của người bếp trưởng.
- Cán bộ công nhân viên ở các bộ phận khác cũng vậy, tức là cũng phải có
nghiệp vụ cơ bản, có khả năng giao tiếp tốt, ứng xử nhanh, có trách nhiệm, nhiệt
tình với công việc, năng động sáng tạo, biết đoàn kết hoà nhập với mọi người.
Đặc biệt đội ngũ nhân viên trong khách sạn trong quá trình phục vụ khách
phải luôn giữ một thái độ khiêm tốn, nhiệt tình, vui vẻ, nụ cười luôn thường trực
trên môi.
Tuy nhiên trong quá trình tuyển dụng, khách sạn cũng không nên áp dụng
cứng nhắc các yêu cầu lý luận của mình, nên lấy thực tế công việc, các biếu hiện
qua kết quả hiệu quả kinh doanh làm trọng chứ không nên thiên quá vào bằng cấp,
4
Phan Thị Thu Hiền – QT901P
4
Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động của Công ty TNHH MTV Du
lịch Công đoàn Việt Nam tại Hải Phòng
học hàm…thì mới đem lại bước tiến mới trong kinh doanh, có khả năng đứng vững
trên thị trường đầy cạnh tranh như hiện nay.
5
Phan Thị Thu Hiền – QT901P
5
Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động của Công ty TNHH MTV Du
lịch Công đoàn Việt Nam tại Hải Phòng
3.2.3. Sắp xếp, sử dụng lao động năng động, hợp lý.
Khách sạn Công Đoàn Đồ Sơn Hải Phòng trong những qua với những bước
tiến tuy chậm nhưng chắc chắn do đó đã thu được một số kết quả khả quan, từ thua
lỗ nay kinh doanh đã có lãi. Đó cũng là thành công khi khách sạn đang từng bước
nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.
Chuyển tiếp sang thời kỳ kinh doanh mới với nhịp điệu biến đổi của thị
trường ngày một nhanh hơn, sôi động hơn. Một mặt khách sạn phải kế thừa và phát
huy những thành quả của công tác quản trị có sẵn, mặt khác phải tiếp tục đổi mới
theo những định hướng cơ bản : cơ cấu nhân sự đơn giản, bộ máy quản lý gọn nhẹ,
năng động hiệu quả, bàn bạc công việc theo tập thể nhưng quyền quyết định phải
thuộc về cấp quản trị cao nhất, sắp xếp đúng người đúng việc.
Sắp xếp và sử dụng con người là phải xuất phát từ yêu cầu cụ thể của công
việc chứ không phải vì những ý muốn chủ quan của bất kỳ một cá nhân nào. Và
điều quan trọng là phải phù hợp với nguyện vọng, sở thích của người lao động. Có
như vậy thì họ mới làm việc say sưa và phát huy được thế mạnh của mình. Nhưng
trước khi sắp xếp, sử dụng nhân sự chính thức cần có động tác trao đổi, có thể là
chính thức hoặc không chính thức giữa quản trị gia cấp cao có thẩm quyền với lao
động để trao đổi những ý nguyện, điều kiện ràng buộc của cả đôi bên tránh xảy ra
những biến cố đáng tiếc khi đã thực hiện công việc.
Trong lĩnh vực sử dụng con người khách sạn nên tiếp tục hoạch định các
chính sách dùng người, phải biết tối ưu hoá nguồn nhân lực hiện có của khách sạn.
Vì nguồn nhân lực là nhân tố chủ yếu tạo lợi nhuận cho khách sạn. Đối với các
nhân viên mới được đề bạt hoặc mới được tuyển dụng thì sau khi sắp xếp cần có
một giai đoạn đào tạo bổ sung, đào tạo thích nghi bằng phương pháp kèm cặp, bồi
dưỡng tại chỗ để dễ dàng thích nghi được với công việc mới, khi đó người lao
động sẽ phát huy được hết khả năng của mình.
3.2.4. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động.
Nhìn vào bảng 2.7 ta thấy số lượng lao động biết ngoại ngữ và sử dụng máy
vi tính năm 2008 chiếm một tỷ lệ tương ứng là 50% và 34,1%. Tỷ lệ này thể hiện
6
Phan Thị Thu Hiền – QT901P
6