Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

NGĂN NGỪA KHỦNG HOẢNG tài CHÍNH QUỐC tế một CHƯƠNG TRÌNH cải CÁCH CHƯA TOÀN DIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.13 KB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC


TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI:

NGĂN NGỪA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Q́C TẾ
MỢT CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH CHƯA TOÀN DIỆN

GV HƯỚNG DẪN

: PGS TS. Nguyễn Thị Liên Hoa

HV THỰC HIỆN

: Nhóm 6 – NHĐ5 – K18
1. Doãn Quốc Chinh
2. Nguyễn Thị Thúy Hằng
3. Vũ Hiệp
4. Tô Thị Hờng Gấm
5. Ngũn Từ Nhu

TP Hờ Chí Minh, Tháng 4/2010


NGĂN NGỪA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH Q́C TẾ
MỢT CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH CHƯA TOÀN DIỆN

Được viết bởi Jean Dermine


Giáo sư Tài chính – Ngân hàng
INSEAD, Fontainebleau
Ngày 13 tháng 5 năm 2009


Phần Tóm tắt
Sau khi xem xét vắn tắt lại về nguồn gốc của những cuộc khủng hoảng cho vay dưới
chuẩn, chúng ta rút ra kết luận rằng toàn bộ những cải cách được đề xuất gần đây bởi
những quốc gia và tổ chức quốc tế nhằm giảm bớt rủi ro của những cuộc khủng hoảng
ngân hàng toàn cầu là một chương trình cải cách chưa tồn diện. Ba vấn đề quan trọng
cịn lại theo quan điểm của chúng tơi cần phải chú tâm là:
-

Trách nhiệm của những nhà giám sát ngân hàng và những nhà điều chỉnh

-

Đoạn kết của tư tưởng “quá lớn để phá sản”

-

Một chế độ đầy đủ về giám sát và cứu trợ tài chính những tổ chức tài chính quốc

tế


Phần mở đầu
Trong bài này chúng ta rút ra kết luận rằng toàn bộ những cải cách được đề xuất gần
đây bởi những quốc gia và tổ chức quốc tế để giảm bớt rủi ro của những cuộc khủng
hoảng ngân hàng tồn cầu là một chương trình cải cách chưa tồn diện. Ba vấn đề quan

trọng cịn lại theo quan điểm của chúng tôi cần chú tâm là:
-

Trách nhiệm của những nhà giám sát ngân hàng và những nhà điều chỉnh.

-

Đoạn kết của tư tưởng “quá lớn để phá sản”.

-

Một chế độ đầy đủ về giám sát và cứu trợ những tổ chức tài chính quốc tế.
Để chuyên tâm vào những vấn đề nêu trên, trước hết chúng ta xem xét lại một cách

ngắn gọn nguồn gốc của ngân hàng và những nhân tố góp phần vào khủng hoảng cho vay
dưới chuẩn. Điều này sẽ giúp đánh giá sự thay đổi trong những quy định và cơ sở hạ tầng
của thị trường tài chính được đề xuất bởi nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế khác nhau.
Sau đó, điều này sẽ chỉ ra tại sao những đề xuất mặc dù có ích này lại khơng có hiệu quả
trong việc làm giảm đáng kể những rủi ro của một cuộc khủng hoảng ngân hàng trong
tương lai.
1. Nguồn gốc của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 và chương trình cải cách
Để hiểu được căn nguyên của khủng hoảng tài chính năm 2007 và những biện pháp
được đề nghị để làm giảm khả năng xảy ra khủng hoảng trong tương lai, đầu tiên ta cần
nắm được những sự phát triển trong thị trường ngân hàng như sự hình thành của ngân
hàng hiện đại tại Ý vào thế kỷ 15, những thị trường liên ngân hàng, chứng khốn hóa và
thị trường bảo đảm rủi ro tín dụng.

Hình 1: Khi chưa có hệ thống ngân hàng



 Sự hình thành ngân hàng
Hãy quay lại thời kỳ 3000 năm trước đây, lúc khơng có ngân hàng và cũng khơng có
khủng hoảng tài chính. Theo hình vẽ 1 thì việc đầu tư vào 1 căn nhà thì phải được tài trợ
bằng tài sản của 1 người (vốn của gia đình) hoặc là qua 1 khoản vay từ một người bạn.
Khi giá trị của căn nhà sụt giảm một khoản là 10 sẽ dẫn đến vốn gia đình sụt giảm 10
theo.

Hình 2: Khơng có ngân hàng và Bất động sản giảm giá 10
Mặc dù điều này cho phép có được sự minh bạch thì lại khơng hiệu quả cho hệ thống
vì nó khơng tḥn tiện trong việc huy động tiết kiệm và tài trợ cho việc đầu tư thực sự.
Ngân hàng hiện đại ở Châu Âu được hình thành vào năm 1406 ở Italy (Ngân hàng Banco
di San Giorgio được thành lập ở Genoa nhiều năm trước khi Ngân hàng lâu đời nhất còn
tồn tại là Banca Montei di Paschi được thành lập vào năm 1472 ở Siena 1).

Hình 3: Sự tài trợ của Ngân hàng


Như được chỉ ra trong hình 3 thì tiền gửi ngắn hạn (thu hút những người gửi tiền tiết
kiệm) thì lại được đầu tư vào những khoản vay dài hạn hơn (hấp dẫn những người đi
vay). Hãy tưởng tưởng hệ thống sẽ như thế nào nếu việc mua một căn nhà được tài trợ
bằng một khoản vay ngắn hạn, người đi vay sẽ phải vay lại khoản tiền này mỗi năm. Điều
này liên quan đến vai trò chuyển đổi thời gian đáo hạn của ngân hàng hoặc là sự cung cấp
về bảo đảm thanh khoản trong kinh tế hiện đại (Diamond-Dybvig, 1983; Allen and Gale,
2007). Người gửi tiền có thể rút được tiền bất kỳ khi nào cần 2. Hơn thế nữa ngân hàng
còn thể hiện một vai trò hữu ích trong việc thẩm định và kiểm tra người đi vay.
Diamond(1984) đã chỉ ra rằng sự đa dạng hóa rủi ro làm giảm rủi ro tổng thể của ngân
hàng, giảm rủi ro cho người gửi tiền và giảm chi phí giám sát ngân hàng. Từ khi ngân
hàng hiện đại được hình thành vào thế kỷ 15 thì hệ thống ngân hàng vốn đã dễ bị đổ vỡ
nếu người gửi tiền bỏ đi và ngân hàng không thể bán được những khoản vay kém thanh
khoản. Vì lý do này nên ngân hàng phải chịu những quy định chặt chẽ và thực sự an toàn,

bao gồm sự hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp của ngân hàng trung ương hay hệ thống bảo
hiểm tiền gửi. Những người du lịch ở Brazil, Nam Phi hay Nga thời gian gần đây sẽ gặp
được những nhân viên ngân hàng nhiều kinh nghiệm. Sự vắng bóng của hoạt động ngân
hàng trong 80 năm qua tại những nước trong khối OECD thì đúng là một ngoại lệ. Việc
quan sát thấy những quy định và giám sát trong hệ thống ngân hàng không đủ hiệu quả để
ngăn chặn cuộc khủng hoảng ngân hàng năm 2007 đã đặt ra câu hỏi liệu có cần thiết
những quy định và mơ hình giám sát mới hay là tiếp tục thi hành những quy định đang
tồn tại.
Khi nhu cầu cho vay tăng lên thì ngân hàng thiếu tiền và bắt đầu đi vay ở các ngân
hàng khác, thường là ở một quốc gia khác. Ví dụ như trường hợp ngân hàng Iceland vay
tiền của các ngân hàng Đức. Một cách khác để tạo ra tiền cho vay là chứng khốn hóa các
khoản vay và bán cho các nhà đầu tư. Điều này được mơ tả trong hình 4.


Hình 4: Ngân hàng, thị trường liên ngân hàng và hốn đởi nợ xấu tín dụng (CDs)
Do vấn đề thơng tin bất cân xứng (ngân hàng biết nhiều hơn về chất lượng của các
khoản vay so với nhà đầu tư) nên chứng khốn hóa khơng bao giờ là một vấn đề dễ dàng.
Những nhà thiết kế tài chính phát hành những chứng khoán bảo đảm bằng tài sản ở các
cấp độ khác nhau: loại được ưu tiên trả nợ, loại trả nợ sau cùng (thứ cấp) hoặc loại
chuyển đổi và loại chứng khoán vốn. Loại chứng khoán được ưu tiên trả nợ thì được tách
bạch khỏi những khoản cho vay thua lỗ vốn được bảo đảm bởi loại chứng khoán trả nợ
sau cùng (thứ cấp) và chứng khoán vốn. Một câu hỏi được đặt ra đối với quy mô của các
loại chứng khoán trả nợ sau cùng và vốn cổ phần cần thiết để bảo đảm cho các khoản cho
vay thua lỗ (mặc dù không mong đợi). Sự tiến bộ trong thống kê và dự báo tín dụng
(Vasicek, 1987 and 2002) cho phép dự báo sự phân phối của những thua lỗ trong một
danh mục tín dụng. Sau cùng thì những hãng xếp hạng được mời để xếp hạng các khoản
phát hành này. Lưu ý rằng chứng khốn hóa khơng phải là một hiện tượng hoàn toàn mới.
Các tập đoàn được bảo trợ của chính phủ Mỹ (GSEs) và Fannie Mae & Freddie Mac đã
từng chứng khốn hóa các khoản vay thế chấp có chất lượng tốt tại Mỹ trong nhiều năm.
Cái mới là trong giai đoạn 2003-2007 chứng khoán hóa đã gia tăng các loại tài sản nhiều

rủi ro bao gồm cả các khoản vay dưới chuẩn (Calomiris, 2007; Gorton, 2008). Giá trị
chứng khốn hóa đạt tới 2000 tỷ USD trong năm 2007, bao gồm cả 70% của những
khoản cho vay dưới chuẩn tại Mỹ phát hành gần đây.
 Sự hình thành cơng cụ hốn đởi vỡ nợ tín dụng (CDS)
Sự tăng trưởng của thị trường bảo hiểm tín dụng là một loại sau cùng của việc cách
tân tài chính, nhờ đó một bên tham gia sẽ cung cấp bảo hiểm đảm bảo cho những khoản
vỡ nợ (hoặc là xuống cấp) của bên kia. Thị trường đã tăng trưởng từ mức 8.000 tỷ USD


vào năm 2004 lên 45.000 tỷ USD vào năm 2007. Nhìn vào hình 4, thật hữu ích khi nhớ
rằng những thị trường tài chính (các tài sản tài chính và các quyền) chỉ là sự phản ánh của
những tài sản thực sự (bất động sản, những tài sản công nghiệp) trong một nền kinh tế.
Khi thị trường nhà đất giảm 10 thì thật khó để ước tính tác động của nó đến giá trị vốn
của ngân hàng, đến giá trị của một tài sản chứng khốn hóa hay giá trị của CDs. Nói một
cách khác là những cách tân chuyển đổi tín dụng này đã gia tăng đáng kể sự phức tạp và
thiếu minh bạch trong thị trường.
Trên thực tế, dường như do sự làm ngơ của các nhà điều chỉnh nên rất nhiều những
quỹ chứng khốn hóa này (Structured Investment Vehicles – SIVs) đã làm liên lụy đến
việc tài trợ tài sản dài hạn bằng các giấy nợ ngắn hạn (giấy nợ ngắn hạn hạn bảo đảm
bằng tài sản). Theo kế hoạch là giấy nợ ngắn hạn sẽ được quay vòng tiếp khi đến hạn.
Chú ý rằng đây là một cấu trúc tài chính tương tự như của một ngân hàng với tài sản dài
hạn được tài trợ bởi các nguồn tiền ngắn hạn. Một sự khác biệt chủ ́u là những khoản
tiền ngắn hạn này thì có tính bất ổn cao khi không được bảo đảm bởi một công ty bảo
hiểm nhà nước. Hệ thống mới này được gán khá chính xác là “Ngân hàng đầu tư”. Vào
tháng 7 năm 2007 Ngân hàng đầu tư Bear Stearns của Mỹ phải nhảy vào cho vay lại một
những SIV hàng đầu của nó, High-Grade Structured Credit Strategies Enhanced Leverage
Fund. Vấn đề thứ hai đưa ra là những thống kê về rủi ro danh mục tín dụng (Vasicek,
1987, 2002) đòi hỏi sự ước lượng của một biến tới hạn, tương quan chéo các khoản vay
vỡ nợ. Tại một thời điểm của một cuộc suy thối có rất ít dữ liệu dựa trên tương quan rủi
ro tín dụng có thể dùng được vì nền kinh tế thế giới đã phát triển trong mười năm vừa

qua. Hơn thế nữa, khơng hề có dữ liệu trong một thị trường mới chưa được kiểm chứng
như thị trường cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ. Cuối cùng là thông tin về rủi ro đối tác
của những định chế tài chính cho thị trường bảo hiểm tín dụng dù tốt nhất thì cũng vẫn
chưa đầy đủ. Việc thiếu thông tin về rủi ro của đối tác và do đó hậu quả hiệu ứng domino
của các khoản vỡ nợ của một định chế lớn dường như là nguyên nhân cho cuộc cứu trợ
tài chính vào tháng 9 năm 2008 đối với tổ chức bảo hiểm khổng lồ AIG.
Dựa vào sự nhấn mạnh của bài viết về chương trình cải cách giám sát, chúng ta sẽ
khơng chun tâm đến những ý nghĩa diễn giải sự bùng nổ của những thị trường này và
cũng không thảo luận về những hành động khác nhau của những chính quyền quốc gia để
ngăn chặn sự sụp đổ trong hệ thống ngân hàng của họ. Sự tiến triển trong thống kê rủi ro
tín dụng, một sự tiết kiệm quá mức với thặng dư lớn ở nhiều quốc gia (đặc biệt là Trung
Quốc và các nước Trung Đông), ý định của chính phủ để khiến quyền sở hữu nhà trở nên
dễ dàng thuận tiện, một chính sách tiền tệ nới lỏng với lãi suất thấp khác thường, thị


trường gây áp lực đối với việc tăng trưởng doanh thu hoạt động trong ngân hàng, các nhà
quản lý tài sản và các hãng xếp hạng tín nhiệm, hoặc đơn giản là sự tham lam và cả tin
của các nhà đầu tư, tất cả dường như đã góp phần cho cuộc khủng hoảng tín dụng
(Hellwig, 2008; Greenspan, 2009). Liên tục từ ngân hàng Northern Rock tại Anh vào
tháng 9 năm 2007 (HM Treasury, 2009) và tiếp theo là sự vỡ nợ của Lehman Bros và
Washington Mutual (WaMu) vào tháng 8 năm 2008 ở Mỹ, các biện pháp đa dạng đã
được thi hành trên khắp thế giới để phục hồi sự ổn định của các ngân hàng. Các hành
động được thực hiện bên phía tài sản (bảo hiểm rủi ro tín dụng, bán nợ xấu hay những tài
sản mất giá trị tại Mỹ kể cả chương trình đầu tư private-public (PPIP)), hoặc là bên phía
tài sản nợ với những khoản bảo hiểm cho các khoản nợ ngân hàng và chuyển dịch vốn
trên toàn thế giới.
Như đã phát biểu ở trên, mục tiêu của bài viết nhằm thảo luận về cơ cấu điều chỉnh và
giám sát, cấu trúc của thị trường tài chính cần giảm thiểu rủi ro khủng hoảng tín dụng
trong tương lai. Các báo cáo đa dạng đã đưa ra như: the Turner Review (2009) của Chủ
tịch Cơ quan Dịch Vụ Tài Chính (FSA) tại Vương quốc Anh và báo cáo Larosière (2009)

cho Liên minh Châu Âu. Các báo cáo khác bao gồm Nhóm 30 (the Group of Thirty)
(2009) (báo cáo Volcker) báo cáo bởi Diễn đàn ổn định tài chính (2008, 2009) và hai
thông cáo của G20 (2008, 2009). Một loạt các đề nghị điều chỉnh phổ biến trong tất cả
các báo cáo bao gồm quy định về rủi ro thanh khoản, rủi ro giao dịch thị trường, vốn, rủi
ro đối tác, sự phối hợp bồi thường, rủi ro toàn hệ thống, các định chế trải rộng và sự kiểm
soát các định chế tài chính xuyên biên giới.
 Kiểm soát rủi ro thanh khoản:
Kiểm soát rủi ro thanh khoản với “stress test” (sát hạch mức đợ an tồn) .
 Kiểm soát rủi ro giao dịch thị trường:
-

Kiểm tra rủi ro thị trường bằng “stress test”

-

Tăng cường quy định về vốn đối với tài sản kém thanh khoản

-

Tăng cường quy định về vốn đối với việc tái chứng khốn hóa

 Kiểm sốt nguồn vốn:
Tăng cường vốn hữu hình và vốn cấp 1 (core tier 1) tương xứng với những chứng
khoán của vốn cấp 2 (Tier 2). Áp đặt một tỷ số đòn bẩy tài chính (vốn so với với tài sản).
Giảm tính đồng biến của quy định về nguồn vốn (thể hiện khi những quy định về thắt
chặt nguồn vốn trong thời kỳ suy thoái, như là một hậu quả của sự suy giảm việc đi vay
mà tự nó làm cuộc suy thoái tệ hại hơn. Ở chiều hướng ngược lại, quy định về nới lỏng
nguồn vốn trong thời kỳ kinh tế bùng nổ, cho vay dễ dàng, gia tăng mở rộng nền kinh tế



có lẽ đã tạo ra những thị trường bong bóng tài sản. Đề xuất tạo ra sự cung cấp vốn năng
động để dẹp đi hình thức “định giá theo thị trường” của một số loại tài sản hoặc là tạo ra
một phần đệm về vốn trong thời kỳ bùng nổ kinh tế 3.
 Kiểm soát rủi ro đối tác:
Giảm thiểu rủi ro đối tác bằng cách chuyển thị trường CDs thành thị trường giao dịch
có tổ chức với yêu cầu ký quỹ và thanh toán hàng ngày
 Kiểm soát kế hoạch bồi thường
Dành những khuyến khích tài chính từ những khoản lợi nhuận ngắn hạn cho lợi
nhuận dài hạn. Bao gồm điều khoản thu hồi những khoản trợ cấp không đúng đối tượng
trong kế hoạch bồi thường để đưa ra sự tương xứng trong việc chia sẻ giữa lợi nhuận và
thua lỗ.
 Kiểm sốt rủi ro tồn hệ thống
Quan điểm là việc kiểm soát sự lành mạnh của mỗi định chế tài chính riêng lẻ là
không đủ và chính quyền cần kiểm sốt rủi ro tồn hệ thống, một loại rủi ro ít khi được
xác định rõ. Cách hiểu của chúng tôi về rủi ro hệ thống là sự đe dọa của cú sốc kinh tế mà
có thể ảnh hưởng chung đến rất nhiều định chế tài chính (gia tăng tương quan chéo rủi ro
vỡ nợ của các định chế tài chính). Một ví dụ của cú sốc kinh kế là bong bóng trên thị
trường bất động sản hoặc là sự giảm giá của một đồng tiền khi các cơ quan chức năng
trong nước kiềm chế rủi ro tỷ giá. Báo cáo Larosière (2009) đề nghị thay thế Hội đồng
giám sát Ngân hàng (hội đồng giám sát của Châu Âu họp tại Ngân hàng trung ương Châu
Âu)4 bằng Hội đồng Rủi ro hệ thống ( ESCR) chủ trì bởi thống đốc ngân hàng trung ương
châu Âu5.
Cuộc họp thưởng đỉnh G20 tại Luân Đôn vào tháng 4 năm 2009 đề xuất thay đổi Diễn
đàn ổn định tài chính (một tổ chức của các bộ trưởng tài chính) thành Thẩm quyền ổn
định tài chính, đảm nhiệm việc giám sát các rủi ro hệ thống cùng Quĩ tiền tệ quốc tế IMF.
Giám sát chặt chẽ hơn đối với các hệ thống định chế tài chính.
 Kiểm sốt các định chế tài chính xun quốc gia
Phối hợp tốt hơn về các quy định và sự giám sát các tập đoàn tài chính quốc tế. Báo
cáo De Larosiere đề xuất phải từng bước tiến lên Tổ giám sát hệ thống tài chính châu
Âu(ESFS), với hội đồng 6 cấp 3 có nhiều thẩm quyền hơn trong việc hạn chế các vấn đề

rủi ro kể cả sự giám sát các tập đoàn quốc tế. Hội nghị thượng đỉnh G20 yêu cầu sự thành
lập của những hội đồng giám sát quốc gia để phối hợp giám sát các tổ chức quốc tế.
Các biện pháp khác nữa của G20 là hạn chế những thiên đường thuế (nơi kinh doanh
không bị đánh thuế hoặc đánh thuế rất thấp) và sự giám sát của các quĩ phòng ngừa rủi ro


hệ thống, mặc dù thực sự khơng có gì trong số đó là nguyên nhân của các khủng hoảng
hiện tại.
Đương nhiên một khoản mục dài các biện pháp nhằm củng cố các quy định và sự
giám sát của các ngân hàng là hữu ích. Nhưng chúng ta không thể không đặt ra hai câu
hỏi: chằng lẽ những đề xuất này không chú tâm đến các vấn đề trong quá khứ? (quan sát
trong thời kỳ khủng hoảng) Tại sao những biện pháp này khơng được thực hiện trước
khủng hoảng? Bởi vì một điều hiển nhiên là rất ít những tổ chức thấy được khủng hoảng
7

đang đến. Một số trích dẫn từ những bản báo cáo của Ngân hàng trung ương châu Âu,

Quĩ tiền tệ quốc tế và Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng, xuất bản trước và trong thời
kì khủng hoảng cho rằng:
Tháng 11 năm 2006 (theo Uỷ ban giám sát ngân hàng (BSC) của hệ thống các ngân
hàng trung ương Châu Âu( ESCB), ( ECB, 2006, p4): “Tình trạng không được bảo vệ
của khu vực ngân hàng do những xáo trộn bất lợi đã giảm bớt một cách đáng kể”
Tháng 11 năm 2007 (báo cáo của Uỷ ban giám sát Ngân hàng(BSC) của hệ thống
ngân hàng trung ương châu Âu( ESBC) (ECB,2007): “Khả năng thanh tốn vẫn ởn
định” (tr7), “Tình trạng tài chính của các ngân hàng lớn châu Âu vẫn chắc chắn trong
nửa đầu năm 2007” (tr11), “Chỉ số vốn cấp 1 vẫn tương xứng để đối phó với những
khoản thua lỗ khơng dự tính trước” (tr16), “Lợi nhuận triển vọng xấu đi, nhưng khả
năng hấp thụ những cú sốc vẫn dễ dàng” (tr37).
The Turner review tại Anh Quốc năm 2009 ( Turner review,2009), trích dẫn Quĩ tiền
tệ quốc tế(Báo cáo ổn định toàn cầu, tháng 4 năm 2006,IMF): “Có mợt sự thừa nhận

đang gia tăng rằng việc ngân hàng phân tán các rủi ro tín dụng cho mợt nhóm rợng hơn
và đa dạng hơn các nhà đầu tư thay vì cất những rủi ro này trên bảng cân đối kế toán đã
giúp hệ thống ngân hàng và tồn thể hệ thống tài chính phục hồi nhanh chóng hơn. Sự
cải thiện phục hồi có thể nhận thấy ở việc ngày càng ít các ngân hàng phá sản hơn và
nhiều sự dự phịng tín dụng hơn. Kết quả là các ngân hàng thương mại giờ đây đã ít bị
tổn thương hơn với những cú sốc kinh tế và tín dụng.”
Đi theo cuộc khủng hoảng, như đã đề cập ở trên, tầm quan trọng được đặt vào việc
củng cố lại các quy định và tăng cường giám sát chẳng hạn như về rủi ro thanh khoản và
sát hạch sức khỏe tài chính, các quy định về vốn Basel 2 cũng bị chỉ trích vì việc tập
trung quá nhiều vào phương pháp đo vốn đơn lẻ (Acharya và Richardson, 2009). Tuy
nhiên, một ý kiến ở cột 2 trong các quy định về vốn Basel 2 được hoàn thành vào tháng 6
năm 2004(BCBS,2004) đã biểu thị một cách rõ ràng rằng việc giám sát ngân hàng phải
nằm ngoài phạm vi những quy định về vốn: 8


“#738. Rủi ro thị trường: Việc đánh giá được chủ yếu dựa trên tiêu chuẩn đánh giá
rủi ro thua lỗ của các ngân hàng hay phương pháp tiêu chuẩn hóa rủi ro thị trường.
Cũng nên đặt sự nhấn mạnh vào biểu hiện sức khỏe tài chính của các tở chức trong khi
đánh giá nguồn vốn để hỗ trợ chức năng kinh doanh ” (BCBS, 2004, p161).
“#741 Rủi ro thanh khoản: Tính thanh khoản là cốt yếu của khả năng tồn tại hiện
thời của bất cứ một tổ chức ngân hàng nào. Tình trạng vốn của ngân hàng có thể có ảnh
hưởng đến khả năng đạt được tính thanh khoản, đặc biệt là trong thời gian khủng hoảng.
Mỗi ngân hàng phải có những hệ thống thích hợp để đo lường, giám sát và kiểm soát rủi
ro thanh khoản. Các ngân hàng nên đánh giá sự tương xứng của nguồn vốn dựa vào sự
thanh khoản của bản thân họ và cả sự thanh khoản của thị trường mà mình đang hoạt
đợng.” (BCBS,2004, p161).
Không thể không thấy rằng Basel 2 đã yêu cầu một cách rõ ràng đối với việc sát hạch
sức khỏe của rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản. Tại sao những quy định này không
được thi hành? Tất cả những đề xuất nói trên đều nhằm giải quyết các điểm quan trọng
trong những quy định hiện hành hay trong các quy định mới, nhưng chúng không đến

được vấn đề cốt lõi: thực hiện các quy định và giám sát ngân hàng một cách thận trọng.
Ngoài ra, điểm quan trọng chủ yếu dành riêng ở việc tăng cường kiểm sốt cơng. Khơng
có một cơ chế nào đề xuất việc phát triển kiểm soát khu vực tư nhân. Theo quan điểm của
chúng tôi, nếu muốn giảm thiểu một cách đáng kể rủi ro khủng hoảng tài chính toàn cầu
trong tương lai, còn 3 vấn đề cần phải được quan tâm một cách thoả đáng:
1. Trách nhiệm giải trình của các giám sát viên ngân hàng. Các ngân hàng chịu các
quy định nặng nề trong nhiều năm. Vậy tại sao hệ thống giám sát hiện tại lại có thể để
khủng hoảng xảy ra?
2. Học thuyết “quá lớn để phá sản”. Có một quan điểm được thừa nhận rằng những
hệ thống định chế tài chính lớn không thể phá sản. Chính điều này đã gây nên vấn đề rủi
ro tín dụng của các định chế tài chính ấy không được thị trường đánh giá một cách đúng
đắn, tạo nên một mối rủi ro về đạo đức. Kết quả của việc giải quyết khủng hoảng là tạo
nên các định chế thậm chí còn lớn hơn (ví dụ như sự sát nhập của Bank of America,
Countrywide và Merrill Lynch, hay BNP- Paribas và Fortis), cần thiết phải xem xét lại
học thuyết “quá lớn để phá sản”.
3. Sự giám sát hệ thống ngân hàng quốc tế cần phải rõ ràng, trong sạch.
Những vấn đề này sẽ được bàn ở phần tiếp theo.
Phần 2: Ba đề x́t nhằm hồn thiện cơng việc cải cách.


 Trách nhiệm giải trình của đội ngũ giám sát viên ngân hàng
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng trong 2 năm vừa qua, trái với trường hợp của các giám
đốc điều hành ngân hàng, rất ít lãnh đạo của cơ quan giám sát quốc gia đã được yêu cầu
từ bỏ công việc 9. Chính điều này đã dấy nên một câu hỏi về trách nhiệm giải trình và tính
độc lập của đội ngũ giám sát ngân hàng. Một ví vụ minh hoạ là trường hợp của một vài
quốc gia ở Trung và Đông Âu( ECB, 2006, 2007a). Các ngân hàng được phép cho vay ồ
ạt bằng đồng ngoại tệ (chủ yếu là đồng Franc Thuỵ Sỹ, đồng Euro và Yên Nhật) trên thị
trường thế chấp cá nhân. Điều này đã tạo ra một nguồn rủi ro hệ thống lớn, như là sự
giảm giá của đồng nội tệ đã làm tăng tỷ lệ vỡ nợ cho toàn bộ hệ thống ngân hàng.Tại sao
nguồn rủi ro hệ thống này lại được phép gia tăng? Khơng khó để có thể hình dung rằng,

đối với nhiều bộ trưởng, sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản đã giúp nền
kinh tế, việc làm và nguồn ngân khố công thông qua việc gia tăng số lượng biên lai thuế.
Điều cần thiết là cần có một nhà giám ngân hàng rất can đảm để ngừng các khoản
vay ngoại tệ, giảm tốc nền kinh tế và làm tổn thương các nhà phát triển thị trường bất
động sản. Một ví dụ khác là chỉ số phân định rủi ro áp đặt cho các quỹ tương hỗ ở một số
quốc gia.
Để bảo vệ các nhà đầu tư và bảo vệ họ tối tiểu hoá rủi ro thơng qua việc đa dạng hố
danh mục đầu tư. Một quỹ tương hộ không thể đầu tư trên 10% tổng tài sản của mình vào
đối thủ cạnh tranh tương tự. Tuy nhiên, khi quỹ tiền tệ được mở tại Châu Âu, cạnh tranh
với các ngân hàng tiền gởi, các ngân hàng đã vận động hành lang thành công ở một số
quốc gia chấp nhận tỷ lệ 10%. Ở Bỉ là một ví dụ, các quỹ tương hỗ có thể đầu tư lên đến
25% tổng tài sản của mình vào các chứng chỉ tiền gởi phát hành bởi các ngân hàng bảo
trợ ( CBFA, 1991). Đối với các ngân hàng bảo trợ việc chấp nhận tỷ lệ 10% là góp phần
tăng tính thanh khoản của ngân hàng. Lý lẽ của trường hợp ngoại lệ trên theo quy định
bởi các cơ quan thẩm quyền là tối thiểu hoá rủi ro phá sản ngân hàng. Đây là một ví dụ
nữa về tác hại của các cuộc vận động hành lang và việc luồn lách quy định đối với sự ổn
định hệ thống tài chính nếu những lo ngại về sự lành mạnh của ngân hàng bắt đầu chuyển
sang thị trường tiền tệ. Một số (Rochet, 2008) đang đòi hỏi các nhà giám sát ngân hàng
độc lập một cách thực sự, mà sự thành công của họ được đánh giá dựa trên việc duy trì sự
ổn định và lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Tương tự như khi các ngân hàng trung
ương được trao cho sự độc lập để quản lý chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, sự
độc lập sẽ tạo điều kiện cho các nhà giám sát hệ thống ngân hàng phát triển sự lành mạnh
trong hệ thống ngân hàng. Cần nhớ lại rằng sự độc lập của các ngân hàng trung ương
được biện hộ bởi các lập luận rằng: vì các chu kì bầu cử chính trị khơng tồn tại lâu, các


bộ trưởng tài chính sẽ nỗ lực để mở rộng việc cung tiền để lèo lái nền kinh tế trong ngắn
hạn với cái giá phải trả là tạo ra lạm phát và các căn bệnh của nền kinh tế trong dài hạn.
Để giảm tác động của việc vận động hành lang hay các mục tiêu ngắn hạn của các nhà
làm chính sách, sự độc lập được trao cho ngân hàng trung ương để kiểm soát lạm phát.

Liệu việc giám sát ngành ngân hàng cũng nên được trao cho sự độc lập tương tự?
Tờ báo Larosíe re (2009, footnote 10, p47) đề cập rất thẳng thắn đến vấn đề này và
mức độ độc lập giới hạn nên trao cho các nhà giám sát ngân hàng:
“Như vậy, các nhà giám sát phải được trao quyền và có thể thực hiện việc đánh giá
chính tính đợc lập đấy (ví dụ: đặc biệt về cấp phép, về khía cạnh điều tra, mợt mặt kiểm
tra, mặt khác giám sát, có các sắc lệnh, việc tuân thủ các sắc lệnh) khơng có nhà chức
trách nào trong ngành cơng nghiệp có quyền hay khả năng để cản trở nó. Hơn thế nữa,
tự bản thân nhà giám sát phải căn cứ những quyết định của mình dựa trên sự hồn tồn
khách quan và nền tảng khơng phân biệt đối xử. Tuy nhiên, sự độc lập giám sát khác so
với sự độc lập của ngân hàng trung ương ( như sự liên quan đến chính sách tiền tệ), về
khía cạnh chính phủ (thường là bợ trưởng tài chính) vẫn cịn có trách nhiệm chính trị để
giữ vững sự ởn định của hệ thống ngân hàng và sự sụp đổ của mợt hay nhiều định chế tài
chính, các thị trường hay cơ sở hạ tầng hệ thống ngân hàng có thể có những dính dáng
nghiêm trọng đến nền kinh tế và tiền của người nộp thuế”.
Tờ de Larosiere đã đề cập rất thẳng thắn đến mức độ độc lập giới hạn của các nhà
giám sát hệ thống ngân hàng: ngày qua ngày, việc giám sát hệ thống ngân hàng nên được
tự do, nhưng không như chính sách tiền tệ, chính phủ có trách nhiệm trong việc ổn định
hệ thống ngân hàng. Bởi vì các hệ thống này dường như nghiêng về phía kiểm soát các
quy định và (hoặc) chính sách lãi suất ngắn hạn, một thắc mắc rằng liệu việc giám sát hệ
thống ngân hàng có nên nhận được cùng một mức độ độc lập như được trao cho chính
sách tiền tệ và các ngân hàng trung ương. Chú ý rằng quyết định để giải cứu một tổ chức
liên quan đến những đối tượng nộp thuế vẫn phải do chính quyền. Cái được trao cho các
nhà chức trách độc lập là quyền thông qua các quy định và thi hành sự giám sát với mục
tiêu duy nhất là duy trì sự ổn định lâu dài và sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Theo
quan điểm của người viết cho rằng không hề thiếu các quy định mà chính sự thi hành
kém cỏi của các nhà giám sát ngân hàng đã góp phần cho cuộc khủng hoảng, việc gia
tăng trách nhiệm giải trình của các nhà giám sát ngân hàng là cái cần phải làm. Sự độc
lập với mục tiêu được thiết lập một cách rõ ràng – sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng
– sẽ đóng góp rất nhiều đến trách nhiệm giải trình.
 Học thuyết quá lớn để phá sản



Rất nhiều đề xuất quốc tế yêu cầu giám sát các hệ thống định chế tài chính chặt chẽ
hơn. Mặc dù không được đề cập rõ ràng khi các ngân hàng trung ương đã lựa chọn một
cách chung chung để giữ một sự mơ hồ khó hiểu, thì có một sự thừa nhận ngấm ngầm
rằng sự phá sản của các tổ chức lớn sẽ gây ra các rủi ro hệ thống và trong tình trạng khốn
cùng đó, họ sẽ được lợi từ một vài loại cứu trợ của chính quyền. Khi sự cứu trợ của chính
quyền thường được thực hiện dưới dạng các bảo đảm của chính quyền đối với các khoản
nợ của các công ty. Các tổ chức này được hưởng lợi từ một điểm quan trọng của lợi thế
cạnh tranh là: tăng khả năng vay nợ với một chi phí thấp hơn. Theo quan điểm của tác
giả, không cịn nghi ngờ gì rằng việc làm này của chính quyền đã tạo thuận lợi cho sự
hình thành những định chế tài chính cực lớn. Một điều nhận thấy là việc giải quyết cuộc
khủng hoảng đã tạo ra nhựng định chế tài chính còn lớn hơn trước. Tại Mỹ, Bank of
America đã mua lại Countrywide và Merrill Lynch. Tại Châu Âu, chính quyền Bỉ đã bán
ngân hàng Fortis cho ngân hàng Pháp – BNP Paribas. Tại Anh Quốc, Tập đoàn Lloyds đã
được hợp nhất bởi hai tổ chức là Lloyds TSB and HBOS. Để giải quyết các mối rủi ro từ
các khoản bảo đảm nợ, các nhà chức trách đang đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ hơn của các
định chế tài chính với một chỉ số vốn tiềm năng lớn hơn, khi khơng được kiểm sốt, họ sẽ
khơng đưa vào tài khoản chi phí hệ thống của một khoản thua lỗ. Một lần nữa, chúng ta
nhận thấy sự cần thiết phải giám sát một cách chặt chẽ các hệ thống định chế tài chính.
Nhưng khi các tổ chức này đã được nhận thấy từ lâu thì một điều ngạc nhiên lặp lại khi
các định chế lớn như Citigroup hay UBS được các nhà giám sát cho phép phát triển quá
nhanh và đã nhận nhiều rủi ro lớn. Các đề xuất trước cho phép các nhà giám sát độc lập
nhiều hơn sẽ tăng cường sức mạnh và trách nhiệm giải trình của họ. Rất nhiều người
tham dự đã địi hỏi việc thi hành kỷ luật cá nhân thích đáng khi các cổ đông ngân hàng đã
phải trả giá đắt trong cuộc khủng hoảng. Nhưng như thế vẫn chưa đủ. Cổ phần chỉ là một
phần rất nhỏ trong tài sản của ngân hàng. Trong một số trường hợp cho đến nay là các
khoản nợ ngân hàng – bao gồm tiền gửi khơng có bảo hiểm, nợ liên ngân hàng, nợ chi
nhánh – đã được bảo đảm, thường là sự đảm bảo rõ ràng của chính quyền . Một cách để
tăng cường kiểm sốt các ngân hàng, ngồi phạm vi của các nhà giám sát, là đặt các

khoản nợ ngân hàng ở tình trạng rủi ro, tức là tạo ra nguy cơ phải chịu sự thất bại của
ngân hàng. Bởi vì hệ thống các định chế này là vấn đề sống còn cho hoạt động thực tế
của nền kinh tế nên cần thiết phải thiết kế một hệ thống phá sản thừa nhận các quyền lợi
của sự vỡ nợ ( gia tăng kỷ luật trong thị trường) bằng việc giảm tối đa chi phí vỡ nợ
(Dermine, 2003,2006). Để giảm thiểu chi phí vỡ nợ của một ngân hàng lớn, cần phải đáp
ứng được ba điểm đặc trưng sau. Điều đầu tiên là ngân hàng nên được đóng cửa trong


một vài ngày (trong thời gian cuối tuần). Bởi vì người gửi tiền và khách hàng cần sử
dụng tiền của họ tức thời nên việc giải quyết phá sản phải thật nhanh chóng. Hội đồng
phá sản phải có khả năng hoán đổi nợ bằng vốn cổ phần một cách nhanh chóng trước khi
ngân hàng mở cửa hoạt động lại. Thứ hai, để tránh nỗi sợ hãi về hiệu ứng domino (sự sụp
đổ của một ngân hàng sẽ khiến các ngân hàng khác sụp đổ theo) thì phải có sẵn thơng tin
đáng tin cậy về rủi ro của bên đối tác. Thứ ba, để giảm thiểu rủi ro của các ngân hàng
hoạt động dựa vào các khách hàng gửi tiền ngắn hạn khơng có bảo hiểm và bất ổn định,
thì phải thiết lập một cơ chế để theo sát những người gửi tiền bỏ chạy để tránh sự vỡ nợ
của Ngân hàng. Khơng có nơi để ẩn nấp, họ sẽ khơng có động lực để bỏ chạy
(Baltensperger và Dermine, 1986). Tóm lại, tất cả các ngân hàng nên đáp ứng được bài
kiểm tra về thanh khoản: chúng có thể liên quan đến việc phá sản. Nếu điều này khơng
khả thi thì cần phải thay đổi cơ cấu của các tổ chức tài chính. Khi nợ ngân hàng có rủi ro
thì sẽ có thêm nhiều áp lực từ các thị trường tài chính nhằm hạn chế rủi ro của ngân
hàng. Có vẻ như đối với chúng tơi thì các đề nghị hiện tại kêu gọi giám sát hệ thống ngân
hàng chặt chẽ hơn có thể là một bước đi sai lầm nếu nó làm gia tăng động cơ cho các
ngân hàng mở rộng quy mơ và hệ thống. Sau chót, một đề nghị cuối để hồn thiện
chương trình cải cách quốc tế là chỉ định sự giám sát hoàn thiện hơn và cơ cấu tổ chức
của các tổ chức tài chính quốc tế.
Sự giám sát của tập đoàn ngân hàng quốc tế
Cả những thông cáo của G20 (2008-2009) và Báo cáo de Larosiere (2009) đã nêu bật
sự cần thiết một sự giám sát thích hợp của các tập đoàn ngân hàng quốc tế. Việc kêu gọi
tạo nên các ban giám sát quốc gia hiệu quả để đảm bảo sự giám sát tốt hơn của các tập

đoàn ngân hàng quốc tế. Tại Anh, Turner Review (2009) cũng nhấn mạnh một quy định
thích hợp của các ngân hàng trong nước và quốc tế hoạt động tại Vương quốc Anh. Điều
này theo sau sự sụp đổ của các ngân hàng Iceland mà đã thu tiền gửi qua một mạng lưới
chi nhánh ở Anh. Chú ý rằng một sự giám sát thích hợp của các ngân hàng quốc tế hoạt
động ở nước ngoài với các chi nhánh hoặc các công ty con không phải là một điều gì
mới. Sự sụp đổ của ngân hàng Đức Herstatt năm 1974 đã thúc đẩy hiệp ước Basel
(BCBC, 1983). Trong trường hợp của các chi nhánh nó địi hỏi sự quy định về vốn theo
qui định của ngân hàng mẹ và sự quy định về thanh khoản của nhà nước sở tại. Sau
đó, sự phá sản của Banco Ambrosiano Holdings và BCCI một lần đòi hỏi sự chú ý đến
việc giám sát của các tập đoàn ngân hàng quốc tế. Các đòi hỏi gần đây để cải thiện sự
giám sát các công ty tài chính quốc tế thừa nhận rằng các bài học của lịch sử chưa đem lại
những phản hồi thỏa đáng. Trong Liên minh châu Âu, mặc dù các thị trường đơn lẻ đã


được đặt đúng chỗ từ năm 1992, việc hình thành các tập đoàn ngân hàng xuyên quốc gia
quan trọng là một hiện tượng gần đây (Schoenmaker và Osterloo, 2004). Bắt đầu là sự
hình thành Nordea bằng việc hồn thành sự sát nhập của bốn ngân hàng Bắc Âu vào năm
2000, việc mua lại Abbey National của Banco Santander vào năm 2004, tiếp theo là
Unicredit và HVB trong năm 2005 và BNP-Paribas với BNL (2006) và Fortis
(2009). Trong bối cảnh của các ngân hàng xuyên quốc gia thì một điều cần thiết đầu tiên
để xác định hai vấn đề cụ thể. Những mối quan tâm này lần lượt là: 1. Sự hiện diện của
những ảnh hưởng lây lan xuyên biên giới và 2. Khả năng tài chính của một số quốc gia để
xử lý các chi phí giải cứu và các tổ chức tài chính lớn và phức tạp. Bởi vì Liên minh châu
Âu là một trường hợp tiến bộ hơn trong việc thống nhất các ngân hàng quốc tế nên thảo
luận về sự phù hợp của các cơ cấu thể chế hiện hành sẽ được trình bày tiếp sau. Từ đó
chúng tơi nêu ra những kết ḷn về đề nghị G20 cấp thế giới. Trong Liên minh châu
Âu, một ngân hàng hoạt động thông qua mạng lưới chi nhánh được giám sát bởi các giám
sát viên thuộc nước ngân hàng mẹ, trong khi một cơng ty con bị kiểm sốt bởi cơ quan
nước sở tại.
Hai vấn đề đặc trưng của ngân hàng quốc tế

Vấn đề đầu tiên và chính yếu liên quan đến những sự lây lan xuyên quốc gia và nỗi
lo ngại rằng việc cung cấp sự ổn định tài chính (một hàng hóa cơng) bởi những chính
quyền quốc gia có thể khơng được tối ưu. Bốn loại lây lan xuyên biên giới tiềm năng có
thể được xác định được là: Chi phí đóng cửa xuyên biên giới, những tác động xuyên biên
giới của những cú sốc vốn ngân hàng, những tác động của sự chuyển giao tài sản xuyên
biên giới, những tác động xuyên biên giới về giá trị của nghĩa vụ bảo hiểm tiền gửi.
i. Chi phí đóng cửa xuyên biên giới.
Hãy tưởng tượng rằng một ngân hàng nước ngoài mua một ngân hàng Hà Lan và
chuyển nó thành một chi nhánh của mình. Theo ḷt của EU về kiểm soát tại đất nước sở
tại, các chi nhánh tại Hà Lan sẽ được giám sát bởi các chính quyền của ngân hàng mẹ tại
nước ngoài.Tuy nhiên, chính quyền Hà Lan vẫn chịu trách nhiệm về sự ổn định tài chính
tại Hà Lan. Ngân khố Hà Lan có thể buộc phải giải cứu nó ra vì những lý do ổn định nội
bộ nhưng sẽ khơng có quyền giám sát chi nhánh của một ngân hàng nước ngoài bởi vì
việc kiểm sốt thuộc nước ngân hàng mẹ. Bởi vì ngân hàng trung ương và ngân khố sẽ bị
liên quan trước hết bởi các thị trường và sự hoạt động của các ngân hàng trong nước của
họ và bởi vì họ phải chiụ những chi phí của một cuộc giải cứu nên việc những người bảo
đảm giữ một số quyền lực giám sát đối với toàn bộ các tổ chức (các chi nhánh và các
công ty con) là hợp pháp. Như thế, các quy định của nước sở tại có thể áp dụng để hạn


chế những rủi ro của các tổ chức tài chính và việc bị ảnh hưởng của các ngân hàng trung
ương trong nước hoặc ngân khố trong trường hợp giải cứu. Nói theo một cách khác, ḷt
kiểm sốt bởi chính quyền của ngân hàng nước mẹ phải được bổ sung bởi một số hình
thức kiểm sốt của nước sở tại khi mà chi phí của việc giải cứu vẫn còn là của nước sở
tại.
Quan điểm này phần nào đã được công nhận bởi Ủy ban châu Âu khi cho rằng "trong
những tình huống khẩn cấp các nhà giám sát nước sở tại có thể lấy bất kỳ biện pháp
phịng ngừa nào" (Walkner và Raes, 2005, p.37). Luận điểm này lặp lại rất gần đây trong
Bristish Turner Review đòi hỏi sự giám sát hiệu quả của của tất cả các các tổ chức đang
hoạt động tại Anh Quốc. Trong trường hợp này bởi vì sự vỡ nợ của một ngân hàng quốc

tế lớn có thể ảnh hưởng đến nhiều nước, các quyết định tối ưu để giải cứu phải tính đến
quyền lợi của tất cả các quốc gia bị ảnh hưởng. Như được thảo luận dưới đây, chẳng hạn
một quyết định có thể được chuyển giao cho cấp châu Âu hoặc ít nhất nên yêu cầu phối
hợp giữa các quốc gia này.
ii. Những tác động xuyên biên giới của những cú sốc vốn ngân hàng
Peek và Rosengren (2000) đã chứng minh trong thực tế rằng tác động của nền kinh tế
Mỹ làm giảm vốn chủ sở hữu của các ngân hàng Nhật Bản, kết quả từ sự sụp đổ thị
trường chứng khoán Nhật Bản vào những năm 1990. Sự truyền động thông qua một sự
sụt giảm trong việc cung cấp tín dụng ngân hàng. Vì trong một chi nhánh ngân hàng đa
quốc gia, quốc gia ngân hàng mẹ sẽ kiểm soát khả năng thanh tốn (thơng qua chính sách
dự phịng thua lỗ tín dụng và sự xác suất vỡ nợ trong khuôn khổ của Basel II), nó có thể
có tác động vào nền kinh tế thực sự của nước sở tại. Trong cuộc khủng hoảng hiện tại thì
mối lo ngoại tương tự đã được thể hiện tại các nước Trung Âu và Đơng Âu nơi hệ thống
ngân hàng bị kiểm sốt trên quy mơ lớn bởi các ngân hàng nước ngồi.
iii. Những tác động của sự chuyển giao tài sản xuyên biên giới
Trong một công ty con đa quốc gia mà nước sở tại vẫn giữ được sự giám sát, có thể
có một rủi ro là quốc gia của công ty mẹ cấu kết với các ngân hàng tại quốc gia mẹ để
chuyển giao tài sản cho ngân hàng quốc gia mẹ. Nguy cơ này đã được thảo luận tại các
nước Trung Âu và Đông Âu. Một ví dụ là trường hợp của Lehman Brothers
Holdings. Các ngân hàng đầu tư đã có thói quen tập trung các hoạt động tiền mặt tại New
York. Trong trường hợp của Lehman châu Âu, việc dồn các nguồn tiền để trả các khoản
nợ đã lấy mất 8 tỷ đô la Mỹ ra khỏi nước Anh vào ngày thứ sáu trước khi nó bị sụp đổ.
iv. Những tác động xuyên biên giới về giá trị của nghĩa vụ bảo hiểm tiền gửi


Ḷn điểm chung thì có liên quan đến việc đa dạng hóa các rủi ro trong một chi nhánh
của tổ chức đa quốc gia bởi vì đồng bảo hiểm làm giảm giá trị của hợp đồng tài chính
được chấp nhận bởi cơ quan bảo hiểm tiền gửi (2001 Repullo, Dermine 2003). Có một
động lực để xem xét bổ sung phải tính đến. Một ngân hàng đa quốc gia có thể hài lòng
với mức đa dạng rủi ro tổng thể của nó, trong khi mỗi cơng ty con có thể trở thành rất

chuyên nghiệp về rủi ro tín dụng cục bộ. Điều này ngụ ý rằng các ngân hàng ở một quốc
gia có thể tự tìm ra mình ngày càng dễ bị tổn thương. Một số lý lẽ rằng vì lý do danh
tiếng, công ty mẹ sẽ giải cứu các công ty con như thể chúng là các chi nhánh. Điều này
có thể đúng trong nhiều trường hợp, nhưng sẽ có nhiều trường hợp đổi lấy chi phí cân
bằng tài chính. Chi phí danh tiếng có thể khơng có hứa hẹn tốt. Các quy định về hệ số an
toàn vốn (CAR) nên bớt nghiêm ngặt đối với cấu trúc chi nhánh nền tảng. Tổng quát hơn
là sự đa dạng hóa cần được tưởng thưởng với hệ số an toàn vốn (CAR) ít nghiêm ngặt
hơn. Việc lan tỏa xuyên biên giới đặt ra câu hỏi về việc phối hợp can thiệp quốc gia có
được tối ưu (Freixas, 2003). Điều này sẽ được thảo luận trong đánh giá của chúng tôi thể
chế của kiến trúc châu Âu.
Chi phí giải cứu: Có q lớn? Quá phức tạp?
Vấn đề thứ hai đặt ra là sự sự giải cứu một ngân hàng lớn có thể tạo ra một gánh
nặng rất lớn cho ngân khố hoặc hệ thống bảo hiểm tiền gửi của một quốc gia riêng lẻ
(Dermine 2000,2006). Điều này chính xác là trường hợp của các ngân hàng Iceland có
quy mơ vượt q khả năng bảo hiểm của đất nước. Một vấn đề liên quan mà đã nhận
được nhiều sự quan tâm là một số ngân hàng đã trở nên quá phức tạp để thất bại. Hãy
tưởng tượng trường hợp của một ngân hàng châu Âu lớn với các đáng kể các hoạt động
xuyên biên giới và các hoạt động phi ngân hàng (chẳng hạn như bảo hiểm hay quản lý tài
sản) lâm vào khó khăn tài chính. Sẽ là rất khó khăn để đặt ngân hàng này vào vị trí người
quản lý tài sản. Dựa vào mạng lưới phức tạp của các công ty con của tổ chức và những sự
phức tạp đa dạng về luật pháp, sự không rõ ràng liên quan đến các chi phí vỡ nợ có khả
năng là sẽ cao và sự phức tạp này có thể tạo ra một sự cám dỗ cho một cuộc giải cứu (quá
lớn và quá phức tạp để thất bại).
Hai vấn đề về ngân hàng xuyên biên giới liên quan đến sự ổn định tài chính đã được
phân tích: những tác động lan tỏa xuyên biên giới và quy mô và sự phức tạp của việc giải
cứu. Bây giờ chúng ta hãy xem xét sự thích hợp của cơ cấu thể chế hiện hành của EU
 Sự thích hợp của các cơ quan EU
Cơ cấu tổ chức EU hiện tại để đối đầu với những cuộc khủng hoảng tài chính đã nhận
được nhiều sự chú ý trong vòng mười năm qua (ECB, 2007B). Một loạt các ủy ban đã



được thành lập để tạo điều kiện cho việc hợp tác và trao đổi thông tin và một chỉ thị về
việc giải thể định chế tài chính đã được thông qua. Các báo cáo của Brouwer (Ủy ban Tài
chính và Kinh tế, 2000 và 2001) đã phê chuẩn cơ cấu định chế EU hiện tại để đối phó với
các khủng hoảng tài chính. Họ cơ bản tranh luận rằng sẽ khơng có sự trở ngại pháp lý nào
trong việc trao đổi thông tin xuyên biên giới, và khuyến cáo nổ lực thêm nữa để củng cố
sự hợp tác thông qua Hiệp định thư (MOU) về việc giải quyết các trường hợp khủng
hoảng. Vào tháng 5 năm 2005, có thơng báo rằng một kế hoạch khẩn cấp để đối phó
khủng hoảng tài chính được thông qua bởi những bộ trưởng tài chính khối Liên minh
châu Âu, các giám đốc ngân hàng trung ương và những nhà điều chỉnh tài chính. Một
hiệp định thư giữa 25 thành viên EU về việc trao đổi thông tin đã được thử nghiệm vào
năm 2005 và 2006 với với giả định đầy đủ thang đo của một đợt khủng hoảng tài chính
thật sự. Nhưng, ECB đã đưa ra sự phản đối bằng việc chấp nhận các quy định chia sẻ sự
tài trợ của một cuộc giải cứu. Hiệp định thư mới nhất về việc hợp tác giữa các cơ quan
giám sát tài chính, các ngân hàng trung ương và các bộ tài chính của Liên minh Châu Âu
được ký vào ngày 01/06/2008. Những tổ chức ký tên bao gồm 58 cơ quan giám sát tài
chính, 28 ngân hàng trung ương bao gồm ECB, và 28 bộ tài chính (mỗi bộ thuộc mỗi
thành viên trong 27 thành viên UE, ngoại trừ Đan Mạch có một bộ tài chính và một bộ
kinh tế ký tên riêng). Số chữ ký (tổng cộng 114) thể hiện sự phức tạp tiềm tàng trong việc
giải quyết các tập đoàn quốc tế lớn trong Liên minh Châu Âu. MOU 2008 kêu gọi thành
lập Thỏa thuận cụ thể về tự nguyện hợp tác (VSCA) về việc quản lý và giải quyết khủng
hoảng giữa các bộ tài chính, ngân hàng trung ương và các cơ quan giám sát tài chính của
các quốc gia A, B và C.
Theo nội dung của Kế hoạch phục vụ hoạt động tài chính (Financial Services Action
Plan), chỉ thị về sự giải thể của các tổ chức tín dụng (Winding – up of Credit Institutions)
đã được thông qua vào năm 2004, mười sáu năm sau khi nó được đề xuất. Nó phù hợp
với nhà giám sát luật pháp trong nước. Khi một tổ chức tín dụng với các chi nhánh trong
các quốc gia thành viên khác phá sản, quá trình giải thể sẽ phụ thuộc vào các vụ kiện phá
sản riêng lẻ của quốc gia nước sở tại. Nên lưu ý rằng, mặc dù được công nhận là một
phần quan trọng của pháp luật để ngăn ngừa các vấn đề phức tạp đã đưa ra, nó lại rơi vào

tình trạng thiếu khả năng giải quyết vấn đề các công ty con.
Sự thừa nhận điều ḷt trách nhiệm giải trình, theo đó sự giám sát ngân hàng, bảo
hiểm tiền gởi và cứu trợ tài chính cần được xác định đối với các quốc gia giống như
nhau, cho thấy rằng, trong ngành ngân hàng ở Châu Âu, có ba cách để xác định quyền
giám sát ngân hàng: giành cho quốc gia sở tại, giành cho quốc gia ngân hàng mẹ, hoặc



×