Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG VĂN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.33 KB, 30 trang )

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN: NGỮ VĂN

Người thực hiện:
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS
- - Vĩnh Phúc

Tên chuyên đề:
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM QUA
MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
THUỘC CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS

Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 8 tiết
Đối tượng bồi dưỡng: Học sinh giỏi lớp 9

1


2


CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 9 :
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM
VĂN HỌC TRUNG ĐẠI THUỘC CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn chuyên đề
Văn học Việt Nam là nền văn học mang đậm tính nhân văn. Một trong những
giá trị độc đáo ấy là hình tượng người phụ nữ ln được phản ánh sâu đậm và cao
đẹp, đặc biệt là trong văn học trung đại. Tuy nhiên trong thực tế, văn học trung đại
vốn khó và có phần xa cách về thời gian nên thường có nhiều hạn chế trong dạy và


học. Vì mỗi thời kì có một đặc trưng riêng biệt song vẫn có những giá trị mang tính
truyền thống nên để hiểu hôm nay không thể không quan tâm đến quá khứ. Việc nắm
vững hình tượng người phụ nữ trong văn học giai đoạn trung đại có ý nghĩa vơ cùng
quan trọng khơng chỉ với giai đoạn văn học đó mà cịn là cơ sở để nắm vững các giai
đoạn trước và sau nó. Thời kì từ TK X đến hết TK XIX là vơ cùng quan trọng vì nó có
nhiều biến động lịch sử quyết định sự phát triển của dân tộc, vì thế văn học cũng vơ
cùng đa dạng, phong phú và có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình văn học dân tộc.
Thế nhưng trong chương trình Ngữ văn THCS được biên soạn theo đổi mới
phương pháp dạy học thì các tác phẩm văn học khơng học theo tiến trình lịch sử, ít
nội dung khái qt về văn học từng thời kì dẫn đến học sinh khó khăn trong trong việc
xâu chuỗi các vấn đề qua nhiều tác phẩm. Mặt khác, chương trình lại chỉ dành cho
giai đoạn này một lượng thời gian khơng nhiều và nội dung cịn hạn hẹp, việc tìm hiểu
sâu hơn hồn cảnh lịch sử, các vấn đề về người phụ nữ có phần quá sơ lược, thiếu cơ
sở. Với các em, nhất là với học sinh giỏi càng cần thiết phải nắm được hoàn cảnh xã
hội, những đặc trưng cơ bản...để tìm hiểu sâu sắc hơn giá trị cũng như nét đặc thù mỗi
tác phẩm, trong mỗi trào lưu; vì vậy chuyên đề này sẽ phần nào giúp các em, các thầy
cơ có kiến thức đầy đủ tồn diện hơn về hình tượng người phụ nữ trong giai đoạn văn
học quan trọng này.
2/ Phạm vi kiến thức
Các sáng tác văn học Việt Nam giai đoạn từ TK X đến hết TK XIX. Tập trung
chủ yếu vào các tác phẩm thuộc chương trình Ngữ văn 9 như: "Truyện Kiều" của
Nguyễn Du, "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, "Lục Vân Tiên"
của Nguyễn Đình Chiểu và một số tác giả, tác phẩm thuộc chương trình Ngữ văn 7:
Thơ Hồ Xuân Hương, " Chinh Phụ Ngâm" của Đặng Trần Cơn và Đồn Thị Điểm.
Ngồi ra có mở rộng đến một số tác phẩm ngồi chương trình như " Cung ốn ngâm
khúc " của Nguyễn Gia Thiều thuộc chương trình ngữ văn THPT ...Trong mỗi văn
bản, chỉ tập trung làm rõ vẻ đẹp và bi kịch của nhân vật người phụ nữ và nghệ thuật
khắc hoạ tính cách nhân vật ấy và một số vấn đề tham khảo.
3/ Đối tượng thực hiện
Học sinh lớp 9. Dùng cho đội tuyển bồi dưỡng HSG Ngữ văn cấp Huyện, cấp

Tỉnh.
3


4/ Thời lượng sử dụng
Dạy trong 8 tiết.
PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG
A/ KHÁI QUÁT
1. Khái niệm hình tượng và hình tượng trong văn học
Hình tượng là sự phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ thuật dưới
hình thức những hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình, nhận thức trực tiếp bằng
cảm tính. Hình tượng văn học trong các tác phẩm ln là phương tiện hình thức để
nhà văn bộc lộ giá trị tư tưởng và phong cách nghệ thuật của mình . Mỗi nhà văn khi
cầm bút phải khơng ngừng sáng tạo tìm tịi để xây dựng hình tượng nhân vật tiêu biểu
đặc sắc. Khơng phải tác phẩm văn học nào cũng có hình tượng văn học. Không phải
nhân vật nào trong tác phẩm văn học đều trở thành hình tượng nhân vật văn học. Để
trở thành hình tượng văn học điều kiện tiên quyết là phải có tính điển hình. Trong văn
học, hình tượng nhân vật phải là: nhân vật điển hình trong hồn cảnh điển hình. Nghĩa
là nhân vật văn học ấy phải có sức tập trung khái quát cao. Nhân vật ấy phải có những
nét chung nhất của tầng lớp, giai cấp... mà mình đại diện. Và bối cảnh xã hội mà nhân
vật ấy xuất hiện phải là bối cảnh điển hình của một vùng, một nơi vào một thời điểm
lịch sử nhất định. Như vậy: hình tượng nhân vật trong văn học là nhân vật điển hình
trong tác phẩm văn học, mang đậm nét khái quát của tầng lớp, giai cấp của nhân vật
ấy, đồng thời là nhân vật có những nét riêng đặc biệt, xuất hiện trong bối cảnh điển
hình mà tác phẩm văn học ấy thể hiện.
2. Hình tượng người phụ nữ trong văn học trung đại
Trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVI – thế kỉ XIX, ở nước ta do điều kiện xã
hội đặc biệt của nó mà trong văn học dân tộc ta hình thành một trào lưu nhân đạo chủ
nghĩa. Trong trào lưu văn học này, lần đầu tiên hình ảnh người phụ nữ được đề cập
đến một cách phổ biến trong nhiều tác phẩm của nhiều tác giả: Đặng Trần Cơn và

Đồn Thị Điểm có người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm; Nguyễn Gia Thiều có
người cung nữ trong Cung ốn ngâm khúc; Nguyễn Du có Thúy Kiều trong Truyện
Kiều; Nguyễn Dữ có Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương ; trong
những truyện Nôm của những nhà thơ khác như Hoa Tiên, Sơ kính tân trang…cũng
có những cơ gái như Dao Tiên, Quỳnh Thư…Nhưng điểm lại những nhân vật phụ nữ
trong giai đoạn này, hầu như tất cả đều xuất thân từ tầng lớp quý phái, ngay cả Thúy
Kiều của Nguyễn Du cũng được nhà thơ giới thiệu là: “Gia tư nghĩ cũng thường
thường bậc trung”(truyện Kiều). Chỉ có hình ảnh người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân
Hương, Vũ Nương trong Truyện của Nguyễn Dữ ta mới bắt gặp những người con gái
của tầng lớp bình dân.
Trong dịng chảy quan niệm Việt Nam, người phụ nữ đẹp trong văn học trung
đại cũng hiện diện trong một vẻ đẹp toàn diện cả bên trong lẫn bên ngồi. Đó là một
sự kết hợp hài hồ giữa sắc – tài – tâm, giữa nhan sắc và đức hạnh với “tam tòng, tứ
4


đức”. Như vậy, ngay trong cái nền chung trong quan niệm về người phụ nữ đẹp của
người Việt đã có một sự “dị biệt” qua từng thời kì văn học. Đó là vì quan niệm thẩm
mỹ vốn là một phạm trù “phụ thuộc vào chủ thể thẩm mỹ” (Chủ nghĩa Mác – Lênin).
Cho nên, mỗi một thời đại, tuỳ vào hồn cảnh lịch sử cụ thể mà có những quan niệm
khác nhau. Thời trung đại, với sự tiếp biến văn hoá đặc biệt là văn hoá Trung Hoa, tư
tưởng của Khổng giáo, Đạo giáo và Phật giáo đã chi phối đến quan niệm thẩm mỹ của
thời đại. Người phụ nữ có đức hạnh theo quan niệm của Nho gia (lễ giáo phong kiến)
là người phải hội tụ đủ “tam tòng, tứ đức” (Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử
tịng tử; và cơng, dung, ngơn hạnh).
Tuỳ theo cái nhìn chủ quan của tác giả mà vẻ đẹp mỗi nhân vật nữ lại được biểu
hiện khơng giống nhau. Đó là nàng Kiều (Truyện Kiều), người được xem là người đàn
bà đẹp nhất trong văn học Việt Nam. Nếu đặt Kiều vào trong lễ giáo phong kiến thì
Kiều khơng phải là người phụ nữ đức hạnh, nhưng khơng vì thế mà dân tộc ta phủ
nhận vẻ đẹp của Kiều từ ngoại hình đến tài năng, tâm hồn, tính cách. Như vậy, Kiều

đẹp còn bởi tấm lòng nhân hậu, bao dung vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta
mà Nguyễn Du đã kế thừa. Nguyễn Đình Chiểu thì đưa ra một quan niệm về nguời
phụ nữ lý tưởng theo quan niệm của lễ giáo phong kiến: “Gái thời tiết hạnh làm câu
trau mình”(Lục Vân Tiên). Những người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm hay Cung
oán ngâm cũng là những đại diện tiêu biểu cho quan niệm về người phụ nữ đẹp trong
thời đại họ. Nhưng với Hồ Xuân Hương, người phụ nữ “nổi loạn” của thời đại, thì bà
lại có cái nhìn mới về vẻ đẹp người phụ nữ, đứng ở vị trí là người phát ngơn cho vẻ
đẹp của giới mình. Xuân Hương là người đầu tiên và có thể là duy nhất đưa vào văn
học giai đoạn này khơng phải là cơ gái q tộc mà đích thực là những cơ gái bình dân.
Bà tìm thấy vẻ đẹp thực sự của họ, nêu bật vẻ đẹp bên trong, vẻ đẹp tâm hồn của họ
(Bánh trôi nước, Con ốc nhồi, Quả mít); ca ngợi tuổi trẻ tươi mát, trắng trong các cô
gái đang xoan (Đề tranh tố nữ); đi vào đến từng chi tiết của vẻ đẹp cơ thể (Thiếu nữ
ngủ ngày)…
Tuy nhiên, trong quan niệm của dân tộc ta thời kì này thì người phụ nữ đẹp
thường gắn liền với số phận bất hạnh. Điểm lại gương mặt nhân vật nữ thời kì này ta
thấy một điểm chung ở họ là có một cuộc đời đầy sóng gió, bẽ bàng, khơng mấy
người có được hạnh phúc thật sự. Đặc điểm này phải chăng là do quan niệm “hồng
nhan bạc mệnh”.
B/ NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
Phụ nữ là một đề tài lớn trong văn học Việt Nam. Từ trước thế kỉ XVI, nhân vật
phụ nữ đã thoáng hiện trong các tác phẩm văn xuôi tự sự cũng như trong thơ ca. Đó là
hình ảnh những vị anh hùng dân tộc, như Bà Trưng, Bà Triệu, sống đánh giặc, chết
hoá thành phúc thần tiếp tục giúp dân giúp nước; hoặc các nhân vật khác như Mị
Châu, vì ngây thơ mà bị kẻ thù lợi dụng để đến mất nước tan nhà; như cơng chúa Tiên
Dung thích ngao du sơn thuỷ, bất chấp luật lệnh của vua cha, tự ý kết duyên cùng
5


chàng đánh cá Chử Đồng Tử nghèo khó khơng một mảnh khố che thân; hay nàng
quận chúa A Kim yêu say đắm Hà Ơ Lơi – một đứa vừa xấu vừa đen nhưng có giọng

hát mê hồn… Trong lĩnh vực thơ ca, ta cũng thấy có một số bài, hoặc ngâm vịnh về
nhân vật lịch sử như các bài Vịnh Mị Ê, Vịnh nàng Điêu Thuyền, Vịnh Chiêu Quân,
hoặc các bài nói về nỗi buồn thương của các thiếu phụ, kẻ thì bị tình duyên dang dở
như bài Chức Nữ nhớ Ngưu Lang, Tiên tử mong Lưu Nguyễn, Hoàng giang điếu Vũ
Nương…Trong lĩnh vực sân khấu dân gian có Thị Kính trong vở chèo "quan âm Thị
Kính" chịu nỗi hàm oan ni con cho Thị Mầu đến lúc hóa về cõi nết bàn... Tuy
nhiên, ở giai đoạn này, nhân vật phụ nữ chưa trở thành đối tượng quan tâm chính của
văn học mà chỉ mới xuất hiện lẻ tẻ trong văn xuôi lịch sử, trong thần phả, trong truyện
dân gian, hoặc trong các bài thơ điếu, vịnh,…
Đến thế kỉ XVI, đặc biệt là thế kỉ XVIII, phụ nữ đã trở thành một trong những
đề tài lớn của văn học. Các thể loại văn học dường như đều xoay quanh việc phản ánh
số phận người phụ nữ. Vì vậy, trong văn học giai đoạn này, hình tượng người phụ nữ
hiện lên một cách khá đầy đủ và toàn diện trên nhiều bình diện. Về văn xi, các tác
phẩm nổi tiếng viết về đề tài phụ nữ có “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ (nửa đầu
thế kỉ XVI), “Truyền kì tân phả” của Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748), “Kiến văn lục”
của Vũ Trinh (1759 – 1828),… Truyện Nơm cũng có rất nhiều tác phẩm viết về đề tài
này, nhưng tiêu biểu hơn cả là các truyện “Hoa Tiên” của Nguyễn Huy Tự (1743 –
1790), “Truyện Kiều” của Nguyễn Du (1765 – 1820),“Sơ kính tân trang” của Phạm
Thái (1777 – 1813),… " Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu ( 1822-1888)...Thơ
ca viết về phụ nữ, nổi bật là tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Cơn
( dịch giả Đồn Thị Điểm), “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều (1741 –
1798),thơ của Hồ Xuân Hương,…
Nói tóm lại, từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, trong các thể loại văn học, thơ ca
cũng như văn xuôi tự sự, tác phẩm viết bằng chữ Hán cũng như viết bằng chữ Nôm,
… dường như nở rộ đề tài viết về người phụ nữ và hình tượng người phụ nữ nổi bật
lên với hai đặc điểm cơ bản:
1. Phụ nữ - hiện thân của cái đẹp.
2. Phụ nữ - hiện thân của số phận bi thương.
I. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ - HIỆN THÂN CỦA CÁI ĐẸP
Đất nước Việt Nam - đất nước của những câu hát ru ngọt ngào, đất nước của

cánh cò trắng bay, đất nước của bàn tay mẹ tảo tần qua bao năm tháng… và từ trong
cái nguồn mạch dạt dào ấy, người phụ nữ là đề tài chưa bao giờ vơi cạn trong nguồn
cảm hứng của người nghệ sĩ, qua nhiều thời đại khác nhau.
Thần thoại Hi Lạp kể rằng: “Thượng đế đã lấy vẻ đầy đặn của mặt trăng, đường
uốn cong của loài dây leo, dáng run rẩy của các loài cỏ hoa, nét mềm mại của lồi lau
cói, màu rực rỡ của nhị hoa, điệu nhẹ nhàng của chiếc lá, cảm giác tinh vi của vịi voi,
cái nhìn đăm chiêu của mắt hươu, cái xúm xít của đàn ong, ánh rực rỡ của mặt trời,
6


nỗi xót xa của tầng mây, luồng biên động của cơn gió, tính nhút nhát của con hươu
rừng, sắc lộng lẫy của con chim cơng, hình nhuần nhuyễn của con chim yểng, chất
cứng rắn của ngọc kim cương, vị ngon ngọt của đường mật, khí lạnh lẽo của băng
tuyết đức trung trinh của chim uyên ương đem mọi thứ ấy hỗn hợp lại, nặn thành
người phụ nữ”. Có thể nói, người phụ nữ là biểu tượng của cái đẹp.
Nhân vật phụ nữ, ở thể loại tự sự hay trữ tình trong văn học trung đại, thường
đẹp cả người lẫn nết, ít thấy có hiện tượng “xấu người đẹp nết” như trong văn học dân
gian. Chính vì thế, các nhân vật chính diện là những phụ nữ trong văn học từ thế kỉ
XVI đến đầu thế kỉ XIX hầu hết có sự hài hồ giữa cái đẹp về hình thức với cái đẹp
về tâm hồn, họ là hiện thân của cái đẹp: đẹp người và đẹp nết.
1. Cái đẹp hình thể
Điều đặc biệt là: các cô gái khi đi vào văn học giai đoạn này đều là những giai
nhân tuyệt thế.
Hạnh Nguyên trong “Nhị độ mai” là một cô gái đẹp rực rỡ:
“Người đâu trong ngọc trắng ngà,
Mặt vành vạnh nguyệt, tóc rà rà mây”.
Sắc đẹp của người cung nữ trong “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia
Thiều đã đến mức siêu phàm:
“Chìm đáy nước cá lừ đừ lặn,
Lửng lưng trời nhạn ngẩn ngơ sa.

Hương tươi đắm nguyệt say hoa,
Tây Thi mất vía Hằng Nga giật mình”.
Chị em Th Vân và Thuý Kiều trong " Truyện Kiều" của Nguyễn Du thì rõ
ràng là khuôn mẫu của sắc đẹp:
“Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”.
Hai tiểu thư cành vàng lá ngọc, thông minh xinh đẹp "mai cốt cách, tuyết tinh
thần’. Tuy mỗi người một vẻ nhưng ai cũng vô cùng xinh đẹp, dáng vẻ thanh thoát,
yêu kiều như nhành mai, còn tâm hồn lại trắng trong như băng tuyết, thanh cao, kiều
diễm và quý phái…Với bút pháp nghệ thuật ước lệ, Nguyễn Du đã lấy những hình
tượng đẹp của thiên nhiên để tôn lên vẻ đẹp tuyệt đỉnh của chị em Thúy Kiều. Vân có
một vẻ đẹp cao sang, quý phái, trẻ trung: khn mặt trịn trịa, đầy đặn như mặt trăng,
lông mày sắc nét, đậm như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong
trẻo thốt ra từ hàm răng ngà ngọc, mái tóc đen óng nhẹ hơn mây, làn da trắng mịn
màng hơn tuyết,...
7


Vân đã đẹp, Kiều lại càng đẹp hơn. Một vẻ đẹp "sắc sảo" về trí tuệ và "mặn
mà" về tâm hồn. Một vẻ đẹp " nghiêng nước nghiêng thành", một vẻ đẹp khiến hoa
phải " ghen", liễu phải " hờn"...
Hồ Xn Hương cịn muốn vĩnh hằng hố sắc đẹp của người con gái trong bài
thơ “Đề tranh tố nữ”:
“Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cơ mình.

Chị cũng xinh mà em cũng xinh.
Đơi lứa như in tờ giấy trắng,
Ngàn năm cịn mãi cái xn xanh”.
Ngay cả những cơ gái bình dân cũng mang vẻ đẹp thật quyến rũ.Trong tác
phẩm " Bánh trôi nước" của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, hiện lên hình ảnh người con gái
"vừa trắng lại vừa tròn", một người mang vẻ bề ngồi đầy đặn, trịn trịa. Đó là vẻ đẹp
tự nhiên, dân dã, không chăm chút mà mộc mạc, tự nhiên nhưng không kém phần
duyên dáng với làn da trắng mịn màng. Đấy chính là vẻ đẹp của người con gái lao
động hay lam hay làm, đầy mạnh mẽ chốn thôn quê. Ta cũng bắt gặp người phụ nữ
như thế xuất hiện trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ. Vũ Thị
Thiết cũng giống như cô gái trong "Bánh trôi nước", là một người phụ nữ thùy mị nết
na lại thêm tư dung tốt đẹp, chăm chỉ siêng năng,… khiến Trương Sinh phải đem lòng
thương mến mà bỏ ra trăm lạng vàng rước nàng về làm vợ.
2. Cái đẹp tài năng
Sắc đẹp của nhân vật nữ trong văn học giai đoạn này thường gắn liền với một
phần phẩm chất khơng thể thiếu được, đó là tài. Ở họ, sắc và tài tạo thành một cặp
đặc điểm không tách rời nhau. Theo quan niệm của xã hội phong kiến, tài gồm bốn
mặt sau đây: cầm, kì, thi, hoạ, nghĩa là: có tài đánh đàn, chơi cờ, làm thơ và vẽ. Có thể
coi Thuý Kiều của Nguyễn Du là nhân vật tiêu biểu cho phẩm chất nói trên. Tiếng đàn
của nàng làm cho Kim Trọng phải “ngơ ngẩn sầu”, làm cho Thúc Sinh “cũng tan nát
lòng” và làm cho Hồ Tôn Hiến “nhăn mày, rơi châu”. Tài làm thơ của Kiều nhanh đến
khó mà tưởng tượng nổi:
- Tay tiên một vẫy đủ mười khúc ngâm.
- Tay tiên gió táp mưa sa…
Đã nhanh, lại hay! Thơ của Kiều có thể cảm thông được quỷ thần, khiến hồn
ma Đạm Tiên phải hiện lên, khiến viên quan phủ “mặt sắt đen sì” phải rủ lịng thương,
khơng những chỉ tha cho Kiều mà còn đứng ra làm lễ tác hợp cho nàng được lấy Thúc
Sinh, và cho Hoạn Thư, một con người tai quái cũng phải thốt lên:
“Rằng: Tài nên trọng, mà tình nên thương”
Hay chính ở nữ sĩ Hồ Xn Hương được mệnh danh là " bà chúa thơ Nôm".

Cuộc đời và thơ ca của bà là một hiện tượng khá đặc biệt được rất nhiều người đàm
luận từ xưa đến nay. Tục truyền hồi Xuân Hương còn đi học; một hôm gặp phải trời
mưa, đến sân nhà trường, đất trơn, cô nữ sinh trượt chân ngã oạch một ái, các bạn học
thấy thế đều cười ầm lên. Nhưng Xuân Hương đã đứng ngay dậy, ung dung đọc hai
câu thơ rằng:
8


Giơ tay với thử trời cao thấp
Xoạc cẳng đo xem đất vắn dài.
rồi bình thản đi vào. Mấy chàng trai thấy thế cũng phục tài.
Lại có chuyện, một hơm Xn Hương đi thăm chùa Trấn Quốc về, nàng đang
lững thững trên bờ Hồ Tây, bỗng thấy có mấy thầy khóa bước rảo lên theo sát ở đằng
sau rồi trêu ghẹo nàng, có người lại mang cả văn chương chữ nghĩa ra nữa, nàng đọc
cho một bài thơ rằng:
Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ?
Lại đây cho chị dạy làm thơ.
Có thể nói rằng, trong cái xã hội phong kiến “trọng nam khinh nữ”như vậy,
Xuân Hương vẫn dám khẳng định tài năng, trí tuệ hơn người của mình.
Hay trong bài "Ðề đền Sầm Nghi Ðống", tác giả đã thể hiện được sự tự ý thức về
mình, thể hiện được tài năng của người phụ nữ:
Ghé mắt trơng ngang thấy bảng treo,
Kìa đền thái thú đứng cheo leo.
Ví đây đổi phận làm trai được,
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu.
Ði qua ngơi đền thờ tên tướng bại trận, nhà thơ phụ nữ này đã khơng chịu cất
nón, cúi đầu chào kính cẩn, trái lại cịn bng lời chê cười, mỉa mai: ghé mắt tức là
nhìn liếc, nhìn bằng nửa con mắt. Ðặc biệt ở hai câu kết nhà thơ đã dám nói một điều
táo bạo: Nếu được làm trai thì sự nghiệp anh hùng của ta sẽ khơng xồng, khơng tồi tệ
như sự anh hùng của nhà ngươi đâu.

Qua đây, ta cũng hiểu thêm ít nhiều về người phụ nữ xưa, khơng chỉ đẹp về hình
thể mà họ cịn là những con người có đầy tài năng.
3. Cái đẹp tâm hồn
Tuy vậy, ca ngợi tài và sắc của người phụ nữ không phải là mục đích của tác giả
văn học thế kỉ XVI – thế kỉ XIX. Tài và sắc chỉ là một phương diện của cái đẹp và
làm nền để bộc lộ bản chất của cái đẹp: đẹp nết. Mỗi một thể loại văn học, mỗi một
tác giả văn học lại có cách biểu đạt riêng về cái đẹp của người phụ nữ.
Khi nói đến đẹp nết là ta đã đề cập tới phạm trù đạo đức. Trong văn học dân
gian người ta cho rằng:
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết cịn hơn đẹp người”.
Nhưng, như trên đã nói, trong văn học trung đại khơng có sự đối lập giữa hình
thức (xấu người) với nội dung (đẹp nết). Hình thức và nội dung thường có sự hồ
quyện sóng đơi. Vì thế, ở các truyện truyền kì cũng như truyện Nơm, trong bất cứ
hồn cảnh nào, nhân vật phụ nữ ln tốt lên một phẩm chất cao đẹp: hiếu thảo, thủy
chung, giàu đức hi sinh và có tấm lịng vị tha nhân hậu.
Nàng Vũ Nương trong " Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ là
người phụ nữ thuỷ chung, son sắt trong tình nghĩa vợ chồng: Trong cuộc sống vợ
9


chồng, biết Trương Sinh vốn có tính đa nghi, nên nàng ln “giữ gìn khn phép,
khơng từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hịa”. Nàng ln giữ cho tình cảm gia
đình đầm ấm, yên vui. Nàng là một người vợ hiền thục, khôn khéo, nết na đúng mực!
Hạnh phúc êm ấm tưởng bền lâu, không ngờ đất nước xảy ra binh biến, Trương Sinh
phải đầu quân ra trận ở biên ải xa xơi. Buổi tiễn chồng đi lính, Vũ Nương rót chén
rượu đầy, dặn dị chồng những lời tình nghĩa, đằm thắm, thiết tha: “ Chàng đi chuyến
này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày
về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. Ước mong của nàng thật bình dị,
lời lẽ dịu dàng ấy, chứng tỏ nàng ln coi trọng hạnh phúc gia đình mà xem thường

mọi công danh phù phiếm. Nàng cảm thông trước những nỗi vất vả gian lao mà chồng
sẽ phải chịu đựng: “Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khơn lường. Giặc cuồng cịn lẩn
lút, qn triều cịn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín q kì, khiến
cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng.”. Qua lời nói dịu dàng, nàng cũng bộc lộ
nỗi khắc khoải nhớ chồng của mình: “Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi
người ải xa, trơng liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù
có thư tín nghìn hàng, cũng sợ khơng có cánh hồng bay bổng”. Đúng là lời nói, cách
nói của một người vợ hết mực thùy mị, dịu dàng. Trái tim ấy giàu lòng yêu thương,
biết chịu đựng những thử thách, biết đợi chờ để yên lòng người đi xa, thật đáng trân
trọng biết bao! Khi xa chồng, Vũ Nương ngày ngày đợi chờ, ngóng trơng đến thổn
thức. Nỗi nhớ thương dài theo năm tháng “Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây
che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời khơng thể nào ngăn được”. Nàng vừa
thương chồng, vừa nhớ chồng, vừa thương xót cho chính mình đêm ngày phải đối mặt
với nỗi cơ đơn vò võ. Thể hiện tâm trạng ấy, Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau
khổ của Vũ Nương, vừa ca ngợi tấm lòng thủy chung, thương nhớ đợi chờ chồng của
nàng. Khi hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ: Vũ Nương ra sức cứu vãn, hàn gắn.
Khi người chồng trút cơn ghen bóng gió lên đầu, Vũ Nương đã ra sức thanh minh,
phân trần. Nàng đã viện đến cả thân phận và tấm lịng của mình để thuyết phục
chồng “Thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu.....cách biệt ba năm giữ gìn
một tiết. Tơ son điểm phấn từng đã ngi lịng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén
gót.....” Những lời nói nhún nhường tha thiết đó cho thấy thái độ trân trọng chồng,
trân trọng gia đình nhà chồng, niềm tha thiết gìn giữ gia đình nhất mực của Vũ
Nương. Rồi những năm tháng sống ở chốn làng mây cung nước sung sướng nàng
vẫn không nguôi nỗi thương nhớ chồng con. Vừa gặp lại Phan lang, nghe Lang
kể về tình cảnh gia đình nàng đã ứa nước mắt xót thương. Mặc dù đã nặng lời
thề sống chết với Linh Phi nhưng nàng vẫn tìm cách trở về với chồng con trong giây
lát để nói lời đa tạ tấm lòng chồng. Rõ ràng trong trái tim người phụ nữ ấy, khơng
vẩn chút thù hận, chỉ có sự u thương và lòng vị tha.
Vũ Nương còn là người con dâu hiếu thảo với mẹ chồng, một người mẹ hiền
đầy tình yêu thương con. Trong ba năm chồng đi chiến trận, một mình nàng vừa làm

con vừa làm cha vừa làm mẹ để chăm sóc phụng dưỡng mẹ chồng, ni dạy con thơ.
Với mẹ chồng, nàng là một cô con dâu hiếu thảo. Chồng xa nhà, nàng đã thay chồng
10


phụng dưỡng mẹ chu đáo. Khi bà ốm nàng đã thuốc thang lễ bái thần phật và lấy
những lời khôn khéo để khuyên răn để bà vơi bớt nỗi nhớ thương con. Đến khi bà
mất, nàng đã hết lời thương xót, ma chay tế lễ cẩn trọng hệt như với cha mẹ đẻ của
mình. Cái tình ấy quả có thể cảm thấu cả trời đất cho nên trước lúc chết người mẹ già
ấy đã trăng trối những lời yêu thương, động viên, trân trọng con dâu “Sau này, trời xét
lòng lành, ban cho phúc đức giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết
chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ". Với con thơ nàng hết sức yêu
thương, chăm chút. Sau khi xa chồng đầy tuần, nàng sinh bé Đản, một mình gánh vác
cả giang sơn nhà chồng nhưng chưa khi nào nàng chểnh mảng việc con cái. Chi tiết
nàng chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha Đản cũng xuất phát từ tấm lịng của
người mẹ : để con trai mình bớt đi cảm giác thiếu vắng tình cảm của người cha.
Có thể nói, Nguyễn Dữ đã dành cho nhân vật một thái độ yêu mến, trân trọng
qua từng trang truyện, từ đó khắc họa thành cơng hình tượng người phụ nữ với đầy đủ
phẩm chất tốt đẹp.
Trong " Truyện Kiều" của Nguyễn Du, trước tai biến bất ngờ của gia đình, Thuý
Kiều đã hi sinh thân mình, hi sinh tình yêu của mình:
“Rẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha”.
Đến khi một mình cơ đơn giữa mênh mang trời nước của Lầu Ngưng Bích,
Kiều cũng lại quên đi cái thân phận của mình để nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hơm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ơm.
Đầu tiên nàng nhớ tới chàng Kim, nhớ tới lời thề đôi lứa. Nàng tưởng tượng
Kim Trọng đang ngày đêm đau đáu chờ tin nàng mà uổng cơng vơ ích. Nàng ln
cảm giác mình mang tội phụ tình. Tiếp đó Kiều nghĩ đến cha mẹ. Nghĩ đến song thân
nàng thương cha mẹ khi sáng, khi chiều tựa cửa ngóng tin con, trơng mong sự đỡ đần.
Nàng xót xa cha mẹ lúc già yếu mà nàng khơng được tự tay chăm sóc và hiện thời ai
người trơng nom. Nàng đau đớn xót xa nghĩ mình là con bất hiếu, phụ cơng sinh
thành ni dạy của mẹ cha.
Khi rơi vào lầu xanh của Tú Bà, Kiều phải sống một cuộc đời nhơ nhớp. Có lần
nàng đã tự tử để mong thoát khỏi kiếp sống đoạ đày đó. Nhưng khi Thúc Sinh ngỏ lời
cầu hơn, Kiều không coi đấy là cơ may phải chớp lấy. Điều đầu tiên Kiều nghĩ đến là
hạnh phúc của Hoạn Thư, người vợ hiện tại của Thúc Sinh. Nếu như nàng lấy chàng
Thúc, một hiện thực không thể tránh khỏi cho Hoạn Thư là:
“Thêm người, người cũng bớt lòng riêng tây”.

11


Rõ ràng, người bị thiệt thòi trước hết là Hoạn Thư. Tình cảm vợ chồng của
Hoạn Thư sẽ bị chia sẻ. Kiều không đang tâm. Rồi khi được quan phủ và Thúc ơng
tác thành cho lấy Thúc Sinh, có thể nói, đó là lúc Kiều được sống trong hạnh phúc ấm
êm. Nhưng nàng không giành giật hạnh phúc cho riêng mình. Nàng nghĩ đến sự cơ
đơn, thiệt thịi của Hoạn Thư, do đó nàng chủ động nài nỉ chàng Thúc trở về thăm vợ:
“Xin chàng hãy trở lại nhà.
Trước người đẹp ý, sau ta biết tình”.
Làm việc này, Kiều hồn tồn dự cảm được điều gì đang đợi mình sau chuyến
thăm vợ của chàng Thúc. Nàng nói:
“Dù khi sóng gió bất bình
Lớn ra phận lớn, tơi đành phận tơi”.

Biết hi sinh mình cho người là một trong những đức tính của Kiều nói riêng và
của các nhân vật phụ nữ trong văn học Việt Nam thế kỉ XVI - XIX nói chung.
Cùng với lịng vị tha, tấm tình thuỷ chung son sắt cũng là một trong những
phẩm chất nổi bật của người phụ nữ.
Kiều ăn ở với mọi người trước sau như bát nước đầy. Bà quản gia, vãi Giác
Duyên, Thúc Sinh… là những người đã từng cưu mang, cứu vớt Kiều. Sau này, khi đã
trở thành vợ của người anh hùng cái thế Từ Hải, Kiều vẫn nhớ tới ơn sâu nghĩa nặng
của họ. Nàng đền ơn chàng Thúc thật là trọng hậu:
“Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân,
Tạ lịng dễ xứng báo ân gọi là”.
Gặp lại Bà quản gia và vãi Giác Duyên, Kiều nhắc tới công ơn cứu giúp của họ
bằng lời nói vừa chân thật, vừa cảm động:
“Nhớ khi lỡ bước sảy vời,
Non vàng chưa dễ đền bồi tấm thương.
Nghìn vàng gọi chút lễ thường,
Mà lịng Phiếu mẫu mấy vàng cho cân!”.
Ngay ở nhân vật Thúy Vân- người em vườn Thúy ( theo tác giả Nguyễn Thị
Sâm trong " Bình giảng Truyện Kiều- NXB văn học) đã khẳng định một vẻ đẹp đáng
nể trọng không chỉ về hình thể mà cả vẻ đẹp tâm hồn. Điều mà nhiều chúng ta hay
quên khi mải ca tụng Thúy Kiều!
Vân đẹp, một vẻ đẹp truyền thống: đoan trang, thùy mị và phúc hậu:
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, thuyết nhường màu da.
Một vẻ đẹp nguyên sơ mà vĩnh cửu! Đẹp như chiếc áo tứ thân miền Bắc, chiếc
áo cụt miền Trung hay chiếc áo bà ba miền " mưa nắng hai mùa".
Không chỉ đẹp ở nhan sắc, Thúy Vân cịn có một tâm hồn cao cả. Giống như tất
cả mọi người con gái, Vân có tình cảm riêng tư cá nhân chứ, nhưng khi vì gia đình, vì
để giữ vẹn ân tồn nghĩa của chị với chàng Kim nàng chấp nhận sống bên cạnh Kim

12


Trọng như một cái bóng bên người chồng hờ ( Kim Trọng có phút giây nào nghĩ đến
Thúy Vân đâu?) mà nàng chưa bao giờ than phiền gì .
Rồi đến phần tái hợp Kim- Kiều, bao tầm mắt hướng về cơ em gái. Khơng phụ
lịng mong mỏi, đốn trước ý muốn của người thân:
Đứng lên Vân mới giãi bày...
Rằng trong tác hợp cơ trời,
Hai bên gặp gỡ một lời kết giao.
Gặp cơn binh địa ba đào,
Vậy đem duyên chị buộc vào cho em.
Cũng là phận cải duyên kim,
Cũng là máu chảy ruột mềm có sao?
Những là nay ước mai ao,
Mười lăm năm ấy biết bao là tình.
Bây giờ gương vỡ lại lành,
Khơn thiêng lừa lọc đã đành có nơi.
Cịn dun nay lại còn người,
Còn vằng trăng bạc, còn lời nguyền xưa.
Quả mai ba bảy đương vừa,
Đào non sớm liệu xe tơ kịp thì.
Thật chí tình! Thúy Vân chỉ nghĩ đến kẻ mười lăm năm lưu lạc truân chuyên,
nghĩ đến tình ai chung thủy. Nàng đâu có chút nào nghĩ đến thân phận của mình.
Nàng trở về kiếp sống âm thầm, khi bổn phận đã trịn. Mặc lời bình phẩm, mặc thế
gian. Vẻ đẹp ấy khơng phải cao cả, đáng kính lắm sao!
Cịn Hồ Xn Hương đã hình tượng hố phẩm chất của người phụ nữ trong bài
thơ thất ngôn tứ tuyệt “Bánh trôi nước” theo kiểu Hồ Xuân Hương:
“Thân em vừa trắng lại vừa trịn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lịng son”.
Dù cuộc đời có bị vùi dập “bảy nổi ba chìm” thì “tấm lịng son” của người phụ
nữ vẫn được giữ gìn trọn vẹn. Đó là nét nổi bật nhất về hình tượng người phụ nữ
trong văn học Việt Nam thế kỉ XVI – thế kỉ XIX.
Phẩm chất tốt đẹp của nhân vật Kiều Nguyệt Nga trong " Truyện Lục Vân
Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu được thế hiện qua lời lẽ chân thành mà nàng giãi bày
với Lục Vân Tiên khi được chàng cứu. Đó là lời lẽ của một tiểu thư khuê các, đoan
trang và có học thức:
Thưa rằng: “Tơi Kiều Nguyệt Nga,
Con nầy tì tất tên là Kim Liên.
Quê nhà ở quận Tây Xuyên,
Cha làm tri phủ ở miền Hà Khê.
Sai quân đem bức thơ về,
13


Rước tơi qua đó định bề nghi gia.
Làm con dâu dám cãi cha,.
Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành.
Chẳng qua là sự bất bình,
Hay vầy cũng chẳng đăng trình làm chi.
Lâm nguy chẳng gặp giải nguy,
Tiết trăm năm củng bỏ đi một hồi.
Trước xe quân tử tạm ngồi,
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.
Chút tôi liễu yếu đào thơ
Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần.
Hà Khê qua đó cũng gần,
Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng.

Gặp đây đương lúc giữa đàng,
Của tiền chẳng có, bạc vàng cũng không.
Gẫm câu báo đức thù công,
Lấy chi cho phỉ tấm lịng cùng ngươi".
Cách xưng hơ của nàng vừa trân trọng, vừa khiêm nhường; nói năng dịu dàng,
mực thước; trình bày rõ ràng, khúc chiết, vừa đáp ứng đầy đủ những điều thăm hỏi ân
cần của Lục Vân Tiên, vừa thể hiện niềm cảm kích chân thành đối với ân nhân cứu
mạng. Nguyệt Nga là người chịu ơn. Lục Vân Tiên khơng chỉ cứu mạng, mà cịn cứu
cả cuộc đời trong trắng của nàng. Mà đối với người con gái, điều đó cịn q hơn tính
mạng:
Lâm nguy chẳng gặp giải nguy,
Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi.
Nàng băn khoăn tìm cách trả ơn chàng, dù hiểu rằng đền đáp bao nhiêu cũng là
không đủ:
Gẫm câu báo đức thù công,
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi.
Bởi thế, nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng trai khảng khái, hào hiệp
và sau này dám liều mình quyên sinh để giữ trọn ân nghĩa thuỷ chung.
Nhân vật Kiều Nguyệt Nga đã chinh phục được tình cảm yêu mến của nhân
dân, những con người luôn đặt ân nghĩa lên hàng đầu, coi ân nghĩa là gốc rễ của đạo
đức.
II. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ - HIỆN THÂN CỦA NHỮNG
SỐ PHẬN BI THƯƠNG
Những người phụ nữ đẹp là thế, vậy mà đáng tiếc thay họ lại sống trong một xả
hội phong kiến thối nát với bộ máy quan lại mục ruỗng, chế độ trọng nam khinh nữ
vùi dập số phận họ. Càng xinh đẹp họ lại càng đau khổ, lại càng phải chịu nhiều sự

14



chèn ép, bất công. Như một quy luật khắc nghiệt của thời bấy giờ "hồng nhan bạc
phận".
1. Trước hết, họ là nạn nhân của những hủ tục, lễ giáo phong kiến khắc
nghiệt
a, Chế độ đa thê
Dưới chế độ phong kiến, mọi thế lực xã hội, kể cả gia đình, đều có thể chà đạp
lên thân phận người phụ nữ.
Đứng đầu các thế lực xã hội thời bấy giờ là vua chúa. Để phục vụ cho việc ăn
chơi truỵ lạc, bọn chúng đã kén hàng trăm cô gái trẻ trung, xinh đẹp vào cung làm phi
tần. Chế độ cung tần dã man đã làm cho tuổi xuân và sắc đẹp của các cơ gái bị chơn
vùi trong cung cấm. “Cung ốn ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều là tiếng oán thán
đến rớm máu cho những số phận đau thương đó. Khi đã vào cung, ngoại trừ một vài
người có cái may mắn được vua chúa sùng ái, còn hầu hết các cung nữ đều mau
chóng bị ruồng bỏ, lãng quên. Họ chỉ cịn biết âm thầm thở than, ốn trách:
“Hoa này bướm nỡ thờ ơ
Để gầy bông thắm, để xơ nhị vàng”.
Dân gian thường nói:
“Vua thì nhiều vợ nhất đời
Ba trăm mĩ nữ, sáu mươi cung tần”.
Bởi quá nhiều cung tần mĩ nữ như vậy, người cung phi khơng thể tìm được cho
mình chỗ đứng trong cái “gia đình” một chồng mà có tới vài ba trăm vợ ấy. Họ buộc
lịng phải thốt lên:
“Ngán thay cái én ba nghìn
Một cây cù mộc biết chen cành nào”.
Sống âm thầm cô đơn, để cho tuổi xuân tàn tạ và trở thành những người khơng
chồng khơng con “Bỗng khơng mà hố ra người vị vong” (Người vị vong: người có
chồng bị chết) rồi chết già trong cung cấm, đó là số phận khơng thể tránh khỏi của
người cung nữ.
Nữ sĩ Xuân Hương đã nói một cách trần trụi nhất về nỗi khổ, số phận của
những người phụ nữ sống trong cảnh " chồng chung":

Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng,
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.
Năm thì mười họa chăng hay chớ,
Một tháng đơi lần có cũng khơng.
Cố đấm ăn xơi, xơi lại hẩm,
Cầm bằng làm mướn, mướn không công.
...............
(Làm lẽ)
Ở xã hội xưa, trai năm thê bảy thiếp là thường, còn người phụ nữ chỉ biết chấp
nhận. Họ đâu có quyền làm chủ đời mình.

15


b, Chế độ nam quyền
Đối với người phụ nữ, gia đình là tất cả, vì gia đình là tổ ấm, là chốn nương
thân, là nơi có thể tìm thấy niềm vui, sự an ủi. Nhưng biết bao kiếp người phụ nữ đã
gặp cảnh gia đình ngang trái, nhất là khi lấy phải người chồng chẳng ra gì. Bài thơ
“Khóc tổng Cóc” của Hồ Xuân Hương như tiếng thở dài của người vợ khi đã trút
được gánh nặng về ông chồng:
“Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thơi.
Nịng nọc đứt đi từ đây nhé,
Ngàn vàng khơn chuộc dấu bơi vơi!”
Có lẽ tiêu biểu hơn cả cho những số phận cay đắng do người chồng gây ra là
nhân vật Vũ Thị Thiết trong truyện " Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn
Dữ. Đớn đau thay số phận của nàng Vũ Nương! Chỉ vì muốn con vui, muốn bớt buồn,
giải khy khi sống cơ đơn vị võ ni con nên nàng đã lấy cái bóng của mình, nói với
con đó là cha. Nhưng nàng đâu thể ngờ, chính điều này đã gây ra cho nàng bao nỗi bất
hạnh, tủi nhục, bị chồng nghi oan mà phải trầm mình xuống sơng tự vẫn! Với nàng, để

minh oan, khơng cịn cách nào khác nữa. Nàng đã cùng đường mất rồi! Giá như cái xã
hội này có một chút cơng bằng, để cho lời nói của người phụ nữ có giá trị thì chắc
chuyện đáng tiếc này đã khơng xảy ra; nàng đã không phải chịu uất ức, không phải
lấy nước sông để rửa trôi nỗi nhục mà chồng nàng áp đặt.
c, Chế độ đồng tiền
Còn nhiều và rất nhiều những kiếp người như Vũ Nương, như Xuân Hương. Trong
xã hội phong kiến số phận người phụ nữ luôn bị chà đạp bởi rất nhiều thế lực khác
nữa. Một xã hội nhốn nháo bởi đồng tiền, một xã hội mà cán cân cơng lí nghiêng theo
ý muốn của những kẻ có quyền, có tiền...Trong xã hội ấy, người phụ nữ ln phải
chịu nhiều bất công ngang trái nhất.
Nỗi bất hạnh của Vũ Nương trong " Chuyện người con gái Nam Xương" có
nguyên nhân sâu xa từ đồng tiền mà ra. Cuộc hơn nhân của Vũ Nương và Trương
Sinh có phần khơng bình đẳng, nó khơng xuất phát từ tình u mà giống như một
cuộc mua bán. Trương Sinh vì mến dung hạnh Vũ Nương mà " xin với mẹ đem trăm
lạng vàng cưới về". Sự cách bức giàu – nghèo đã cộng thêm một cái thế cho Trương
Sinh, bên cạnh cái thế của người chồng, người đàn ông trong chế độ gia trưởng phong
kiến. Đứng trên cái thế của kẻ có quyền, có tiền nên Trương Sinh mới bất chấp tất cả
mọi lời phân trần của vợ, mới không mảy may để ý đến những lời bênh vực biện bạch
của làng xóm để rồi Vũ Nương mới phải tìm đến cái chết để chứng minh sự chung
thủy.
Song có lẽ, điển hình cho nhân phẩm và tài sắc bị vùi dập vẫn là nhân vật Thuý
Kiều trong " Truyện Kiều" của Nguyễn Du. Xã hội mà Thúy Kiều sống là cái xã hội:
Quan lại vì tiền mà bất chấp cơng lý, sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương ơng, Tú
Bà, Mã Giám Sinh vì tiền mà làm nghề bn thịt bán người, Sở Khanh, Khuyển Ưng
vì tiền mà lao vào tội ác. Cả xã hội chạy theo đồng tiền.(theo Hoài Thanh). Rõ ràng ở
16


cái xã hội mà: "Trong tay đã sẵn đồng tiền/ Dầu lịng đổi trắng thay đen khó gì" thì
nhân phẩm của phụ nữ bị coi rẻ, bị chà đạp phũ phàng. Ma lực đồng tiền khiến những

kẻ xấu xa sẵn sàng nhúng tay vào tội ác, gây ra bao đau khổ cho người dân lương
thiện.
Trong xã hội ấy, đầu mối của mọi cái xấu xa, tàn bạo là do bọn quan lại phong
kiến gây ra. Cái xấu của chúng là bản chất. Từ tên bán tơ thấp hèn nhất trong xã hội
đã vì đồng tiền mà:
“Một ngày lạ thói sai nha,
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.”
Rồi sau đó là hàng loạt các tên quan khác xuất hiện có quyền, vì tiền mà sẵn
sàng trà đạp lên nhân phẩm con người. Tên quan thứ nhất tiếp tay cho bọn sai nha
“cướp ngày”, tra khảo tàn khốc Vương Ông, Vương Quan. Chính tên quan này đã đẩy
Th Kiều, một cơ gái trong trắng lương thiện vào nhà chứa, để “Có ba trăm lạng việc
này mới xong”. Thuý Kiều phải bán mình lấy tiền chuộc cha, chuộc em. Tên quan thứ
hai “mặt sắt đen sì”, đại diện luật pháp sử kiện vụ Thúc ông với Thuý Kiều “Một là cứ
phép gia hình/Hai là lại cứ lầu xanh phó về”. Ở đây rõ ràng có tính chất trả thù, lăng
nhục, chứ khơng có tính chất giáo huấn, sửa sai. Viên quan thứ ba là trọng thần Tổng
đốc Hồ Tôn Hiến, tên quan to nhất, cũng là tên quan ti tiện, bỉ ổi nhất. Hắn đã đẩy
Thuý Kiều đến cảnh phải nhảy xuống sông tự vẫn.
Đương đầu với những thế lực tàn bạo ấy, thân phận của nàng Kiều quả là đau
xót.
Tài sắc của Kiều, như Nguyễn Du đã nói:
“Sắc đành địi một, tài đành hoạ hai”.
Hơn nữa, Kiều lại có lịng vị tha, có trái tim đơn hậu. Vậy mà, đời nàng là một
chuỗi dài những bi kịch “hết họa nọ đến nạn kia”. Mới 15 tuổi đầu, Kiều đã phải bán
mình chỉ vì thằng bán tơ vu oan giá họa cho gia đình. Bán mình đã là điều đau khổ.
Nhưng cái chính là, tài sắc như Kiều mà phải đem thân bán cho tên ô trọc Mã Giám
Sinh tuổi “ngoại tứ tuần”. Nỗi đau đớn bất ngờ ấy khiến Kiều không thốt lên được
một lời nào, nàng chỉ cịn biết khóc:
“Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng”.
Từ đây, nước mắt của nàng sẽ nhỏ theo từng bước chân nàng trong suốt 15 năm
trời lưu lạc. Khi mới bán mình, Kiều chưa hình dung được thân phận mình sau này sẽ

ra sao. Nàng chỉ biết rằng:
“Từ đây góc bể chân trời
Nắng mưa thui thủi quê người một thân”.
Oái oăm thay, con người tài sắc “đáng giá nghìn vàng” như Kiều, sau khi qua
tay Mã Giám Sinh, lại rơi vào lầu xanh bẩn thỉu của Tú Bà. Kiều quằn quại khi phải
sống cuộc đời nhơ nhớp của gái lầu xanh:
“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh,
Giật mình, mình lại thương mình xót xa.
17


Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong ong chường bấy thân!”.
Được Thúc Sinh cứu khỏi lầu xanh của Tú Bà, Thuý Kiều lại bị Bạc Bà, Bạc
Hạnh đẩy vào lầu xanh lần thứ hai.
Tài sắc lẽ ra phải được nâng niu trân trọng. Song, dưới chế độ phong kiến,
ngược lại, tài sắc trở thành nguyên nhân để nhân phẩm bị chà đạp. Thoạt tiên, tài sắc
của Thuý Kiều bị biến thành món hàng trong tay những “phường bán thịt”, “quân
buôn người”:
“Đắn đo cân sắc cân tài,
Ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ”.
Sau này, Hoạn Thư đem tài đàn của Kiều ra để hành hạ nàng, bắt nàng hầu đàn
Thúc Sinh. Và cuối cùng, Hồ Tôn Hiến cũng dùng tiếng đàn của Kiều để nhục mạ
nàng. Như chúng ta đã biết, trong đời Kiều, Từ Hải là người duy nhất giúp nàng
ngẩng cao đầu “cả cười” và “ân ốn rạch rịi”. Đối với Kiều, Từ Hải là ân nhân (cứu
Kiều ra khỏi lầu xanh, giúp nàng đền ơn báo oán, đưa Kiều từ thân phận gái lầu xanh
lên bậc mệnh phụ phu nhân…), là người tri kỉ, là chồng,… Từ Hải là tất cả cuộc đời
Kiều. Vậy mà, vì mắc lừa Hồ Tơn Hiến – quan trọng thần, đại diện triều đình – Kiều

đã khuyên Từ Hải ra hàng để dẫn đến cái chết của Từ. Đời Kiều rất nhiều nỗi đớn
đau, nhưng nỗi đớn đau lớn nhất vẫn là việc Từ Hải chết. Kiều đã khóc, khóc suốt 15
năm, nhưng chưa bao giờ nàng khóc nhiều như khi Từ Hải chết. Nàng khóc cho
chồng, khóc cho mình, khóc cho đời, khóc cho người tri kỉ mà mình vơ tình làm hại.
Nỗi đau đớn đó làm cho Kiều như bị tan ra thành nước mắt:
“Dòng thu như giội cơn sầu”.
Đang trong cơn tuyệt vọng như vậy, Kiều lại phải dùng tài đàn của mình để
mừng cơng Hồ Tơn Hiến, kẻ vừa giết Từ Hải. Đó là là sự sỉ nhục lớn nhất trong đời
Kiều. Tiếng đàn mà Hoạn Thư bắt Kiều hầu rượu Thúc Sinh đã não nùng:
“Bốn dây như khóc như than”
Tiếng đàn hầu rượu Hồ Tơn Hiến cịn não nùng hơn! Đó khơng chỉ là tiếng
khóc, tiếng than, mà là tiếng máu bật ra từ trái tim đau khổ:
“Một cung gió thảm mưa sầu,
Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay!’.
Sự chà đạp nhân phẩm đã lên đến cùng cực. Kiều khơng cịn lí do gì để sống.
Nàng phải nhảy xuống sơng Tiền Đường, kết thúc một kiếp tài hoa bị đoạ đày.
2. Họ là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa
Nhìn lại lịch sử giai đoạn này ta thấy: Đến đầu thế kỷ XVI nhà Lê suy yếu dần ,
phong trào đấu tranh của nông dân phát triển mạnh . Sự suy thoái của nhà nước phong
kiến tập quyền dẫn đến mâu thuẫn xã hội sâu sắc và sự căm phẫn của các tầng lớp

18


nhân dân, làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa. Và các cuộc chiến tranh phong kiến diễn
ra liên miên là đặc điểm nổi bật.
Phục vụ cho những cuộc chiến tranh đó, biết bao người dân đã một đi khơng trở
lại; biết bao gia đình phải li tán... Và đây cũng là một nguyên nhân đem đến nỗi bất
hạnh cho người phụ nữ.
Nỗi bất hạnh của Vũ Nương trong " Chuyện người con gái Nam Xương" của

Nguyễn Dữ, nguyên nhân sâu xa cũng do chiến tranh mà nên. Chiến tranh khiến
Trương Sinh phải đi lính bỏ lại Vũ Nương một mình nuôi con thơ, phụng dưỡng mẹ
già; Chiến tranh khiến cho cái gia đình nhỏ nhưng " khơng thất hịa" ấy li tán để ngày
trở về người chồng nghi oan cho vợ thất tiết, vợ phải gieo mình xuống sơng để chứng
minh sự trong sạch.
Trong Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Cơn ( dịch giả Đồn Thị Điểm),
mặc dù tất cả những địa danh, địa trận, những chốn hẹn hò, những tên thành, núi,
sông và ngay cả tên các vị danh tướng… nhất nhất đều thuộc nước Trung-hoa, để
phác họa nên khung cảnh chiến tranh xảy ra tại Bắc quốc. Nhưng rõ ràng đây chỉ là
một cuộc chiến tranh tưởng tượng. Cuộc chiến tranh ở đây vì vậy chỉ có tính tượng
trưng. “Chính tính cách tượng trưng này đã giúp cho sự thác ngụ của tác giả”. (Dẫn
lời giáo sư Phạm Thế Ngũ, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, q.II, tr.164). Ta có
thể hình dung cuộc chiến tranh trong Chinh phụ ngâm khúc là nói về cuộc binh biến
kéo dài ở nước ta, trong giai đoạn xã hội rối loạn, giặc giã triền miên vào thời các
chúa Trịnh Giang và Trịnh Doanh, khoảng giữa thế kỉ XVIII.
Và cuộc chiến tranh ấy cũng là một trong những tai hoạ giáng xuống đầu người
phụ nữ. “Chinh phụ ngâm khúc” chính là tiếng kêu khắc khoải của người vợ trẻ có
chồng bị cuốn vào cuộc chiến tranh phi nghĩa. Người chồng ra trận đối mặt với cái
chết, vợ ở nhà chỉ cịn biết ngóng theo. Nhưng giữa đơi vợ chồng trẻ ấy là một khoảng
cách vô cùng:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Xa chồng, người vợ ở nhà thì mịn mỏi chờ mong, lo âu phấp phỏng: lo cho
chồng nơi chiến địa, lo cho tuổi xn của mình lặng lẽ trơi qua:
“Thiếp rầu thiếp, lại rầu chàng chẳng quên”.
Nỗi cô đơn gặm nhấm dần tuổi trẻ, người chinh phụ không khỏi lo lắng cho sự
tàn tạ của mình:
“Gái tơ mấy chốc xảy ra nạ dòng”.

Nàng khao khát được gặp lại chồng dù chỉ một lần thôi, song chiến tranh đẩy
họ xa nhau, mỗi người một phương biền biệt:
“Thiếp trong cánh cửa, chàng ngồi chân mây”.
Sầu chia li giày vị, người chinh phụ chỉ cịn biết tìm chút hạnh phúc trong
mộng mị:
19


“Duy còn hồn mộng được gần,
Đêm đêm thường tới giang tân tìm người,…”.
Nhưng mộng rồi phải tỉnh, và khi tỉnh dậy càng thấy buồn khổ hơn:
“Giận thân thiếp lại không bằng mộng
Được gần chàng bến Lũng thành Quan,
Khi mơ những tiếc khi tàn
Tỉnh trong giấc mộng mn vàn cũng khơng”.
Nói tóm lại, ngày nay đọc lại văn học trung đại Việt Nam, ta thấy hình tượng
người phụ nữ nổi bật lên hai nét lớn: phụ nữ hiện thân của cái đẹp và phụ nữ hiện thân
của những số phận bi thương. Đấy là một trong những thành công lớn của các tác gia
văn học Việt Nam thế kỉ XVI - thế kỉ XIX. Nó đã góp phần vào trào lưu nhân đạo
chủ nghĩa, góp phần vào tiếng nói địi giải phóng con người, nhất là giải phóng phụ
nữ. Khi xây dựng hình tượng các nhân vật phụ nữ này, ở mỗi tác phẩm văn học trung
đại ta đều cảm nhận được thái độ cảm thông, trân trọng và ngợi ca của các nhà thơ
nhà văn. Cái tâm, cái tình của các tác giả văn học trung đại mang đậm giá trị nhân
đạo cao cả. Nói rộng ra, nó đều xuất phát từ tình yêu thương con người. Yêu thương
nên đồng cảm với nỗi khổ của họ, yêu thương nên trân trọng ngợi ca những vẻ đẹp,
những khát khao của họ, và yêu thương nên cất lên tiếng nói đấu tranh bảo vệ phụ
nữ. Các tác giả đã thể hiện tấm lịng u thương, đồng cảm, xót xa cho những số phận
người phụ nữ tài sắc mà bất hạnh, gặp nhiều bi kịch trong cuộc đời. Lên án, tố cáo xã
hội phong kiến bất công, tàn bạo đã tước đi quyền sống, chà đạp lên con người.
Khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất cao quý của người phụ nữ, dù cuộc đời của họ

truân chuyên, nhục nhằn. Trân trọng, đề cao những khát vọng nhân văn của người phụ
nữ: khát vọng về tình yêu, hạnh phúc, về một mái ấm gia đình bình dị, sum vầy. Các
nhà thơ nhà văn đều đã khẳng định nguyện vọng được sống bình thường của con
người là điều quan trọng và chế độ xã hội nào quan tâm làm cho con người đạt được
nguyện vọng ấm no, hạnh phúc thì chế độ ấy mới có lí do tồn tại.
III. MỘT SỐ BÀI TẬP VẬN DỤNG
Đề bài 1
Cảm nhận của em về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua các tác phẩm
“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và “Truyện Kiều” của Nguyễn
Du.
Dàn ý chi tiết:
I – Mở bài
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận ( Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua hai
tác phẩm).
II – Thân bài
* Giới thiệu những nét chung về nội dung của các tác phẩm văn học viết về
người phụ nữ trong xã hội phong kiến: đó là những người phụ nữ có tài, có sắc hoặc
có vẻ đẹp tâm hồn nhưng lại phải sống cuộc đời bất hạnh, khổ đau, gặp nhiều bi kịch
20


-> Khi viết về họ, các tác giả thường thể hiện tấm lịng nhân đạo của mình.
* Phân tích cụ thể:
1. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam là hiện thân của cái đẹp
a. Vẻ đẹp hình thức:
- Vũ Nương: vẻ đẹp dịu dàng, thuần hậu ( “ Thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”).
- Thúy Kiều: Kiều đẹp "sắc sảo, mặn mà”. ( dẫn chứng trong bài “Chị em Thúy
Kiều" ).
b. Vẻ đẹp tài năng, phẩm chất:
- Vũ Nương: tính tình thùy mị nết na, u thương và chung thủy với chồng, hiếu thảo

với mẹ chồng, thương con, hết lịng lo cho hạnh phúc gia đình…( Dẫn chứng )
- Thúy Kiều:
+ Khơng chỉ đẹp, Kiều cịn là người phụ nữ toàn tài. Cầm, kỳ, thi, họa - tài nào nàng
cũng giỏi nhưng nổi trội nhất vẫn là tài đàn. Đặc tả cái tài của Kiều cũng là để ngợi ca
cái tâm đặc biệt của nàng. Bản đàn bạc mệnh mà nàng sáng tác chính là tiếng lòng của
trái tim đa sầu đa cảm.
+ Hiếu thảo với cha mẹ, giàu đức hi sinh, có lịng vị tha, có trái tim đơn hậu, có ý thức
sâu sắc về nhân phẩm của mình… ( Dẫn chứng qua các đoạn trích đã học và đọc
thêm).
2. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam là hiện thân của những số phận bi thương
* Qua hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều”, ta thấy
người phụ nữ trong xã hội xưa là nạn nhân của xã hội phong kiến có nhiều bất cơng
dẫn đến những đau khổ, thiệt thịi.
- Người phụ nữ là nạn nhân của chế độ nam quyền:
+ Nàng Vũ Nương có một cuộc hơn nhân khơng bình đẳng (Trương Sinh xin mẹ trăm
lạng vàng cưới Vũ Nương về làm vợ. Sự cách bức giàu nghèo khiến Vũ Nương ln
mặc cảm” “thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”; và sau này, cũng là cái
thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu, thơ bạo, gia trưởng).
+ Chỉ vì hiểu lầm mà Trương Sinh độc đoán, hồ đồ mắng nhiếc Vũ Nương, khơng cho
nàng cơ hội thanh minh, khiến nàng phải tìm đến cái chết để minh oan.
+ Vũ Nương chết oan ức nhưng Trương Sinh không ân hận day dứt, không hề bị xã
hội lên án. Trương Sinh coi như việc đã qua rồi. Như vậy, chuyện danh dự, sinh mệnh
của người phụ nữ bị tùy tiện định đoạt bởi người đàn ơng, khơng có hành lang đạo lí,
dư luận xã hội bảo vệ, che chở.
- Người phụ nữ còn là nạn nhân của chiến tranh, của xã hội đồng tiền đen bạc.
+ Vũ Nương lấy Trương Sinh, chàng ra lính để lại mẹ già và đứa con còn chưa ra đời.
Ni dưỡng mẹ già, chăm sóc con, nàng tận tụy vì gia đình nhưng chiến tranh làm xa
cách, tạo điều kiện cho sự hiểu lầm trở thành nguyên nhân gây bất hạnh.
+ Nàng Kiều lại là nạn nhân của xã hội đồng tiền. Xã hội ấy vận động trên cơ chế:
“Một ngày lạ thói sai nha

Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”.
Để có tiền cứu cha và em khỏi bị đánh đập, Kiều đã phải bán mình cho Mã Giám Sinh
21


- một tên buôn thịt bán người, để trở thành món hàng cho hắn cân đong, đo đếm, cị
kè…
Cũng vì đồng tiền, Túi Bà và Mã Giám Sinh đẩy Kiều vào chốn lầu xanh nhơ nhớp,
khiến nàng phải đau đớn, đắng cay suốt mười lăm năm lưu lạc, phải “thanh lâu hai
lượt, thanh y hai lần”.
- Những người phụ nữ như Vũ Nương, Thúy Kiều đều phải tìm đến cái chết để giải
nỗi oan ức, thoát khỏi cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt.
3. Khái quát, nâng cao
- Người phụ nữ trong hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Truyện
Kiều” hội tụ những vẻ đẹp đáng quý nhất và cũng là đầy đủ những gì đau khổ, tủi
nhục nhất của con người. Họ là đại diện tiêu biểu của hình ảnh người phụ nữ Việt
Nam trong xã hội cũ.
- Viết về người phụ nữ, các nhà văn,nhà thơ đã đứng trên lập trường nhân sinh để
bênh vực cho họ, đồng thời lên tiếng tố cáo gay gắt các thể lực đã gây ra nỗi đau khổ
cho họ.
- Liên hệ với cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội hiện đại.
III – Kết bài
Nêu cảm nghĩ của bản thân về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội phong
kiến.
Đề bài 2
" Văn học trung đại nước ta, sau những vấn đề đấu tranh xã hội, còn thường đề
cập đến vấn đề đạo đức gia đình, đặc biệt là luôn đề cao những tấm gương hiếu thảo
đối với cha mẹ.”
Qua một số tác phẩm văn học trung đại mà em đã học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn lớp 9, hãy làm sáng tỏ nội dung: “Văn học trung đại nước ta luôn
đề cao những tấm gương hiếu thảo đối với cha mẹ”.

Theo em, trong thời đại ngày nay, vấn đề đạo đức gia đình có cịn quan trọng
khơng? Vì sao?
Dàn ý chi tiết:
I- Mở bài
Giới thiệu để nêu vấn đề: “Văn học trung đại nước ta luôn đề cao những tấm
gương hiếu thảo đối với cha mẹ”.
II- Thân bài
1. Giải thích: chữ hiếu theo quan niệm thời xưa: Theo Nho giáo, hiếu là một
khái niệm đạo đức nền tảng, là cái gốc của mọi vấn đề về đạo đức, chính trị. Trong xã
hội phong kiến Việt Nam luôn lấy “hiếu”làm chuẩn mực trong xã hội, làm tiêu chuẩn
rèn luyện và đánh giá nhân cách con người, lấy hiếu để buộc người và người. Hiếu
vốn là một nội dung quan trọng của đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam, đó là:
"Nết đầu trong trăm nết”, đạo hiếu hình thành lâu đời trong những phong tục của
người Việt như: thờ cúng tổ tiên, kính trọng người già, tơn trọng cha mẹ… Thậm chí,
22


Nho giáo đã thể chế hóa thành những luân lý, đạo đức của xã hội. Thời Lý - Trần,
Nho giáo chưa ảnh hưởng nhiều vào trong đời sống xã hội, sang thời Lê - Nguyễn,
Nho giáo trở thành công cụ tư tưởng chi phối xã hội, chú trọng vấn đề gia đình, coi
gia đình là cơ sở quan trọng bậc nhất để thiết lập kỷ cương, ổn định trật tự xã hội.
1. Phân tích, chứng minh làm sáng tỏ vấn đề: Văn học cổ nước ta luôn đề
cao những tấm gương hiếu thảo đối với cha mẹ.
Học sinh có thể có một số cách đưa dẫn chứng và phân tích khác nhau, nhưng
trong quá trình chứng minh, bài làm cần đảm bảo một số ý cơ bản sau:
Văn học trung đại là tấm gương trung thực phản ánh những cuộc đấu tranh của
dân tộc chống xâm lược, những cuộc đấu tranh xã hội chống áp bức bất công. Nhưng
bên cạnh đó, văn học trung đại cịn đề cập tới vấn đề đạo đức gia đình. Khơng ít tác
phẩm trung đại đã nêu cao những hình ảnh cảm động, những tình cảm đẹp đẽ về mối
quan hệ giữa con cái và cha mẹ, giữa vợ với chồng và anh chị em với nhau. Trong đó

có rất nhiều tấm gương hiếu thảo làm cảm động lòng người:
- Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ) đã thay
chồng vắng nhà hết lịng phụng dưỡng mẹ chồng, chăm sóc thuốc thang chu đáo khi
mẹ chồng lâm bệnh, rồi lo liệu ma chay chu đáo cho mẹ chồng khi bà qua đời như đối
với cha mẹ đẻ mình.
- Nàng Thúy Kiều (“Truyện Kiều” - Nguyễn Du):
+ Trong cơn gia biến, nàng đã phải hi sinh chữ tình để làm trịn chữ hiếu
quyết định bán mình cứu cha và gia đình khỏi cơn nguy biến.
+ Trong suốt thời gian lưu lạc, chìm nổi, khổ đau, nàng vẫn không lúc
nào nguôi quên cha mẹ, bao lần xót xa, thương cha già mẹ yếu nơi góc bể chân trời.
- Lục Vân Tiên (Truyện "Lục Vân Tiên”- Nguyễn Đình Chiểu) là hiện thân của
nhân nghĩa nói chung, đạo hiếu nói riêng: Ra kinh đơ, sắp vào trường thi, nhận được
tin mẹ mất, chàng liền bỏ thi về chịu tang. Vân Tiên khóc thương mẹ thành lâm bệnh,
trên đường về mù cả hai mắt.
- Kiều Nguyệt Nga vì lịng lịng hiếu thảo mà thân gái dặm trường, vượt ngàn
dặm xa về “lo bề nghi gia” theo lời cha dạy.
3. Vấn đề đạo đức gia đình trong thời đại ngày nay
Người Việt Nam ngày nay rất coi trọng chữ hiếu theo đạo lý của ông bà ta xưa.
Chữ hiếu ở đây không chỉ đơn thuần là việc chăm sóc khi cha mẹ đau yếu, nghi lễ khi
tang ma... mà cả trong hành động, nghe theo lời khuyên bảo đúng đắn hàng ngày của
cha mẹ, khơng làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình dịng tộc, làm rạng
danh cho gia đình bằng sự thành cơng trong học tập và sự nghiệp. Điều này được quy
định trong Điều 35 Luật Hơn nhân gia đình: “Con có bổn phận yêu quý, kính trọng,
biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ,
giữ gìn danh dự truyền thống tốt đẹp của gia đình. Con có nghĩa vụ và quyền chăm
sóc, ni dưỡng cha mẹ. Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm
cha mẹ”. Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình cũng quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của
con đối với cha mẹ: “Con đã thành niên khơng sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ
23



cấp dưỡng cho cha mẹ khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni
mình”. Theo pháp luật hiện hành, con cái bất hiếu, vi phạm nghĩa vụ làm con đối với
cha mẹ, tùy tính chất, mức độ của hành vi cụ thể sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc
truy cứu trách nhiệm hình sự.
Từ đó, học sinh cần làm rõ được trong bài viết của mình: Trong thời đại ngày
nay, vấn đề đạo đức gia đình vẫn vơ cùng quan trọng đồng thời lí giải được vai trị,
tầm quan trọng của đạo đức gia đình cũng như tấm lịng hiếu thảo của con người
trong gia đình cũng như ở ngồi xã hội:
- Đạo đức gia đình, đặc biệt là tấm lịng hiếu thảo giúp con người sống tốt hơn,
đẹp hơn, có nhân nghĩa ân tình.
- Đạo đức gia đình vẫn là thước đo nhân cách con người.
- Nó cịn là nấc thang của mỗi người để tiến tới tấm lòng trung hiếu, thể hiện lẽ
sống hết mình vì nước vì dân.
- Khơng thể có kẻ bất hiếu, sống tồi tệ trong một gia đình mà lại có thể trở
thành cơng dân tốt, trung với nước hiếu với dân được...
III- Kết bài
Liên hệ tới hành động của bản thân.
Đề bài 3
Em học tập được điều gì từ các nhân vật phụ nữ trong các tác phẩm văn học
trung đại đã học? Hãy đưa ra cách xử lý của bản thân cho một số tình huống mà các
nhân vật nữ trong các tác phẩm này phải đối diện.
Hướng dẫn:
HS có thể trình bày theo hai ý chính sau:
1. Điều học tập được từ các nhân vật nữ trong các tác phẩm văn học trung đại:
- Giữ gìn những phẩm chất tốt đẹp, có tính truyền thống của con người Việt Nam:
hiếu thảo, thủy chung, dám hi sinh những quyền lợi bản thân vì người thân...
- Có ước mơ, khát vọng sống cao đẹp...
2. Đề xuất cách xử lý trước một số tình huống mà các nhân vật phụ nữ trong các
tác phầm văn học trung đại phải đối diện:

Ví dụ:
- Nhân vật Vũ Nương trong " Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn
Dữ khi bị chồng nghi oan là thất tiết, đã không thể tìm được cách minh oan nào khác
ngồi việc trẫm mình xuống sông tự vẫn. Người phụ nữ trong thời hiện đại sẽ không
làm như vậy mà phải biết tự minh oan cho mình trong chính cuộc sống dương gian.
Có thể mạnh mẽ đấu tranh bằng lí lẽ của bản thân, bằng sự giúp đỡ của gia đình,
người thân, bằng pháp luật...
- Nhân vật Thúy Kiều trong " Truyện Kiều" của Nguyễn Du tìm đến cách bán
thân mình để lấy tiền chuộc cha. Trong xã hội phong kiến thì đó là cách duy nhất Kiều
có thể làm để báo đền chữ hiếu. Nhưng trong thời hiện đại, trước những gia biến đó,

24


người phụ nữ có thể tìm đến nhiều cách khác: dựa vào luật pháp để đấu tranh địi sự
cơng bằng; nhờ sự giúp đỡ của người thân, bè bạn...
Ngoài ra HS có thể lựa chọn các tình huống khác và đưa ra được cách ứng xử
phù hợp.
Đề bài 4
Thương cảm cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, Nguyễn
Du đã từng viết:
" Đau đớn thay phận đàn bà,
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung."
Hãy làm sáng tỏ ý thơ trên qua nhân vật Vũ Nương ( trong " Chuyện người con
gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ) và nhân vật Thúy Kiều ( trong " Truyện Kiều" của
Nguyễn Du). Từ đó em có suy nghĩ gì về người phụ nữ xưa và nay?
Dàn ý chi tiết:
I – Mở bài
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận : Thân phận của người phụ nữ trong xã hội
cũ .

- Trích dẫn ý thơ.
II – Thân bài
1. Giải thích
- “Phận” là thân phận, số phận. Theo quan niệm cũ số phận của con người được sung
sướng hay đau khổ là do một thế lực huyền bí, thiêng liêng định đoạt. Câu thơ thứ
nhất là lời cảm thán cho số phận đàn bà đau khổ.
- “Bạc mệnh” hay mệnh bạc là số phận, số mệnh tiền định mỏng manh, đen tối, trải
qua nhiều đau thương bất hạnh. “Bạc mệnh” không chỉ riêng ai mà là “lời chung”, là
số phận đáng thương của hầu hết mọi người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Hai câu thơ trên là tiếng khóc của Thuý Kiều khi đứng trước nấm mồ Đạm Tiên
trong một buổi chiều thanh minh. Đó là tiếng khóc của nàng cho mọi người phụ nữ tài
hoa bạc mệnh ngày xưa, và cũng tự khóc cho đời mình mai sau (sự cảm). Ý thơ mang
tính chất khái quát rất cao, biểu hiện sâu sắc cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du qua
"Truyện Kiều". Tác giả dùng biện pháp đảo ngữ đẩy hai từ “đau đớn” lên đầu câu để
cho thấy tâm trạng xót thương vơ cùng cho số phận của những người phụ nữ liễu yếu
đào tơ. Hai câu thơ trên đã nói lên bi kịch về thân phận của người phụ nữ ngày xưa:
đau khổ, bạc mệnh.
2. Chứng minh trong 2 tác phẩm
*Trong " Chuyện người con gái Nam Xương"
- Vũ Thị Thiết là hiện thân của người phụ nữ đẹp người đẹp nết trong xã hội cũ. Nàng
vốn là con kẻ khó thuộc tầng lớp bình dân nhưng cũng như bao người phụ nữ khác
nàng có khát khao, có ước mơ giản dị mn đời: " Thú vui nghi gia nghi thất". Ở nàng
hội tụ đầy đủ vẻ đẹp chuẩn mực của xã hội: công, dung, ngôn, hạnh.
- Số phận của nàng lại vô cùng bất hạnh:
+ Nàng sống trong hơn nhân khơng tình u.( Dẫn chứng)
+ Người chồng gia trưởng, vũ phu, ghen tuông mù quáng. ( Dẫn chứng)
25



×