Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Tiếp tục nghiên cứu về thành phần hoá học cây xích đồng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.17 MB, 46 trang )

B ộ YTẾ

TRƯỜNG ĐAI
• Họ• C Dư ợ• C HÀ Nộ I


NGu y ễ N THị• Tu y ế t NHUNG

TIẾP Tục
NGHIÊN


cứu Về



THÀNH PHẦN HĨA HOC

CÂY XÍCH Đồ NG NAM
Clerodendrum japonicum (Thunb.) Sweet, Verbenaceae

KHĨA LUậ• N TỐT NGHIệ• P Dư ợ C s ĩ


Người hướng dẫn:
ThS. Hà Vân Oanh
Nơi thực

• hiện:


1. Bơ mơn Dượcc học cổ truyền




%J




Trường“ Đai
• hoc
• Dược
• Hà Nơi


2. Viện Hóa học các hợp chất thiên nhỉên

HÀ N Ô I -2010

fe—


é

'

\

SrlvJ


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới ThS. Hà Vân Oanh - Bộ môn
Dược cổ truyền - Trường Đại học Dược Hà Nội đã giao đề tài và hướng dẫn tôi

hết sức tận tình trong suốt thời gian tơi thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ cơng nhân viên cùng các anh chị Viện
Hóa học các họp chất thiên nhiên đã giúp đỡ và bổ sung thêm những kiến thức
có ích cho tơi trong q trình làm đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các cán bộ công nhân viên
cùng các anh chị và các bạn sinh viên trong Bộ môn Dược học cổ truyền Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tơi có thể hồn
thành cơng việc.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, Đảng ủy nhà trường
cùng toàn thể các thầy cô và nhân viên Trường Đại học Dược Hà Nội đã nhiệt
tình truyền dạy những kiến thức q báu và bổ ích trong những năm tơi học tập
tại trường.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới gia đình và những bạn bè

đã ln là chỗ dựa tinh thần, là nguồn động viên to lớn đối với tôi trong học tập
và trong cuộc sống.

Sinh viên
Nguyễn Thị Tuyết Nhung


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN Đề .....................................................................................1
Chương 1. Tổ NG QUAN.......................................................................................2
1.1. Vị trí phân loại, đặc điểm thực vật và phân b ố ........................................ 2
1.1.1.Vị trí phân loại của chi Clerodendrum L .......................................................2

1.1.2.

Đặc điểm của chi Clerodendrum L ............................................................2

1.1.3. Đặc điếm thực vật và phân bố loài Cỉerodendrum japonicum (Thunb.)
Sweet........................................................................................................................... 3
1.2. Thành phần hóa học........................................................................................5
1.3 Tác dụng dược lý và cơng dụng................................................................... 9
1.3.1. Tác dụng dược lý ............................................................................................9
1.3.2. Công dụng......................................................................................................10
Chương 2. NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN C Ứ U ...................................................................................................... 12

2.1. Nguyên liệu..................................................................................................... 12
2.2. Phương tiện nghiên cứ u ............................................................................... 12
2.2.1. Hóa chất và thuốc thử...................................................................................12
2.2.2 Thiết bị và máy móc dùng trong nghiên cứu.............................................. 12
2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 12
Chương 3. THựC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN..........................14
3.1. Nghiên cứu chiết xuất..................................................................................14
3.2. Định tính các cắn phân đoạn.......................................................................16
3.2.1 Định tính các cắn phân đoạn bằng phản ứng hóa học............................... 16
3.2.2 Định tính các cắn phân đoạn bằng SK L M ................................................. 19
3.3. Phân lập cắn phân đoạn chloroform .........................................................28
3.4. Nhận dạng chất phân lập............................................................................. 29



3.5. Bàn luận...........................................................................................................32
Chương 4. Kế T LUẬN VÀ đ ề XUẤT............................................................35
4.1 Kết lu ậ n .......................................................................................................... 35
4.2. Đề xuất............................................................................................................ 36


CHÚ GIẢI VIẾT TẮT

DĐVN


Dược điển Việt Nam

SKLM

Sắc ký lóp mỏng

TT

Thuốc thử

Dd


Dung dịch

ưv

Ultra violet spectroscopy

MeOH

Methanol

EtOH


Ethanol

Dc

Dịch chiết

NMR

Nuclear Magnetic Resonance

1H-NMR


Proton (1) Nuclear Magnetic Resonance

13C-NMR

Carbon (13) Nuclear Magnetic Resonance

DEPT

Distortionless Enhancement by Polarization Transfer

HMBC


Heteronuclear Multiple Bond Coherence

HSQC

Heteronuclear Singular Quantum Coherence



Độ dịch chuyển hóa học

m/z


Số khối

ppm

part per million


H ình 1.1. Ảnh cây Xích đồng nam Cỉerodendrum japonicum (Thunb.) Sweet......................................... 3
H ình 1.2 Ảnh cành mang hoa của cây Xích đồng nam Cỉerodendrum japonicum (Thunb.) Sweet.................................. 4
Hình 3.1 Sơ đồ chiết các phân đoạn trong lá Xích đồng nam........................... 15
H ình 3.2 Ảnh sắc kí đồ cắn n-hexan trong hệ dung mơi 2................................ 21
H ình 3.3 Ảnh sắc kí đồ cắn chloroform trong hệ dung mơi 5.......................... 24

H ình 3.4 Anh sắc kí đồ cắn EtOAc trong hệ dung mơi 2.................................26
H ình 3.5 Ảnh sắc kí đồ cắn n-butanol trong hệ dung mơi 1............................. 28
H ình 3.6 Phổ ’H-NMR của CN............................................................................ 30
Hình 3.7 Phổ

13

C-NMR của CN.......................................................................... 30


Bảng 1.1 Các hợp chất phenolic có trong các lồi thuộc chi Cỉerodendrum L....5
Bảng 1.2 Các ílavonoid có trong các loài thuộc chi Cỉerodendrum L.................. 6

Bảng 1.3 Các hợp chất terpen có trong các lồi thuộc chi Clerodendrum L........ 6
Bảng 1.4 Các hợp chất khác có trong các lồi thuộc chi Clerodendrum L...........7
Bảng 1.5 Thành phần hóa học có trong loài Clerodendrum japonicum (Thunb.)
Sw eet......................................................................................................................... 8
Bảng 3.1 Kết quả định tính flavonoid trong cắn các phân đoạn........................... 17
Bảng 3.2 Kết quả định tính saponin trong cắn các phân đoạn...............................18
Bảng 3.3 Kết quả định tính coumarin trong cắn các phân đoạn............................19
Bảng 3.4 Kết quả SKLM một chiều với hệdung môi 2....................................... 21
Bảng 3.5 Kết quả SKLM một chiều với hệdung môi 5....................................... 23
Bảng 3.6 Kết quả SKLM một chiều với hệdung môi 2....................................... 25
Bảng 3.7 Kết quả SKLM một chiều với hệdung môi 1....................................... 27
Bảng 3.8 Kết quả phổ NMR của CN.......................................................................31



ĐẶT VẤN ĐÈ


Từ xưa, nhân dân ta đã biết sử dụng những cây cỏ có sẵn trong tự nhiên
để làm thuốc chữa bệnh. Đó chính là nguồn tài ngun cây thuốc vơ cùng q
báu của chúng ta. Tuy nhiên việc sử dụng các loài cây thuốc chủ yếu theo
kinh nghiệm dân gian truyền từ đời này sang đời khác. Đã có rất nhiều cơng
trình nghiên cứu được thực hiện để chứng minh cơng năng chủ trị của chúng,
song vẫn có nhiều cây thuốc, bài thuốc chưa được chú ý, nghiên cứu hoặc
nghiên cứu chưa đầy đủ và chuyên sâu.

Cây Xích đồng nam mọc hoang ở khắp nước ta và đã được người dân sử
dụng làm thuốc chữa các bệnh ngoài da, nhiễm khuẩn, lỵ, cao huyết áp, phong
thấp, bạch đới, vàng d a .. .Một số tài liệu đã nghiên cứu về mặt thực vật, thành
phần hóa học và tác dụng sinh học của lá cây Xích đồng nam cho thấy sự phù
hợp với kinh nghiệm sử dụng dược liệu trong dân gian. Tuy vậy những tài
liệu đó mới tìm hiếu sơ bộ về thành phần hóa học của cây, do đó chúng tơi đã
thực hiện đề tài: “ Tiếp tục nghiên cứu về thành phần hố học cây Xích
đồng nam - Clerodendrum japonicum (Thunb.) Sweet - Họ c ỏ roi ngựa
(V erbenaceae)” nhằm mục tiêu:
1. Nghiên cứu thành phần hóa học cây Xích đồng nam
2. Chiết xuất, phân lập và nhận dạng chất tinh khiết từ cây Xích đồng
nam.

Với mục tiêu trên, khóa luận được tiến hành với những nội dung sau:
1. Định tính cắn các phân đoạn chiết xuất từ lá Xích đồng nam Cỉerodendrum japonicum (Thunb.) Sweet
2. Phân lập và nhận dạng các chất tinh khiết


Chương 1. TỎNG QUAN
1.1. Vị trí phân loại, đặc điểm thực vật và phân bố
1.1.1.Vị trí phân loại của chi Cỉerodendrum L.
Theo hệ thống phân loại thực vật Takhtajan [3], cây Xích đồng nam
thuộc chi Clerodendrum, họ c ỏ roi ngựa ( Verbenaceae ), bộ Hoa môi
(Lamỉaỉes), liên bộ Hoa mơi (Lamỉanae), phân lớp Hoa mơi (.Lamỉadae), lóp
Ngọc lan (Magnoỉiopsỉda), nghành Ngọc lan (Magnoỉỉophyta)

Ngành Ngọc lan (Magnoỉỉophyta)
Lóp Ngọc lan (Magnoỉỉopsỉda)
Phân lóp Hoa mơi (Lamỉadae)
Liên bộ Hoa mơi (Lamỉanae)
Bộ Hoa mơi (Lamỉaỉes)
Họ Cỏ roi ngựa ( Verbenaceae )
Chi Cỉerodendrum L.
1.1.2.

Đặc điểm của chi Clerodendrum L.

Cây gỗ nhỏ hay bụi, ít khi cây thảo, mọc đứng hay leo. Lá mọc đối hay

mọc vòng, đơn nguyên hay xẻ răng cưa hay xẻ thùy chân vịt, và thường có
mùi hơi khi vị lá [5], [8 ], [20].
Cụm hoa ở đỉnh cành hay nách lá phía đỉnh cành, dạng chùy, đầu ngù
hay tán được cấu tạo từ các xim thưa hay dày. Lá bắc tồn tại hoặc rụng sớm.
Đài lọp, hình chng hoặc chén, tồn tại, có 5 răng, màu xanh [20].
Tràng có ống hình trụ hoặc phễu, ống mảnh thường rất dài. Phiến 5 thùy
gần như bằng nhau [8 ],[ 2 0 ].
Nhị 4, đính trên ống tràng và thường thị ra ngồi [8 ]. Bao phấn hai ô
song song, mở theo chiều dọc. Bầu có 4 ơ, mỗi ơ 1 nỗn, nỗn treo hoặc đính
bên. Quả hạch hình cầu, bao bởi phần gốc của đài tồn tại trở nên nạc, có 4
rãnh hoặc 4 thùy, gồm 2-4 hạch con, có khi ít hơn do thui biến [8 ], [20].



Trên thế giới, chi Clerodedrum L. có tới 400 lồi phân bố ở các vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu ở châu Á, Phi, Mỹ. Ở nước ta có 33 lồi

[20].
1.1.3. Đặc điểm thực yật và phân bố lồi Cỉerodendrum japonicum
(Thunb.) Sweet
Clerodendrum japonicum (Thunb.) Sweet : cịn gọi là mị đỏ [7], [8],
[20], bấn đỏ, vậy đỏ, xích đồng [7]. [8]. (Tên đồng nghĩa là : Volkameria
japonica Thunb,

Volkameria kaempferi Jack,


Vahl, Cỉerodendrum kaempferi (Jacq.) Sieb,

Clerodedrum squamatum
Cỉerodendrum infortunatum

auct.Non.L) [20]
Cây bụi cao 0,5 - l,5m. Thân và cành non màu xanh, hình vng nhẵn.
Thân và cành già màu nâu, thiết diện trịn. Ở các đốt có một vịng lơng dài nối
liền 2 cuống lá.

Hình 1.1: Ảnh cây Xích đồng nam Cỉerodendrum japonicum (Thunb.) Sweet



Hình 1.2 : Ảnh cành mang hoa của cây Xích đồng nam Cỉerodendrum japonicum (Thunb.) Sweet
Lá mọc đối, cuống lá nhãn, dài 1- 10cm. Lá hình trái xoan trịn hoặc hình
tim, mặt trên màu xanh lục, rải rác phủ lơng cứng. Mép lá khía răng cưa nhỏ,
đài từ 10 - 30cm. Gốc lá hình tim hoặc trịn, chóp iá non thường có mũi nhọn.
Gân lá dẹt, nổi rõ ở mặt dưới, các gân con khơng đều.
Cụm hoa hình chùy mọc ở đỉnh cành, bao gồm nhiều nhánh dạng chùm.
Lá bắc hình dải, màu đỏ, nhọn ở đỉnh, tồn tại hoặc sớm rụng. Đài màu đỏ,
nhẵn, ống đài hầu như không có, hàn liền, 5 thùy hình trái xoan dài 1 - l,2cm.
Tràng đỏ hoặc da cam, hàn liền ở dưới tạo thành ống dài 1,5 - 2cm, nhẵn ở
phía ngồi. Tràng chia 5 thùy hình cái bay dài lem. Bộ nhị 4, thị ra khỏi

tràng, chỉ nhị màu hồng đính trên ống tràng. Bao phấn 2 ơ, đính lưng, nứt dọc
1 - l,2cm. Nhụy màu đỏ thẫm, đỉnh xẻ hai thùy ngắn. Bầu trên 4 ơ, mỗi ơ
chứa I nỗn.
Quả hạch hình cầu, khi chín màu lam đen, mang đài đồng trưởng ở
ngoài.
Mùa hoa từ tháng 4 đến tháng 11.


Cây phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Lào cho tới
Malaixia. Ở nước ta, cây mọc từ Hà Giang, Sơn La, Tun Quang, Hịa Bình
vào tới Quảng Nam [7],[20].
Cùng tên là Xích đồng nam nên lồi Cỉerodendrum japonicum (Thunb.)

Sweet dễ bị nhầm lẫn với loài Cỉerodendrum panỉcuỉatum L.: còn gọi là ngọc
nữ đỏ [8 ], [20], [21], mò đỏ, vậy đỏ [8 ], (Tên đồng nghĩa là : Cỉerodendrum
pyramydaỉỉe Andr, Voỉkamerỉa angulata Lour). Giữa hai loài này có khá
nhiều điểm tương đồng về đặc điểm thực vật, chỉ khác ở lá Clerodendrum
panỉculatum L. chia 3 - 7 thùy, thường là 5 thùy, phân bố chủ yếu ở miền
Trung và miền Nam [7].
1.2. Thành phần hóa học
Một số loài thuộc chi Cỉerodendrum L. đã được nghiên cứu về thành phần
hóa học [25]:
Bảng 1.1 Các hựp chất phenolic có trong các lồi thuộc chi
Cỉerodendrum L.
Bộ phận

STT

Thành phần hóa học

Tên khoa học
của cây
Clerodendrum

Lá, hoa,

Acteoside, leucosceptoside A,


1

fragrans
Cỉerodendrum
2

/V



isoacteoside, ester của acid caffeic
Cleroindicin A-F


Lá, hoa

ỉndicum
Cỉerodendrum

Kusagenin, indolizino[8,7-/?] indole
5-carboxylic acid, acteoside,

trỉchotomum
Lá, hoa,
3


/\

acteoside isomer, leucosceptoside



A, martynoside, isomartyacteoside,
isoacteoside, trichotomoside


Bảng 1.2 Các flavonoid có trong các lồi thuộc chi Cỉerodendrum L.

Bộ phận
STT

Thành phần hóa học

Tên khoa học
của cây
Cỉerodendrum

Scutellarein, scutellanin,

fragrans


hydroxyluteolin, kaempferol, phân


1

6

lập 2 flavonoid là 5,7,8 trihydroxy,4 -methoxy flavon ( cơng
thức phân tử là CiơHn) [ 1 2 ], [2 2 ]
Scutellarein, scutellarein-7-0-/?-D-


Cỉerodendrum
Hoa

2

glucuronide, hispidulin

ỉndỉcum
Cỉerodendrum
3
trichotomum


Lá, hoa,

Apigenin

/V



Hispidulin

Cỉerodendrum
Hoa


4
petasỉtes

Bảng 1.3 Các hợp chất terpen có trong các lồi thuộc chi Clerodendrum L.
Bộ phận
STT

Thành phần hóa học

Tên khoa học
của cây


Monomelittoside, melittoside,

Cỉerodendrum
1

fragrans

Lá, hoa

harpagide, 5-0- /?-glucopyranosylharpagide, 8 -ỡ-acetylharpagide
Triacatane, clerodin, clerodendrin


Clerodendrum
2

panỉcuỉatum



A, 3 yổ-acetyloleanolic, 3yổacetyloleanolic andehyd, glutinol

Cỉerodendrum
3

trỉchotomum

Lá, hoa,
/V



Clerodendrins (A-H)


Bảng 1.4 Các hợp chất khác có trong các lồi thuộc chi Cỉerodendrum L.
Bộ phận

STT

Thành phần hóa học

Tên khoa học
của cây
Cỉerodendrum

5-ớ-ethyl-cleroindicin D,

fragrans


cleroindicin (A,C,E và F), benzyl
acetat, benzyl benzoat, benzaldehyd,
octen-3-ol và nhiều muối canxi [18],
Lá, hoa

1

các sterol như 24(3 methylcholesta5-22E, 25 trien-3p-ol, 24a ethyl 5a
cholest, 22E-en-3Ị3 ol, 22E
dehydrocholesterol, cholesterol và
những sterol thông thường khác [2 2 ]
Tanin, coumarin, acid nhân thơm,


Clerodendrum
Lá, hoa,
2

petasỉtes

aldehyd nhân thơm, dẫn chất amin

rễ
có nhóm chức carbonyl [2 2 ]
Cỉerodendrum


Lectin, trichotomine, nhiêu mi

trỉchotomum

canxi, có alkaloid: orixin

3



(Ci 8 H 2 3


0 6

N), orixidin (Ci5 H 1 3 0 4 N),

isoorixin, kokusagin (C 1 3 H 9 N 4 O) và
tinh dầu [18]

Theo [22], cây Xích đồng nam chứa một chất đắng là clerodin, hai flavonoid
glucosid, hipiladin-7-0-glucosid, scutelarein-7-0 glucosid và một
furantriterpenoid.
Loài Cỉerodendrum japonicum (Thunb.) Sweet đã được nghiên cứu sơ

bộ là có flavonoid, saponin, coumarin, đường khử, acid amin và sterol trong
cả rễ và lá; khơng có glycosid tim, alcaloid, tanin, anthranoid, caroten, acid


hữu cơ , chất béo [17],[19]. Trong đó, thành phần chính của rễ Xích đồng nam
là flavonoid và saponin [17]. Hàm lượng flavonoid trong cắn phân đoạn
ethylacetat của rễ Xích đồng nam là 0,23 ± 0,01 % [17].
Bảng 1.5. Thành phần hóa học có trong lồi
Cỉerodendrum japonicum (Thunb.) Sweet [25 ]
Bộ phận

Thành phân hóa học

Họp chât phenolic:

Lá, hoa, rễ
Acteoside, acid fumaric, ester của acid caffeic
Flavonoid:
Apigenin, acacetin, ester của acacetin-7-0
Hoa, rễ

glucuronide, cabruvin, quercetin, scutellarein,
scutellarein-7-O-y^-D-glucuronide, hispidulin.

Hạt


Acid palmitic, acid oleic, acid linoleic

Công thức cấu tạo của một số thành phần hóa học đã phân lập trong loài
Cỉerodendrum japonicum (Thunb.) Sweet [25]

Acteoside

Apigenin


ì

o

Ọtt Ọ

U A

bO

O'

W


H0 xOH Xo

~ 0H

Scutellarein

Hispidulin

Acid oleic

1.3 Tác dụng dưọc lý và công dụng
1.3.1. Tác dụng dưọc lý

Một số nghiên cứu về khả năng chống ung thư của flavonoid chiết từ cây
Xích đồng nam (Cỉerodendrum japonicum (Thunb.) Sweet) cho thấy:
Dịch chiết flavonoid tồn phần có tác dụng gây độc tế bào với dịng tế
bào Sarcoma - 180 nhưng hoạt tính này không mạnh [14]
Chế phẩm phối họp giữa flavonoid của Bạch đồng nữ (Cỉerodendrum
fagrans (Vent.) Willd ) với Xích đồng nam (Cỉerodendrum japonicum
(Thunb.) Sweet) theo tỷ ỉệ 1,77/1 có khả năng gây độc tế bào và duy trì tác
dụng gây độc vượt trội. Chế phẩm phối họp này có độc tính thấp, có tác dụng
ức chế sự phát triển của ung thư báng nước và ung thư cơ đùi gây trên chuột
bởi dòng tế bào sarcoma - 180 khá tốt (43,3 % với gan và 41,3% với phổi ở
liều 100mg/kg) [14]
Tiến hành nghiên cứu ỉnvỉtro về khả năng kháng khuẩn của

Cỉerodendrum japonicum (Thunb.) Sweet, kết quả như sau [13]:


Flavonoid tồn phần có tác dụng ức chế sự phát triển của một số chủng
vi khuẩn kể cả gram (+) và (-), trong đó có tác dụng trên gram (+) mạnh hơn
trên gram (-).
Tác dụng kháng nấm của flavonoid toàn phần yếu
Flavonoid tồn phần của Xích đồng nam và Bạch đồng nữ đem phối
họp theo tỷ lệ

1 :1


làm tăng khả năng kháng khuẩn trên nhóm vi khuấn

gram (-).
Flavonoid tồn phần của Xích đồng nam, bạch đồng nữ và bọ mẩy đem phối
hợp theo tỷ lệ

1

: 1 : 1 làm tăng khả năng kháng khuẩn đối với nhóm vi khuẩn

gram (+).
1.3.2. Cơng dụng

Xích đồng nam chưa được nghiên cứu sâu về tác dụng dược lý. Tuy
nhiên theo kinh nghiệm dân gian, nhân dân ta đã sử dụng rất nhiều để chữa
một số bệnh như : khí hư, viêm tử cung, kinh nguyệt không đều, vàng da, cao
huyết áp, đau nhức khớp xương, đau lưng [7], [8 ], [24], viêm tuyến vú, ung
thư gan [24]. Liều dùng 15 - 20g/ngày, sắc hoặc nấu cao uống [7].
Lá, hoa chữa bạch đới, di mộng tinh, kiết lỵ [24].
Dùng ngoài chữa mụn nhọt, eczema, toàn cây nấu nước tắm trị lở ngứa
[24].
Riêng lá cây còn được dùng tươi, giã nát hoặc ép lấy nước rửa vết
thương bỏng [7]. Dịch chiết lá tươi còn được dùng tiêm vào trực tràng đế trị
giun đũa.
Ớ Trung Quốc, cụm hoa dùng chữa xích bạch đới, trĩ, mất ngủ, rễ trị

phong thấp, đau nhức xương, lao phổi kèm ho, khái huyết, trĩ xuất huyết và
bệnh lỵ. Liều dùng cụm hoa 30 - 90g, rễ và lá dùng 30 - 60g dạng thuốc sắc.
Lá dùng ngoài trị nhọt, viêm mủ da. Dùng ngoài giã lá tươi đắp vào chỗ đau


Một số bài thuốc trong dân gian có sử dụng Xích đồng nam:
Bài 1: Chữa khí hư, kinh nguyệt khơng đều [22]:
Rễ mị mâm xơi

20g

Lá huyết dụ


1Og

Xích đồng nam

8

Lá mía đỏ

g

5g


Thái nhỏ sao vàng, sắc với 400ml nước, đun còn 100ml,
chia uống

2

lần/ngày.

Bài 2 : Chữa xích bạch đới [22], [11]:
Mị mâm xơi (hoa hoặc lá)

15g


Xích đồng nam (hoa hoặc lá)

15g

Rau dừa nước

15g

Bồ công anh

1 2


g

Đem sắc với nước uống.
Bài 3 : Chữa mụn nhọt ở nách [7]:
Lá tươi Xích đồng nam
Mật ong
Lá đem giã nát, sau đó trộn với mật ong rôi đăp vào chô đau.
Bài 4 : Chữa vàng da, vàng mắt [24]:
Rễ Xích đồng nam

20g


Sắc uống, ngày một thang.
Bài 5 : Chữa cao huyết áp [24]:
Lá Xích đồng nam
Lá Bạch đồng nữ
Phơi trong bóng râm cho khơ, sao qua lửa, vò nhẹ cho vụn. Hãm
uống thay chè hàng ngày. Liều dùng 9 - 16g chia 3 - 4 lần.


Chương 2. NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU


2.1. Nguyên liệu
Mau nghiên cứu được thu hái ở Phú Thọ vào tháng 10-2009 và được
TS. Tràn Văn ơ n kiểm định tên khoa học là Cỉerodendrum japonicum
(Thunb.) Sweet, mẫu tiêu bản được lưu tại: Phịng tiêu bản Bộ mơn Thực vật
Trường Đại học Dược Hà Nội. Lá Xích đồng nam sau khi thu hái được rửa
sạch, phơi khô, sấy ở 60 - 70°c rồi tán thành bột thô, bảo quản trong túi nilon
sạch, đế ở nơi khơ ráo và thống mát.
2.2. Phưong tiện nghiên cứu
2.2.1. Hóa chất và thuốc thử
Hóa chất và thuốc thử sử dụng trong nghiên cứu đạt tiêu chuẩn DĐVN
IV.
2.2.2 Thiết bị và máy móc dùng trong nghiên cứu

- Tủ sấy dược liệu SHELLAB
- Cân phân tích PRECSIA
- Máy cất quay chân không BƯCHI ROTAVAPOR R - 200
- Máy xác định hàm ẩm SARTORIƯS
- Cột sắc ký
- Bản mỏng tráng sẵn silica gel GF254 của hãng M ER C K (Đức)

- Đèn soi UY
- Đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân: trên máy Bruker AM 500
- Đo phổ khối : trên máy LC-MSD-Trap-SL
2.3. Phương pháp nghiên cứu



- Chiết xuất một số phân đoạn trong lá Xích đồng nam : theo phương pháp
ngấm kiệt với MeOH, sau đó sử dụng các phương pháp chiết lỏng - lỏng để
phân thành các phần với độ phân cực tăng dần.
- Định tính các phân đoạn chiết xuất bằng phản ứng hóa học và SKLM.
- Phân lập các chất tinh khiết sử dụng phương pháp sắc kí cột : chất hấp
phụ sắc kí cột là silica gel 60 (230-400mesh) MERCK được nhồi theo phương
pháp nhồi cột ướt.
- Cấu trúc của chất tinh khiết được nhận dạng dựa trên các dữ liệu phổ
hoặc so sánh với phố chuấn:

• Phổ cộng hưởng từ hạt nhân : !H-NMR , 13 C-NMR, DEPT, HSQC,

HMBC
• Phổ khối MS


Chương 3. TH ựC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. Nghiên cứu chiết xuất
Xác định độ ẩm của dược liệu: lấy khoảng 2g bột dược liệu để xác định
độ ẩm, cho kết quả độ ẩm của dược liệu lá là 5,68%.
500,0g bột khô dược liệu đã tán nhỏ cho vào bình chiết. Chiết bằng
methanol theo phương pháp ngâm lạnh. Gộp các dịch chiết methanol thu được
đem thu hồi dung môi dưới áp suất giảm cho tới cắn. cắn được hòa vào trong

nước. Đem dịch chiết nước này lần lượt lắc với các dung mơi có độ phân cực
tăng dần: n-hexan, chloroform, ethylacetat và n-butanol thu được 4 phân đoạn
dịch chiết. Cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm đến cắn, ký hiệu lần lượt
là H, c, E ,B .
Quá trình chiết xuất được tiến hành như trong sơ đồ hình 3.1


>

f

>


Hình 3.1. Sơ đơ chiêt các phân đoạn trong lá Xích đơng nam


3.2. Định tính các cắn phân đoạn
3.2.1. Định tính các cắn phân đoạn bằng phản ứng hóa học
Cắn H, c , E, B được định tính bằng các phản ứng đặc trưng của flavonoid,
saponin, coumarin.
Hòa tan cắn vào MeOH rồi chia thành nhiều ống nghiệm để làm các phản
ứng.
Flavonoid
a. Phản ứng Cyanỉdin ( phản ứng Shỉnoda) : lấy 2 ống nghiệm, cho vào 2

ống vài giọt acid HC1 đặc. 1 ống dùng làm ống chứng, ống kia thêm
một ít bột Magie kim loại. Phản ứng dương tính khi dung dịch xuất
hiện màu hồng, đỏ cam, đỏ tươi hay đỏ thẫm sau vài phút (phản ứng
nhanh hơn khi đun nóng)
b. Phản ứng với hơi NH3 : Nhỏ vài giọt dịch lên giấy lọc, để khô rồi hơ
trên miệng lọ NH 3 đặc : nếu vết có màu vàng thì đó là các dẫn chất của
flavon, flavonol, flavanon ; nếu vết có màu xanh thì đó có thế là dẫn
chất anthocyan, nếu vết có màu hồng, đỏ cam thì đó là dẫn chất của
chalcon hoặc auron; nếu vết khơng đổi thì có thể là dẫn chất của flavan,
isoflavonoid hoặc dịch chiết không có họp chất flavonoid.
c. Phản ứng với dung dịch kiềm loãng : lấy 2 ống nghiệm chứa dd thử, 1
ống làm ống chứng, ống kia nhỏ thêm vài giọt dd NaOH 10% . Phản

ứng dương tính khi xuất hiện màu vàng, vàng cam.
d. Phản ứng với dung dịch FeCl3 5%\ nhỏ dd FeCl3 5% trong nước vào
ống nghiệm chứa dd thử. Phản ứng dương tính khi dd có màu xanh lục,
xanh đen, nâu, nâu đen.
e. Phản ứng diazo hóa : lấy 2 ống nghiệm chứa dd thử, 1 ống làm ống
chứng, ống kia nhỏ thêm vài giọt TT diazo. Phản ứng dương tính khi
dd xuất hiện màu hồng, đỏ, da cam.


r

r


Bảng 3.1. Kêt quả định tính flavonoid trong căn các phân đoạn
cắn

Cắn H

Cắn c

Cắn E

Cắn B


+

+++

++

+

+++

++


++

+++

++

++

+++

+++


+++

+++

++

Phản ứng
Cyanidin
Hơi NH 3
NaOH 10%
FeCl3 5%
Diazo






+


++

Ghi chú : Phản ứng âm tính: - ; Phản ứng dương tính: +; Phản ứng rõ: ++;
Phản ứng rất rõ : +++

Nhận xét : Kết quả định tính cho thấy flavonoid có chủ yếu trong phân
đoạn ethylacetat (cắn E), phân đoạn n - butanol (cắn B), phân đoạn
chloroform (cắn C).
Saponin
a. Quan sát hiện tượng tạo bọt : cho vào ống nghiệm to khoảng lm l dd
thử, thêm 5ml nước cất, lắc mạnh ống nghiệm theo chiều dọc trong 5
phút. Để yên, quan sát hiện tượng tạo bọt. Phản ứng dương tính khi sau
15 phút, cột bọt vẫn bền vững.
b. Phản ứng Salkowski : lấy 2 ống nghiệm chứa dd thử, 1 ống làm ống
chứng, 1 ống nhỏ từ từ từng giọt H2SO4 theo thành ống. Phản ứng

dương tính khi bề mặt phân cách xuất hiện màu tím đỏ, lắc đồng nhất.

c. Phản ứng Rosenthaỉer : lấy 2 ống nghiệm chứa dd thử, 1 ống làm ống
chứng, 1 ống nhỏ thêm vài giọt thuốc thử vanillin 1%/HCl. Phản ứng
dương tính khi xuất hiện màu hoa cà của polyterpen.


r

r

Bảng 3.2. Kêt quả định tính saponin trong căn các phân đoạn
cắn


Cắn H

Cắn c

Cắn E

Cắn B

++

++


Phản ứng
Tạo bọt
Salkowski
Rosenthaler





+

+


++

+++

+

+

+++




Ghi chú : Phản ứng âm tính: - ; Phản ứng dương tính: +; Phản ứng rõ: ++;
Phản ứng rất rõ : +++
Nhận xét : Kết quả định tính cho thấy saponin có chủ yếu trong phân
đoạn n- butanol (cắn B), phân đoạn ethylacetat (cắn E), phân đoạn chloroform
(cắn C); trong đó cắn B cho kết quả định tính saponin rõ ràng nhất.
Coumarin
a. Phản ứng mở đóng vịng ỉacton'.
Cho vào 2 ống nghiệm mỗi ống lm l dd thử
Ống 1: thêm 0,5ml dd NaOH 10%
Ống 2 : để nguyên
Đun nóng 2 ống trên nồi cách thủy, để nguội quan sát thấy

Ống 1 : có tủa đục trắng
Ống 2 : khơng thay đổi
Sau đó thêm nước cất vào cả 2 ống, lắc
Ống 1 : sẽ trong suốt
Ổng 2 : có tủa đục
Acid hóa ống 1 bằng vài giọt HC1 đặc, ống 1 sẽ trở lại đục như ống 2
b. Phản ứng diazo hóa : lấy 2 ống chứa dd thử, 1 ống làm chứng, 1 ống
cho vài giọt thuốc thử diazo. Phản ứng dương tính khi xuất hiện màu
đỏ.



×