Tải bản đầy đủ (.pptx) (13 trang)

Báo cáo chuyên đề quí III

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.28 KB, 13 trang )

Báo cáo chuyên đề
Quí III
Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí
Minh gắn liền với nâng cao chất lượng
đánh giá, bố trí cán bộ, đảng viên


• Trong công tác cán bộ, nhận xét đánh giá cán bộ là khâu rất hệ
trọng, nhạy cảm, tế nhị, phức tạp địi hỏi tính khoa học, nhân
văn, sự cơng tâm, chính xác, vì lợi ích chung của đất nước.
Bản chất của công tác nhận xét  đánh giá cán bộ là công tác
đánh giá về con người, liên quan đến sinh mệnh chính trị của
con người. Việc đánh giá cán bộ phải được tiến hành trên cơ
sở khoa học về con người. Để đánh giá, bố trí đúng cán bộ phải
dựa vào các tiêu chuẩn quan trọng: phẩm chất đạo đức cán bộ,
năng lực, trình độ.


Về  phẩm chất đạo đức
• Hồ Chí Minh ln coi phẩm chất đạo đức là tiêu chí hàng đầu,
là "gốc" của người cán bộ, nâng cao đạo đức là cơ sở  cho sự
phát triển tài năng của người cán bộ.
• Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Có tài phải có đức, có tài khơng có đức,
tham ơ hủ hố có hại cho nhà nước. Có đức khơng có tài, như
ơng Bụt ngồi trong chùa, khơng giúp ích gì được ai”. Người coi
đạo đức cách mạng là “nền tảng”, là “cái gốc” của người cán
bộ. Đức được thể hiện ở sự trong sáng, thành thật, trung thực,
không cơ hội, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư,
biết hy sinh lợi ích cá nhân để phục tùng lợi ích tập thể.



Về năng lực
• Năng lực là cái vốn có, bẩm sinh, cái ‘trời cho” của mỗi con người.
• Người có năng lực nếu được đào tạo tốt sẽ phát huy được khả năng. Bởi
năng lực như là cái vốn có, cịn trình độ là cái được bổ sung.
• Người có năng lực thường dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, không
bao giờ chịu khuất phục kẻ dốt nát, bất tài, cơ hội. Tính tình cương trực, thẳng
thắn, nên thường hay làm mất lịng, thậm chí dễ bị cơ lập. Nếu trong cơ quan,
tập thể không công tâm, không biết quý trọng, sử dụng người có năng lực, họ
sẽ rời bỏ cơ quan, đơn vị.
• Để người có năng lực phát huy tốt năng lực, công tác cán bộ cần khách quan,
cơng tâm trong đánh giá, bố trí  cán bộ và phải tạo mọi điều kiện để họ phát
huy năng lực của mình cống hiến cho đơn vị


Về trình độ
• Muốn hồn thành tốt nhiệm vụ được giao, đòi hỏi đầu tiên của người cán
bộ là phải có trình độ. Muốn có trình độ tất yếu người cán bộ phải được
đào tạo, bồi dưỡng qua trường lớp và tự đào tạo, rèn luyện qua thực tế
công tác, cả về chun mơn và trình độ chính trị.
• Người cán bộ lãnh đạo có trình độ chun mơn giỏi sẽ thuận lợi trong
việc chỉ đạo, điều hành, không bị cấp dưới, anh em coi thường. Nếu
ngược lại, người đó sẽ rất khó hồn thành nhiệm vụ. Bên cạnh trình độ
chun mơn, địi hỏi phải có trình độ lý luận chính trị, nắm chắc các quy
luật vận động của cuộc sống, biết vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ
thể của cơ quan, đơn vị. Một cán bộ có chuyên mơn giỏi, có trình độ lý
luận vững vàng sẽ có lợi thế lớn trong công tác lãnh đạo quản lý.


• Nhận xét đánh giá chất lượng cán bộ là việc làm thường xuyên
của lãnh đạo, của thủ trưởng cơ quan, đơn vị. Cán bộ là những

nhân tố quyết định sự thành bại của Cách mạng, gắn liền vận
mệnh của Đảng, của chế độ, và của từng tổ chức, là khâu then
chốt trong xây dựng Đảng. Vì vậy khi đánh giá, bố trí cán bộ
phải dựa trên quan điểm của Đảng về cơng tác cán bộ.
• Để làm tốt việc nhận xét đánh giá cán bộ, đảng viên, thiết nghĩ
chúng ta cần trở lại tư tưởng Hồ Chí Minh, hiện thực hóa chủ
trương của Đảng vào thực tế cuộc sống và thực hiện tốt một số
giải pháp  sau đây:


Thứ nhất
• Cán bộ, đảng viên phải nêu gương, nhất là cán bộ  lãnh đạo chủ
chốt. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt có chức vụ càng cao thì càng phải
gương mẫu đi đầu trong chấp hành đường lối chính sách của đảng,
pháp luật của nhà nước, nội quy, quy chế của ngành, của cơ quan.
• Đánh giá về phẩm chất đạo đức phải xem xét ở các khía cạnh, về
lối sống sinh hoạt đối nhân xử thế, ý thức kỷ luật… Hồ Chí Minh đã
nói:“Chẳng những xem cơng tác của họ mà xem xét sinh hoạt của
họ, chẳng những xem xét cách viết, cách nói mà xem xét cả việc
làm của họ có đúng như họ nói viết khơng. Phải biết ưu điểm và
khuyết điểm của họ. Vậy phải thận trọng khi nhận xét”.


Thứ hai
• Khi nhận xét đánh giá cán bộ đảng viên không thể chỉ xem xét một
lúc, một thời điểm, một thời gian ngắn hoặc chỉ thấy hiện tại mà
không cần có thời gian dài, có một quy trình.
• Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Trong thế giới cái gì cũng biến hố.
Tư tưởng con người cũng biến hóa. Vì vậy cách xem xét cán bộ
quyết  khơng nên chấp nhặt vì nó cũng biến hóa.

Một cán bộ khi trước có sai lầm, khơng phải vì thế mà sai lầm mãi
mãi. Cũng có cán bộ chưa sai lầm nhưng chắc gì sau này khơng sai
lầm, q khứ hiện tại tương lai của mọi người không giống nhau.”


Thứ hai (tt)
• Mỗi con người có nhiều mối quan hệ ngang dọc, trên dưới
trong ngoài. Cán bộ là một thành viên của tập thể, một cộng
đồng cùng làm việc, cùng sinh hoạt với nhau nên cũng có rất
nhiều mối quan hệ. Nên khi đánh giá cán bộ bên cạnh ý kiến
của người phụ trách, lãnh đạo của cơ quan tham mưu về tổ
chức, còn phải coi trọng ý kiến tập thể, ý kiến lãnh đạo của các
tổ chức quần chúng. Nói như vậy, đánh giá cán bộ là phải cơng
khai, dân chủ, minh bạch, nhất là quy trình bổ nhiệm, quy hoạch
các chức danh pháp lý, cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp.


Thứ ba
• Phải sáng suốt phân định cán bộ tốt và cán bộ kém.
• Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã giúp chúng ta nhận diện những tính cách, hành
vi từng loại cán bộ của người tốt, kẻ xấu:“ Ai hay khoe cơng việc, hay a
dua, tìm việc nhỏ mà làm. Trước mặt thì theo mệnh lệnh, sau lưng thì trái
mệnh lệnh; Hay cơng kích người khác, hay tự nâng bốc mình. Những
người như thế tuy họ làm được việc nhưng không phải là cán bộ tốt”;“ Ai
cứ cắm đầu làm việc, khơng ham khoe khoang, ăn nói ngay thẳng, khơng
che dấu khuyết điểm của mình, khơng làm việc dễ, tránh làm việc khó,
bao giờ cũng kiên quyết làm theo mệnh lệnh của Đảng, vơ luận hồn
cảnh thế nào lịng họ cũng không thay đổi. Những người như thế dù công
tác kém một chút cũng là cán bộ tốt”



Tại buổi sinh hoạt, sau khi liên hệ đến thực tế tồn tại của cơ quan, đơn
vị , các đảng viên Chi bộ 4 đã nêu ra một số giải pháp cần khắc phục
trong thời gian tới như sau:
•  Thứ nhất, Phải đánh giá, bố trí cán bộ đúng năng lực, sở trường và
có phẩm chất, nhất là cán bộ chủ chốt các đơn vị, đặt lợi ích tập thể
lên trên lợi ích cá nhân, tránh trường hợp “ Vì người mà bố trí việc”;
•  Thứ hai, Đánh giá thi đua khen thưởng phải khách quan, cơng tâm,
tránh trường hợp có đơn vị  có nhiều sai sót như: án huỷ nhiều
nhưng vẫn được chọn là đơn vị xuất sắc, dẫn đầu phong trào thi đua;


• Thứ ba, Đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt phải nêu gương, nói phải đi đơi với
làm, tránh nói” một đường làm một nẻo”, nói nhiều làm ít. Phải thực sự là tấm
gương cho  quần chúng, nhất là thế hệ trẻ noi theo, học tập.
• Thứ tư, Tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên, tránh các
trường hợp để sai sót kéo dài tạo dư luận khơng tốt trong cán bộ đảng viên.
Thông qua công tác kiểm tra, giám sát, nhất là công tác kiểm tra công vụ để
đánh giá phân loại chất lượng cán bộ, đảng viên và xét thi đua khen thưởng.
• Thứ năm,Cơng tác đánh giá, bố trí cán bộ liên quan đến các đảng viên, các chi
bộ trong Đảng bộ. Đề nghị Đảng uỷ nhân rộng Chuyên đề này để cán bộ, đảng
viên trong Đảng bộ tham gia sinh hoạt, thảo luận và hiến kế cho Đảng uỷ, Thủ
trưởng cơ quan để công tác này ngày càng tốt hơn trong thời gian tới. 


Hết
Chân thành cảm ơn các đồng chú đã chú ý lắng nghe!




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×