Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Nghiên cứu thực hiện xã hội hóa đầu tư trong ngành công nghiệp than thuộc tập đoàn công nghiệp than-khoáng sản Việt Nam (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.01 MB, 167 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NGUYỄN NGỌC LÂN

NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA ĐẦU TƯ
TRONG NGÀNH CƠNG NGHIỆP THAN
THUỘC TẬP ĐỒN CƠNG NGHIỆP
THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI - 2020
-i-


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NGUYỄN NGỌC LÂN

NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA ĐẦU TƯ
TRONG NGÀNH CƠNG NGHIỆP THAN
THUỘC TẬP ĐỒN CƠNG NGHIỆP
THAN - KHỐNG SẢN VIỆT NAM

Ngành: Quản lý cơng nghiệp
Mã số: 9510601

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. PHẠM THỊ THU HÀ
2. PGS.TS. NGUYỄN CẢNH NAM

HÀ NỘI - 2020
-ii-


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tác giả. Tất
cả các dữ liệu được sử dụng trong luận án đều có trích dẫn nguồn gốc đầy đủ. Các kết
quả nghiên cứu của luận án được phân tích dựa trên nguồn dữ liệu do tác giả thu thập
và xử lý một cách trung thực, đảm bảo tính khoa học và độ tin cậy. Toàn bộ nội dung
của luận án chưa từng được tác giả nào khác công bố.
Hà Nội, ngày
Thay mặt tập thể GVHD

tháng

năm 2020

Tác giả luận án

Nguyễn Ngọc Lân

-i-


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS. Phạm Thị Thu Hà

và PGS.TS. Nguyễn Cảnh Nam là những người thầy cô, nhà khoa học đã tận tình hướng
dẫn chu đáo, tỉ mỉ, có những ý kiến định hướng, gợi mở để giúp đỡ, động viên tác giả
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tác giả xin được cảm ơn tới các thầy cô tại Viện Kinh tế và Quản lý, Trường Đại
học Bách Khoa Hà Nội đã hỗ trợ, đóng góp những ý kiến sâu sắc để tác giả bổ sung và
hoàn chỉnh bản luận án đáp ứng được yêu cầu của một luận án tiến sĩ.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý thuộc
Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp đỡ trong
q trình thu thập thơng tin, tài liệu, nghiên cứu cũng như góp ý những vấn đề thiết thực
bổ ích cho nội dung của luận án.
Tác giả xin tỏ lịng biết ơn tới gia đình, những người đã luôn bên cạnh động viên,
tạo mọi điều kiện tốt nhất để tác giả dành thời gian và sức lực cho học tập và nghiên
cứu.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo Tập đồn Cơng nghiệp Than
– Khoáng sản Việt Nam, đã tạo mọi điều kiện về thời gian, vật chất, tinh thần, động viên
khích lệ trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, vấn đề nghiên cứu cịn mới trong ngành công
nghiệp than, là một ngành kinh tế - kỹ thuật lớn, giữ vai trò quan trọng đối với an ninh
năng lượng quốc gia, trong khi điều kiện nghiên cứu của cá nhân cịn hạn chế, do đó bản
luận án khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của q thầy cơ giáo, các nhà khoa học, nhà quản lý, đồng nghiệp nhằm giúp
cho luận án hoàn thiện hơn.
Tác giả luận án

Nguyễn Ngọc Lân
-ii-


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ix
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
i.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1

ii.

Mục tiêu của đề tài................................................................................................3

iii. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3
iv. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................4
v.

Đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của luận án ...........................................4

vi. Kết cấu của luận án ...............................................................................................5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN CỦA
LUẬN ÁN .......................................................................................................................7
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi liên quan đến đề tài luận án ........................7
1.1.1. Các nghiên cứu nền tảng của xã hội hóa đầu tư ...........................................7
1.1.2. Các nghiên cứu về xã hội hóa trên cơ sở hình thức hợp tác đối tác cơng tư 9
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án .......................13
1.2.1. Các nghiên cứu chung về đầu tư tư nhân vào khu vực công .......................14
1.2.2. Các ngiên cứu liên quan đến xã hội đầu tư trong phát triển giao thơng vận
tải
......................................................................................................................15

1.2.3. Các nghiên cứu về xã hội hóa đầu tư trong dịch vụ công ...........................17
1.2.4. Các nghiên cứu liên quan đến xã hội hóa trong lĩnh vực năng lượng ........18
1.3. Khoảng trống nghiên cứu ...................................................................................19
1.4. Tóm tắt chương 1 ................................................................................................21
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÃ HỘI HĨA ĐẦU TƯ TRONG
NGÀNH CƠNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN ...................................................22
2.1. Khái niệm chung .................................................................................................22
2.1.1. Vốn đầu tư ....................................................................................................22
2.1.2. Xã hội hóa đầu tư .........................................................................................30
2.2. Các lý thuyết liên quan đến xã hội hóa đầu tư....................................................38
-iii-


2.2.1. Lý thuyết kinh tế của Keynes ........................................................................38
2.2.2. Lý thuyết về hợp tác đối tác công tư ............................................................40
2.3. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả dự án xã hội hóa đầu tư .........................42
2.3.1. Hiệu quả kinh tế ...........................................................................................42
2.3.2. Tác động xã hội của dự án ...........................................................................44
2.3.3. Tính bền vững của dự án..............................................................................44
2.3.4. Độ tin cậy của dự án ....................................................................................45
2.4. Các phương pháp đánh giá lựa chọn dự án xã hội hóa đầu tư............................45
2.4.1. Phương pháp giá trị hiện tại thuần - NPV ...................................................45
2.4.2. Phương pháp xác định tối ưu cơ cấu vốn dự án ..........................................47
2.4.3. Phương pháp xác định giá trị đồng tiền của dự án .....................................49
2.5. Đặc điểm ngành công nghiệp than .....................................................................56
2.5.1. Tổng quan về đặc điểm của ngành công nghiệp Than.................................56
2.5.2. Đặc điểm và yêu cầu xã hội hóa đầu tư của ngành than Việt Nam .............61
2.6. Tóm tắt chương 2 ................................................................................................66
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HĨA ĐẦU
TƯ CHO NGÀNH CƠNG NGHIỆP THAN - KHỐNG SẢN TẠI VIỆT NAM.......67

3.1. Lựa chọn mơ hình nghiên cứu ............................................................................67
3.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án .................................................................68
3.2.1. Sử dụng mơ hình định tính để đánh giá dự án xã hội hóa đầu tư ................68
3.2.2. Sử dụng mơ hình định lượng để đánh giá dự án xã hội hóa ........................82
3.3. Tóm tắt chương 3 ................................................................................................85
CHƯƠNG 4. ỨNG DỤNG MƠ HÌNH XÃ HỘI HĨA ĐẦU TƯ CHO MỘT DỰ ÁN
THUỘC TẬP ĐỒN CƠNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ..........86
4.1. Giới thiệu Tập đồn cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam .......................86
4.1.1. Khái qt về Tập đồn cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam ............86
4.1.2. Cơ cấu tổ chức..............................................................................................87
4.1.3. Tình hình thực hiện xã hội hóa đầu tư của Tập đồn cơng nghiệp Than Khống sản Viêt Nam .............................................................................................89
4.1.6. Đánh giá chung về tính hình huy động vốn đầu tư của Tập đồn Than Khống sản Việt Nam .............................................................................................94
4.2. Đánh giá mơ hình XHH đầu tư cho dự án băng tải từ Nhà máy tuyển than Khe
Chàm ra Kho G9 Mông Dương .......................................................................100
4.2.1. Giới thiệu dự án băng tải chuyển than ......................................................100
-iv-


4.2.2. Ứng dụng mơ hình định tính cho dự án Khe Chàm - Kho G9 ...................102
4.2.3. Ứng dụng mơ hình định lượng ...................................................................109
4.3. Đánh giá khả năng ứng dụng của mơ hình .......................................................114
4.4. Tóm tắt chương 4 ..............................................................................................116
CHƯƠNG 5. ĐỊNH HƯỚNG THỰC HIỆN XÃ HỘI HĨA ĐẦU TƯ TRONG NGÀNH
CƠNG NGHIỆP THAN-KHỐNG SẢN THUỘC TẬP ĐỒN THAN - KHỐNG
SẢN VIỆT NAM .........................................................................................................117
5.1. Định hướng chiến lược phát triển của Tập đồn Than - Khống sản Việt Nam
đến 2030............................................................................................................117
5.1.1. Mục tiêu phát triển .....................................................................................117
5.1.2. Định hướng phát triển ................................................................................118
5.2. Nhu cầu vốn và định hướng vốn đầu tư phát triển của Tập đồn Than - Khống

sản Việt Nam đến năm 2030.............................................................................124
5.2.1. Nhu cầu vốn đầu tư của ngành và của TKV ..............................................124
5.2.2. Định hướng huy động vốn đầu tư của TKV ..............................................127
5.3. Quan điểm và định hướng tăng cường thực hiện XHH đầu tư tại Tập đồn Cơng
nghiệp Than - Khống sản Việt Nam đến năm 2030 .......................................129
5.3.1. Quan điểm thực hiện XHH đầu tư của TKV ..............................................129
5.3.2. Định hướng thực hiện xã hội hóa đầu tư của TKV ....................................131
5.4. Hồn thiện quy trình thực hiện xã hội hóa đầu tư tại Tập đồn Cơng nghiệp
Than - Khống sản Việt Nam ...........................................................................134
5.4.1. Sử dụng mơ hình VfM trong cơng tác thực hiện xã hội hóa đầu tư ...........134
5.4.2. Điều kiện áp dụng thành cơng mơ hình VfM trong xã hội hóa đầu tư ......136
5.5. Tóm tắt chương 5 ..............................................................................................137
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................138
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................142
PHỤ LỤC .................................................................................................................149

-v-


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADB

Ngân hàng phát triển châu Á

BCC

Hợp đồng hợp tác kinh doanh

BO


Xây dựng - Kinh doanh

BOO

Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh

BLT

Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao

BOT

Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao

BOOT
BTO
BT

Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh - Chuyển giao
Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh
Xây dựng - Chuyển giao

BOOS

Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh - Bán lại

O&M

Kinh doanh - Quản lý


BTL

Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ

Bộ TN&MT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ KH&ĐT

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

CNXH
CNH, HĐH

Chủ nghĩa xã hội
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CPH

Cổ phần hóa

CSH

Chủ sở hữu

CTTC

Cho thuê tài chính


CTCP

Cơng ty cổ phần

Cơng ty CP

Cơng ty cổ phần

Cơng ty TNHH
DN

Công ty trách nhiệm hữu hạn
Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

IRR

Tỉ suất sinh lời nội tại

NH

Ngân hàng


NPV

Giá trị hiện tại ròng

NSNN

Ngân sách nhà nước
-vi-


NMT
NVDH
NXB
OECD

Nhà máy tuyển
Nguồn vốn dài hạn
Nhà xuất bản
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

PPP

Private and Public Partnership (đối tác công – tư)

QH

Quy hoạch

SP


Sản phẩm

SX

Sản xuất

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TĐKT

Tập đồn kinh tế

TĐKTNN
TKV

Tập đồn kinh tế nhà nước
Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

VCSH

Vốn chủ sở hữu

VfM


Mơ hình Value for money (giá trị đồng tiền của dự án)

XDCT

Xây dựng cơng trình

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

XHH
WB

Xã hội hóa
World Bank (Ngân hàng thế giới)

-vii-


DANH MỤC HÌNH VẼ
Tên hình vẽ

Trang

Hình 2.1. Mơ tả so sánh lợi ích kinh tế khi nhà nước đầu tư và tư nhân đầu tư

42

Hình 2.2. Minh họa khái niệm VfM


50

Hình 3.1. Ba giai đoạn của đánh dự án XHH đầu tư VfM định lượng

82

Hình 5.1. Các bước thực hiện XHH dự án ngành than thuộc TKV

-viii-

137


DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

Trang

Bảng 2.1. Tóm tắt các đặc điểm chính về các hình thức cơ bản của mối
quan hệ hợp tác công tư

37

Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu khác đánh giá hiệu quả dự án XHH

44

Bảng 2.3. Cấu trúc phiếu kiểm tra đánh giá định tính VfM

53


Bảng 2.4. Các tiêu chí đánh giá lựa chọn dự án XHH

54

Bảng 2.5. Sơ đồ mô tả chuỗi hoạt động dây chuyền SXKD than

60

Bảng 2.6. Mô tả chuỗi giá trị của sản phẩn than

60

Bảng 3.1. Cấu trúc phiếu kiểm tra VfM

72

Bảng 3.2. Mô tả cách thức lựa chọn phương án của phiếu kiểm tra định
tính

76

Bảng 3.3. Các giai đoạn đánh giá định lượng VfM

83

Bảng 4.1. Danh sách chuyên gia, nhà quản lý tham gia phỏng vấn

103


Bảng 4.2. Tổng hợp ý kiến đánh giá các khía cạnh của phiếu khảo sát

103

Bảng 4.3. Bảng tổng hợp đánh giá khía cạnh “Động lực thúc đẩy” của
chuyên gia

103

Bảng 4.4. Bảng tổng hợp đánh giá khía cạnh “Tính khả thi của dự án” của
chuyên gia

105

Bảng 4.5. Bảng tổng hợp đánh giá các khía cạnh B, C, D của chuyên gia

106

Bảng 4.6. Thông tin tổng mức đầu tư dự án băng tải

110

Bảng 4.7. Mơ hình dịng tiền dự án

112

Bảng 5.1. Dự báo nhu cầu than sử dụng trong nước đến năm 2030

119


Bảng 5.2. Bảng tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư toàn ngành than

125

Bảng 5.3. Bảng tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển than của TKV

126

Bảng 5.4. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển than của TKV

126

Bảng 5.5. Định hướng XHH các dây chuyền sản xuất than của TKV

127

-ix-


PHẦN MỞ ĐẦU
i.

Tính cấp thiết của đề tài
Ở nước ta, xã hội hóa (XHH) đầu tư bắt đầu thực hiện từ khi có đường lối đổi mới

chuyển đổi nền kinh tế hoạt động/vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang hoạt
động/vận hành theo cơ chế thị trường, theo đó trải qua các giai đoạn: (1) chuyển đổi nền
kinh tế chỉ có hai thành phần (kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể sang nền kinh tế nhiều
thành phần, trong đó khu vực kinh tế nhà nước nắm vai trò chủ đạo; (2) Nền kinh tế nhiều
thành phần, trong đó khu vực kinh tế nhà nước chỉ nắm giữ những ngành, lĩnh vực then

chốt, đảm bảo nhu cầu thiết yếu và an ninh, quốc phòng và khu vực kinh tế tư nhân giữ
vai trò động lực quan trọng cho phát triển của nền kinh tế quốc dân. Đến nay XHH đầu
tư đã trở thành quan điểm, chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách của Nhà
nước trong phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, Nhà nước thực hiện chủ trương giảm dần
lĩnh vực đầu tư của Nhà nước và khuyến khích sự tham gia đầu tư của tất cả các thành
phần kinh tế để huy động sức mạnh tổng hợp trong việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội
nói chung và phát triển sản xuất kinh doanh nói riêng.
Mục tiêu tổng quát của XHH đầu tư là huy động mọi nguồn lực trong xã hội, kể cả
từ nước ngoài bằng các hình thức thích hợp để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế
- xã hội nói chung xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân và phát triển sản xuất
kinh doanh nói riêng xét trên phạm vi của một doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực sản
xuất, sản lượng và chất lượng sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế cũng
như nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở nâng cao giá trị gia tăng trong
chuỗi giá trị sản phẩm.
Tuy nhiên, XHH đầu tư ở nước ta đến nay cả trên phương diện lý luận và thực tiễn
chủ yếu mới đề cập và chỉ diễn ra trên phạm vi nền kinh tế quốc dân và theo hướng giảm
dần đầu tư của Nhà nước (bao gồm của cả doanh nghiệp nhà nước) trong tất cả các ngành,
nghề, lĩnh vực, địa bàn mà trước đây chỉ do hoặc chủ yếu chỉ do Nhà nước đảm nhiệm và
kêu gọi, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác ngoài nhà nước tham gia đầu tư và
tăng cường mở rộng đầu tư, kể cả trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng (giao thơng vận tải, thơng
tin liên lạc), văn hóa, y tế, giáo dục, kinh tế đối ngoại, v.v. Còn trong phạm vi doanh
nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước thì việc XHH đầu tư còn hạn chế, cả trên phương
diện lý luận và trong thực tế.
Đối với ngành công nghiệp khai khống nói chung và ngành than nói riêng ở nước
ta đã trở thành một trong những ngành trọng điểm của nền kinh tế. Ngành công nghiệp
-1-


than với vai trò quan trọng trong lĩnh vực năng lượng, công nghiệp đã cung cấp nguyên
liệu, nhiên liệu cơ bản phục vụ cho các ngành sản xuất của đất nước và đời sống xã hội,

tạo ra nhiều công ăn việc làm và đóng góp phần quan trọng cho ngân sách nhà nước ngay
từ khi nền kinh tế còn nhiều khó khăn. Hiện nay, hàng năm ngành cơng nghiệp than khai
thác mỗi năm khoảng 40 - 45 triệu tấn than thương phẩm, đào bình qn gần 300 km
đường lị, bóc và đổ thải khoảng 200 triệu m3 đất đá, sử dụng hàng trăm ngàn m3 gỗ, hàng
chục ngàn tấn thuốc nổ và hàng chục ngàn tấn nhiên liệu, vật liệu các loại. Sản phẩm than
trong một thời kỳ dài từng là những mặt hàng xuất khẩu chính, góp phần to lớn trong
chiến lược tăng trưởng dựa trên xuất khẩu của nước ta. Tuy nhiên, để thực hiện được mục
tiêu quy hoạch phát triển than đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm đáp ứng
nhu cầu than ngày càng tăng cao của nền kinh tế thì nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển
ngành than là rất lớn, vượt quá khả năng tài chính và nguồn vốn của Tập đồn Cơng
nghiệp Than - Khống sản Việt Nam (TKV) là đơn vị được Nhà nước giao chủ trì thực
hiện Quy hoạch phát triển ngành than và đảm bảo cung cấp than cho nền kinh tế.
TKV cũng được Chính phủ giao chủ trì thực hiện Quy hoạch phát triển quặng bơ
xít, quặng kim loại màu, quặng kim loại đen, vật liệu nổ công nghiệp và là một trong 3
trụ cột phát triển ngành điện cũng như tham gia thực hiện các quy hoạch phát triển các
ngành cơ khí, ơ tơ, xi măng, vật liệu xây dựng, v.v. Riêng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện
các dự án nhà máy điện do Tập đoàn làm chủ đầu tư đã lên tới hàng chục ngàn tỉ đồng.
Trong khi đó, TKV hiện chỉ có vốn chủ sở hữu khoảng 39,4 ngàn tỷ đồng (cuối năm
2016) và hiệu quả kinh doanh suy giảm mạnh do giá than giảm mạnh và giá thành khai
thác than tăng cao (Lợi nhuận trước thuế năm 2016 chỉ đạt khoảng 1.036 tỷ đồng).
Qua đó cho thấy, khả năng nguồn vốn của TKV là quá nhỏ so với nhu cầu vốn đầu
tư để thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ giao trong các quy hoạch phát triển ngành,
nhất là quy hoạch phát triển ngành than. Như vậy, rõ ràng việc XHH đầu tư như thế nào
để đạt được hiệu quả cao nhất, đáp ứng tốt nhất cho quá trình phát triển ngành công nghiệp
than theo đúng quy hoạch là một vấn đề cần được nghiên cứu. Từ những lý do nêu trên
cho thấy nhu cầu huy động mọi nguồn lực trong xã hội để đầu tư phát triển ngành than,
tức là XHH đầu tư trong ngành công nghiệp than thuộc TKV là hết sức cấp thiết. Do đó,
tác giả lựa chọn vấn đề “Nghiên cứu XHH đầu tư trong ngành công nghiệp than thuộc
Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khống sản Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình
là có tính thời sự và cần thiết, mong muốn góp phần hiện thực hóa chủ trương phát triển

ngành cơng nghiệp than, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và đáp ứng yêu
-2-


cầu phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và phát triển
bền vững của TKV nói riêng.
Mục tiêu của đề tài

ii.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hồn thiện quy trình và xây dựng các chỉ tiêu đánh
giá lựa chọn dự án XHH đầu tư cho TKV. Theo đó, các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
gồm:
1. Rà soát lại các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến XHH đầu tư trong và
ngoài nước.
2. Nghiên cứu khung lý thuyết liên quan đến XHH và XHH đầu tư để làm cơ sở xác
định mục tiêu và tiêu chí đánh giá hiệu quả dự án XHH đầu tư.
3. Xác định đặc điểm các dự án XHH đầu tư trong ngành than để đưa ra cơ sở và
phương pháp nghiên cứu XHH đầu tư phù hợp.
4. Triển khai ứng dụng mơ hình đánh giá XHH đầu tư cho một tình huống nghiên
cứu điển hình để kiểm chứng mức độ phù hợp của mơ hình đề xuất.
5. Hồn thiện quy trình XHH đầu tư phù hợp cho TKV.
iii.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghiên cứu các hoạt động đầu tư và các tiêu
chí đánh giá, phương thức kêu gọi nhà đầu tư (tư nhân, doanh nghiệp) thực hiện một hoặc
một số công đoạn, khâu, hạng mục, công việc, phần việc, v.v. trong dây chuyền sản xuất

kinh doanh sản phẩm của TKV.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung vào các hoạt động đầu tư và phương thức
huy động đầu tư tư nhân vào trong ngành công nghiệp than hay hoạt động sản xuất kinh
doanh than của TKV trong đó tập trung chủ yếu liên quan tới việc huy động vốn trên cơ
sở xác định cơ cấu vốn đầu tư hợp lý giữa TKV và doanh nghiệp tư nhân (DNTN); đánh
giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư XHH. Từ đó đề xuất các giải pháp lựa chọn XHH
đầu tư của TKV sao cho hiệu quả, bền vững. Bên cạnh đó, trong phạm vi nghiên cứu của
luận án, tác giả không nghiên cứu sâu về các cơ chế chính sách của Nhà nước liên quan
đến vấn đề XHH đầu tư hiện nay.
Phạm vi thời gian được nghiên cứu trong giai đoạn từ 2013 đến năm 2018 và xây
dựng định hướng thực hiện XHH đầu tư trong ngành công nghiệp than của TKV đến năm
2030. Mốc thời gian năm 2013 được chọn vì lý do sau đây: (1) Từ năm này Tổng công ty
-3-


Đơng Bắc (Bộ Quốc phịng) tách khỏi Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt
Nam; (2) Từ năm 2013 nhu cầu than trong nước tăng lên, theo đó sản xuất than chủ yếu
đáp ứng nhu cầu than trong nước, còn xuất khẩu giảm dần và giá than trong nước từng
bước vận hành theo cơ chế thị trường; (3) Giai đoạn 2013 - 2018 xảy ra hầu hết những
tác động đại diện cho hoạt động sản xuất than, đó là sự biến động của thị trường than, tác
động của biến đổi khí hậu và khai thác ngày càng khó khăn, phức tạp hơn.
iv.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận nghiên cứu của luận án sử dụng kết hợp nghiên cứu cơ sở lý

thuyết với phân tích, đánh giá thực tiễn với sử dụng nghiên cứu tình huống để xác định
quy trình đánh giá, thực hiện XHH đầu tư.
Các kỹ thuật thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu của luận án gồm: (1) Nghiên cứu

lý thuyết, (2) Thu thập dữ liệu thứ cấp, (3) Phỏng vấn cá nhân, (4) Phân tích tình huống.
-

Nghiên cứu lý thuyết: Luận án tiến hành rà sốt tổng quan tình hình nghiên cứu
và lý thuyết liên quan đến XHH đầu tư ở cả trong và ngoài nước để xây dựng
nền tảng lý thuyết hệ thống cũng như định hướng phân tích và xây dựng khung
nghiên cứu của luận án.

-

Thu thập dữ liệu thứ cấp: Luận án tiến hành đánh giá và thu thập dữ liệu thứ cấp
về tình hình sản xuất kinh doanh cũng như kết quả XHH đầu tư tại TKV trong
khoảng thời gian 2013 - 2018 để thấy được bức tranh toàn cảnh về kết quả và
hiệu quả của quá trình XHH đầu tư tại TKV. Trên cơ sở đó chỉ ra tính cấp thiết
của việc phát triển quy trình thực hiện XHH đầu tư hiệu quả cho TKV trong giai
đoạn tiếp theo.

-

Phỏng vấn cá nhân: Luận án tiến hành phỏng vấn các nhà quản lý của TKV về
bộ chỉ tiêu đánh giá và quy trình đánh giá xác định dữ án XHH đầu tư để xem
xét quan điểm, phản hồi và mức độ phù hợp của từng chỉ tiêu đánh giá khi xây
dựng khung nghiên cứu XHH của luận án.

-

Phân tích tình huống: Luận án tiến hành ứng dụng mơ hình đánh giá XHH đầu
tư vào một dự án của TKV để đánh giá, kiểm chứng mức độ phù hợp và tính
chính xác của các chỉ tiêu đánh giá được xây dựng để từ đó làm cơ sở và căn cứ
khẳng định hoặc điểu chỉnh chỉ số phù hợp.


v.

Đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của luận án
Luận án có những đóng góp mới về mặt học thuật bổ sung vào hệ thống lý luận liên

quan đến XHH đầu tư nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Một số đóng góp mới của
-4-


luận án về khoa học và thực tiễn gồm:
Thứ nhất, luận án đưa ra cách tiếp cận mới về xã hội hóa đầu tư của Tập đồn Cơng
nghiệp Than Khống sản Việt Nam trên cơ sở xây dựng mối quan hệ đối tác giữa doanh
nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, xác định rõ những nội dung cơ bản về vai trị
của mỗi bên đối với xã hội hóa đầu tư cũng như quyền lợi và trách nhiệm của các bên
tham gia trong bối cảnh đặc thù ngành than là ngành giữ vai trò quan trọng đối với hệ
thống an ninh năng lượng quốc gia.
Thứ hai, luận án đã đề xuất phương pháp đánh giá xác định dự án XHH đầu tư cho
ngành than thuộc TKV với hệ thống các tiêu chí đánh giá với 60 chỉ tiêu thanh phần đồng
thời kết hợp với đánh giá định lượng thông qua các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án. Trên
cơ sở mơ hình VfM, luận án đã phát triển phương pháp xác định dự án XHH đầu tư áp
dụng cho TKV và được kiểm chứng với một dự án XHH điển hình của TKV. Luận án đã
đề xuất phương pháp đánh giá xác định dự án XHH đầu tư cho ngành than thuộc TKV
trên cơ sở mơ hình VfM, luận án đã phát triển phương pháp xác định dự án XHH đầu tư
áp dụng cho TKV và được kiểm chứng với một dự án XHH điển hình của TKV. Luận án
đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá lựa chọn dự án XHH cho ngành than thuộc TKV với 60
tiêu chí thuộc 05 nhóm gồm: Động lực thúc đẩy (13 tiêu chí); Tính khả thi dự án (20 tiêu
chí); Khung pháp lý và điều chỉnh (5 tiêu chí); Năng lực của TKV và tư nhân (6 tiêu chí);
Tính đặc thù dự án (16 tiêu chí). Bộ các tiêu chí này là căn cứ quan trọng đầu tiên đánh
giá xem một dự án khi tiến hành XHH có khả thi hay khơng và có đáp ứng được các u

cầu mang tính chất đặc thù trong ngành than hay khơng.
Thứ ba, những khuyến nghị của luận án là cơ sở để hoàn thiện quy chế trong lĩnh
vực đầu tư của TKV đối với các dự án đầu tư XHH được.
Thứ tư, kết quả nghiên cứu của luận án này có thể là tài liệu tham khảo tốt cho: (1)
Các cơ quan quản lý nhà nước trong việc xây dựng các chính sách thúc đẩy XHH đầu tư.
(2) Các trường đại học, các cơ sở đào tạo và tư vấn phục vụ phát triển mơ hình tích hợp
giữa XHH và hợp tác đối tác cơng tư. (3) Các doanh nghiệp có mong muốn áp dụng quy
trình XHH đầu tư có sử dụng các bộ tiêu chí định tính, định lượng từ kết quả nghiên cứu
của luận án.
vi.

Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án bao gồm năm chương chính như sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan của luận án. Chương

này tổng hợp các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến XHH đầu tư ở trong và ngoài
-5-


nước. Trên cơ sở đó xác định các khoảng trống nghiên cứu và làm căn cứ xác định mục
tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về XHH đầu tư trong ngành cơng nghiệp
Than - Khống sản. Chương này trình tổng quan các vấn đề lý luận liên quan đến XHH
đầu tư, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả một dự án đầu tư theo hình thức XHH. Bên cạnh
đó, đặc điểm đầu tư trong ngành Than - Khoáng sản cũng được trình bày trong chương này
để làm căn cứ xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả XHH đầu tư phù hợp của luận án.
Chương 3. Phương pháp và mơ hình nghiên cứu XHH đầu tư cho ngành cơng
nghiệp Than - Khống sản tại Việt Nam. Chương này trình bày căn cứ phương pháp
luận lựa chọn phương pháp nghiên cứu đánh giá hiệu quả dự án XHH đầu tư và quy trình
đánh giá định tính thơng qua các chỉ tiêu và quy trình định lượng thơng qua đánh giá hiệu

quả tài chính dự án.
Chương 4. Ứng dụng mơ hình XHH đầu tư cho dự án thuộc Tập đồn cơng
nghiệp Than - Khống sản Việt Nam. Chương này trình bày kết quả ứng dụng mơ hình
XHH đề xuất trong chương 3 cho một dự án cụ thể tại TKV. Trên cơ sở đó đưa ra những
đánh giá, điều chỉnh mơ hình cho phù hợp.
Chương 5. Bàn luận và định hướng mơ hình XHH đầu tư cho ngành cơng
nghiệp than thuộc Tập đồn Than - Khống sản Việt Nam. Chương này trình bày các
kết luận nghiên cứu của luận án và đề xuất các định hướng cho TKV trong việc lựa chọn,
đánh giá dự án XHH đầu tư trong tương lai.

-6-


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ
LIÊN QUAN CỦA LUẬN ÁN
Vấn đề huy động vốn đầu tư tư nhân cho xây dựng phát triển được rất nhiều nhà
nghiên cứu kinh tế cũng như các chuyên gia kinh tế trong nước và ngoài nước quan tâm.
Ở nước ngoài, nhiều cơng trình nghiên cứu dựa trên nghiên cứu thực chứng, đã đúc kết
được những bài học quý từ các nước tiên tiến trong việc áp dụng các hình thức đầu tư
nhằm huy động vốn ngoài ngân sách cho đầu tư phát triển nói chung và đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng nói riêng, để các nước đang phát triển nghiên cứu, học tập. Tại nhiều
quốc gia, việc tư nhân hóa hay hợp tác giữa Nhà nước và khu vực tư trong đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng đã được thực hiện cách đây hàng thế kỷ, mơ hình hợp tác đầu tư này,
là một giải pháp xuất phát từ các nguyên nhân như sự hạn chế của NSNN, yêu cầu ngày
càng cao về cơ sở hạ tầng hiện đại và sự tham gia rộng rãi của người dân trong giải quyết
các vấn đề chung của đất nước. Ở Việt Nam, nhiều các đề tài nghiên cứu cấp bộ đã được
công bố, các đề tài về phát triển cơ sở hạ tầng đã tập trung nghiên cứu về hình thức XHH
đầu tư, một hình thức đầu tư nhằm huy động vốn từ tư nhân cho đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng đang được xem là “cứu cánh” cho vấn đề thiếu vốn để phát triển đất nước. Song,
thông qua đó, cũng có thể thấy tại Việt Nam, sự tham gia của khu vực tư nhân vào khu

vực công mà đặc biệt là vào các DNNN là tương đối hạn chế.
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các nghiên cứu nền tảng của xã hội hóa đầu tư
XHH đầu tư đã được áp dụng phổ biến trên thế giới từ những năm đầu thập kỷ 90
của thế kỷ XX. Kể từ năm 1992, khi chính phủ Vương quốc Anh đưa ra "Sáng kiến tài
chính tư nhân" nhằm khuyến khích hình thức XHH trong cung ứng dịch vụ cơng. Nhiều
mơ hình tương tự đã được áp dụng tại nhiều nước phát triển và sau đó là các nước đang
phát triển. Đến nay, XHH đầu tư đã thể hiện là một phương thức có nhiều triển vọng
trong huy động nguồn lực đầu tư và cung cấp dịch vụ, hàng hóa cơng cộng và vì vậy
được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý và nhiều quốc gia trên thế giới.
Có nhiều nghiên cứu về XHH đầu tư nói chung với những mục đích và mức độ khác
nhau trên cả phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn.
Về mặt lý luận, các nghiên cứu tập trung vào việc làm rõ khái niệm XHH đầu tư
và các tranh luận về vai trò của các thành phần kinh tế cũng như các điều kiện thực hiện
và khung pháp lý trong XHH đầu tư. Nghiên cứu về “XHH đầu tư” đã được John
7


Maynard Keynes giới thiệu vào năm 1936 trong cuốn "Lý thuyết chung về tiền tệ, Lãi
suất và việc làm" (General Theory of Employment, Interest, and Money)

[62].

Trong

chương kết luận của cuốn sách, Keynes đã chỉ ra ba vấn đề chính cần phải được giải
quyết nhằm đảm bảo tài chính cho các hoạt động là: "không giữ tiền mặt" (thay tài sản
tiền bằng tài sản phi tiền do lao động tạo ra), "xóa bỏ kiếm tiền bằng lợi tức" và "XHH
đầu tư" (“parting with liquidity,” “euthanizing the rentiers,” and "socializing
investment"). Trong học thuyết của Keneys, ba nhân tố này có mối quan hệ tất yếu vì

ơng lập luận rằng nhu cầu thực tế là động lực của nền kinh tế tư bản và sự tiêu dùng của
cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ là những nhân tố đảm bảo cho nền kinh tế vận hành.
Keynes (1936) khẳng định cần phải tạo ra một môi trường kinh tế thu hút nhiều
đầu tư và ít tích trữ tiền. Chính vì thế, ba đề xuất chính sách của ơng là: (1) "khơng giữ
tiền mặt" (thay tài sản tiền bằng tài sản phi tiền do lao động tạo ra); (2) "xóa bỏ kiếm
tiền bằng lợi tức" bằng việc hạ lãi xuất thấp đến mức mà không ai cảm thấy có lợi từ
việc gửi tiết kiệm tiền (bởi vì giá trị kỳ vọng mang lại của tiền kém hấp dẫn hơn giá trị
mang lại từ vốn); và (3) XHH đầu tư thông qua việc tạo ra một nhà tư bản kiểu mới bằng
sự kết hợp công tư.
Trong cuốn này Keynes cũng chỉ rõ rằng "XHH đầu tư" không phải là “làm cho
trở thành của chung của xã hội” một cách xã hội chủ nghĩa. Ơng giải thích rằng XHH
đầu tư khơng địi hỏi nhà nước phải giành quyền nắm giữ các tư liệu sản xuất và áp đặt
các điều kiện về hoạt động kinh tế cho toàn bộ nền kinh tế. Theo Keynes "Điều quan
trọng không phải là nhà nước nắm giữ tư liệu sản xuất. Nếu nhà nước có thể giao các
nguồn lực tập trung để tăng cường tư liệu sản xuất và xác định tỉ lệ thu hồi cơ bản các
nguồn lực đó cho những người sẽ sở hữu chúng thì đó mới hồn tồn là tất cả những gì
cần thiết. [62]
Xoay quanh các nghiên cứu về XHH đầu tư, có nhiều tác giả khác cũng đã có
những nghiên cứu sâu sắc trên nhiều khía cạnh về vấn đề này như tác giả Seccareccia
(2011) [79] với nghiên cứu về vai trị của đầu tư cơng như là một công cụ của kinh tế vĩ
mô trong phát triển nền kinh tế dài hạn. Tác giả Zdravka Todorova (2010) đại học
Wright State với cơng trình nghiên cứu "Nhận thức xã hội và XHH đầu tư”. Các nghiên
cứu này phân tích và làm rõ hơn lý thuyết của Keynes về XHH đầu tư và mối quan hệ,
tác động của XHH đầu tư đến quản trị nguồn nhân lực, quản trị rủi ro và hiệu quả của
nền kinh tế [82].
8


Về mặt thực tiễn: Trong các nghiên cứu về XHH đầu tư ở các nước phát triển, các
tác giả thường chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực công bởi vì về lĩnh vực kinh tế thì bản

chất nền kinh tế của các nước phát triển vốn đã là nền kinh tế tư nhân. Nghiên cứu của
Tollison (1988) cho ra đời lý thuyết “sự lựa chọn công cộng”, theo lý thuyết này, các
chính sách của Chính phủ được hoạch định bởi các cá nhân hoặc nhóm vì quyền lợi
riêng tư, do đó, hiệu quả chi tiêu cơng phụ thuộc lớn vào điều kiện thể chế, đặc biệt là
quy trình cấp phát ngân sách, mức phân cấp và tỉ trọng hàng hóa dịch vụ cơng trong rổ
hàng hóa do Chính phủ cung cấp. Tác giả còn cho rằng cải cách trong khu vực công
muốn thành công phải thay đổi tận gốc, trước hết là loại trừ động cơ và các điều kiện
nuôi dưỡng đặc quyền, đặc lợi. Song, mặc dù đã chỉ ra nguyên nhân, nhưng nghiên cứu
này cũng chưa đầy đủ để có thể giải thích sự thất bại của thị trường [83].
Dưới góc độ thực tiễn, nghiên cứu của các nhà khoa học, tư vấn quốc tế về lĩnh
vực này tập trung vào việc khảo sát thực trạng, đánh giá tình hình thực hiện và đưa ra
các khuyến nghị cho các nước đang phát triển. Nội dung và lĩnh vực của các báo cáo
nghiên cứu thực tiễn rất đa dạng có thể kể đến các tác giả như Shani (2007), Grimsey &
Lewis (2004), Kauffinann (2008), Tanaka (2008) và các tổ chức quốc tế như ADB, WB,
OECD cũng có nhiều nghiên cứu về XHH đầu tư [78] [54], [61, 81].
1.1.2. Các nghiên cứu về xã hội hóa trên cơ sở hình thức hợp tác đối tác cơng tư
Trong các hình thức đầu tư nhằm huy động vốn ngoài NSNN cho phát triển kinh
tế - xã hội, hình thức hợp tác đối tác công tư, được xem như một sự đột phá, một giải
pháp hữu hiệu tháo gỡ tình trạng thiếu vốn cho đầu tư phát triển ở một số nước. Hình
thức hợp tác cơng tư đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới từ đầu những năm 90
của thế kỷ trước. Đến nay, hình thức hợp tác đối tác công tư thể hiện là một phương
thức được kỳ vọng trong cung cấp hàng hóa cơng cộng, giải bài toán thiếu vốn đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng. Chính vì vậy, hình thức này thu hút sự quan tâm của nhiều nhà
khoa học, nhiều nhà quản lý và Chính phủ của nhiều nước trên thế giới, đã có nhiều
cơng trình, nhiều đề tài nghiên cứu về đầu tư theo phương thức hợp tác đối tác cơng tư
[12].

Hình thức hợp tác đối tác cơng tư và XHH khơng hồn toàn tương đồng với một số

đặc điểm triển khai khác nhau. Theo đó, hình thức hợp tác đối tác cơng tư có cơ sở pháp

lý là hợp đồng và xác định rõ cơ chế xử lý và quản lý rủi ro. Bên cạnh đó, các dự án
XHH thường phù hợp hơn với những dự án vừa và nhỏ với thời gian thu hồi vốn ngắn

9


[31].

Tuy nhiên, với những ưu điểm và những nét tương đồng, hình thức đối tác cơng tư

vẫn cần được nghiên cứu trong bối cảnh nghiên cứu về XHH đầu tư.
Columbia (2003) trong nghiên cứu của mình đã giới thiệu tổng quan về phương
thức hợp tác đối tác công tư. Nghiên cứu này đã đưa ra những vấn đề chung nhất của
phương thức hợp tác đối tác công tư và các mơ hình hợp tác sinh ra từ quan hệ này;
khám phá những vấn đề cơ bản về lý luận đã đưa ra cách phân loại các mối quan hệ
công - tư và xem xét sự tác động của nó đối với các tổ chức về chi phí, chất lượng và
thấy được những thách thức đối với quản trị dự án đầu tư trong tương lai [46]. Bên cạnh
đó, khi nghiên cứu về mơ hình đánh giá hiệu quả của cơ cấu vốn trong quan hệ đối tác
công – tư và xác định các chương trình chuyển giao kiến thức nhằm xác định một cơ
cấu cổ phần tối ưu của các đối tác tư nhân tham gia đầu tư vào khu vực nhà nước. Theo
đó, giả định chi phí vốn thấp hơn của nhà nước và kinh phí phát triển thấp hơn khi đầu
tư bởi một nhà đầu tư tư nhân, một cơ cấu vốn tối ưu là đạt được với DNNN và DNTN
[68].

Fahyre Loiola (2013) trong nghiên cứu về cách thức xác định dự án đầu tư cơ sở
hạ tầng theo phương thức hợp tác đối tác công tư tại Brazil đã chỉ ra những lợi ích và
hạn chế của phương pháp này khi thực hiện các dự án đầu tư. Theo đó, một dự án đầu
tư cơ sở hạ tầng theo phương thức hợp tác đối tác công tư thành công cần được phân
chia thành ba giai đoạn gồm: (1) giai đoạn tiền dự án, (2) giai đoạn triển khai dự án, (3)
giai đoạn hoàn thiện đánh giá dự án. Cũng trong nghiên cứu này, tác giả cũng chỉ ra

nhiều yếu tố về khung chính sách, luật pháp và các thỏa thuận giữa tư nhân và nhà nước
ảnh hưởng đến kết quả thành công của dự án [65].
Das và Sikida (2014) lại chỉ ra những thách thức khi triển khai đầu tư theo phương
thức hợp tác đối tác công tư tại Ấn độ. Theo đó, vấn đề về minh bạch tài chính và vai
trị các bên được coi là cản trở hiệu quả của các dự án đầu tư theo hình thức này tại Ấn
độ hiện nay [47]
Ngồi ra, hiện nay nhiều nước đang phát triển tìm kiếm tác động tích cực về hiệu
quả, cơng bằng và chất lượng cung cấp các dịch vụ công qua việc tăng cạnh tranh và
tham gia tích cực của khu vực tư nhân. Vì vậy, phương thức hợp tác đối tác cơng tư đã
được sử dụng nhiều và rộng rãi với các mục đích khác nhau, từ việc xây dựng cơ sở hạ
tầng đến việc cung cấp dịch vụ y tế và xã hội, hành chính cơng. Tuy nhiên, mơ hình này

10


cũng thể hiện một số bất cập về tính minh bạch và mức độ chia sẻ rủi ro giữa các đối tác
[60, 75].

Ở góc độ thực tiễn, nghiên cứu của các nhà khoa học và các chuyên gia tư vấn tập
trung vào việc khảo sát thực trạng, đánh giá tình hình thực tế thực hiện, từ đó, đưa ra
khuyến nghị đối với các nước đang phát triển trong việc áp dụng các hình thức đầu tư
nhằm huy động vốn ngồi NSNN cho đầu tư xây dựng và phát triển các dự án. Theo
phân tích của các chuyên gia thuộc ADB năm 2008, tại các nước đã thực hiện dự án theo
phương thức hợp tác đối tác cơng tư, đều có đặc điểm chung:
-

Thỏa thuận hợp đồng xác định vai trò và trách nhiệm của Nhà nước cũng như của
khu vực tư nhân;

-


Chia sẻ rủi ro hợp lý giữa các bên liên quan;

-

Lợi nhuận của khu vực tư nhân cần tương xứng với kết quả và những đóng góp
cho lợi ích dự án.
Theo nghiên cứu của Yescombe (2007) và nghiên cứu của ABD (2008) về phương

thức hợp tác đối tác công tư, về phía Nhà nước, Nhà nước có vai trị quyết định sự phát
triển của dự án, Nhà nước tạo mơi trường như chính sách, khung pháp lý, đồng thời Nhà
nước thống nhất các quy định pháp luật, thủ tục đấu thầu, tạo nguồn vốn và các cơng cụ
tài chính, làm trọng tài khi cần giải quyết các tranh chấp, Nhà nước thực hiện kiểm tra,
giám sát và đánh giá q trình thực thi dự án. Về phía tư nhân, để có thể tham gia dự án
phải có đủ năng lực tài chính để theo đuổi lợi ích hợp lý với thời gian tương đối dài [52,
87].

Trong nhiều thập niên vừa qua, hợp tác giữa nhà nước – tư nhân đã trở thành một
phương thức cung cấp dịch vụ công chủ yếu tại hầu hết các quốc gia ở Châu Á, cả các
quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển. Thực tế tại các nước thực hiện thành
công các dự án đầu tư tư nhân vào khu vực công cho thấy, hợp tác theo phương thức
hợp tác đối tác công tư, nếu được thiết kế và quản lý tốt, thì hình thức hợp tác này có
thể mang lại nhiều lợi ích như giảm gánh nặng cho NSNN, rủi ro có thể được san sẻ từ
khu vực cơng sang khu vực tư, tăng “giá trị đồng tiền” sử dụng trong dịch vụ cơng bởi
vì hình thức này hiệu quả hơn, chi phí thấp hơn và dịch vụ đáng tin cậy hơn [12].
Theo kinh nghiệm của các nước hiện nay, hình thức huy động vốn đầu tư tư nhân
thơng qua việc áp dụng mơ hình hợp tác giữa nhà nước và tư nhân mang lại các thành
tựu có thể được kể như:
11



-

Giảm chi phí, giảm rủi ro và tạo mơi trường cạnh tranh cao, đây là điều mà khơng
chỉ các Chính phủ, mà các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nhất là nhà đầu tư tư
nhân, rất quan tâm.

-

Giúp tiếp cận được với các nguồn tài chính, cơng nghệ tiên tiến, phương thức
quản lý hiện đại, hồn thành cơng trình đúng thời hạn và khai thác cơng trình có
hiệu quả nhất. Điều này là mong muốn của tất cả các Chính phủ.

-

Góp phần dịch chuyển gánh nặng thanh tốn từ người chịu thuế sang người tiêu
dùng, là điều mà không một Chính phủ nào khơng mong muốn trong việc xây
dựng bộ máy Nhà nước thân thiện với người dân.

-

Góp phần vào việc chống tham nhũng lãng phí, bởi vì khu vực tư nhân quản lý
đồng vốn đầu tư chặt chẽ và hiệu quả hơn. Đây cũng là điều mà hầu hết các Chính
phủ đã và đang thực hiện trong quá trình cải cách quản lý tài chính cơng ở mỗi
nước.
Các nghiên cứu tập trung vào việc khảo sát thực trạng, đánh giá tình hình thực

hiện đồng thời đưa ra khuyến nghị cho các nước đang phát triển. Các nước đang phát
triển cần xem đây là các mơ hình mẫu, làm thế nào có thể vận dụng sáng tạo dựa trên
tình hình thực tế của mỗi nước, và có thể áp dụng triển khai một cách linh động, phù

hợp, là điều các nước phải quan tâm và tự tìm ra con đường riêng của mình. Khơng thể
có một khn mẫu chung cho tất cả các nước, đặc biệt các mơ hình mẫu từ nghiên cứu
thực tế của các nước phát triển, mà ở các nước này, điều kiện cần cho thành cơng của
huy động vốn ngồi NSNN để thực hiện các dự án xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng
kỹ thuật, đó là hệ thống pháp luật hồn thiện, cũng như thị trường tài chính phát triển,
thì gần như đã hội đủ. Trong khi đó, đối với các nước đang phát triển, lại rất cần thời
gian, nguồn lực cũng như kinh nghiệm quản lý dự án mới có thể hội đủ các điều kiện để
thực hiện thành công các dự án về phát triển cơ sở hạ tầng nói chung.
Trong Sổ tay mối quan hệ đối tác Nhà nước – Tư nhân, Ngân hàng Phát triển Châu
Á - ADB (2008) đã cung cấp những kiến thức tổng quan về mối quan hệ đối tác Nhà
nước – Tư nhân, giúp người đọc có được kiến thức và động cơ thúc đẩy việc tham gia
vào mối quan hệ hợp tác giữa nhà nước và tư nhân; Cuốn sổ tay này cũng đưa ra và phân
tích cơ cấu mối quan hệ, cách thức lựa chọn, vai trò, thiết kế, cấu trúc và việc thực hiện
quá trình hợp tác giữa nhà nước và tư nhân. Nhưng khả năng thu hút vốn để thực thi các
dự án hợp tác thành công lại chỉ tập trung vào một số nước như Brazil, Trung Quốc, Ấn
12


Độ, Ba Lan và Liên Bang Nga... Như vậy, để thực hiện được thành công các dự án hợp
tác đầu tư giữa nhà nước và tư nhân cịn nhiều khó khăn và rào cản. Theo đó, để thực
hiện thành cơng các dự án đầu tư này cần căn cứ vào các đặc điểm của từng dự án cũng
như lĩnh vực hợp tác [52].
Xét theo lĩnh vực hoạt động, hiện nay các lĩnh vực phát triển mạnh là năng lượng,
viễn thông, giao thông, nước và chất thải. Trong giai đoạn 2000 - 2009, ở khu vực Đơng
Á và Thái Bình Dương, năng lượng luôn là lĩnh vực thành công nhất, thu hút 35% vốn
đầu tư trong hợp tác công tư (63 tỷ USD), tiếp theo là viễn thông với 30% vốn đầu tư
PPP (54 tỷ USD), lĩnh vực giao thông chiếm khoảng 25% (46 tỷ USD) [12].
Được thừa nhận là bước đột phá trong phát triển các lĩnh vực đầu tư tư nhân vào
khu vực công, và trong phát triển kết cấu hạ tầng, phương thức hợp tác đối tác công tư
là động lực chính cho việc tăng cường cho việc ứng dụng mơ hình này trong tương lai.

Mặc dù vậy Smith (2008) đã chỉ ra những thất bại trong đầu tư theo mơ hình này vào
các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng tại các nước đang phát triển giai đoạn 1990 - 2006
và tác giả cũng khẳng định sự ủng hộ và cam kết về mặt chính trị có ý nghĩa quan trọng
nhất đảm bảo sự thành cơng và phát triển bền vững cho các hợp đồng [80]. Theo đó, hầu
hết các dự án khơng thành cơng đều không hội đủ điều kiện về sự ủng hộ và cam kết về
mặt chính trị từ phía Chính phủ của các nước đó. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng khơng
chỉ ra một cách cụ thể cam kết của Chính phủ bao gồm những cam kết nào, và tác động
ra sao đến thành cơng của dự án. Vì vậy, cần thiết phải có các nghiên cứu nối tiếp để có
thể tìm ra lời giải đáp cho các câu hỏi đó.
Đối với lĩnh vực Than - Khoáng sản, hiên nay nhiều quốc gia đã áp dụng thành
cơng mơ hình hơp tác giữa nhà nước và tư nhân trong lĩnh vực đầu tư phát triển ngành
than thơng qua các chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Cấu trúc đổi mới của các cơng ty
này là lựa chọn đối tác liên doanh thông qua quy trình đấu thầu cơng bằng và minh bạch.
Các giá thầu này đã được thực hiện một cách công bằng và minh bạch dẫn đến nâng cao
hiệu quả các dự án đầu tư [70, 71].
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án
“XHH” hay “Nhà nước và nhân dân cùng làm” được giới thiệu ở Việt Nam từ lâu
trong các nghị quyết của Đảng nhưng lại chưa có một định nghĩa rõ ràng và một cơ chế
pháp lý để bảo đảm cho việc thực thi. “XHH” hiểu một cách chung chung là nhà nước
mong muốn các tổ chức, cá nhân khu vực nằm ngoài hệ thống cơ quan nhà nước thay
13


thế hoặc hợp tác với khu vực nhà nước để tham gia vào một số hoạt động/dịch vụ của
nhà nước. Các nghiên cứu XHH đầu tư tại Việt Nam hiện nay thơng qua các hình thức
khác nhau đến nay đã được khá nhiều tác giả nghiên cứu trên cả phương diện lý luận và
thực tiễn. XHH đầu tư theo tư tưởng của hình thức đối tác cơng tư đối với các lĩnh vực
y tế, giáo dục, hạ tầng giao thông vận tải là những khu vực được thực hiện nhiều nhất
hiện nay tại Việt Nam.
Theo đó, hiện nay các nghiên cứu về XHH đầu tư thường được tiến hành theo các

hướng nghiên cứu về hợp tác đối tác công tư, XHH trong giáo dục, hành chính cơng và
một số nghiên cứu về phát triển cơ sở hạ tầng… Như đã trình bày ở mục 1.1.2, hình thức
hợp tác đối tác cơng tư có một số nét tương đồng với thuật ngữ XHH tại Việt Nam nên
nhiều nghiên cứu XHH cũng đã ứng dụng các phương pháp triển khai và cơ chế vận
hành của phương thức này. Do đó, trong nghiên cứu của luận án này, tác giả cũng đã
tiến hành rà soát cả các nghiên cứu đầu tư theo phương thức hợp tác đối tác công tư và
XHH để xác định những ứng dụng phù hợp nhất cho mơ hình XHH đầu tư tư nhân vào
doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam.
1.2.1. Các nghiên cứu chung về đầu tư tư nhân vào khu vực công
Ở Việt Nam, kinh tế tư nhân giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế
và được thừa nhận là một trong nhiều thành phần kinh tế và được đối xử công bằng [37].
Kinh tế tư nhân hiện nay đang tạo thành một đối chứng hiện thực năng động để các
thành phần kinh tế khác đối chiếu và luôn tự đổi mới, tự hồn thiện. Theo đó, những đặc
điểm của sở hữu tư nhân được phân tích để thấy được sự tham gia và phát triển kinh tế
tư nhân là một trong tiến trình phát triển tất yếu trong lịch sử thế giới và Việt Nam đồng
thời chỉ ra xu hướng tăng cường khu vực kinh tế tư nhân và thực hiện tư nhân hóa rộng
rãi khu vực kinh tế nhà nước diễn ra mạnh mẽ trong những năm trở lại đây tại Việt Nam
[6].

Khu vực kinh tế tư nhân là động lực và động lực cơ bản của phát triển, có vị trí và
vai trị đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Tác giả Vũ Hùng Cường
(2011) đã có những nghiên cứu khá tồn diện về vị trí, vai trị của khu vực kinh tế tư
nhân đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam. Theo đó, khu vực kinh tế tư
nhân bao gồm cả khu vực kinh tế tư nhân trong nước và khu vực kinh tế tư nhân nước
ngoài. Nghiên cứu này đã đánh giá thực trạng phát triển, năng lực cạnh tranh, vị trí, vai
trị của khu vực kinh này trong phép so sánh với khu vực Nhà nước đối với tăng trưởng
14



×