ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
CAO NGỌC NGHĨA
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,
TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
SÔNG LÔ, TỈNH VĨNH PHÚC
GIAI ĐOẠN 2015-2018
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Thái Nguyên – 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
CAO NGỌC NGHĨA
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,
TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
SÔNG LÔ, TỈNH VĨNH PHÚC
GIAI ĐOẠN 2015-2018
Ngành: Quản lý đất đai
Mã số ngành: 8.85.01.03
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Xuân Linh
Thái Nguyên – 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Đây là công trình nghiên cứu của chúng tơi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học
vị nào.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020
Tác giả
Cao Ngọc Nghĩa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thiện luận văn tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, sự đóng góp q
báu của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Hà Xuân Linh đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo tơi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tơi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo khoa Quản
lý tài ngun, Phịng đào tạo - Đại học Nơng lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi thực hiện và hồn thành đề tài. Tơi xin trân trọng cảm ơn UBND huyện
Sơng Lơ, phịng Tài Ngun và Mơi trường huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đã giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài trên địa bàn. Tơi xin cảm ơn đến gia đình, người
thân, các cán bộ đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong qua trình thực hiện đề tài này.
Do hạn chế về mặt thời gian và điều kiện nghiên cứu, nên luận văn này của tôi
chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn
được hồn thiện hơn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020
Tác giả
Cao Ngọc Nghĩa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ 2
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .............................................................................. 2
Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học về khiếu nại, tố cáo và tranh chấp .................................... 4
1.1.1. Khiếu nại về đất đai................................................................................. 4
1.1.2. Tố cáo về đất đai ................................................................................... 17
1.1.3. Tranh chấp đất đai ................................................................................. 21
1.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 23
1.3. Tình hình khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai ở Việt Nam ................ 24
1.4. Tình hình khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc......... 29
1.5. Tình hình khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Sông Lô ........ 30
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 34
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 34
2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 34
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 34
2.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình quản lý, sử dụng
đất đai trên địa bàn huyện Sơng Lơ, tỉnh Vĩnh Phúc ...................................... 34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
iv
2.3.2. Đánh giá công tác khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Sông
Lô, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015 - 2018 ...................................................... 34
2.3.3.Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc giải quyết khiếu nại về đất đai
trên địa bàn huyện Sông Lô ............................................................................ 34
2.3.4. Đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả trong công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Sông Lô. ......................................... 34
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 34
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................... 34
2.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp ...................................... 35
Thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp, phân tích để làm cơ sơ lý luận khoa
học, đánh giá, đề xuất giải pháp đối với vấn đề cần nghiên cứu. ................... 36
2.4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu................................................. 36
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 37
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện và tình hình quản lý, sử dụng đất
huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc ...................................................................... 37
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 37
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.................................................... 44
3.1.3. Tình hình quản lý, sử dụng đất huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.......... 50
3.2. Đánh giá công tác khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2015-2018 ............................................................................... 53
3.2.1. Công tác tiếp công dân và tiếp nhận đơn thư ........................................ 53
3.2.2. Kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện
Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015 – 2018 ............................................ 58
3.2.3. Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn
huyện Sông Lô thông qua ý kiến của người dân và cán bộ quản lý ............... 60
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo về đất đai
tại thị huyện Sông Lô ...................................................................................... 63
3.3.1. Nguyên nhân ......................................................................................... 63
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN
v
3.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng............................................................................ 65
3.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
trên địa huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc ......................................................... 66
3.4.1. Hồn thiện cơng tác ban hành văn bản chỉ đạo về tiếp công dân và giải
quyết khiếu nại ................................................................................................ 66
3.4.2. Một số giải pháp chung ......................................................................... 68
3.4.3. Các giải pháp cụ thể .............................................................................. 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 76
1. Kết luận ....................................................................................................... 76
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CP
: Chính phủ
GCNQSDĐ
: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
GGPMB
: Giải phóng mặt bằng
KN
: Khiếu nại
KTXH
: Kinh tế xã hội
NĐ
: Nghị định
QH
: Quốc hội
TC
: Tố cáo
UBND
: Ủy ban nhân dân
XHCN
: Xã hội chủ nghĩa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Sông Lô năm 2018 ........................ 52
Bảng 3.2. Tổng hợp công tác tiếp dân trên địa bàn huyện Sông Lô giai đoạn
2015 – 2018 ..................................................................................................... 54
Bảng 3.3. Tổng hợp tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn thư trên địa bàn huyện
Sông Lô giai đoạn 2015 – 2018 ...................................................................... 55
Bảng 3.4.Tình hình khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Sông Lô giai
đoạn 2015 – 2018 ............................................................................................ 56
Bảng 3.5. Phân loại lĩnh vực bị khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện
Sông Lô giai đoạn 2015 – 2018 ...................................................................... 57
Bảng 3.6. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện
Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015 – 2018 ............................................ 59
Bảng 3.7. Tổng hợp ý kiến của người dân về công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo trên địa bàn huyện Sông Lô ...................................................................... 60
Bảng 3.8. Tổng hợp nguyên nhân dẫn đến khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa
bàn huyện Sông Lô thông qua ý kiến cán bộ .................................................. 62
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khiếu nại, tố cáo là một là một trong những quyền cơ bản của công dân,
là công cụ pháp lý để công dân đấu tranh đối với các hành vi vi phạm pháp luật
nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng
dân; đồng thời là hình thức dân chủ trực tiếp để cơng dân tham gia quản lý nhà
nước, quản lý xã hội.
Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự vào cuộc mạnh mẽ của các
tổ chức chính trị - xã hội…, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của chúng ta
trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, tình
hình khiếu nại, tố cáo vẫn diễn ra hết sức phức tạp nhất là khiếu nại, tố cáo về
đất đai; nhiều vụ trở thành điểm nóng, nhiều vụ khiếu nại, tố cáo đơng người
vượt cấp, cá biệt có vụ đã trở thành cơng cụ để các thế lực phản động lợi dụng
chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Nguyên nhân gia tăng số vụ việc khiếu nại, tố cáo và tính chất phức tạp
của các vụ việc này là do chính sách pháp luật của chúng ta còn nhiều bất cập,
chồng chéo, thiếu các quy định cụ thể; bản thân các cơ quan được giao nhiệm
vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng chưa hợp lý; những người làm công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng chưa được đào tạo nghiệp vụ chính quy,
thường xuyên bị thay đổi, thiếu kinh nghiệm.
Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang ở thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, bộ máy quản lý nhà nước về đất đai, khiếu nại, tố cáo chưa thể
hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của người dân một cách tốt nhất. Những hạn chế
về năng lực, đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức và vận hành bộ máy
nhà nước chưa có hiệu quả cao; đời sống của nhân dân cịn nhiều khó khăn và
sự hạn chế trong nhận thức của người dân đã làm cho khiếu nại, tố cáo nhất là
khiếu nại, tố cáo về đất đai đã trở thành vấn đề mang tính thời sự.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN
2
Huyện Sông Lô đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển do đó cơng
tác thu hồi, bồi thường về đất trong thời gian qua diễn ra mạnh mẽ, mặt khác
công tác quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng đang được hồn thiện chính vì
vậy tình hình khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai có chiều hướng gia tăng,
mặt khác từ trước đến nay chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách tồn
diện, chi tiết liên quan đến khiếu nại tố cáo nói chung và khiếu nại tố cáo về đất
đai nói riêng trên địa bàn huyện Sơng Lơ giúp cho cấp ủy, chính quyền địa
phương tham khảo từ đó làm tốt cơng tác quản lý đất đai, giải quyết khiếu nại tố
cáo góp phần xây dựng và phát triển huyện Sông Lô trên tất cả các lĩnh vực. Đây
cũng chính là lý do tôi lựa chọn đề tài “Đánh giá kết quả và đề xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện
Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015-2018”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015 - 2018.
- Đánh giá được thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Tìm hiểu và nắm bắt được thực tiễn hoạt động giải quyết khiếu nại, tố
cáo về đất đai trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và triển khai các đề án nhằm nâng cao
hiệu quả tiếp dân xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai tại
huyện Sông Lô nói riêng và tại tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Đánh giá đúng thực trạng, xác định nguyên nhân tồn tại, hạn chế, đề xuất
được các giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp
về đất đai trên địa bàn huyện Sông Lơ trong thời gian tới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
3
Làm cơ sở nghiên cứu, áp dụng triển khai thực hiện có hiệu quả trong
thực tiễn tại các địa phương có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tương đồng.
Góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển
kinh tế bền vững. Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ
và nhân dân tại địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
4
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học về khiếu nại, tố cáo và tranh chấp
1.1.1. Khiếu nại về đất đai
1.1.1.1. Một số khái niệm liên quan (Luật Khiếu nại, 2011)
- Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo
thủ tục do Luật khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành
chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước
hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức khi có căn cứ cho rằng quyết định
hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Khiếu nại về đất đai: Có thể hiểu khiếu nại về đất đai là việc công dân, cơ
quan, tổ chức theo quy định của Luật Khiếu nại và Luật Đất đai đề nghị cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định
hành chính hay hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước hoặc
người có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai khi có căn cứ
cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích
hợp pháp về đất đai của mình.
- Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức
thực hiện quyền khiếu nại.
- Người bị khiếu nại là cơ quan hành chính Nhà nước hoặc người có
thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước có quyết định hành chính,
hành vi hành chính bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có
quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại.
- Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại.
- Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
5
định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được
áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
- Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc khơng
thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
- Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định
giải quyết khiếu nại.
1.1.1.2. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại
- Quyền của người khiếu nại (Điều 12, Luật Khiếu nại, 2011):
a) Tự mình khiếu nại.
Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực
hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu
nại;
Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất
hoặc vì lý do khách quan khác mà khơng thể tự mình khiếu nại thì được ủy
quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người
khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại;
b) Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định
của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy
quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của mình;
c) Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham
gia đối thoại;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN
6
d) Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải
quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí
mật nhà nước;
đ) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý
thơng tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thơng tin, tài liệu
đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho
người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
e) Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn
cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính
bị khiếu nại;
g) Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về
chứng cứ đó;
h) Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, nhận quyết định
giải quyết khiếu nại;
i) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi
thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
k) Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tồ án theo quy
định của Luật tố tụng hành chính;
l) Rút khiếu nại.
- Nghĩa vụ của người khiếu nại (Điều 12, Luật Khiếu nại, 2011):
a) Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
b) Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý
của việc khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết
khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung
cấp thơng tin, tài liệu đó;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
7
c) Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu
nại trong thời gian khiếu nại, trừ trường hợp quyết định, hành vi đó bị tạm đình
chỉ thi hành theo quy định tại Điều 35 của Luật này;
d) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực
pháp luật.
1.1.1.3. Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại
- Quyền của người bị khiếu nại (Điều 13, Luật Khiếu nại, 2011):
a) Đưa ra chứng cứ về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi
hành chính bị khiếu nại;
b) Được biết, đọc, sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ do người giải
quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thơng tin, tài liệu thuộc bí
mật nhà nước;
c) u cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý
thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu
đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao cho người
giải quyết khiếu nại, trừ thơng tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
d) Nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.
- Nghĩa vụ của người bị khiếu nại (Điều 13, Luật Khiếu nại, 2011):
a) Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham
gia đối thoại;
b) Chấp hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại của cơ quan, đơn vị
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại;
c) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, giải trình
về tính hợp pháp, đúng đắn của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị
khiếu nại khi người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, đơn vị kiểm tra, xác
minh yêu cầu trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có yêu cầu;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
8
d) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực
pháp luật;
đ) Sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành
chính bị khiếu nại;
e) Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành
chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật về trách nhiệm
bồi thường của Nhà nước.
1.1.1.4. Phân loại khiếu nại về đất đai
Khiếu nại quyết định hành chính trong quản lý đất đai: Là trường họp
người khiếu nại nhận thấy quyền và lợi ích về đất đai, tài sản gắn liền với đất
đai của mình bị xâm phạm bởi các quyết định hành chính trong quản lý đất đai.
Theo Chương IV, V, VI, VII, Luật Đất đai năm 2013 và thực tế thực trạng khiếu
nại về đất đai ở nước ta hiện nay thường thể hiện ở các nội dung chủ yếu sau:
* Khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, cấp đất tái định
cư Để thực hiện chính sách phát triển kinh tế, xã hội đất nước, Nhà nước đã
tiến hành thu hồi đất, giải phóng mặt bằng phục vụ cho các dự án phát triển.
Tuy nhiên vấn đề bồi thường và hỗ trợ và tiến hành tái định cư cho những diện
bị thu hồi đất ở nhiều địa phương gặp khơng ít khó khăn, vướng mắc. Một số
dự án chưa có khu tái định cư hoặc chưa giải quyết tái định cư đã quyết định
thu hồi đất ở. Những trường hợp bị thu hồi đất ở thì tiền bồi thường khơng đủ
để mua đất ở mới tại khu tái định cư. Giá đất bồi thường thấp hơn giá đất cùng
loại trên thị trường, đặc biệt là đối với đất nông nghiệp trong khu vực đô thị,
khu dân cư nông thôn. Tiền bồi thường đất nơng nghiệp thường khơng đủ để
nhận chuyển nhượng diện tích đất nông nghiệp tương tự hoặc không đủ để nhận
chuyển nhượng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp để chuyển sang làm
ngành nghề khác. Nhìn chung các địa phương chưa coi trọng việc lập khu tái
định cư chung cho các dự án trên cùng địa bàn, một số khu tái định cư đã được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
9
lập nhưng không bảo đảm điều kiện tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ, giá nhà ở tại
khu tái định cư cịn tính q cao nên tiền nhận bồi thường không đủ trả cho nhà
ở tại khu tái định cư. Các quy định của pháp luật về đất đai để giải quyết vấn
đề tái định cư đã khá đầy đủ nhưng các địa phương thực hiện chưa tốt, thậm chí
một số địa phương chưa quan tâm giải quyết nhiệm vụ này dẫn đến tình trạng
khiếu nại kéo dài.
* Khiếu nại về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Dạng khiếu nại này phát sinh một phần từ sai sót của cơ quan có thẩm
quyền, như: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sai sót về tên chủ sử dụng,
sơ đồ thửa đất, diện tích... Có những trường hợp, không cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất mà khơng có lý do chính đáng hoặc lý do khơng rõ ràng.
Các cơ quan có thẩm quyền trong q trình giải quyết lại khơng giải thích rõ
cho dân hiểu lý do tại sao khơng cấp giấy. Q trình giải quyết hồ sơ diễn ra
chậm, gây phiền hà, sách nhiễu... gây khó khăn cho người sử dụng đất. Một
nguyên nhân khác là do quy hoạch treo hoặc do người dân không chấp nhận dù
lý do không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chính đáng....
* Khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính về vỉ phạm chế độ
quản lý, sử dụng đất đai
Là trường người khiếu nại khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đất đai của cơ quan quản lý có thẩm quyền. Một số bộ
phận người dân khơng nắm rõ về Luật Đất đai và Luật Khiếu nại nên phát sinh
tình trạng vi phạm pháp luật hoặc các trường họp lấn chiếm, vi phạm quy tắc
xây dựng. Một số người mặc dù khá am hiểu pháp luật nhưng vẫn cố tình vi
phạm, khi bị phát hiện và xử phạt thì ngoan cố khiếu nại. Bên cạnh đó cũng có
phần trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết,
như: Ra quyết định xử phạt sai đối tượng, bị nhầm lẫn, sai tên chủ sử dụng;
việc thi hành quyết định xử phạt có sai sót hoặc sai pháp luật; việc ra quyết định
không đúng căn cứ pháp luật; việc ra quyết định quá nhẹ hoặc quá nặng (về mức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
10
phạt hoặc hình thức phạt) hoặc thiếu trách nhiệm, thiếu khách quan.
* Khiếu nại việc giải quyết các tranh chấp về đất đai
Là trường họp người khiếu nại có sự tranh chấp về đất đai với đối tượng
khác, việc tranh chấp nay được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra
quyết định giải quyết tranh chấp về đất đai. Người khiếu nại nhận thấy quyết
định trên xâm phạm lợi ích trực tiếp của mình và khiếu nại quyết định giải quyết
tanh chấp về đất đai. Khiếu nại trong lĩnh vực này có các dạng, như:
- Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp đòi lại đất cũ
- Đòi lại đất khi bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi.
- Đòi lại đất, tài sản của dòng họ, của người thân trong các giai đoạn khác
nhau, qua các cuộc điều chinh đã giao cho người khác sử dụng.
- Đòi lại đất cũ do trước kia thực hiện chính sách "nhường cơm sẻ áo” của
Nhà nước trong những năm 1981 - 1986 (đã nhường đất cho người khác sử
dụng nay họ đòi lại).
- Đòi lại đất khi thực hiện họp tác hóa nơng nghiệp, theo mơ hình sản xuất
tập thể quản lý tập trang.
- Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp ranh giới sử dụng đất.
- Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp nhà đất do đã cho mượn, cho thuê,
cho ở nhờ....
1.1.1.5. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai (Luật Khiếu nại, 2011)
- Thẩm quyền của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung
là cấp xã) và Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện): giải quyết khiếu nại lần đầu đối
với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách
nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
- Thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện:
+ Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
11
+ Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính của Chủ tịch UBND cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện
đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời
hạn nhưng chưa được giải quyết.
- Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương: giải
quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của
mình, của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp.
- Thẩm quyền của Giám đốc sở và cấp tương đương:
+ Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính của mình, của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp;
+ Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần
đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa
được giải quyết.
- Thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh:
+ Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính của mình.
+ Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính của Chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải
quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng
chưa được giải quyết.
+ Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ
quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.
- Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ,
thuộc cơ quan thuộc Chính phủ: giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính,
hành vi hành chính của mình, của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp.
- Thẩm quyền của Bộ trưởng:
+ Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
12
chính của mình, của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp.
+ Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu
nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
+ Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính của Chủ tịch UBND cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm quyền QLNN của
bộ, ngành đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã
hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
+ Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ
quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.
- Thẩm quyền của Tổng thanh tra Chính phủ:
+ Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp trong việc tiếp cơng dân, giải
quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
+ Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây
thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ
quan, tổ chức thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc kiến nghị người có thẩm
quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm,
xử lý đối với người vi phạm.
- Thẩm quyền của Chánh thanh tra các cấp:
+ Giúp thủ trưởng cơ quan QLNN cùng cấp tiến hành kiểm tra, xác minh,
kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng
cơ quan QLNN cùng cấp khi được giao.
+ Giúp thủ trưởng cơ quan QLNN cùng cấp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các
cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trưởng trong việc tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp
luật.
Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
13
đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan, tổ
chức thì kiến nghị thủ trưởng cơ quan QLNN cùng cấp hoặc kiến nghị người
có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách
nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.
- Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ:
+ Lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại của các bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp.
+ Xử lý các kiến nghị của Tổng thanh tra Chính phủ quy định tại khoản 2
Điều 24 của Luật này.
+ Chỉ đạo, xử lý tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh.
1.1.1.6. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại
Căn cứ Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2013, các cơ quan
hành chính Nhà nước chỉ thụ lý giải quyết khiếu nại 02 lần (lần 1 và lần 2). Sau
khi có quyết định giải quyết khiếu nại (lần 2) thì chấm dứt khơng thụ lý giải
quyết khiếu nại; căn cứ Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của
Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính, trình
tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, gồm các bước chính như sau:
* Đổi với khiếu nại giải quyết lần đầu
Bước 1: Tiếp nhận đơn khiếu nại
Người khiếu nại phải gửi đơn và các tài liệu liên quan (nếu có) cho cơ
quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
Bước 2: Thụ lý đơn khiếu nại
Trong thòi hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn thuộc thẩm quyền
giải quyết của mình, cơ quan nhận đơn thụ lý để giải quyết; trường hợp không
thụ lý để giải quyết thì nêu rõ lý do.
Cơng bố quyết định xác minh nội dung khiếu nại.
Bước 3: Tổ chức gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại; thẩm tra, xác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN
14
minh nội dung khiếu nại.
Đại diện cơ quan giải quyết trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với người khiếu
nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan để làm rõ nội dung
khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại.
Cơ quan giải quyết thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người
bị khiếu nại, người có quyền lợi ích liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung
việc gặp gỡ, đối thoại.
Khi gặp gỡ, đối thoại, đại diện cơ quan giải quyết nêu rõ nội dung cần
đối thoại; người tham gia đối thoại có quyền phát biểu ý kiến, đưa ra những
bằng chứng liên quan đến vụ việc khiếu nại và yêu cầu của mình.
Việc gặp gỡ, đối thoại được lập thành biên bản; biên bản ghi rõ ý kiến
của những người tham gia; tóm tắt kết quả về những nội dung đã đối thoại, có
chữ ký của người tham gia; trường họp người tham gia đối thoại không ký xác
nhận thì phải ghi rõ lý do.
Trong quá trình xem xét giải quyết khiếu nại, cơ quan giải quyết tiến
hành thẩm tra, xác minh nội dung khiếu nại.
Bước 4: Ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Quyết định giải quyết khiếu nại được gửi cho người khiếu nại, người bị
khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan quản lý cấp trên.
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ
lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có
thể kéo dài hon, nhưng khơng q 45 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Ở
vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu
không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp
thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng khơng q 60 ngày,
kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
* Đối với khiếu nại giải quyết lần hai
Bước 1: Tiếp nhận đơn khiếu nại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN
15
Người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo bản sao quyết định giải quyết
khiếu nại lần đầu và các tài liệu liên quan (nếu có) cho cơ quan hoặc người có
thẩm quyền giải quyết.
Bước 2: Thụ lý đơn khiếu nại
Khơng thụ lý để giải quyết thì thơng báo bằng văn bản cho người khiếu
nại và nêu rõ lý do.
Công bố quyết định xác minh nội dung khiếu nại.
Bước 3: Thẩm tra, xác minh vụ việc khiếu nại.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, cơ quan giải quyết có các
quyền sau:
Yêu cầu người khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu và những bằng chứng
về nội dung khiếu nại;
Yêu cầu người bị khiếu nại giải trình bằng vãn bản về những nội dung
khiếu nại; Yêu cầu người giải quyết khiếu nại lần đầu, cá nhân, cơ quan, tổ
chức hữu quan cung cấp thông tin, tài liệu và những bằng chứng liên quan đến
nội dung khiếu nại;
Mọi người bị khiếu nại, người khiếu nại đến để tổ chức đối thoại (nếu càn);
Xác minh tại chỗ (nếu cần);
Trưng cầu giám định, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của
pháp luật. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khi nhận được yêu cầu nêu trên phải thực
hiện đúng các yêu cầu đó.
Bước 4: Ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 được gửi cho người khiếu nại,
người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại làn đầu, người có quyền, lợi ích
liên quan, người đã chuyển đơn đến, cơ quan quản lý cấp trên trong thời hạn
chậm nhất là 7 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết.
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ
lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
16
thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Ở
vừng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai
không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp
thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hom, nhưng không quá 70 ngày,
kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
1.1.1.7. Vai trò, trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước trong cơng
tác tiếp cơng dân, giải quyết khiếu nại về đất đai
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi sinh thịi thể hiện trong việc
giải quyết khiếu nại “sớm chừng nào, hay chừng ấy”, cần giải quyết khiếu nại
ngay từ cơ sở nơi phát sinh khiếu nại, tố cáo của dân. Tại Hội nghị cơng tác
thanh tra tồn miền Bắc ngày 5/3/1960, Người căn dặn “Các cô, các chú phải
làm thế nào đừng để nhiều thư khiếu nại gửi thẳng đến Bác, vì các địa phương
giải quyết không tốt nên họ phải đưa đến Bác” (Đỗ Thị Mười, 2012).
Lời căn dặn đó là vơ cùng thấm thía và đáng cho chúng ta suy nghĩ, xem
xét để có một cái nhìn đúng đắn về tình hình đơn thư vượt cấp hiện nay. Khi
người dân phát hiện ra việc làm sai trái của cán bộ, của chính quyền thì họ tố
giác, tố cáo. Sự tố cáo đó thể hiện tinh thần trách nhiệm của cơng dân, họ bức
xúc, phản ứng với những điều sai trái. Ngay những ngày đầu lập nước, Hồ Chủ
tịch đã nhận thức đầy đủ nguy cơ về sự thối hóa của những người nắm quyền
lực và đã kiên quyết đấu tranh với chúng. Đề cao trách nhiệm của các cơ quan
chính quyền trong việc giải quyết nhanh chóng và có hiệu quả các khiếu nại, tố
cáo của dân là biểu hiện cụ thể của một nhà nước vì dân mà Hồ Chủ Tịch ln
nhấn mạnh. Trước mỗi khó khăn, vất vả trong công tác tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo của công dân, chúng ta phải luôn nhớ lời căn dặn của Bác:
“Đồng bào có oan ức mới khiếu nại hoặc vì chưa hiểu chính sách của Đảng và
Chính phủ mà khiếu nại” (Đỗ Thị Mười, 2012).
Theo Hiến pháp này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thơng qua ngày 28 tháng 11 năm 2013. có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN