Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường tự nhiên cho học sinh qua môn tự nhiên và xã hội theo phương thức trải nghiệm tại các trường tiểu học quận 4, thành phố hồ chí minh​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 170 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Phạm Thúy Hà

GIÁO DỤC KĨ NĂNG ỨNG XỬ VỚI
MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH
QUA MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
THEO PHƯƠNG THỨC TRẢI NGHIỆM
TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN 4,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Phạm Thúy Hà
GIÁO DỤC KĨ NĂNG ỨNG XỬ VỚI
MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH
QUA MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
THEO PHƯƠNG THỨC TRẢI NGHIỆM
TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN 4,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục tiểu học)
Mã số

: 8140101



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ THỊ NGỌC ĐIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Phạm Thúy Hà, tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên
cứu của riêng tơi và được sự hướng dẫn của Tiến sĩ Lê Thị Ngọc Điệp. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này chưa từng được
công bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Ngồi ra, những kết quả nghiên cứu của tác giả, cơ quan tổ chức khác
được sử dụng trong luận văn đều có trích dẫn, chú thích nguồn gốc và được
ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
TÁC GIẢ

PHẠM THÚY HÀ


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến:
- Cán bộ quản lí Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh;
- Q thầy cơ Phịng Sau đại học, khoa Giáo dục Tiểu học Trường Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh;
- Tất cả quý thầy cơ đã trực tiếp tham gia quản lí, hướng dẫn và giảng
dạy trong suốt khố học.
- Đặc biệt, tơi xin chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Lê Thị
Ngọc Điệp, người thầy đã hướng dẫn đề tài và tận tình, giúp đỡ tơi trong suốt

q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn đến cán bộ quản lí cấp tiểu học trên địa bàn Quận
4, tập thể giáo viên, học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, Tiểu học
Đoàn Thị Điểm, Tiểu học Tăng Bạt Hổ B, Tiểu học Nguyễn Thái Bình đã
giúp tơi thu thập thơng tin và xử lí số liệu để hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, quý đồng nghiệp đã
quan tâm, động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện để tơi hồn thành chương trình
học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nhưng luận văn chắc chắn cịn nhiều
thiếu sót nhất định, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa
học, các nhà quản lí và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn
TÁC GIẢ
PHẠM THÚY HÀ


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt trong luận văn
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG ỨNG XỬ VỚI
MƠI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH QUA DẠY
HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

THEO PHƯƠNG


THỨC TRẢI NGHIỆM ........................................................................ 8
1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề.............................................................. 8
1.1.1. Các nghiên cứu về học tập trải nghiệm trên thế giới ............................... 8
1.1.2. Nghiên cứu học tập dựa vào trải nghiệm ở Việt Nam ........................... 13
1.2. Các khái niệm cơ bản .................................................................................... 16
1.2.1. Môi trường ............................................................................................. 16
1.2.2. Ứng xử với môi trường .......................................................................... 17
1.2.3. Giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường ............................................... 18
1.2.4. Học tập theo phương thức trải nghiệm................................................... 19
1.3. Cơ sở lí luận về việc học tập theo phương thức trải nghiệm......................... 20
1.3.1. Mục tiêu của hoạt động học tập theo phương thức trải nghiệm............ 20
1.3.2. Vai trò của hoạt động học tập theo phương thức trải nghiệm trong
dạy học .................................................................................................. 20
1.3.3. Hình thức tổ chức hoạt động học tập theo phương thức
trải nghiệm ............................................................................................ 22
1.3.4. Phương pháp tổ chức hoạt động học tập theo phương thức
trải nghiệm ............................................................................................ 23
1.3.5. Dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo phương thức trải nghiệm ........ 28
1.4. Cơ sở tâm lí học để thực hiện giáo dục kĩ năng ứng xử ................................ 28
1.4.1. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp Ba .............................................. 28
1.4.2. Đặc điểm học tập kĩ năng của học sinh lớp Ba ...................................... 31


1.5. Cơ sở lí luận về việc giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường theo
phương thức trải nghiêm qua môn Tự nhiên và Xã hội............................... 33
1.5.1. Mối quan hệ giữa kĩ năng ứng xử và dạy học môn Tự nhiên và xã
hội theo phương thức trải nghiệm ......................................................... 33
1.5.2. Các điều kiện để thực hiện giáo dục kĩ năng ứng xử với môi
trường tự nhiên cho học sinh qua dạy học môn Tự nhiên xã hội

theo phương thức trải nghiệm ............................................................... 33
Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 35
Chương 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG ỨNG XỬ VỚI
MÔI TRƯỜNG QUA DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ
XÃ HỘI THEO PHƯƠNG THỨC TRẢI NGHIỆM CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC ...................................................................... 36
2.1. Khái quát về Giáo dục tiểu học tại Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh .......... 36
2.2. Giới thiệu về khảo sát thực trạng................................................................... 37
2.2.1. Mục đích khảo sát .................................................................................. 37
2.2.2. Nội dung khảo sát................................................................................... 37
2.2.3. Đối tượng khảo sát và địa bàn khảo sát ................................................. 37
2.2.4. Phương pháp khảo sát ............................................................................ 38
2.3. Kết quả khảo sát ............................................................................................ 38
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về công tác
giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường cho học sinh tại các
trường tiểu học ở Quận 4. ..................................................................... 38
2.3.3. Thực trạng tổ chức giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường cho
học sinh qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo phương thức
trải nghiệm tại các trường tiểu học ở Quận 4 ........................................ 50
2.4. Đánh giá chung thực trạng giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường cho
học sinh tại các trường tiểu học Quận 4 ........................................................ 54
2.4.1. Những mặt mạnh và thuận lợi ................................................................ 54
2.4.2. Những tồn tại.......................................................................................... 55
2.4.3. Nguyên nhân của thực trạng .................................................................. 56
2.5. Thực trạng về chương trình và sách giáo khoa hiện hành ............................. 56
2.6. Chương trình GDPT 2018 (Thông tư 32/2018/TT-BGD ngày 26 tháng
12/2018) ......................................................................................................... 58


Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 62

Chương 3. THIẾT KẾ VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG
THEO PHƯƠNG THỨC TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY
HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP BA................................ 64
3.1. Mục đích và nguyên tắc thiết kế hoạt động giáo dục kĩ năng ứng xử với
môi trường tự nhiên theo phương thức trải nghiệm trong dạy học môn
Tự nhiên và Xã hội lớp Ba ............................................................................. 64
3.1.1. Mục đích thiết kế .................................................................................... 64
3.1.2. Nguyên tắc thiết kế................................................................................. 64
3.2. Thiết kế hoạt động giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường tự nhiên
theo phương thức trải nghiệm trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
lớp Ba ............................................................................................................. 68
3.2.1. Các tiêu chí lựa chọn nội dung mơn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba và
hình thức hoạt động theo phương thức trải nghiệm để thiết kế ............ 68
3.2.2. Quy trình thiết kế hoạt động giáo dục kĩ năng ứng xử với môi
trường theo phương thức trải nghiệm trong dạy học môn Tự nhiên
và Xã hội lớp Ba.................................................................................... 69
3.2.3. Một số hoạt động ứng xử với môi trường theo phương thức trải
nghiệm trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba ........................ 73
3.3. Thử nghiệm một số ứng xử với môi trường theo phương thức trải
nghiệm trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba ................................ 81
3.3.1. Mục đích thử nghiệm ............................................................................. 81
3.3.2. Nội dung thử nghiệm ............................................................................. 82
3.3.3. Đối tượng, thời gian và địa bàn thử nghiệm .......................................... 82
3.3.4. Cách thức triển khai thử nghiệm ............................................................ 82
3.3.5. Lựa chọn và bồi dưỡng giáo viên tham gia thử nghiệm ........................ 84
3.3.6. Chuẩn và thang đánh giá kết quả thử nghiệm ........................................ 84
3.3.7. Kết quả thử nghiệm và bình luận ........................................................... 85
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................... 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 98

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Chữ viết tắt

Chữ nguyên

CBQL

Cán bộ quản lí

CSVC

Cơ sở vật chất

GV

Giáo viên

GDPT

Giáo dục phổ thông

HS

Học sinh

TN&XH


Tự nhiên và Xã hội

SGK

Sách giáo khoa

SGV

Sách giáo viên

VD

Ví dụ


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Những hoạt động phù hợp để tổ chức dạy học môn Tự nhiên và
Xã hội theo phương thức trải nghiệm ................................................... 46

Bảng 2.2.

Các hình thức dạy học môn Tự nhiên và Xã hội được học sinh
yêu thích ................................................................................................ 49

Bảng 2.3.

Những thuận lợi, khó khăn khi tổ chức hoạt động trải nghiệm
trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba ..................................... 52


Bảng 3.1.

Nội dung môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba được lựa chọn để thiết
kế theo phương thức trải nghiệm. ......................................................... 68

Bảng 3.2.

Một số hoạt động ứng xử với môi trường theo phương thức trải
nghiệm trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba đã thiết kế.................... 73

Bảng 3.3.

Kết quả đánh giá bài kiểm tra về kiến thức của nhóm thử nghiệm
và nhóm đối chứng ................................................................................ 89

Bảng 3.4.

Kết quả đánh giá bài kiểm tra về thái độ của nhóm thử nghiệm và
nhóm đối chứng..................................................................................... 90

Bảng 3.5.

Kết quả đánh giá bài kiểm tra về hành vi của nhóm thử nghiệm và
nhóm đối chứng..................................................................................... 91


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1.


Mơ hình học tập qua trải nghiệm của David Kolb Tổ chức hoạt
động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học .......................................... 11

Biểu đồ 2.1.

Nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về khái niệm học
tập theo phương thức trải nghiệm ..................................................... 38

Biểu đồ 2.2.

Tầm quan trọng của việc dạy học theo phương thức trải nghiệm .... 39

Biểu đồ 2.3.

Mức độ thực hiện việc giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường
tự nhiên trong dạy học ...................................................................... 40

Biểu đồ 2.4.

Các mối quan hệ xoay quanh nội dung hoạt động trải nghiệm ở
tiểu học.............................................................................................. 41

Biểu đồ 2.5.

Ai là người thực hiện hoạt động trải nghiệm .................................... 42

Biểu đồ 2.6.

Những đặc điểm của môn Tự nhiên và Xã hội ................................. 43


Biểu đồ 2.7.

Những chủ đề trong chương trình Tự nhiên và Xã hội lớp Ba có
thể thực hiện việc giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường tự
nhiên theo phương thức trải nghiệm. ................................................ 44

Biểu đồ 2.8.

Các hình thức dạy học mơn Tự nhiên và Xã hội ............................. 47

Biểu đồ 2.9.

Mức độ hiểu bài của học sinh sau mỗi nội dung bài học.................. 48

Biểu đồ 2.10. Mức độ hứng thú của học sinh khi học môn Tự nhiên và Xã
hội lớp Ba.......................................................................................... 49
Biểu đồ 2.11. Mức độ cần thiết của việc giáo dục kĩ năng ứng xử với môi
trường tự nhiên cho học sinh qua dạy học môn Tự nhiên và
Xã hội................................................................................................ 51
Biểu đồ 3.1.

Đánh giá của giáo viên về mức độ khả thi của hoạt động giáo
dục kĩ năng ứng xử với môi trường tự nhiên qua hoạt động trải
nghiệm đã thử nghiệm. ..................................................................... 87

Biểu đồ 3.2.

Đánh giá của giáo viên về mức độ hiệu quả của hoạt động giáo
dục kĩ năng ứng xử với môi trường tự nhiên qua hoạt động trải
nghiệm đã thử nghiệm. ..................................................................... 88


Biểu đồ 3.3.

Kết quả đánh giá bài kiểm tra về kiến thức của nhóm thử
nghiệm và nhóm đối chứng .............................................................. 89


Biểu đồ 3.4.

Kết quả đánh giá bài kiểm tra về thái độ của nhóm thử nghiệm
và nhóm đối chứng ........................................................................... 90

Biểu đồ 3.5.

Kết quả đánh giá bài kiểm tra về hành vi của nhóm thử nghiệm
và nhóm đối chứng ........................................................................... 92


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lí do chọn đề tài
Giáo dục đào tạo luôn được xem là quốc sách hàng đầu vì “Giáo dục và
đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và
con người Việt Nam” (Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước trong thời
kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bổ sung phát triển năm 2011).
Bậc tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân được ví
như nền móng của ngơi nhà, móng có vững thì nhà mới chắc chắn. Trẻ được
giáo dục tốt từ nhỏ thì lớn lên mới có thể phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí

tuệ. Vì vậy bậc tiểu học cần được quan tâm đúng mức.
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn
nhân lực phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng
yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học địi hỏi Chương
trình giáo dục tiểu học cần phải hướng đến bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ
XXI do UNESCO đề xướng: học để biết, học để làm, học để chung sống, học
để tự khẳng định mình.
Trong chương trình giáo dục tiểu học, bên cạnh những mơn học như
Tốn, Tiếng Việt, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục,…môn Tự nhiên và Xã hội
cũng góp phần hình thành, phát triển ở học sinh tình yêu con người, thiên
nhiên; đức tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng
đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản; kĩ năng ứng xử, tinh thần trách
nhiệm và thái độ tôn trọng môi trường,
Tự nhiên và Xã hội là môn học bắt buộc ở các lớp 1, 2, 3, được xây dựng
dựa trên nền tảng khoa học cơ bản, ban đầu về tự nhiên và xã hội. Môn học
coi trọng việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế, tạo cho học sinh cơ
hội tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh; vận dụng kiến
thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn, học cách ứng xử phù hợp với tự nhiên và


2
xã hội, phù hợp với lứa tuổi. Đây cũng là mơn học có nội dung giáo dục kĩ
năng ứng xử với mơi trường được lồng ghép, tích hợp nhiều nhất.
Trong chương trình giáo dục phổ thơng mới đã có sự xuất hiện của một
mơn học mới, đó là Hoạt động trải nghiệm. Đồng thời, trong Chương trình
chi tiết của từng mơn học, Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể mới,
phương pháp giáo dục đã đề cập đến việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong
dạy học cho học sinh. Những điều này đã yêu cầu và tạo cơ hội thuận lợi để
giáo viên tiểu học tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học các môn học
nhằm hướng đến việc đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học, phát triển

phẩm chất và năng lực cho người học.
Học tập dựa vào trải nghiệm tạo cơ hội để học sinh được tiếp xúc trực
tiếp và được trải nghiệm thực tế với môi trường xung quanh bằng các giác
quan khác nhau, giúp phát huy cao độ vai trị tích cực, độc lập, chủ động, sáng
tạo của học sinh, rèn luyện các nét tính cách tích cực cho bản thân học sinh.
Giáo viên là người đóng vai trị thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động
độc lập hoặc theo nhóm để học sinh trải nghiệm và tự lực chiếm lĩnh nội dung
tri thức, chủ động đạt các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương
trình.
Mục tiêu và chương trình mơn Tự nhiên và Xã hội có những điểm phù
hợp để dạy học theo phương thức trải nghiệm. Hoạt động trải nghiệm chú
trọng đến những kinh nghiệm sẵn có của người học, nó là ngun liệu đầu
vào, là cơng cụ để người học giải quyết những vấn đề cần lĩnh hội, đi tìm và
hình thành kinh nghiệm mới. Với tự nhiên và xã hội, học sinh có nhiều vốn
kiến thức và kinh nghiệm, bởi vì đối tượng học tập trực tiếp của môn học này
là các sự vật, hiện tượng cụ thể và mối quan hệ của chúng với môi trường
xung quanh. Đối tượng này rất gần gũi với học sinh, các em được tiếp xúc
trực tiếp bằng các giác quan (nghe, nhìn, nếm, sờ,...) trước khi học tập mơn
học này. Mặt khác, hoạt động trải nghiệm khuyến khích học sinh sử dụng


3
nhiều giác quan để cảm nhận và có xúc cảm đối với sự vật, hiện tượng xung
quanh. Đặc điểm này phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học,
từ lớp Một đến lớp Ba: tri giác mang tính đại thể và thường gắn với hoạt động
thực tiễn, tri giác về khơng gian cịn hạn chế, tư duy mang tính cụ thể và trực
quan. Do vậy, để hình thành kiến thức mới, kinh nghiệm mới và tăng sự chú
ý, nhớ nhanh, nhớ lâu kiến thức, cần tạo cơ hội cho học sinh huy động tất cả
vốn kinh nghiệm và sử dụng tất cả các giác quan trong học tập. Riêng đối với
học sinh lớp Ba, đặc điểm nhận thức của các em bắt đầu chuyển từ giai đoạn

tư duy trực quan cụ thể sang tư duy trừu tượng thì việc dạy học theo phương
thức trải nghiệm là vơ cùng cần thiết. Bên cạnh đó, phương pháp dạy học đặc
trưng của môn Tự nhiên và Xã hội là quan sát; nó u cầu học sinh tiếp cận,
khai thác thơng tin bằng tất cả giác quan để tìm hiểu sự vật, hiện tượng. Điều
này phù hợp với đặc điểm của hoạt động trải nghiệm (Trần Thanh Dư, 2018).
Nội dung chương trình mơn Tự nhiên và Xã hội tập trung nhiều về môi
trường tự nhiên nên việc giáo dục, rèn kĩ năng ứng xử với môi trường là cần
thiết. Trên thực tế, các trường tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ mới tiếp
cận với hoạt động trải nghiệm trong thời gian gần đây, hầu hết giáo viên chưa
chủ động thiết kế các hoạt động trải nghiệm một cách khoa học, hiệu quả.
Việc giáo dục kĩ năng ứng xử với mơi trường tự nhiên cịn mờ nhạt, thiên về
lí thuyết, chưa tạo điểm nhấn trong chuỗi hoạt động trải nghiệm.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Giáo dục
kĩ năng ứng xử với môi trường tự nhiên cho học sinh qua dạy học môn Tự
nhiên và Xã hội theo phương thức trải nghiệm tại các trường tiểu học Quận 4,
Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu với hi vọng nâng cao hiệu quả giáo
dục kĩ năng ứng xử với môi trường tự nhiên cho học sinh tiểu học.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục học sinh kĩ năng
ứng xử với môi trường trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba.


4
Làm rõ hiệu quả của việc giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường thông
qua hoạt động trải nghiệm và giúp giáo viên có thêm lựa chọn về hình thức và
phương pháp dạy học phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn
Tự nhiên và Xã hội lớp Ba.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
lớp Ba .

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động giáo dục kĩ năng ứng xử với môi
trường tự nhiên qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba theo phương
thức trải nghiệm.
4. Giả thuyết khoa học
Giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường tự nhiên trong môn Tự nhiên và
Xã hội theo phương thức trải nghiệm tại các trường tiểu học trên Quận 4 hiện
tại còn khá mới mẻ nên việc thiết kế các hoạt động trong mơn học này cịn
nhiều khó khăn đối với giáo viên. Do đó, nếu xác định được những biện pháp
phù hợp trên cơ sở nhận thức đúng đắn về đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu
học và vai trị của hoạt động trải nghiệm trong dạy học mơn Tự nhiên và Xã
hội thì kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đối với
việc giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường tự nhiên cho học sinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến đề tài giáo dục kĩ năng ứng xử
với môi trường tự nhiên cho học sinh lớp Ba qua dạy học môn Tự nhiên và
Xã hội theo phương thức trải nghiệm.
5.2. Nghiên cứu thực trạng giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường tự
nhiên cho học sinh lớp Ba qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo phương
thức trải nghiệm tại các trường tiểu học Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.
5.3. Thiết kế và thử nghiệm một số hoạt động giáo dục kĩ năng ứng xử
với môi trường tự nhiên cho học sinh lớp Ba qua dạy học môn Tự nhiên và


5
Xã hội tại các trường tiểu học Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh theo phương
thức trải nghiệm.
6. Giới hạn đề tài
6.1. Không gian và địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện ở các
trường tiểu học trên địa bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.
6.2. Về nội dung nghiên cứu

Khảo sát thực trạng về hoạt động trải nghiệm trong môn Tự nhiên và Xã
hội lớp Ba.
Thiết kế một số hoạt động giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường tự
nhiên cho học sinh tiểu học trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba theo
phương thức trải nghiệm.
Tiến hành khảo sát từ tháng 11/2018 đến tháng 2/2019 và thử nghiệm
sản phẩm từ tháng 3/2019 đến tháng 5/2019 ở một số trường tiểu học trên địa
bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Các phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, tổng
hợp, phân loại hệ thống hóa các tài liệu, các văn bản pháp quy, các cơng trình
nghiên cứu liên quan nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài: các nghiên cứu
về việc dạy học theo hoạt động học tập theo phương thức trải nghiệm trải
nghiệm trong và ngồi nước, đặc điểm tâm sinh lí học sinh lớp Ba, đọc và
thống kê nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên,.......
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp này được dùng để thu thập ý kiến của cán bộ quản lí, giáo
viên, học sinh để có những minh chứng cụ thể từ thực tế tổ chức hoạt động
trải nghiệm để giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường tại các trường học
trong địa bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.


6
7.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm
Quan sát sư phạm là phương pháp được sử dụng để thu thập thông tin
đối tượng học sinh trong các hoạt động giáo dục kĩ năng cho học sinh tại
trường tiểu học. Việc quan sát nhằm tìm hiểu, đánh giá các hoạt động dạy học
của giáo viên; thái độ, kĩ năng và hành vi ứng xử với môi trường của học sinh.

7.2.3. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Phỏng vấn là phương pháp đưa ra những câu hỏi với người đối thoại để
thu thập thêm thông tin việc nghiên cứu. Trong đề tài này, phương pháp
phỏng vấn trực tiếp được sử dụng để trò chuyện, phỏng vấn giáo viên và phó
hiệu trưởng phụ trách chuyên môn về việc giáo dục kĩ năng ứng xử với môi
trường theo phương thức trải nghiệm trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba.
7.2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Đây là phương pháp quan trọng trong đề tài. Tiến hành thực nghiệm để
có những dữ liệu so sánh, đối chứng, đánh giá mức độ hiệu quả và chứng
minh giải thuyết, tính khách quan của kết quả việc giáo dục kĩ năng ứng xử
với môi trường tự nhiên cho học sinh theo phương thức trải nghiệm trong
môn Tự nhiên và xã hội lớp Ba.
7.3. Phương pháp thống kê
Sử dụng phương pháp thống kê tốn học để xử lí các số liệu, kết quả
nghiên cứu thu thập được để đánh giá thực trạng, phân tích và rút ra kết luận.
8. Đóng góp mới của luận văn
- Cung cấp bổ sung cơ sở lí luận của việc thiết kế hoạt động trải nghiệm
trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba.
- Đánh giá về thực trạng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba theo
phương thức trải nghiệm.
- Đề xuất quy trình và thiết kế hoạt động giáo dục kĩ năng ứng xử với
môi trường tự nhiên theo phương thức trải nghiệm trong dạy học 19 bài thuộc
chủ đề tự nhiên, 4 bài thuộc chủ đề xã hội của môn Tự nhiên và Xã hội lớp


7
Ba; tạo nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên trong dạy học môn Tự nhiên
và Xã hội.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,

luận văn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường tự
nhiên cho học sinh qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội theo phương thức
trải nghiệm
Chương 2: Thực trạng giáo dục kĩ năng ứng xử với môi trường qua dạy
học môn Tự nhiên và Xã hội theo phương thức trải nghiệm cho học sinh tiểu
học.
Chương 3: Thiết kế và thử nghiệm một số hoạt động theo phương thức
trải nghiệm trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp Ba.


8

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG ỨNG XỬ
VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH
QUA DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
THEO PHƯƠNG THỨC TRẢI NGHIỆM
1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu về học tập trải nghiệm trên thế giới
Hơn 2000 năm trước, Khổng Tử (551 - 479 TCN) đã nói: “Những gì tơi
nghe, tơi sẽ qn; Những gì tơi thấy, tơi sẽ nhớ; Những gì tơi làm, tơi sẽ
hiểu”, tư tưởng này thể hiện tinh thần chú trọng học tập từ trải nghiệm và việc
làm. Cùng thời gian đó, ở phương Tây, nhà triết học Hy Lạp - Xôcrát (470 399 TCN) cũng nêu lên quan điểm: “Người ta phải học bằng cách làm một
việc gì đó; Với những điều bạn nghĩ là mình biết, bạn sẽ thấy khơng chắc
chắn cho đến khi làm nó”. Đây được coi là những nguồn gốc tư tưởng đầu
tiên của “Giáo dục trải nghiệm”.
Ở phương Tây, Aristotle (384 - 332 TCN) cho rằng: "Những điều chúng
ta phải học trước rồi mới làm, chúng ta học qua làm việc đó".
Trong rất nhiều quan điểm, triết lí khác nhau về giáo dục trải nghiệm,

khơng thể không nhắc đến quan điểm giáo dục Montessori. Bác sĩ - nhà giáo
dục Montessori khẳng định: "Trẻ tự đào luyện mình trong mối quan hệ với
mơi trường", có nghĩa là những gì mà trẻ có được phải "qua hồn cảnh sống
bên ngoài", qua hoạt động tương tác trực tiếp của trẻ với môi trường. Một
trong những tư tưởng triết lí của Montessori là "khơng nên coi trọng trí óc
hơn là đôi tay, mà phải kết hợp cả hoạt động của trí óc với đơi tay tạo thành
một hoạt động sáng tạo song hành" [4, tr59]. Montessori gọi đôi tay là cơng
cụ của trí tuệ và nhận định "đơi tay phối hợp với bộ não để tạo nên trí thơng
minh của trẻ". Như vậy, "trải nghiệm" theo quan điểm Montessori nhấn mạnh


9
việc học được thực hiện qua tương tác với môi trường bằng sự kết hợp của
nhận thức cảm tính và lí tính (sự phối hợp của đơi tay và trí óc) và cho rằng
đó là một phần không thể thiếu để trẻ phát triển và hồn thiện. Vai trị của trẻ
trong q trình trải nghiệm khơng chỉ là người tham gia mà chính là chủ thể
thực hiện tương tác với đối tượng để kiến tạo những kiến thức mới trở thành
kinh nghiệm của bản thân.
“Giáo dục trải nghiệm” được thực sự đưa vào giáo dục hiện đại từ những
năm đầu của thế kỉ 20. Tại Mĩ, năm 1902, “Câu lạc bộ trồng ngô” đầu tiên
dành cho trẻ em được thành lập, câu lạc bộ có mục đích dạy các học sinh thực
hành trồng ngô, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào nông nghiệp qua các công
việc nhà nông thực tế. Hơn 100 năm sau, hệ thống các câu lạc bộ này trở
thành hoạt động cốt lõi của tổ chức 4-H, tổ chức phát triển thanh thiếu niên
lớn nhất của Mĩ, tiên phong trong ứng dụng học tập qua lao động, trải
nghiệm.
John Dewey (1859-1952), một trong những nhà tư tưởng lớn nhất của
Hoa Kì vào thế kỉ 20, là người đặt nền móng cho nền giáo dục hiện đại của
Hoa Kì. Năm 1896, John Dewey bắt đầu ý tưởng về giáo dục dựa trên kinh
nghiệm (experiential education). Ông cho rằng mỗi đứa trẻ, mỗi người học

với học tập, chính là học qua trải nghiệm, qua ngun lí giáo dục: “Nếu bạn
nói, tôi sẽ quên. Nếu bạn chỉ dẫn, tôi sẽ nhớ một nửa. Và nếu bạn để tôi làm,
tôi sẽ không thể quên”
Dewey tin rằng học tập cần thiết thực và việc đến trường không cần thiết
phải dài lâu và bị hạn chế. Ý tưởng của ông là trẻ con tới trường để thực hành
và sống trong một cộng đồng mang lại cho chúng những trải nghiệm thực,
được hướng dẫn, tập trung vào khả năng đóng góp cho xã hội. Ơng tin rằng
giáo dục nên được dựa trên nguyên tắc học tập qua thực hành.
Vào những năm 1970, nhà tâm lí học người Mĩ David Kolb cùng với
Roger Fry đã phát triển mơ hình Học tập qua trải nghiệm (Experiential


10
Learning Model - ELM). Mơ hình quản lí này cịn được gọi là mơ hình bốn
giai đoạn học tập hoặc những phong cách học của Kolb.
▪ Giai đoạn 1 - Kinh nghiệm:
Bản thân mỗi học sinh khi bắt đầu tham gia hoạt động học tập dựa vào
trải nghiệm đều đã có vốn kinh nghiệm thực tế về kiến thức, kĩ năng của chủ
đề, nội dung cần học. Những kinh nghiệm này được tích lũy trong mỗi học
sinh qua sự hiểu rõ, nắm rõ về sự vật, hiện tượng, một khái niệm nào đó mà
học sinh đã được học, đã được tổ chức hoạt động tiếp xúc. Kinh nghiệm đó
được lưu lại trong bản thân học sinh. Chính những kinh nghiệm nhất định đã
có về chủ đề, về nội dung cần học sẽ là “nguyên liệu đầu vào” quan trọng của
quá trình học tập. Khi bước vào giai đoạn 1, trong nhận thức về kiến thức, ở
mỗi học sinh bắt đầu xuất hiện sự mâu thuẫn, bất đồng giữa kiến thức đã có
với nhiệm vụ được giao. Chính những mâu thuẫn, bất đồng trong kiến thức
tạo ra những tình huống có vấn đề kích thích nhu cầu học tập ở mỗi học sinh.
▪ Giai đoạn 2 - Quan sát, đối chiếu, phản hồi:
Học sinh trải nghiệm thực tế, tương tác trực tiếp với môi trường học tập.
Qua quan sát, cảm nhận và đối chiếu, phân tích, đánh giá các sự vật, hiện

tượng, kết hợp huy động vốn kinh nghiệm đã có của bản thân để tìm hiểu về
sự vật, hiện tượng. Tự mình suy nghĩ về các sự vật, hiện tượng hoặc trao đổi,
tranh luận với các học sinh khác về tính đúng đắn, mức độ hợp lí hay khơng
hợp lí, xem “có gì đó khơng ổn”, có quan điểm hay thực tế nào đi ngược lại
với các kinh nghiệm bản thân mình đã có về sự vật, hiện tượng đó hay không.
Giai đoạn này, trong mỗi bản thân học sinh xuất hiện những ý tưởng, dự định
về sự vật, hiện tượng. Bước vào học tập ở giai đoạn 2, những kiến thức mâu
thuẫn, bất đồng khi thực hiện nhiệm vụ học tập ở giai đoạn 1 sẽ được đồng
hóa dần thành các ý định, ý tưởng cho việc thực hiện nhiệm vụ học tập.
▪ Giai đoạn 3 - Hình thành khái niệm:


11
Mỗi học sinh bắt đầu có sự hình thành khái niệm về sự vật, hiện tượng.
Bước vào giai đoạn học tập này, kiến thức về sự vật, hiện tượng được hình
thành tập trung trong mỗi học sinh rất rõ ràng mặc dù các kiến thức đó có thể
đúng hoặc chưa đúng về sự vật, hiện tượng. Chính những kiến thức tập trung
này là cơ sở để học sinh bước vào giai đoạn học tập tiếp theo.
▪ Giai đoạn 4 - Thử nghiệm tích cực:
Học sinh đã có một bản kết luận được đúc rút từ thực tiễn với các luận
cứ và suy diễn liên kết chặt chẽ. Bản kết luận đó có thể coi như một giả thuyết
đối với mỗi học sinh. Giả thuyết đó phải đưa vào thực tiễn để kiểm nghiệm.
Qua hoạt động thử nghiệm thực tiễn, học sinh nhận định lại những giả thuyết
đã đề ra. Bước vào giai đoạn học tập này, bản thân học sinh có sự chuyển đổi
qua các hành động. Chính hoạt động thử nghiệm giúp học sinh điều chỉnh,
sửa sai những gì mà các em có được. Đồng thời cũng chính thử nghiệm giúp
học sinh nắm bắt khái niệm mới chắc chắn hơn và chuyển tải nó thành kinh
nghiệm mới cho bản thân mình.

Biểu đồ 1.1. Mơ hình học tập qua trải nghiệm của David Kolb

Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học


12
Cho đến năm 1977, với sự thành lập của “Hiệp hội Giáo dục trải
nghiệm” (Association for Experiential Education - AEE), “Giáo dục trải
nghiệm” đã chính thức được thừa nhận bằng văn bản và được tuyên bố rộng
rãi.
Năm 1984, kế thừa những nghiên cứu về kinh nghiệm và học tập dựa
vào kinh nghiệm của Dewey, Lewin, Piaget, Lev Vygotsky,... David Kolb
(1939), nhà lí luận giáo dục Hoa Kì, đã cơng bố nghiên cứu về học tập dựa
vào trải nghiệm: Study experience: Experience is the source of Learning and
Development (Học tập trải nghiệm: Kinh nghiệm là nguồn học tập và phát
triển). David Kolb chính thức đưa ra lí thuyết về học tập dựa vào trải nghiệm,
cung cấp mơ hình học tập dựa vào trải nghiệm để ứng dụng trong trường học,
tổ chức kinh tế hay bất cứ nơi nào con người được tập hợp với nhau. Trong
cơng trình này, ơng cũng xác định đặc điểm của học tập dựa vào trải nghiệm
và các giai đoạn trong học tập dựa vào trải nghiệm. Đối với Kolb, khái niệm
học tập được hiểu như quá trình chuyển đổi kinh nghiệm của chính người học
để tạo ra kiến thức. Trong suốt q trình đó, người học khơng phải chỉ tiếp thu
kiến thức từ phía giáo viên truyền đạt, mà còn tạo ra kiến thức bằng cách
kiểm nghiệm những kinh nghiệm sẵn có của bản thân trong mơi trường học
tập thực tiễn để điều chỉnh nó cho đúng. Kolb đã đưa ra mơ hình học tập dựa
vào trải nghiệm bao gồm bốn giai đoạn: trong môi trường học tập cụ thể,
người học bắt đầu với kinh nghiệm cụ thể sẵn có (Concrete experience) sẽ
quan sát, suy nghĩ và đưa ra những phản hồi (Observation and reflection) về
tình huống học tập trong mơi trường đó. Qua đó, họ rút ra những khái niệm,
kiến thức trừu tượng (Forming abstract concepts) rồi vận dụng, thử nghiệm nó
trong giải quyết những tình huống mới (Testing in new situations) trong học
tập hay cuộc sống (Kolb, D. A.,1984).

“Giáo dục trải nghiệm” bước thêm một bước tiến mạnh mẽ hơn khi vào
năm 2002, tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hiệp quốc về Phát triển bền vững,


13
chương trình “Dạy và học vì một tương lai bền vững” đã được UNESCO
thơng qua, trong đó có học phần quan trọng về “Giáo dục trải nghiệm” đ6ược
giới thiệu, phổ biến và phát triển sâu rộng.
Năm 2007, Silberman, M. L. đã cơng bố cơng trình The Handbook of
Experiential Learning (Cẩm nang học tập trải nghiệm). Trong đó, Silberman
trình bày một loạt các phương pháp học tập dựa vào trải nghiệm bao gồm: Trị
chơi, đóng vai, kể chuyện, thực hành phản xạ, ... (Silberman, M. L., 2007).
Năm 2011, cơng trình The Learning Way - Learning from Experience as
the Path to Lifelong Learning and Development (Học cách học từ kinh
nghiệm là con đường để suốt đời học tập và phát triển) của Passarelli, A. và
Kolb, D. A. đã đưa ra chu kì học tập dựa vào trải nghiệm với 4 giai đoạn theo
thứ tự: thực hiện thao tác, hành động; phản ánh kinh nghiệm; trừu tượng hóa
khái niệm; thử nghiệm, vận dụng. Từ đó, các tác giả đưa ra nhận định chung
về cách thức tổ chức hoạt động học tập và không gian để tổ chức học tập.
Trong chu kì trên, 4 giai đoạn được kết nối với nhau theo hình xoắn ốc nhằm
hướng tới mục đích học tập khơng ngừng nghỉ. Người học phải thấu hiểu và
tạo được quan hệ trong học tập, kết nối với nhau nhằm thúc đẩy quá trình học
tập suốt đời (Passarelli, A. và Kolb, D. A., 2011).
Ngày nay, “Giáo dục trải nghiệm” đang tiếp tục phát triển và hình thành
mạng lưới rộng lớn để những cá nhân, tổ chức giáo dục, trường học trên toàn
thế giới ứng dụng. UNESCO cũng nhìn nhận giáo dục trải nghiệm như là một
triển vọng tương lai tươi sáng cho giáo dục toàn cầu trong các thập kỉ tới.
1.1.2. Nghiên cứu học tập dựa vào trải nghiệm ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu hay ứng dụng về học tập dựa vào trải
nghiệm bắt đầu muộn hơn so với thế giới. Có thể kể đến một số cơng trình

sau:
Năm 2014, Bài báo “Vận dụng mơ hình giáo dục trải nghiệm David
Kolb trong dạy học ở tiểu học” của Võ Trung Minh đã tiến hành phân tích và


14
áp dụng mơ hình giáo dục trải nghiệm của Kolb vào dạy học ở tiểu học. Tác
giả đã nhấn mạnh vai trò của trải nghiệm cá nhân trong học tập: qua trải
nghiệm các tình huống thực tế từ cuộc sống, học sinh học được kĩ năng giải
quyết vấn đề và tư duy phản biện. Bên cạnh đó, tác giả cũng giới thiệu 6 bước
cơ bản để vận dụng mơ hình này trong dạy học bao gồm: giới thiệu hoạt động
trải nghiệm, thực hành trải nghiệm thực tiễn, chia sẻ “những gì đã xảy ra” về
kinh nghiệm có được, phân tích và xử lí những kinh nghiệm thu được, khái
qt hóa kinh nghiệm thu được từ thế giới thực, ứng dụng và kiểm nghiệm
(Võ Trung Minh, 2014).
Năm 2015, với “Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
trong nhà trường phổ thơng”, tác giả Bùi Ngọc Diệp đã trình bày về quan
niệm hiện nay của nhà trường phổ thông về hoạt động trải nghiệm sáng tạo và
một số hình thức tổ chức các hoạt động này trong nhà trường phổ thơng. Tác
giả cũng đưa ra nhận định: tính chất cơ bản của hoạt động trải nghiệm sáng
tạo là các hoạt động tập thể mà ở đó, cá nhân chủ động thực hiện các nhiệm
vụ với sự nỗ lực, sáng tạo và đặc điểm riêng của mình (Bùi Ngọc Diệp, 2015).
Năm 2015, Chu Thị Hồng Nhung với nghiên cứu Vận dụng mơ hình
giáo dục trải nghiệm của David A. Kolb vào việc giáo dục lòng nhân ái cho
trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non (2015) cũng tiến hành phân tích 4
giai đoạn trong mơ hình giáo dục trải nghiệm của Kolb và đề xuất giáo dục
lòng nhân ái cho trẻ mẫu giáo theo phương thức trải nghiệm. Tác giả đã chỉ ra
rằng hoạt động trải nghiệm có thể tác động đến cảm xúc của trẻ và giúp trẻ có
hành vi tích cực đối với con người và môi trường xung quanh (Chu Thị Hồng
Nhung, 2015).

Năm 2017, Nguyễn Văn Hạnh với đề tài “Học tập trải nghiệm - Một lí
thuyết học tập đóng vai trị trung tâm trong đào tạo theo năng lực” đã nghiên
cứu mơ hình học tập trải nghiệm của Kolb và sự phát triển năng lực của người
học. Tác giả cũng đã đưa ra các mơ hình thiết kế bài học theo hướng phát


×