Câu 3:
Con người sống trong mối quan hệ chặt chẽ với tự nhiên, cho nên trong việc ứng xử với môi trường tự nhiên có thể
xảy ra hai khả năng: tận dụng và ứng phó môi trường tự nhiên. Việc tận dụng hình thành nên lĩnh vực văn hóa ẩm
thực (ăn), việc ứng phó hình thành nên lĩnh vực văn hóa vật chất (mặc, ở và đi lại).
Đối với bất kỳ một nền văn hóa nào, thời đại nào thì ăn uống luôn là một vấn đề hệ trọng hàng đầu. Đó là điều kiện
đầu tiên để sinh tồn. Tuy nhiên quan niệm về ăn uống, cách thức ăn uống lại mang đặc trưng riêng của mỗi vùng
miền, quốc gia, dân tộc,
Đối vời người Việt cũng vậy,Ăn uống được xem là công việc quan trọng: “có thực mới vực được đạo”, “trời đánh
tránh bữa ăn”. Mọi hành động của người Việt đều lấy ăn làm đầu.
Cho nên chúng ta cũng không ngạc nhiên đối với ngôn ngữ thường nhật về ăn, chữ ăn gần như gắn liền với mọi
động tác, ý thức phán đoàn giá trị đạo đức của người Việt. từ sinh (ăn nằm, ăn đẻ) tới cuộc sống (ăn nói, ăn học, ăn
nằm, ăn ở…), từ sống tới lạc thú (ăn chơi, ăn mặc), từ tôn giáo (ăn thờ) tới đạo đức (ăn năn) đều gắn chặt với “ăn”.
Chữ “ăn” đã gắn chặt với đời sống vật chất cũng như tinh thần của người Việt ta, họ coi ăn uống như một đạo sống,
một quy luật sống;”ăn cây nào rào cây ấy’’,”ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, \uống nước nhớ nguồn”.và thể hiện tâm tư
tình cảm, sự đánh giá của mình qua chữ “ăn”:”ăn miếng trả miếng”,”ăn ngay nói thẳng”,’ăn cháo đá bát”,”ăn ở vô
phép tắc:,”ăn gian nói dối”, “ăn không ngồi rối”…..ngoài ra tính thời gian cũng lấy ăn uống làm đơn vị:nhanh thì
gọi là “giập bã trầu”(nhai giập bã trầu mới tới),lâu hơn một chút thì là “chín nồi cơm”, còn kéo dài hàng năm
là”hai,ba mùa lúa”…Bên cạnh đó mọi giá trị vật chất trao đổi hàng hóa cũng được tính bằng lương thực ví dụ như
vào thời PK và bao cấp việ trả lương đa số được trả bằng thực phẩm, như thầy đồ dậy học…
ta thấy ăn uống là một phần trọng không thể tách rời khỏi đời sống Việt. Tầm quan trọng, cũng như tầm ảnh hưởng
rộng lớn của sinh hoạt ăn uống từng được người dân công nhận như chính cuộc sống. Chính vì thế mà từ ăn không
chỉ hành động ăn, từ uống không chỉ biểu tả tác động uống, mà Chúng nói lên mọi sinh hoạt của con người Việt,
mọi phán đoán đạo đức, cũng như tâm tình, cách sống của họ.
Vì nước ta là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều,3/4 diện tích là đồi núi và hệ thống sông
ngòi, kênh rạch chằng chịt tạo điều thuận lợi cho việc trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy sản.
món ăn thức uống của người Việt vì thề mà cũng chủ yếu là lấy từ sản phẩm nông nhiệp là chính thức ăn, thức
uống đều được chế biến từ tự nhiên. đặc biệt là lúa gạo chính ví thế mà người Vn chủ yếu là ăn cơm, dù ăn gì người
Việt cũng lấy cơm lót dạ.
Trong cơ cấu bữa ăn truyền thống của người Việt, có 3 thành phần chính là cơm - rau – cá. Cơm được làm từ gạo,
gạo đứng vị trí đầu tiên trong cơ cấu bữa ăn: “Người sống về gạo, cá bạo về nước”, bữa ăn của người Việt gọi là
bữa cơm. Người Việt trồng cả hai loại lúa: nếp và tẻ. Cây lúa tẻ là loại cây trồng chính nên gạo tẻ được dùng trong
bữa ăn hàng ngày: “Cơm tẻ là mẹ ruột”, “Đói thì thèm thịt thèm xôi, hễ no cơm tẻ thì thôi mọi đường”. Người Việt
không chỉ tận dụng cây lúa thành gạo để nấu cơm mà còn biết tận dụng từ gạo để làm bún và làm bánh: bánh lá,
bánh đúc, bánh tráng... Gạo nếp được dùng làm xôi, làm bánh mặn, bánh ngọt...
Thành phần thứ hai trong cơ cấu bữa ăn người Việt là rau,củ, quả. Là nước nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới
gió mùa, nông nghiệp lại là ngành kinh tế chủ yếu nên rau quả vô cùng phong phú. Việc dùng rau trong cơ cấu bữa
ăn chứng tỏ khả năng tận dụng môi trường tự nhiên của người Việt. Người Việt thường hay nói: “Đói ăn rau, đau
uống thuốc”, “Ăn cơm không rau như đánh nhau không có người gỡ”, “Ăn cơm không rau như người giàu chết
không kèn trống”. Rau quả trong cơ cấu bữa ăn đặc thù là rau muống và dưa cà: “Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ
canh rau muống, nhớ cà dầm tương”; cà và dưa cà, dưa cải là những món ăn hợp thời tiết, được người Việt ưa thích
và thường được dự trữ để ăn thường xuyên: “có dưa chừa rau”, “có cà thì tha gắp mắm”, “thịt cá là hoa, tương cà là
gia bản”. Bên cạnh các loại rau quả là thành phần chính trong cơ cấu bữa ăn còn có những loại rau quả dùng làm gia
vị như: hành, gừng, ớt, tỏi, rau răm, rau diếp cá...Gia vị cũng là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn của người
Việt.đối với người Việt thức ăn càng có nhiều gia vị phối hợp với nhau càng tạo nên cảm giác khoái cảm, ví dụ như
khi ppha nước mắm thì phải có đường,,chanh, ớt, tỏi(gừng),tùy thuộc vào từng loại thức ăn mà cách pha chế có thể
khác nhau và liều lượng cũng khác nhau.
Thành phần thứ ba trong cơ cấu bữa ăn của người Việt là cá. Việt Nam có phía Đông giáp với biển Đông lại có hệ
thống sông ngòi, ao hồ chằng chịt nên dùng cá trong cơ cấu bữa ăn cũng là khả năng tận dụng môi trường tự nhiên
của người Việt. Cá đứng thứ ba trong cơ cấu bữa ăn và đứng đầu trong bảng các loại thức ăn thủy sản (so với tôm,
cua,mực...). Người Việt thường nói: “Cơm với cá như má với con”, “Có cá đổ vạ cho cơm”, “con cá đánh ngã bát
cơm”. Người Việt còn tận dụng các loài thủy sản để chế biến ra một thứ đồ chấm đặc biệt là nước mắm và mắm các
loại: nước mắm Vạn Vân, cá rô đầm sét, các loại nước mắm nổi tiếng: Nghệ An, Phan Thiết, Phú quốc. Thực phẩm
được chế biến từ thủy sản cũng rất đa dạng: nấu chín, ướp mắm, phơi khô. Chế biến cũng có nhiều cách: chiên, xào,
kho, luộc, nướng, gỏi...
Ngoài ba thành phần nói trên thịt cũng là một thành phần quan trọng trong cơ cấu bữa ăn. Thịt có thể dùng kết hợp
với cơ cấu nói trên, có thể thay thế cho cá trong các bữa cơm của người Việt. Người Việt thường ăn các loại thịt
như:thịt gia cầm,gia súc nhưng hầu như người Việt nuôi gia súc để lấy sức kéo phục vụ cho nông nghiệp chứ ít khi
để ăn thịt.
Nói đến văn hóa ẩm thực, có ăn thì phải có uống. Người Việt uống nước mát từ nước mưa (nước mưa chum để lâu
có thể dùng để chữa bệnh), nước dừa... Người Việt uống chè (trà): chè ướp, chè hoa sen, hoa nhài, hoa cúc...
Thường thì người miền Bắc có nghệ thuật pha chè và uống chè rất độc đáo, người miền Nam uống chè để giải khát.
Ngoài chè ra, rượu cũng là một thức uống không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Rượu được làm từ gạo nếp, có
nhiều loại rượu: rượu đế, rượu mùi, rượu thuốc... Uống rượu là một nét văn hóa.
Hút thuốc cũng là một nét văn hóa truyền thống của người Việt.Hút thuốc ở đây không phải là hút thuốc lá như
ngày nay, mà đó là tục ăn trầu, hút thuốc lào. Hút thuốc lào,ăn trầu cau lúc đầu là để đối phó với sơn lam chứng
khí,để bảo vệ sức khỏe, về sau trở thành nghi thức giao tiếp xã hội.Miếng trầu, điếu thuốc còn là biểu hiện của tình
cảm,niềm vui, lòng hiếu khách “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Trầu cau là tính hiệu của tình yêu, là biểu tượng
của nghi lễ: hỏi, cưới, cúng giỗ… tiêu biểu cho sự bền vững của hạnh phúc lứa đôi.
Qua những gì phác họa ở trên, chúng ta đã phần nào hiểu được lĩnh vực văn hóa ẩm thực của người Việt. Qua đó,
chúng ta cũng nhận thấy được đặc điểm của lĩnh vực văn hóa này:
Thứ nhất, đó là tính tổng hợp. Trong chế biến thức ăn, tổng hợp nhiều loại thức ăn, gia vị... Chế biến đảm bảo cơ
cấu đủ ngũ chất: bột – nước – khoáng – đạm – béo, đủ ngũ vị: chua – cay – ngọt – mặn – đắng; đủ ngũ sắc: trắng –
xanh – vàng – đỏ - đen. Nước chấm cũng mang tính tổng hợp rất đặc biệt nước mắm với vị mặn đậm đà được kết
hợp với vị cay của gừng, ớt, tiêu, vị chua của chanh, giấm, vị ngọt của đường... Trong cách ăn, tính tổng hợp được
biểu hiện qua việc ăn nhiều món trong bữa ăn. Người Việt ăn uống nhiều món cùng một lúc, đó cũng là biểu hiện
của tính tổng hợp, khác với phương Tây, thường ăn hết món này mới đến món khác. Cách ăn của người Việt còn
tổng hợp cái ngon của nhiều yếu tố: thời tiết, chỗ ăn, bè bạn, người thân, không khí bữa ăn...
Thứ hai là tính cộng đồng, mực thước. Biểu hiện của tính cộng dồng là việc ăn chung, uống chung, “một miếng
giữa làng bằng một sàng xó bếp”. Trong khi ăn thích trò chuyện cùng nhau... Nồi cơm và chén nước mắm là hai
biểu tượng của tính cộng đồng trong bữa ăn (cũng giống như sân đình, bến nước là biểu tượng cho tính cộng đồng
nơi làng xã). Người Việt ăn cơm chung cùng một nòi cơm, chấm chung chén nước mắm. Biểu hiện của tính mực
thước ở chỗ tôn trọng khách “tiên khách hậu chủ”, “ăn coi nồi, ngồi coi hướng”; ăn uống tế nhị: không nhanh,
không chậm, kính trên, nhường dưới.... Đơm cơm không đơm quá đầy (dễ rơi vãi, không để thức ăn được) hay đơm
quá ít (mau hết phải đơm nhiều lần sẽ gây tâm lý ngại ngùng); chấm nước mắm phải gọn gàng, sạch sẽ không để
rớt...
Thứ ba là tính linh hoạt và biện chứng. Tính linh hoạt thể hiện trong cách ăn, trong dụng cụ đựng thức ăn: đôi đũa
là sự kéo dài của đôi tay, lấy vật liệu từ tre, cây, có thể gắp, xé, xẻ, dầm, khoắng, trộn...đôi đũa có thể thay thế cả
một bộ đồ ăn phương tây.Đối với người Việt đôi đũa trong bữa ăn chiếm vị trí quan trọng có câu “vợ dại không
bằng đũa vênh”cho ta thấy được tầm quan trọng của nó,khi đang ăn mà có một chiếc đũa gãy thì họ cho đó là điềm
xui.Tính biện chứng được thể hiện trong sự quân bình âm – dương trong cơ thể, sử dụng thức ăn như những vị
thuốc. Ví dụ: đau bụng nhiệt (dương) thì ăn những thứ hàn (âm): chè đậu đen, trứng gà, lá mơ... Đau bụng hàn thì
ăn gừng, riềng... Tính biện chứng còn được thể hiện trong sự cân bằng âm – dương giữu con người và tự nhiên.
Việt nam là xứ nóng (dương) nên ăn phần lớn thức ăn thuộc loại bình, hàn (âm). Cơ cấu bữa ăn thuộc về thực vật
(âm), góp phần tạo nên sự cân bằng âm dương giữa con người và môi trường. Người Việt còn ăn theo mùa để tận
dụng tối đa môi trường tự nhiên: “Mùa hè cá sông, mùa đông cá biển”, “chim ngói mùa thu, chim cu mùa hè”... Ăn
theo mùa cũng có nhiều cái lợi khác: sản vật nhiều nhất, rẻ nhất, ngon nhất ví dụ như mùa hè nên ăn chôm
chôm,xoài mâm…là ngon ngất, rẽ nhất. Người Việt chỉ chọn những bộ phận có giá trị để làm thức ăn, chọn đúng
trạng thái có giá trị, thời điểm có giá trị: chuối sau, cau trước; đầu chép, mép trôi, môi mè, lườn trắm; tôm nấu sống,
bống để ươn; cơm chín tới cải vòng non, gái một con, gà ghẹ ổ. Thời điểm có giá trị còn là lúc âm – dương chuyển
hóa: trứng lộn, nhộng, lợn sữa, ong non....
việc ứng phó với môi trường tự nhiện là mặc, ở và đi lại.
Do điều kiện tự nhiên và thời tiết ở nước ta khá phức tạp nên trang phục để mang vao cơ thể con người là để thích
ứng với điều kiện tự nhiên.tùy thuộc vào thời tiết, khí hậu, vùng, mùa mà có cách mặc khác nhau. Ví dụ như mùa
lạnh thì mặc áo dày(hoặc nhiều ao) có mầu xẫm,mùa nóng thì mặc những loại vải mỏng như tơ,lụa và có màu sáng..
Lúc đời sống kinh tế còn khó khăn, đói kém thì mặc theo kiểu “ăn chắc mặc bền”,khi đời sống kinh tế khà giả hơn
thì măc sao cho có thẩm mỹ hơn một chút..
Ngoài ra trang phục còn có ý nghĩa xã hội như ăn mặc phải phù hơp với công việc,nơi chốn và địa vị xã hội.Nó còn
mang ý nghĩa thẫm mỹ,làm đẹp cho con người “người đẹp vì lụa”,”chân tốt nhờ hài,tai tốt nhờ hoa’,còn giúp ocn
người khắc phục những nhược điểm về cơ thể tuổi tác’xấu che tốt khoe”,”cau già khéo bổ thì ngon,mạ vàng trang
điểm lại giòn hơn xưa”.ngoài ra chất liệu maycung phù hợp với thới tiết,khí hậu,công việc và chủ yếu có nguồn gốc
từ thực vật.nghề tầm tang(trồng dâu nuôi tăm) để diệt vải,ngoài ra còn sử dụng tơ chuối,tơ day,tơ day,gai,sợ bông.
Đối với người Việt nam nhà ở vừa có ý nghĩa an sinh”an cư lac nghiệp”,vừa là nơi ở của người sống(đối phó với đk
tự nhiên), vừa là nơi cư ngụ của người chết(thờ cúng ông bà,tổ tiên). Đối với người Việt nhà thường quần tụ nơi
gần nguồn nước,ao hồ, kênh rạch, sông ngòi hoặc ven biển để thuận tiện cho cuộc sống như lấy nước,đánh bắt thủy
sản,sống chủ yếu bằng nghề chài lưới,chở đònên phương tiên đi lại là thuyền,ghe
)và thường ở luôn trên thuyền,nhiều gia đinh tụ họp lại thành làng chài, xóm chài,mọi sinh hoạt đều diễn ra trên
thuyền,thậm chí người ta chan nuôi trồng trọt trên đó.
Để ứng phó với môi trường tự nhiên(ẩm ướt, lũ lụt…) và để tránh thú dữ người Việt đã biết dựng nhà sàn và tận
dụng tối đa lợi ích của nó như nuôi gia súc ở dưới để để tân dụng than nhiệt của gia súc vào ban đêm để tránh
lạnh…
Nhà thường có mài cong mô phỏng hình thuyền,hình mai rùa để tránh gió tốc,tránh lạnh vào mùa đông. Và vật liệu
để xây nhà thì lấy những thứ có sẵn trong tự nhiên như tre, gỗ( sà ngang, sà dọc), rơm(sp còn lại của ngành nông
nghiệp trồng lúa) trộn bùn,tranh,đất sét(dùng để đúc gạch)…Người VN ta quan niệm làm nhà thì phải là “nhà cao
cửa rộng”thứ nhất là để tạo không gian thoáng mát cái thứ hai là để giao hòa với tự nhiên.về cao thì mái cao so với
nền, sần để tạo không gian rộng, thoáng mát đề ứng phó với nắng nóng,để thoát nước mưa nhanh chống dột, hư mái
sàn, nền coa so cới mặt đất để ứng phó với lụt lội,ẩm ướt, côn trùng. Cửa không cao để tránh nắng chiều , mưa
hắt.cửa rộng để đòn gió mát,thoáng khí.Ngoài ra khi làm nhà người việt còn quan tâm đến nhiều yếu tố như: phong
thủy,cấu trúc nhà ở,tùy theo quan miệm và điều kiện tự nhiên mà họ dựng nhà sao cho phù hợp.
Di lại cũng là một cánh để ứng phó với môi trường tự nhiên, như đã nói ở trên bản chất đời sống của người Việt là
nông nghiệp cho nên ít có nhu cầu để di chuyển có đi thì cũng chỉ đi quanh quẩn trong làng,từ nhà ra đồng hơn nữa
giao thông đường bộ cũng kém phát triển, phương tiện đi lại chủ yếu là đôi chân,sức người,bằng cáng, võng…và
tận dụng sức kéo của gia súc để đi lại( ngựa, trâu, voi..).
Do VN có hệ thồng sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và có bờ biển kéo dài nên giao thông đường sông, biển phát
triển từ rất sớm và trở nên phổ biến,phương tiện giao thông đường thủy trở nên rất phong phú: thuyền,ghe, xuồng,
đò, bè, mảng ,phà, tàu…VN trở thành một trong những nước biết làm cẩu phao và cầu thuyền sớm nhất.từ những
đk tư nhiên này ta thấy rất thuận lợi cho việc phát triển các tp cảng.do đời sống người Việt gắn với sông nước nên
song nước có một ảnh hưởng đặc biệt đối với con người Việt nam mọi sinh hoạt đều lấy con thuyền và sông nước
làm chuẩn mực”sông sâu còn có kẻ dò,lòng người thâm hiểm ai đo cho trường”.sông nước, thuyền cũng trở thành
ngôn ngữ thường nhật của người Việt: quá giang,lăn lội tìm nó…
Nước ta trải dài ở nhiều vĩ độ,điều kiện tự nhiên,thời tiết phức tạp, vì vậy,mà mỗi vùng có một cách tận dụng và
ứng phó với thiên nhiên điều kiện tự nhiên khác nhau,và mọi mặt đời sống thường nhật, tính cách con người, văn
hóa, tri thức... đều được phản ánh qua việc tận dụng và ứng phó đó(chuyện ăn uống,mặc, ở và việc đi lại.).
Câu 2:
Tản Viên biểu hiện cho ước vọng chiến thắng thiên tai, lụt lội; Thánh Gióng biểu hiện cho tinh thần chống giặc
ngoại xâm; Chử Đồng Tử biểu hiện cho cuộc sống phồn vinh về vật chất; Liễu Hạnh biểu hiện cho cuộc sống phồn
vinh về tinh thần của người dân Việt Nam.
Tứ bất tử bao gồm:sơn tinh, thánh gióng, Chữ Đồng Tử và Công Chúa Liễu Hạnh. Bốn vị thần này đều gằn liền với
nhưng khát vọng và mong muốn của gười dân Việt Nam.
Đứng đầu trong tứ bất tử là Sơn Tinh(Tản Viên Sơn Thần) gắn với truyền thuyết Sơn Tinh thủy Tinh.thủy tinh
không cưới được Mị Nương đem lòng ghen tức vì vậy mà mỗi năm vào tháng 7,8 dâng nước lên đánh sơn Tinh để
đòi lại Mị Nương, gây ra lũ lụt trong nhân gian, để giúp dân và ngăn không cho thủy Tinh bắt Mị Nương, Sơn Tinh
cùng nhân dân hợp sức đánh Thủy Tinh.
Vị thần thứ hai trong tứ bất tử là Thánh Gióng(Phù Đổng Thiên Vương) Truyền thuyết kể rằng: Thánh Gióng sinh
ra tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, thời vua Hùng thứ 6. Thánh Gióng là người "trời" đầu thai làm đứa trẻ
tuy lên ba mà không biết nói cười, đi đứng. Nhưng khi có giặc Ân tràn xuống thì cất tiếng gọi mẹ nhờ ra gọi sứ giả
của nhà vua, rồi bỗng chốc vươn vai thành một thanh niên cường tráng, sử dụng ngựa sắt, roi sắt đi đánh giặc. Sau
khi đánh tan giặc Ân, ông bay về trời. Nơi ông hóa chính là núi Sóc thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Vị thần thứ ba là Chữ Đồng Tử ( Chữ Đạo Tổ) Nói về Chử Đồng Tử chúng ta lại nhớ đến truyền thuyết Chử Đồng
Tử và nàng Công chúa Tiên Dung. Chử Đồng Tử là người xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Là
người nghèo khổ nhưng khi có điều kiện thì biết buôn bán tạo dựng cuộc sống, giúp đỡ đồng bào.
Và vị thần cuối cùng là Công chúa Liễu Hạnh (Bà Chúa Xứ) là con trời nhưng xin xuống trần 3 lần để kết duyên
với người mình yêu.ngoài ra, Bà thường hiển linh giúp đỡ nhân dân, và được triều đình phong sắc là công chúa
Liễu Hạnh và là Thượng đẳng Phúc thần.
Từ những giới thiệu ngắn ngọn về tứ bất tử trên ta thấy được mỗi vị thần đều gắn liền với những mong muốn và
khát vọng của người dân Việt Nam. Họ thờ tứ bất tử nhằm gởi gắm niền tin và hi vọng của họ.
Đối với Tản Viên Sơn Thần tượng trưng cho sức mạnh cộng đồng, sức mạnh của sự liên kết giữa người với người
và giữa người với Thần.Sự liên kết ấy tạo ra một con người thông tuệ,có sức mạnh dời non sẽ núi, khai sông chiến
thắng mọi trở lực hung bạo của thiên nhiên để bảo vệ nhà cửa, đất đai, ruộng đồng, làng mạc…nhằm khẳng định
sức mạnh của con người trước thiên nhiên hùng vĩ,đồng thời thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên và chiến thắng
thiên tai của con người.khát vọng đó là rất thực tế vì hàng năm lũ lựt lại về, hạn hán lại đến…và ước vọng đó đã
tồn tại trong người dân từ rất lâu rồi cho nên mới có truyện “cóc kiện trời”.
Sơn Tinh thể hiện sức mạnh của cộng đồng trước môi trường tự nhiên thì Thánh Gi1ong lại tượng trưng cho sức
mạh cộng đồng ứng xử với môi trường xã hội đó là tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi
trẻ. Họ luôn khao khát có một sức mạnh nào đó bảo vệ đất nước, con người họ, che chở cho họ. đó là một khát
vọng rất bức thiết, rất thực tế và cũng rất to lớn đối với người dân VN.họ không muốn bất cứ một thế lực nào đe
dọa cuộc sống của họ cũng như sự tự do của họ với 1000 năm Bắc thuộc đủ để con người Việt nam cho rằng đó là
một khát vọng cần thiết và to lớn.
Người Việt thờ Chử Đồng Tử với khát vọng có được cuộc sống ấm no phồn vinh và hạnh phúc. Chử Đồng Tử đi
vào tâm thức dân gian không chỉ là người con hiếu thảo, nhân ái, mà còn biểu tượng của mộ chí hướng phát triển
cộng đồng: mở mang khai phá đồng bằng trũng lầy thành cánh đồng tốt tươi, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải và phát
triển các ngành nghề khác, đặc biệt một nghề mới mẻ là nghề đi buôn.( thương nghiêp), giúp cho người dân nhận ra
được tầm quan trọng của nó trong cuộc sống và biết sử dụng nó như một nghề để làm giàu. Chử Đồng Tử và Tiên
Dung đã mở ra một hướng mới cho sự phát triển dân tộc, tạo nên sự giao lưu giữa dân tộc, tạo nên sự giao lưu giữa
dân tộc và cộng đồng bên ngoài.
Công chúa Liễu Hạnh tượng trưng cho khát vọng về lứa đôi hạnh phúc, tự do trong tình yêu vaa2 hôn nhân. Đây là
một khát vọng rất tiến bộ, trong chế độ phong kiến chuyện hôn nhân là chuyện của gia tộc chứ ko phải chuyện cua
2 người yêu nhau, hơn nữa người phụ nữ trong chế độ đó phải”tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”
chứ hoàn toàn ko hề dc lấy người mình yêu, hay bỏ nhà để đi theo người mình yêu. Qua đây là sự khẳng định quyền
sống của con người, khát vọng tự giải phóng, nhất là phụ nữ muốn thoát khỏi sự rằng buộc của xã hội, của lễ giáo
phong kiến, khát vọng vươn tới đạt được những ước vọng của hạnh phúc gia đình.
Tóm lại
Tản Viên (với truyền thuyết "Sơn Tinh Thủy Tinh") và Thánh Gióng (với truyền thuyết "'Thánh Gióng") là biểu tượng cho sức
mạnh đoàn kết của một cộng đồng nông nghiệp phải liên kết chặt chẽ với nhau để, một mặt, đối phó với môi trường tự nhiên
là chống lụt và, mặtkhác, đối phó với môi trường xã hội là chống giặc ngoại xâm. Sự phối hợp thần thánh ấy đã dựng nên Đất
nước
Có đất nước rồi, người Việt Nam không có mơ ước gì hơn là xây dựng một cuộc sống phồn vinh về vật chất và hạnh phúc về
tinh thần. Chử Đồng Tử - người nông dân nghèo khổ, với hai bàn tay trắng, đã cùng vợ gây dựng nên phố xá sầm uất - chính
là hiểu tượng cho ước mơ thứ nhất. Liễu Hạnh - là công chúa con Trời, ba lần từ bỏ cuộc sống đầy đủ trên Thiên Đàng, xin
xuống trần gian để sống một cuộc đời bình dị với khát vọng tự do, hạnh phúc - chính là hiểu tượng cho ước vọng thứ hai. Hai
ước vọng thiêng liêng ấy đã tạo nên Con Người.