Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

Những đóng góp về nội dung và nghệ thuật của lương khê thi thảo (phan thanh giản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 173 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trương Việt Trâm Anh

NHỮNG ĐĨNG GĨP
VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
CỦA LƯƠNG KHÊ THI THẢO
(PHAN THANH GIẢN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trương Việt Trâm Anh

NHỮNG ĐĨNG GĨP
VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
CỦA LƯƠNG KHÊ THI THẢO
(PHAN THANH GIẢN)
Chuyên ngành

: Văn học Việt Nam

Mã ngành


: 8220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƠN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS.ĐỒN THỊ THU VÂN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu
trong luận văn là trung thực, các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 3 năm 2019
Tác giả

Trương Việt Trâm Anh


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được hướng
dẫn tận tình, theo dõi sát sao, đầy tinh thần trách nhiệm của PGS. TS Đồn Thị Thu
Vân. Tơi xin bày tỏ lịng tri ân và kính chúc cơ sức khỏe.
Tơi xin chân thành cảm ơn các cán bộ của Thư viện Trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn Thành phố Hồ Chí Minh, Q thầy, cơ và các bạn đã hỗ trợ tận tình trong việc
tìm kiếm tư liệu nghiên cứu.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn Phịng KHCN & MT – TCKH, Phòng Sau Đại
học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minhvà Khoa Ngữ văn đã tạo môi

trường và điều kiện học tập tốt để tôi hồn thành khóa học.
Đặc biệt, xin trân trọng cảm ơn Thầy Phan Thanh Lương – nguyên giảng
viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, là cháu đời thứ 5 của cụ
Phan Thanh Giản, mặc dù tuổi đã cao nhưng Thầy vẫn nhiệt tình hỗ trợ tài liệu và
những thông tin quý giá về gia phả cụ Phan.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 3 năm 2019
Tác giả

Trương Việt Trâm Anh


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM .......... 17
1.1. Xã hội Việt Nam thế kỉ XIX và tác giả Phan Thanh Giản ............................ 17
1.1.1. Xã hội Việt Nam thế kỉ XIX ................................................................... 17
1.1.2. Tác giả Phan Thanh Giản ........................................................................ 21
1.2. Thơ trung đại Việt Nam thế kỉ XIX và tác phẩm Lương Khê thi thảo .......... 28
1.2.1. Thơ trung đại Việt Nam thế kỉ XIX ........................................................ 28
1.2.2. Tác phẩm Lương Khê thi thảo ................................................................ 30
Tiểu kết Chương 1 .................................................................................................. 43
Chương 2. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LƯƠNG KHÊ THI THẢO VỀ
PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG .......................................................... 44
2.1.Bộc lộ chí hướng cao cả .................................................................................. 44
2.1.1. Trung quân, ái quốc .................................................................................. 44

2.1.2. Tích cực hành đạo..................................................................................... 48
2.2.Bày tỏ tình cảm nồng hậu ................................................................................ 52
2.2.1. Tình yêu thiên nhiên ................................................................................. 52
2.2.2. Tình yêu con người ................................................................................... 67
2.3.Thể hiện nhân cách trong sáng ........................................................................ 76
2.3.1. Liêm khiết ................................................................................................. 77
2.3.2. Cương trực ................................................................................................ 78
2.3.3. Giản dị ...................................................................................................... 80
Tiểu kết Chương 2 .................................................................................................. 84
Chương 3. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LƯƠNG KHÊ THI THẢO VỀ
PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT.................................................... 85
3.1.Thể loại ............................................................................................................ 85


3.1.1. Thơ Đường luật......................................................................................... 87
3.1.2. Thơ cổ phong ............................................................................................ 92
3.2.Ngôn ngữ ......................................................................................................... 95
3.2.1. Từ vựng .................................................................................................... 96
3.2.2. Nghệ thuật sử dụng biện pháp tu từ ........................................................ 108
3.2.3. Thủ pháp sử dụng điển cố....................................................................... 112
3.3. Giọng điệu ................................................................................................. 117
3.3.1. Giọng tâm tình (hào sảng, ưu tư) ............................................................ 117
3.3.2. Giọng triết luận ....................................................................................... 125
Tiểu kết Chương 3 ................................................................................................ 129
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 133
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÍ HIỆU

Viết tắt, kí hiệu

Viết đầy đủ

Nxb

Nhà xuất bản

tr

Trang

THT

Thái hương thảo

VKT

Vu Kinh thảo

VKHT

Vu Kinh hậu thảo

LGT

La Giang thảo

ThTT


Thu Tào thảo

LGHT

La Giang hậu thảo

TCT

Toái cầm thảo

HCT

Hoàng Châu thảo

ThCT

Thuật chinh thảo

BLT

Ba Lăng thảo

CQT

Cận quang thảo

KĐT

Kim Đài thảo


HAT

Hài Âm thảo

ĐNT

Đàn Nguyên thảo

TTT

Tống Tinh thảo

TLT

Tồn lạc thảo

NHT

Nam hành thảo

UCT

Ứng chế thảo


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Phan Thanh Giản là người khai khoa tiến sĩ của Lục tỉnh Nam Kỳ, là
công thần ba triều Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, nắm giữ nhiều chức vụ

quan trọng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ơng khơng chỉ được biết đến là một
bậc trí giả với quan nghiệp thăng trầm, mà cịn được biết đến như một nhà
văn, nhà thơ với những đóng góp giá trị cho văn học dân tộc.
Phan Thanh Giản từng làm quan đến chức Thượng thư, nhưng cũng
nhiều lần bị giáng chức, bị cách lưu rồi lại được phục chức. Nhưng dù ở
cương vị nào, ông vẫn luôn toàn tâm với nhiệm vụ. Trong bối cảnh xã hội
phức tạp, mọi cố gắng giúp vua, giúp nước của ông đều trở nên bất lực. Cuối
cùng, với những nỗi niềm và tội danh không thể biện giải, ông đã chọn cái kết
của đời mình bằng chén dấm thanh pha thạch tín sau mười bảy ngày tuyệt
thực như một cách để bày tỏ sự tiếc hận, một cách trả nợ non sơng khi khơng
hồn thành sứ mệnh thương thuyết với Pháp, để mất ba tỉnh miền Tây Nam
Kỳ.
Ở bình diện lịch sử, Phan Thanh Giản là nhà chính trị mang trên mình
nhiều “vấn đề thời đại”, nhưng ở lĩnh vực văn học, Phan Thanh Giản là một
nhà văn, nhà thơ tài năng với nhiều tác phẩm có giá trị. Chính vì đi nhiều nơi,
hiểu biết nhiều nên nội dung thơ văn của ơng rất phong phú. Đó là sự tái hiện
chân thực những điều mắt thấy tai nghe, từ cảnh đẹp thiên nhiên đến cuộc
sống con người; bày tỏ đạo chí của một nhà nho hành đạo qua những triết lí
về đạo làm người, đạo quân thần và luôn trăn trở trước vận mệnh non sông...
Vua Tự Đức từng khen ngợi văn chương Phan Thanh Giản là “cổ nhã”. Tài
văn chương của Phan Thanh Giản cũng được nhiều nhà nghiên cứu hậu thế
khẳng định. Nguyễn Khuê và Cao Tự Thanh cho rằng: “Thơ chữ Hán của
Phan Thanh Giản đề tài phong phú, ý tứ thâm trầm, tình cảm sâu lắng nhưng


2
lời lẽ phần nhiều giản dị, đôn hậu, có nhiều bài hay.” (Nguyễn Khuê, Cao Tự
Thanh, 2011, tr.216).
Nhắc đến tài văn thơ của Phan Thanh Giản thì khơng thể khơng kể đến
Lương Khê thi văn thảo - một tuyển tập văn thơ đồ sộ gồm khoảng 500 bài

thơ và 50 bài văn do ông và các con trai sưu tầm, biên tập và khắc in - mà
theoChương Thâu “đáng được coi là tư liệu gốc có giá trị về nhiều mặt, có
thể giúp chúng ta tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu, nhận định, đánh giá nhân vật
tầm cỡ của lịch sử cận đại Việt Nam này.” (Phan Thị Minh Lễ, Chương Thâu,
2005, tr.8).
Đến nay, đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về con người và thơ văn
Phan Thanh Giản. Tuy nhiên, trong những cơng trình được xuất bản, chúng
tơi nhận thấy nội dung nghiên cứu thiên về con người nhiều hơn thơ văn của
ơng. Điều này có lẽ do lịch sử vẫn còn bỏ ngỏ câu trả lời về công – tội của
ông, nên người đời sau trắc ẩn, đã cất lên tiếng nói nhằm rửa giúp ơng “nỗi
oan 150 năm”, đồng thời cũng để khẳng định tính khách quan của lịch sử. Và
có lẽ, vấn đề chính trị đã phần nào gây trở ngại trên con đường đưa tác phẩm
của ông đến với công chúng. Tuy nhiên, đồng quan điểm với Chương Thâu
như đã nêu ở trên, chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu những tác phẩm của
Phan Thanh Giản để phần nào nhận chân con người ông là cần thiết.
Từ những cứ liệu lịch sử và tình hình thực tế nghiên cứu thơ văn Phan
Thanh Giản, chúng tơi chọn nghiên cứu đề tài “Những đóng góp về nội dung
và nghệ thuật của Lương Khê thi thảo (Phan Thanh Giản)” để có thể nhìn lại
cuộc đời ơng qua lăng kính thơ ca, đồng thời tìm hiểu những đặc điểm về nội
dung và nghệ thuật trong Lương Khê thi thảo, thấy được sự đóng góp to lớn
của Phan Thanh Giản trong vai trò một nhà thơ đối với văn học nước nhà. Đó
cũng là một cách thể hiện sự mến mộ của hậu thế đối với tài đức của bậc tiền
nhân.


3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có thể nói, Phan Thanh Giản là nhân vật lịch sử đầy bi kịch. Chính vì
vậy, việc nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp của ơng cũng cực kì phức tạp.
Điều này đã ảnh hưởng ít nhiều đến việc sưu tầm, biên dịch và phổ biến các

tác phẩm văn chương của ông.
Trong khoảng 150 năm, kể từ khi Phan Thanh Giản mất (năm Đinh Mão
1867), đã có nhiều bài viết đánh giá, phẩm bình; những cơng trình nghiên cứu
về cuộc đời và thơ văn Phan Thanh Giản. Tuy nhiên, nội dung chỉ đề cập vấn
đề còn nhiều tranh cãi xung quanh vai trò lịch sử của ơng. Có những cơng
trình thể hiện sự trung dung, khách quan như một ghi chép của lịch sử; nhưng
cũng có những ý kiến đánh giá Phan Thanh Giản cơng ít tội nhiều hay cơng
nhiều tội ít; hoặc chỉ giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của ông kèm theo việc
trích dịch một số bài thơ, văn. Theo thời gian, các cơng trình nghiên cứu về
con người và thơ văn Phan Thanh Giản ngày càng quy mô và hệ thống hơn.
Một số tác phẩm của ông đã được biên dịch, đáng chú ý nhất là tập Lương
Khê thi văn thảo. Nhiều hội thảo nghiên cứu về nhân vật lịch sử Phan Thanh
Giản đã được tổ chức. Tuy nhiên, nhìn chung, các nghiên cứu này thường
theo hai hướng: nhìn nhận, đánh giá Phan Thanh Giản với vai trị nhà chính trị
trong lịch sử; và với vai trò nhà văn, nhà thơ trong sáng tác văn chương.
Trong phần lịch sử nghiên cứu vấn đề, dưới góc nhìn văn học, chúng tơi chú
trọng đến những cơng trình nghiên cứu thơ Phan Thanh Giản, cụ thể là tập
Lương Khê thi thảo, đồng thời giới thiệu sơ lược những nghiên cứu về cuộc
đời ông để hiểu rõ hơn về Phan Thanh Giản - một thi gia của văn học Việt
Nam thời trung cận đại.
2.1. Về tác phẩm Lương Khê thi thảo
Tập hợp những tài liệu đã sưu tầm, tham khảo, chúng tôi nhận thấy
những cơng trình nghiên cứu tác phẩm Lương Khê thi thảo của Phan Thanh
Giản, hoặc nghiên cứu có liên quan đến tác phẩm này, chiếm số lượng không


4
nhiều. Để dễ dàng có cái nhìn tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề này,
chúng tôi sắp xếp các bài nghiên cứu theo trình tự thời gian.
Năm 1957, Nam Xuân Thọ cho tái bản quyển Phan Thanh Giản (in lần

đầu tiên vào năm 1950, tái bản lần cuối năm 2015). Sách tập trung vào việc
tìm hiểu cuộc đời và giới thiệu thơ ca của Phan Thanh Giản. Cuốn sách ghi
nhận các cột mốc lớn trong cuộc đời Phan Thanh Giản, dẫn ra những nghị
luận, phẩm bình về cụ Phan “có ca ngợi, cũng có chê dè, nhưng ca ngợi
chiếm đến chín phần mười.” (Nam Xuân Thọ, 2015, tr.140).
Năm 1967, trong phần Giới thiệu của Tập san Sử – Địa số 6, từ trang
178 đến trang 1941, Mai Chưởng Đức đã trình bày sơ lược về xuất xứ tập thơ
Lương Khê thi thảo, đánh giá về tài thơ và đức độ của Phan Thanh Giản với
thái độ trân trọng, ngợi ca. Ngồi ra, Mai Chưởng Đức đã trình bày một cách
hệ thống thứ tự 18 quyển nhỏ hợp thành Lương Khê thi thảo. Ông nêu tên
từng quyển, từng bài thơ, kể cả phần Thi thảo bổ di và Văn thảo bở di, đồng
thời phân tích một số bài thơ tiêu biểu.
Cho đến khi Nguyễn Duy Oanh xuất bản quyển Chân dung Phan Thanh
Giản (năm 1974) dày 476 trang, thì có thể xem đây là tập đại thành về Phan
Thanh Giản trong thời kì đó. Ngũn Duy Oanh dành đến 362 trang để nói về
thân thế, sự nghiệp Phan Thanh Giản. Tác giả có sự nghiên cứu tỉ mỉ và trình
bày chi tiết về gia phả họ Phan; về từng cột mốc khoa cử, quan nghiệp thăng
giáng, tường thuật khá chi tiết những sự việc, sự kiện quan trọng trong cuộc
đời Phan Thanh Giản… Tuy nhiên, về tác phẩm văn chương của Phan Thanh
Giản, tác giả cũng chỉ hệ thống tên quyển, tên bài thơ của Lương Khê thi thảo
và Lương Khê văn thảo như cách làm của Mai Chưởng Đức; phân tích một số
bài thơ, bài văn tiêu biểu… Đặc biệt ở đây, Ngũn Duy Oanh có cơng tập
hợp những bài viết về Phan Thanh Giản của một số tác giả người Việt và
Pháp để đưa vào chương V: Công luận phẩm bình. Nội dung các bài viết ở
1

Từ trang 192 đến trang 210 theo tái bản vào năm 2016, NXB Hồng Đức.


5

chương này đa phần thể hiện thiện cảm, ngợi ca của người viết đối với Phan
Thanh Giản. Nguyễn Duy Oanh với cách viết tưởng rất trung dung nhưng vẫn
thể hiện một cách tinh tế sự cảm thông và ngưỡng mộ dành cho Phan Thanh
Giản – một nhân vật lịch sử phức tạp bởi bi kịch, và bi kịch này có lẽ cũng do
thời cuộc mà nên. Với cơng trình này, Nguyễn Duy Oanh đã phác họa chân
dung một nhà chính trị Phan Thanh Giản bên cạnh chân dung thi sĩ Phan
Lương Khê.
Có thể kể đến Trần Ngọc Hồ với cơng trình Bình sinh tâm tích của Phan
Thanh Giản qua Lương Khê thi thảo (Tiểu luận Cao học, Viện Đại học Sài
Gòn, Trường Đại học Văn khoa) viết năm 1975. Trong luận văn dày 234
trang này, tác giả đã trích dẫn, phân tích, bình luận nhiều bài thơ tiêu biểu
trong Lương Khê thi thảo thể hiện tâm tư, chí nguyện và hành trạng của Phan
Thanh Giản lúc sinh thời. Có thể nói, trong giai đoạn này, đây là cơng trình
duy nhất mà chúng tơi tìm thấy chỉ thuần nghiên cứu tác phẩm của Phan
Thanh Giản, nhìn nhận con người thi sĩ qua lăng kính thơ của ơng.
Năm 1993, Phạm Thiều, Đào Phương Bình biên soạn Thơ đi sứ đã liệt kê
tác phẩm được cho là của Phan Thanh Giản viết trên đường đi sứ, gồm: Bình
Nam phỏng cổ, Dạ bạc văn địch, Lão phụ đường vãn bộ, Nhạc Dương dạ bạc,
vàkhái quát một số đặc điểm nội dung thơ đi sứ của Phan Thanh Giản. Trong
những cơng trình nghiên cứu sau này, một số bài thơ nêu trên được sắp xếp
trong quyển thập nhị Kim Đài thảo – quyển thứ 12 trong Lương Khê thi thảo,
được ông sáng tác trong thời gian đi sứ.
Bước sang thế kỉ XXI, nhiều bài nghiên cứu đã thể hiện cái nhìn đa
chiều khi đánh giá nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản. Những bài viết này
được tổng hợp từ hai hội thảo về Phan Thanh Giản (năm 1994 và 2003) và
được in thành sách với cái tên cũng là tên hội thảo: Thế kỉ XXI nhìn về nhân
vật lịch sử Phan Thanh Giản, tổ chức năm 2003. Xét về khía cạnh văn học,
sách có những bài đáng chú ý như sau:



6
- “Giới thiệu di cảo Phan Thanh Giản Lương Khê thi văn thảo”
(Chương Thâu, tr.91-103): Trong bài này, tác giả giới thiệu tác phẩm
Lương Khê thi văn thảo có phân chia rõ hai phần văn và thơ, đồng
thời phân tích một số bài tiêu biểu thể hiện tâm tư của Phan Thanh
Giản
- “Đọc thơ Lương Khê”(Hoàng Như Mai, tr.125-130): Tác giả phân
tích đầy tinh tế và cảm xúc một số bài thơ, trong đó có hai bài thơ đi
sứ (Đi sứ sang Pháp, Việc nước không thành), để khẳng định cái tài
của một nhà thơ và cái tâm của một vị quan lo việc nước trên đường
đi sứ đầy gian nan.
- “Thiên nhiên trong thơ Phan Thanh Giản”(Trần Đại Vinh, Trần Viết
Ngạc, tr.157-162): Tác giả phân tích một số bài thơ về thiên nhiên
trong Lương Khê thi thảo của Phan Thanh Giản để chỉ ra nét đặc sắc:
“thiên nhiên – phác họa”, “thiên nhiên – ngụ tình” và “thiên nhiên –
khát vọng”.
- “Lương Khê Phan Thanh Giản với văn học Nam Bộ” (Việt Chung,
tr.209-218): Tác giả phân tích một số bài văn, thơ tiêu biểu của Phan
Thanh Giản, đồng thời nhận định rằng “sự nghiệp văn chương của
Lương Khê Phan Thanh Giản mang đậm màu sắc quê hương, dân tộc,
đầy tính nhân bản, vẫn xứng đáng có một chỗ trân trọng trong lịng
dân tộc và trong văn học nước nhà.
Có thể nói, quyển Thế kỉ XXI nhìn về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản
đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề trong việc đánh giá, phẩm bình về người và thơ
Phan Thanh Giản.
Sự kiện xuất bản bộ sách Thơ văn Phan Thanh Giản dày 1.354 trang do
Phan Thị Minh Lễ và Chương Thâu biên dịch (năm 2005) là một mốc son
trong lịch sử nghiên cứu văn thơ Phan Thanh Giản. Lần đầu tiên tác phẩm
Lương Khê thi văn thảo, tập thơ văn đồ sộ nhất của Phan Thanh Giản, được



7
giới thiệu đến cơng chúng một cách khá hồn chỉnh về hình thức lẫn nội
dung. Cuốn sách tập hợp gần 500 bài thơ (Lương Khê thi thảo) và hơn 100 bài
văn (Lương Khê văn thảo) được dịch sang âm Hán Việt, dịch nghĩa và dịch
thơ. Phần cuối quyển sách, tác giả cịn trình bày cả bản chữ Hán được chụp lại
từ bản gốc (bản khắc in năm 1876). Có thể nói, với quyển Thơ văn Phan
Thanh Giản, Phan Thị Minh Lễ và Chương Thâu đã cung cấp cho độc giả
những tư liệu về thơ văn Phan Thanh Giản một cách khá đầy đủ.
Năm 2014, Nguyễn Thị Cẩm Nhung thực hiện luận văn Thạc sĩ với đề
tài Thơ đi sứ củaPhan Thanh Giản. Tác giảchủ yếu khảo sát hai quyển Ba
Lăng thảo và Kim Đài thảo trong Lương Khê thi thảo. Trong phạm vi tìm
hiểu của chúng tơi, số luận văn, luận án nghiên cứu về văn chương Phan
Thanh Giản hiện chỉ là con số khiêm tốn, vì vậy, luận văn này hi vọng là một
tín hiệu khả quan trên hành trình tìm đến thơ văn Phan Thanh Giản.
Việc dịch thuật tác phẩm Lương Khê thi văn thảo không dừng lại ở bản
dịch của Phan Thị Minh Lễ và Chương Thâu. Năm 2016, trong đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia: Nghiên cứu cuộc đời và thơ văn Phan
Thanh Giản, Lê Quang Trường và cộng sự đã có nhiều đóng góp trong việc
khảo sát văn bản, biên dịch và chú thích một số tác phẩm của Phan Thanh
Giản từ tư liệu Hán - Nơm, trong đó có Lương Khê thi văn thảo.
Bên cạnh cơng trình Nghiên cứu cuộc đời và thơ văn Phan Thanh Giản,
Lê Quang Trường còn có một số bài viết: “Phan Thanh Giản với những đóng
góp vào văn học Hán Nơm Nam Bộ”; “Quan niệm văn chương của Phan
Thanh Giản” (Nguyễn Thị Liên đồng tác giả) với những nhận định sâu sắc về
quan niệm văn chương của Phan Thanh Giản cũng như sự đóng góp to lớn
của ơng đối với văn học Nam Bộ nói riêng và văn học dân tộc nói chung.
Hệ thống những nghiên cứu về tác phẩm Lương Khê thi thảo, chúng tơi
nhận thấy đa số chỉ trích lược những bài thơ tiêu biểu để minh chứng cho
những nhận định, đánh giá về con người Phan Thanh Giản, hoặc chỉ nghiên



8
cứu một mảng thơ, một chủ đề nào đó của tập thơ, như chủ đề thiên nhiên,
mảng thơ đi sứ… mà chưa có cơng trình nào đề cập những đóng góp về nội
dung và nghệ thuật của Lương Khê thi thảo.
2.2. Về tác giả Phan Thanh Giản
Trong đề tài này, chúng tôi khảo sát tác phẩm Lương Khê thi thảo của
Phan Thanh Giản nên nhìn nhận ơng như một nhà thơ có nhiều đóng góp cho
thơ ca nước nhà. Tuy nhiên, khơng thể bỏ qua vai trị lịch sử của Phan Thanh
Giản, vì sự nghiệp chính trị thăng trầm đã ảnh hưởng khơng ít đến những sáng
tác mang đậm dấu ấn một nhà nho hành đạo.
2.2.1. Phan Thanh Giản – một nhân vật lịch sử
Để nhận định, đánh giá một cách xác đáng về Phan Thanh Giản với vai
trò là một nhân vật lịch sử là vấn đề đầy phức tạp và nhiều tranh cãi. Bởi vua
Tự Đức từng phán rằng ông là tội đồ bán nước. Thế nhưng lịch sử vốn rất
khách quan, ngồi những bậc trí sĩ cùng thời đồng cảm với ơng, thì ngày nay,
hậu thế cũng ln mong muốn giúp ơng rửa nỗi oan này.
Có nhiều quan điểm trái ngược nhau xoay quanh vấn đề công – tội của
Phan Thanh Giản. Rất nhiều bài viết bày tỏ sự “ca ngợi”, “chê dè”2, hoặc
trung tính. Về ngợi ca có thể kể đến cơng trình Phan Thanh Giản(1796 –
1867) của Nam Xuân Thọ. Ông cho rằng “ca ngợi thì chiếm đến chín phần
mười” trong số những phẩm bình về Phan Thanh Giản. Nam Xuân Thọ cũng
cho rằng hành động tự tử của Phan Thanh Giản là “tự giết mình để làm
gương, muốn xa lánh cuộc lợi danh mà vì đó con người phải hư hèn, xấu xa
q lâu” (Nam Xuân Thọ, 2015, tr.104).
Đặc khảo về Phan Thanh Giản(1796 - 1867) có sự tham gia tích cực của
nhiều cây bút với những bài viết tiêu biểu: Trương Bá Cần: “Phan Thanh
Giản đi sứ ở Paris”, Nguyễn Thế Anh: “Phan Thanh Giản dưới mắt người
Pháp”, Lãng Hồ: “Một nghi vấn về tập Tây phù nhật kí”, Phù Lang Trương

2

Chữ dùng của Nam Xuân Thọ


9
Bá Phát: “Kinh lược Đại thần Phan Thanh Giản với sự chiếm cứ ba tỉnh miền
Tây”, Phạm Văn Sơn: “Chung quanh cái chết và trách nhiệm của Phan Thanh
Giản trước các biến cố của Nam Kỳ cuối thế kỉ XIX”, Trần Quốc Giám:
“Cuộc đời Phan Thanh Giản”, Lê Văn Ngôn: “Nhơn cuộc du xuân, may gặp
kho tàng quý giá về Cụ Phan Thanh Giản”… Những bài viết trên đây đề cập
nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề trong một con người Phan Thanh Giản: nhà
văn, nhà ngoại giao, nhà chính trị, nhà văn hóa, có tính đối thoại với tạp chí
Nghiên cứu Lịch sử, không đồng ý với quan điểm “Phan Thanh Giản là người
bán nước” (Tạp chí Xưa và nay, 2016).
Thế kỉ XXI nhìn về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản, một quyển sách
tập hợp những bài viết trong hội thảo cùng tên được tổ chức năm 2003, là sự
kiện ghi dấu một chặng đường mới trong việc nhận định về Phan Thanh Giản.
Hội thảo thu hút nhiều nhà nghiên cứu, có cả Thủ tướng Võ Văn Kiệt tham
gia. Các bài tham luận trình bày tại Hội thảo được nhìn dưới góc nhìn sử học,
hay văn học, văn hóa... có tham chiếu đến thơ văn của Phan Thanh Giản, để
hiểu thực hơn về bối cảnh xã hội lúc đó. Với tư liệu phong phú, cái nhìn nhiều
chiều, cởi mở, Phan Thanh Giản được đặt trong bối cảnh xã hội – thời đại ông
sống, tư tưởng ông theo, để sự đánh giá bớt khắt khe hơn. (Tạp chí Xưa và
nay, 2013)
Một số bài viết mang tính “chê dè” có thể kể đến là cuộc tranh luận về
Phan Thanh Giản diễn ra trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (1962-1963) thơng
qua một số bài viết: Nhuận Chi (1963): “Cần vạch rõ hơn nữa trách nhiệm của
Phan Thanh Giản trước lịch sử”, Trương Hữu Kỳ (1963): “Đánh giá Phan
Thanh Giản thế nào cho đúng?”, Đặng Việt Thanh (1963): “Cần nhận định và

đánh giá Phan Thanh Giản như thế nào?”, Chu Quang Trứ (1963): “Cần
nghiêm khắc lên án Phan Thanh Giản”, Trần Huy Liệu (1963): “Chúng ta đã
nhất trí về việc nhận định Phan Thanh Giản”. Các bài viết đều có chung quan
điểm cho rằng Phan Thanh Giản có tư tưởng “hàng giặc, bán nước”, gay gắt


10
nhất là bài tổng kết của Trần Huy Liệu “…công đức như thế là đã bại hoại
rồi, mà công đức đã bại hoại rồi thì tư đức còn có gì đáng kể… bản án Phan
Thanh Giản nằm trong hồ sơ hàng giặc bán nước của triều Nguyễn” (Trần
Huy Liệu, 1963, tr.19).
Tuy nhiên, như nhận định của Nam Xuân Thọ, mặc dù có ca ngợi, có chê
dè, nhưng ca ngợi chiếm đến “chín phần mười”. Do vậy, cơng trình của
Ngũn Duy Oanh (1974) dù được đánh giá là “trung tính” nhưng vẫn thiên
về ngợi ca. Nguyễn Duy Oanh tổng thuật cuộc đời, sự nghiệp Phan Thanh
Giản khá toàn diện từ gia hệ, dòng dõi, quê quán, hoạn lộ, sự kiện 5 năm cuối
đời, những phẩm bình của người đương thời và hậu thế. Đặc biệt, tác giả đã
phác họa được chân dung nhà chính trị, nhà văn, nhà thơ Phan Thanh Giản.
Nhìn chung, trong vai trị là nhân vật lịch sử, bên cạnh những bài viết
cơng kích Phan Thanh Giản thì đa số vẫn là ngợi ca ông. Tuy nhiên, câu trả
lời về cơng – tội của ơng thì lịch sử vẫn cịn bỏ ngỏ.
2.2.2. Phan Thanh Giản – mợt tác gia văn học
Ở vai trò là một nhân vật lịch sử, có rất nhiều đánh giá phẩm bình trái
chiều về Phan Thanh Giản. Tuy nhiên, khi khảo sát những bài nghiên cứu
Phan Thanh Giản dưới góc độ văn học, thì hầu như khơng ai có thể phủ nhận
tài văn chương và những đóng góp của ơng cho văn học.
Phan Thanh Giản, theo Nguyễn Thông, “là một tay cừ trong làng văn”,
đặc biệt làng văn ấy là triều Nguyễn – một triều đại hưng thịnh về văn học.
Vua Tự Đức cũng từng khen ngợi văn chương Phan Thanh Giản là “cổ nhã”.
Một số tác phẩm tiêu biểu của Phan Thanh Giản: Lương Khê thi văn

thảo, Ước phu tiên sinh thi tập, Sứ trình thi tập. Nhưng cho đến nay, thơ văn
Phan Thanh Giản chủ yếu được biết đến là tập Lương Khê thi văn thảo do
chính ơng cùng các con trai sưu tầm, biên tập.
Nhưng đóng góp của Phan Thanh Giản đối với văn học quan trọng hơn
cả là ở phần sáng tác. Ông sáng tác dồi dào ở các thể loại: thơ, luận, sớ, luỵ,


11
hành trạng, tụng, kí, truyện, bi minh… Riêng về thơ cũng đa dạng về thể: ngũ
ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú, ngũ ngôn cổ phong trường thiên, thất ngôn tứ
tuyệt, thất ngôn bát cú, thất ngôn cổ phong trường thiên…
Trong Việt Namthi văn hợp tuyển, Dương Quảng Hàm (1968) nhìn nhận
Phan Thanh Giản là một tác giả văn học triều Nguyễn. Năm 1958, Chu Đăng
Sơn, Nguyễn Đức Hiển biên soạn cuốn Luận đề về các thi sĩ miền Nam, dành
cho các kì thi trung học phổ thơng của học sinh miền Nam, đã mặc định Phan
Thanh Giản là một tác giả văn học lớn của Nam Bộ, xếp Phan Thanh Giản vị
trí đầu tiên.
Đến cơng trình Chân dung Phan Thanh Giản của Nguyễn Duy Oanh
(1974), với việc giới thiệu chi tiết Lương Khê thi văn thảo, trích dẫn một số
bài văn, thơ của Phan Thanh Giản, tác giả đã phác họa thành công chân dung
nhà thơ lớn - Phan Lương Khê.
Năm 1975, với tiểu luận cao học Bình sinh tâm tích của Phan Thanh
Giản qua Lương Khê thi thảo, Trần Ngọc Hồ đã đưa Phan Thanh Giản vào
hàng ngũ thi gia với thi phẩm đặc sắc Lương Khê thi thảo.
Phạm Thiều, Đào Phương Bình (1993) trong Thơ đi sứ đã trích dẫn một
số bài thơ của Phan Thanh Giản cùng lời khen ngợi: “…có nhiều bài rất đẹp
về mặt nghệ thuật. Thơ ngũ ngơn nhiều bài cơ đọng, có bài phảng phất phong
vị Thiền đời Trần.” (tr.412).
Năm 2003, trong quyển Thế kỉ XXI nhìn về nhân vật lịch sử Phan Thanh
Giản đã có nhiều bài nghiên cứu sâu về thơ văn Phan Thanh Giản: lòng yêu

nước, thiên nhiên, thơ đi sứ... với nhiều ý kiến khá sâu sắc của những nhà
nghiên cứu đầu ngành về sử học, văn học, nhà phê bình văn học, nhà báo, nhà
văn hóa học, nhà giáo…
Năm 2005, Phan Thị Minh Lễ và Chương Thâu đã đánh dấu bước tiến
mới trong quá trình nghiên cứu tác phẩm văn chương của Phan Thanh Giản
bằng bộ sách biên dịch Thơ văn Phan Thanh Giản. Bên cạnh đó, Chương


12
Thâu cịn khái qt một số nội dung chính, bình luận về tài thơ của Phan
Thanh Giản và nhận định ông là một “danh sĩ – chính khách tầm cỡ của đất
nước ta”. Có thể nói, đây là bộ sách đầu tiên được biên dịch công phu về thơ
văn Phan Thanh Giản, và cũng khẳng định rằng chỉ có nhà văn, nhà thơ đầy
tài năng mới có thể sáng tác một tác phẩm đồ sộ về hình thức lẫn giá trị.
Năm 2011, trong 100 câu hỏi đáp về Gia Định - Sài Gịn - Thành phớ Hồ
Chí Minh: Văn học Hán Nơm ở Sài Gịn - Gia Định, Ngũn Kh và Cao Tự
Thanh khen ngợi tài thơ của Phan Thanh Giản: đề tài phong phú, tình cảm sâu
lắng, lời lẽ giản dị, có nhiều bài hay.
Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Cẩm Nhung với đề tài Thơ đi sứ
củaPhan Thanh Giản (năm 2014)chủ yếu khảo sát hai quyển Ba Lăng thảo và
Kim Đài thảo trong Lương Khê thi thảo của Phan Thanh Giản. Bên cạnh việc
phân tích nội dung nghệ thuật thơ đi sứ, cũng đã cho thấy bên cạnh một tâm
hồn nhạy cảm của nhà thơ Phan Thanh Giản cịn có một vị quan đầy tâm
trạng, ln hướng về xứ sở, lo nghĩ cho nước, cho dân trên hành trình đi sứ.
Năm 2016, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia: Nghiên
cứu cuộc đời và thơ văn Phan Thanh Giản của Lê Quang Trường và cộng sự
cùng một số bài viết “Phan Thanh Giản với những đóng góp vào văn học Hán
Nơm Nam Bộ”, “Quan niệm văn chương của Phan Thanh Giản” đã cho độc
giả một cái nhìn tồn diện hơn về thi sĩ Phan Lương Khê qua việc biên dịch,
chú giải các tác phẩm thơ văn của ơng.

Theo thời gian, cách nhìn nhận, đánh giá về Phan Thanh Giản đã trở nên
cởi mở, đa chiều, toàn diện và thấu đáo hơn. Mặc dù nghiên cứu Phan Thanh
Giản dưới góc nhìn văn học nhưng chúng tôi không chỉ giới hạn ở chân dung
một nhà thơ mà hi vọng rằng cơng trình nghiên cứu “Những đóng góp về nội
dung và nghệ thuật của Lương Khê thi thảo (Phan Thanh Giản)” sẽ góp phần
mang đến một cái nhìn tồn diện hơn về con người Phan Thanh Giản và
những đóng góp của ơng cho văn học Việt Nam.


13
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu như tên gọi đề tài đã xác định, đó chính là nội
dung và nghệ thuật trong tác phẩm Lương Khê thi thảo của Phan Thanh Giản
được Phan Thị Minh Lễ và Chương Thâu biên dịch.
Trong nghiên cứu này, những bài thơ, câu thơ được phân tích, trích dẫn
đều lấy từ bản dịch Thơ văn Phan Thanh Giản của Phan Thị Minh Lễ và
Chương Thâu do Nhà xuất bản Hội Nhà văn in năm 2005.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau
đây:
4.1.Phương pháp văn học sử
Đây là tác phẩm thơ của nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản. Con người
và tác phẩm của ông gắn liền với một giai đoạn lịch sử phức tạp và nằm trong
dòng chảy của văn học dân tộc. Phương pháp này sẽ giúp chúng tôi khái quát
nên diện mạo, đặc điểm thơ văn của một giai đoạn lịch sử trong tiến trình vận
động của lịch sử văn học dân tộc.
4.2. Phương pháp lịch sử - xã hội
Nghiên cứu về thơ Phan Thanh Giản, nhất là đối với một nhân vật lịch
sử, văn hóa mang nhiều “vấn đề thời đại” như ông hẳn nhiên không thể thốt
li sử liệu ghi chép về ơng cũng như các sáng tác thơ văn của ơng. Chính vì

thế, chúng tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội để qua đó
có thể thấy được những bất ổn của chính trị, sự lâm nguy của đất nước, sự
thăng trầm của cuộc đời quan nghiệp đã để lại dấu ấn như thế nào trong
những trang thơ của Phan Thanh Giản.
4.3. Phương pháp văn bản học
Lương Khê thi thảo là một tác phẩm thơ chữ Hán được các nhà nghiên
cứu sau này biên dịch lại nên khi khảo sát khơng thể thốt li văn bản. Do đó,


14
việc sử dụng phương pháp này sẽ giúp chúng tôi xác định được những giá trị
thực sự mà tác phẩm mang lại.
4.4. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Phan Thanh Giản là nhà văn, nhà thơ với bút lực dồi dào; vì vậy, sáng
tác của ơng gồm nhiều thể loại. Việc sử dụng phương pháp phân tích sẽ giúp
chúng tơi tiếp cận từng thể loại, phân tích từng bài thơ, làm rõ về nội dung và
nghệ thuật. Bên cạnh đó, bằng phương pháp tổng hợp, chúng tơi có thể đánh
giá toàn diện, bao quát nội dung và nghệ thuật chủ đạo được sử dụng trong tác
phẩm của ông.
4.5. Phương pháp so sánh, liên ngành
Lương Khê thi thảo được ví như là nhật kí bằng thơ của Phan Thanh
Giản. Tác phẩm không chỉ là những cảm tác của ông trước thiên nhiên, cuộc
sống... mà cịn mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử trên hành trình ơng đã đi
qua. Vì vậy, việc so sánh, đối chiếu với các ngành liên quan sẽ giúp đề tài
đánh giá toàn diện hơn về những giá trị mà tác phẩm mang lại. Bên cạnh
phương pháp nêu trên, chúng tơi cịn sử dụng một số thao tác thống kê, phân
loại...
5. Đóng góp mới của đề tài
Thơ văn Phan Thanh Giản khơng phải là vấn đề hồn tồn mới. Tuy
nhiên, một số cơng trình nghiên cứu trước đây thường tập trung biên dịch, liệt

kê số lượng tác phẩm. Cũng có những cơng trình đi vào phân tích một số bài
thơ Hán – Nôm rải rác trong các tác phẩm của ông, hoặc chỉ thiên về mảng
thơ đi sứ hay một chủ đề nào đó như thiên nhiên, con người... mà chưa thấy
cơng trình nào đi sâu nghiên cứu nội dung và nghệ thuật toàn bộ tác phẩm
Lương Khê thi thảo.
Do đó, chúng tơi hi vọng kết quả thực hiện đề tài “Những đóng góp về
nội dung và nghệ thuật của Lương Khê thi thảo (Phan Thanh Giản)” sẽ góp
phần mang đến một cái nhìn tồn diện về giá trị tác phẩm; đồng thời, với thao


15
tác thống kê, phân loại, chúng tôi sẽ xác định cụ thể tổng số bài thơ, cũng như
số lượng ở từng chủ đề mà hiện tại còn chưa nhất quán trong các văn bản biên
dịch.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần Nội
dung chia thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Trong Chương 1, chúng tôi sẽ điểm qua bối cảnh lịch sử xã hội Việt
Nam thế kỉ XIX, giới thiệu thân thế và sự nghiệp chính trị của đại thần Phan
Thanh Giản, đồng thời cho thấy một tác giả văn học Phan Lương Khê qua
việc giới thiệu một số tác phẩm của ơng. Bên cạnh đó, Chương 1 cũng nêu
khái quát đặc điểm thơ trung đại Việt Nam thế kỉ XIX;khái lược về tác phẩm
Lương Khê thi thảo, số lượng bài, chủ đề, hồn cảnh sáng tác...
Chương 2:Những đóng góp của Lương Khê thi thảo về phương diện
nợi dung
Chương 2 sẽ chỉ ra những nội dung đặc sắc của tập thơ, đi sâu phân tích
một số bài thơ tiêu biểu, nổi bật ở từng nội dung; từ đó cho thấy sự phong phú
về chủ đề, nội dung trong thơ Phan Thanh Giản như nhiều nhà nghiên cứu đã
nhận xét.

Chương 3:Những đóng góp của Lương Khê thi thảo về phương diện
nghệ thuật
Ở chương này, chúng tôi sẽ triển khai các phương diện nghệ thuật như
thể loại, ngôn ngữ và giọng điệu. Bên cạnh đó sẽ chọn lọc phân tích một số
bài thơ tiêu biểu nhằm chỉ ra những điểm đặc sắc trong nghệ thuật thơ Phan
Thanh Giản; từ đó có thể thấy được sự đóng góp khơng nhỏ về mặt nghệ thuật
của Lương Khê thi thảo, đặc biệt là về mặt thể loại.


16
Ngồi ra, luận văn cịn có các Phụ lục về Niên biểu Phan Thanh Giản,
Mục lục tập thơ Lương Khê thi thảo,ảnh chụp bản gốc tác phẩm Lương Khê
thi thảo, hình ảnh gặp gỡ hậu duệ cụ Phan…


17
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNGVỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1.1. Xã hội Việt Nam thế kỉ XIX và tác giả Phan Thanh Giản
1.1.1. Xã hội Việt Nam thế kỉ XIX
Thế kỉ XIX là thế kỉ có nhiều biến động lớn trong lịch sử, cả thế giới lẫn
Việt Nam.Có thể nói đây là buổi giao thời đầy biến động đối với lịch sử Việt
Nam, dẫn đến sự tác động không nhỏ đến lĩnh vực sáng tác văn học của nước
nhà.
Ở châu Âu, giai cấp tư sản lần lượt nắm chính quyền. Sự thành công của
cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra một lượng hàng hóa khổng lồ, cần thị
trường tiêu thụ. Cùng với Anh, Pháp cũng là một quốc gia hùng mạnh về kinh
tế và xâm chiếm thuộc địa. Tuy nhiên, sau những lần bị Anh “hớt tay trên” thị
trường béo bở ở Ấn Độ, Canada..., Pháp dần chuyển mục tiêu xâm lược sang
các nước thuộc châu Á, trong đó có Việt Nam.
Ở Việt Nam, sau khi đánh bại Tây Sơn, tháng 5 năm Nhâm Tuất (1802),

Nguyễn Ánh lên ngơi vua lấy hiệu là Gia Long, đóng đơ tại Huế với ý nguyện
xây dựng một vương triều hùng mạnh. Tuy nhiên, trước ý đồ xâm lược của
Pháp, sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp cùng những thành tựu văn minh
phương Tây, thì những chính sách cai trị lạc hậu của nhà Nguyễn đã không
thể cản nổi bánh xe lịch sử, sau hơn một thế kỉ thành lập và phát triển, cuối
cùng đã bị lịch sử bỏ qua.
 Về đối nội
Trong lĩnh vực chính trị, nhà Ngũn duy trì chế độ phong kiến chuyên
chế, vua nắm quyền lực tối cao. Ngay từ thời Gia Long, triều đình đã thi hành
nhiều chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, đề cao chủ
nghĩa tôn quân. Trong công tác xây dựng bộ máy hành chính, triều Nguyễn
thực hiện nhiều cải cách, vua trực tiếp nắm Viện Cơ mật, bãi bỏ chức Tể
tướng để tránh lộng quyền, không lập Hoàng hậu... Gia Long tổ chức lại các
đơn vị hành chính từ trung ương đến địa phương, chia cả nước thành 23 trấn,


18
4 doanh. Đến triều Minh Mệnh, nhà vua tiến hành phân định lại các tỉnh và
định các chức quan cai trị ở miền núi.
Đối với nền kinh tế, đề cao chính sách “trọng nơng, ức thương”, các vua
triều Ngũn chủ trương duy trì nền kinh tế tự túc tự cấp. Chính vì “trọng
nơng”, nhà Ngũn cho khẩn hoang nhiều nơi, trong đó đáng chú ý là đồng
bằng sơng Cửu Long: “Nhà nước bỏ tiền đào kênh thoát nước Thụy Hà và
sông Vĩnh Tế, tạo thuận lợi cho việc khẩn hoang” (Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng,
1995, tr.308); chú ý phát triển hệ thống thủy lợi, đẩy mạnh sản xuất nông
nghiệp.
Đối với lĩnh vực văn hóa, trong khi Nhà nước không chú trọng canh tân
về kinh tế, thì văn hóa lại rất được quan tâm. Những thành tựu văn học chính
là điểm son trong thời kì này như nhận định của nhà nghiên cứu Đoàn Lê
Giang: “Văn học triều Nguyễn như miếng vá gấm trong một chiếc áo đã cũ kĩ,

mục nát” (dẫn theo Nguyễn Thị Liên, 2016, tr.1). Thơ ca của vua Tự Đức,
Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Phan
Thanh Giản... là minh chứng cho những đóng góp to lớn của triều đại này về
văn học.
Trong lĩnh vực giáo dục, triều Nguyễn vẫn đề cao học thuyết Nho giáo
và dựa vào nền tảng học thuyết này để cai trị đất nước. Triều đình thành lập
Quốc Tử Giám và tổ chức các kì thi Hương, thi Hội để chọn nhân tài. Công
tác biên soạn quốc sử, địa chí... được quan tâm, đáng chú ý là các cơng trình
“Nhất thống dư địa chí” và “Quốc triều hình luật”.
Bức tranh tồn cảnh xã hội thời kì này thực sự ảm đạm. Đời sống nhân
dân cơ cực, mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc. Từ triều Gia Long đến
triều Tự Đức, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân, binh lính diễn ra khắp nơi.
Đáng chú ý là cuộc binh biến do Lê Văn Khôi cầm đầu kéo dài hai năm ở Gia
Định dưới triều Minh Mệnh, đã khiến triều đình tốn nhiều tài lực để dẹp loạn.
Cuộc sống của người dân khơng chỉ khó khăn do những chính sách hạn chế,


×