Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

CHỦ đề 2 NHIỄM sắc THỂ và đột BIẾN NHIỄM sắc THỂ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.64 KB, 16 trang )

CHỦ ĐỀ 2: NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Kiến thức về nhiễm sắc thể (NST)
a) Ở sinh vật nhân sơ: NST là một phân tử ADN kép, dạng vịng và khơng liên kết với prôtêin histon.
b) Ở sinh vật nhân thực: NST là cấu trúc nằm trong nhân tế bào. Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng về số
lượng, hình dạng và cấu trúc, trong đó đặc trưng về cấu trúc là quan trọng nhất.
- NST có cấu trúc xoắn 4 bậc: Sợi cơ bản (11 nm) → sợi nhiễm sắc (25 đến 30nm) → vùng xếp cuộn
(200nm → crơmatít (600 đến 6700nm).
- Ở kì giữa của phân bào, NST co ngắn cực đại và có hình dạng đặc trưng cho lồi. Hình thái của NST
thay đổi theo các kì của tế bào.
2. Kiến thức về đột biến cấu trúc NST
- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi về cấu trúc của NST. Có 4 dạng là mất đoạn, lặp đoạn, đảo
đoạn, chuyển đoạn.
- Nguyên nhân của đột biến mất đoạn là do 1 đoạn NST bị đứt ra và tiêu biến (đoạn bị mất không chứa
tâm động của NST). Mất đoạn NST dẫn tới mất gen. Khi bị mất gen thì sẽ khơng có protein nên sẽ gây
chết hoặc làm giảm sức sống của sinh vật. Đột biến mất đoạn được sử dụng để loại bỏ gen có hại ra khỏi
kiểu gen.
- Nguyên nhân của đột biến đảo đoạn là do 1 đoạn NST bị đứt ra và quay đảo 1800. Đột biến đảo đoạn
làm thay đổi vị trí của gen trên NST nên ảnh hưởng đến hoạt động của gen (1 gen đang hoạt động, khi
chuyển sang vị trí mới có thể ngừng hoạt động hoặc ngược lại). Đột biến đảo đoạn có thể làm giảm khả
năng sinh sản.
- Nguyên nhân của đột biến chuyển đoạn là do sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 cromatit thuộc 2 NST
khác nhau. Đột biến chuyển đoạn được sử dụng để chuyển gen từ loài này sang loài khác. Đột biến
chuyển đoạn gây chết hoặc mất khả năng sinh sản.
- Đột biến lặp đoạn là hiện tượng 1 đoạn NST được lặp lại 1 lần hoặc nhiều lần. Đột biến lặp đoạn làm
tăng số lượng gen trên NST → làm mất cân bằng giữa các gen trong hệ gen.
- Đột biến đảo đoạn và chuyển đoạn có thể làm phát sinh loài mới.
* Trong các dạng đột biến cấu trúc NST thì chỉ có đột biến đảo đoạn không làm thay đổi thành phần số
lượng gen trên NST, không làm thay đổi độ dài của NST.
3. Kiến thức về đột biến số lượng NST.
- Đột biến số lượng NST là những biến đổi về số lượng NST. Tất cả các đột biến số lượng NST đều làm


thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào. Có 2 dạng là đột biến lệch bội và đột biến đa bội.
- Đột biến số lượng NST không làm thay đổi cấu trúc của NST, không làm thay đổi số lượng gen, vị trí
của gen trên NST.
- Đột biến số lượng NST chủ yếu xảy ra ở thực vật, ít gặp ở động vật.
a. Lệch bội  2n  1; 2n  1; 2n  2; 2n  2;,,, 
- Do rối loạn giảm phân, 1 cặp NST không phân li tạo ra giao tử n+1 và giao tử n-1. Qua thụ tinh, sự kết
hợp giữa giao tử n+1 với giao tử n sẽ tạo ra hợp tử 2n+1 (thể ba); Sự kết hợp giữa giao tử n-1 với giao tử
n sẽ tạo ra hợp tử 2n-1 (thể một).
- Một loài có bộ NST 2n, số loại đột biến lệch bội thể ba (2n+1) = số loại đột biến thể một (2n-1 = số loại
đột biến thể không (2n-2) = C1n  n. )

Tai sach mien phi tai: sachmoi24h.com

Trang 1


- Một lồi có bộ NST 2n, số loại đột biến thể ba kép (2n+1+1) = số loại đột biến thể một kép

 2n  1  1  C2n  n.  n  1 / 2
- Thể đột biến lệch bội thường khơng có khả năng sinh sản hữu tính. Các thể đột biến lệch bội ở các cặp
NST khác nhau có biểu hiện kiểu hình khác nhau (VD người Đao là đột biến lệch bội ở cặp NST số 21 có
ngoại hình khác với người Claiphentơ là đột biến lệch bội ở cặp NST số 23).
b. Đột biến đa bội (3n; 4n; 5n;…)
- Tam bội được sinh ra do sự kết hợp giao tử 2n với giao tử n → 3n. Thể tam bội thường khơng có khả
năng sinh sản hữu tính.
- Tứ bội được sinh ra do sự kết hợp giữa giao tử 2n với giao tử 2n → 4n; Hoặc được sinh ra do sự tứ bội
hóa 2n thành 4n.
* Đột biến tam bội chỉ được phát sinh trong sinh sản hữu tính. Đột biến tứ bội được phát sinh trong sinh
sản hữu tính hoặc cả trong sinh sản vơ tính.
* Thể đột biến đa bội thường có cơ quan dinh dưỡng to, năng suất cao, được sử dụng để tạo các giống cây

lấy củ, thân, lá, quả.
* Giống dâu tằm tam bội được tạo ra bằng cách gây đột biến tứ bội, sau đó lai dạng tứ bội với dạng lưỡng
bội để được tam bội (3n).
* Một tế bào giảm phân, nếu có 1 cặp NST khơng phân li thì sẽ sinh ra 2 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau,
mỗi loại có số NST (n-1) và giao tử (n+1).
Một số lưu ý:
-

Những loại đột biến không làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào: đột biến gen, đột biến
đảo đoạn NST, đột biến chuyển đoạn trên 1 NST.

-

Những loại đột biến không làm thay đổi số lượng gen trên NST là: đột biến gen, đột biến đảo đoạn
NST, đột biến chuyển đoạn trên 1 NST, các đột biến số lượng NST.

-

Những loại đột biến luôn làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào là : đột biến lặp đoạn, đột biến
đa bội, đột biến lệch bội thể ba, thể bốn.

-

Khi lai xa giữa 2 lồi được F1, sau đó đa bội hóa F1 thì sẽ sinh ra được cơ thể song nhị bội (mang 2n
của loài A và 2n của loài B).

II. CÁC CÂU HỎI
Câu 1: Ở một loài, NST số 1 có trình tự sắp xếp các gen : ABCDEGH. Sau khi bị đột biến, NST này có
cấu trúc ABCDEGHK. Dạng đột biến này
A. làm tăng cường hoặc giảm bớt sự biểu hiện của tính trạng.

B. khơng làm thay đổi hình thái của NST.
C. được sử dụng để chuyển gen.
D. được sử dụng để xác định vị trí của gen trên NST.
Câu 2: Ở một loài, NST số 1 có trình tự sắp xếp các gen: ABCDEGH. Sau khi bị đột biến, NST này có
cấu trúc ABGEDCH. Dạng đột biến này
A. không làm thay đổi thành phần và số lượng gen trên NST.
B. được sử dụng để chuyển gen lồi này sang lồi khác.
C. khơng làm thay đổi hình thái của NST.
D. thường gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản.
Câu 3: Một thể đột biến được gọi là thể tam bội nếu

Tai sach mien phi tai: sachmoi24h.com

Trang 2


A. cơ thể khơng có khả năng sinh sản hữu tính, chỉ có thể sinh sản vơ tính.
B. trong mỗi tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng bộ 3 chiếc có hình dạng giống nhau.
C. trong mỗi tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng bộ 2 chiếc có hình dạng giống nhau.
D. trong mỗi tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng bộ 3 chiếc có hình dạng khác nhau.
Câu 4: Ở thể đột biến nào sau đây, số lượng NST có trong mỗi tế bào sinh dưỡng là một số chẵn.
A. Lệch bội dạng thể một.
B. Lệch bội dạng thể ba.
C. Thể song nhị bội.
D. Thể tam bội
Câu 5: Sự không phân li của một cặp NST ở một số tế bào trong giảm phân hình thành giao tử ở một bên
bố hoặc mẹ, qua thụ tinh có thể hình thành các hợp tử mang bộ NST là
A. 2n; 2n+1; 2n-1.
B. 2n+1; 2n-1.
C. 2n; 2n+2; 2n-2.

D. 2n ; 2n+1.
Câu 6: Ở kì đầu của giảm phân 1, sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa các đoạn crômatit cùng
nguồn gốc trong cặp NST tương đồng sẽ dẫn tới dạng đột biến
A. mất cặp và thêm cặp nucleotit.
B. đảo đoạn NST.
C. mất đoạn và lặp đoạn NST.
D. chuyển đoạn NST.
Câu 7: Sử dụng consisin để gây đột biến đa bội hóa thì phải tác động vào pha nào của chu kì tế bào?
A. Pha S.
B. Pha G1.
C. Pha G2.
D. Pha M.
Câu 8: Đặc điểm chỉ có ở thể dị đa bội mà khơng có ở thể tự đa bội là
A. bộ NST tồn tại theo từng cặp tương đồng.
B. tế bào sinh dưỡng mang bộ NST lưỡng bội của hai loài khác nhau.
C. khơng có khả năng sinh sản hữu tính (bị bất thụ).
D. hàm lượng ADN ở trong tế bào sinh dưỡng tăng lên so với dạng lưỡng bội.
Câu 9: Ở tế bào sinh dưỡng của thể đột biến nào sau đây, NST tồn tại theo cặp tương đồng, mỗi cặp chỉ
có 2 chiếc.
A. Thể tam bội và thể tứ bội.
B. Thể song nhị bội và thể không.
C. Thể một và thể ba.
D. Thể khơng và thể bốn.
Câu 10: Khi nói về các thể đột biến lệch bội, kết luận nào sau đây là đúng?
A. Ở cùng một loài, các thể ba ở các NST khác nhau có kiểu hình giống nhau.
B. Theo lí thuyết, tần số phát sinh dạng đột biến thể một thấp hơn dạng thể một kép.
C. Trong tế bào sinh dưỡng của thể một kép, thể không, thể ba kép, thể bốn ln có số lượng NST là một
số chẵn.
D. Hầu hết các thể lệch bội được phát sinh trong q trình sinh sản vơ tính.
Câu 11: Cơ thể lưỡng bội (2n) có kiểu gen AABBDDEE. Có một thể đột biến số lượng NST mang kiểu

gen AABBBDDEEE. Thể đột biến này thuộc dạng.
A. thể tam bội.
B. thể ba.
C. thể bốn.
D. thể ba kép.
Câu 12: Vào thời kì đầu của giảm phân 1, sự trao đổi đoạn giữa hai crômatit thuộc hai NST khác nhau sẽ
gây ra hiện tượng :
A. đột biến lặp đoạn NST.
B. đột biến đảo đoạn NST.
C. đột biến chuyển đoạn NST.
D. hoán vị gen.
Câu 13: Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực, mức xoắn 3 (siêu soắn) có đường kính
A. 300nm
B. 11nm
C. 30nm
D. 700nm
Câu 14: Khi nói về đột biến số lượng NST, kết luận nào sau đây không đúng?

Tai sach mien phi tai: sachmoi24h.com

Trang 3


A. Cơnsensin cản trở sự hình thành thoi vơ sắc nên dẫn tới làm phát sinh đột biến đa bội.
B. Các đột biến số lượng NST đều làm tăng hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
C. Đột biến đa bội lẻ thường khơng có khả năng sinh sản hữu tính.
D. Đột biến lệch bội dạng thể một có tần số cao hơn đột biến lệch bội dạng thể không.
Câu 15: Những loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào?
A. Đột biến đảo đoạn NST, đột biến lặp đoạn NST.
B. Đột biến đảo đoạn NST, đột biến lệch bội, đột biến gen.

C. Đột biến lệch bội thể một, đột biến lệch thể ba.
D. Đột biến đảo đoạn NST, đột biến mất đoạn NST.
Câu 16: Khi nói về đột biến đảo đoạn, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Đột biến đảo đoạn có thể làm cho một gen nào đó đang hoạt động trở nên không hoạt động.
B. Đột biến đảo đoạn có thể sẽ dẫn tới làm phát sinh lồi mới.
C. Đột biến đảo đoạn có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN.
D. Đột biến đảo đoạn có thể xảy ra ở cả thực vật và cả động vật.
Câu 17: Xét các loại đột biến sau :
(1) Mất đoạn NST.
(2) Lặp đoạn NST.
(3) Chuyển đoạn không tương hỗ
(4) Đảo đoạn NST.
(5) Đột biến thể một.
(6) Đột biến thể ba.
Những loại đột biến làm thay đổi độ dài của phân tử ADN là
A. (2), (3), (4), (5).
B. (1), (2), (3).
C. (1), (2), (3), (6).
D. (1), (2), (5), (6).
Câu 18: Một lồi thực vật có 2n  24. Số NST có trong mỗi tế bào ở thể một của lồi này đang ở kì sau
của ngun phân là
A. 23
B. 48
C. 46
D. 24
Câu 19: Một lồi có bộ NST 2n  24. Một tế bào của đột biến lệch bội thể một kép đang ở kì sau của
nguyên phân thì có số NST là
A. 22
B. 44
C. 26

D. 52
Câu 20: Những dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi thành phần và số lượng gen trên NST.
A. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ và đột biến lệch bội.
B. Đột biến mất đoạn, đột biến gen và đột biến đảo đoạn NST.
C. Đột biến số lượng NST, đột biến gen và đột biến đảo đoạn NST.
D. Đột biến gen, đột biến chuyển đoạn và đột biến lệch bội.
Câu 21: Có một bệnh nhân thuộc dạng thể ba kép ở NST số 21 và NST số 23. Một tế bào của bệnh nhân
này đang ở kì sau của giảm phân I, số nhiễm sắc thể có trong tế bào tại thời điểm này là
A. 47
B. 94
C. 96
D. 48
Câu 22: Khi nói về đột biến cấu trúc NST, kết luận nào sau đây là đúng?
A. Mất một đoạn NST ở các vị trí khác nhau trên cùng một NST đều biểu hiện kiểu hình giống nhau.
B. Mất một đoạn NST có độ dài giống nhau ở các NST khác nhau đều biểu hiện kiểu hình giống nhau.
C. Mất một đoạn NST có độ dài khác nhau ở cùng một vị trí trên một NST biểu hiện kiểu hình giống
nhau.
D. Các đột biến mất đoạn NST ở các vị trí khác nhau biểu hiện kiểu hình khác nhau.
Câu 23: Cho các thơng tin :

Tai sach mien phi tai: sachmoi24h.com

Trang 4


(1) Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
(2) Làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN.
(3) Không làm thay đổi thành phần, số lượng gen trên NST.
(4) Xảy ra ở thực vật mà ít gặp ở động vật.
(5) Làm xuất hiện các gen mới trong quần thể.

(6) Làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.
Trong số 6 đặc điểm nói trên, đột biến lệch bội có bao nhiêu đặc điểm?
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
Câu 24: Cho các thông tin :
(1) Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
(2) Làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN.
(3) Xảy ra ở thực vật mà ít gặp ở động vật.
(4) Làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.
Đột biến mất đoạn NST có các đặc điểm
A. (1) và (2)
B. (3) và (4)
C. (1) và (3)
D. (2) và (4)
Câu 25: Khi nói về nhiễm sắc thể ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đơn vị cấu trúc cơ bản của nhiễm sắc thể là nuclêôxôm.
B. Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.
C. Thành phần hóa học chủ yếu của nhiễm sắc thể là ARN và prôtêin.
D. Cấu trúc cuộn xoắn tạo điều kiện cho sự nhân đơi nhiễm sắc thể.
Câu 26: Một lồi thực vật lưỡng bội có 8 nhóm gen liên kết. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào ở thể
ba của lồi này khi đang ở kì giữa của nguyên phân là
A. 24
B. 9
C. 18
D. 17
Câu 27: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản
và sợi nhiễm sắc thể có đường kính lần lượt là
A. 30nm và 300nm

B. 11nm và 300nm.
C. 11nm và 30 nm.
D. 30nm và 11nm.
Câu 28: Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?
(1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể.
(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể .
(3) Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết.
(4) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
A. (1), (4).
B. (2), (3).
C. (1), (2).
D. (2), (4).
Câu 29: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường mà không xảy ra ở nhiễm sắc thể
giới tính.
B. Đột biến đảo đoạn làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.
C. Đột biến mất đọan không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
D. Đột biến chuyển đoạn có thể khơng làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một nhiễm sắc thể.
Câu 30: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho hai alen của một gen cùng nằm
trên một nhiễm sắc thể đơn?
A. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.

Tai sach mien phi tai: sachmoi24h.com

Trang 5


B. Đảo đoạn.
C. Mất đoạn.
D. Lặp đoạn.

Câu 31: Những dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên
một nhiễm sắc thể là
A. đảo đoạn và chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể.
B. lặp đoạn và chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể.
C. mất đoạn và lặp đoạn.
D. mất đoạn và đảo đoạn.
Câu 32: Ở một loài động vật, người ta đã phát hiện 4 nịi có trình tự các gen trên nhiễm sắc thể số III như
sau :
Nòi 1 : ABCDEFGHI ;
Nòi 2 : HEFBAGCDI
Nòi 3 : ABFEDCGHI
Nòi 4 : ABFEHGCDI
Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại được phát sinh do một đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng
của sự phát sinh các nịi trên là :
A. 1→3→4→2
B. 1→4→2→3
C. 1→3→2→4
D. 1→2→4→3
Câu 33: Sự trao đổi chéo không cân giữa hai cromatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương
đồng xảy ra ở kì đầu của giảm phân I có thể làm phát sinh các loại đột biến nào sau đây?
A. Mất đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể .
B. Lặp đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
C. Mất đoạn và lặp đoạn nhiễm sắc thể.
D. Lặp đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 34: Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.
B. Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.
C. Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không thể
phân li.
D. Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một số hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.

Câu 35: Năm 1928, Kapetrenco đã tiến hành lai cây bắp cải (loài Brassica 2n=18) với cây cải củ (loài
Raphanus 2n=18) tạo ra cây lai khác loài, hầu hết các cây lai này đều bất thụ, một số cây lai ngẫu nhiên bị
đột biến số lượng nhiễm sắc thể làm tăng gấp đôi nhiễm sắc thể tạo thành các thể song nhị bội. Trong các
đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm đúng với các thể song nhị bội này?
(1) Mang vật chất di truyền của hai loài ban đầu.
(2) Trong tế bào sinh dưỡng, các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể
tương đồng.
(3) Có khả năng sinh sản hữu tính.
(4) Có kiểu gen đồng hợp về tất cả các cặp gen.
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Câu 36: Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của lồi này được
kí hiệu từ I đến VI có số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau :
Thể đột biến

I

II

III

IV

V

VI

Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng.


48

84

72

36

60

108

Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau.
Trong các thể đột biến trên, các thể đột biến đa bội chẵn là

Tai sach mien phi tai: sachmoi24h.com

Trang 6


A. II, VI.
B. I, II, III, V.
C. I, III.
D. I, III, IV, V.
Câu 37: Con lai được sinh ra từ phép lai khác thường bất thụ, nguyên nhân chủ yếu là do
A. Số lượng nhiễm sắc thể của hai loài không bằng nhau, gây trở ngại cho sự nhân đôi nhiễm sắc thể.
B. các nhiễm sắc thể trong tế bào không tiếp hợp với nhau khi giảm phân, gây trở ngại cho sự phát sinh
giao tử.
C. cấu tạo cơ quan sinh sản của hai lồi khơng phù hợp.

D. số lượng gen của hai lồi khơng bằng nhau.
Câu 38: Có ba tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaBb giảm phân, một trong ba tế bào có cặp Aa khơng
phân li trong giảm phân 1, các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Có tất cả 6 loại giao tử được tạo ra.
Trong các tỉ lệ giao tử sau đây, trường hợp nào đúng?
A. 1AaB :1b :2AB :2ab :2Ab :2aB.
B. 1AaB:1b:1AB:1ab:1Aab:1B.
C. 2AaB :2b :1AB :1ab :1Ab :1aB.
D. 1AaB :1b :1AB :1ab :1Ab :1aB.
Câu 39: Trong các trường hợp sau đây, có bao nhiêu trường hợp mà một tế bào khơng phải là đơn bội có
số nhiễm sắc thể là một số lẻ?
(1) Thể tam bội mà bộ nhiễm sắc thể đơn bộ là một số lẻ.
(2) Thể tứ bội mà bộ nhiễm sắc thể đơn bộ là một số lẻ.
(3) Thể khơng của lồi lưỡng bội.
(4) Thể ba của loài lưỡng bội.
(5) Tế bào sinh dưỡng của châu chấu đực.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 40: Cho các phát biểu sau về q trình phân bào ở ruồi giấm, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Trong kì trung gian của nguyên phân các NST giãn xoắn và tự nhân đôi thành NST kép.
(2) Ở kì sau của giảm phân II, mỗi NST kép trong cặp tương đồng phân li về một cực của tế bào.
(3) Ở kì sau của nguyên phân, mỗi NST kép tách thành 2 NST đơn và phân li đồng đều về 2 cực của tế
bào.
(4) Giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau là cơ chế làm tăng biến dị tổ hợp.
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 41: Cho biết 2 tế bào sau đang thực hiện quá trình phân bào bình thường. Các chữ cái kí hiệu cho các

nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, dự đoán nào sau đây đúng?

A. Đây là 2 tế bào cùng lồi, đang ở kì sau của ngun phân, bộ nhiễm sắc thể là 2n=8.
B. Khi kết thúc quá trình phân bào trên thì tế bào 1 tạo ra các tế bào lưỡng bội còn tế bào 2 tạo ra các tế
bào đơn bội.

Tai sach mien phi tai: sachmoi24h.com

Trang 7


C. Các tế bào con của tế bào 1 luôn giống nhau về di truyền, 2 tế bào con của tế bào 2 luôn khác nhau về
di truyền.
D. Hai tế bào này khác lồi, tế bào 1 đang ở kì sau giảm phân 2, tế bào 2 đang ở kì sau nguyên phân.
Câu 42: Hai loài cải bắp và cải củ đều có số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n=18, khi cho lai hai loài
này với nhau người ta có thể thu được con lai nhưng con lai thường bất thụ. Người ta có thể thu được con
lai hữu thụ bằng những cách nào sau đây?
(1) Tạo các cây cải củ và cải bắp tư bội (4n) bằng xử lí hạt với consisin, rồi cho lai giữa các cây tứ bội
này với nhau.
(2) Ni cấy hạt phấn và nỗn của hai loài này trong ống nghiệm rồi cho phát triển thành cây, sau đó cho
các cây này giao phấn với nhau.
(3) Xử lý trực tiếp hạt lai bất thụ với consisin để thu được hạt dị đa bội, rồi cho nảy mầm thành cây.
(4) Nuôi cấy mô của cây lai bất thụ rồi xử lí 5-brom uraxin để tạo tế bào dị đa bội, sau đó ni cấy các tế
bào này rồi cho chúng tái sinh thành các cây dị đa bội.
A. (1), (3).
B. (2), (3).
C. (1), (4).
D. (2), (4).
Câu 43: Hai loài cải bắp và cải củ đều có số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n=18, khi cho lai hai lồi
này với nhau người ta có thể thu được con lai nhưng con lai thường bất thụ. Người ta có thể thu được con

lai hữu thụ bằng những cách nào sau đây?
(1) Nuôi cấy mô của cây lai bất thụ rồi xử lí consisin để tạo tế bào dị đa bội, sau đó ni cấy các tế
bào này rồi cho chúng tái sinh thành các cây dị đa bội.
(2) Sử dụng kĩ thuật dung hợp tế bào trần để dung hợp hai tế bào sinh dưỡng của hai lồi này với nhau
và ni chúng thành cây dị đa bội hoàn chỉnh.
(3) Gây đột biến tạo ra giao tử lưỡng bội từ cây đơn bội rồi cho hạt phấn lưỡng bội của lồi này kết
hợp với nỗn lưỡng bội của loài kia tạo ra hợp tử dị đa bội phát triển thành cây.
(4) Sử dụng kĩ thuật dụng hợp tế bào trần để dung hợp hạt phấn và nỗn của hai lồi này với nhau, sau
đó dùng tia tử ngoại (UV) để gây đột biến đa bội tạo thành tế bào dị đa bội rồi cho phát triển thành
cây.
A. (1), (2), (3).
B. (1), (2), (4).
C. (2), (3), (4).
D. (1), (3), (4).
Câu 44: Ở chuột, alen A quy định di chuyển bình thường trội hồn tồn so với alen đột biến a quy định
chuột nhảy van, gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Khi lai dòng chuột thuần chủng có khả năng di
chuyển bình thường với dịng chuột nhảy van (P), ở F1 người ta thu được một con chuột nhảy van. Giả sử
chuột nhảy van được hình thành từ một trong hai cơ chế sau:
(1) Giao tử mang đột biến alen A thành alen a của dòng bình thường kết hợp với giao tử bình thường
mang alen a của dòng chuột nhảy van.
(2) Giao tử mang đột biến mất đoạn chứa alen A của dịng bình thường kết hợp với giao tử bình thường
mang alen a của dòng chuột nhảy van.
Bằng phương pháp nghiên cứu nào sau đây có thể phát hiện được cơ thể hình thành chuột nhảy van ở F1?
A. Thực hiện phép lai phân tích chuột nhảy van F1 và quan sát kiểu hình ở đời con.
B. Quan sát kiểu hình của tất cả các cá thể F1.
C. Thực hiện phép lai thuận nghịch ở P và quan sát kiểu hình ở đời con.
D. Làm tiêu bản tế bào học để quan sát bộ nhiễm sắc thể chuột nhảy van F1 dưới kính hiển vi.
Câu 45: Mèo bình thường có tai khơng cong. Tuy nhiên, ở một quần thể kích thước lớn người ta tìm thấy
một con mèo đực duy nhất có tính trạng tai cong rất đẹp. Con đực này được lai với 20 con cái từ cùng
quần thể. Sự phân ly kiểu hình ở đời con của mỗi phép lai này đều là 1 con đực tai cong: 1 con đực tai


Tai sach mien phi tai: sachmoi24h.com

Trang 8


bình thường : 1 con cái tai cong: 1 con cái tai bình thường. Biết tính trạng do một gen quy định và không
xảy ra đột biến nhiễm sắc thể. Có bao nhiêu phát biểu sau đây phù hợp với dữ liệu trên?
(1) Nhiều khả năng tính trạng tai cong là tính trạng trội và con đực tai cong là dị hợp tử.
(2) Sự xuất hiện con mèo tai cong đầu tiên trong quần thể có thể do di cư từ quần thể khác đến.
(3) Nhiều khả năng các con mèo cái trong quần thể đều có kiểu gen dị hợp.
(4) Cho các cá thể tai cong ở đời con giao phối với nhau và quan sát kiểu hình ở đời con, ta có thể xác
định chính xác tính trạng tai cong là trội hay lặn.
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Câu 46: Mèo bình thường có tai khơng cong. Tuy nhiên, ở một quần thể kích thước lớn người ta tìm thấy
một con mèo đực duy nhất có tính trạng tai cong rất đẹp. Con đực này được lai với 20 con cái từ cùng
quần thể. Sự phân ly kiểu hình ở đời con của mỗi con cái phép lai này đều là 1 con tai cong: 1 con tai bình
thường. Biết một gen quy định một tính trạng và khơng xảy ra đột biến nhiễm sắc thể. Trong các giả thiết
sau đây, những giả thiết nào có thể dùng để giải thích sự xuất hiện của con mèo đực tai cong trong quần
thể là phù hợp hơn cả?
(1) Sự xuất hiện con mèo tai cong trong quần thể có thể do đột biến gen lặn thành gen trội.
(2) Sự xuất hiện con mèo tai cong trong quần thể có thể do di cư từ quần thể khác đến.
(3) Sự xuất hiện của con mèo tai cong trong quần thể là do sự mềm dẻo kiểu hình.
(4) Sự xuất hiện con mèo tai cong trong quần thể có thể do đột biến gen trội thành gen lặn.
A. (1), (2).
B. (1), (3).
C. (2), (4).

D. (3), (4).
Câu 47: Một cơ thể thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n=10, cơ thể này chỉ có hai cặp alen dị hợp, hai gen
này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể. Giả sử khi giảm phân tạo giao tử, trong mỗi tế bào ở kì đầu giảm
phân I chỉ xảy ra trao đổi chéo ở nhiều nhất là một cặp nhiễm sắc thể và nếu có trao đổi chéo thì chỉ xảy
ra tại một điểm cố định trên mỗi cặp nhiễm sắc thể. Số loại giao tử tối đa có thể tạo ra từ cơ thể trên là:
A. 1024.
B. 128.
C. 256.
D. 4.
Câu 48: Một cơ thể thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n=14, cơ thể này dị hợp tử về tất cả các gen. Giả sử khi
giảm phân tạo giao tử, trong mỗi tế bào ở kì đầu giảm phân I chỉ xảy ra trao đổi chéo ở nhiều nhất là một
cặp nhiễm sắc thể và nếu có trao đổi chéo thì chỉ xảy ra tại một điểm cố định trên mỗi cặp nhiễm sắc thể.
Số loại giao tử tối đa có thể tạo ra từ cơ thể trên là:
A. 1024
B. 1792
C. 256
D. 896
AB
Câu 49: Một tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen
giảm phân bình thường, khơng có đột biến.
ab
Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
(1) Nếu khơng có trao đổi chéo thì sẽ tạo ra 2 loại giao tử.
(2) Nếu có trao đổi chéo giữa B và b thì sẽ tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ tùy vào tần số hoán vị gen.
(3) Nếu khơng có trao đổi chéo và khơng phân li ở giảm phân I thì sẽ tạo ra 3 loại giao tử.
(4) Khơng có trao đổi chéo và khơng phân li ở giảm phân II ở cả 2 tế bào con thì sẽ tạo ra 3 loại giao tử.
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2

III. HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: Chọn đáp án C
Phải xác định dạng đột biến, sau đó mới suy ra được đặc điểm của dạng đột biến đó.
- Muốn xác định đột biến thì phải so sánh trình tự gen trên NST lúc chưa đột biến với trình tự các gen
trên NST lúc đã đột biến. Ta thấy NST đột biến có thêm gen K ở đầu mút, trình tự các gen khác

Tai sach mien phi tai: sachmoi24h.com

Trang 9


không thay đổi so với ban đầu. Chứng tỏ đây là đột biến chuyển đoạn NST (chuyển đoạn nhỏ), đoạn
NST mang gen K đã được chuyển từ một NST khác tới. (chú ý khơng nhầm với đột biến gen, vì đột
biến gen chỉ làm biến đổi alen này thành alen khác chứ khơng làm thêm gen mới. Ví dụ đột biến kiểu
gen biến gen A thành a).
- Khi đã biết loại đột biến gì thì sẽ dễ dàng suy ra được đáp án đúng. Đột biến chuyển đoạn thì chỉ có
phương án C đúng (sử dụng đột biến chuyển đoạn để chuyển một gen mong muốn nào đó từ lồi này
sang lồi khác).
Câu 2: Chọn đáp án A
So sánh trình tự các gen của NST sau đột biến với trình tự các gen của NST trước đột biến thì thấy rằng
NST sau đột biến, đoạn NST mang 4 gen CDEG được đảo 1800→ đây là dạng đột biến đảo đoạn NST
nên sẽ không làm thay đổi thành phần và số lượng gen trên NST.
Câu 3: Chọn đáp án B
Điểm khác biệt căn bản nhất giữa các thể đột biến là bộ NST của nó. Chúng ta khơng thể dựa vào kiểu
hình hoặc dựa vào đặc điểm sinh sản để xác định lồi đột biến vì điều đó sẽ khơng chính xác.
- Đáp án A chưa đúng vì thể tam bội khơng có khả năng sinh sản hữu tính nhưng khơng có khả năng
sinh sản hữu tính thì chưa thể khẳng định là thể tam bội.
- Đáp án C sai ở chỗ, NST tồn tại thành từng bộ hai chiếc thì đó là thể lưỡng bội.
- Đáp án D sai ở chỗ, NST tồn tại thành từng bộ 3 chiếc có hình dạng khác nhau. Từng bộ ba chiếc là
đúng nhưng hình dạng của các NST trong mỗi bộ này là giống nhau vì nó tương đồng với nhau.

- Chỉ có đáp án B đúng.
Câu 4: Chọn đáp án C
Trong 4 thể đột biến nói trên, thì thể song nhị bội có bộ NST là số chẵn. Vì thể song nhị bội là cơ thể
mang bộ NST lưỡng bội của hai lồi nên là số chẵn.
- Lệch bội thể ba có bộ NST 2n+1, lệch bội thể một có bộ NST 2n-1, thể tam bội có bộ NST 3n nên số
NST trong tế bào sinh dưỡng luôn là số lẻ.
Câu 5: Chọn đáp án A
- Sự không phân li của một cặp NST ở một số tế bào sẽ tạo ra giao tử có n-1 nhiễm sắc thể và giao tử
n+1 nhiễm sắc thể. Ở các tế bào có các cặp NST phân li bình thường thì sẽ tạo ra giao tử có bộ NST
đơn bội (n). Vậy cơ thể này tạo ra 3 loại giao tử có số NST lần lượt là n, n-1, n+1.
- Ở cơ thể không bị đột biến thì sẽ tạo ra giao tử có số NST là n.
- Qua thụ tinh, giao tử n kết hợp với giao tử n tạo ra hợp tử 2n.
Giao tử n kết hợp với giao tử n-1 sẽ tạo ra hợp tử 2n-1.
Giao tử n kết hợp với giao tử n+1 sẽ tạo ra hợp tử 2n+1.
Vậy tạo ra 3 loại hợp tử có bộ NST là 2n ; 2n+1 ; 2n-1.
Câu 6: Chọn đáp án C
Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit là nguyên nhân dẫn tới phát sinh các biến dị, trong đó sự
tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit thuộc cùng một cặp NST sẽ dẫn tới các dạng:
- Nếu sự tiếp hợp giữa các crômatit cùng nguồn gốc và trao đổi đoạn tương đồng thì khơng làm phát
sinh biến dị, nếu trao đổi các đoạn khơng tương đồng thì sẽ dẫn tới đột biến mất đoạn và lặp đoạn.
- Nếu sự tiếp hợp giữa các crômatit khác nguồn gốc trong cặp tương đồng và trao đổi các đoạn tương
đồng với nhau thì sẽ dẫn tới hốn vị gen, nếu trao đổi các đoạn khơng tương đồng thì sẽ dẫn tới đột
biến lặp đoạn và mất đoạn.

Tai sach mien phi tai: sachmoi24h.com

Trang 10


Nếu sự tiếp hợp giữa các crômatit thuộc các NST khác nhau và trao đổi chéo thì sẽ dẫn tới đột biến

chuyển đoạn giữa các NST.
Câu 7: Chọn đáp án C
- Consisin ngăn cản sự hình thành thoi tơ vơ sắc nên khi khơng có thoi tơ vơ sắc thì NST khơng phân li
→ gây đột biến đa bội.
- Vì vậy muốn gây đột biến đa bội thì phải cho consisin tác động vào pha G2 của chu kì tế bào. Vì pha
G2 là giai đoạn sinh tổng hợp protein để hình thành thoi tơ vơ sắc.
Câu 8: Chọn đáp án B
- Thể dị đa bội được hình thành do q trình lai xa kèm theo đa bội hóa nên cơ thể dị đa bội có bộ NST
tồn tại theo từng cặp tương đồng, tế bào sinh dưỡng mang bộ NST lưỡng bội của hai lồi, có khả
năng sinh sản hữu tính bình thường, có hàm lượng ADN tăng lên so với dạng lưỡng bội bình thường.
- Thể tự đa bội được hình thành do quá trình tự đa bội nhờ nguyên phân hoặc nhờ giảm phân kết hợp
với thụ tinh. Thể tự đa bội gồm có tam bội (3n), tứ bội (4n),…Thể tự đa bội có bộ NST tồn tại theo
từng cặp tương đồng, có khả năng sinh sản hữu tính bình thường (đối với tứ bội), có hàm lượng ADN
tăng lên so với dạng lưỡng bội bình thường.
- Như vậy, đặc điểm chỉ có ở thể dị đa bội mà khơng có ở thể tự đa bội là tế bào sinh dưỡng mang bộ
NST lưỡng bội của hai loài khác nhau.
Câu 9: Chọn đáp án B
Bộ NST chỉ tồn tại theo cặp tương đồng đối với thể lưỡng bội, thể song nhị bội, thể không (2n-2). Các thể
đột biến như tam bội (3n), tứ bội (4n), thể bốn (2n+2), thể một (2n-1),…đều có NST khơng tồn tại thành
cặp tương đồng. Ví dụ thể tứ bội (4n) có NST là bộ 4 chiếc, thể tam bội (3n) có NST là bộ 3 chiếc,…
Câu 10: Chọn đáp án C
Trong các kết luận trên, kết luận C đúng còn các kết luận khác đều sai.
- Kết luận A sai ở chỗ: Các thể ba đều có bộ NST giống nhau (2n+1) nhưng kiểu hình của các thể ba
ln ln khác nhau do kiểu hình phụ thuộc vào kiểu gen, mà kiểu gen của các thể ba này không
giống nhau. Đột biến lệch bội ở các NST khác nhau thì số lượng gen được thay đổi khác nhau. (Ví dụ
thừa một NST số 1 sẽ có các gen khác với thừa 1 NST số 5).
- Kết luận B sai ở chỗ : Đột biến thể một kép có bộ NST là 2n-1-1 được sinh ra do sự kết hợp giữa giao
tử n-1 của bố với n-1 của mẹ. Như vậy đột biến phải xảy ra ở cả hai bên bố và mẹ thì mới phát sinh
dạng đột biến này. Đối với đột biến dạng thể một có bộ NST 2n-1 được sinh ra do sự kết hợp giữa
giao tử n-1 với giao tử n nên chỉ cần đột biến ở một bên bố hoặc mẹ thì sẽ phát sinh đột biến ở đời

con. Do vậy tần số xuất hiện đột biến thể một cao hơn rất nhiều lần so với tần số xuất hiện đột biến
thể một kép.
- Kết luận C đúng vì bộ NST của thể một kép là 2n-1-1, thể không là 2n-2, thể bốn là 2n+2, thể ba kép
là 2n+1+1. Các bộ NST này đều là số chẵn.
- Đột biến lệch bội được phát sinh do sự kết hợp giữa các giao tử đột biến nên nó xảy ra chủ yếu trong
giảm phân tạo giao tử. Do vậy đột biến được phát sinh trong sinh sản hữu tính là chủ yếu. Đáp án D
sai.
Câu 11: Chọn đáp án D
So sánh NST của thể đột biến với cơ thể trước khi đột biến ta thấy có thêm 2 NST mang gen B và gen E.
Như vậy thể đột biến có thêm 2 NST sắc thể khác nhau→ đây là dạng đột biến thể ba kép.
Câu 12: Chọn đáp án C
-

Tai sach mien phi tai: sachmoi24h.com

Trang 11


Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit là nguyên nhân dẫn tới phát sinh các biến dị, trong đó sự
tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit thuộc cùng một cặp NST sẽ dẫn tới các dạng:
- Nếu sự tiếp hợp giữa các crômatit cùng nguồn gốc và trao đổi đoạn tương đồng thì khơng làm phát
sinh biến dị, nếu trao đổi các đoạn không tương đồng thì sẽ dẫn tới đột biến mất đoạn và lặp đoạn.
- Nếu sự tiếp hợp giữa các crômatit khác nguồn gốc trong cặp tương đồng và trao đổi các đoạn tương
đồng với nhau thì sẽ dẫn tới hốn vị gen, nếu trao đổi các đoạn khơng tương đồng thì sẽ dẫn tới đột
biến lặp đoạn và mất đoạn.
- Nếu sự tiếp hợp giữa các crômatit thuộc các NST khác nhau và trao đổi chéo thì sẽ dẫn tới đột biến
chuyển đoạn giữa các NST.
Câu 13: Chọn đáp án A
Đơn vị cấu tạo nên NST là nuclêôxôm, mỗi nuclêôxôm gồm có lõi là 8 phân tử histon và được một đoạn
3

ADN chứa 146 cặp nucleotit quấn quanh 1 vòng. Giữa hai nuclêôxôm liên tiếp là một đoạn ADN và
4
một phân tử histon. Chuỗi nuclêơxơm tạo thành sợi cơ bản có đường kính 11nm, sợi cơ bản cuộn xoắn
bậc hai tạo thành sợi nhiễm sắc có đường kính 30nm, sợi nhiễm sắc lại được cuộn xoắn lần nữa tạo thành
sợi siêu xoắn có đường kính 300nm, cuối cùng sợi siêu xoắn được xoắn tiếp một lần nữa tạo thành
cromatit có đường kính 700nm. Ở kì giữa NST ở trạng thái kép gồm 2 cromatit nên đường kính của NST
có thể đạt tới 1400nm. Như vậy mức xoắn 3 có đường kính 300nm.
Câu 14: Chọn đáp án B
Trong 4 đáp án nêu trên thì đáp án B có nội dung khơng đúng vì: trong các dạng đột biến số lượng NST
thì chỉ có đột biến đa bội làm tăng hàm lượng ADN cịn đột biến lệch bội có thể làm giảm số lượng NST
nên làm giảm hàm lượng ADN.
Câu 15: Chọn đáp án B
Chỉ có đột biến mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn giữa 2 NST thì mới làm thay đổi độ dài của NST dẫn tới
làm thay đổi độ dài của ADN.
Đột biến như đảo đoạn không làm thay đổi độ dài của ADN.
Đột biến số lượng NST (lệch bội, đa bội) không liên quan đến cấu trúc của NST. Nên không làm thay đổi
độ dài của ADN.
Câu 16: Chọn đáp án C
Đột biến đảo đoạn làm cho một đoạn NST nào đó đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại nên vật chất di
truyền khơng mất mát do đó đột biến đảo đoạn không làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN.
Đảo đoạn làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST nên sự hoạt động của gen có thể bị thay đổi làm
cho một gen nào đó vốn đang hoạt động nay chuyển đến vị trí mới có thể khơng hoạt động hoặc giảm
mức độ hoạt động nên đột biến đảo đoạn có thể gây hại hoặc giảm khả năng sinh sản cho thể đột biến. Sự
sắp xếp lại các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa nên có thể dẫn
tới làm phát sinh lồi mới. Đột biến đảo đoạn có thể xảy ra ở cả động vật và thực vật.
Câu 17: Chọn đáp án B
Chỉ có đột biến mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn giữa 2 NST thì mới làm thay đổi độ dài của NST dẫn tới
làm thay đổi độ dài của ADN.
Đột biến như đảo đoạn không làm thay đổi độ dài của ADN.
Đột biến số lượng NST (lệch bội, đa bội) không liên quan đến cấu trúc của NST nên không làm thay đổi

độ dài của ADN.
Câu 18: Chọn đáp án C

Tai sach mien phi tai: sachmoi24h.com

Trang 12


-

Lồi thực vật này có 12 nhóm gen liên kết → bộ NST lưỡng bội của loài này là 2n=24. Tế bào thể
một của lồi này có số NST là 2n-1=23 NST.
Tế bào đang ở kì sau của nguyên phân có số NST gấp đơi lúc chưa phân bào

 Số NST của tế bào tại thời điểm này là 2.  2n  1  2.23  46 NST.

Câu 19: Chọn đáp án B
- Thể một kép có bộ NST là 2n-1-1=22.
- Ở kì sau của nguyên phân, mỗi NST kép đã tách nhau ra ở tâm động thành 2 NST đơn nên tế bào có
số NST gấp đơi lúc chưa phân bào (44 NST).
Câu 20: Chọn đáp án C
Chỉ có đột biến cấu trúc NST mới làm thay đổi số lượng gen trên NST (trừ đột biến đảo đoạn NST). Do
vậy chỉ có phương án C thỏa mãn.
Câu 21: Chọn đáp án D
- Bệnh nhân vừa bị hội chứng Đao vừa bị hội chứng Claiphenter có bộ NST là 2n+1+1=48 NST.
- Tế bào đang ở kì sau của giảm phân I nên lúc này NST đang ở trạng thái kép chứ chưa tách nhau ra
mà tiến về các cực của tế bào.
→ Số NST của tế bào tại thời điểm này là  2n  1  1  48 NST kép.
Câu 22: Chọn đáp án D
Kiểu hình của thể đột biến do kiểu gen quy định, các gen khác nhau biểu hiện kiểu hình khác nhau nên

trong 4 đáp án trên chỉ có đáp án D đúng. Các đáp án khác sai ở chỗ:
- Ở đáp án A : Nếu mất đoạn ở các vị trí khác nhau trên cùng một NST thì các đoạn bị mất chứa các
gen khác nhau nên biểu hiện kiểu hình khác nhau.
- Ở đáp án B : Mất đoạn ở các NST khác nhau sẽ chứa các gen bị mất khác nhau nên biểu hiện kiểu
hình khác nhau.
- Ở đáp án C : Mất đoạn NST có độ dài khác nhau trên cùng một NST thì số lượng gen bị mất cũng
khác nhau nên biểu hiện kiểu hình đột biến khác nhau.
Câu 23: Chọn đáp án B
Đột biến lệch bội không liên quan đến cấu trúc NST nên không làm thay đổi chiều dài cũng như hàm
lượng ADN trong nhân tế bào, không làm thay đổi thành phần, số lượng gen trên NST.
Đột biến lệch bội thường gặp ở thực vật và ít gặp ở động vật.
Đột biến lệch bội không làm biến đổi gen nên không làm xuất hiện alen mới và gen mới. Như vậy trong 6
đặc điểm trên thì chỉ có đặc điểm số (3) và số (4) là của đột biến lệch bội.
Câu 24: Chọn đáp án A
Đột biến mất đoạn là đột biến làm mất từng đoạn NST. Có thể mất đoạn đầu hay đoạn giữa của NST. Mất
đoạn làm giảm số lượng gen trên NST.
Câu 25: Chọn đáp án A
- Trong 4 phát biểu nói trên, chỉ có phát biểu A đúng.
- Phát biểu B sai. Vì NST khơng phải là vật chất di truyền ở cấp phân tử mà nó là vật chất di truyền ở
cấp tế bào.
- Phát biểu C sai. Vì thành phần hóa học chủ yếu của nhiễm sắc thể là ADN và protein chứ không phải
ARN và protein.
- Phát biểu D sai. Vì cấu trúc cuộn xoắn làm ngăn cản sự nhân đôi nhiễm sắc thể chứ không tạo điều
kiện cho sự nhân đôi của NST.

Tai sach mien phi tai: sachmoi24h.com

Trang 13



Câu 26: Chọn đáp án D
- Loại này có 8 nhóm gen liên kết  2n  16.
-

Thể ba có bộ NST 2n  1  16  1  17.

Khi tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân, mỗi tế bào có bộ NST 2n kép. Thể ba thì có bộ NST
2n  1  17 NST kép.
Câu 27: Chọn đáp án C
Câu 28: Chọn đáp án A
- Đảo đoạn NST làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể và có thể làm giảm khả năng
sinh sản của thể đột biến.
Câu 29: Chọn đáp án D
- Chỉ có phương án D đúng. Vì đối với đột biến chuyển đoạn trên một NST thì khơng làm thay đổi số
lượng và thành phần gen của một NST.
- Phương án A sai. Vì đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể xảy ra ở cả nhiễm sắc thể thường và ở
nhiễm sắc thể giới tính.
- Phương án B sai. Vì đột biến đảo đoạn chỉ xảy ra trong một NST nên khơng chuyển gen từ nhóm liên
kết này sang nhóm liên kết khác.
- Phương án C sai. Vì đột biến mất đoạn làm mất một số gen nên làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm
sắc thể.
Câu 30: Chọn đáp án D
Đột biến lặp đoạn làm cho hai alen của một gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể đơn.
Câu 31: Chọn đáp án A
Đột biến đảo đoạn và chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng và thành
phần gen trên một nhiễm sắc thể.
- Đột biến lặp đoạn làm tăng số lượng gen trên một NST.
- Đột biến mất đoạn làm giảm số lượng gen trên một NST.
Câu 32: Chọn đáp án A
Vì nịi 1 là nói gốc và đột biến phát sinh các nòi còn lại là do đột biến đảo đoạn cho nên thứ tự xuất hiện

là 1→3→4→2.
Câu 33: Chọn đáp án C
Khi xảy ra sự trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng thì sẽ
dẫn tới hiện tượng mất đoạn NST và lặp đoạn NST.
Câu 34: Chọn đáp án A
Đột biến lệch bội xảy ra ở cả nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính. Ví dụ ở người XO (hội
chứng Tơcnơ).
Câu 35: Chọn đáp án A
- Có 3 đặc điểm đúng là (1), (3), (4).
- Đặc điểm (2) sai. Vì ở thể song nhị bội, thì trong tế bào sinh dưỡng, các nhiễm sắc thể tồn tại thành
từng nhóm, mỗi nhóm gồm 2 nhiễm sắc thể tương đồng chứ không phải là 4 NST tương đồng.
Câu 36: Chọn đáp án
- Lồi này có 12 nhóm gen liên kết  2n  24.
→ Kí hiệu bộ NST của các thể đột biến nói trên là :
Thể đột biến số I có 48 NST = 4n.
-

Tai sach mien phi tai: sachmoi24h.com

Trang 14


Thể đột biến số II có 84 NST = 7n.
Thể đột biến số III có 72 NST = 6n
Thể đột biến số IV có 36 NST = 3n.
Thể đột biến số V có 60 NST = 5n.
Thể đột biến số VI có 108 NST = 9n.
→ Các thể đột biến đa bội chẵn là (I) và (III).
Câu 37: Chọn đáp án B
Vì con lai của 2 lồi A và B có bộ NST n của lồi A và n của lồi B nên khơng tồn tại thành cặp tương

đồng. Do đó cản trở trực tiếp hợp nên cản trở giảm phân tạo giao tử. Khơng có giao tử nên mất khả năng
sinh sản hữu tính.
Câu 38: Chọn đáp án D
- Khi khơng có hốn vị gen, mỗi tế bào sinh tinh giảm phân chỉ cho 2 loại giao tử. 3 tế bào giảm phân cho
6 loại giao tử → 6 tế bào này phải có 3 kiểu phân li NST khác nhau.
- 2 tế bào có kiểu gen AaBb giảm phân có 4 loại giao tử thì 4 loại đó có tỉ lệ là 1AB, 1ab, 1Ab, 1aB.
- 1 tế bào có kiểu gen AaBb giảm phân có cặp Aa không phân li sẽ tạo ra 2 loại giao tử là 1AaB, 1b
hoặc 1Aab, 1B.
Đối chiếu với các phương án của đề bài thì chỉ có phương án D đúng.
(có 6 loại giao tử là 1AaB :1b :1AB :1ab :1Ab :1aB).
Câu 39: Chọn đáp án C
Có 3 phương án đúng, đó là (1), (4), (5).
(5). Đúng. Vì châu chấu có 2n = 24. Ở châu chấu, con đực có nhiễm sắc thể giới tính XO nên bộ NST của
châu chấu đực = 23.
Câu 40: Chọn đáp án B
Có 3 phát biểu đúng, đó là (1), (3), (4).
(2) sai. Vì ở kì sau của giảm phân II, mỗi NST kép trong cặp tương đồng phân li thành 2 NST đơn, mỗi
NST đơn đi về một cực của tế bào.
Câu 41: Chọn đáp án D
- Dựa vào kí hiệu của gen, cho phép suy ra khi kết thúc phân bào thì tế bào 1 sẽ tạo ra 2 tế bào con có
bộ NST đơn bội (ABcD) ; Tế bào 2 sẽ tạo ra 2 tế bào con có bộ NST lưỡng bội (AaBb).
- A sai. Vì hai tế bào này có bộ NST được kí hiệu khác nhau cho nên chúng khơng thể cùng lồi.
- C sai. Vì tế bào 2 đang nguyên phân cho nên 2 tế bào con sẽ có kiểu gen giống nhau.
Câu 42: Chọn đáp án A
Câu 43: Chọn đáp án A
Câu 44: Chọn đáp án D
Vì trong 4 phương pháp mà bài tốn đưa ra thì chỉ có phương pháp làm tiêu bản tế bào học để quan sát bộ
nhiễm sắc thể F1 thì sẽ phân biệt được đột biến mất đoạn NST với đột biến gen. Nếu đột biến mất đoạn
NST thì sẽ làm thay đổi độ dài của đoạn NST bị mất. Nếu đột biến gen thì khơng làm thay đổi độ dài của
NST.

Câu 45: Chọn đáp án A
Có 3 kết luận đúng, đó là (1), (2), (4).
(1) Đúng. Vì nếu là đột biến lặn thì thể đột biến có kiểu gen aa, khi lai với các cá thể không đột biến (A-)
sẽ cho ra đời con với tỉ lệ kiểu hình là 100% bình thường hoặc 1 bình thường : 1 đột biến.

Tai sach mien phi tai: sachmoi24h.com

Trang 15


(2) Đúng. Vì tai cong có thể do di cư từ quần thể khác tới.
(3) Sai. Vì ở một quần thể bất kì thì các cá thể có kiểu hình kiểu hoang dại thường mang gen đồng hợp.
(4) Đúng. Vì khi cho lai đến đời F2 sẽ có sự phân li kiểu hình và kết quả sẽ chính xác hơn.
Câu 46: Chọn đáp án A
(1) và (2) đúng.
(3) Sai. Vì nếu thường biến (mềm dẻo kiểu hình) thì tất cả các cá thể đều mềm dẻo kiểu hình chứ khơng
thể chỉ xuất hiện ở 1 cá thể riêng lẻ.
(4) Sai. Vì nếu là đột biến lặn thì mèo tai cong có kiểu gen aa. Khi đó mèo aa lai với các mèo bình thường
(A-) thì đời con sẽ có kiểu hình là 100% bình thường hoặc 50% bình thường và 50% tai cong.
Câu 47: Chọn đáp án D
Cơ thể này có 2 cặp gen dị hợp, cho nên tối đa chỉ tạo ra 4 loại giao tử.
Câu 48: Chọn đáp án B
- Trên mỗi cặp NST, nếu khơng có trao đổi chéo thì tạo ra 2 loại giao tử, nếu chỉ có trao đổi chéo tại 1
điểm thì sẽ tạo ra 4 loại giao tử.
- Lồi này có 2n=14, gồm có 7 cặp NST.
- Do đó ở những tế bào chỉ có trao đổi chéo 1 điểm xác định tại cặp số 1 thì sẽ có số loại giao tử
-

= 4 x 2 x 2 x 2 x 2 x 2 x 2 = 28 .
Có 7 cặp NST, cho nên sẽ có 7 trường hợp (trao đổi chéo 1 điểm tại cặp 1; trao đổi chéo 1 điểm tại

cặp 2, trao đổi chéo 1 điểm tại cặp 3,… trao đổi chéo 1 điểm tại cặp 7).

→ Số loại giao tử tối đa có thể tạo ra từ cơ thể trên là  7x28  1792.
Câu 49: Chọn đáp án D
- (1), (4) đúng.
- (2) sai. Vì khi có trao đổi chéo thì sẽ tạo ra 4 loại giao tử nhưng tỉ lệ các loại giao tử luôn bằng nhau.
-

(3) sai. Vì nếu khơng có trao đổi chéo và khơng phân li ở giảm phân I thì sẽ tạo ra 1 loại giao tử là
AB
ab

Tai sach mien phi tai: sachmoi24h.com

Trang 16



×