Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Khóa luận Hoàn thiện mô hình hoạt động của Đài truyền thanh huyện Mê Linh”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1018.01 KB, 108 trang )

1

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bộ máy nhân lực Đài truyền thanh huyện...........................................20
Bảng 1.2: Danh mục, chất lượng trang thiết bị, kỹ thuật của Đài truyền thanh
huyện Mê Linh....................................................................................................25
Bảng 1.3: Tổng hợp danh mục, chất lượng trang thiết bị kỹ thuật Đài truyền
thanh 18 xã, thị trấn huyện Mê Linh trước tháng 9/2015....................................27
Bảng 2.1. Đánh giá của công chúng về chất lượng chương trình truyền thanh của
đài huyện Mê Linh...............................................................................................59
Bảng 2.2. Các chuyên mục, tiết mục được công chúng yêu thíchtrên Đài truyền
thanh cấp huyện...................................................................................................61
Bảng 2.3. Đánh giá của công chúng về sự hạn chế của nội dung chương trình
truyền thanh huyện..............................................................................................65
Bảng 2.4. Đánh giá của cơng chúng về sự hạn chế trong hình thức tuyên truyền
của Đài truyền thanh huyện Mê Linh..................................................................68


2

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu 2.1.
Bảng 2.4.

Kết quả trưng cầu ý kiến về chất lượng thể hiện
chương trình của phát thanh viên
Ý kiến thính giả về sự cần thiết của hệ thống đài
truyền thanh huyện Mê Linh

52


63


3

MỤC LỤC
Tran
g


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Hà Nội là Thủ đơ, là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm
lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Sau
thời điểm mở rộng địa giới hành chính tháng 8/2008, Hà Nội có dân số hơn 7
triệu người, diện tích trên 3.300km2, gồm 29 đơn vị hành chính (10 quận, 1 thị
xã, 18 huyện) và 577 phường, xã, thị trấn; đứng thứ hai về dân số và đứng đầu cả
nước về diện tích, là một trong 17 thủ đơ có diện tích lớn nhất thế giới. Mặc dù
giữ vị trí trung tâm, đầu não của cả nước, nhưng bên cạnh các khu phố cổ, các
khu vực đô thị phát triển hiện đại, Hà Nội cịn có diện tích lớn là nơng thơn, đồi
và núi cao; ngồi 41,2% dân cư thành thị, Hà Nội có 58,1% dân định cư ở nơng
thơn và có 0,9% dân cư là đồng bào các dân tộc: Dao, Mường, Tày. Trình độ dân
trí, khả năng thu nhập, truyền thống văn hóa, tâm lý, thói quen sinh hoạt ở các
khu vực trên địa bàn thành phố có sự cách biệt khá lớn và mang tính đặc thù rõ
nét. Bên cạnh đó, ở mỗi đơn vị hành chính quận, huyện, thị xã, việc thực hiện
các nhiệm vụ chính trị lại mang tính khác biệt và trong điều kiện, hoàn cảnh cụ
thể khác nhau, do vậy hệ thống thông tin đại chúng địa phương, nhất là hệ thống
đài phát thanh, truyền thanh quận, huyện, thị xã (gọi chung là đài truyền thanh
cấp huyện) ln khẳng định vai trị chủ đạo và là phương tiện hữu hiệu không

thể thiếu trong cơng tác tun truyền.
Với vai trị là phương tiện truyền thơng gần cơ sở, có thế mạnh là thơng tin
sát thực, trực tiếp, cụ thể, là kênh phản hồi nhanh, hiệu quả những tâm tư, suy
nghĩ cũng như hành động của người dân, hệ thống đài cấp huyện đã đóng vai trị
quan trọng trong việc tun truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng,
Nhà nước; các hoạt động chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương; trở thành


2
kênh thông tin hai chiều, làm cầu nối giữa Đảng bộ, chính quyền địa phương với
đơng đảo tầng lớp nhân dân. Hệ thống các đài truyền thanh cấp huyện đã góp
phần đáng kể vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, an
ninh quốc phịng ở các địa phương và góp phần vào kết quả chung của toàn
thành phố. Mặc dù chưa phải là một cơ quan báo chí chính thức, nhưng hoạt
động của đài cấp huyện trên địa bàn Hà Nội đã mang tính chất của một cơ quan
báo chí, chấp hành đúng các quy định của Luật báo chí, có đủ các thiết bị kỹ
thuật và đủ khả năng thực hiện chương trình của một đài địa phương.
Tuy nhiên, thực tế lâu nay cũng cho thấy hoạt động của hệ thống đài cấp
huyện còn nhiều bất cập. Chất lượng nội dung chương trình chưa phong phú, hấp
dẫn, thiếu tính phát hiện, tính phản biện; hình thức thể hiện chậm đổi mới so với
sự phát triển của phát thanh hiện đại; phương thức truyền tải thông qua hệ thống
loa công cộng cũng bộc lộ nhiều hạn chế khi q trình đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ.
Mặt khác, với hơn 300 cơ quan báo chí, phát thanh - truyền hình, hơn 230 báo
điện tử, trang điện tử tổng hợp của Trung ương đóng trên địa bàn và có 19 cơ quan
báo, đài, tạp chí, 15 trang tin do thành phố trực tiếp quản lý; hệ thống truyền thanh
cấp huyện đang hoạt động trong một môi trường thơng tin dày đặc, dồi dào; vì vậy
mà ở một số nơi, hoạt động của đài cấp huyện rơi vào thế yếu, mờ nhạt khi không
xác định rõ cách thức hoạt động và hướng phát triển phù hợp. Bên cạnh đó, do
chưa có những cơ sở pháp lý cụ thể quy định về mơ hình tổ chức bộ máy và chưa
có chính sách thống nhất về kinh phí, chế độ nhuận bút, đầu tư trang thiết bị kỹ

thuật…. nên hoạt động của đài truyền thanh cấp huyện trên địa bàn Hà Nội cịn
gặp nhiều khó khăn.
Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã xác định
giai đoạn 2010-2015, cần “chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ
chức năng thơng tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện


3
thơng tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước” [25, tr.225], “Rà soát,
sắp xếp hợp lý mạng lưới báo chí, xuất bản trong cả nước theo hướng tăng
cường hiệu quả hoạt động, đồng thời đổi mới mơ hình, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật
chất kỹ thuật theo hướng hiện đại” [25, tr.226]. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa
X) về Cơng tác tư tưởng, lý luận, báo chí trước yêu cầu mới cũng chỉ rõ:
“Báo chí phải nắm vững và tuyên truyền sâu rộng, kịp thời, có hiệu quả
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bám sát
nhiệm vụ công tác tư tưởng, tích cực tuyên truyền, cổ vũ thành tựu của công
cuộc đổi mới. Coi trọng đúng mức việc phát hiện, biểu dương các nhân tố mới,
điển hình tiên tiến; tích cực đấu tranh, góp phần ngăn chặn và từng bước đẩy lùi
tham nhũng, lãng phí, quan liêu, các tiêu cực và tệ nạn xã hội; phản bác có hiệu
quả những thông tin, quan điểm sai trái, phản động, thù địch, bảo vệ vững chắc
trận địa tư tưởng của Đảng” [26, tr.49].
Đây là những định hướng cơ bản của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy
tính tích cực của báo chí, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và góp phần
khắc phục triệt để những tồn tại, hạn chế của nền báo chí nói chung, trong đó có
hệ thống đài truyền thanh cấp huyện.
Thực hiện chủ trương, định hướng nêu trên, thành phố Hà Nội đang tiến
hành rà soát và xây dựng các đề án quản lý hoạt động báo chí, nhằm quy hoạch,
sắp xếp lại hệ thống các cơ quan báo chí trên địa bàn (bao gồm cả hệ thống phát
thanh- truyền thanh cấp huyện và cấp xã) theo phương châm phát triển đi đôi với
quản lý tốt, đảm bảo các cơ quan báo chí thực sự là cơng cụ tun truyền của cấp

ủy Đảng, chính quyền từ thành phố đến cơ sở; góp phần thúc đẩy các hoạt động
chính trị kinh tế, văn hóa xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an tồn xã
hội.


4
Với mục đích góp phần đánh giá rõ hơn chất lượng hoạt động của hệ thống
đài truyền thanh cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội; mức độ cần thiết để
duy trì sự tồn tại của hệ thống này trong thời gian tới và đề xuất mơ hình, giải
pháp hoạt động phù hợp nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của cơng tác thơng tin
tun truyền trong tình hình mới và nhu cầu ngày càng cao của thính giả; tơi đã
chọn đề tài “Hồn thiện mơ hình hoạt động của Đài truyền thanh huyện Mê
Linh” để làm khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành Báo phát thanh - truyền hình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hệ thống phát thanh, truyền thanh các địa phương luôn là một bộ phận hữu
cơ trong hệ thống chính trị ở nước ta, là lực lượng quan trọng trong binh chủng
thông tin truyền thơng của Đảng và Nhà nước nên đã có nhiều đề tài nghiên cứu
đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản và các vấn đề đặt ra trong thực tiễn.
Đáng chú ý có các giáo trình giảng dạy nghiên cứu như: Báo chí những vấn đề lý
luận và thực tiễn do Hà Minh Đức chủ biên (NXB Đại học quốc gia Hà Nội,
1997); Báo phát thanh do các tác giả của Khoa Báo chí, Phân viện Báo chí Tun truyền và Đài Tiếng nói Việt Nam biên soạn (NXB Văn hóa - thơng tin,
2002); Những vấn đề của báo chí hiện đại của TS. Hồng Đình Cúc - TS. Đức
Dũng (NXB Lý luận chính trị, 2007); Báo chí và đào tạo báo chí của PGS, TS
Đức Dũng (NXB Thông tấn, 2010). Các tác phẩm này đề cập đến vai trị, chức
năng của báo chí địa phương, khẳng định tính hiệu quả và một số mặt hạn chế
trong cơng tác tun truyền của hệ thống báo chí địa phương nói chung và những
vấn đề của hệ thống truyền thanh cấp huyện nói riêng.
Nghiên cứu về hoạt động của Đài cấp huyện, năm 2009 có hai bản luận văn
Thạc sỹ Truyền thơng đại chúng, chun ngành Báo chí học đều thực hiện tại
Học viện Báo chí và tuyên truyền, đó là luận văn của Nguyễn Trường Chinh có

tiêu đề Hoạt động của đài cấp huyện, thị ở Hịa Bình, Sơn La, Điện Biên và luận


5
văn của Lâm Thị Thu Hồng có tiêu đề Nâng cao chất lượng hoạt động truyền
thanh cấp huyện, thị các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Hai bản luận văn này đều
khảo sát và đánh giá toàn diện hoạt động của hệ thống đài cấp huyện cả về tổ
chức bộ máy - nhân sự, hiện trạng cơ sở vật chất - kỹ thuật và chất lượng nội
dung, hình thức chương trình. Bản luận văn của tác giả Nguyễn Trường Chinh có
thêm phần lịch sử hình thành phát triển, hoạt động tài chính - quảng cáo; luận
văn của tác giả Lâm Thị Thu Hồng có thêm phần cơng chúng, đối tượng phục vụ,
trong phần đề xuất, khuyến nghị tác giả đã tách riêng nhóm giải pháp chung về
lãnh đạo, quản lý, cơ chế, chính sách và nhóm các giải pháp cụ thể xuất phát từ
chính những nhược điểm của hệ thống đài cấp huyện.
Nghiên cứu về hoạt động của hệ thống báo chí trên địa bàn Hà Nội có luận
văn thạc sỹ báo chí của Chữ Phùng Lệ Giang (Học viện Báo chí và tuyên truyền
- 2006) với đề tài Thực trạng và một số giải pháp phát triển hệ thống báo chí Hà
Nội; luận văn Thạc sỹ Báo chí học của Dương Như Ý (Học viện Báo chí và
tuyên truyền – 2015) với đề tài Hệ thống Đài truyền thanh phường ở Hà Nội
hiện nay - thực trạng và kiến nghị.
Có thể khẳng định chưa có nghiên cứu nào đề cập một cách tồn diện,
khách quan, cụ thể về mơ hình hoạt động cụ thể của một hệ thống đài truyền
thanh cấp huyện trên địa bàn Hà Nội, do đó đề tài “Hồn thiện mơ hình hoạt
động của Đài truyền thanh huyện Mê Linh” là một đề tài mới, khơng có sự
trùng lặp với các cơng trình đã cơng bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của khố luận này là nhằm làm sáng tỏ thực trạng mơ hình tổ
chức hoạt động của hệ thống đài truyền thanh huyện Mê Linh trên địa bàn Hà
Nội, thơng qua đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt
động, trọng tâm là chất lượng nội dung, hình thức thể hiện và tìm kiếm một



6
phương thức truyền tải phù hợp, một phương thức hoạt động mới trong điều kiện
thông tin bùng nổ, khoa học cơng nghệ phát triển vượt bậc, q trình đơ thị hóa
diễn ra mạnh mẽ và nhu cầu tiếp nhận thơng tin của cơng chúng có nhiều thay
đổi.
Để thực hiện được mục đích nêu trên, tác giả khố luận phải thực hiện các
nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu lý luận báo chí, truyền thơng và các văn bản, tài liệu liên
quan để trang bị kiến thức lý luận cần thiết làm cơ sở khoa học cho việc khảo sát,
đánh giá thực tiễn.
- Tìm hiểu tồn diện thực trạng hoạt động hệ thống đài truyền thanh huyện
Mê Linh và Đài truyền thanh 18 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mê Linh; đánh
giá rõ vai trị, ý nghĩa và những đóng góp cụ thể trong việc thực hiện các nhiệm
vụ chính trị, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng trên địa bàn huyện; đồng
thời chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, khó khăn và bất cập trong q trình hoạt động
của Đài.
- Xác định bối cảnh, điều kiện khách quan và những u cầu địi hỏi phải
đổi mới mơ hình thơng tin của đài huyện Mê Linhvà các đài cấp xã của huyện
trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài.
- Đề xuất giải pháp nhằm cải tiến chất lượng nội dung, hình thức chương
trình, phương thức truyền tải và các yếu tố liên quan đến cơ chế lãnh đạo, quản
lý, công tác tổ chức bộ máy, nhân sự, cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động, góp
phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đài truyền thanh huyện Mê
Linh cùng các đài xã trong hệ thống các cơ quan thơng tin, báo chí trên địa bàn
huyện.


7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mơ hình tổ chức và phương thức hoạt
động của đài truyền thanh huyện Mê Linh. Phạm vi nghiên cứu là đài truyền
thanh các xã trên địa bàn huyện.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên nền tảng lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chính sách cơ bản của Đảng
và Nhà nước về công tác báo chí, truyền thơng và lý thuyết về báo phát thanh.
Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài này, tác giả đã
sử dụng tổng hợp một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng để hệ
thống những vấn đề lý luận, quan điểm chỉ đạo, định hướng phát triển và những
tư liệu có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân tích: Được sử dụng để tìm hiểu,
xác định diện mạo hoạt động chung của đài, đánh giá cụ thể chất lượng nội dung
thơng tin, hình thức thể hiện và mức độ phù hợp của phương tiện truyền tải đối
với công chúng.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu lãnh đạo cơ quan quản lý
Nhà nước, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương và lãnh đạo đài cấp huyện,
cấp xã.
- Phương pháp bảng hỏi: Phát 500 phiếu đối với đối tượng là cơng chúng.
Ngồi các phương pháp nêu trên, khóa luận cịn sử dụng các kỹ năng tổng
hợp, so sánh, suy luận, diễn giải để tiến hành thực hiện các mục tiêu nghiên cứu
của đề tài và các phương pháp, kỹ năng này đều đóng góp tích cực vào kết quả
của bản khóa luận tốt nghiệp.


8
6. Những đóng góp mới của khóa luận
- Là đề tài đầu tiên khảo sát một cách có hệ thống và tồn diện, góp phần

đánh giá khách quan về mơ hình tổ chức, thực trạng hoạt động, vai trị, vị trí của
đài truyền thanh huyện Mê Linh trong giai đoạn hiện nay.
- Đề xuất những giải pháp có tính khả thi để có thể áp dụng nhằm đổi mới,
nâng cao chất lượng nội dung, hình thức thể hiện và phương thức truyền tải của
hệ thống đài truyền thanh huyện Mê Linh trong thời gian tới.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận
Khoá luận xác định cơ sở lý luận nền tảng, điều kiện khách quan và yêu
cầu bắt buộc phải đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống đài truyền thanh
huyện Mê Linh, nhằm thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ được giao và
đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của hệ thống báo chí trên địa bàn
huyện Mê Linh.
Ý nghĩa thực tiễn
- Khoá luận cung cấp những dữ liệu xác thực, cụ thể về hoạt động toàn diện
của đài truyền thanh huyện Mê Linh, các đài truyền thanh cấp xã trên địa bàn
huyện giúp lãnh đạo, cán bộ các đài có dịp hệ thống lại tồn bộ hoạt động của
đơn vị mình, từ đó có những chủ trương, giải pháp cải tiến, đổi mới cho phù hợp
với yêu cầu phát triển của thực tế.
- Những giải pháp mà khố luận đưa ra có thể dùng làm tài liệu tham khảo
để các cơ quan quản lý Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các địa phương hoạch
định các cơ chế, chính sách, mơ hình tổ chức, quản lý, vận hành để phát huy hiệu
quả hoạt động của hệ thống đài huyện và đài cấp xã trên địa bàn.
- Trong quá trình thực hiện đề tài này, bản thân tác giả cũng có dịp nhận
thức sâu sắc hơn những vấn đề lý luận, bổ sung các kiến thức thực tiễn để góp
phần đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác thơng tin tun truyền tại
đơn vị mình.


9
Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ DIỆN MẠO CƠ BẢN CỦA
HỆ THỐNG ĐÀI TRUYỀN THANH HUYỆN MÊ LINH
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Đài truyền thanh
Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước công nông đầu
tiên ở Đông Nam châu Á được thành lập, ngày 7 tháng 9 năm 1945, Đài Tiếng
nói Việt Nam ra đời đã đánh dấu sự có mặt của loại hình báo chí mới ở nước ta “báo nói”. 11 năm sau đó, dưới sự giúp đỡ trực tiếp của Liên Xô (cũ), nước ta
bắt đầu xây dựng các Đài Phát thanh cấp tỉnh và đến những năm 60 của thế kỷ
XX, hệ thống đài huyện ở nước ta từng bước được tăng cường về số lượng. 67
năm sau ngày thành lập, đến nay hệ thống phát thanh bốn cấp, từ trung ương đến
địa phương đã phát triển rộng khắp; bên cạnh Đài phát thanh quốc gia (Đài
Tiếng nói Việt Nam), cả nước có 64 Đài Phát thanh, Đài Phát thanh - truyền hình
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hơn 600 đài phát thanh, truyền thanh,
truyền hình quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và hàng nghìn Đài
truyền thanh xã, phường, thị trấn.
Thuật ngữ “truyền thanh cấp huyện” là một thuật ngữ đã được sử dụng
phổ biến trong lý luận chuyên ngành phát thanh ở nước ta. Theo các tác giả của
cuốn Báo phát thanh, Lý luận Báo phát thanh, Những vấn đề của báo chí hiện
đại thì đây là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ một cấp trong hệ thống phát
thanh - truyền thanh bốn cấp: cấp trung ương; cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương; cấp huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh và cấp xã, phường, thị trấn.
Là một cấp trong hệ thống phát thanh - truyền thanh nên hoạt động của đài
truyền thanh cấp huyện hoàn toàn chịu sự chi phối, quy định và thể hiện những


10
đặc trưng cơ bản của “báo nói”. Theo PGS, TS Đức Dũng, tác giả của cuốn Lý
luận Báo phát thanh thì trong tương quan so sánh với các loại hình báo chí khác,
báo phát thanh có những đặc trưng cơ bản là:
Tỏa sóng rộng khắp: Sóng phát thanh là sóng điện từ, có diện phủ sóng trên

phạm vi rộng lớn với tốc độ tương đương tốc độ của ánh sáng (xấp xỉ 300.000
km/s), nên phát thanh khơng có giới hạn về khoảng cách và mang tính xã hội hóa
rất cao.
Thơng tin nhanh, tiếp nhận đồng thời: Thông tin được truyền qua sóng điện
từ và hệ thống truyền thanh có thể rút ngắn mọi khoảng cách ở phạm vi toàn cầu.
Trong một số trường hợp như tường thuật trực tiếp, cầu truyền thanh… phát thanh
có thể ngay lập tức thơng báo cho cơng chúng biết được về sự kiện ở chính cái
thời điểm mà nó đang được thơng tin. Vì thế mà hàng triệu thính giả phát thanh
đồng thời được lắng nghe thông tin ở cùng một thời điểm.
Thông tin phụ thuộc vào quy luật thời gian: Thính giả phát thanh bị phụ
thuộc hồn tồn vào quy luật của q trình thơng tin qua radio. Họ phải nghe
chương trình tuần tự từ đầu đến cuối một cách hoàn toàn bị động.
Sống động, riêng tư, thân mật: Công chúng được nghe thông tin qua giọng
đọc, gắn liền với những yếu tố của kỹ năng nói như: Cao độ, cường độ, tiết tấu,
ngữ điệu; do đó nó tạo nên tính chất sống động, hấp dẫn và lơi kéo thính giả đến
với chương trình. Mặc dù mỗi chương trình phát thanh đều hướng tới số đơng
cơng chúng, nhưng mỗi thính giả lại chỉ lắng nghe radio với tư cách cá nhân, nên
đòi hỏi những người thực hiện chương trình phát thanh phải lựa chọn cách nói
sao cho thật riêng tư, thân mật như đang nói trực tiếp với từng người.
Sử dụng âm thanh tổng hợp, bao gồm: Lời nói, tiếng động và âm nhạc. Công
chúng của báo phát thanh rộng lớn, đa dạng và khơng phân biệt trình độ học vấn.
Mọi đối tượng, chỉ trừ người bị điếc, đều có thể tiếp nhận thơng tin qua radio.


11
Với kênh tác động là tai nghe nên bên cạnh việc truyền tải thơng tin bằng lời
nói, những người thực hiện chương trình phát thanh nếu sử dụng hợp lý âm
nhạc, tiếng động sẽ luôn tạo được sự hưng phấn, thích thú cho người nghe.
Đặc trưng cơ bản, đồng thời cũng là phương thức tác động duy nhất của
báo phát thanh là sử dụng âm thanh tổng hợp (bao gồm: lời nói, tiếng động, âm

nhạc) tác động vào thính giác của đối tượng tiếp nhận [14, tr.47].
Lời nói chiếm một tỷ lệ lớn trong âm thanh tổng hợp, là dạng ký hiệu đặc trưng
nhất tạo ra sự khác biệt cơ bản giữa báo phát thanh với các loại hình báo chí
khác. Lời nói trong báo phát thanh được thể hiện bằng nhiều đối tượng khác
nhau: Phát thanh viên, phóng viên, các nhân chứng. Việc huy động các nhân
chứng trực tiếp tham gia cung cấp thông tin cùng với tác giả sẽ tạo ra tính khách
quan, xác thực, sinh động cho tác phẩm. Xu hướng chung của phát thanh hiện
nay là tăng cường các hình thức đối thoại để hạn chế tối đa sự nhàm chán, tẻ nhạt
của lối nói độc thoại đơn điệu.
Tiếng động là những âm thanh của cuộc sống được thu giữ và được phát ra
trong các chương trình phát thanh. Có hai dạng cơ bản là tiếng động tự nhiên và
tiếng động nhân tạo. Tiếng động góp phần tạo nên hơi thở và nhịp điệu của cuộc
sống, làm tăng tính chân thực của thơng tin, giúp người nghe xác định được khơng
gian, thời gian và hình dung ra bối cảnh của vấn đề, sự kiện.
Âm nhạc trong các chương trình phát thanh khơng chỉ có chức năng giải
trí đơn thuần mà cịn có thể tạo ra nội dung và khơng khí thơng tin. Âm nhạc trên
sóng phát thanh có thể chia thành hai dạng thức: Chương trình âm nhạc độc lập
chỉ phát sóng một loại nhất định và âm nhạc như một yếu tố phụ trợ. Trong dạng
thức thứ hai chứa đựng một số dạng như: nhạc hiệu, nhạc chuyên mục, nhạc cắt,
nhạc nền, nhạc minh họa… Việc sử dụng hài hòa, hợp lý âm nhạc trong chương
trình phát thanh sẽ tạo ấn tượng, sức hấp dẫn và lơi cuốn đối với thính giả.


12
Như vậy có thể khẳng định: lời nói sinh động, âm nhạc chọn lọc và tiếng
động phong phú là những phương tiện cơ bản, đồng thời cũng là thế mạnh đặc
trưng để tạo nên sự khác biệt của báo phát thanh so với các loại hình báo chí
khác. Khai thác hiệu quả những yếu tố này sẽ thực sự tạo nên những chương
trình phát thanh chân thực, sinh động, gần gũi và tạo bản sắc, dấu ấn riêng của
từng chương trình cũng như của từng đài phát thanh, truyền thanh, đặc biệt là hệ

thống đài truyền thanh cấp huyện.
1.1.2. Tổ chức, phương thức hoạt động
Tổ chức có nghĩa là quá trình sắp xếp và bố trí các cơng việc, giao quyền
hạn và phân phối các nguồn lực của tổ chức sao cho chúng đóng góp một cách
tích cực và có hiệu quả vào mục tiêu chung của đơn vị. Tổ chức về cơ cấu bộ
máy của đài truyền thanh là việc phân chia hệ thống quản lý thành các tổ trong
đài và xác định các mối quan hệ giữa các tổ đó với nhau tức là xác định chức
năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các tổ trong đài và lựa chọn, bố trí cán bộ vào
các cương vị phụ trách các bộ phận đó.
Phương thức hoạt động của đài truyền thanh được hiểu là cách thức,
phương pháp tiến hành các nhiệm vụ của đài. Nhiệm vụ chủ yếu chính là công
tác thông tin, tuyên truyền, bao gồm cả nội dung thơng tin, hình thức thể hiện
thơng tin và phương thức truyền tải thơng tin.
Tên đề tài của bản khố luận là “Hồn thiện mơ hình hoạt động của Đài
truyền thanh huyện Mê Linh”, như vậy có thể hiểu mục đích của khoá luận là
đề xuất một số thay đổi về tổ chức, phương pháp hoạt động, trong đó tập trung
thay đổi về nội dung thơng tin, hình thức thể hiện, phương tiện truyền tải để hệ
thống đài truyền thanh huyện Mê Linh thực sự là tiếng nói của Đảng bộ và nhân
dân huyện Mê Linh.


13
1.2. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của đài truyền thanh cấp huyện
Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, sau khi thành lập, hệ thống đài
truyền thanh cấp huyện đã nhanh chóng được tăng cường về số lượng và nâng
cao dần chất lượng. Theo cuốn Những vấn đề của báo chí hiện đại thì nhiệm vụ
chính của các đài huyện trong giai đoạn này là tiếp sóng đài Trung ương, đài tỉnh
và tự xây dựng các bản tin, các chương trình phát thanh để phản ánh về cơng
việc của hợp tác xã; cổ vũ những phong trào thi đua lao động và phê phán thói
lãng phí, quan liêu trong quản lý tài sản tập thể….Do số lượng các loại báo, tạp

chí của nước ta thời kỳ này ít nên vị trí, vai trị của các đài huyện rất quan trọng.
Trên cơ sở sự phát triển của đài huyện nên đến những thập niên cuối của thế kỷ
XX, hàng loạt các đài truyền thanh cấp xã đã ra đời.
Là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống báo chí chính trị của nước ta, hệ
thống đài truyền thanh cấp huyện và cấp xã đã phát huy vai trị khơng thể thiếu
trong việc tuyên truyền các nhiệm vụ của địa phương, đặc biệt là ở những khu
vực nông thôn, miền núi, hải đảo, nơi có số lượng thính giả chiếm hơn 80%
thính giả cả nước.
So với đài Trung ương và đài tỉnh, các đài cơ sở có những ưu thế nổi bật là
thông tin sát thực, trực tiếp, cụ thể đến từng người dân trên địa bàn. Trong thực
tế, có những loại nội dung mà chỉ có đài truyền thanh xã, phường mới có thể đề
cập đến được. Đó là những chuyện gần gũi với đời sống thường nhật như chuyện
cấy cày, thời vụ, làng trên xóm dưới, rồi các hoạt động như bầu cử, đại hội, tiêm
chủng, hội họp, ma chay, hiếu hỷ…[12, tr.265].
Khẳng định vai trị, vị trí của đài truyền thanh cấp huyện trong hệ thống
phát thanh, truyền thanh từ Trung ương đến cơ sở, ngay từ năm 1979, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Thơng tư số 475/TTG ngày 28/9/1979 Quy định về tổ
chức ngành phát thanh và truyền thanh ở cấp tỉnh và huyện. Thông tư này đã tạo


14
nền tàng cơ bản để một loạt các đài cấp huyện được thành lập và đi vào hoạt
động ổn định. Ngay trong năm 1979, tại Hà Nội (cũ) và Hà Tây (cũ), UBND
thành phố và UBND tỉnh đã có quyết định tách đài truyền thanh các huyện, thị
xã thuộc Phòng Văn hóa thơng tin thành đơn vị riêng. Với vị trí, vai trị mới, các
đài đã nỗ lực khắc phục khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất vươn lên thực hiện
tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao dân trí, bảo tồn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng hệ thống chính trị, tăng cường dân chủ hóa
trong đời sống cơ sở, thực hiện chức năng làm cầu nối giữa Đảng, Nhà nước, các

đoàn thể xã hội với nhân dân, củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân vào
sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Trong điều kiện hệ thống thông tin đại chúng ngày càng phát triển mạnh
mẽ, để làm tốt công tác quy hoạch, quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động
của hệ thống đài truyền thanh cấp huyện, ngày 27/7/2010, liên Bộ Thông tin và
Truyền thông, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 17/2010/TTLTBTTTT-BNV Hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Đài Phát thanh và Truyền hình thuộc UBND cấp tỉnh, Đài Truyền
thanh - Truyền hình thuộc UBND cấp huyện. Theo thơng tư này thì Đài Truyền
thanh cấp huyện là đơn vị trực thuộc UBND cấp huyện, thực hiện chức năng là
cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ, chính quyền huyện; chịu sự quản lý trực tiếp
của UBND, quản lý nhà nước của Sở Thông tin và Truyền thông, hướng dẫn về
chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Phát thanh và Truyền hình (Đài PTTH) cấp tỉnh.
Tại chương II của Thông tư này đã quy định rõ về nhiệm vụ và quyền hạn
của đài truyền thanh huyện cụ thể như sau:


15
1. Sản xuất và phát sóng các chương trình truyền thanh bằng tiếng Việt và bằng
các tiếng dân tộc trên hệ thống loa truyền thanh, thiết bị phát sóng phát thanh
được trang bị nhằm tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, tập trung vào sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương, các
hoạt động tại cơ sở, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, xã
hội, cơng tác an ninh trật tự, gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến tới
nhân dân theo quy định của pháp luật.
2. Tiếp sóng và phát sóng các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam,
Đài Phát thanh và Truyền hình cấp tỉnh phục vụ nhu cầu tiếp nhận thông tin của
nhân dân theo quy định của pháp luật.
3. Trực tiếp quản lý hệ thống kỹ thuật chuyên ngành để thực hiện việc tiếp
sóng, phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình theo quy định của pháp luật.
4. Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình cấp tỉnh sản xuất các

chương trình phát thanh, truyền hình phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền
hình cấp tỉnh.
5. Quản lý, vận hành các đài phát lại truyền hình, đài phát sóng phát thanh
trên địa bàn theo sự phân công. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật đối
với Đài Truyền thanh xã, phường, thị trấn trên địa bàn [7, tr.5].
Có thể nói việc quy định rõ ràng vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn đã
tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống truyền thanh cấp huyện xác định rõ mơ hình
hoạt động; tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa
phương, vai trị quản lý Nhà nước chặt chẽ của Sở Thông tin và Truyền thông và
sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật của Đài PT - TH cấp tỉnh. Điều
này đã góp phần quan trọng vào việc củng cố tổ chức, đổi mới phương thức hoạt
động và nâng cao chất lượng cơng tác tun truyền, phục vụ u cầu nhiệm vụ
chính trị của các địa phương và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu, lợi ích của


16
nhân dân. Các đài truyền thanh cấp huyện trên cả nước đã hịa mình vào dịng
chảy phát triển chung của tồn bộ hệ thống truyền thơng đang phát triển mạnh
mẽ và từng bước hiện đại hóa, ứng dụng rộng rãi các tiến bộ của khoa học kỹ
thuật để đáp ứng nhanh, kịp thời, chính xác, sinh động các vấn đề, sự kiện thời
sự cho công chúng.
1.3. Vài nét cơ bản về hệ thống đài truyền thanh huyện Mê Linh
1.3.1. Cơ chế lãnh đạo, quản lý
Mê linh là một huyện cổ, nằm ở phía Tây Bắc thủ đơ Hà Nội, cách trung
tâm Hà Nội khoảng 25km và nằm trong vùng tăng trưởng kinh tế Hà Nội –
Quảng Ninh – Hải Phòng. Tồn huyện có diện tích 141,64km2, dân số xấp xỉ 20
vạn người với hơn 42.900 hộ gia đình, 18 đơn vị hành chính (16 xã và 02 thị
trấn). Trong những năm qua, kể từ khi huyện Mê Linh sáp nhập về Thủ đô Hà
Nội sự nghiệp phát thanh - truyền thanh của huyện đã có những chuyển biến tích
cực, chất lượng từng bước được nâng lên rõ rệt. Hệ thống phát thanh, truyền

thanh của huyện luôn là một kênh thông tin quan trọng để đưa đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thơng tin về tình hình
chính trị, kinh tế xã hội, an ninh quốc phịng của địa phương; thơng tin về cơng
tác chỉ đạo điều hành, của Huyện ủy - HĐND - UBND huyện và cấp ủy, chính
quyền địa phương đến với đơng đảo người dân; mặt khác hệ thống phát thanh,
truyền thanh còn là diễn đàn thể hiện quyền được biết, được bàn của nhân dân.
Bên cạnh đó thơng qua hệ thống phát thanh - truyền thanh nhân dân tiếp cận với
khoa học kỹ thuật, thị trường, tiếp nhận các kiến thức về kinh tế, văn hóa - xã
hội...Trên cơ sở đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, đổi mới tư duy kinh tế,
nâng cao năng suất lao động, cải thiện và phát triển đời sống nhân dân; đồng thời
tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi
công cuộc xây dựng huyện Mê Linh ngày càng văn minh, hiện đại.


17
Đài truyền thanh huyện Mê Linh nằm ở khu trung tâm hành chính huyện,
có khn viên rộng 2.530m2, trụ sở Đài cao 3 tầng với diện tích 660m2, kinh phí
đầu tư hơn 6 tỷ đồng và mới đưa vào sử dụng từ trung tuần tháng 6/2011. Đài
hiện có một máy phát sóng FM ITALYA cơng suất 300w, cột phát sóng tự đứng
cao 50m, tần số phát sóng 103,5 MHz. Năm 2009, Đài đưa vào sử dụng bộ dựng
phi tuyến chương trình phát thanh.
Năm 2011 Đài truyền thanh huyện Mê Linh kết hợp với cơng ty nghe nhìn
Đài PT & TH Hà Nội làm phòng ghi âm theo tiêu chuẩn kĩ thuật rộng gần 15m2
đưa vào sử dụng và tiếp theo sẽ làm phịng ghi hình.
Năm 2014, được sự quan tâm của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mê
Linh đã trang bị cho Đài bộ thiết bị dựng hình, nhằm đáp ứng nhu cầu mới với
tình hình hiện nay.
Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, Sở Thông tin và Truyền thông
thành phố Hà Nội đã định kỳ tổ chức các hội nghị giao ban định hướng và đánh
giá rút kinh nghiệm việc triển khai công tác tuyên truyền theo đợt, theo chuyên

đề đối với các cơ quan báo chí trên địa bàn, trong đó có hệ thống đài truyền
thanh cấp huyện; đồng thời ban hành nhiều văn bản hướng dẫn kịp thời nội dung,
hình thức thực hiện cơng tác tun truyền chào mừng các ngày lễ, kỷ niệm lớn,
các sự kiện chính trị trọng đại và các nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu của thành phố.
Điều này đã tạo nên sự thống nhất, đồng bộ trong việc triển khai các nhiệm vụ
tun truyền trên tồn địa bàn; góp phần tạo cơ sở nền tảng để hệ thống các đài
xác định rõ trách nhiệm đối với nhiệm vụ chung và phát huy sự sáng tạo trong
thực hiện nhiệm vụ đặc thù của địa phương.
Với mục đích xây dựng hệ thống phát thanh - truyền thanh cơ sở của thủ
đô Hà Nội thành một hệ thống truyền thông phát triển mạnh mẽ, làm tốt nhiệm
vụ cung cấp thông tin, tuyên truyền, phục vụ sự quản lý điều hành của cấp ủy,


18
chính quyền các cấp và trở thành một diễn đàn dân chủ của nhân dân, góp phần
nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của cán bộ và nhân dân trên địa bàn thành
phố, giữa năm 2011, Sở Thông tin và Truyền thơng thành phố đã chủ trì phối hợp
với các sở, ngành tiến hành khảo sát, xây dựng dự thảo Quy hoạch quản lý báo
chí Hà Nội, trong đó có hệ thống đài phát thanh - truyền thanh cấp huyện. Đến
nay, toàn bộ hệ thống phát thanh - truyền thanh trên địa bàn huyện Mê Linh đã
được nâng cấp hệ thống loa khơng dây, cơng nghệ máy phát sóng FM chất lượng
ổn định. Hệ thống dựng hình được đưa vào sử dụng nhằm đáp ứng kịp thời thông
tin cho công chúng trên địa bàn.
Đối với Đài PT - TH Hà Nội, cơ quan được giao nhiệm vụ hướng dẫn về
chun mơn, nghiệp vụ, kỹ thuật trong q trình tác nghiệp của hệ thống đài
truyền thanh huyện Mê Linh, những năm gần đây, Đài PT - TH Hà Nội tiếp tục
duy trì chương trình “Trang ngoại thành” phát trên kênh 2 để các đài truyền
thanh quận, huyện, thị xã tham gia. Bắt đầu từ năm 2010, chương trình này đã
được nâng từ 2 chương trình/tuần lên ổn định 3 chương trình/tuần, mỗi chương
trình 15 phút, phát lần đầu vào các chiều thứ hai, thứ tư, thứ sáu và phát lại vào

buổi sáng các ngày kế tiếp. Mỗi năm đã có 156 chương trình phát sóng với 312
lượt buổi, bình qn trên 900 phóng sự được thực hiện. Đài truyền thanh huyện
Mê Linh thực hiện đều đặn mỗi tháng một chương trình “Trang ngoại thành”
với thời lượng 15 phút một chương trình với nội dung đa dạng, phong phú. Đây
thực sự là chương trình hữu ích, tạo điều kiện để các địa phương giới thiệu,
quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh và phản ánh tồn diện tình hình phát
triển kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phịng của địa phương; đồng thời
cũng tạo điều kiện để cán bộ, phóng viên các đài cấp huyện trên địa bàn Thủ đơ
trau dồi và nâng cao nghiệp vụ truyền hình, góp phần xây dựng các tác phẩm báo
chí đảm bảo chất lượng cả về nội dung và hình thức thể hiện.


19
Là đơn vị trực thuộc UBND cấp huyện, thực hiện chức năng cơ quan
tuyên truyền của Đảng bộ, chính quyền huyện, đài truyền thanh huyện Mê Linh
chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diện của UBND huyện Mê Linh về chủ trương,
định hướng phát triển, về nhân sự, kinh phí và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật.
Trong suốt những năm qua, nhận thức rõ vai trị, vị trí của hệ thống đài cấp
huyện, cấp xã trong việc triển khai cơng tác tun truyền, đồng hành cùng cấp
ủy, chính quyền thực hiện các nhiệm vụ chính trị; Đảng uỷ, HĐND, UBND
huyện Mê Linh đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho đài.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thông tin của đài huyện đến với đông đảo
các tầng lớp nhân dân, đáp ứng mọi khả năng tiếp nhận và nâng cao chất lượng
việc tiếp nhận thông tin, trong vài năm trở lại đây, huyện Mê Linh cũng dành
kinh phí trên 4 tỷ đồng đề đầu tư hệ thống truyền thanh không dây trên địa bàn
18/18 xã, thị trấn. Những năm qua, được sự quan tâm của Huyện ủy - HĐND UBND huyện, các trang thiết bị kỹ thuật của Đài truyền thanh huyện Mê Linh
từng bước được đầu tư, cơ bản đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền. Tuy nhiên, do
phải hoạt động liên tục trong thời gian dài, ngoài trời chịu ảnh hưởng của điều
kiện thời tiết mưa, nắng một số trang thiết bị đã xuống cấp, phải sửa chữa nhiều
lần chất lượng hoạt động kém, một số thiết bị đã bị lạc hậu về cơng nghệ, nhất là

các máy quay camera. Do đó để đáp ứng yêu cầu tuyên truyền trong giai đoạn
hiện nay, rất cần thiết phải đầu tư kinh phí để bổ sung, thay thế.
1.3.2. Tổ chức bộ máy, nhân sự
Hiện nay Đài truyền thanh Mê Linh có 14 cán bộ, cơng chức, viên chức.
Trong đó có 03 lãnh đạo (1 trưởng Đài; 02 phó trưởng đài), 9 cán bộ biên chế, 2
cán bộ trưng tập, 3 cán bộ hợp đồng dài hạn và 2 cán bộ hợp đồng ngắn hạn. Đài
được chia làm 4 tổ chun mơn gồm: tổ phóng viên – biên tập, tổ kỹ thuật, tổ đài
cơ sở và tổ hành chính – tài vụ.


20
(Phụ lục 1: Bộ máy, nhân lực Đài truyền thanh huyện)
- Trình độ chính trị: Cao cấp 03 người; đang học trung cấp 02 người
- Trình độ chun mơn: Đại học 13 người; trung cấp 01 người.
Bảng 1.1: Bộ máy nhân lực Đài truyền thanh huyện
Stt

Bộ phận

Số

Ghi chú

nhân lực
01

Lãnh đạo

03 người


02

Tổ Phóng viên - biên tập

04 người

03

Tổ Kỹ thuật

05 người

04

Tổ Hành chính - Tài vụ

02 người

- Trình độ chính trị: Cao cấp 03
người; đang học trung cấp 02
người
- Trình độ chuyên môn: Đại học
13 người; trung cấp 01 người.

Biên chế của Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện là biên chế sự
nghiệp, đảm bảo để thực hiện các nhiệm vụ được giao. Số lượng biên chế của
Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết
định trong tổng số biên chế sự nghiệp của huyện được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
giao hàng năm theo quy định của pháp luật [7, tr.6].
Những năm gần đây, việc phân bổ tổng chỉ tiêu biên chế sự nghiệp của

UBND thành phố cho đơn vị hành chính cấp huyện được căn cứ trên cơ sở phân
loại đô thị, diện tích, dân số, tính chất nhiệm vụ và đặc thù địa bàn. Căn cứ vào
tổng chỉ tiêu được giao, UBND các huyện ra quyết định giao chỉ tiêu cụ thể cho
từng đơn vị, tuy nhiên để ưu tiên cho các đơn vị thuộc khối kinh tế, rất nhiều
huyện đã cắt giảm bớt chỉ tiêu của khối văn hóa - xã hội, trong đó có đài truyền
thanh. Chính vì khó khăn trên nên nếu huyện khơng ký hợp đồng cho các đài thì


21
để hồn thành nhiệm vụ chun mơn, các đài phải tự hợp đồng thêm lao động bổ
sung cho các bộ phận nghiệp vụ. Tuy nhiên, vì là đơn vị sự nghiệp khơng có thu,
ngân sách Nhà nước cấp kinh phí 100%, lại được phân bổ theo chỉ tiêu biên chế
nên nếu hợp đồng nhiều thì việc cân đối chi tiêu lại là bài toán đau đầu đối
những người quản lý.
Ban lãnh đạo của đài truyền thanh huyện Mê Linh có 03 người, trong đó
gồm Trưởng đài là ơng Nguyễn Văn Luyến phụ trách chung, đồng thời chịu trách
nhiệm về công tác nội dung, biên tập. 02 Phó Trưởng đài bao gồm ông Nguyễn
Ngọc Liêm phụ trách công tác nội dung, biên tập và bà Hồng Kim Chung phụ
trách cơng tác kỹ thuật và mạng lưới truyền thanh cơ sở.
Mặc dù có số lượng cán bộ, nhân viên khơng nhiều nên đài truyền thanh
huyện Mê Linh bố trí bộ máy tổ chức theo các tổ chuyên môn:
+ Tổ biên tập: Thực hiện viết tin bài và biên tập, xây dựng chương trình;
đồng thời hướng dẫn nghiệp vụ biên tập cho các đài cơ sở.
+ Tổ kỹ thuật – sản xuất chương trình: Chịu trách nhiệm in, thu chương
trình phát thanh – truyền hình. Quản lý, vận hành, khai thác các trang thiết bị
của đài cấp huyện và hướng dẫn, giúp đỡ các đài cơ sở quản lý, bảo dưỡng
thiết bị kỹ thuật. Trực máy phát song hàng ngày. Kiểm tra, đôn đốc các đài
truyền thanh xã, thị trấn thực hiện đúng quy chế hoạt động do UBND huyện Mê
Linh ban hành
+ Tổ quản lý hành chính: Thực hiện cơng tác tài chính, hành chính, quản

trị của cơ quan.
Cách thức tổ chức này tạo nhiều thuận lợi cho đội ngũ phóng viên, biên
tập, kỹ thuật tác nghiệp, đồng thời đảm bảo cho cơng tác hành chính quản trị
hoạt động nề nếp, khoa học.


22
Hiện nay, số lượng cán bộ, nhân viên công tác ở đài huyện Mê Linh không
phải là nhiều so với khối lượng công việc được giao. Mỗi ngày phải xây dựng ít
nhất 01 chương trình phát thanh gốc (30 phút) kể cả ngày thứ 7 và chủ nhật,
chương trình văn nghệ, phát sóng 03 lần/ngày; dựng tin, phóng sự truyền hình
khi có các sự kiện diễn ra trên địa bàn và gửi trên đường truyền nội bộ của Đài
phát thanh – truyền hình Hà Nội; có hơn 10 chun mục, tiết mục định kỳ trong
một tuần và trung bình mỗi tháng xây dựng ít nhất 1 chương trình truyền hình
“Trang ngoại thành” với thời lượng 20 phút phát trên Đài PT - TH Hà Nội. Mỗi
tuần, đài thực hiện 1 chương trình phát thanh phát trên sóng của Ban Biên tập
phát thanh - truyền hình cơ sở. Bên cạnh những nhiệm vụ thường xuyên, Đài còn
thực hiện những nhiệm vụ đột xuất của huyện. Ngoài ra, đài truyền thanh huyện
Mê Linh còn mở thêm các chuyên mục cao điểm phục vụ nhiệm vụ chính trị của
địa phương như chuyên mục “Hướng tới cuộc Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa
XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021”; xây dựng các phóng sự hình,
video hình trình chiếu tại các hội nghị, sự kiện lớn của huyện, quản lý hoạt động
của hệ thống đài truyền thanh cơ sở, nên hầu hết cán bộ phải kiêm nhiệm ít nhất
thêm 1-2 phần việc khác.
Cho đến nay, khái niệm “hai trong một” hoặc “ba trong một” được sử
dụng phổ biến ở Đài truyền thanh huyện Mê Linh để chỉ sự phân công nhiệm vụ
theo hướng đa năng: Phóng viên kiêm biên tập viên hoặc phát thanh viên; phóng
viên phát thanh kiêm cả nhiệm vụ quay camera; phóng viên, kỹ thuật viên kiêm
văn thư, thủ quỹ. Thực tế, đây chỉ là giải pháp tình thế khi mà số biên chế được
giao cho đài chưa tương ứng với mức độ yêu cầu của nhiệm vụ chun mơn, đặc

biệt trong điều kiện khốn kinh phí hành chính và thực hiện cơ chế tự chủ. Kiêm
nhiệm nhiều việc và phụ trách nhiều đơn vị nên đội ngũ phóng viên, biên tập


×