DẠY TOÁN (PHẦN HÌNH HỌC) LỚP 4
I. Đặt vấn đề :
Trong bốn mạch kiến thức cơ bản của Toán 4, mạch các yếu tố hình học (
YTHH ) không đóng vai trò trọng tâm, cốt lõi, thời lượng dành cho nội dung các
YTHH chỉ chiếm khoảng 10% tổng thời lượng Toán 4. Nói như vậy, không có nghĩa
là mạch các YTHH không có vai trò trong chương trình, mà nó được sắp xếp hợp lí,
đan xen với mạch kiến thức số học, đại lượng - đo đại lượng và giải toán làm nổi rõ
mạch kiến thức số học và hỗ trợ học tốt các mạch kiến thức khác.
Việc dạy – học các YTHH làm cho học sinh có được những biểu tượng chính
xác về một số hình hình học đơn giản và một số đại lượng hình học thông dụng ; rèn
cho học sinh một số kĩ năng thực hành như biết dùng êke để vẽ đường thẳng vuông
góc, đường thẳng song song, vẽ chính xác hình chữ nhật … ; phát triển một số năng
lực trí tuệ như phân tích, tổng hợp, quan sát, so sánh, đối chiếu, trí tưởng tượng
không gian được phát triển. Bên cạnh đó, việc dạy – học các YTHH làm tích lũy
thêm những hiểu biết cần thiết cho đời sống sinh hoạt và học tập của học sinh. Ngoài
ra các YTHH giúp học sinh phát triển được nhiều năng lực trí tuệ ; rèn luyện được
nhiều đức tính và phẩm chất tốt như : cẩn thận, cần cù, chu đáo, khéo léo, ưa thích sự
chính xác, … Nhờ đó mà học sinh có thêm tiền đề để học các môn học khác ở tiểu
học, để học tiếp môn toán ở bậc trung học cơ sở và thích ứng tốt hơn với môi trường
tự nhiên và xã hội xung quanh.
Với mục đích quan trọng trên, tôi thiết nghĩ bản thân mình cần có sự nhìn nhận
mới về mạch kiến thức này. Đặc biệt là cần có một phương pháp dạy học thích hợp
sao cho vừa đạt được mục đích vừa thực hiện đúng tinh thần của việc đổi mới
phương pháp dạy học.
II. Những biện pháp đã thực hiện :
Nội dung các YTHH trong chương trình Toán 4 bao gồm :
- Nhận biết các góc : góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
- Nhận biết hai đường thẳng vuông góc với nhau
- Biết vẽ hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song, đường cao
của một tam giác.
- Nhận biết hình bình hành, hình thoi, một số đặc điểm của mỗi hình ; biết cách
tính chu vi và diện tích của mỗi hình.
So với các lớp 1,2,3 thì số tiết về các YTHH ở lớp 4 tăng lên nhiều. Song về
phương pháp giảng dạy thì chủ yếu vẫn là thông qua các hoạt động thực hành hình
học ( đo, vẽ, cắt, ghép, gấp, xếp … hình ) để giúp học sinh nắm được một số tính chất
đơn giản của các hình và các quan hệ hình học. Nắm được đặc điểm này, tôi đã cố
gắng tổ chức các hoạt động thực hành là chủ yếu trong tất cả các tiết giảng dạy về các
YTHH. Cụ thể :
1. Giảng dạy về góc :
Ở lớp 3, học sinh đã được làm quen về góc ( góc vuông, góc không vuông )
với cách nhận biết nhận biết góc đó như là nhận dạng một hình ( góc gồm đỉnh và hai
cạnh, có hình ảnh như là góc tạo bởi kim đồng hồ, hai cái râu của ăng ten ti vi... ).
Đến lớp 4, góc đđược nhận biết cụ thể hơn ( là các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc
bẹt ) với các đặc điểm của mỗi góc so với góc vuông ( góc nhọn bé hơn góc vuông,
góc tù lớn hơn góc vuông, góc bẹt bằng hai góc vuông ). Tuy nhiên để có biểu tượng
về góc ở Tiểu học, học sinh cũng chủ yếu dựa vào quan sát tổng thể hình để nhận biết
về góc.
a. Giới thiệu góc nhọn :
* Ôn lại về cái ê ke :
- GV cho HS lấy cái ê ke, quan sát
- Cái ê ke hình gì ? ( …tam giác )
- Tam giác này có gì đặc biệt ? ( …có 1 góc vuông )
- GV : Hôm nay chúng ta sẽ sử dụng ê ke để kiểm tra một số góc.
- GV vẽ lên bảng góc nhọn AOB
- Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các
cạnh của góc này
- GV giới thiệu : Góc này là góc
nhọn.
- Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn
của góc nhọn AOB và cho biết góc này
như thế nào so với góc vuông.
- GV nêu : Góc nhọn bé hơn góc
vuông.
- Yêu cầu HS vẽ một góc nhọn (
HS sử dụng ê ke để vẽ góc nhỏ hơn góc
vuông )
- HS quan sát
- Góc AOB có đỉnh O, hai cạnh
OA và OB.
- HS nêu : Góc nhọn AOB
- 1 HS lên bảng kiểm tra, cả lớp
theo dõi, sau đó kiểm tra góc AOB trong
SGK -> góc nhọn AOB bé hơn gco1
vuông.
- 1 HS vẽ bảng, HS cả lớp thực
hành vào nháp.
b. Tương tự như thế GV giới thiệu góc tù, góc bẹt. Lưu ý khi dạy về góc bẹt,
GV vừa vẽ vừa thao tác như sau :
- GV vẽ lên bảng góc bẹt COD ->
yêu cầu HS đọc tên góc, tên đỉnh, tên các
cạnh của góc.
- GV tăng dần độ lớn của góc
COD, đến khi hai cạnh OC và OD của
góc COD “ thẳng hàng” ( cùng nằm trên
một đường thẳng ) với nhau. Lúc đó góc
COD được gọi là góc bẹt.
- Góc COD có đỉnh là O, cạnh OC
và OD.
- Quan sát, theo dõi thao tác của
GV
c. Luyện tập :
- HS quan sát và đọc tên được các góc.
- HS biết dùng ê ke để kiểm tra và phân loại các góc cho trước để nhận ra tam
giác ABC có ba góc nhọn, tam giác DEG có một góc vuông và tam giác MNP có
một góc tù.
- Cho HS liên hệ trong thực tế về các góc đã học. Ví dụ :
+ Góc nhọn : mỗi ê ke đều có hai góc nhọn, chữ V in hoa,…
+ Góc tù : hai cánh của cái quạt trần, dấu mũ trong chữ ô, â, …
Hoặc GV cũng có thể liên hệ củng cố bằng cách cho HS sử dụng 2 que tính
xếp góc nhọn rồi mở rộng góc đó ( bằng cách quay một que ) để được lần lượt góc
vuông, góc tù, góc bẹt.
C
C
O
D
2. Giảng dạy về đường thẳng vuông góc và đường thẳng song song :
Tiếp theo việc học về đường thẳng, HS lớp 4 được làm quen với hai quan hệ
hình
học hết sức quan trọng là quan hệ vuông góc và quan hệ song song giữa các
đường thẳng.
Biểu tượng về hai đđường thẳng vuông góc được hình thành trên cơ sở kéo dài
mãi hai cạnh liên tiếp của một hình chữ nhật. Hai đường thẳng vuông góc với nhau
tạo thành bốn góc vuông có đỉnh chung.
Ở đây hình chữ nhật chỉ là công cụ để hình thành biểu tượng về đường thẳng
vuông góc và đường thẳng song song. Do đó :
- Sau khi kéo dài các cạnh AB và AD ( của hình chữ nhật ABCD ) để được hai
đường thẳng AB và AD vuông góc với nhau thì giáo viên nên xóa bớt các cạnh BC
và CD ( không cần thiết )đđể HS có thể tập trung chú ý vào cạnh AB và AD. Tương
tự như vậy, sau khi kéo dài các cạnh AB và AD ( của hình chữ nhật ABCD ) để được
hai đường thẳng song song với nhau thì giáo viên nên xóa bớt các cạnh AB và CD,
chỉ giữ lại BC và AD mà thôi.
A B
C D
A B
C D
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần quan tâm đến việc yêu cầu học sinh
:
+ Chỉ ra được các ví dụ về đường thẳng song song vàđđường thẳng vuông góc
trong thực tế. Chẳng hạn : hai thanhđđường ray xe lửa song song với nhau, hai chấn
song cửa song song với nhau; hai mép bảng liên tiếp vuông góc với nhau, cột cờ luôn
vuông góc với bóng nắng của nó.
+ Nêu ra các phản ví dụ về hai đường thẳng không song song ( cắt nhau ), hai
đường thẳng không vuông góc trong thực tế hoặc trong hình vẽ để học sinh so sánh,
đối chiếu.
- Cho học sinh dùng thước tập vẽ đđường thẳng song song và đường thẳng
vuông góc trên giấy kẻ ô.
- Bên cạnh đó để giúp học sinh học hình thành biểu tượng về đđường thẳng
song song vàđđường thẳng vuông góc được chính xác, ở lớp 4 ta còn dạy học sinh
cách dùng thước và ê ke để vẽ đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc
( song song ) với một đường thẳng cho trước. Trong trường hợp này, học sinh thường
tỏ ra lúng túng trong việc dịch chuyển ê ke khi điểm E nằm ở các vị trí khác nhau. Vì
vậy thao tác mẫu của giáo viên cần chậm, kết hợp lời nói rõ ràng, dứt khoát để học
sinh nắm bắt trước khi các em thực hành. Có thể hướng dẫn học sinh vẽ đường thẳng
đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB theo các bước sau :
+ Đặt một cạnh góc vuông của ê ke trùng với đường thẳng AB.
+ Trượt ê ke theo đường thẳng AB sao cho cạnh thứ hai của ê ke gặp điểm E.
+ Vạch đường thẳng theo cạnh thứ hai của ê ke để được đường thẳng CD đi
qua điểm E và vuông góc với AB.
C
C