Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Định hướng phát triển ngành du lịch Cần Thơ đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.05 KB, 99 trang )

- 1 -
LỜI NÓI ĐẦU
I). LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Vấn đề xác định cho mình hướng đi, một chiến lược phát triển riêng của
ngành du lịch Cần Thơ được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn này vì những
lý do sau:
Một là, toàn cầu hóa kinh tế là xu hướng tất yếu đang diễn ra trên thế giới, chi
phối tất cả các nền kinh tế. Việc gia nhập WTO của Việt Nam đã đặt các doanh
nghiệp trong nước đứng trước rất nhiều cơ hội và cả những thách thức lớn lao. Về
phương diện du lịch nhân tố này có nghĩa du khách vào Việt Nam sẽ đông hơn, phức
tạp hơn và du lịch là một thị trường rất lớn cần được đáp ứng và khai thác, tạo nền
tảng phát triển cho các ngành khác.
Hai là, thực tiễn hoạt động du lịch ở nước ta còn kém so với nhiều nước trong
khu vực, chứ chưa nói đến việc so sánh với mặt bằng du lịch quốc tế.
Ba là, Cần Thơ là thành phố có nhiều tiềm năng về nhiều mặt để có thể phát
triển du lịch. Nằm ở vị trí trung tâm của Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), là
một thành phố trẻ, vừa mang dáng dấp của một đô thị sông nước miệt vườn vừa có
tầm vóc của một thành phố công nghiệp hiện đại, thành phố Cần Thơ đang từng ngày
phấn đấu vươn lên để trở thành thành phố động lực của vùng Tây Nam Bộ. Do vậy,
để tận dụng và khai thác có hiệu quả tiềm năng về nhiều mặt của du dịch Cần Thơ
đòi hỏi toàn ngành phải nỗ lực trong việc tìm kiếm và hoạch định ra các hướng đi
riêng cho mình.
Từ đó đặt ra câu hỏi: ngành du lịch Cần Thơ nên phát triển theo hướng nào?
Đầu tư ra sao? Lộ trình thế nào? Phát triển theo hướng nào để tạo nét riêng biệt, tạo
ưu thế so với những tỉnh khác? Vì những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài
“Định hướng phát triển ngành du lịch Cần Thơ đến năm 2020” làm đề tài luận văn
cao học của mình.
- 2 -
II). MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
II.1). Mục tiêu chung:
Đề tài này nhằm nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du


lịch thành phố Cần Thơ, xác định các yếu tố cấu thành, các yếu tố ảnh hưởng đến sự
phát triển của ngành qua đó đề ra các chiến lược và giải pháp nhằm phát triển ngành
du lịch Cần Thơ đến 2020, đưa du lịch thành một trong những ngành kinh tế mũi
nhọn của thành phố.
II.2). Các mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa các lý thuyết và phân tích thực trạng hoạt động du lịch Cần
Thơ trong thời gian 05 năm 2004-2008.
- Nghiên cứu và đánh giá các yếu tố môi trường kinh doanh, vận dụng mô
hình hoạch định chiến lược kết hợp với việc sử dụng các công cụ phân tích từ đó định
hướng và đề xuất một số giải pháp đầu tư phát triển ngành du lịch, đa dạng hóa sản
phẩm du lịch, tăng cường công tác quảng bá và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước
về du lịch đồng thời đào tạo nguồn nhân lực du lịch cùng các giải pháp bảo vệ tài
nguyên môi trường và phát triển bền vững.
III). QUI TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:
III.1). Quy trình thực hiện:
- Xác định mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Nghiên cứu các lý thuyết liên quan đến đề tài.
- Đi vào phân tích thực trạng phát triển của ngành du lịch Cần Thơ.
- Đề xuất các chiến lược và giải pháp, kiến nghị để phát triển ngành du lịch
Cần Thơ.
III.2). Phương pháp thực hiện:
- Phương pháp mô tả: Sử dụng phương pháp mô tả để đánh giá thực trạng
phát triển du lịch Cần Thơ.
- 3 -
- Phương pháp nhân quả: Phương pháp này được sử dụng để đánh giá quan
điểm về phát triển du lịch tại Tp. Cần Thơ và tìm ra những nguyên nhân cản trở quá
trình phát triển của đối tượng nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm định hướng
phát triển ngành.
- Phương pháp thu thập thông tin:
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Từ các văn bản luật, các văn bản có

liên quan của các Sở, ban ngành địa phương, internet, sách, báo và tạp chí chuyên
ngành.
Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: Phân tích các số liệu, so sánh qua
các năm và tổng hợp đề đưa ra nhận xét.
Phương pháp chuyên gia: Nhờ các chuyên gia có am hiểu về lĩnh vực du lịch
để đánh giá và cho điểm trong ma trận EFE, IFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh,
QSPM.
Phương pháp thống kê: thống kê các bảng biểu, từ đó rút ra các kết luận, các
xu hướng để đánh giá tình hình hoạt động của ngành du lịch.
Phương pháp phân tích các ma trận EFE, IFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh,
SWOT, QSPM.
IV). ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Đối tượng nghiên cứu: Các chiến lược phát triển ngành du lịch Cần Thơ đến
năm 2020.
- Phạm vi nghiên cứu:Về thực trạng ngành du lịch Cần Thơ, chúng tôi chỉ
nghiên cứu quá trình phát triển ngành trong 05 năm 2004-2008; Về phạm vi các giải
pháp, đề xuất, có liên quan đến việc hoàn thiện tổ chức và quản lý Nhà nước của
thành phố đối với ngành du lịch, chúng tôi chỉ dừng lại ở phần phương hướng có tính
nguyên tắc, không đi sâu vào thiết chế cụ thể, vì đó là một việc làm quá lớn đối với
khả năng của học viên.
V). NỘI DUNG THỰC HIỆN:
- 4 -
Luận văn bao gồm những phần sau:
- Lời mở đầu.
- Chương I: Cơ sở lý luận.
- Chương II: Thực trạng du lịch TP. Cần Thơ thời gian qua.
- Chương III: Định hướng phát triển du lịch Cần Thơ đến năm 2020, các giải
pháp thực hiện và kiến nghị.
- Kết luận.
- Tài liệu tham khảo.

VI). KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC :
- Về lý luận: Đề tài đã làm rõ tổng quan về phương pháp và mô hình để xây
dựng chiến lược, lựa chọn chiến lược; Các khái niệm cơ bản có liên quan đến du lịch
cũng như cơ sở lý luận về phân tích đối thủ cạnh tranh qua ma trận hình ảnh cạnh
tranh, phân tích môi trường vĩ mô, vi mô, phân tích mặt mạnh, mặt yếu đưa vào ma
trận SWOT, ma trận QSPM tạo cơ sở để đề ra các giải pháp.
- Về thực tiễn: Đề tài đã sử dụng các số liệu thu thập được về du lịch Cần Thơ
để phân tích, so sánh. Từ đó, đi sâu vào phân tích thực trạng hoạt động của ngành du
lịch Cần Thơ; rút ra những cơ hội, thách thức, ưu điểm, hạn chế trong hoạt động hiện
tại của ngành nhằm định hướng chiến lược phát triển ngành phù hợp trong giai đoạn
2009-2020, phát huy những điểm mạnh và cơ hội đến từ môi trường bên ngoài, đồng
thời hạn chế những điểm yếu giảm thiểu những rủi ro mà ngành gặp phải.
- Về đề xuất: Đề tài đã đề xuất những giải pháp thực hiện các chiến lược phát
triển ngành được rút ra từ ma trận lựa chọn chiến lược QSPM. Đề tài cũng đã kiến
nghị với các cơ quan hữu quan để có những giải pháp, chính sách phù hợp nhằm tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các hoạt động của ngành du lịch tại
Thành phố Cần Thơ.
- 5 -
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
NGÀNH DU LỊCH
I.1). CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN:
I.1.1). Khái niệm du lịch:
Du lịch đã là một trong những hình thức sinh hoạt khá phổ biến của con người
trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, thế nào là du lịch xét từ góc độ của người du lịch
và bản thân người làm du lịch, thì cho đến nay vẫn còn có sự khác nhau trong quan
niệm giữa những người nghiên cứu hoặc những người hoạt động trên lĩnh vực này.
Chẳng hạn, theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc tại Hội nghị Liên Hợp Quốc
về du lịch ở Roma năm 1963: “Du lịch là tổng hoà các mối quan hệ, hiện tượng và
các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay
tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước với mục đích hoà

bình. Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của họ”.
Bên cạnh đó, theo điều 4 của Luật Du lịch được Quốc hội thông qua ngày
14/6/2005, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XI: “Du lịch là các hoạt động có liên
quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm
đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời
gian nhất định”. [8, tr.2]
I.1.2). Khái niệm về khách du lịch:
 Khách du lịch (tourist): Khách du lịch là khách thăm viếng (visitor), lưu trú
tại một quốc gia hay một vùng khác với nơi ở thường xuyên trên 24 giờ và nghỉ lại
qua đêm tại đó với mục đích như tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, tham dự hội nghị,
tôn giáo, công tác, thể thao, học tập,...[6, tr.1]
 Khách tham quan (Ecursionist): Còn gọi là khách thăm viếng một ngày
(day visitor). Là khách thăm viếng, lưu lại tại một nơi nào đó dưới 23 giờ và không
nghỉ lại qua đêm. [6, tr.2]
- 6 -
 Khách du lịch quốc tế (International tourist): Luật du lịch số
44/2005/QH11 ngày 14/6/2005 theo điều 34 chương V, những người được thống kê
là khách du lịch quốc tế phải có những đặc trưng cơ bản sau: [8, tr.17]
- Là người nước ngoài, người Việt Nam cư trú ở nước ngoài vào
Việt Nam du lịch (khách Inbound).
- Công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra
nước ngoài du lịch (khách Outbound).
Mục đích chuyến đi của họ là tham quan, thăm thân nhân, tham dự hội nghị,
đi công tác, khảo sát thị trường, thể thao, chữa bệnh, hành hương, nghỉ ngơi...
 Khách tham quan quốc tế (International Excursionist):
Một người đáp ứng các tiêu chuẩn trên nhưng không ở qua đêm được gọi là
khách tham quan quốc tế.
 Khách du lịch nội địa (Domestic tourist):
Bất kỳ người nào ngụ tại một quốc gia nào, bất kể quốc tịch gì đi du lịch đến
một nơi khác với chỗ thường trú của mình trong phạm vi quốc gia trong thời gian 24

giờ hay một đêm và vì bất kỳ lý do nào khác hơn là thực hiện một hoạt động trả công
tại nơi đến thăm. [8, tr.17]
 Khách tham quan nội địa (Domestic Excursionist):
Một người đáp ứng được các tiêu chuẩn của khách du lịch nội địa nhưng
không ở qua đêm, được gọi là khách tham quan nội địa.
I.1.3). Khái niệm về ngành du lịch: [6, tr.3-4]
Ngành du lịch là ngành cung cấp các loại sản phẩm và dịch vụ cho khách du
lịch tiến hành hoạt động lữ hành, du ngoạn, tham quan nhằm mục đích thu phí.
Ngành du lịch lấy du khách làm đối tượng, lấy tài nguyên thiên nhiên làm chỗ dựa,
lấy cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch làm điều kiện vật chất, cung cấp các loại sản phẩm
và dịch vụ cho hoạt động du lịch. Ngành du lịch đóng vai trò thiết lập mối liên hệ
- 7 -
giữa du khách với tài nguyên du lịch, đồng thời thông qua hoạt động kinh doanh của
mình thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương, khu vực.
Ngành du lịch chủ yếu do các nhân tố chính sau hình thành: Các công ty du
lịch, hệ thống giao thông du lịch, các khách sạn du lịch, tổ chức quản lý du lịch các
cấp.
I.1.4). Khái niệm chiến lược:
Khái niệm chiến lược đã xuất hiện từ lâu, nó bắt nguồn từ lãnh vực quân
sự. Hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về chiến lược:
- Theo Pred R. David: “Chiến lược là những phương tiện để đạt đến
mục tiêu dài hạn”. [2, tr. 20].
- Theo quan điểm Michael E.Porter: ”. [3, tr. 20].
Thứ nhất, chiến lược là sự sáng tạo ra vị thế có giá trị và độc đáo bao gồm các
hoạt động khác biệt.
Thứ hai, chiến lược là sự lựa chọn, đánh đổi trong cạnh tranh.
Thứ ba, chiến lược tạo ra sự phù hợp giữa tất cả các hoạt động của công ty.
- Theo định nghĩa của Ts. Nguyễn Thị Liên Diệp: “Chiến lược là chương trình
hành động tổng quát hướng tới việc thực hiện mục tiêu đã đề ra. Chiến lược
không nhằm vạch ra cụ thể làm thế nào để có thể đạt được mục tiêu vì đó là nhiệm vụ

của vô số các chương trình hỗ trợ, các chiến lược chức năng khác. Chiến lược chỉ tạo
ra cái khung để hướng dẫn tư duy và hành động”. [1, tr.14].
I.2). TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG. [1, tr. 38-65]
I. 2.1). Môi trường vĩ mô.
Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố, các lực lượng bên ngoài tổ chức
thường tác động một cách gián tiếp đến tất cả các tổ chức hoạt động ở các lĩnh vực
khác nhau. Các yếu tố môi trường vĩ mô còn có đặc điểm là chúng có mối quan hệ hỗ
tương để cùng tác động đến tổ chức. Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố sau:
- 8 -
I. 2.1.1). Yếu tố kinh tế:
Trong môi trường kinh tế chúng ta chủ yếu tập trung xem xét các yếu tố như:
sự tăng trưởng kinh tế, các chính sách kinh tế, chu kỳ kinh doanh và khuynh hướng
toàn cầu hoá kinh doanh hiện nay. Chính sách kinh tế có vai trò rất quan trọng trong
việc tạo ra một môi trường kinh doanh hấp dẫn.
Đối với ngành du lịch nếu các chỉ số của nền kinh tế tăng trưởng tốt sẽ làm
cho thu nhập của dân cư tăng, đời sống được cải thiện, nhu cầu du lịch vì thế cũng sẽ
gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành.
I. 2.1.2). Yếu tố chính trị và chính phủ:
Đặc trưng nổi bật về sự tác động của môi trường chính trị - chính phủ đối với
các hoạt động kinh doanh thể hiện ở những mục đích mà thể chế chính trị nhắm tới.
Thể chế chính trị giữ vai trò định hướng, chi phối toàn bộ các hoạt động trong xã hội
– trong đó có hoạt động kinh doanh.
Hệ thống pháp luật được xây dựng dựa trên nền tảng của các định hướng
chính trị, nhằm quy định những điều mà các thành viên trong xã hội không được làm
và là cơ sở để chế tài những hành động vi phạm các mối quan hệ xã hội mà pháp luật
bảo vệ.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh
không chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các mối quan hệ bang
giao quốc tế. Nhiều cuộc “chiến tranh thương mại” đã nổ ra giữa các quốc gia muốn
giành ưu thế cạnh tranh kinh tế trong các mối quan hệ buôn bán kinh doanh.

Ngành du lịch là ngành chịu sự tác động trực tiếp toàn diện của môi trường
chính trị, luật pháp và do đó nó rất nhạy cảm với những biến động của môi trường
này. Ngành chịu sự tác động của đường lối phát triển của quốc gia thể hiện ở hệ
thống luật và các văn bản dưới luật, các công cụ chính sách của Nhà nước và tổ chức
bộ máy cơ chế điều hành từ trung ương đến địa phương. Chính sách đa phương hóa,
đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế, coi trọng các quốc gia là bạn và đối tác tin cậy
- 9 -
của nhau là cơ hội thuận lợi cho ngành du lịch phát triển trên các phương diện khai
thác thị trường, tránh được các rủi ro trong kinh doanh do bạo loạn chính trị, đảm bảo
được sự an toàn và an ninh cho khách du lịch quốc tế.
I. 2.1.3). Yếu tố văn hoá – xã hội:
Mỗi tổ chức kinh doanh đều hoạt động trong một môi trường xã hội nhất định
và giữa doanh nghiệp với môi trường xã hội có những mối liên hệ chặt chẽ, tác động
qua lại lẫn nhau. Xã hội cung cấp những nguồn lực mà doanh nghiệp cần và tiêu thụ
hàng hoá, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra. Các giá trị chung của xã hội, các tập
tục truyền thống, lối sống của nhân dân, các hệ tư tưởng tôn giáo đều có những tác
động nhiều mặt đến các hoạt động của các tổ chức kinh doanh.
Trong ngành du lịch, trình độ văn hóa và dân trí cao hay thấp quyết định đến
thái độ cư xử của du khách trong giao tiếp, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ du
khách, tạo nên sự hấp dẫn thu hút du khách.
I. 2.1.4).Yếu tố tự nhiên:
Môi trường tự nhiên không chỉ là yếu tố tạo cầu, tạo cung trong du lịch mà
còn mang tính chất quyết định trong việc tạo ra sản phẩm du lịch và việc tổ chức thực
hiện chương trình du lịch của các doanh nghiệp trong ngành du lịch; tính hữu ích của
các yếu tố trong môi trường tự nhiên phục vụ cho việc sản xuất và tiêu dùng du lịch
được gọi là tài nguyên du lịch tự nhiên.
I. 2.1.5).Yếu tố kỹ thuật – công nghệ:
Công nghệ là yếu tố có sự năng động nhất trong các yếu tố môi trường kinh
doanh. Những thành tựu của công nghệ đã làm thay đổi phương pháp làm việc của
con người trong cả văn phòng và xưởng máy. Sự tiến bộ của công nghệ tác động

mạnh mẽ đối với sản phẩm, dịch vụ, thị trường, nhà cung cấp, nhà phân phối, khách
hàng và cả vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp kinh
doanh du lịch.
- 10 -
I. 2.2). Môi trường vi mô:
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố ngoại cảnh
đối với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành sản
xuất kinh doanh đó. Có 5 yếu tố cơ bản là đối thủ cạnh tranh, khách hàng, người cung
cấp, các đối thủ mới tiềm ẩn và sản phẩm thay thế. Mối quan hệ giữa các yếu tố được
phản ánh trên hình 1.1. Vì ảnh hưởng chung của các yếu tố này thường là một sự
thực phải chấp nhận đối với tất cả các doanh nghiệp, nên chìa khoá để đề ra được
một chiến lược thành công là phải phân tích từng yếu tố chủ yếu đó. Sự am hiểu các
yếu tố này giúp doanh nghiệp nhận ra các mặt mạnh và mặt yếu của mình liên quan
đến các cơ hội và nguy cơ mà ngành kinh doanh đó gặp phải.
Hình 1.1: Sơ đồ môi trường tác nghiệp trong ngành.
Người
mua
Các đối thủ cạnh
tranh trong ngành
Sự tranh đua giữa
các hãng hiện có
mặt trong ngành
Người
cung cấp
Sản phẩm
thay thế
Các đối thủ
tiềm ẩn
Khả năng
ép giá của

người
cung cấp
các nguồn
lực
Nguy cơ có các đối
thủ cạnh tranh mới
Khả
năng ép
giá của
người
mua
Nguy cơ do các sản phẩm
và dịch vụ thay thế
- 11 -
I. 2.2.1). Các đối thủ cạnh tranh:
Sự hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng đối với các
hãng do nhiều lý do. Thứ nhất là, các đối thủ cạnh tranh với nhau quyết định tính chất
và mức độ tranh đua hoặc thủ thuật giành lợi thế trong ngành phụ thuộc vào các đối
thủ cạnh tranh. Mức độ cạnh tranh dữ dội phụ thuộc vào mối tương tác giữa các yếu
tố như số lượng doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, mức độ tăng trưởng của ngành,
cơ cấu chi phí cố định và mức độ đa dạng hoá sản phẩm. Sự tồn tại của các yếu tố
này có xu hướng làm tăng nhu cầu hoặc nguyện vọng của doanh nghiệp muốn đạt
được và bảo vệ thị phần của mình. Vì vậy chúng làm cho sự cạnh tranh thêm gay gắt.
Các doanh nghiệp cần thừa nhận là quá trình cạnh tranh không ổn định. Ngoài ra các
đối thủ cạnh tranh mới và các giải pháp công nghệ mới cũng thường làm thay đổi
mức độ và tính chất cạnh tranh. Các doanh nghiệp cần phân tích từng đối thủ cạnh
tranh ở các nội dung: mục tiêu tương lai, nhận định của họ đối với bản thân và với
chúng ta, chiến lược họ đang thực hiện, tiềm năng họ có, để nắm và hiểu được các
biện pháp phản ứng và hành động mà họ có. Để cạnh tranh trên thị trường du lịch,
ngành du lịch của một địa phương cần xác định được thị trường mục tiêu và phát huy

được lợi thế cạnh tranh của ngành để áp dụng đúng các chiến lược cho phù hợp với
lợi thế cạnh tranh và thị trường mục tiêu.
I. 2.2.2). Khách hàng:
Sự tín nhiệm của khách hàng có thể là tài sản có giá trị lớn lao của doanh
nghiệp. Sự tín nhiệm đó đạt được do biết thoả mãn các nhu cầu và thị hiếu của khách
hàng so với các đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp cũng cần lập bảng phân loại
các khách hàng hiện tại và tương lai. Các thông tin có được từ bảng phân loại này là
cơ sở định hướng quan trọng cho việc hoạch định chiến lược.
I. 2.2.3). Nhà cung cấp:
Nhà cung cấp có thể gây một áp lực mạnh trong hoạt động của một doanh
nghiệp nên việc nghiên cứu để biết về nhà cung cấp các nguồn lực cho doanh nghiệp
là không thể bỏ qua trong quá trình nghiên cứu thị trường.
- 12 -
I. 2.2.4). Đối thủ tiềm ẩn:
Những đối thủ mới có khả năng gia nhập thị trường có nguy cơ ảnh hưởng
đến chiến lược kinh doanh của công ty do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất
mới với mong muốn giành được thị phần và các nguồn lực cần thiết.
I. 2.2.5). Sản phẩm thay thế:
Phần lớn sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế mới là kết quả của cuộc bùng nổ
công nghệ hay từ những ý tưởng, sáng kiến mới lạ. Muốn đạt được thành công các
doanh nghiệp cần không ngừng nghiên cứu và kiểm tra các sản phẩm hoặc dịch vụ
thay thế, vận dụng công nghệ mới vào chiến lược của mình.
I.3). CÁC CÔNG CỤ ĐỂ XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC:
I.3.1. Các công cụ cung cấp thông tin để xây dựng chiến lược
I.3.1.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) [1, tr.66-69]
Ma trận IFE tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và mặt yếu quan trọng của
các bộ phận kinh doanh chức năng. Ma trận IFE được phát triển theo 5 bước:
Bước 1: Lập danh mục các yếu tố thành công then chốt như đã xác định trong
quá trình đánh giá nội bộ. Danh mục này bao gồm từ 10 đến 20 yếu tố, bao gồm cả
những điểm mạnh và điểm yếu.

Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan
trọng) cho mỗi yếu tố. Sự phân loại cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tố đó
đối với sự thành công trong ngành.Tổng số các mức phân loại phải bằng 1,0.
Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố, trong đó: 4 là điểm mạnh lớn
nhất, 3 là điểm mạnh nhỏ nhất, 2 là điểm yếu nhỏ nhất, 1 là điểm yếu lớn nhất.
Bước 4: Nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với mức phân loại của nó (=
bước 2 x bước 3) để xác định số điểm về tầm quan trọng.
Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi yếu tố để xác định
tổng số điểm quan trọng cho tổ chức. Bất kể ma trận IFE có bao nhiêu yếu tố, tổng số
- 13 -
điểm quan trọng cao nhất mà một công ty có thể có là 4,0, thấp nhất là 1,0 và trung
bình là 2,5. Tổng số điểm lớn hơn 2,5 cho thấy công ty mạnh về nội bộ, nhỏ hơn 2,5
cho thấy công ty yếu.
I.3.1.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) [1, tr.101-104]
Ma trận EFE giúp ta tóm tắt và lượng hóa những ảnh hưởng các yếu tố môi
trường tới doanh nghiệp. Việc phát triển một ma trận EFE gồm có 5 bước:
Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thành công
như đã nhận diện trong quá trình đánh giá môi trường vĩ mô. Danh mục này bao gồm
từ 10 đến 20 yếu tố, gồm cả những cơ hội và đe dọa ảnh hưởng đến công ty và ngành
kinh doanh.
Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan
trọng) cho mỗi yếu tố. Sự phân loại cho thấy tầm quan trọng tương ứng của yếu tố đó
đối với sự thành công trong ngành kinh doanh của công ty. Mức phân loại thích hợp
có thể được xác định bằng cách so sánh những công ty thành công với công ty không
thành công trong ngành, hoặc thảo luận và đạt được sự nhất trí của nhóm xây dựng
chiến lược. Tổng số các mức phân loại phải bằng 1,0. Như vậy, sự phân loại dựa trên
cơ sở ngành.
Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để cho
thấy cách thức mà các chiến lược hiện tại của công ty phản ứng với các yếu tố này.
Trong đó: 4 là phản ứng tốt, 3 là trên trung bình, 2 là trung bình và 1 là yếu. Các mức

này dựa trên hiệu quả chiến lược của công ty.
Bước 4: Nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với mức phân loại của nó (=
bước 2 x bước 3) để xác định số điểm về tầm quan trọng.
Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi biến số để xác định
tổng số điểm quan trọng cho tổ chức. Bất kể số lượng yếu tố trong ma trận, tổng số
điểm quan trọng cao nhất mà một công ty có thể có là 4,0, thấp nhất là 1,0 và trung
bình là 2,5. Tổng số điểm quan trọng là 4,0 cho thấy chiến lược của công ty tận dụng
- 14 -
tốt cơ hội bên ngoài và tối thiểu hóa ảnh hưởng tiêu cực của môi trường bên ngoài
lên công ty.
I.3.1.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh [1, tr.69-71]
Ma trận hình ảnh cạnh tranh nhận diện những đối thủ cạnh tranh chủ yếu cùng
những ưu và nhược điểm đặc biệt của họ. Ma trận này bao gồm cả các yếu tố bên
ngoài lẫn các yếu tố bên trong có tầm quan trọng quyết định đến sự thành công của
doanh nghiệp. Ngoài ra, trong ma trận hình ảnh cạnh tranh, các đối thủ cạnh tranh
cũng sẽ được xem xét và tính tổng số điểm quan trọng. Tổng số điểm được đánh giá
của các công ty cạnh tranh được so sánh với công ty đang nghiên cứu. Việc so sánh
cung cấp cho ta nhiều thông tin chiến lược quan trọng.
Cách xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh tương tự như cách xây dựng ma
trận đánh giá các yếu tố bên ngoài.
I.3.2. Các công cụ để xây dựng lựa chọn các chiến lược:
I.3.2.1. Ma trận điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - đe dọa (SWOT) [1,
tr.157-165]
Hình 1.2: Ma trận SWOT.
MA TRẬN SWOT
O: Những cơ hội
1.
2.……………….
T: Những đe doạ
1.

2.…………….
S: Những điểm mạnh
1.…………. . . .
2.………………
Các chiến lược SO:
Chiến lược phát triển thị
trường
Các chiến lược ST:
Chiến lược cạnh tranh
W: Những điểm yếu
1.……………
2.……………
Các chiến lược WO:
Chiến lược tăng trưởng
Các chiến lược WT:
Chiến lược suy giảm,
phục hồi
Ma trận SWOT là ma trận cho phép ta đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của
công ty và ước lượng những cơ hội, nguy cơ của môi trường kinh doanh bên ngoài,
- 15 -
để từ đó có sự phân phối thích hợp giữa khả năng của công ty với tình hình môi
trường.
Ma trận SWOT giúp ta phát triển 4 loại chiến lược:
- Các chiến lược điểm mạnh - cơ hội (SO): các chiến lược này nhằm sử dụng
những điểm mạnh bên trong của công ty để tận dụng những cơ hội bên ngoài.
- Các chiến lược điểm yếu - cơ hội (WO): các chiến lược này nhằm cải thiện
những điểm yếu bên trong để tận dụng các cơ hội bên ngoài.
- Các chiến lược điểm mạnh - đe dọa (ST): các chiến lược này sử dụng các
điểm mạnh để tránh khỏi hay giảm bớt ảnh hưởng của các mối đe dọa bên ngoài.
- Các chiến lược điểm yếu - đe dọa (WT): các chiến lược này nhằm cải thiện

điểm yếu để tránh khỏi hay giảm bớt ảnh hưởng của các mối đe dọa bên ngoài.
Để xây dựng ma trận SWOT, ta trải qua 8 bước:
Bước 1: Liệt kê các cơ hội quan trọng bên ngoài công ty.
Bước 2: Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty.
Bước 3: Liệt kê các điểm mạnh bên trong công ty.
Bước 4: Liệt kê các điểm yếu bên trong công ty.
Bước 5: Kết hợp điểm mạnh với cơ hội để hình thành chiến lược SO và ghi
kết quả vào ô thích hợp.
Bước 6: Kết hợp điểm yếu với cơ hội để hình thành chiến lược WO và ghi kết
quả vào ô thích hợp.
Bước 7: Kết hợp điểm mạnh với đe dọa để hình thành chiến lược ST và ghi
kết quả vào ô thích hợp.
Bước 8: Kết hợp điểm yếu với cơ hội để hình thành chiến lược WT và ghi kết
quả vào ô thích hợp.
- 16 -
I.3.2.2.Công cụ để lựa chọn chiến lược: Ma trận hoạch định chiến lược
có thể định lượng (QSPM) [1, tr.201-212]
Ma trận QSPM sử dụng thông tin đầu vào từ tất cả các ma trận đã được giới
thiệu ở phần trên như EFE, IFE, hình ảnh cạnh tranh, SWOT để đánh giá khách quan
các chiến lược thay thế tốt nhất. Để phát triển một ma trận QSPM, ta cần trải qua 6
bước:
Bước 1: Liệt kê các cơ hội/ mối đe dọa quan trọng bên ngoài và các điểm
mạnh/ điểm yếu bên trong công ty. Ma trận nên bao gồm tối thiểu 10 yếu tố thành
công quan trọng bên ngoài và 10 yếu tố thành công quan trọng bên trong.
Bước 2: Phân loại cho mỗi yếu tố thành công bên trong và bên ngoài.
Bước 3: Liệt kê các phương án chiến lược mà công ty nên xem xét thực hiện.
Tập hợp các chiến lược thành các nhóm riêng nếu có thể.
Bước 4: Xác định số điểm hấp dẫn của mỗi chiến lược. Chỉ có những chiến
lược trong cùng một nhóm mới được so sánh với nhau. Số điểm hấp dẫn được phân
loại như sau: 1 = không hấp dẫn, 2 = có hấp dẫn đôi chút, 3 = khá hấp dẫn, 4 = rất

hấp dẫn. Nếu yếu tố thành công không ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược thì
không chấm điểm.
Bước 5: Tính tổng số điểm hấp dẫn, là kết quả của việc nhân số điểm phân
loại (bước 2) với số điểm hấp dẫn (bước 4) trong mỗi hàng.
Bước 6: Tính tổng cộng điểm hấp dẫn cho từng chiến lược. Đó là phép cộng
của tổng số điểm hấp dẫn trong cột chiến lược. Số điểm càng cao biểu thị chiến lược
càng hấp dẫn.
- 17 -
Hình 1.3: Ma trận QSPM.
Trong đó: AS : Số điểm hấp dẫn; TAS : Tổng số điểm hấp dẫn
I.4). KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM:
I.4.1). Khái quát tình hình du lịch thế giới:
Năm 2008 là năm có nhiều biến động bất lợi đối với hoạt động du lịch. Trên
thế giới, tình hình xung đột vũ trang, bất ổn chính trị diễn ra ở nhiều nơi. Hoạt động
du lịch trên toàn cầu gặp nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính. Sự
sụt giảm của ngành du lịch được nhận thấy rõ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Một số quốc gia du lịch hàng đầu trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Malaysia,
Singapore giảm sút rõ rệt.
Tổ chức Du lịch thế giới cho rằng bức tranh ảm đạm của ngành du lịch quốc tế
tiếp diễn từ nửa cuối năm 2008 và sẽ tồi tệ hơn trong năm 2009. Một loạt yếu tố được
coi là đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới du lịch quốc tế: triển vọng phục hồi kinh tế ở
Các Yếu tố quan trọng
CÁC CHIẾN LƯỢC LỰA CHỌN
Phân
loại
Chiến lược A Chiến lược B
AS TAS AS TAS
CƠ SỞ
CỦA SỐ

ĐIỂM
HẤP DẪN
(AS)
CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG
- Điểm mạnh
- Điểm yếu
CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI
- Cơ hội
- Đe doạ
Tổng Cộng
- 18 -
phần lớn các quốc gia đều được dự báo sẽ chậm hơn; sự giảm sút của hoạt động kinh
doanh và thu nhập dôi dư của người lao động; tình trạng thất nghiệp gia tăng nhất là
ở những thị trường du lịch chủ chốt.
Ngoài ra, sự biến động của tỷ giá hối đoái, hoạt động kinh doanh không ổn
định và niềm tin của người tiêu dùng chưa phục hồi cũng là những nhân tố tác động
xấu tới triển vọng du lịch trong năm nay.
Theo Tổ chức Du lịch thế giới, nếu năm 2007, lượng khách du lịch trên toàn
thế giới tăng 6,6% so với năm 2006, vượt xa dự đoán của các chuyên gia, thì năm
2008, tổng doanh thu của ngành du lịch thế giới chỉ đạt 944 tỷ USD, tăng 1,8% so với
857 tỷ USD năm 2007.
I.4.2). Khái quát tình hình du lịch Việt Nam:
Trước tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, tình hình kinh tế - xã hội
trong nước cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức, ngành du lịch Việt Nam cũng đã bị
ảnh hưởng trực tiếp.
Tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong cả năm 2008 đạt gần 4,3 triệu
lượt; khách du lịch nội địa ước đạt 20 triệu lượt; thu nhập xã hội từ du lịch năm 2008
đạt khoảng 60.000 tỷ đồng. Riêng đối với thị trường khách du lịch nội địa liên tục đạt
20,5 triệu lượt khách vào năm 2008, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,34%. Đây là
mức tăng trưởng khá ấn tượng, phản ánh nhu cầu đi du lịch rất lớn của khách du lịch

nội địa cũng như khả năng đáp ứng của ngành du lịch.
Trong bối cảnh một năm đầy biến động như vậy, đạt được kết quả trên ngành
du lịch Việt Nam đã nỗ lực không ngừng, xây dựng và triển khai nhiều giải pháp để
trụ vững và tăng trưởng.
Tổng cục Du lịch đang tích cực triển khai một số chương trình, dự án hỗ trợ
các địa phương nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, đa dạng hóa loại hình du
lịch nhằm tăng cường thu hút khách vào Việt Nam.
- 19 -
Đẩy mạnh khai thác các chương trình du lịch liên quốc gia, phát triển du lịch
đường bộ, đặc biệt là tour caravan vào nước ta tham quan, du lịch. Đồng thời tăng
cường khai thác hiệu quả loại hình du lịch biển đảo ở Việt Nam. Liên kết khai thác
các tuyến du lịch biển đảo với các nước trong khu vực như Campuchia, Thái Lan,
Trung Quốc, Singapore.
Ngành Du lịch và Văn hóa cũng đã có sự phối hợp xây dựng các sản phẩm du
lịch chất lượng cao, khai thác các loại hình nghệ thuật biểu diễn dân gian, các giá trị
văn hóa Việt cổ… nhằm thu hút, phục vụ khách du lịch.
Ngành du lịch đã tập trung tuyên truyền quảng bá cho hoạt động chính là Năm
Du lịch quốc gia 2008 tại Cần Thơ với nhiều sự kiện hỗ trợ diễn ra trong cả nước và
tích cực tuyên truyền cho Diễn đàn Du lịch ASEAN sắp tới; tăng cường quảng bá du
lịch Việt Nam qua những sự kiện lớn trong nước được nhiều hãng truyền thông quốc
tế đưa tin như Festival Huế 2008, cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008 tại Nha Trang…
Đồng thời, nâng cao hình ảnh Việt Nam, thu hút sự chú ý của du khách thông qua
việc tích cực tham gia ATF 2008 tại Thái Lan, Hội chợ Du lịch quốc tế ITB ở Đức,
Hội chợ du lịch 2008 tại Pháp, MITT tại Nga, FITUR tại Tây Ban Nha, UTAZAT 08
tại Hungary…
Đặc biệt, Tổng cục Du lịch xây dựng một số giải pháp cấp bách trên cơ sở
phối hợp ngành Hàng không với các doanh nghiệp du lịch - dịch vụ nhằm tăng cường
thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cuối năm 2008 và năm 2009; chú trọng
đến các thị trường gần, thị trường trọng điểm như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,
Mỹ…

- 20 -
TÓM TẮT CHƯƠNG I
Du lịch được hiểu là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên
của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng
thời gian nhất định.
Ngành du lịch là ngành cung cấp các loại sản phẩm và dịch vụ cho khách du
lịch tiến hành hoạt động lữ hành, du ngoạn, tham quan nhằm mục đích thu phí.
Ngành du lịch lấy du khách làm đối tượng, lấy tài nguyên thiên nhiên làm chỗ dựa,
lấy cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch làm điều kiện vật chất, cung cấp các loại sản phẩm
và dịch vụ cho hoạt động du lịch.
Ngành du lịch đóng vai trò thiết lập mối liên hệ giữa du khách với tài nguyên
du lịch, đồng thời thông qua hoạt động kinh doanh của mình thúc đẩy sự phát triển
kinh tế của địa phương, khu vực.
Chiến lược là chương trình hành động tổng quát hướng tới việc thực hiện
mục tiêu đã đề ra. Chiến lược không nhằm vạch ra cụ thể làm thế nào để có thể
đạt được mục tiêu vì đó là nhiệm vụ của vô số các chương trình hỗ trợ, các chiến
lược chức năng khác. Chiến lược chỉ tạo ra cái khung để hướng dẫn tư duy và hành
động.
Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố, các lực lượng bên ngoài tổ chức
thường tác động một cách gián tiếp đến tất cả các tổ chức hoạt động ở các lĩnh vực
khác nhau. Các yếu tố môi trường vĩ mô còn có đặc điểm là chúng có mối quan hệ hỗ
tương để cùng tác động đến tổ chức. Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố sau: Yếu
tố kinh tế, yếu tố chính trị và chính phủ, yếu tố văn hoá – xã hội, yếu tố tự nhiên, yếu
tố kỹ thuật – công nghệ.
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố ngoại
cảnh đối với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành
- 21 -
sản xuất kinh doanh đó. Có 5 yếu tố cơ bản là đối thủ cạnh tranh, khách hàng, người
cung cấp, các đối thủ mới tiềm ẩn và sản phẩm thay thế.
Các kết quả phân tích môi trường sẽ được đưa lên ma trận IFE, EFE, ma trận

hình ảnh cạnh tranh, ma trận SWOT để đề xuất các cặp kết hợp tương ứng: điểm
mạnh/cơ hội, điểm mạnh/nguy cơ, điểm yếu/cơ hội, điểm yếu/nguy cơ, là cơ sở của
các giải pháp chiến lược có thể lựa chọn.
Lựa chọn chiến lược được thực hiện: Ma trận QSPM sử dụng thông tin từ các
yếu tố môi trường bên ngoài, mặt mạnh, mặt yếu bên trong; kết hợp phân tích ma trận
hình ảnh cạnh tranh, ma trận SWOT để đánh giá khách quan các chiến lược thay thế
tốt nhất.
Những số liệu sơ lược về du lịch thế giới và du lịch Việt Nam được đề cập để
khái quát tình hình du lịch thế giới nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng qua đó
làm cơ sở để xác định vị trí du lịch thành phố Cần Thơ trong tổng thể du lịch Việt
Nam và đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
- 22 -
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DU LỊCH TP. CẦN THƠ THỜI GIAN QUA
II.1). ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TP. CẦN
THƠ:
Tp. Cần Thơ có khí hậu nóng ẩm nhưng ôn hoà, có hai mùa mưa, nắng rõ rệt.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Cần
Thơ cách Tp. Hồ Chí Minh 169 km, từ xa xưa đã được coi là trung tâm lúa gạo của
miền Tây Nam Bộ, hiện nay là một trong những tỉnh sản xuất và xuất khẩu gạo chính
của cả nước. Với đất đai phì nhiêu, thì bên cạnh thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả
các loại, Cần Thơ còn có nguồn thuỷ sản rất phong phú, chủ yếu là tôm, cá nước ngọt
và chăn nuôi. Các ngành công nghiệp hiện có là điện năng, kỹ thuật điện, điện tử, hoá
chất, may mặc và chế biến nông thuỷ sản là thế mạnh của Cần Thơ.
Thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương được thành lập theo Nghị quyết số
22/2003/QH 11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam và Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02/02/2004 của Thủ tướng Chính
phủ. Đây là một quyết định quan trọng nhằm xác định rõ vai trò của một trung tâm
kinh tế - xã hội và văn hoá vùng.
Với vị thế của trung tâm vùng, Tp. Cần Thơ không có núi mà là một vùng đất
bằng phẳng với đồng bằng và sông rạch. Sông Hậu rất quan trọng về kinh tế - xã hội,

có bến bắc Cần Thơ gần tỉnh lỵ là nơi tiếp nhận các tàu biển lớn. Kinh rạch cũng rất
nhiều và tiện lợi cho việc giao thông như Kinh Xà No, Kinh Cầu Sắc, Kinh Thốt Nốt,
Kinh Thị Đôi, Kinh Ô Môi, Kinh Cái Lớn, Sông Cần Thơ.
Thành phố Cần Thơ xứng đáng với vị thế trung tâm của mình được thể hiện
qua địa giới hành chính: phía Bắc giáp An Giang, phía nam giáp Hậu Giang, Bạc
Liêu, phía tây giáp Kiên Giang, phía đông bắc giáp Vĩnh Long, Đồng Tháp. Tp.Cần
Thơ có 5 quận: Ninh Kiều, Bình Thuỷ, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt; 4 huyện: Phong
Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Châu Văn Liêm và 85 đơn vị hành chính cấp xã (43
phường, 37 xã, năm thị trấn).
- 23 -
Là đầu mối giao thông quan trọng nhất của Đồng bằng sông Cửu Long với
quốc lộ 4 và liên tỉnh lộ 27 nối Tp. Cần Thơ với các tỉnh lân cận. Hai phi trường đặt
ở Bình Thuỷ và Trà Nóc thuộc Quận Bình Thuỷ, sân bay Trà Nóc sẽ chính thức hoạt
động trở lại như là sân bay quốc tế vào cuối năm 2008. Các tuyến đường lớn chạy
qua là quốc lộ 1A, quốc lộ 80, quốc lộ 91. Cần Thơ là trung tâm giao thông thuỷ bộ
của cả vùng Nam Bộ, nối liền với Campuchia. Tp. Cần Thơ có bến cảng khá lớn tiếp
nhận tàu trọng tải 5.000 tấn.
Cần Thơ được công nhận là đô thị loại I và phấn đấu trở thành thành phố công
nghiệp trước năm 2020, đóng vai trò động lực thúc đẩy sự phát triển của toàn vùng
ĐBSCL. Để thực hiện thành công mục tiêu trên, TP. Cần Thơ sẽ tiến hành quy hoạch
xây dựng theo hướng văn minh, hiện đại; tận dụng mọi cơ hội, khai thác tối đa các
tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững và có sức cạnh
tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp công nghệ cao.
II.2). THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TP. CẦN THƠ TRONG
THỜI GIAN QUA:
II.2.1). Cơ sở vật chất du lịch:
II.2.1.1). Cơ sở lưu trú du lịch:
Thành phố Cần Thơ hiện có 154 khách sạn với 3.737 phòng; trong đó, có 31
khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 4 sao, 123 khách sạn đạt tiêu chuẩn du lịch. Với hệ

thống khách sạn này, thành phố Cần Thơ có khả năng phát triển du lịch Mice đáp ứng
nhu cầu nghỉ ngơi, hội họp cho du khách, cung cấp dịch vụ văn phòng cho thuê cho
các doanh nghiệp.
Phục vụ nhu cầu tham quan của du khách hiện nay, Cần Thơ đã có 21 điểm
vườn du lịch và 18 đơn vị kinh doanh lữ hành, trong đó có một số khu du lịch sinh
thái lớn có lưu trú với 95 phòng, 144 giường như: Làng du lịch Mỹ Khánh (Phong
Điền), vườn du lịch Thủy Tiên (Ô Môn), vườn cò Bằng Lăng (Thốt Nốt) đang có kế
hoạch nâng cấp mở rộng. Riêng khu du lịch Phù Sa (trên cồn Ấu, gần cầu Cần Thơ)
- 24 -
với diện tích 30 ha được xem là một khu du lịch sinh thái nước ngọt lớn nhất vùng
đang tiếp tục được đơn vị đầu tư mở rộng quy mô hoạt động với các dịch vụ, sản
phẩm du lịch mới để phục vụ du khách trong và ngoài nước.
Bảng 2.1: Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của TP. Cần Thơ
Hạng mục 2004 2005 2006 2007 2008
1. Số lượng cơ sở lưu trú 89 97 115 135 154
- Số buồng
2,147 2,355 2,892 3,269 3,737
- Số giường
3,533 3,876 4,733 5,281 5,854
- Trong đó: Từ 1 đến 4 sao
21 21 24 25 31
- Công suất phòng
46.2% 54.1% 55% 59% 56%
2. Các dịch vụ khác
- CN, VP, Công ty lữ hành
14 17 18
- Điểm vườn DL, khu vui chơi giải trí
14 21 21
(Nguồn: Sở Văn hóa thể thao du lịch Cần Thơ )
II.2.1.2). Cơ sở ăn uống:

Hiện Cần Thơ có 42 nhà hàng trong đó 25 nhà hàng nằm trong các cơ sở lưu
trú với khoảng 3.150 chỗ ngồi, và 17 nhà hàng độc lập với 1.700 ghế. Các nhà hàng
chủ yếu phục vụ các món Âu Á đáp ứng nhu cầu trung bình của khách lưu trú. Một
số nhà hàng lớn của thành phố như nhà hàng tiệc cưới Đại Thống, nhà hàng khách
sạn Ninh Kiều, nhà hàng khách sạn Cửu Long, nhà hàng khách sạn Ninh Kiều 2,
trung tâm hội nghị tiệc cưới nhà hàng Hoa Sứ, nhà hàng Cát Tường có sức chứa trên
1.000 chỗ ngồi, có khả năng phục vụ các bữa tiệc có qui mô lớn.
Bên cạnh sự tồn tại của các nhà hàng thì hiện nay trên địa bàn thành phố còn
có các loại hình dịch vụ ăn uống cũng được du khách trong và ngoài nước rất ưa
chuộng đó là các quán ăn bình dân với giá cả hợp với túi tiền của nhiều loại khách.
Nổi tiếng đó là các quán như La Cà, Hội Quán nằm trên đường Trần Văn Khéo hay
- 25 -
các quán như nem nướng Thanh Vân, nhà hàng Hoa sứ, Sông Hậu, lẩu mắm Dạ Lý,
… làm cho mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực này ngày càng gay gắt.
II.2.1.3). Các tiện nghi thể thao, vui chơi giải trí và các tiện nghi khác:
Cần Thơ có hệ thống cơ sở thể thao, vui chơi giải trí tương đối phát triển gồm:
21 điểm vườn du lịch sinh thái, các cơ sở massage, phòng karaoke, 12 phòng họp
dùng cho hội nghị hội thảo quốc tế, chuyên đề với 2.000 ghế và các dịch vụ đờn ca
tài tử tại các khách sạn lớn,...
Bên cạnh đó, hệ thống các sân vận động, nhà thi đấu, công viên nước, bảo
tàng, công viên trong thành phố cũng đang thu hút được càng nhiều khách du lịch
trong nước và quốc tế đến tham quan.
II.2.1.4). Cơ sở hạ tầng:
- Đường bộ: Quốc lộ 1A đoạn chạy qua thành phố Cần Thơ dài 40 km là
tuyến giao thông huyết mạch nối Cần Thơ với thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh,
thành phố trong vùng và cả nước; quốc lộ 91 dài 30 km nối cảng Cần Thơ, sân bay
Trà Nóc, Khu công nghiệp Trà Nóc với quốc lộ 1A. Cùng với đó, thành phố cũng
đang xúc tiến xây dựng cầu Cần Thơ (nối Cần Thơ với thành phố Hồ Chí Minh và
các tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long), dự kiến hoàn thành vào
đầu năm 2010.

- Đường thuỷ: TP. Cần Thơ có ưu thế về giao thông đường thủy do vị trí nằm
bên bờ sông Hậu, một bộ phận của sông Mê-kông chảy qua 6 quốc gia, đặc biệt là
phần trung và hạ lưu chảy qua Lào, Thái Lan và Campuchia. Các tàu có trọng tải lớn
(trên 1.000 tấn) có thể đi các nước và đến thành phố Cần Thơ dễ dàng. Tuyến Cần
Thơ - Xà No - Cái Tư, là cầu nối quan trọng giữa TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Hậu Giang
và Cà Mau. Phà Cần Thơ qua sông Hậu rộng 1.840m nối liền Cần Thơ với Vĩnh
Long. Công ty vận tải biển có đội tàu viễn dương tổng trọng tải 2.000 tấn là phương
tiện chở hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng Cần Thơ.

×