Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quan hệ thương mại việt nam lào từ năm 1990 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------------------------

TRẦN THỊ HÀ HÒA

QUAN HỆ THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM - LÀO TỪ NĂM 1990 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Hà Nội - Năm 2010
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------------------------

TRẦN THỊ HÀ HÒA

QUAN HỆ THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM - LÀO TỪ NĂM 1990 ĐẾN NAY

Chuyên ngành
Mã số

: KTTG & QHKTQT
: 60 31 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THIÊN

Hà Nội - Năm 2010
2


Mục lục
Phần mở đầu................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 9
Chương 1:..................................................................................................................... 15
Cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ thương mại .................................................. 15
Việt Nam-Lào .............................................................................................................. 15
1.1 Cơ sở lý luận của quan hệ thương mại Việt Nam – Lào ............. 15
1.1.1 Những vấn đề cơ bản của thương mại quốc tế....................................... 15
1.1.1.1 Khái niệm và xu hướng của thương mại quốc tế .................... 15
1.1.1.2 Các học thuyết về thương mại quốc tế làm cơ sở phát triển quan
hệ thương mại giữa hai nước............................................................. 19
1.1.2 Vai trò của quan hệ thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế
của các quốc gia................................................................................................... 24
1.2 Cơ sở thực tiễn của quan hệ thương mại Việt Nam - Lào ........... 27
1.2.1 Liên kết kinh tế khu vực là một xu hướng tất yếu của quá trình phát
triển

27

1.2.2.1 ý nghĩa của vị trí thị trường tiếp nối - Vị trí địa- kinh tế của Lào
trong phát triển kinh tế. ..................................................................... 29
1.2.2.2 Lợi ích của Việt Nam trong quan hệ thương mại với Lào...... 31
1.2.3 Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển quan hệ thương mại

giữa Việt Nam với Lào ........................................................................................ 35
1.2.3.1 Những thuận lợi: ................................................................... 35
1.2.3.2 Những khó khăn: ................................................................... 38
Chương 2: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Lào từ năm 1990 đến nay44
2.1 Cơ sở pháp lý và chính sách thương mại của Việt Nam đối với Lào
44
2.1.1 Nội dung cơ bản của các Hiệp định và Thỏa Thuận hợp tác đã ký giữa
hai bên Việt Nam và Lào từ năm 1990 đến nay .............................................. 44
3


2.1.2 Chính sách thương mại của Việt Nam đối với Lào................................ 46
2.2 Thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam – Lào từ năm
1990 đến nay .........................................................................................
60
2.2.1 Giá trị và tốc độ tăng trưởng thương mại hàng hóa của hai nước ...... 61
2.2.2 Cơ cấu thương mại trong quan hệ thương mại Việt Nam và Lào ....... 65
2.2.3 Các hình thức thương mại hàng hóa giữa hai nước ............................. 73
2.3 Đánh giá chung thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam
với Lào từ năm 1990 đến nay ...................................................... 74
2.3.1 Những thành tựu đạt được ....................................................................... 75
2.3.2 Những tồn tại trong quan hệ thương mại hai nước .............................. 77
2.3.3 Các nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong quan hệ thương mại
hai nước ............................................................................................................ 81
Chương 3: Giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa việt nam với lào
....................................................................................................................................... 85
3.1. Quan điểm và định hướng của Việt Nam trong phát triển quan hệ
thương mại với Lào. ......................................................................... 85
3.1.1 Quan điểm phát triển ................................................................................. 85
3.1.2 Định hướng phát triển ............................................................................... 86

3.2. Triển vọng phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Lào ... 91
3.3. Các giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Lào đến năm
2020

94

3.3.1 Giải pháp về phía nhà nước ...................................................................... 94
3.3.1.1 Tạo hành lang pháp lý thơng thống cho hoạt động xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam sang Lào. ..................................................... 94
3.3.1.2 Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất giữa các cơ
quan quản lý trực tiếp và liên ngành. ................................................ 95

4


3.3.1.3 Xây dựng hệ thống chính sách thuế quan, tài chính, tín dụng
năng động, tăng cường cải cách hệ thống thanh tốn nhanh gọn, chính
xác phục vụ cho hoạt động thương mại. ............................................ 96
3.3.1.4 Đa dạng hóa mậu dịch biên giới, phát triển hệ thống biên giới
và quản lý hoạt động buôn bán qua đường biên giới. ........................ 98
3.3.1.5 Tăng cường công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại99
3.3.1.6 Đẩy mạnh hợp tác đầu tư gắn với thương mại ..................... 101
3.3.1.7 Tăng cường hợp tác về xây dựng cửa khẩu và các tuyến đường thông
thương. ............................................................................................. 102
3.3.1.8 Chú trọng công tác xúc tiến thương mại .............................. 103
3.3.2 Giải pháp về phía doanh nghiệp............................................................. 104
3.3.2.1 Đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh và có định hướng rõ
ràng về mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Lào ....................... 104
3.3.2.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
106

3.3.2.3 Xây dựng và mở rộng đa dạng các loại hình phân phối hàng
hóa
107
Kết luận ...................................................................................................................... 109
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 111

5


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh

Tiếng Việt

Assocication of Southeast

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á

1

ASEAN

2


WTO

3

GATT

4

EU

5

NAFTA

6

AFTA

ASEAN Free Trade Area

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

7

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội


8

FDI

Forein Direct Invesment

Đầu tư trực tiếp nước ngồi

9

USD

United States Dolars

Đơ La Mỹ

10

VND

Viet Nam Dongs

Đồng Việt Nam

11

LAK

Laos Kip


Kíp Lào

12

C/O

Certificate of original

Chứng nhận xuất xứ

13

VAT

Value Added Tax

Thuế giá trị gia tăng

14

MFN

Most fovoured nation

Nguyên tắc Tối Huệ Quốc

15

GMS


Greater Mekong Subregion

Tiểu vùng sông Mê Kông

16

EWEC

17

VCCI

Asia Nations
World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

General Agreement on

Hiệp ước chung về thuế quan và mậu

Tariffs And Trade

dịch

European Union

Liên minh châu âu

Nort American Free Trade

Agreement

East-WestEconomic

Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ

Hành lang kinh tế Đơng Tây

Corridor
Viet Nam chamber of

Phịng thương mại và cơng nghiệp

commerce and industry

Việt Nam

6


Danh mục các bảng biểu

Số hiệu bảng
Bảng 2.1

Bảng 2.2

Bảng 2.3

Bảng 2.4


Bảng 2.5

Bảng 2.6

Bảng 2.7
Bảng 2.8

Tên bảng
Thống kê kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu giữa
Lào và Việt Nam giai đoạn 1991 -2000
Thống kê kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu giữa
Việt Nam và Lào giai đoạn 2001 -2009
Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam
sang Lào thời kỳ 1991- 1995
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam
sang Lào năm 1993
Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu
của Việt Nam sang Lào năm 2007
Thống kê mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Lào
quý I năm 2010
Số lượng xe máy nhập khẩu qua các năm 1994 1998
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu năm 2007

7

Trang
51

54


56

57

58

59

60
61


Danh mục các biểu đồ
Số hiệu biểu đồ
Biểu đồ: 1.1
Biểu đồ 2.1
Biểu đồ 2.2
Biểu đồ 2.3
Biểu đồ 2.4
Biểu đồ 2.5

Tên biểu đồ
Biểu đồ đất nước Lào và Việt Nam
Thống kê kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu giữa Lào
và Việt Nam giai đoạn 1991 -2000
Thống kê kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt
Nam và Lào giai đoạn 2001 -2009
Kim ngạch nhập khẩu hai nhóm hàng chính từ Lào
giai đoạn 2005 -2009 và quý I năm 2010

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước
ASEAN năm 2009
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam sang các nước
ASEAN năm 2009

8

Trang
52
54

54

61

66

67


Mở đầU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế tồn cầu hóa, việc liên kết giữa các quốc gia, khu vực trở nên
cần thiết và có tính tất yếu. Các nền kinh tế ngày một gắn bó, tùy thuộc lẫn nhau,
tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, các thể chế đa phương và song phương có vai
trị ngày càng tăng cùng với sự phát triển của ý thức độc lập dân tộc tự chủ, tự
cường của các dân tộc. Trong bối cảnh đó, hịa bình ổn định và hợp tác để cùng
nhau phát triển đã và đang trở thành yêu cầu bức xúc đối với các dân tộc và quốc
gia trên thế giới. Các nước giành ưu tiên cho phát triển kinh tế cần có mơi trường
hịa bình ổn định và thực hiện chính sách mở cửa.

Thương mại quốc tế là lĩnh vực kinh tế quan trọng, đóng góp to lớn cho sự
tăng trưởng kinh tế quốc dân. Sự ảnh hưởng của lĩnh vực này ngày càng được lan
rộng và có chiều sâu đối với các nền kinh tế nói chung và Việt Nam nói riêng, đặc
biệt là khi Việt Nam đã trở thành một thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO), Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển song cũng phải đối mặt với nhiều
thách thức và sức ép cạnh tranh gay gắt của thị trường, với các đối thủ mạnh hơn
gấp bội trong một mơi trường quốc tế nhiều biến động, khó dự đốn và có độ rủi ro
cao. Chính vì vậy, hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhận định, đã đến lúc
Việt Nam cần chủ động liên kết hợp tác với các nước, mà trước hết là nước láng
giềng thân cận như đất nước Lào.
“Việt – Lào hai nước anh em” là suy nghĩ vốn đã ăn sâu vào trong tâm trí
của từng người dân mỗi nước, với sự hiểu biết và cảm thông lẫn nhau, từng đồng
cam cộng khổ trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ.
Việt Nam và Lào có nhiều thuận lợi trong thời đại mới cùng nhau chung sức phát
triển kinh tế đất nước, từng bước cộng tác phát triển kinh tế nói chung, đặc biệt là
phát triển quan hệ thương mại của hai nước nói riêng. Trong thời điểm hiện nay xây
dựng và củng cố quan hệ thương mại tốt là bước đệm giúp cả hai đất nước có cơ hội

9


cải thiện nền kinh tế tăng trưởng vững bền, củng cố nền độc lập dân tộc, nhờ đó
nâng cao được vị trí trên trường quốc tế.
Thực tế cho thấy mối quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam và Lào đã
được Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Chủ Tịch Cay – Xỏn Phôm Vi Hẳn cùng các thế
hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công gây dựng, vun đắp, trải qua thử
thách của thời gian, không ngừng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Đại
hội lần thứ X của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Đại hội lần thứ VIII của Đảng
Nhân Dân Cách Mạng Lào tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới, phát triển
kinh tế, đặc biệt coi trọng và không ngừng tăng cường quan hệ hợp tác Việt –

Lào, coi đó là quy luật phát triển, nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc của mỗi nước. Hai bên đã và đang tích cực triển khai
Hiệp định hợp tác giữa hai Chính Phủ năm 2006, chương trình hợp tác hai nước
giai đoạn 2006-2010, Tuyên bố chung Việt Nam – Lào nhân chuyến viếng thăm
hữu nghị chính thức Việt Nam của đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước Chum
–ma-ly Xay –nha-xôn (tháng 6/2006). Những thỏa thuận đạt được trong chuyến
thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Thủ tướng Bua – xôn Búp – Phả - Văn
(tháng 8/2006) có ý nghĩa hết sức quan trọng. Hai bên đã xác định phương
hướng và biện pháp cụ thể tiếp tục đổi mới phương thức hợp tác, phát huy thế
mạnh và tiềm năng của mỗi nước, dành cho nhau những ưu tiên, ưu đãi, tạo
thuận lợi thúc đẩy hợp tác toàn diện trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, nhất trí
khuyến khích mở rộng quan hệ giữa các địa phương ở khu vực biên giới hai
nước, nhằm xây dựng biên giới chung thành khu vực phát triển vững chắc…
Thực tế cho thấy, tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn lớn, sự hợp tác
đang trên đà phát triển nhưng kết quả đạt được chưa nhiều và chưa thực sự tương
xứng với tiềm năng cũng như mong đợi của Chính phủ và nhân dân hai nước.
Với nhận thức như trên và mong muốn có được đóng góp nhỏ đẩy nhanh q
trình phát triển thương mại của hai nước,tôi mạnh dạn chọn đề tài “Quan hệ
thương mại Việt Nam – Lào từ năm 1990 đến nay” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp.

10


2. Tình hình nghiên cứu
Xuất phát từ chủ chương, nhận định của Đảng và Nhà nước trong phát triển
quan hệ thương mại Việt Nam - Lào thì việc nghiên cứu đã được chú ý nhưng mức
độ ưu tiên, quan tâm nghiên cứu chưa đủ và chưa đúng tầm.
Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài: Bao gồm các tác phẩm bằng tiếng nước
ngồi(tiếng Anh). Tài liệu tìm thấy về Lào bằng tiếng Anh chủ yếu là các nghiên

cứu về văn hóa, lịch sử, con người đất nước Lào. Trong các tác phẩm tìm được có
nội dung chỉ đề cập sơ qua vấn đề kinh tế của Lào, các tác phẩm này không được
coi là tài liệu tham khảo phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài “Quan hệ thương
mại Việt Nam – Lào từ năm 1990 đến nay”.
Tình hình nghiên cứu ở trong nước: Mặc dù đã có chiều dài cùng nhau gắn
bó với nước láng giềng thân thiết Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào. Song mức tập
trung đầu tư nghiên cứu các vấn đề khoa học liên quan đến Lào chưa được ngang
tầm. Lượng tài liệu nghiên cứu về đề tài kinh tế của đất nước Lào còn q ít, nội
dung các tài liệu tìm được lại ở mức rất sơ sài. Tài liệu trong lĩnh vực ngoại giao,
kinh tế giữa Lào và Việt Nam mà tác giả tìm thấy có giá trị phục vụ cho việc nghiên
cứu đề tài là:
Đề tài – Mã số:2001 -78 -054,“Một số giải pháp phát triển thương mại
hàng hóa Việt – Lào qua biên giới trên bộ thời kỳ 2005” của Tiến sĩ Nguyễn Văn
Lịch thuộc Viện nghiên cứu thương mại, Bộ Thương Mại. Tài liệu này đã nêu
được tình hình thương mại biên giới trên bộ giữa Việt Nam - Lào thời kỳ 2001 2005, đồng thời tài liệu cũng chỉ ra được những thuận lợi, khó khăn. Nêu lên
được những triển vọng và đưa ra một số giải pháp giúp Việt Nam – Lào nâng cao
kim ngạch thương mại biên giới trong tương lai. Tuy vậy, tài liệu mới chỉ dừng
lại ở việc phân tích các số liệu cơ bản của kim ngạch thương mại biên giới giữa
hai nước trên bộ thời kỳ 2001 -2005 mà chưa có được nội dung toàn diện về hoạt
động thương mại của hai nước.
Một cuốn sách có nhiều giá trị làm tài liệu nghiên cứu cho đề tài của tác giả
là:”Hợp tác Lào – Việt trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, TL-1203”của tác giả

11


Từ Thanh Thủy. Tài liệu đã nêu được nội dung khá toàn diện về mối quan hệ của
Lào và Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Nội dung sách đã trình bày
được các thành tựu và hạn chế, cũng như những mục tiêu trong vấn đề hợp tác Việt
Nam và Lào. Tuy vậy, tài liệu này hiện nay đã cũ và cịn rất ít tính thời sự.

Ngồi hai cuốn tài liệu có nghiên cứu khá sâu như trên mà tác giả tìm thấy
thì các tài liệu cịn lại tìm được chủ yếu là những bài báo, bài viết xã luận được
đăng rải rác trên các báo và tạp chí: Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Nghiên cứu Đơng
Nam á, Tạp chí Nghiên Cứu Thế Giới…Trong số những bài viết đã tham khảo có
một số bài viết mang tính bao quát hơn cả về các vấn đề kinh tế, thương mại, đầu tư,
quan hệ giữa Việt Nam và Lào là:
“25 năm hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật Việt Nam – Lào” là bài
viết của tác giả Vũ Công Quý, Viện nghiên cứu Đông Nam á, số 3 năm 2002 đã nêu
được khái quát về quá trình hợp tác các mặt kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa
Lào và Việt Nam giai đoạn 1977 -1985. Bài viết giúp người nghiên cứu sau hình
dung được lĩnh vực hợp tác của Việt nam trong gần mười năm(1977-1985).
Thứ hai là bài viết “Quan hệ đặc biệt Việt – Lào- Thành tựu và triển vọng”
của Tiến sĩ Vũ Dương Huân đăng trên tạp chí Nghiên cứu Quốc Tế số 3, năm 2002.
Bài viết đã nêu được đặc điểm và cơ sở quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam – Lào trong
hai giai đoạn (1945 -1954) và (1954 -1975). Bài viết cũng chỉ ra được thành tựu,
hạn chế, tồn tại trong mối quan hệ của hai nước trong hai giai đoạn nói trên
Thêm nữa bài viết”Bước đầu tìm hiểu về quan hệ hợp tác tồn diện giữa hai
nước Việt Nam và Lào trong thời kỳ đổi mới” của tác giả Đặng Thanh Toán, Nguyễn Thị
Phương Nam đăng trên số 2, Tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam á năm 2002. Bài viết đã
nêu lên được dẫn chứng cụ thể về tiến trình và lĩnh vực hợp tác của hai nước Việt Nam –
Lào trong giai đoạn 1986 -2000 thông qua danh sách các Hiệp định đã ký kết giữa Lào
và Việt Nam. Tuy nhiên, bài viết mới chỉ dừng lại ở việc nêu lên các danh sách Hiệp
định chứ chưa có sự phân tích nội dung của các Hiệp định.
Các bài viết còn lại là các bài viết ngắn đề cập đến một khía cạnh liên quan
đến thương mại Việt Nam – Lào. Chẳng hạn như, tình hình xuất nhập khẩu hàng
hóa qua biên giới Việt Nam – Lào, ý nghĩa vị trí tiếp nối của thị trường Lào trong

12



khu vực ….Tuy nhiên, các bài viết này nội dung còn mỏng, giai đoạn nghiên cứu
ngắn và hiện tại đã thiếu đi tính thời sự.
Tóm lại, các tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam về tình hình kinh tế, quan hệ
thương mại, quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Lào cho đến nay vẫn rất ít, chưa có
nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu. Và cho đến thời điểm này chưa
có đề tài nghiên cứu khoa học nào về vấn đề “Quan hệ thương mại Việt Nam –
Lào từ năm 1990 đến nay”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trong luận văn này người viết hướng đến mục đích nghiên cứu chính là:
- Đưa ra các giải pháp nhằm củng cố, thúc đẩy và nâng cao quan hệ hợp tác
thương mại Việt Nam – Lào trong bối cảnh mới
3.2

Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của quan thương mại Việt Nam – Lào
- Phân tích thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Lào
- Đánh giá những thành tựu và hạn chế của quan hệ thương mại Việt Nam –

Lào từ năm 1990 đến nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Quan hệ thương mại hàng hóa Việt
Nam – Lào.
4.1 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi khơng gian: Hoạt động thương mại hàng hóa của Việt Nam và Lào
đứng trên góc nhìn từ phía Việt Nam trong quan hệ với Lào.
- Phạm vi thời gian: Tập trung nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam –
Lào từ năm 1990 đến nay. Vì Đảng và nhà nước hai Quốc gia Việt Nam và Lào đã
đề ra chính sách tiến hành đổi mới (1986) bắt đầu từ Đại Hội Đảng lần thứ VI của
Việt Nam và Đại Hội Đảng lần thứ IV của Lào. Hai Đảng và Nhà nước đã đề ra

mục tiêu đổi mới toàn diện trên các lĩnh vực được đánh dấu bằng hàng loạt các Hiệp
định được ký kết giữa hai bên: Hiệp định về quy chế biên giới (1990), Hiệp định

13


thương mại và du lịch (1991-1995), Hiệp định quá cảnh hàng hóa (23/04/1994),
Hiệp định khuyến khích bảo hộ đầu tư (14/01/1996), Hiệp định tránh đánh thuế hai
lần (14/01/1996), Hiệp định bổ sung và sửa đổi quy chế biên giới (08/1977), đặc
biệt từ năm 1990 trở về sau là mốc đánh dấu chấm dứt thời kỳ hàng đổi hàng giữa
hai Chính Phủ….Đã cho thấy mối quan hệ thời kỳ sau năm 1990 có nhiều nét đặc
biệt hơn so với thời gian trước.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:

 Phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải, quy nạp được sử dụng nhằm
nêu rõ quá trình hợp tác phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Lào.

 Phương pháp so sánh cũng được luận văn sử dụng để làm nổi bật những
thuận lợi và khó khăn trong cơng việc triển khai quan hệ hợp tác thương mại với
Lào. Đồng thời, phương pháp thống kê được sử dụng như là một công cụ phân tích
số liệu minh chứng cho các vấn đề nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới của luận văn

 Luận văn hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về phát triển thương mại giữa
Việt Nam và Lào trong xu hướng khu vực hóa và tồn cầu hóa. Bên cạnh những cơ sở
lý thuyết mang tính kinh điển, quan hệ thương mại Việt Nam Lào còn được xác lập
trên cơ sở vị thế Địa – Chính trị và Địa – Kinh tế của Việt Nam trong khu vực ASEAN.

 Đánh giá thực trạng phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước Việt
Nam và Lào, làm rõ những hạn chế, chỉ ra các nguyên nhân. Trên cơ sở lý luận và

thực tiễn, luận văn đã khẳng định tiềm năng và lợi ích của sự phát triển quan hệ
thương mại Việt Nam – Lào trong bối cảnh mới.

 Đưa ra các gợi ý giải pháp chủ yếu để cải thiện và nâng cao hoạt động
thương mại giữa Việt Nam và Lào.
7. Kết cấu, nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận văn được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển QHTM Việt Nam –Lào
Chương 2: Thực trạng QHTM Việt Nam Lào từ năm 1990 đến nay
Chương 3: Giải pháp phát triển QHTM Việt Nam – Lào

14


Chƣơng 1
Cơ sở lý luận và thực tiễn của
quan hệ thƣơng mại Việt Nam-Lào

1.1

Cơ sở lý luận của quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Lào

1.1.1 Những vấn đề cơ bản của thương mại quốc tế
1.1.1.1 Khái niệm và xu hướng của thương mại quốc tế
- Khái niệm thương mại quốc tế
Thuật ngữ kinh doanh đã được Aristot sử dụng vào những năm 380 -332
trước công nguyên và được dùng trong thời kỳ Hy Lạp. Sự phát triển nền văn minh
của loài người đã gắn liền với các hoạt động bn bán. Quan hệ trao đổi hàng hóa
nội bộ, trong từng buôn làng, từng vùng đã dần dần được mở rộng ra khỏi phạm vi

quốc gia. Đây là hình thức của quan hệ thương mại quốc tế. Hoạt động thương mại
quốc tế là một tất yếu lịch sử, mang tính khách quan. Khi nghiên cứu “Tư Bản” Các
Mác đã định nghĩa “Thương mại quốc tế là sự mở rộng hoạt động thương mại ra
khỏi phạm vi một nước. Đó là lĩnh vực trao đổi hàng hóa trên thị trường thế giới.
Thông qua hoạt động thương mại quốc tế, các nước bn bán những hàng hóa
dịch vụ để thu lợi nhuận”
Thương mại quốc tế là một hoạt động nằm trong khâu lưu thơng hàng hóa.
Từ xưa người ta đã biết nhiều đến sự trao đổi hàng hóa giữa các nước thơng qua các
hoạt động mua và bán qua biên giới mà sau này gọi là hoạt động ngoại thương. Sau
chiến tranh thế giới thứ hai trật tự kinh tế, chính trị của thế giới đã được sắp đặt lại
cùng với thành tựu rực rỡ về khoa học kỹ thuật và công nghệ đã dẫn đến sự phát
triển đa dạng các hình thức quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước. Khái niệm
kinh tế đối ngoại đã ra đời để chỉ các hoạt động đó. Khái niệm này chủ yếu được
các nước có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sử dụng, nó bao gồm các hoạt động
khác nhau như ngoại thương, hợp tác quốc tế về đầu tư và thu hút nguồn vốn đầu tư
của nước ngoài, hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ và các hoạt động thu ngoại
tệ khác... Khái niệm thương mại quốc tế có nội dung rộng hơn khái niệm ngoại

15


thương, khơng chỉ bao gồm các hàng hóa hữu hình mà còn bao gồm các dịch vụ liên
quan đến hàng hóa thơng thường như dịch vụ và kỹ thuật, mua bán phát minh sáng
chế, dịch vụ vận tải, thương mại... Khái niệm thương mại quốc tế được dùng nhiều
nhất cùng với sự hình thành của GATT và ngày nay là WTO. Khái niệm này gắn
liền với nội dung điều chỉnh của GATT đó là thương mại quốc tế. Khi GATT được
thành lập từ năm 1948, Hiệp ước này chủ yếu điều tiết thương mại hàng hóa hữu
hình. Từ đó tới nay, thương mại quốc tế đã phát triển nhanh chóng, mở rộng sang cả
lĩnh vực dịch vụ như: Bảo hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, du lịch, xây dựng,
tư vấn... Các loại hình dịch vụ này, cùng với các vấn đề thương mại trong đầu tư và

bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại, đã phát triển nhanh chóng trở
thành một bộ phận quan trọng của thương mại quốc tế. GATT đã khơng cịn đáp
ứng được với thực tiễn thương mại thế giới và đến năm 1995 WTO ra đời theo Hiệp
Định Marrakesh[38]. WTO hoạt động dựa trên một bộ các luật lệ và quy tắc điều
chỉnh các lĩnh vực thương mại quốc tế. Tất cả đều được xây dựng trên cơ sở các
nguyên tắc cơ bản như: thương mại khơng có sự phân biệt đối xử, chỉ bảo hộ bằng
thuế quan, tạo dựng một nền tảng ổn định cho thương mại. Thương mại ngày càng
tự do hơn thông qua đàm phán... nhằm phát triển hơn nữa các quan hệ thương mại
quốc tế, đẩy mạnh tự do hóa thương mại tồn cầu.
Từ 1/1/1995, với sự ra đời của tổ chức Thương mại Thế giới, khái niệm
thương mại quốc tế đã được chuẩn hóa và được sử dụng rộng rãi hơn. Ngày nay
khái niệm thương mại quốc tế được hiểu là “Thương mại quốc tế là q trình
trao đổi hàng hóa, dịch vụ (hàng hóa hữu hình và hàng hóa vơ hình) giữa các
nước thơng qua mua bán, lấy tiền làm môi giới, nhằm mục đích kinh tế và lợi
nhuận”. Cách định nghĩa này được sử dụng nhiều nhất khi xem xét dựa vào các
chức năng của thương mại quốc tế. Vai trò của thương mại như chiếc cầu nối
giữa cung, cầu hàng hóa, dịch vụ xét về số lượng, chất lượng và thời gian sản
xuất. Trong nhiều trường hợp, trao đổi hàng hóa và dịch vụ được đi kèm với việc
trao đổi các yếu tố sản xuất như lao động và vốn, đặc biệt trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế.

16


Cơ sở của quan hệ thương mại quốc tế là do yêu cầu khách quan của sự
phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất thế giới mà nền tảng của nó dựa trên
sự phân cơng lao động quốc tế. Quan hệ thương mại quốc tế là toàn bộ các hoạt
động trao đổi, hợp tác giữa các quốc gia, các khối liên kết trong lĩnh vực
thương mại dựa trên cơ sở các hiệp định thương mại, các cam kết thương mại
song phương và đa phương. Ngày nay, các quốc gia phát triển theo xu hướng

tồn cầu hóa cùng nhau hội nhập và phát triển. Việc tăng cường phát triển các
mối quan hệ thương mại quốc tế là yêu cầu cấp thiết và tất yếu. Phát triển quan
hệ thương mại quốc tế chính là tăng cường các hoạt động giữa các quốc gia
trong khu vực và trên toàn thế giới.
Lý thuyết lợi thế tuyệt đối là một căn cứ để mỗi quốc gia đánh giá khả năng
tham gia thương mại quốc tế với các quốc gia có cơ cấu kinh tế khác biệt, hay là
giữa các quốc gia có cơ cấu kinh tế bổ sung nhau. Lý thuyết này không chỉ đưa ra
những hướng chun mơn hóa, trao đổi giữa các quốc gia, mà cịn là cơng cụ để các
quốc gia tăng sự giàu có của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, lợi thế tuyệt đối của mỗi
quốc gia không có nhiều, có những quốc gia hồn tồn khơng có lợi thế tuyệt đối so
với quốc gia khác và đại bộ phận nền thương mại thế giới là sự hợp tác quốc tế
không phải chỉ dựa trên lợi thế tuyệt đối mà phải dựa trên lợi thế bao quát hơn. Đó
là lợi thế tương đối hay lợi thế so sánh.
- Xu hướng của thương mại quốc tế
Những năm gần đây tình hình kinh tế thế giới có nhiều thay đổi kéo theo sự thay
đổi của xu hướng thương mại quốc tế, được thể hiện rõ nhất qua các đặc điểm sau:
Thương mại quốc tế những năm gần đây có xu hướng tăng với tốc độ nhanh,
cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền sản xuất, điều đó đưa đến tỷ trọng kim ngạch ngoại
thương trong tổng sản phẩm quốc dân của mỗi quốc gia ngày càng lớn, thể hiện mức
độ mở cửa gia tăng của nền kinh tế mỗi quốc gia ra thị trường thế giới.
Tốc độ tăng trưởng của thương mại quốc tế “vơ hình” nhanh hơn tốc độ tăng
trưởng “hữu hình” thể hiện ở sự biến đổi sâu sắc trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu hàng

17


xuất nhập khẩu của mỗi quốc gia. Điều này đã kéo theo nhiều quốc gia đang có sự
đầu tư phát triển nhiều lĩnh vực dịch vụ.
Cơ cấu mặt hàng trong thương mại quốc tế cũng có những thay đổi sâu sắc với
những xu hướng chính sau:

Giảm đáng kể tỷ trọng của nhóm hàng nguyên vật liệu, tăng nhanh tỷ trọng của
dầu mỏ và khí đốt.
Giảm tỷ trọng hàng thơ, tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm công nghiệp chế tạo, nhất
là máy móc, thiết bị và những mặt hàng tinh chế.
Giảm tỷ trọng buôn bán những mặt hàng chứa đựng nhiều lao động giản đơn, tăng
nhanh những mặt hàng kết tinh lao động thành thạo, lao động phức tạp.
Tỷ trọng buôn bán những mặt hàng chứa đựng hàm lượng vốn lớn, công nghệ
cao tăng nhanh.
Sự phát triển của nền thương mại thế giới ngày càng mở rộng, phạm vi và
phương thức cạnh tranh với nhiều công cụ khác nhau, không những về mặt chất
lượng, giá cả, mà còn về điều kiện giao hàng, bao bì, mẫu mã, thời hạn thanh tốn,
các dịch vụ sau bán hàng… và các tiêu chuẩn khác gắn với trách nhiệm xã hội và
quyền lợi người tiêu dùng.
Trình độ phát triển của các quan hệ thị trường càng cao, càng mở rộng phạm
vi thị trường sang các lĩnh vực tài chính- tiền tệ. Cơng cụ tài chính – tiền tệ ngày
càng đóng vai trị quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế.
Đi đôi với các quan hệ mậu dịch, sự phân công lao động quốc tế, hợp tác đầu
tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ …ngày càng đa dạng, phong
phú, bổ sung cho nhau, thúc đẩy nhau phát triển.
Chu kỳ sống của từng loại sản phẩm ngày càng được rút ngắn, việc đổi mới
thiết bị, đổi mới công nghệ, đổi mới mẫu mã hàng hóa diễn ra liên tục, địi hỏi các
doanh nghiệp phải năng động, nhạy bén khi gia nhập thị trường thế giới. Các sản
phẩm có hàm lượng khoa học và cơng nghệ cao có sức cạnh tranh mạnh mẽ trong
khi các sản phẩm nguyên liệu thô ngày càng mất giá, kém sức cạnh tranh.

18


Sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế một mặt thúc đẩy tự do hóa
thương mại song phương. Mặt khác, giữa các khối liên kết kinh tế cũng hình thành

các hàng rào mở, yêu cầu bảo hộ mậu dịch ngày càng tinh vi hơn.
1.1.1.2 Các học thuyết về thương mại quốc tế làm cơ sở phát triển quan hệ
thương mại giữa hai nước
Lý thuyết giải thích cơ sở và vai trò của thương mại quốc tế được khái quát
từ lý thuyết của trường phái trọng thương, với đại diện là Thomas Mun. Ông cho
rằng tiền tệ là tiêu chuẩn cơ bản của của cải quốc gia, hàng hóa chỉ là phương tiện
để tăng tiền tệ thơng qua hoạt động ngoại thương và đặc biệt là vai trò bảo hộ của
nhà nước trong hoạt động ngoại thương.
Đến lý thuyết “Lợi thế tuyệt đối”, mà đại diện là Adam Smith. Trong tác
phẩm “Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân giàu có của các dân tộc”(năm
1776). Ơng cho rằng nguồn gốc của thương mại quốc tế bắt nguồn từ ngun tắc
phân cơng lao động. Ơng là nhà kinh tế học đầu tiên trên thế giới nhận thức được
vai trò của sự chun mơn hóa mà ơng gọi là phân cơng quốc tế. Trong đó, tiến
bộ kỹ thuật và đầu tư với tư cách là những động lực phát triển kinh tế. Adam
Smith đã phát triển học thuyết “Lợi thế tuyệt đối”. Ơng cho rằng, mỗi quốc gia
cần chun mơn hóa những ngành sản xuất có “Lợi thế tuyệt đối”. Theo ông,
điều kiện tự nhiên ở mỗi quốc gia sẽ quyết định quốc gia đó chun mơn hóa sản
xuất những mặt hàng mà mình có lợi thế, sẽ quyết định cơ cấu của mậu dịch
quốc tế. Ông ủng hộ tự do kinh doanh. Vì theo ơng, mỗi cá nhân và doanh
nghiệp đều có mục đích thu lợi nhuận tối đa. Do vậy, cho phép tự do kinh doanh
sẽ đem lại lợi ích cho tồn xã hội.
Như vậy, lợi thế tuyệt đối có thể đạt được cho nền kinh tế quốc dân thông
qua nguyên tắc phân công lao động quốc tế. Nếu một quốc gia tập trung sản xuất và
xuất khẩu những loại hàng hóa mà chi phí lao động xã hội để sản xuất ra chúng nhỏ
hơn chi phí lao động trung bình quốc tế và nhập khẩu những hàng hóa mà việc sản
xuất ra chúng tốn nhiều chi phí hơn mức trung bình quốc tế.

19



Thực tế cho thấy, lợi thế tuyệt đối của mỗi quốc gia khơng có nhiều. Đại bộ
phận nền thương mại thế giới và sự hợp tác quốc tế không phải chỉ dựa trên lợi thế
tuyệt đối mà còn dựa trên lợi thế bao quát hơn đó là lợi thế so sánh.
Năm 1815, trong tác phẩm “Tiểu luận về buôn bán ngoại thương ngũ cốc”
nhà kinh tế học R.Forrens đã phát triển tư tưởng “Lợi thế tuyệt đối” thành tư tưởng
“Lợi thế tương đối” hay “Lợi thế so sánh”. Hai năm sau (1817) D.Ricardo lại phát
triển tư tưởng “Lợi thế so sánh” thành thuyết “Lợi thế so sánh”. Hay còn được gọi
là quy luật “Lợi thế tương đối” trong tác phẩm“Những ngun lý của kinh tế chính
trị học”. Ơng lập luận, nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với quốc gia khác
trong xuất khẩu hầu hết các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào
thương mại quốc tế và quốc gia này sẽ chun mơn hóa sản xuất và xuất khẩu các
loại hàng hóa mà việc sản xuất ra chúng có ít bất lợi nhất (hàng hóa có lợi thế tương
đối), nhập khẩu những loại hàng hóa mà việc sản xuất ra chúng có bất lợi lớn nhất
(hàng hóa khơng có lợi thế tương đối).
Cơ sở của lý thuyết lợi thế so sánh chính là luận điểm của D.Ricardo về sự
khác biệt giữa các nước không chỉ về điều kiện tự nhiên mà cịn về điều kiện sản
xuất nói chung. Điều đó có nghĩa là về nguyên tắc, bất kỳ quốc gia nào cũng có thể
tiến hành sản xuất mọi sản phẩm, dù có hay khơng có những điều kiện tự nhiên, khí
hậu phù hợp. D.Ricardo khi nghiên cứu quy luật về lợi thế tương đối đã dựa trên
hàng loạt các giả thiết đơn giản hóa lý thuyết giá trị lao động để chứng minh. Song
trên thực tế, những ngành sản xuất khác nhau sẽ có cơ cấu lao động khác nhau. Việc
so sánh hàm lượng lao động của những mặt hàng khác nhau sẽ đưa ra những sai
lệch về giá trị tương đối. Bởi vì, việc sản xuất ra những mặt hàng đòi hỏi tỷ trọng
khác nhau về các yếu tố sản xuất.
Vận dụng lý thuyết “Chi phí cơ hội” Haberler đã nghiên cứu về thương mại
quốc tế. Theo lập luận của Heberler, quy luật lợi thế tương đối đôi khi được coi là
quy luật chi phí cơ hội. Theo lý thuyết này,“Chi phí cơ hội của một hàng hóa là số
lượng các hàng hóa khác phải cắt giảm để có được thêm các nguồn tài nguyên để
sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa đó”[3, tr69]. Như vậy, quốc gia nào có chi phí
cơ hội thấp trong sản xuất một mặt hàng nào đó thì có lợi thế tương đối trong việc


20


sản xuất hàng hóa đó. Chính sự so sánh chi phí sản xuất của sản phẩm này với chi
phí sản xuất của sản phẩm khác đã cho phép kết luận rằng, một quốc gia không nên
sản xuất tất cả mọi sản phẩm, mà chỉ nên tập trung vào sản xuất một số sản phẩm có
chi phí thấp nhất. Thơng qua việc mở rộng sản xuất các sản phẩm chuyên môn hóa,
các nước có thể trao đổi những sản phẩm của mình với nhau. Theo nội dung của
thuyết “Lợi thế so sánh” chun mơn hóa khơng nhất thiết địi hỏi có “Lợi thế tuyệt
đối” nó chỉ địi hỏi đạt được “Lợi thế tương đối”.
Vào những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, dưới tác động của nhiều nhân tố, trước
hết là cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, kinh tế thế giới và phân cơng lao động quốc
tế có nhiều sự biến đổi sâu sắc. Vào hai thời gian khác nhau, năm 1919 nhà kinh tế học
E.Heckekcher và năm 1939 nhà kinh tế học B.Ohlin đã cùng nghiên cứu và hoàn chỉnh
lý thuyết “Lợi thế so sánh”. Hai ông đã cùng chỉ ra cơ chế hoạt động của quy luật “Lợi
thế tương đối” bằng định lý sự cân bằng giá cả của các yếu tố sản xuất. Hai ông đã bổ
sung một mơ hình mới, trong đó đề cập đến hai yếu tố đầu vào là lao động và vốn với
những giả thiết của mơ hình như sau: Có hai quốc gia cùng sản xuất hai loại hàng hóa
X và Y bằng hai yếu tố sản xuất là lao động và vốn, cùng một kỹ thuật cơng nghệ như
nhau. Hàng hóa X là loại hàng hóa sử dụng nhiều lao động và hàng hóa Y là hàng hóa
sử dụng nhiều vốn, khơng có sự chun mơn hóa trong sản xuất. Đồng thời thị trường
hàng hóa và thị trường yếu tố sản xuất là các thị trường cạnh tranh hồn hảo, có sự
dịch chuyển linh hoạt của các yếu tố sản xuất trong phạm vi một quốc gia nhưng khơng
có sự chuyển dịch trong phạm vi quốc tế. Trong mơ hình khơng xét đến các chi phí vận
tải, thuế nhập khẩu hoặc các trở ngại khác cho hoạt động thương mại quốc tế tự do và
giả định tài nguyên được sử dụng triệt để ở cả hai quốc gia [3, tr73].
Với những giả định như trên, định lý Heckcher - Ohlin (H-O) được phát biểu
như sau: “Một nước sẽ xuất khẩu loại hàng hóa mà việc sản xuất nó cần sử dụng
nhiều yếu tố rẻ và tương đối phong phú ở nước đó và nhập khẩu loại hàng hóa mà

việc sản xuất nó cần nhiều yếu tố đắt và tương đối hiếm ở nước đó. Nói vắn tắt, một
nước tương đối giàu lao động sẽ xuất khẩu hàng hóa sử dụng nhiều lao động và
nhập khẩu hàng hóa sử dụng nhiều vốn”. Theo sự phân tích như trên, quốc gia thứ

21


nhất sẽ xuất khẩu hàng hóa X, vì hàng hóa X sử dụng nhiều lao động và quốc gia
thứ hai sẽ xuất khẩu hàng hóa Y. Về bản chất, học thuyết của Heckcher - Ohlin căn
cứ vào sự khác biệt giá cả tương đối của các yếu tố sản xuất là nguyên nhân dẫn đến
sự khác biệt về giá cả tương đối của hàng hóa giữa các quốc gia để giải thích về
nguồn gốc của thương mại quốc tế.
Theo Heckcher - Ohlin các yếu tố sản xuất bao gồm lao động, đất đai và tư
bản. Căn cứ vào các yếu tố sản xuất, ngày nay các ngành kinh tế được phân ra bốn
loại: ngành có hàm lượng lao động cao, ngành có hàm lượng vật liệu cao, ngành có
hàm lượng vốn cao và ngành có hàm lượng khoa học cơng nghệ cao. Cũng căn cứ
vào các yếu tố sản xuất, các quốc gia được chia thành hai nhóm chính. Nhóm thứ
nhất là nhóm các quốc gia có lợi thế về nguồn lao động và điều kiện tự nhiên như
đất đai, tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, nhóm thứ hai là nhóm các quốc gia
có lợi thế về vốn, khoa học và công nghệ.
Trong xu hướng phát triển của nền kinh tế, thương mại thế giới hiện đại ngày
nay, luận thuyết về “Lợi thế so sánh” vẫn cần được tiếp tục vận dụng một cách đầy
đủ và phát triển sâu thêm. Đây là luận thuyết có căn cứ khoa học, nó đã được thực
tế kiểm nghiệm và cần được tiếp tục nghiên cứu vận dụng một cách sáng tạo vào
điều kiện cụ thể của nước ta trong quá trình đổi mới, hồn thiện các chính sách
trong quan hệ thương mại quốc tế. Trong quá trình này, cần phải xem xét tính tốn
đến các yếu tố quan trọng như sự phát triển của xu hướng tự do hóa thương mại,
vấn đề cạnh tranh giữa các quốc gia có cùng lợi thế, lợi ích của đối tác trong quan
hệ thương mại song phương... Đây là những căn cứ quan trọng trong việc nghiên
cứu chuyển dịch cơ cấu xuất và nhập khẩu những hàng hóa, dịch vụ, trong việc xem

xét các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngồi.
Những phân tích trên đây cho thấy, sự khác biệt về nguồn lực là nguồn gốc
của thương mại giữa các nước và là cơ sở cho nhu cầu phát triển quan hệ thương
mại quốc tế. Với một nguồn lực riêng lẻ, tương đối phong phú, việc sản xuất ra các
sản phẩm sử dụng nhiều loại nguồn lực rẻ cũng sẽ có giá rẻ hơn. Do vậy, đất nước
có lợi thế về nguồn lực rẻ sẽ hướng tới xuất khẩu những sản phẩm mà việc sản xuất
ra chúng có sử dụng các nguồn lực phong phú hơn những nước khác. Tuy nhiên, có

22


được nguồn lực chỉ là một nửa của vấn đề phát triển, nửa còn lại là phân phối nguồn
lực và tìm ra biện pháp sử dụng hiệu quả các nguồn lực đó. Thương mại quốc tế sẽ
cho phép từng quốc gia suy tính đến phương án hiệu quả nhất trong việc sử dụng
các nguồn lực.
Tính kinh tế nhờ quy mơ hay lợi suất tăng dần theo quy mô cũng là một
trong những nguồn gốc quan trọng của thương mại quốc tế. Thơng thường, khi sản
xuất một loại hàng hóa với quy mô lớn sẽ cho phép tiết kiệm nguồn lực, sử dụng tối
đa cơng suất máy móc thiết bị, đồng thời có khả năng tối ưu hóa kế hoạch sản
xuất, phân cơng lao động, chun mơn hóa sâu. Do đó, chất lượng sản phẩm
được nâng lên và giá thành sản phẩm hạ xuống thấp hơn so với sản xuất ở quy
mô nhỏ. Khi quy mô sản xuất lớn tới mức khơng những chỉ thỏa mãn nhu cầu
trong nước mà cịn dư thừa để xuất khẩu. Tạo điều kiện nhập khẩu những hàng
hóa của nước ngồi vào đáp ứng nhu cầu của nước mình.Theo ý nghĩa đó thì
hiệu quả kinh tế theo quy mơ cũng chính là một trong những nguồn gốc để các
nước phát triển quan hệ thương mại với nhau.
Nói tóm lại, ý tưởng chung nhất của các học thuyết kinh tế này là đều chứng
minh sự khác biệt về nguồn lực giữa các quốc gia chính là nguồn gốc của thương
mại quốc tế. Lý thuyết thương mại dựa trên hiệu suất tăng dần theo quy mô, lý
thuyết về khoảng cách cơng nghệ, lý thuyết về vịng đời sản phẩm là những lý

thuyết hiện đại giải thích cơ sở của thương mại quốc tế. Trong bối cảnh tồn cầu
hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, mức độ tùy thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế ngày
càng gia tăng, quan hệ kinh tế, quan hệ thương mại quốc tế song phương, đa
phương còn xuất hiện. Phát triển thương mại quốc tế cịn tính đến vị thế địa - chính
trị, địa - kinh tế, địa - chiến lược của quốc gia trong khu vực và trên thế giới tại từng
thời kỳ lịch sử khác nhau.
Đối với quan hệ thương mại của Việt Nam và các nước trên thế giới nói
chung, quan hệ thương mại với Lào nói riêng, nội dung các lý thuyết đã giúp nhận
thức rõ hơn những lợi thế của Việt Nam trong quan hệ thương mại với Lào.Việt
Nam có lợi thế tuyệt đối so với Lào ở điều kiện tự nhiên. Lào là nước nằm sâu trong
lục địa, khơng có biển. Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia với bờ biển dài hơn

23


3000 km với nhiều cảng nước sâu. Mặt khác, kinh tế của Việt Nam phát triển hơn
so với kinh tế của Lào, quy mô kinh tế lớn mạnh hơn….Mặc dầu vậy, thiết lập quan
hệ với Lào vẫn là một trong những mục tiêu quan trọng và cần thiết. Khơng tính đến
tầm quan trọng trong vấn đề an ninh quốc gia của cả Việt Nam và Lào thì Việt Nam
cũng hồn tồn sẽ thu được nhiều lợi ích khi quan hệ thương mại với Lào. Ngược
lại, tuy Lào khơng có lợi thế tuyệt đối so với Việt Nam nhưng Lào vẫn có lợi khi
tham gia với Việt Nam. Lào là quốc gia với nhiều tài nguyên thiên nhiên, khoáng
sản, rừng núi. Trong quan hệ thương mại với Việt Nam, Lào sẽ tập trung chuyên
môn sản xuất và trao đổi những mặt hàng mà đất nước Lào có nhiều để trao đổi với
Việt Nam, còn Việt Nam sẽ tập trung khai thác và trao đổi với Lào những sản
phẩm, dịch vụ có sử dụng nhiều đến lợi thế mà Việt Nam có sẵn đó là các sản
phẩm, dịch vụ liên quan đến biển và cảng biển.
1.1.2

Vai trò của quan hệ thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế của


các quốc gia
Thương mại quốc tế đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển của nền
kinh tế quốc dân vì nó mở rộng khả năng tiêu dùng và sản xuất của mỗi nước.
Thương mại quốc tế đóng vai trị là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng trên phạm vi
tồn thế giới. Nó gắn các q trình kinh tế trong nước với kinh tế khu vực và kinh tế
thế giới. ý nghĩa bao trùm của thương mại quốc tế là tạo điều kiện cho các quốc gia
sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực của chính mỗi quốc gia đó. Nó là động lực
thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Thực tế lịch sự đã chứng minh, các
nước đi nhanh trên con đường tăng trưởng và phát triển kinh tế là các nước có nền
ngoại thương mạnh, năng động, quan hệ thương mại quốc tế phát triển. Trong thời
đại ngày nay, không một nền kinh tế nào có thể phát triển nhanh nếu khơng tiến
hành phát triển quan hệ thương mại quốc tế “mở cửa” hội nhập vào nền kinh tế thế
giới. Đối với nền kinh tế quy mô nhỏ và lạc hậu như Việt Nam nếu không mở cửa
hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới thì khơng thể phát triển nhanh được và sẽ
vĩnh viễn bị “tụt hậu” so với thế giới và khu vực. Quy mô và tốc độ tăng trưởng của
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ có ý nghĩa quyết định đến “độ
mở” chung của nền kinh tế cũng như nhịp độ hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Vì

24


vậy, sự mở rộng hoạt động thương mại quốc tế, sự phát triển nhanh của hoạt động
ngoại thương đặc biệt là hoạt động xuất khẩu sẽ là một trong những động lực trực
tiếp thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, cũng như tốc độ hội nhập của một quốc gia
vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
Theo ý nghĩa trên, thương mại quốc tế có vai trị đối với đời sống kinh tế xã hội
như sau:
- Thương mại quốc tế làm tăng quy mô nền kinh tế:
Đối với quy mô nền kinh tế, thương mại quốc tế phát triển sẽ tạo điều kiện

nâng cao năng lực khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có của đất
nước. Thương mại quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng tổng
sản phẩm quốc nội. Nhờ nhập khẩu máy móc và cơng nghệ hiện đại sẽ thúc đẩy lực
lượng sản xuất phát triển theo hướng hiện đại hóa.
Phát triển thương mại quốc tế cũng có nghĩa là chấp nhận cạnh tranh quốc tế,
hoạt động trong môi trường cạnh tranh sẽ buộc các doanh nghiệp phải không ngừng
đổi mới công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, cải tiến công tác quản lý,
tiết kiệm chi phí, sử dụng tốt hơn, hiệu quả hơn các nguồn lực. Nhờ đó sẽ tạo động
lực cho tăng trưởng kinh tế vững bền.
Thương mại quốc tế, mặt khác trực tiếp thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu nền
kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tận dụng tối đa lợi thế so sánh
của quốc gia. Cơ cấu thương mại hàng hóa, dịch vụ chịu ảnh hưởng quyết định của
cơ cấu nền kinh tế, mà trước hết tùy thuộc vào cơ cấu sản xuất xã hội.Tuy nhiên, cơ
cấu thương mại hàng hóa và dịch vụ một mặt là tiền đề của sản xuất trong nước.
Mặt khác, có tác động tích cực trở lại đối với cơ cấu sản xuất. Trên ý nghĩa đó, sự
phát triển của thương mại quốc tế sẽ trực tiếp phục vụ và thúc đẩy tiến trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thương mại quốc tế tạo điều kiện nâng cao khả năng phát triển, mở rộng
những ngành mũi nhọn hay những ngành có lợi thế, đồng thời thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu nền kinh tế theo hướng tích cực, góp phần đẩy nhanh q trình phân cơng lao
động xã hội, hình thành và cơ cấu lại các vùng sản xuất, tập trung chun mơn hóa.
Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất và tạo ra nhiều

25


×