Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

QUAN HỆ THƯƠNG MAI VIỆT NAM TRUNG QUỐC ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.04 KB, 10 trang )

QUAN HỆ THƯƠNG MAI
VIỆT NAM TRUNG QUỐC
(Chuyên ngành ĐịaLý tế xã hội)
Thựchiện đườnglối đối ngoạiđa phươnghóa, đa dạng hóa các quanhệ quốc tế và
chínhsách mở cửa nền kinhtế doĐại hội VI đề ra, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt
chú trọng phát triển quan hệ với TrungQuốc trên cơ sở 16 chữ vàng. Kết quả của
quá trìnhđó phần nào thể hiện trongphát triểncác quanhệ kinh tế - thương mại,
nhất là hoạt động xuất - nhập khẩu giữa hai nước.
1 - Phân tích quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng
hóa giai đoạn 1991 - 2007
Hình 1: Động thái xuất - nhập khẩu của ViệtNam sangthị trườngTrung Quốc.
(Nguồn:Niên giám thống kê 1995-2006 và tính toán củanhóm nghiên cứu)
Từ hình 1 vàbảng 1 chothấy, trong gần 10 năm đầu saukhi hai nướcbình thường
hóa quan hệ (1991 - 1999),xuất nhậpkhẩu tăngđều nhưngkhông mạnh. Chênh
lệch giữaxuất và nhập khẩukhông lớn,nhưng điều đáng nói là Việt Nam luôn giữ
thế xuất siêu chođến năm2000 (ngoại lệ năm1998 nhập siêu 74,9triệu USD.
Bảng1: Kim ngạch XNK Việt Nam- Trung Quốc phân theotừng kế hoạch 5 năm
Từ năm 2000,thươngmại hai nướcbắt đầutăng nhanh đángkể. Hai nướcđã đưa
ra mụctiêu kim ngạch buôn bán hai chiều đạt 5 tỉ USD vào năm 2005 (tăng bình
quân hơn 11,1%/năm), nhưng ngay từ năm 2003, về cơ bản, hai nước đã tiến gần
sát mục tiêu của năm 2005khi đạt kim ngạch lên tới 4,87 tỉ USD. Đến năm 2005,
kim ngạch buôn bán hai chiều đạt 8,739tỉ USD (cao gấp 1,75 lần mục tiêu đề ra) và
đạt nhịpđộ tăng trưởngbình quân 19,79%/năm.
Năm 2006,với kim ngạch buôn bán haichiều đạt 10,421tỉ USD, "ngưỡng" 10 tỉ
USD cũngđã bị vượt qua.Tính chung lại, trong 6năm vừa qua,kim ngạch buôn
bán hai chiều giữaViệt Nam vàTrung Quốc đã tăng bình quân 23,36%/năm, liên
tục trong ba năm gần đây, TrungQuốc đã thay Nhật Bản trở thànhđối tác thương
mại lớn nhất của nước ta.
Năm 2007,kim ngạch hai chiều ước đạt 13,2 tỉ USD(xuất khẩu đạt 3,2tỉ USD, nhập
siêu 6,8 tỉ USD) tạo đà cho việc "về đích" trướcthời hạn mục tiêu15 tỉ USD vào
năm 2010mà Lãnhđạo cấp cao hai nướcđã xác lập.


Xét trên tổng thể, các số liệu thốngkê của nước ta trong 6 năm gần đâycho thấy,
sau bước lùi vào thời điểm năm2001, xuất khẩu hànghóa sangthị trường Trung
Quốc tuy đã liên tục pháttriển, đặc biệt là bước đại nhảyvọt vào năm2004, nhưng
nhịp độ tăng trưởngbình quân cũng chỉ là 12,02%.
Rõ ràng, đây là con số khá thấp nếu so với nhịp độ tăng trưởngxuất khẩu chung ra
thị trường thế giới trongcùngkỳ (18,41%/năm), và càng thấp so với nhịpđộ tăng
trưởng xuất khẩu 19,23%/năm sang 9 đốitác thương mại (gồm Hoa Kỳ,Nhật Bản,
Ô-xtrây-li-a, Xin-ga-po, CHLBĐức, HàLan, Anh,Đài Loanvà Pháp) hiện đang chiếm
59,20%tổng lượng hàng hóacủa nước ta xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Nếu xemxét mộtcách chi tiếthơn, vấn đề không phảichỉ là tốc độ phát triển xuất
khẩu đã bị chững lại, màđã xuấthiện xu hướng suy giảm một cáchhết sứcđánglo
ngại hiện nay trong việc pháttriển thị trường này.
2 - Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc
Hiện nay,TrungQuốc đang làbạn hàng nhập khẩu số 1 về cao su, hạt điều, thứ 3về
thuỷ sản, là nướcnhập khẩu trên 56%giá trị rauquả tươi xuấtkhẩu của Việt Nam.
Ngoài ra, một số mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam cũng bắtđầu thâm nhập vàtừng
bướcmở rộng thị phần trên thị trườngTrung Quốc như: giày dép, hàng dệt may,
linh kiện điện tử
Trongsáu năm gầnđây (2002 - 2007), nhìnchung cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang
thị trường TrungQuốc đã không ngừng được mở rộng. Cụ thể, ở thờiđiểm năm
2001, trong danhmục những mặt hàngchủ yếu của nước ta xuấtkhẩu sang thị
trường Trung Quốc đạt kim ngạch từ 1 triệu USD trở lên tuy gồm 15 mặt hàng,
nhưng tổng cộng cũng chỉ đạt 1,156tỉ USD và chiếm 81,52% tổng kimngạchxuất
khẩu củanăm này. Năm 2006,tuy danh mục này cũngchỉ tănglên 18mặt hàng,
nhưng đã đạt 2,331 tỉ USD và chiếm 76,93% trongtổng kim ngạch xuất khẩu.Nếu
năm 2001,quy mô xuất khẩu10 triệu USD trở lên chỉ gồm8 mặt hàng, thì con số
này trongnăm 2006đã là13 mặt hàng.
Bảng 2:Các mặthàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Namsang Trung Quốc(triệu USD)
Như vậy, đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường TrungQuốc là vấn đề mangtính
chiến lược của nước ta hiệnnay doTrung Quốc - một nềnkinh tế mangtính "công

xưởng"của thế giới, và sẽ còn phát triển nhanhtrong những năm tới. Vấn đề đặt ra
là: nếu như cơ cấu hàng hóaxuất khẩukhông có những bước chuyển mạnhmẽ, xu
thế suygiảmtốc độ xuất khẩusang thị trườngnày sẽ là điều không thể tránh khỏi.
3 - Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc
- Giaiđoạn 1991 - 1995: Nhữngmặt hàng nhập khẩu của Việt Namgiai đoạn này
chủ yếu là: thuốc bắc, bông, vải sợi, hàng dệt kimvà quần áo may sẵn,pin các loại,
thuốclá, xà phòng giặt, nước giải khát,dầu thựcvật, đườngsữa, đồ dùng gia đình,
xe đạp,giấy hànghóa nhập từ Trung Quốc với khối lượng lớn,chủng loạiđa dạng,
chất lượng thấp nhưng giárẻ, phù hợp với thu nhập ở mức thấp nên chỉ sau một
thời gian ngắn đã tràn ngậpthị trường Việt Nam.Đặc biệt, trong thời kỳ này, hàng
hóa nhập lậu quabiên giới vớikhối lượng lớn đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
một số ngành sản xuất của Việt Nam như: dệt kim, may mặc, sànhsứ, thủy tinh,sản
xuấtxe đạp
- Giaiđoạn 1996 - 2000: Đây là thời kỳ mà kimngạch nhập khẩu hàng hóa từ
Trung Quốc vàoViệt Nam tăngtương đối ổn định, tăng 8 lần so với giai đoạn 1991
- 1995. Hàng hóa TrungQuốc xuất sangViệt Nam rấtphong phú và đa dạng (có
200 nhóm và mặt hàng, gấpđôi số nhóm và mặt hàng ViệtNam xuất sang Trung
Quốc). Trong cácmặt hàng và nhóm hàng nhập khẩu nêu trên, hàng hóa là máy
móc thiết bị chiếm 27,95%,nguyên liệu chiếm 19,7%;hàng tiêu dùng chiếm 47%
Những nhóm hàng có khối lượng nhậplớn trong thời kỳ này là: máymóc nông
nghiệp và chế biến nông lâm sản, thiết bị sảnxuất xi-măng lòđứng, máy móc cho
ngành dệt, thiết bị sản xuất phân bón và các loại máy phátđiện cỡ nhỏ.
- Giaiđoạn 2001- 2007: Các số liệu thống kê nhữngnăm gần đây cho thấy, nếu như
kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Trung Quốc năm 2000chỉ mới là 1,4
tỉ USD, thì năm 2006đã đạt7,391 tỉ USD, tức là đã tăng 31,59%/năm. Đây thực sự
là một kỷ lụcxét trên nhiều phương diện: tăngcao 1,64 lầnnhịp độ tăngtrưởng
nhập khẩu chung từ thị trường thế giới; tăngcao kỷ lục so với nhịp độ tăng nhập
khẩu từ 9 thị trường chủ yếu của nước ta trong giaiđoạn này. Năm 2007, nhập
siêu từ Trung Quốcvẫn ở mức cao 6,8tỉ USD.
Chínhvì nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này liên tục bùngnổ như vậy, cho nên

ngay từ năm 2003,TrungQuốc đã vượt Nhật Bản để trở thành quốc gia xuất khẩu
hàng hóa lớn nhất vào nước tatrong bốn năm qua. Con số kimngạch nhập khẩu
hàng hóa của nướcta từ thị trường TrungQuốc lớn hơn gấp 2,44 và 3,12 lầnkim
ngạchxuất khẩu hàng hóa sang thị trường này vào cácnăm 2006 và 2007 chothấy
một thựctế là:dù thị trường nướcta còn rất nhỏ, nhưngcác doanh nghiệp Trung
Quốc đã khaithác thị trường nướcta tốt hơn nhiều so vớinhững gì các doanh
nghiệp nước ta làmđược từ thị trườngnày.
4 - Về cán cân thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc
Các kếtquả tínhtoán từ các số liệu thống kê xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt
Nam với Trung Quốctrong bảynăm gầnđây cho thấy, từ xuất phát điểm xuất siêu
110,8 triệu USD, bằng 7,79% kimngạchnhập khẩunăm 2000, chúng ta đã chuyển
sang nhập siêu gầngấp đôi trong năm 2001(211,0triệu USD), bằng 14,48% kim
ngạchxuất khẩu và đến nayvẫn hầu như liên tục tăng "phimã": năm 2002 tănglên
6.63,3 triệu USD; năm 2003tăng gần gấp balần (1.734,6 triệu USD); năm2004
dừng ở mức 1.721,1 triệu USD; năm 2005 tăng gấp 1,64lần (2.817,9triệuUSD);
năm 2006vừa qua tiếp tục tăng1,55 lần và đạt kỷ lục 4.360,9 triệu USD. Năm
2007, nhập siêu 6,8tỉ USD,gấp 61,4 lần.Tính chung lại,trong những năm đầu thập
kỷ này, nhịp độ tăng nhập siêu củanước ta từ thị trường Trung Quốc đã đạt kỷ lục
83,26%/năm.
Đây thực sự là những mức nhập siêu rất cao,bởi chỉ riêng nhập siêu từ riêng thị
trường này đã chiếm tỷ trọng khálớn trong"rổ hàng hóa nhập siêu" của nước ta:
năm 2001:18,58%; năm 2002:21,91%; năm2003: 34,34%; năm 2004:31,58%;
năm 2005:62,12%; năm 2006đạt kỷ lục 86,10%. Năm 2007 là 61,8%.
Nếu kể cả thương mại dịch vụ, baogồm ngân hàng, du lịch, viễn thôngvà muađiện
thì chắcchắn thâm hụt thương mại của Việt Nam còn cao hơn số liệu đã được Hải
quan Việt Nam vàHải quan TrungQuốc công bố.
Mặcdù có sự thâm hụtcao trong cán cân thương mại với Trung Quốc,nhưng đó là
điều kiện cho phát triển kinh tế và xuấtkhẩu sangcác thị trường khác.Như vậy,
mô hình xuất nhập khẩu Việt Nam - TrungQuốc cóbị thâm hụt cao,nhưng không
phải là điều quá phải lo lắng khithâm hụtnày được bù đắp bằng thặngdư từ các

thị trường khác. Tuy nhiên,cũng phải nói rằng: Nhập siêurất lớn ở một số quốc gia
châu Á, xuất siêuở một số quốc giangoài khu vực châu á đã trở thành"căn bệnh cố
hữu"của nền kinhtế nước ta.
Xét về phương thứcgiao dịch, thương mại Việt Nam - Trung Quốc chủ yếu thực
hiện quađườngtiểu ngạch.Buôn bán tiểu ngạch tạothuận lợi cho doanhnghiệp
giảm được 50% thuế, tiết kiệm một số chi phí bao bì, chất lượng hàng hóa không
đòi hỏi cao,thậm chítránh được kiểm dịch về an toàn vệ sinh. Nhưng buôn bán
tiểu ngạch có nhiều điểm yếu:bị động, không ổnđịnh, thiếu bền vững, rủi rocao.
Yếu tố không chắc chắn trong buônbán tiểu ngạch khiến thương mạiViệt Nam -
Trung Quốc rủi ro cao và cũng tác độngvào các hợp đồng thương mại chính ngạch
trong nước. Buônbán tiểu ngạch diễn ra phụ thuộc chủ yếu vào giá cả, khi giátăng
dẫn tới hiện tượng tranhmua ở thị trườngtrong nước,việc tranhmua đối với
nhiều loại nôngsản gây phá vỡ các hợp đồng của cácđối tác đã ký hợp đồngtiêu
thụ nôngsản với nôngdân.
Với phương châm là tận dụngtối đa cơ hội từ sự phát triểncủa Trung Quốc để
tăng kimngạchxuất khẩu,hạn chế nhập siêu,quản lýtốt thương mại biên mậu,xử
lý tốt cácvấn đề tranhchấp thươngmại, trao đổi thương mại trên cơ sở quanhệ
kinh doanhthương mại bình đẳng theo đúng khung khổ WTO,những định hướng
lớn phát triển thương mại Việt Nam với Trung Quốccần lưuý là:
Về xuất khẩu: Trước hết, phải củngcố và đẩy mạnhxuất khẩu những mặt hàng chủ
lực đangxuất khẩu và đã đứng chân được tại thị trườngTrungQuốc. Từng bước
nâng caochất lượng, tăng hàm lượng chế biến, giảm xuất khẩu thô. Khai thác tiềm
năng xuất khẩu những mặt hàng mới theohướng đầu tư từ các nguồn vốn trong
nước và vốn FDI.Tận dụng cơ hội của mở cửa thương mại và đầutư để thu hút FDI
đẩy mạnh xuất khẩu, tham giavào chuỗi giá trị hànghóa của khu vực. Phấnđấu
tăng tỷ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu trong cơ cấu hàng hóaxuất khẩusang
Trung Quốc. Đẩy mạnhhợp tác thươngmạitheo hướnghợp tác đầu tư với các
doanh nghiệp TrungQuốc.
- Về nhập khẩu: Tronggiai đoạn2007 - 2015, nhập khẩucủa Việt Nam từ thị
trường Trung Quốc vẫn tăng mạnh do mở cửa thương mại vànhu cầu về nguyên

liệu,thiết bị, máy móc của ta vẫn còn lớn.Sẽ cósự chuyển giao công nghệ từ Trung
Quốc sangViệt Namtrong những ngành sử dụng nhiều lao độngnhư dệt may,da
giày,lắp ráp điệntử. Dự báo, tốc độ tăng nhập khẩu vẫn ở mức cao từ nay cho đến
2015, trong đó giai đoạn 2008- 2010 tăngcao hơn. Dự kiến tốc độ tăngtrưởng
bình quân khoảng 12%/năm.
- Về xử lý nhậpsiêu: Do nhucầu củaViệt Nam về nhậpkhẩu các loại hàng hóatừ
Trung Quốc còn rất lớn và cùngvới việc miễn giảmthuế theo khuôn khổ ACFTA,
hàng nhập khẩutừ TrungQuốc sẽ tiếp tục tăngmạnh, trongkhi xuấtkhẩu của Việt
Nam tăng có mứcđộ và các giải pháphạn chế nhập siêu chưa thể pháthuy tốt hiệu
quả, thì tình hìnhnhập siêu từ Trung Quốc giai đoạn2008 - 2015 chưa thể có sự
thayđổi lớn, thậm chí còn tăng đến 2015.Tuy nhiên, việc nhậpsiêu từ TrungQuốc
phải được nhìn nhận trên gócđộ tổngthể vàdài hạn. Nhập khẩu củaViệt Nam
trong giai đoạn này là điều kiện để tăng xuấtkhẩu ở thị trường khác. Như vậy, Việt
Nam chỉ có thể đặt vấn đề là không để nhập siêutừ TrungQuốc tăng quá mức.
- Về phát triển mậu dịch biên giới: Phấn đấu đến năm 2010, tiến tới lành mạnhhóa
và nâng cao hiệu quả hoạt động của biên mậu Việt Nam -Trung Quốcđể góp phần
pháttriển kinh tế,thương mại của cáctỉnh giáp biên giới hai nước.Phấn đấu xây
dựng các trung tâm hàng hóa tại các tỉnhgiáp biên giới để phục vụ cho hoạt động
xuấtnhập của cả nước qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Cần xây dựng cơ chế
điều tiết, quản lý biên mậu linhhoạt, hiệu quả từ Trungương đến địa phương.
Phát huytối đalợi thế về địa lý và điềukiện tự nhiên biên giới với TrungQuốc để
pháttriển hoạt động biên mậugiữa hai nước. Pháttriển biên mậu Việt Nam-
Trung Quốc theo hướng văn minh, hiệnđại, góp phần chống buônlậu, đồngthời
kết hợp với bảovệ môi trường, bảođảm an ninhquốc phòng, trật tự antoànxã hội
khu vực biên giới.
- Về phát triển kết cấu hạ tầng thươngmại: Tăng cườnghợp tác xâydựng kết cấu
hạ tầng chohoạtđộng thươngmại như đường giao thông, cáckhu kinhtế cửakhẩu,
nâng cấpcác cảngchu chuyển. Đẩy mạnh hợp tácvề ngân hàng, thanhtoán, kết cấu
hạ tầng về thông tin. Đầu tư cho côngtác hải quan, kiểm định hàng hóa xuất nhập
khẩu

5 - Một số giải pháp
- Tiếptục hoàn thiện khung khổ pháplý cho hợp tác thương mại với Trung Quốc:
Rà soát lại những hiệp địnhđã ký kếtgiữa hai bên để có những điềuchỉnh phù hợp
với các cam kết quốctế (WTO, ACFTA),đồng thời nângcao tính hiệu lực của các
điều khoản đã cam kết.Điều chỉnh và bổ sungcác chính sách giữa Việt Nam và
Trung Quốc theo hướng tạo cơ chế mở hơnnữa cho hoạtđộng thươngmại trêncác
hành lang;hoàn thiện chính sách thuế tạo môi trườngthuận lợi cho thương mại và
đầu tư, như áp dụng chínhsách ưuđãi tài chính đối với vùng kinh tế cửa khẩu; cải
thiện hệ thống thanh toán, tăng cường sự phốihợp trao đổi định kỳ các biện pháp
quản lý và giámsát buôn bán qua biêngiới.
- Tranhthủ những thuận lợi có đượcsau khi gianhập WTO và bối cảnhhội nhập
khu vực để thu hút đầutư nước ngoài nhằmphát triển xuất khẩu vàthay thế nhập
khẩu. Đây là giảipháp quan trọng nhấtđể nângcao khả năng cạnhtranh của hàng
xuấtkhẩu và cảithiện cán cân thươngmại với TrungQuốc. Trước hết, cần cải thiện
môitrườngđầu tư để thu hút FDI vào các lĩnh vực công nghệ cao, kết cấu hạ tầng
và côngnghiệp chế biến. Tuy nhiên, ViệtNam cần có chínhsách để kiểmsoát việc
nhập khẩu côngnghệ lạc hậu, ô nhiễmmôi trường.
- Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩuđể tận dụng lợi thế cạnh tranh trong
quan hệ thương mại với TrungQuốc. Nỗ lực chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo
hướngxác lập lợi thế so sánh trongnhững ngành liên quan đến máy móc. Phát huy
lợi thế so sánh để khaithác khu vực thị trường mở ASEAN - TrungQuốc. Đẩy mạnh
xuấtkhẩu những mặt hàngchủ lực đang xuất khẩu và đã đứngchân đượctại thị
trường Trung Quốc, tiếp tụcnghiên cứu mở rộngmặt hàng để có đầutư dài hạn.
- Mở rộng các hìnhthức hợp tác, thúc đẩy phát triển thươngmạivới Trung Quốc
như đẩy mạnh hợp tácxây dựngcửa khẩu và đường thông thương, tăng cường
hợp tác kỹ thuật và đầu tư, du lịch, hợp tác xây dựng haihànhlang và một vànhđai
kinh tế, kết hợp phát triển mậu dịch biên giới với hợp tác kinh tế, tăng cường hợp
tác chống buôn lậu và gian lận thươngmại, hợp tác về đào tạo nguồn nhânlực
- Đổi mới phươngthức hoạtđộng thương mại, đẩy mạnh xúc tiến thươngmại và
đầu tư, phát triển các dịch vụ hỗ trợ phát triển thương mại, nghiên cứucác điều

kiệnvề khả năng thực hiệnHiệp định thương mại tự do songphươngvới Trung
Quốc,xây dựng chiến lược đối tác thương mại của Việt Nam với các quốc gia có
nền kinhtế lớn và các nướctrong khuvực.
- Chiến lược Vịnh Bắc Bộ mở rộng được kếtcấu thành hai mảng lớn: a- Hợp tác
Vịnh Bắc Bộ mở rộng(quan trọng nhất); b- Tiểu vùng sông Mê Kông với một trục ở
giữalà hành langkinh tế Nam Ninh- Xin-ga-po được Trung Quốc gọi tắt là chiến
lược"Một trục hai cánh" - theomô hìnhchữ M - viết theo tiếngAnh (được hiểu là
tổ hợp hợp tác kinh tế trên biển, hợptác kinh tế trên đấtliền và hợp tác Tiểu vùng
sông Mê Kông) được xem làsự pháttriển lô-gíc, sự phát triển mở rộng của ý tưởng
"Hai hànhlang một vành đai"do Việt Namkhởixướng. Trong thời gian tới, Việt
Nam và TrungQuốc cần xúctiến triểnkhai vàđẩy nhanhviệc tổ chức, thực hiện
"Hai hànhlang một vành đai"- hạt nhân - nơithể nghiệm, thực thi thể chế hợp tác
của chiến lược "Mộttrục hai cánh".
Việc thamgia vào Khu vựcMậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốcđược xem là cuộc
"tổngdiễn tập" hội nhập kinhtế quốctế và làmột minhchứng có sứcthuyết phục
về việc ViệtNam đang tiến dần đến mộtnền kinhtế thị trườnghoàn chỉnh.
Đẩy nhanhtốc độ cải cách, mở rộngcánh cửahợp tác,hội nhập, nâng cao năng lực
cạnh tranh ở cả 3 phạm vi:quốc gia - doanh nghiệp - sản phẩm,thực thi tự dohóa
thương mại với những bước đivà tốc độ phù hợp với hoàn cảnhcụ thể của mình
có thể xem là định hướng, là "lối thoát"hợp quy luật đối với Việt Nam trong bối
cảnh hiện nay./.

×