Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ logistics tại singapore bài học kinh nghiệm đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

TRẦN THỊ HẠNH

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI SINGAPORE
BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

TRẦN THỊ HẠNH

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI SINGAPORE
BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS.PHẠM HÙNG TIẾN
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN


XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Ts. Phạm Hùng Tiến

Ts. Nguyễn Anh Thu

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không
sao chép của ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin
đƣợc đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham
khảo của luận văn.
Tác giả luận văn

Trần Thị Hạnh


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hƣớng dẫn TS. Phạm
Hùng Tiến cùng tồn thể các thầy cơ giáo Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế,
trƣờng Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Bộ phận sau đại học, phòng đào tạo, các
bạn chuyên viên văn phòng Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, các anh chị
nghiên cứu viên Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ
tác giả trong suốt q trình học tập và nghiên cứu để hồn thành luận văn này.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình , bạn bè đã ln ủng hộ và
giúp đỡ tác giả trong quá trình học tâ ̣p và nghiên cƣ́u của min

̀ h.
Học viên

Trần Thị Hạnh


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ........................................................ i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................. iv
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1

1.Tính cấp thiết của đề tài và câu hỏi nghiên cứu ............................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
4. Những đóng góp mới và kết câu ................................................................... 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS ................................................................ 5
1.1 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu ................................................................... 5
1.1.1 Các cơng trình nghiên cứu trong nƣớc ............................................................... 5
1.1.2 Các cơng trình nghiên cứu nƣớc ngoài .............................................................. 7
1.2 Cơ sở lý luận cơ bản về logistics .......................................................................... 8
1.2.1 Sƣ̣ hình thành và bản chấ t của logistics trong lich
̣ vƣ̣c kinh tế .......................... 8
1.2.2 Khái niệm Logistics ........................................................................................... 9
1.2.3 Phân loại Logistics ........................................................................................... 12
1.3. Cơ sở lý luận cơ bản về dịch vụ logistics.......................................................... 13
1.3.1 Khái niệm dịch vụ logistics .............................................................................. 13
1.3.2 Sự hình thành phát triển ngành dịch vụ logistics ............................................. 15

1.3.3 Các hoạt động dịch vụ logistics chủ yếu .......................................................... 18
1.3.4 Vai trò của dịch vụ logistics ............................................................................. 23
1.4 Dịch vụ logistics quốc gia .................................................................................. 31
1.4.1 Các yếu tố cấu thành logistics quốc gia ........................................................... 31
1.4.2 Tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ logistics quốc gia ............................... 34
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG PHÂN TÍCH .......... 40
2.1. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u .................................................................................... 40
2.1.1 Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp .................................................................... 40


2.1.2 Phƣơng pháp so sánh........................................................................................ 42
2.1.3 Phƣơng pháp kế thừa........................................................................................ 43
2.1.4 Phân tích SWOT .............................................................................................. 43
2.2 Nguồn thu thập tài liệu ........................................................................................ 45
2.3 Khung logic của vấn đề nghiên cứu .................................................................... 46
2.4. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu ...................................................... 47
2.4.1 Địa điểm thực hiện nghiên cứu ........................................................................ 47
2.4.2 Thời gian thực hiện nghiên cứu ....................................................................... 47
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI
SINGAPORE ............................................................................................................ 48
3.1 Một số đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội chủ yếu ................................................. 48
3.2 Tình hình phát triển logistics ở Singapore .......................................................... 52
3.2.1 Hạ tầng cơ sở logistics ..................................................................................... 52
3.2.2 Khung thể chế logistics .................................................................................... 58
3.2.3 Nhà cung cấp dịch vụ logistics ........................................................................ 62
3.2.4 Ngƣời sử dụng dịch vụ logistics ...................................................................... 64
3.2.5 Đánh giá chung ................................................................................................ 65
3.3. Nhƣng nhân tố tạo ra thành công và những hạn chế trong phát triển dịch vụ
logistics tại Singapore. .............................................................................................. 66
3.3.1 Những nhân tố tạo ra sự thành công cho dịch vụ logistics Singapore ............. 66

3.3.2 Những hạn chế trong phát triển dịch vụ logistics tại Singapore ...................... 70
CHƢƠNG 4: KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI
SINGAPORE VÀ BÀI HỌC THAM KHẢO ĐÔI V ỚI VIỆT NAM ...................... 72
4.1 Thực trạng phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam ............................................ 72
4.1.1 Hạ tầng cơ sở logistics ..................................................................................... 73
4.1.2 Khung thể chế logistics .................................................................................... 82
4.1.3 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics......................................................... 87
4.1.4 Ngƣời sử dụng dịch vụ logistics ...................................................................... 89
4.1.5.Đánh giá chung ................................................................................................ 90


4.2 Bài học rút ra cho Việt Nam từ kinh nghiệm phát triển dịch vụ logistics tại
Singapore ................................................................................................................... 94
4.2.1 Nhận thức đúng về vai trò của dịch vụ logistics trong phát triển kinh tế ........ 94
4.2.2 Xây dựng và phát triển hạ tầng cơ sở vật chất ................................................. 96
4.2.3 Phát triển hạ tầng cơ sở vật chất phải đi đôi với phát triển hạ tầng công nghệ
thông tin..................................................................................................................... 97
4.2.4 Xây dựng khung thể chế thuận lợi cho dịch vụ logistics ................................. 98
4.2.5 Phát triển dịch vụ logistics quốc gia thông qua phát triển thị trƣờng dịch vụ
logistics, phát triển nguồn cung và cầu dịch vụ logistics trong nền kinh tế ............. 99
4.2.6 Lựa chọn phƣơng hƣớng và lộ trình phát triển dựa trên điều kiện và năng lực
kinh tế quốc gia ....................................................................................................... 101
4.2.7 Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển dịch vụ logistics ............ 101
4.2.8 Chính phủ cần nắm vai trò chủ đạo trong việc phát triển các nội dụng quan
trọng liên quan đến sự phát triển dịch vụ logistics.................................................. 102
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 106


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT


STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

1PL

Logistics bên thứ nhất

2

2PL

Logistics bên thứ hai

3

3PL

Logistics bên thứ ba

4

4PL

Logistics bên thứ tƣ


5

ADB

Ngân hàng phát triển châu Á

6

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Giá trên cơ sở incoterm bao gồm Giá + Vận chuyển + Bảo

7

CIF

hiểm trả tới điểm đến.
(Bên bán chịu các chi phí vận chuyển, bảo hiểm)
Đơn vị quốc tế thể hiện trọng tải trong vận chuyển

8

DWT

9

E-commerce


Thƣơng mại điện tử

10

EDI

Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử

11

E-Logistics

Logistics điện tử

12

ETI

Báo cáo xúc tiến thƣơng mại toàn cầu

13

FOB

14

JIT

Giao hàng đúng thời điểm


15

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

16

ICD

Cảngthông quan nội địa (cảng cạn)

17

LPI

Chỉ số hiệu quả logistics

(tàu thủy) tƣơng đƣơng 1 tấn.

Giá giao hàng lên tàu (theo incoterm 2010), theo đó bên mua
phải chịu chi phí vận chuyển, bảo hiểm.

i


18

LSP


Nhà cung cấp dịch vụ logistics

19

MTO

Ngƣời kinh doanh vận tải đa phƣơng thức

20

PD

Phân phối vật chất
Đơn vị áp dụng trong vận tải container.

21

TEU

1 TEU = dung tích một container tiêu chuẩn, chiều dài 20
feet.

22

SCM

Quản trị chuỗi cung ứng

23


SWOT

24

WB

Ngân hàng thế giới

25

WTO

Tổ chức thƣơng mại thế giới

Mơ hình phân tích SWOT
Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức

ii


DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT

Bảng Biểu

Nội Dung

1


Biểu đồ 1.2

Mô tả chỉ số năng lực LPI quốc tế

2

Bảng 3.1

3

Bảng 3.2

4

Bảng 3.3

5

Bảng 3.4

6

Bảng 3.5

7

Biểu đồ 3.6

Chỉ số LPI Singapore, 2014


66

8

Biểu đồ 4.1

Sản lƣợng thông quan qua cảng biển Việt Nam từ
năm 2008 đến năm 2014

74

9

Bảng 4.2

So sánh chi phí, chất lƣợng dịch vụ hạ tầng của
Việt Nam và Singapore năm 2014

81

10

Bảng 4.3

11

Bảng 4.4

Chỉ số LPI của Việt Nam các năm 2007, 2010,
2012 và 2014


91

12

Bảng 4.5

So sánh chỉ số LPI năm 2014 của Việt Nam và
Singapore

92

13

Biểu đồ 4.6

So sánh chỉ số LPI 2014 của Việt Nam và
Singapore ( dạng mạng)

92

Một số chỉ số kinh tế vĩ mô của Singapore năm
2010, 2012 và 2014
Top 10 cảng biển có sản lƣợng hàng hóa container
thơng quan cao nhất năm 2012 và 2013
So sánh điểm số Hạ tầng cơ sở của Singapore và
một số nƣớc trong đánh giá LPI của World Bank
Đánh giá về khả năng truy xuất đơn hàng của
Singapore
Chỉ số LPI của Singapore các năm 2007, 2010,

2012 và 2014

So sánh hiệu quả của các quy trình xuất nhập khẩu
Việt Nam và Singapore năm 2014

iii

Trang
37

51

53
55
63
65

86


DANH MỤC SƠ ĐỒ

STT

Sơ đồ

Nội Dung

Trang


1

Sơ đồ 1.1

Hệ thống Logistics quốc gia

31

2

Sơ đồ 2.1

Khung logic của vấn đề nghiên cứu

46

iv


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài và câu hỏi nghiên cứu
Cùng với sự phát triển của lực lƣợng sản xuất và sự hỗ trợ đắc lực của cuộc
cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới, khối lƣợng hàng hóa và sản phẩm vật
chất đƣợc sản xuất ra ngày càng nhiều. Do khoảng cách trong các lĩnh vực cạnh
tranh truyền thống nhƣ chất lƣợng hàng hóa hay giá cả ngày càng thu hẹp, các nhà
sản xuất đã chuyển sang cạnh tranh về quản lý hàng tồn kho, tốc độ giao hàng, hợp
lý hóa q trình lƣu chuyển ngun nhiên vật liệu và bán thành phẩm, … trong cả
hệ thống quản lý phân phối vật chất của doanh nghiệp. Quá trình cung cấp dịch vụ
logistics gắn liền cả quá trình nhập nguyên, nhiên vật liệu làm đầu vào cho q trình
sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đƣa vào các kênh lƣu thông, phân phối để đến tay

ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Việc phát triên dịch vụ logistics giúp phần nâng cao hiệu
quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong q trình sản xuất, tăng cƣờng sức cạnh tranh
cho các doanh nghiệp; tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lƣu thơng
phân phối; góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao
nhận; góp phần mở rộng thị trƣờng trong bn bán quốc tế; Dịch vụ logistics phát
triển góp phần giảm chi phí, hồn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh
doanh quốc tế.
Muốn có giải pháp xác đáng, ngoài việc nghiên cứu thực trạng phát triển của
dịch vụ logistics ở Việt Nam, tìm ra những hạn chế, những vấn đề còn tồn tại để
khắc phục, Việt Nam cần phải tham khảo quá trình phát triển dịch vụ logistics của
những nƣớc đi trƣớc, đặc biệt là các nƣớc trong khu vực Châu Á- là những quốc gia
khơng chỉ có nhiều nét tƣơng đồng mà cịn có mối liên hệ chặt chẽ với quá trình
phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế khu
vực và toàn cầu. Đề tài lựa chọn nghiên cứu phát triển dịch vụ logistics ở Singapore
là những nƣớc có sự phát triển dịch vụ logistics khá đa dạng và ở các nấc thang phát
triển khác nhau từ kiến tạo đến hoàn thiện và phát triển bền vững.
Một trong những kinh nghiệm quan trọng dẫn đến sự thành công đối với lĩnh
vực dịch vụ logistics của Singapore là vai trị của Chính phủ. Chính phủ Singapore

1


nhận thức rất rõ vai trò của dịch vụ logistics đối với sự phát triển của quốc đảo này
cũng nhƣ nhận thức đầy đủ thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa đối với hệ thống
logistics quốc gia. Những thế mạnh nổi bật của hệ thống logistics quốc gia
Singapore là: kết cấu hạ tầng hiện đại đứng hàng đầu thế giới; khả năng kết nối
trong toàn bộ hệ thống cả về vật chất, thông tin và tiền tệ là hồn hảo; lực lƣợng lao
động đƣợc đào tạo ở trình độ cao về kiến thức, kỹ năng và khả năng sử dụng tiếng
Anh thành thạo. Chính phủ Singapore cũng nhận thức đƣợc những hạn chế cơ bản
của hệ thống là: thị trƣờng nội địa có quy mơ nhỏ với chi phí hoạt động tƣơng đối

cao (do tiền đất và chi phí nhân cơng cao); các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
Logistics có quy mơ vừa và nhỏ; thị trƣờng đƣợc phân khúc thành rất nhiều đoạn
nên khơng có lợi thế về quy mô…
Ở Việt Nam, lĩnh vực dịch vụ logistics đƣợc xác định là lĩnh vực dịch vụ có
tiềm năng, lợi thế cần phát triển mạnh, là ngành dịch vụ “cơ sở hạ tầng” cần tập
trung phát triển có trọng điểm. Dịch vụ logistics đƣợc coi là yếu tố then chốt thúc
đẩy phát triển sản xuất hệ thống phân phối các ngành dịch vụ khác và lƣu thơng
hàng hóa trong nƣớc và xuất nhập khẩu.
Việc nghiên cứu phát triển dịch vụ logistics từ các quốc gia này có thể giúp
Việt Nam có đƣợc định hƣớng và giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy nhanh sự phát
triển dịch vụ logistics quốc gia trong quá trình mở cửa nền kinh tế. Vì vậy, em xin
chọn vấn đề “Phát triển dịch vụ Logistics tại Singapore- Bài học kinh nghiệm đối
với Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế
quốc tế.
Câu hỏi nghiên cứu
1. Dịch vụ logistics là gì? Vai trị phát triển dịch vu logistics ?
2. Dịch vụ logistics ở Singapore phát triển nhƣ thế nào? Những điểm mạnh,
điểm yếu, yếu tố dẫn đến thành công và hạn chế trong phát triển dịch vụ logistics ở
Singapore?
3. Những bài học kinh nghiệm nào có thể rút ra từ thực tế phát triển dịch vụ
logistics của Singapore cho Việt nam?

2


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu tổng quát của Luận văn là rút ra các bài học kinh
nghiệm từ sự phát triển dịch vụ logistics ở Singapore để đƣa ra các đề xuất nhằm
phát triển dịch vụ logistics Việt Nam. Để đạt tới mục đích tổng quát đó, các nhiệm
vụ nghiên cứu cụ thể đƣợc đặt ra là:

- Tổng quan lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ logistics. Trong đó, đặc biệt
nhấn mạnh đến các vấn đề lý luận về dịch vụ logistics và phát triển dịch vụ logistics
ở giác độ vĩ mô là hệ thống logistics quốc gia.
- Phân tích thực trạng và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, yếu tố dẫn đến
thành công và hạn chế trong phát triển dịch vụ logistics ở Singapore.
- Rút ra bài học nhằm phát triển dịch vụ logistics Việt Nam.
- Đánh giá tổng quan tình hình phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam,
nhận định những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tình trạng đó.
- Đƣa ra phƣơng hƣớng và một số đề xuất nhằm phát triển dịch vụ logistics ở
Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề phát triển dịch vụ
logistics ở Singapore và Việt Nam trên giác độ vĩ mô. Luận văn đề cập đến vấn đề
lý luận và thực tiễn về dịch vụ logistics, phát triển dịch vụ logistics quốc gia : thực
trạng phát triển các yếu tố cấu thành hệ thống dịch vụ logistics ; nguyên nhân của
thành công và hạn chế trong phát triển dịch vụ logistics ở Singapore; bài học kinh
nghiệm rút ra và đƣa ra đề xuất nhằm phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu :
Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu những nhân tố cầu thành hệ
thống dịch vụ Logistics: Hạ tầng cơ sở, khung thể chế, nhà cung cấp dịch vụ, ngƣời
sử dụng dịch vụ logistics ở Singapore và Việt Nam.
Về thời gian: Trong điều kiện thời gian và dung lƣợng của Luận văn, học
viên chỉ tập trung nghiệp cứu sự phát triển dịch vu logistics của Singapore và Việt
Nam Nội từ năm 2007 đến 2015 tầm nhìn 2020 và ở góc độ vĩ mơ là chủ yếu.

3


4. Những đóng góp mới và kết câu
Những điể m mới của đề tài đặt ra nghiên cứu

Bài luận văn kế thừa và nghiên cứu về các vấn đề lý luận cơ bản về logistics
và dịch vụ logistics. Bàn luận văn đánh giá trực trạng phát triển dịch vụ logistics ở
Việt Nam hiê ̣n nay . Bao gồ m cả phân tích đánh giá cơ sở ha ̣ tầ ng “ phầ n cƣ́ng” và
cả cơ sợ hạ tầng , “phầ n mề n” để phát triể n dich
̣ vu ̣ logistics ; chỉ ra những thành
tƣ̣u ha ̣n chế , điể m ma ̣nh , điể m yế u , cơ hô ̣i , thách t hƣ́c đố i với dich
̣ vu ̣ của Viê ̣t
Nam; Nguyên nhân của nhƣ̃ng yế u kém trong phát triể n . Bài luận văn phân tích yêu
cầ u khả năng phát triên dich
̣ vu ̣ logistics của Viê ̣t Nam để đề xuấ t mu ̣c tiêu , quan
đểm và phƣơng hƣớng phát triển dị ch vu ̣ đên năm 2020. Đề xuấ t mô ̣t số giải pháp
đồ ng bô ̣ để phát triể n dich
̣ vu ̣ Logistics dƣ̣a trên phƣơng hƣớng phát triể n kinh tế

-

xã hội và hội nhập quốc tể của nƣớc ta giai đoạn đến năm 2020 và những năm tiếp
theo.
Kết cấu
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ
Logistics.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu và khung phân tích.
Chƣơng 3: Thực trạng phát triển dịch vụ Logistics ở Singapore.
Chƣơng 4: Kinh nghiệm phát triển dịch vụ Logisticscuar Singapore và bài học tham
khảo ở Việt Nam

4


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ

LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
1.1 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu
Khoảng 20 năm trở lại đây, với vai trò ngày càng quan trọng trong việc quyết
định khả năng cạnh tranh, dịch vụ logistics đã thu hút sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu. Trên thế giới, các nghiên cứu về phát triển dịch vụ logistics khá phong
phú, liên quan đến nhiều khía cạnh của phát triển dịch vụ logistics và đƣợc thực
hiện dƣới nhiều góc độ khác nhau.
1.1.1 Các cơng trình nghiên cứu trong nƣớc
*Các sách chun khảo chính
Có thể nói, cuốn sách đầu tiên chun sâu về logistics đƣợc công bố ở Việt
Nam là “Logistics - Những vấn đề cơ bản’”, do GS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân chủ
biên, xuất bản năm 2003 (Nhà xuất bản Lao động - xã hội) , trong cuốn sách này,
các tác giả tập trung vào giới thiệu những vấn đề lý luận cơ bản về logistics nhƣ
khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển của logistics, phân loại logistics, kinh
nghiệm phát triển logistics của một số quốc gia trên thế giới... sau đó 3 năm, tác giả
giới thiệu tiếp cuốn “Quản trị logistics” (Nhà xuất bản Thống kê, 2006) , cuốn sách
tập trung vào những nội dung của quản trị logistics nhƣ khái niệm quản trị logistics,
các nội dung của quản trị logistics nhƣ dịch vụ khách hàng, hệ thống thông tin, quản
trị dự trữ, quản trị vật tƣ, vận tải, kho bãi. Cả 2 cuốn sách chủ yếu tập trung vào các
vấn đề lý luận về logistics và quản trị logistics, các nội dung thực tiễn của logistics
là rất hạn chế, chủ yếu dừng ở mức giới thiệu nội dung thực tiễn tƣơng ứng (dịch vụ
khách hàng, hệ thống thông tin, kho bãi.) của một số doanh nghiệp Việt Nam.
Để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của đội ngũ giảng viên, học sinh,
sinh viên và các nhà nghiên cứu trong và ngoài trƣờng, Đại học Thƣơng mại 6 biên
soạn và giới thiệu giáo trình “Quản trị logistics kinh doanh” do TS. Nguyễn Thông
Thái và PGS. TS. An Thị Thanh Nhàn chủ biên (Nhà xuất bản Thống kê, 2011).
Giáo trình này dành chƣơng đầu tiên để giới thiệu tổng quan về quản trị logistics
kinh doanh nhƣ khái niệm và phân loại logistics, khái niệm và mục tiêu của quản trị

5



logistics, mơ hình quản trị logistics, các q trình và chức năng logistics cơ bản. 5
chƣơng còn lại đi sâu vào nội dung quản trị logistics cụ thể nhƣ dịch vụ khách hàng,
quản trị dự trữ, quản trị vận chuyển, quản trị các hoạt động logistics hỗ trợ, thực thi
và kiểm sốt logistics.
Ngồi ra, tơi có tham khảo các bài luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ viết về
hoạt động phát triển dịch vụ. Trong đó có Luận án tiến sỹ trại viện hàn lâm khoa
học và xã hội :”Phát triển Logistics ở một số nƣớc Đông Nam Á- Bài học kinh
nghiệm với Việt Nam’ của TS. Vũ Thị Quế Anh, năm 2014.
*Các đề tài, dự án trọng điểm:
Trong những năm vừa qua có rất nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học cũng
nghiên cứu về dịch vụ logistics, điển hình là các cơng trình sau:
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của Bộ Thƣơng mại “Logistics và khả
năng áp dụng, phát triển logistics trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận
tải giao nhận ở Việt Nam”, do PGS. TS. Nguyễn Nhƣ Tiến (Đại học Ngoại thƣơng)
làm chủ nhiệm và các cộng sự thực hiện (2004), tập trung nghiên cứu khía cạnh
dịch vụ vận tải, giao nhận hàng hố. Cơng trình này đã cho chúng ta một cách nhìn
tổng quan về dịch vụ logistics nói chung và khả năng phát triển dịch vải, giao nhận
hàng hóa ở Việt nam;
Đề tài NCKH độc lập cấp Nhà nƣớc “Phát triển các dịch vụ logistics ở nước
ta trong điều kiện hội nhập quốc tế” do GS. TS Đặng Đình Đào (Viện Nghiên cứu
Kinh tế và Phát triển, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân) chủ nhiệm đƣợc thực hiện
trong 2 năm (2010, 2011) với sự tham gia của nhiều nhà khoa học và tiến hành thu
thập số liệu thông qua điều tra, phỏng vấn ở 10 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc, đây là
một cơng trình NCKH quy mơ nhất cho đến nay 7 liên quan đến logistics ở Việt
Nam. Chủ yếu tập trung phân tích các dịch vụ logistics chủ yếu của các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội... Trong khuân khổ đề tài này, 2
cuốn sách chuyên khảo đã đƣợc xuất bản, cuốn sách chuyên khảo thứ nhất
“Logistics - Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam ”, tập hợp 26 báo cáo

khoa học tại hội thảo của đề tài do đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và

6


những ngƣời hoạt động logistics thực tiễn ở Việt Nam tham luận tại hội thảo. Kết
quả nghiên cứu của đề tài đƣợc giới thiệu một cách đầy đủ và chi tiết trong cuốn
sách chuyên khảo thứ 2: cuốn “Dịch vụ logistics ở Việt Nam trong tiến trình hội
nhập quốc tế” GS, TS, NGƢT. Đặng Đình Đào – TS. Nguyễn Minh Sơn (Đồng chủ
biên) Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia.
Các nghiên cứu trƣớc đây về dịch vụ Logistics đã có những đóng góp quan
trọng về cơ sở lý luận và thực tiễn về quá trình phát triển của lĩnh vực này đồng thời
tạo tiền đề để tiếp tục nghiên cứu . Tuy nhiên, do dich
̣ vu ̣ logistics Viê ̣t Nam đang ở
giai đoa ̣n đầ u của sƣ̣ phát triể n và do đấ t nƣớc đang trong quá trin
̀ h hô ̣i nhâ ̣p kinh tế
quố c tế nên nhƣ̃ng nghiên cƣ́u trên chỉ là nhƣ̃ng nghiên cƣ́u ban đầ u quá trình phát
triên chƣa phân tí ch thỏa đáng chƣa đề câ ̣p hế t nhƣ̃ng tác đô ̣ng của các nhân tố đố i
với các dich
̣ vu ̣ logistics
1.1.2 Các cơng trình nghiên cứu nƣớc ngoài
*Mơ ̣t số nghiên cƣ́u chung về logistics và dich
̣ vu ̣ logistics
Nhóm tác giả Donald F. Wood, Anthony Barone, Paul Murphy, Daniel L.
Wardlow (2002) trong cơng trình “International Logistics”nghiên cứu về dịch vụ
logistics quốc tế liên quan đến dịch chuyển hàng hóa giữa các bên ở hai hay nhiều
quốc gia, phân tích lợi ích của chính phủ trong thƣơng mại và vận tải quốc tế, lƣu ý
sự khác biệt quốc gia trong logistics quốc tế (khác biệt về quản lý, giá trị, thủ tục
hải quan...) và đề cập đến các vấn đề liên quan đến hoạt động dịch vụ logistics quốc
tế của doanh nghiệp: vận tải quốc tế, điều khoản thanh toán, điều kiện bán và giao

hàng, các kênh phân phối...
*Hội đồng nghiên cứu kinh tế Singapore (ERC) đã thực hiện nghiên cứu
tổng thể với tiêu đề “Developing Singapore into a Global Integrated Logistics Hub”
năm 2002. Trên cơ sở phân tích SWOT thực trạng dịch vụ logistics Singapore và
phân tích trƣờng hợp kinh nghiệm London, nghiên cứu này đã đƣa ra những chiến
lƣợc cơ bản và các kiến nghị để tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của Singapore trở
thành một Trung tâm Logistics toàn cầu. Tác giả Hum Sin Hoon (2008) trong cơng
trình “Building a Logistics Supply Chain Hub- Singapore” đã điểm lại một số thành

7


quả của hệ thống dịch vụ logistics Singapore và qua phân tích SWOT gợi ý về mặt
chiến lƣợc nhằm xây dựng Trung tâm Tích hợp Logistics tồn cầu. Tại Diễn đàn
Logistics và Dịch vụ cảng biển Việt Nam trong bối cảnh Hội nhập kinh tế quốc tế,
(3/2011) Aloysius Lim đã trình bày nghiên cứu về “Chiến lƣợc phát triển dịch vụ
logistics và cảng biển: Kinh nghiệm từ quốc đảo Singapore”. Theo tác giả, sở dĩ
logistics và ngành cảng biển Singapore phát triển là do các chính sách khuyến khích
phát triển của Chính phủ Singapore. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ đề cập đến những
ƣu đãi của Chính phủ trong những chính sách về thuế, hỗ trợ tài chính và nhân lực
trong lĩnh vực hàng hải, vận tải biển.
1.2 Cơ sở lý luận cơ bản về logistics
1.2.1 Sƣ ̣ hin
̣ vƣ ̣c kinh tế
̀ h thành và bản chấ t của logistics trong lich
Trong quá trình cạnh tranh, để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh,
ngƣời sản xuất không chỉ quan tâm đến việc tổ chức sản xuất trực tiếp mà ngày
càng quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động phục vụ sản xuất và lƣu thông nhƣ:
khai thác nguyên liệu, thu gom, vận chuyển nguyên nhiên vật liệu, vận chuyển
thành phẩm, vận chuyển bán thành phẩm từ nơi có nguyên nhiên vật liệu đến nơi

sản xuất, lƣu kho, đóng gói, bốc xếp, vận chuyển, giao nhận... đến nơi ngƣời tiêu
dùng, bởi vì: (i) những hoạt động này gắn liền với q trình sản xuất hàng hóa và
chi phí cho các hoạt động này trực tiếp cấu thành giá thành sản phẩm, (ii) những
hoạt động này trực tiếp ảnh hƣởng đến tiến độ sản xuất, tiến độ cung ứng sản phẩm
và mức độ sẵn sàng cung ứng hàng đến với ngƣời tiêu dùng khi họ có nhu cầu, (iii)
trong quá trình cạnh tranh giữa những ngƣời sản xuất, những doanh nghiệp, khi mà
trình độ máy móc thiết bị, cơng nghệ sản xuất đạt đến một trình độ nhất định và phổ
cập, thì ngƣời có chi phí cho các hoạt động phục vụ sản xuất và lƣu thông thấp nhất
và hợp lý nhất sẽ là ngƣời chiến thắng trong quá trình cạnh tranh.
Thực ra, thuật ngữ Logistics ban đầu đƣợc sử dụng trong quân đội. Ở Mỹ,
thuật ngữ logistics đƣợc sử dụng trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2 để nói đến
q trình quản lý việc vận chuyển qn khí, bổ sung, dự trữ khí tài quân dụng nhằm
giúp một chiến dịch thành công. Muốn một chiến dịch thành cơng, phải có cách

8


thức tổ chức quản lý lƣu thông để cung cấp quân khí phục vụ cho chiến dịch - hoạt
động này gọi là logistics management (quản trị logistics). Quản trị logistics có vai
trị vơ cùng quan trọng nhằm có đủ qn, đủ khí tài vào thời điểm cần thiết huy
động trong khi phải đảm bảo nguyên tắc bí mật của chiến dịch - yếu tố quyết định
thành công của cuộc chiến.Sau đại chiến thế giới thứ 2, thuật ngữ logistics đƣợc
ngƣời Mỹ vay mƣợn dùng trong quản lý xí nghiệp và gọi là logistics xí nghiệp
(business logistics). Logistics xí nghiệp dùng để chỉ sự quản lý tổng hợp của các
hoạt động nhƣ cung ứng nguyên nhiên vật liệu, vận chuyển, lƣu trữ... của xí nghiệp
sản xuất, kinh doanh.
Tóm lại, hoạt động logistics không phải đến cuối thế kỷ XX mới xuất hiện
(nhƣ nhiều ngƣời quan niệm) mà nó ra đời và phát triển gắn liền sự ra đời và phát
triển của sản xuất hàng hóa hàng mấy trăm năm nay với bản chất là những hoạt
động quản lý phục vụ quá trình sản xuất và phân phối, lƣu thơng nhƣ: khai thác

nguyên liệu, thu gom, vận chuyển nguyên nhiên vật liệu, vận chuyển thành phẩm,
vận chuyển bán thành phẩm từ nơi có nguyên nhiên vật liệu đến nơi sản xuất, lƣu
kho, đóng gói, bốc xếp, vận chuyển, giao nhận... đến nơi ngƣời tiêu dùng. Theo thời
gian, trình độ sản xuất ngày càng phát triển thì những hoạt động này ngày càng
hồn thiện với trình độ cao hơn và đa dạng, phong phú hơn. Những hoạt động này
dần có vai trị quan trọng trong việc nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất. Cùng
với sự phát triển của sản xuất, những hoạt động này dần đƣợc chun mơn hóa trở
thành một ngành dịch vụ độc lập có vai trị quan trọng trong nền kinh tế hiện đại với
một tên gọi mới: “Logistics”.
1.2.2 Khái niệm Logistics
Cho đến nay đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về Logistics. Sau đây là
một vài định nghĩa tiêu biểu về Logistics:
Trƣớc những năm 1980, Logistics đƣợc hiểu là “các hoạt động phân phối vật
chất (PD) và quản lý kho bãi trong lƣu thông thành phẩm và dịch vụ”.Đây là quan
niệm logistics theo nghĩa hẹp (Outbound logistics), theo đó Logistics chỉ gắn với
các hoạt động liên quan đến quản lý đầu ra của sản xuất (những hàng hóa và dịch vụ

9


cuối cùng) nhƣ vận tải, phân phối, bảo quản hàng hóa, quản lý tồn kho, đóng gói,
bao bì, phân loại, dán nhãn...
Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ (LAC- The US. Logistics Administration
Council) quan niệm “logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm sốt
dịng di chuyển và lƣu kho những ngun vật liệu thơ của hàng hóa trong quy trình,
những hàng hóa thành phẩm và những thơng tin có liên quan từ khâu mua sắm
nguyên vật liệu cho đến khi đƣợc tiêu dùng, với mục đích thỏa mãn yêu cầu của
ngƣời tiêu dùng” (2008, trang 4). Định nghĩa này đã liệt kê các hoạt động cơ bản
của logistics, nhấn mạnh logistics bao gồm một chuỗi các hoạt động liên hoàn từ
khâu lên kế hoạch, đến khâu thực hiện và khâu kiểm sốt dịng lƣu trữ, vận chuyển

ngun vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và thông tin từ khi mua cho đến khi
đƣợc tiêu dùng. Đồng thời, nó cũng nói đƣợc mục đích của logistics một cách khái
quát nhất, đó là nhằm thỏa mãn yêu cầu của ngƣời tiêu dùng.
Theo định nghĩa mới nhất mà Hội đồng các chuyên gia Quản trị Chuỗi cung
ứng (Council of Supply Chain Management Professionals- CSCMP, 2001) Hoa Kỳ
đƣa ra là chính xác và tồn diện hơn cả, theo đó Logistics đƣợc định nghĩa là một
bộ phận của chu trình chuỗi cung ứng, bao gồm các quá trình hoạch định kế hoạch,
thực hiện và kiểm kiểm soát một cách hiệu quả việc dự trữ và lưu chuyển hàng hóa,
dịch vụ,thơng tin hai chiềugiữa điểm khởi đầu và điểm tiêu dùngnhằm đáp ứng nhu
cầu của khách hàng.
Nhƣ vậy, có thể thấy một số đặc điểm cơ bản về Logistics nhƣ sau:
* Logistics bao gồm hàng loạt các hoạt động liên hoàn từ lên kế hoạch, quản
lý thực hiện và kiểm sốt dịng lƣu trữ, vận chuyển các tài nguyên (nguyên vật liệu,
bán thành phẩm, thành phẩm, hàng hóa), tài chính, thơng tin từ nơi cung cấp đến
kho chứa, qua các nhà xƣởng, các xí nghiệp, nhà máy, kho bãi, ngƣời bán bn,
ngƣời bán lẻ và đến tay ngƣời tiêu dùng. Để đƣa hàng hóa và các yếu tố sản xuất từ
nhà cung ứng đến ngƣời tiêu dùng một cách có hiệu quả, cần phải tổ chức thực hiện
một chuỗi các hoạt động logistics liên tục có liên quan hữu cơ với nhau: từ nghiên
cứu, lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, kiểm tra, kiểm sốt đến hồn thiện các mục

10


tiêu. Hoạt động quản lý logistics thƣờng bao gồm việc tìm nguồn cung ứng và mua
sắm, lập kế hoạch và lịch trình sản xuất, đóng gói, lắp ráp, quản lý vận tải trong và
ngoài doanh nghiệp, quản lý đội tàu, kho bãi, xử lý vật liệu, thực hiện đơn hàng,
thiết kế mạng lƣới logistics, quản lý hàng tồn kho và dịch vụ khách hàng. Logistics liên
quan đến tất cả các cấp lập kế hoạch, xây dựng chiến lƣợc, hành động và chiến thuật.
*Mỗi khâu của q trình logistics lại có những đặc trƣng cơ bản song các
khâu có tác động qua lại, liên quan mật thiết với nhau, hiệu quả ở khâu này làm tiền

đề cho việc triển khai hoạt động ở các khâu tiếp theo và ảnh hƣởng đến hiệu quả
chung của toàn bộ hệ thống. Trong toàn bộ quá trình ấy, vấn đề then chốt là lấy thỏa
mãn khách hàng là mục tiêu và lấy lợi ích tổng thể của doanh nghiệp làm mục đích,
coi trọng hiệu quả mọi mặt, nhƣng trên hết là hiệu quả kinh tế.
* Đối tƣợng tác động của logistics: là các yếu tố đầu vào và đầu ra của q
trình sản xuất. Nó có thể là các yếu tố hữu hình nhƣ vật tƣ, hàng hóa, nguyên nhiên
phụ liệu, bán thành phẩm, thành phẩm hoặc hàng phế phẩm, hàng trả lại... và cũng
có thể là các yếu tố vơ hình nhƣ vốn, cơng nghệ, nguồn nhân lực, thông tin.
* Bản chất của quá trình Logistics là q trình tối ƣu hóa về vị trí (chọn và
bố trí mạng lƣới hạ tầng cơ sở) và tối ƣu hóa các dịng vận động (hoạch định việc
lƣu chuyển các đối tƣợng tác động nêu trên nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng
một cách tối ƣu trong tƣơng quan với tiềm lực của doanh nghiệp).
* Mục tiêu chung của logistics là có đƣợc thứ cần thiết tại địa điểm và thời
gian đúng nhất với chi phí thấp nhất có thể. Nói cách khác, mục tiêu của logistics là
cung cấp đúng số lƣợng của đúng yếu tố, tại đúng địa điểm vào đúng thời gian quy
định với chi phí tối ƣu. Các yếu tố ở đây là các đối tƣợng của logistics đã đề cập.
* Logistics là một bộ phận của dây chuyền cung ứng (Supply chain). Dây
chuyền cung ứng là một mạng lƣới lƣu chuyển vật tƣ, hàng hóa, thơng tin và tiền tệ
giữa các tổ chức. Khi nói đến dây chuyền cung ứng, ngƣời ta đề cập đến một chuỗi
các mắt xích có quan hệ mật thiết với nhau đó là các chủ thể tham gia vào q trình
lƣu chuyển hàng hóa và dịch vụ, mạng lƣới hạ tầng cơ sở (nhƣ nhà xƣởng, kho bãi,
bến cảng, các trung tâm phân phối...) hệ thống phƣơng tiện vận tải, hệ thống thông

11


tin. Các mắt xích này đƣợc liên kết với nhau bởi quá trình mua bán, trao đổi các vật
phẩm, dịch vụ. Logistics chính là các hoạt động, dịch vụ đƣợc triển khai để kích
hoạt dây chuyền cung ứng đó, nó bao gồm các hoạt động để các mắt xích kia liên
kết với nhau theo phƣơng thức tối ƣu nhất nhằm thỏa mãn khách hàng tốt nhất.

1.2.3 Phân loại Logistics
1.2.3.1 Theo giác độ tiếp cận
Logistics vĩ mô (macro logistics): là một hệ thống đảm bảo cho dịng chu
chuyển hàng hố và thông tin từ các nhà sản xuất, các thƣơng nhân đến ngƣời tiêu
dùng đƣợc tiến hành một cách có hiệu quả, đảm bảo cân đối cung - cầu của nền
kinh tế và thực hiện các mục tiêu của xã hội.
Logistics trung mô (meso logistics): thể hiện sự hợp tác và liên kết với nhau
giữa các chủ thể khác nhau trong lĩnh vực vận tải và logistics nhƣ các nhà cung cấp
dịch vụ logistics và các cơ quan hoạch định chính sách trong phạm vi một vùng địa
lý nhất định.
Logistics vi mơ (micro logistics): là q trình đảm bảo cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách hiệu quả thông qua đảm bảo các
yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh và đảm bảo hàng hoá/dịch vụ cho tiêu thụ
của doanh nghiệp.
1.2.3.2. Theo chủ thể tiến hành hoạt động
Logistics bên thứ nhất (The First Party Logistics – 1PL): là hoạt động của
những ngƣời chủ sở hữu hàng hóa, vật chất tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt
động Logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân doanh nghiệp.
Logistics bên thứ hai (The Second Party Logistics – 2PL):là hoạt động
Logistics do ngƣời cung cấp dịch vụ Logistics (không phải chủ hàng) tiến hành,
nhƣng chỉ cung cấp các dịch vụ đơn lẻ trong chuỗi cung ứng để đáp ứng yêu cầu
của chủ hàng.
Logistics bên thứ ba (The Third Party Logistics – 3PL): là hoạt động
Logistics do ngƣời cung cấp dịch vụ Logistics tổ chức thực hiện, đã tích hợp các

12


dịch vụ trong toàn bộ chuỗi cung ứng và tiến hành quản lý các dịch vụ này cho từng
bộ phận chức năng trong toàn bộ chuỗi.

Logistics bên thứ tƣ (The Fourth Party Logistics – 4PL) là một tổ chức điều
phối và quản lý các tổ chức dịch vụ hỗ trợ sẵn có nguồn lực, khả năng và cơng nghệ
để cung cấp tồn diện các giải pháp chuỗi cung ứng.4PL có năng lực cung cấp và
giải quyết chuỗi cung ứng đồng bộ và hồn thiện, là ngƣời tích hợp dịch vụ logistics
3PL với quản lý và tƣ vấn.
1.2.3.3 Theo tính chất hoạt động
Hoạt động mua (Procurement): là các hoạt động liên quan đến việc có các
sản phẩm từ các nhà cung cấp bên ngoài.
Hoạt động hỗ trợ sản xuất (Manufacturing support) :bao gồm các hoạt động
liên quan đến quản trị dòng dự trữ một cách có hiệu quả giữa các giai đoạn của quá
trình sản xuất.
Hoạt động phân phối ra thị trƣờng (Market distribution): liên quan đến các
hoạt động dịch vụ khách hàng.
1.2.3.4 Theo hƣớng vận động của dòng vật chất
Logistics đầu vào (Inbound logistics): bao gồm các hoạt động liên quan đến
việc hỗ trợ dịng ngun vật liệu/hàng hóa đầu vào từ nguồn cung cấp trực tiếp cho
tới các tổ chức.
Logistics đầu ra (Outbound logistics): bao gồm các hoạt động liên quan đến
việc hỗ trợ dòng sản phẩm đầu ra tới khách hàng tại các tổ chức.
Logistics ngƣợc (Reverse logistics): bao gồm các dịng sản phẩm, hàng hóa
hƣ hỏng, kém chất lƣợng bị trả lại, dòng chu chuyển của bao bì, tài chính ngƣợc
chiều trong chuỗi logistics.
1.3. Cơ sở lý luận cơ bản về dịch vụ logistics
1.3.1 Khái niệm dịch vụ logistics
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhƣng các khái niệm về dịch vụ logistics
có thể chia làm hai nhóm :

13



Theo nghiã he ̣p logistics đƣơ ̣c hiể u là các hoa ̣t đô ̣ng dich
̣ vu ̣ gắ n liề n quá trin
̀ h
phân phố i lƣu thông hàng hóa và logistics là hoa ̣t đô ̣ng thƣơng ma ̣i gắ n liề n các dich
̣
vụ cụ thể . Luật thƣơng mại 2005, trong đó có qui định cụ thể khái niệm dịch vụ
Logistics. Ở Việt Nam, luâ ̣t thƣơng ma ̣i không đƣa ra khái niê ̣m logistics mà lầ n đầ u
tiên khái niê ̣m dich
̣ vu ̣ logistics Tại điều

233 - Mục 4 – Chƣơng VI của Luật

Thƣơng mại ngày 14/6/2005, Luật qui định “Dịch vụ logistics là hoạt động thương
mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm
nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ
khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã ký hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ
khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.
Khái niệm dịch vụ Logistics ở Việt Nam mang yếu tố mở khi trong khái niệm dịch
vụ logistics quy định “các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận
với khách hàng để hƣởng thù lao”. Do đó, khi những hoạt động chƣa đƣợc pháp luật
ghi nhận vẫn có thể là hoạt động trong dịch vụ logistics nếu liên quan đến hàng hóa
theo thỏa thuận với khách hàng để hƣởng thù lao.
Nhóm định nghĩa thứ 2 về dịch vụ logistics có phạm vi rộng, có tác động từ giai
đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay của ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Theo
nhóm định nghĩa này, dịch vụ logistics gắn liền cả quá trình nhập nguyên, nhiên vật
liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đƣa vào các kênh
lƣu thông, phân phối để đến tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Nhóm định nghĩa này
của dịch vụ logistics góp phần phân định rõ ràng giữa các nhà cung cấp từng dịch
vụ đơn lẻ nhƣ dịch vụ vận tải, giao nhận, khai thuê hải quan, phân phối, dịch vụ hỗ
trợ sản xuất, tƣ vấn quản lý … với một nhà cung cấp dịch vụ logisitcs chuyên

nghiệp, ngƣời sẽ đảm nhận tồn bộ các khâu trong q trình hình thành và đƣa hàng
hóa tới tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Nhƣ vậy, nhà chung cấp dịch vụ logistics
chuyên nghiệp đòi hỏi phải có chun mơn, nghiệp vụ vững vàng để cung cấp dịch
vụ mang tính “trọn gói” cho các nhà sản xuất.
Bài luận văn nghiên cứu đinh nghĩa dịch vụ logistics ở phạm vi rộng và các
yêu tố tác động đến sự phát triển dịch vụ logistics đó là các yếu tố hình thành hệ

14


×