Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

(Luận văn thạc sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HÀ THU HƢƠNG

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NƠNG THƠN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Hà Nội – 2014
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HÀ THU HƢƠNG

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NƠNG THƠN VIỆT NAM
Chun ngành: Tài chính và Ngân hàng
Mã số: 60 34 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN MẠNH HÙNG


Hà Nội – 2014

2


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các ký hiệu viết tắt

i

Danh mục các Bảng số liệu

ii

Danh mục các Đồ thị

iii

LỜI NÓI ĐẦU

1

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH .................... 1
1.1 Khái niệm về Năng lực cạnh tranh .............................................................20
1.1.1 Cạnh tranh .................................................................................................20
1.1.2 Lợi thế cạnh tranh .....................................................................................25
1.1.3 Năng lực cạnh tranh ..................................................................................26
1.2 Các tiêu chí đánh giá Năng lực cạnh tranh của NHTM ...........................27
1.2.1 Các tiêu chí định lượng .............................................................................27

1.2.2 Các tiêu chí định tính ................................................................................37
1.3 Các yếu tố tác động đến Năng lực cạnh tranh của NHTM ......................44
1.3.1 Các yếu tố bên trong .................................................................................44
1.3.2 Các yếu tố bên ngoài.................................................................................48
1.4 Kinh nghiệm Nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM nƣớc ngoài .....52
1.4.1 Kinh nghiệm từ Thuỵ Điển .......................................................................52
1.4.2 Kinh nghiệm từ Hungary ..........................................................................53
1.4.3 Kinh nghiệm từ Thái Lan .........................................................................56
1.4.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .........................................................57
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦANGÂN
HÀNG NO&PTNT VIỆT NAM ............................................................................ 59
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng No&PTNTVN .........59
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ...............................................................59
2.1.2 Cơ cấu tổ chức ..........................................................................................62
2.1.3 Văn hoá kinh doanh ..................................................................................63
2.1.4 Đặc trưng trong hoạt động ........................................................................65
2.1.5 Chiến lược phát triển ................................................................................66

3


2.2 Thực trạng Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng No&PTNTVN ............66
2.2.1 Các tiêu chí định lượng .............................................................................66
2.2.2 Các tiêu chí định tính ................................................................................92
2.3 Đánh giá chung về Năng lực cạnh tranh của NHNo&PTNTVN ...........100
2.3.1 Ưu điểm ..................................................................................................100
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân .........................................................................104
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NGÂN HÀNG NO&PTNT VIỆT NAM ....................................................107
3.1 Xu hƣớng phát triển chung của ngành Ngân hàng trong giai đoạn tới 107

3.2 Định hƣớng phát triển của Ngân hàng No&PTNTVN giai đoạn tới .....109
3.3 Giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao Năng lực cạnh tranh của Ngân
hàng No&PTNTVN ...........................................................................................111
3.3.1 Giải pháp về tài chính .............................................................................111
3.3.2 Giải pháp về quản trị điều hành ..............................................................112
3.3.3 Giải pháp về quản trị rủi ro .....................................................................113
3.3.4 Giải pháp về tổ chức nhân sự..................................................................114
3.3.5 Giải pháp về sản phẩm dịch vụ ...............................................................115
3.3.6 Giải pháp về mạng lưới...........................................................................115
3.3.7 Giải pháp về công nghệ ..........................................................................116
3.4 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nƣớc ...........................................................116
KẾT LUẬN ............................................................................................................118

4


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
AGRIBANK

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

ACB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu

ATM

Automated Teller Machine - Máy giao dịch tự động

BIDV


Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

CAR

Hệ số an tồn vốn

DPRR

Dự phịng rủi ro

Eximbank
HSBC VN

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

IVB

Indovina bank (NHLD Vietinbank &Cathay United Bank)

MB

Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

M&A

Mergers and acquisitions (Mua bán và sáp nhập)

NH


Ngân hàng

NHNN VN

Ngân hàng nhà nước Việt Nam

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTM VN

Ngân hàng thương mại Việt Nam

NHTMNN

Ngân hàng thương mại Nhà nước

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

Ngân hàng No&PTNT VN

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nơng thơn Việt Nam

PGD

Phịng giao dịch


POS

Point of Sale - Máy chấp nhận thanh toán thẻ

QTRR

Quản trị rủi ro

Sacombank

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Thương tín

SHB

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gịn - Hà Nội

TCTD

Tổ chức tín dụng

Techcombank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam

TSC

Trụ sở chính

VAMC


Cơng ty quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam

VCSH

Vốn chủ sở hữu

VCB

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Vietinbank

Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam

VRB

Vietnam Russia Joint Venture bank (NHLD BIDV & VTB)

VPB

NH liên doanh giữa BIDV và Pubic Bank Berhad (Malaysia)

Ngân Hàng TNHH Một Thành Viên HSBC (Việt Nam)

5


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
STT


Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 2.1

Thị phần về Tổng tài sản

60

2

Bảng 2.2

Thị phần nguồn vốn huy động

61

3

Bảng 2.3

Thị phần Dư nợ

63


4

Bảng 2.4

Thị phần thẻ

64

5

Bảng 2.5

Thị phần ATM

65

6

Bảng 2.6

Thị phần POS

66

7

Bảng 2.7

Số lượng Chi nhánh và Phòng giao dịch


67

8

Bảng 2.8

Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ

73

9

Bảng 2.9

Tỷ lệ khả năng chi trả ngay

76

10

Bảng 2.10

Suất sinh lời trên tài sản - ROA

79

11

Bảng 2.11


Suất sinh lời trên Vốn chủ sở hữu - ROE

80

12

Bảng 2.12

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR)

82

13

Bảng 2.13

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn

83

14

Bảng 2.14

Số lượng lao động

89

DANH MỤC ĐỒ THỊ
STT


Đồ thị

Nội dung

1

Đồ thị 2.1

Tổng vốn

68

2

Đồ thị 2.2

Vốn huy động

69
6

Trang


3

Đồ thị 2.3

Vốn huy động so với Tổng vốn


70

4

Đồ thị 2.4

Vốn chủ sở hữu

70

5

Đồ thị 2.5

Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế

71

6

Đồ thị 2.6

Tổng dư nợ cho vay trong Tổng tài sản

72

7

Đồ thị 2.7


Số lượng Chi nhánh và Phòng giao dịch

74

8

Đồ thị 2.8

Lợi nhuận sau thuế

77

7


LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với nền kinh tế ngày càng mở cửa như Việt Nam hiện nay, sự phát triển của
Thị trường tài chính có vai trị quan trọng trong tiến trình phát triển chung của quốc
gia. Một trong những phần cấu thành nên Thị trường tài chính là thị trường tiền tệ
đã và đang khơng ngừng phát triển trong những năm qua. Đặc biệt là Hệ thống các
Tổ chức tín dụng mà trong đó là các Ngân hàng thương mại được đặc biệt quan tâm
bởi sức ảnh hưởng của nó đến các chủ thể khác trong nền kinh tế.
Các chính sách của Hệ thống Ngân hàng thương mại có ảnh hưởng lớn đến sự
thành bại của các Doanh nghiệp, đến sự ổn định cuộc sống của mỗi hộ gia đình, mỗi
cá nhân đang sinh sống và hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, với Hệ thống bao
gồm 5 Ngân hàng thương mại Nhà nước, 34 Ngân hàng thương mại cổ phần, 50 Chi
nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, 4 Ngân hàng liên doanh và 5 Ngân
hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam hiện nay thì việc thiếu thơng tin hay

“Thơng tin bất cân xứng” đôi khi gây ra những rủi ro cho chính những khách hàng
tham gia vào thị trường tiền tệ. Do vậy, việc có đầy đủ thơng tin để nhận định và
đánh giá đúng đắn về nơi khách hàng đến giao dịch là một nhu cầu cần có nhằm
góp phần làm minh bạch Thị trường tiền tệ, gia tăng lòng tin của người dân vào các
chính sách kinh tế vĩ mô.
Sau mười một năm hết sức nỗ lực trong việc đàm phán, ngày 7/11/2006, Việt
Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO). Lĩnh vực tài chính ngân hàng được xem như là lĩnh vực khá nhạy cảm khi
mở cửa thị trường. Tuy nhiên, mở cửa để hội nhập vào thị trường quốc tế là xu thế
tất yếu và phải tuân theo lộ trình cụ thể đã cam kết. Quá trình hội nhập đặt ra cho
các Ngân hàng thương mại Việt Nam những cơ hội có thể tiếp cận với phương thức
quản trị mới, với những nhân sự chuyên nghiệp, với công nghệ tiên tiến đồng thời
tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy các Ngân hàng thương mại Việt Nam buộc phải
đổi mới trước nguy cơ bị giảm thị phần, hao tổn tài sản hoặc phá sản.
8


Các Ngân hàng thương mại của Việt Nam đều ý thức được rằng, trong cuộc
chơi toàn cầu nếu năng lực cạnh tranh yếu kém hoặc khơng có thì những bất lợi gặp
phải sẽ là rất hiển nhiên. Từ ngày 1/4/2007, các Ngân hàng nước ngoài đã được
phép hoạt động tại Việt Nam. Nếu như thời gian trước đây, khối Ngân hàng quốc
doanh vốn được xem là sở hữu rất nhiều lợi thế hơn hẳn như là về nguồn vốn, mạng
lưới giao dịch và cơ sở khách hàng thì với những nỗ lực khơng ngừng của nhóm các
Ngân hàng ngồi quốc doanh, với những ưu thế vốn có của các Ngân hàng nước
ngoài, với các hoạt động mua bán sáp nhập, với chương trình tái cơ cấu theo Đề án
Cơ cấu lại hệ thống các Tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 (ban hành kèm theo
Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ) đang diễn ra
hàng ngày hàng giờ thì sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại cũng đã biến
chuyển rất đáng kể tạo nên cục diện mới cho Thị trường tiền tệ tại Việt Nam. Vị thế
của các Ngân hàng thương mại đang thay đổi khơng ngừng, việc phân tích điểm

mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức đối với mỗi Ngân hàng là việc phải làm ngay và
phải làm thường xuyên. Cạnh tranh là điều hiện hữu và không thể tránh khỏi. Năng
lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại đo lường sức khoẻ tổng thể của mỗi
Ngân hàng, có vai trị quan trọng trong việc đánh giá, nhìn nhận chính xác thực
trạng hoạt động của mỗi Ngân hàng thương mại cũng như của Hệ thống các Ngân
hàng thương mại tại Việt Nam, đồng thời có vai trị to lớn trong việc dự đốn, cảnh
báo sớm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, hạn chế tối đa những bất ổn và rủi ro
có thể xảy ra.
Sự cần thiết phải xác định được năng lực cạnh tranh của mỗi Ngân hàng
thương mại nhằm nỗ lực phấn đấu cung ứng những sản phẩm dịch vụ tốt nhất tới
khách hàng qua sự phát huy được sức mạnh bên trong và sự tranh thủ những hỗ trợ
đắt giá từ các nguồn lực bên ngồi. Hơn nữa, việc nhìn nhận đúng thực lực của
chính mình mới có được những giải pháp phù hợp nhằm kiện toàn bộ máy và sử
dụng hiệu quả các nguồn lực, xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với tình hình
chung.

9


Tính cấp thiết đã được chỉ rõ nhưng cho đến thời điểm này, chưa có một cơng
trình nghiên cứu tồn diện nào được công bố rộng rãi dựa trên những căn cứ khoa
học để xếp hạng Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Điều này gây ra sự lúng túng cho chính các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam
khơng biết vị thế của mình đang ở ngưỡng nào hoặc là tự tin thái quá đến nỗi tưởng
mình đang ở đẳng cấp cao trong khi các đối thủ cạnh tranh không đạt đến được mà
yên tâm, chủ quan, thiếu chủ động trong hoạt động. Đồng thời vấn đề này cũng là
sự băn khoăn của không ít các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ
mô và đặc biệt là cơ quan chủ quản của lĩnh vực tài chính tiền tệ.
Thành lập ngày 26/03/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt
Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Agribank là

Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh
tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Là Ngân
hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới
hoạt động và số lượng khách hàng. Agribank cũng là Ngân hàng hàng đầu tại Việt
Nam tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của Ngân
hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp
(AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB)…
Agribank đã, đang không ngừng nỗ lực, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ,
đóng góp to lớn vào sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố và phát triển kinh tế
của đất nước.
So với các Ngân hàng thương mại khác, hiện tại Agribank đang có được
những ưu thế nhất định trên thị trường tiền tệ về một số chỉ tiêu nhưng nếu xem xét
thận trọng về năng lực cạnh tranh trong dài hạn của Agribank thì cịn nhiều điều vấn
đề đáng bàn.
Tuy vậy, việc xác định được vị thế của mỗi Ngân hàng thương mại trên thị
trường, việc định rõ năng lực cạnh tranh của mỗi Ngân hàng thương mại là điều cần
thiết nhưng không phải là việc dễ dàng thậm chí có thể nói là vơ cùng phức tạp. Từ
những suy nghĩ đó, với sự ham hiểu biết và nỗ lực của bản thân, tôi đã chọn đề tài
10


nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam”. Nghiên cứu này nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh của
Agribank trong tương quan so sánh với một số Ngân hàng thương mại khác để thấy
được Ngân hàng thương mại này đang có gì, cần có mục tiêu gì và nên làm những
gì để đạt được mục tiêu hoạt động trong những năm tới.
2. Tình hình nghiên cứu
Một số cơng trình nghiên cứu trước đây của các tác giả đã từng nghiên cứu có đề
cập đến vấn đề Năng lực cạnh tranh, tổng hợp một số nội dung như sau:
Nghiên cứu “Báo cáo đánh giá cạnh tranh trong 10 lĩnh vực năm 2010” của Cục

quản lý cạnh tranh, Bộ công thương Việt Nam, trong đó có lĩnh vực Ngân hàng,
được cơng bố tháng 10/2010, Báo cáo được thực hiện bởi Nhóm chuyên gia tư vấn
độc lập do Ông Lê Văn Hà làm Trưởng nhóm, dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của
Ơng Bạch Văn Mừng và Ông Vũ Bá Phú. Một số phương pháp được áp dụng như
tính tỷ lệ tập trung, chỉ số HHI … Báo cáo đánh giá khái quát về tình hình cạnh
tranh các Ngân hàng của Việt Nam tại thời điểm năm 2010 với các nội dung chính
như Đánh giá về quy mô thị trường Ngân hàng bằng cách chia Hệ thống Ngân hàng
thành Khối ngân hàng thương mại nhà nước, khối các Ngân hàng thương mại cổ
phần, khối Ngân hàng liên doanh, Khối Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân
hàng 100% vốn nước ngoài; Cấu trúc thị trường Ngân hàng; Các rào cản gia nhập
thị trường ngân hàng; Thực trạng cạnh tranh và nhận diện hành vi phản cạnh tranh
trên thị trường Ngân hàng như việc thoả thuận hay việc tập trung kinh tế làm hạn
chế cạnh tranh, qua đó, đánh giá mức độ cạnh tranh và khuyến nghị.
Báo cáo tập trung vào đánh giá thực trạng cạnh tranh qua một số chỉ tiêu như tốc độ
tăng trưởng về số lượng các Ngân hàng; Thị phần theo tổng doanh thu của từng
nhóm Ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2008; Mức độ tập trung
kinh tế trên thị trường trong đó xác định sức mạnh thị trường dựa trên các chỉ tiêu
Nguồn vốn, quy mô tài sản, mạng lưới hoạt động, các yếu tố khác.
Nghiên cứu sử dụng một số khảo sát như Khảo sát đánh giá mơi trường cạnh tranh
trong Ngân hàng trong đó tập trung vào các rào cản gia nhập và rào cản từ chính
11


sách đối với hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng từ năng lực và hành vi của đối thủ
cạnh tranh.
Theo nghiên cứu trên thì mơi trường cạnh tranh trong ngành Ngân hàng là tương
đối tốt, các quy định về pháp lý rất rõ ràng, chặt chẽ trong đó mức độ tập trung
trong ngành ở mức trung bình, đã có những dấu hiệu của các hành vi phản cạnh
tranh trong thị trường, tuy nhiên chưa ghi nhận những vi phạm nghiêm trọng trong
ngành.

Nghiên cứu “Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam năm 2012“, do Công
ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm Doanh nghiệp Việt Nam (CRV) cơng bố tháng
9/2012, là cơng trình nghiên cứu của tập thể các nhà nghiên cứu kinh tế đầu ngành
thuộc các trường Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện tài chính, Đại học Ngoại
thương và các Nhà ứng dụng toán học hàng đầu thuộc Hội ứng dụng Tốn học Việt
Nam và Cơng ty CRV. Đây là lần đầu tiên 32 Ngân hàng thương mại của Việt Nam
được xếp hạng về chỉ số cạnh tranh. Báo cáo đã chia các Ngân hàng thương mại
thành 4 nhóm:
Nhóm A là nhóm được đánh giá cao nhất về năng lực cạnh tranh, là các Ngân hàng
có sức mạnh thị trường lớn, năng lực tài chính ổn định, hoạt động kinh doanh hiệu
quả và tiềm năng phát triển dài hạn;
Nhóm B là nhóm có khả năng cạnh tranh khá, là các Ngân hàng có sức mạnh thị
trường tốt, có năng lực tài chính hợp lý và hoạt động kinh doanh ổn định với tiềm
năng phát triển tốt.
Nhóm C là nhóm có năng lực cạnh tranh trung bình, là các Ngân hàng có sức mạnh
thị trường hạn chế nhưng đem lại giá trị cho Ngân hàng, có năng lực tài chính chấp
nhận được và hoạt động kinh doanh ổn định, hoặc có năng lực tài chính tốt với hoạt
động kinh doanh kém ổn định hơn.
Nhóm D là nhóm có chỉ số năng lực cạnh tranh thấp nhất, là Ngân hàng có năng lực
cạnh tranh hạn chế, những Ngân hàng này thường bị hạn chế về các yếu tố như
mạng lưới kinh doanh yếu, sức mạnh thị trường yếu, năng lực tài chính chấp nhận
được và hoạt động kinh doanh kém ổn định.
12


Bên cạnh một số kết quả đã đạt được, nội dung của báo cáo cũng đã nhận được rất
nhiều ý kiến trái chiều của những người trong nghề. Hơn nữa việc chỉ đề cập đến 32
Ngân hàng thương mại đã khơng đưa ra được một bức tranh tồn cảnh về tình hình
cạnh tranh của thị trường tiền tệ nói riêng và năng lực cạnh tranh thực sự của các
Ngân hàng thương mại trong Hệ thống.

Nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt
Nam” của Đặng Hữu Mẫn, được công bố năm 2010; nghiên cứu chọn một số Ngân
hàng thương mại của Việt Nam là Agribank, BIDV, Vietinbank, Sacombank, VCB,
Eximbank, ACB, Techcombank, VPB, DongAbank, MHB và một số Ngân hàng
thương mại nước ngoài là Development Bank of Singapore Limited, Maybank,
Bangkok Bank Public Company Limited, Banco de Oro Unibank, Inc.
Bài viết đi thẳng vào vấn đề thực trạng năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng
thương mại Việt Nam xét trên 07 khía cạnh là năng lực cạnh tranh về tài chính,
năng lực cạnh tranh về thị phần, năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực, năng lực
cạnh tranh về Công nghệ, năng lực cạnh tranh về hệ thống kênh phân phối, năng lực
cạnh tranh về mở rộng và phát triển dịch vụ, năng lực cạnh tranh về thương hiệu.
Bài viết cũng đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng
thương mại Việt Nam.
Tuy nhiên có một số hạn chế như sau:
 Các chỉ tiêu được so sánh trong những khoảng thời gian không thống nhất như
chỉ tiêu về Vốn điều lệ của các Ngân hàng thương mại Việt nam được xét tại
thời điểm năm 2007 và năm 2008 nhưng với các Ngân hàng thương mại nước
ngồi thì thời điểm so sánh là năm 2009.
 Trong phần so sánh năng lực cạnh tranh về công nghệ, bài viết chỉ so sánh về số
lượng máy ATM và số lượng POS, điều này chưa phản ánh được đúng năng lực
về công nghệ của các Ngân hàng thương mại.
Nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của Nguyễn Thanh Phong được công bố tháng
5/2009.
13


Tác giả đã chia các Ngân hàng thương mại Việt Nam thành 03 nhóm: Nhóm 1 bao
gồm các Ngân hàng thương mại nhà nước (Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, Ngân
hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng

phát triển nhà đồng bằng sông cửu long); Nhóm 2 bao gồm một số Ngân hàng
TMCP như NHTMCP Ngoại thương, NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam,
NHTMCP Á Châu, NHTMCP Sài gịn thương tín, NHTMCP Đơng Nam Á,
NHTMCP Quân đội, NHTMCP Sài gòn, NHTMCP Kỹ thương, NHTMCP Đơng Á,
NHTMCP An Bình, NHTMCP Việt Á, NHTMCP Nam Việt và Nhóm 3 bao gồm
một số Ngân hàng nước ngồi như Citigroup, JP Morgan Chase, HSBC, Mitsubishi
UFJ Financial Group, BNP Paribas, Mizuho Finacial Group.
Bài viết tập trung giải quyết một số vấn đề như Đánh giá năng lực cạnh tranh, thực
trạng năng lực cạnh tranh, qua đó, đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh. Để làm rõ thực trạng năng lực cạnh tranh, tác giả chia thành 05 chỉ tiêu như
Quy mô vốn chủ sở hữu, Hệ số an tồn vốn, chất lượng tài sản có, năng lực cơng
nghệ và nguồn nhân lực.
Tuy nhiên có một số hạn chế như sau:
 Thời điểm so sánh về quy mơ Vốn chủ sở hữu của các nhóm Ngân hàng là
khơng đồng nhất, do đó sự so sánh sẽ kém trực quan hơn là tại cùng một thời
điểm. Ví dụ Quy mơ vốn điều lệ của nhóm NHTMNN tại thời điểm năm 2008,
Vốn điều lệ của nhóm NHTMCP được tính tại thời điểm tháng 3/2009, trong khi
Vốn chủ sở hữu của Nhóm Ngân hàng thương mại nước ngồi được tính đến
thời điểm năm 2006.
 Một số chỉ tiêu khơng được xét đến như Thị phần, mạng lưới, khả năng sinh lời,
trình độ tổ chức và quản trị của các Ngân hàng thương mại …
Một số bài viết khác:
Nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (VRB) sau
khi Việt Nam gia nhập WTO” của Nguyễn Thành Long được công bố năm 2012.
Bài viết chia thành 3 phần chính gồm cơ sở lý luận thực tiễn về năng lực cạnh tranh
của Ngân hàng thương mại sau khi Việt Nam gia nhập WTO; thực trạng năng lực
14


cạnh tranh của VRB sau khi Việt Nam gia nhập WTO và một số giải pháp nhằm

nâng cao năng lực cạnh tranh của VRB trong thời gian tới.
Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại được tác giả
chọn lựa để phân tích là năng lực tài chính, năng lực nhân sự, trình độ cơng nghệ,
thị phần, mạng lưới chi nhánh, phát triển sản phẩm và chất lượng cung cấp dịch vụ,
trình độ quản lý, xây dựng và quảng bá thương hiệu. Khi đề cập đến các yếu tố ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại, bài viết chỉ ra một số
yếu tố như yếu tố môi trường quốc tế, môi trường vĩ mô trong nước, yếu tố bên
trong ngành Ngân hàng, yếu tố bên trong Ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, bài viết đã không chỉ rõ được lợi thế cạnh tranh của VRB thực sự là gì.
Nghiên cứu“Nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp trong điều kiện Việt
Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO)” của GS.TS Chu Văn Cấp, được
công bố tháng 1-2/2012. Nghiên cứu dựa theo mơ hình “Kim cương về năng lực
cạnh tranh của Doanh nghiệp do GS Michael Porter, Đại học Harvard Mỹ” đề xuất.
Theo tác giả, năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của các yếu tố
bên ngoài (gồm mơi trường kinh doanh, thể chế chính sách, kết cấu hạ tầng, thị
trường…) và các yếu tố bên trong Doanh nghiệp (gồm cơ cấu sản xuất, trình độ tổ
chức quản lý, trình độ cơng nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, văn hoá kinh doanh,
văn hoá doanh nghiệp ..)
Nghiên cứu chỉ ra rằng năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các
Doanh nghiệp Nhà nước còn thấp kém, qua đó đưa ra một số giải pháp định hướng
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp Việt Nam.
Nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp Việt Nam đang như thế nào”
của TS Võ Trí Thành được cơng bố tháng 02/2013. Theo đó, tác giả phân tích tính
cạnh tranh trên cơ sở so sánh hai cách tiếp cận là phân tích lợi thế so sánh (tĩnh) và
phân tích khả năng cạnh tranh (động).
Nghiên cứu đã chỉ ra được rằng khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp Việt Nam
vẫn được nhìn nhận là tương đối thấp ngay cả với mức bảo hộ còn tương đối cao và

15



sức mạnh chi phối thị trường của nhiều Doanh nghiệp trong nước (vốn nếu có) cũng
khó được duy trì lâu.
Nhìn chung các cơng trình này đã giải quyết được phần nào những vấn đề
liên quan đến Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại tại Việt Nam như hệ
thống lại các Ngân hàng, phân loại thành một số nhóm với những tiêu chí riêng, nêu
những nét chung về điểm mạnh, điểm yếu của Hệ thống Ngân hàng thương mại tại
Việt Nam đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của Hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tuy nhiên, đi sâu nghiên cứu và
tìm hiểu về các cơng trình của các tác giả và nhóm tác giả trên có thể thấy rằng
những cơng trình nghiên cứu ở trên có đối tượng nghiên cứu, cách tiếp cận, mục
đích nghiên cứu, thời điểm nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu hồn tồn khác.
Chính vì vậy, nội dung, phương pháp tiếp cận và cách thức giải quyết vấn đề
của Đề tài “Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam” là một cơng trình được nghiên cứu nghiêm túc và tương đối độc
lập đối với các đề tài của các tác giả hoặc nhóm tác giả khác đã nghiên cứu và cơng
bố. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu trên đây là nguồn tham khảo hữu ích cho
việc nghiên cứu Đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu của nghiên cứu
Đánh giá đúng đắn thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng No&PTNT Việt
Nam trong tương quan so sánh với các Ngân hàng thương mại khác để thấy được
Ngân hàng No&PTNT Việt Nam đang có gì, cần xác định mục tiêu gì về năng lực
cạnh tranh và cần những giải pháp nào nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để hoàn
thành sứ mệnh của mình trong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ của nghiên cứu
Bài viết phải khái quát được một số nội dung cơ bản và cốt lõi về cạnh tranh, lợi thế
cạnh tranh và năng lực cạnh tranh; phân tích các yếu tố tác động đến Năng lực cạnh
tranh; phân tích một số bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của
các Ngân hàng thương mại nước ngoài.

16


Theo đó, phân tích điểm mạnh, điểm yếu về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng
No&PTNT Việt Nam trong tình hình phát triển chung của quốc gia và tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế.
Cuối cùng, đưa ra một số kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam trong xu hướng mở cửa thị trường tài chính
của Việt Nam theo các cam kết khi gia nhập WTO để hoạt động của Ngân hàng
ngày càng vững mạnh, minh bạch, hoàn thành tốt kế hoạch và chiến lược kinh
doanh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tƣợng nghiên cứu:
Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam trong tương quan so sánh
với một số Ngân hàng thương mại khác tại Việt Nam.
4.2.Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng No&PTNT Việt
Nam trong so sánh tương quan với các Ngân hàng thương mại khác trong hai giai
đoạn bao gồm, giai đoạn một: các năm từ năm 2008 đến năm 2013 và giai đoạn hai:
xu hướng phát triển trong những năm tiếp theo.
5. Khuôn khổ lý thuyết nghiên cứu:
Bài viết có tổng hợp và chọn lựa nội dung lý thuyết từ các sách về:
 Năng lực cạnh tranh của Michael E.Porter.
 Quản trị Ngân hàng thương mại của Peter Rose.
Nguồn số liệu được tổng hợp từ:
 Báo cáo thường niên của các Ngân hàng thương mại.
 Báo cáo của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
 Báo cáo phân tích ngành Ngân hàng.
 Các bài viết đăng trên các tạp chí của các Nhà kinh tế, nhà quản lý trong lĩnh
vực Tài chính-Ngân hàng.


17


6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp thu thập số liệu
Phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê nguồn số liệu từ:
 Báo cáo thường niên, báo cáo tổng kết của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam
năm 2008 đến năm 2013; Chiến lược phát triển và Kế hoạch kinh doanh cho
những năm tiếp theo.
 Báo cáo thường niên của các Ngân hàng thương mại khác.
 Số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
 Số liệu của Tổng cục thống kê.
 Số liệu của Bộ tài chính.
 Số liệu của Bộ cơng thương
 Số liệu của Cục quản lý cạnh tranh – Bộ cơng thương
 Các cơng trình nghiên cứu liên quan của các tác giả.
 Các bài viết của các tác giả hoặc nhóm tác giả đăng trên các tạp chí.
Phƣơng pháp phân tích số liệu
 Phân tích định tính: so sánh các chỉ tiêu định tính của Ngân hàng No&PTNT
Việt Nam với các Ngân hàng thương mại khác.
 Phân tích định lượng: sử dụng số liệu có được áp dụng để tính tốn, đánh giá, so
sánh với các chuẩn theo quy định hoặc so sánh với số bình quân của ngành.
 Tổng hợp kết quả và nhận xét chung.
7. Dự kiến đóng góp mới của luận văn:
 Bài viết khái quát và phân tích một cách hệ thống về cạnh tranh, lợi thế cạnh
tranh và năng lực cạnh tranh; các yếu tố tạo ra sức mạnh cạnh tranh của Hệ
thống Ngân hàng thương mại.
 So sánh, phân tích Năng lực cạnh tranh của Hệ thống các Ngân hàng thương mại
tại Việt Nam và đặc biệt đi sâu phân tích về Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng

No&PTNT Việt Nam.
Qua đó có thể thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với Ngân
hàng hiện tại và xu hướng trong tương lai.
18


Trên góc độ của một cán bộ trực tiếp tham gia vào hoạt động trong Ngân hàng
No&PTNT Việt Nam với nhiều suy nghĩ về Ngân hàng và mong muốn tìm cách
góp phần giải quyết các vấn đề liên quan đến Năng lực cạnh tranh của Ngân
hàng No&PTNT Việt Nam nhằm cải thiện và phát triển vị thế của Ngân hàng
No&PTNT Việt Nam hơn nữa trong quá trình song hành cùng các Ngân hàng
thương mại khác trong nước và sánh bước với các Ngân hàng thương mại nước
ngoài ngay trên đất nước Việt Nam.
8. Kết cấu nội dung luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu
thành 03 chương như sau:
 Chương 1 : Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh.
 Chương 2 : Thực trạng về Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng No&PTNT Việt
Nam.
 Chương 3 : Giải pháp nhằm nâng cao Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng
No&PTNT Việt Nam.

19


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.1 Khái niệm về Năng lực cạnh tranh
1.1.1 Cạnh tranh
1.1.1.1 Khái niệm
Cho tới thời điểm hiện tại có rất nhiều quan điểm nói về Cạnh tranh, như:

Theo K.Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản
nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để
thu được lợi nhuận siêu ngạch”.
Theo Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia): “Cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu
tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các lồi vì mục đích giành được sự tồn
tại, sống cịn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần thưởng hay
những thứ khác”.
Theo Michael Dunford, Helen Louri and Manfred Rosenstock trong tác phẩm
Competition, Competitiveness, and Enterprise Policies: “Những Doanh nghiệp có
khả năng cạnh tranh là những Doanh nghiệp đạt được mức tiến bộ cao hơn mức
trung bình về chất lượng hàng hố và dịch vụ và/hoặc có khả năng cắt giảm các chi
phí tương đối cho phép họ tăng được lợi nhuận và/hoặc thị phần ...”
Theo Michael Porter: “Để có thể cạnh tranh thành cơng, các Doanh nghiệp phải có
được lợi thế cạnh tranh dưới hình thức hoặc là có được chi phí sản xuất thấp hơn
hoặc là có khả năng khác biệt hoá sản phẩm để đạt được những mức giá cao hơn
trung bình. Để duy trì lợi thế cạnh tranh, các Doanh nghiệp ngày càng đạt được
những lợi thế cạnh tranh tinh vi hơn, qua đó có thể cung cấp những hàng hố hay
dịch vụ có chất lượng cao hơn hoặc sản xuất có hiệu suất cao hơn”.
Một số khái niệm khác về cạnh tranh
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: Cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa những
người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh
tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ
thị trường có lợi nhất.
20


Tại diễn đàn Liên hợp quốc trong báo cáo về cạnh tranh tồn cầu năm 2003 thì định
nghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia là "Khả năng của nước đó đạt được những
thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trưởng
kinh tế cao được xác định bằng các thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính

trên đầu người theo thời gian.
Nhìn chung, hiện nay tồn tại cùng lúc rất nhiều khái niệm về Cạnh tranh, theo sự
quan sát và các lĩnh vực hoạt động khác nhau mà các tác giả đưa ra các khái niệm
khác nhau. Quả thực, để có một khái niệm thống nhất là việc tương đối phức tạp
nhưng không nhất thiết. Hơn nữa, cạnh tranh là phạm trù lịch sử, tức là cạnh tranh
thay đổi thường xuyên, các yếu tố tác động đến cạnh tranh là biến động khơng
ngừng, trong mỗi tình hình mới, cạnh tranh lại được nhìn nhận với những góc nhìn
khác nhau.
Vậy, có thể nhận định Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể nhằm nâng cao vị
thế của mình so với thời gian trước đó hoặc so với đối thủ cùng ngành hoặc khác
ngành bằng cách áp dụng các nhân tố tích cực tác động đến cạnh tranh như nâng
cao chất lượng sản phẩm, cải tiến phương thức bán hàng, tăng cường hàm lượng
khoa học kỹ thuật trong từng sản phẩm dịch vụ.
1.1.1.2 Các hình thức cạnh tranh
Dựa vào các tiêu thức khác nhau, cạnh tranh được chia ra thành nhiều loại:
Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế, cạnh tranh gồm:
Cạnh tranh trong nội bộ ngành, là cạnh tranh giữa các Doanh nghiệp theo cùng
ngành, cung cấp cùng loại sản phẩm dịch vụ, làm cho việc nâng cấp, áp dụng khoa
học kỹ thuật vào sản xuất sẽ gia tăng.
Cạnh tranh giữa các ngành, là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành
kinh tế với nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất qua sự phân bổ vốn đầu tư hợp
lý, hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Căn cứ vào tính chất cạnh tranh, cạnh tranh gồm:
Cạnh tranh hoàn hảo, là cạnh tranh giữa nhiều người bán trên thị trường trong đó
khơng có người nào có đủ ưu thế để chi phối giá cả thị trường. Các sản phẩm bán ra
21


đều được người mua đánh giá là tương đối giống nhau về phẩm chất và quy cách.
Doanh nghiệp phải tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành hoặc khác biệt hố sản phẩm

của mình so với các đối thủ cạnh tranh để giành lợi thế về phía mình.
Cạnh tranh khơng hồn hảo, là cạnh tranh giữa những người bán có các sản phẩm
không đồng nhất, mỗi sản phẩm đều mang đặc điểm, tính chất khác nhau nên người
bán phải sử dụng các chiêu thức khác ngoài sản phẩm để hỗ trợ cho việc bán sản
phẩm như quảng cáo, khuyếch trương, giới thiệu sản phẩm, ưu đãi về giá cả về dịch
vụ liên quan.
Cạnh tranh độc quyền, xuất hiện khi trên thị trường chỉ có một số hoặc một số ít
người bán một sản phẩm dịch vụ nào đó, giá cả, chất lượng của các sản phẩm dịch
vụ là do người cung cấp dịch vụ đơn phương ấn định mà không phụ thuộc và các
yếu tố khác.
1.1.1.3 Các công cụ cạnh tranh
Cạnh tranh bằng Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm luôn là công cụ quan trọng và bền vững trong cạnh tranh.
Chất lượng sản phẩm càng cao có thể đáp ứng được những yêu cầu và đòi hỏi cao
hơn của khách hàng, đi kèm với việc phù hợp tốt hơn với thị hiếu, làm cho sản
phẩm dễ dàng lưu thông và được khách hàng lựa chọn.
Xu hướng của thu nhập ngày càng cao, các tiêu chuẩn về sản phẩm tiêu dùng cũng
gia tăng không ngừng, sự cạnh tranh về chất lượng dần thay thế và lấn át sự cạnh
tranh bằng một số yếu tố thông thường như giá cả và phí.
Chất lượng sản phẩm là tập hợp các thuộc tính của sản phẩm trong những điều kiện
nhất định về kinh tế kỹ thuật. Là một chỉ tiêu phức hợp thể hiện sự tuân thủ các quy
định về kỹ thuật, sự hài hoà về kết cấu. Để tạo ra và duy trì được sự ưu thế trong
cạnh tranh, các chủ thể kinh tế cần phải hiểu rõ về vai trò của chất lượng sản phẩm
là yếu tố sống còn, yếu tố quyết định quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp.
Nếu kiểu dáng, cách bài trí sản phẩm làm khách hàng có được sự hấp dẫn ban đầu
và dẫn đến quyết định quan tâm sử dụng sản phẩm thì chỉ có chất lượng sản phẩm
22



tốt, Doanh nghiệp mới có cơ hội duy trì lâu dài mối quan hệ với khách hàng đó, mới
có cơ hội cung ứng nhiều thêm nữa các sản phẩm đó và các sản phẩm khác của
mình cho cùng khách hàng đó.
Vậy, với chất lượng sản phẩm ổn định và ngày càng được nâng cao, số lượng khách
hàng và khách hàng tiềm năng biết đến doanh nghiệp, biết đến sản phẩm của doanh
nghiệp sẽ gia tăng. Điều này làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng hình ảnh, uy
tín, quy mơ của doanh nghiệp trên thị trường đồng thời kích thích làm tăng khả
năng chi phối thị trường của doanh nghiệp.
Nhận thức đúng đắn về chất lượng của sản phẩm, doanh nghiệp sẽ đầu tư vào máy
móc thiết bị, ứng dụng các cơng nghệ kỹ thuật cao, qua đó nâng cao năng lực sản
xuất, tạo hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đây là kết quả kỳ vọng
của hầu hết các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh lành mạnh, có chiến lược dài
hơi cho các bước tiến trong tương lai.
Cạnh tranh bằng Giá bán sản phẩm
Giá bán hay giả cả của sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm hay giá
trị sản phẩm mà doanh nghiệp dự định bán thông qua việc trao đổi hàng hố đó trên
thị trường. Giá cả sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tố kiểm soát được và các yếu tố
khơng kiểm sốt được.
Các yếu tố kiểm sốt được là các yếu tố bên trong doanh nghiệp, doanh nghiệp có
thể chủ động để điều chỉnh được, gồm chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí
lưu động và chi phí xúc tiến bán hàng.
Các yếu tố khơng kiểm sốt được là các yếu tố bên ngồi doanh nghiệp như các
chính sách kinh tế vĩ mơ, quan hệ cung cầu, số lượng các đối thủ cạnh tranh và mức
độ cạnh tranh trên thị trường.
Giá cả sản phẩm được sử dụng làm công cụ cạnh tranh thông qua các chính sách
định giá bán sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Các chính sách định giá
gồm: Chính sách định giá thấp, Chính sách định giá cao, Chính sách ổn định giá
bán, Chính sách định giá theo giá cả thị trường, Chính sách giá phân biệt (chính
sách phân biệt giá theo lượng mua, chính sách phân biệt giá theo chất lượng, chính
23



sách phân biệt giá theo phương thức thanh tốn, chính sách phân biệt giá theo thời
gian), chính sách bán phá giá.
Cạnh tranh bằng các công cụ khác
Công cụ Dịch vụ sau bán hàng
Đa số khách hàng và người bán hàng ở thời gian trước vẫn cho rằng bán được hàng
là xong trách nhiệm của người bán. Nếu trong quá trình tiêu dùng có vấn đề gì liên
quan đến sản phẩm thì người tiêu dùng phải hồn tồn chịu trách nhiệm do họ đã
mua và sử dụng. Tuy nhiên, đa số sản phẩm cùng loại hiện nay có chất lượng tương
đồng nhau, các doanh nghiệp muốn cạnh tranh được với các đối thủ thì phải tính
tốn đến lợi thế của các yếu tố khác mà trong đó dịch vụ sau bán hàng là rất quan
trọng.
Dịch vụ sau bán hàng thể hiện mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến người tiêu
dùng như thế nào, thể hiện trách nhiệm đối với sản phẩm dịch vụ do mình bán ra,
đồng thời có các chính sách và cơ chế xử lý khi bất kỳ một vấn đề nào xảy ra đối
với khách hàng của mình khi tiêu dùng sản phẩm. Nhìn chung, dịch vụ sau bán
hàng trong nền kinh tế thị trường phát triển là văn minh, là cam kết của doanh
nghiệp đối với khách hàng trọn đời sản phẩm mà họ cung ứng cho khách hàng.
Dịch vụ sau bán hàng thường áp dụng cho các sản phẩm mang tính cơng nghệ và kỹ
thuật cao mà không phải khách hàng nào khi tiêu dùng cũng thực sự am hiểu về sản
phẩm, am hiểu về giá trị cao của sản phẩm.
Công cụ Phương thức thanh toán
Việc thu được tiền mặt, thanh toán chuyển khoản hay trả góp có vai trị to lớn và
ảnh hưởng ngay đến dòng tiền của doanh nghiệp hàng ngày. Một doanh nghiệp có
thể có số liệu trên Báo cáo tài chính rất đẹp, các hệ số tài chính rất tốt nhưng đang
có nguy cơ đứng trước bờ vực phá sản là chuyện khơng hiếm. Vấn đề chính là dịng
tiền. Trong những thời kỳ và thời điểm nhất định, doanh nghiệp thường sẽ thay đổi
chính sách về phương thức thanh tốn nhằm cải thiện dòng tiền, thay đổi mục tiêu
kinh doanh hay nhằm tăng cường tài chính trong thời gian ngắn sắp tới.


24


1.1.2 Lợi thế cạnh tranh
1.1.2.1 Khái niệm
Lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những giá trị đặc thù, có thể sử dụng được để nắm
bắt cơ hội, để kinh doanh có lãi.
Nói đến lợi thế cạnh tranh là nói đến lợi thế mà một doanh nghiệp, một quốc gia
đang có và có thể có so với các đối thủ cạnh tranh của họ. Lợi thế cạnh tranh là một
khái niệm vừa có tính vi mơ (cho doanh nghiệp), vừa có tính vĩ mơ (ở cấp quốc
gia). Ngồi ra cịn có thuật ngữ “Lợi thế cạnh tranh bền vững” có nghĩa là doanh
nghiệp phải liên tục cung cấp cho thị trường một giá trị đặc biệt mà khơng có đối
thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp được.
1.1.2.2 Ý nghĩa của Lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh mang ý nghĩa là lợi thế có được khi tham gia quá trình cạnh tranh
cùng các đối thủ khác trên thị trường. Lợi thế cạnh tranh làm cho việc cạnh tranh
của các thành viên trên thị trường thuận lợi hơn hoặc là ít những rào cản, ít những
khó khăn mà một thành viên tham gia thị trường thơng thường khơng có được.
Lợi thế cạnh tranh làm cho khả năng có được khoảng cách về thu nhập, về lợi nhuận
cao hơn so với những thành viên thị trường khơng có lợi thế cạnh tranh.
Ngoài ra, lợi thế cạnh tranh làm cho các thành viên thị trường đua nhau tìm kiếm,
phát hiện cho được lợi thế cạnh tranh của mình bởi họ biết rõ rằng có lợi thế cạnh
tranh thì cuộc đua dài hạn trên thương trường sẽ ổn định và bền vững hơn rất nhiều.
Hơn thế nữa, lợi thế cạnh tranh làm động lực mạnh mẽ cho các thành viên thị
trường sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của mình tạo ra hiệu quả kinh tế và hiệu
quả xã hội tốt nhất.
Lợi thế cạnh tranh đơi khi quyết định sự sống cịn của các chủ thể kinh tế. Trong
điều kiện các yếu tố sản xuất, điều kiện tự nhiên tương tự nhau, chủ thể nào nắm
được các lợi thế như về nhân sự, về chính sách ưu đãi … sẽ giành phần thắng. Và

hẳn nhiên những chủ thể khơng có những lợi thế sẽ là những kẻ yếu hơn, dễ suy sụp
và bế tắc.

25


×