Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

(Luận văn thạc sĩ) thâm hụt cán cân thương mại việt nam trung quốc tình hình và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 137 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------Nguyễn Hoàng Diệu Linh

THÂM HỤT CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC:
TÌNH HÌNH VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Hà Nội-2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------------------Nguyễn Hoàng Diệu Linh

THÂM HỤT CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC:
TÌNH HÌNH VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số: 603107

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Phạm Thái Quốc

Hà Nội-2010
2


MỤC LỤC
Trang


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

i

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

iii

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của sự phát triển quan hệ thương
mại và cán cân thương mại Việt Nam-Trung Quốc

6

1.1. Cơ sở lý luận

6

1.1.1. Một số lý thuyết về thương mại quốc tế

6

1.1.1.1. Lý thuyết thương mại quốc tế của Chủ nghĩa trọng thương


6

1.1.1.2. Adam Smith và lợi thế tuyệt ñối

7

1.1.1.3. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo
1.1.1.4. Lý thuyết Heckscher-Ohlin
1.1.2. Cán cân thương mại và tác động của nó ñến nền kinh tế quốc dân:

12

1.1.2.1. Cán cân thương mại và các yếu tố ảnh hưởng

12

1.1.2.2. Tác ñộng của cán cân thương mại tới nền kinh tế

14

1.2. Cơ sở thực tiễn

15

1.2.1. Cơ sở thực tiễn của quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc

15

1.2.1.1. Lịch sử ra ñời và phát triển mối quan hệ thương mại truyền thống giữa

hai quốc gia
1.2.1.2. Chính sách thương mại xuất nhập khẩu của Trung Quốc và Việt Nam
hiện nay
1.2.1.3. Quan hệ hợp tác song phương
1.2.2. Cơ sở thực tiễn của cán cân thương mại Việt Nam-Trung Quốc
1.2.2.1. Sự thặng dư trong cán cân thương mại của Việt Nam với một số quốc
gia trên thế giới
1.2.2.2. Cán cân tài khoản vốn và trạng thái cán cân thanh toán tổng thể của
Việt Nam
1.3. Các giải pháp cải thiện cán cân thương mại của các nước trên thế giới
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1.3.1. Giải pháp cải thiện cán cân thương mại của Argentina
1.3.2. Các giải pháp cải thiện cán cân thương mại của các nước Châu Á
1.3.3. Nhận xét
CHƯƠNG 2 Thực trạng quan hệ thương mại và tình hình thâm hụt cán
cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay
2.1. Thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc từ
năm 1991
2.1.1. Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc

9
10

15
18
29
35
35
37
39

39
41
43
47
47
47
3


2.1.1.1. Kim ngạch xuất khẩu qua các năm

47

2.1.1.2. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu

49

2.1.1.3. Nhận xét chung

52

2.1.2. Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc

54

2.1.2.1. Kim ngạch nhập khẩu qua các năm

54

2.1.2.2. Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu


58

2.1.2.3. Nhận xét chung

60

2.1.3. Buôn bán biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc

62

2.1.3.1. Tổng quan về buôn bán biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc

62

2.1.3.2. Trao đổi hàng hố của Việt Nam với tỉnh Quảng Tây
2.1.3.3. Trao đổi hàng hố của Việt Nam với tỉnh Vân Nam
2.1.3.4. Nhận xét chung
2.2. Thâm hụt cán cân thương mại Việt – Trung

64
66
69

2.2.1. Tình hình thâm hụt cán cân thương mại Việt – Trung

72

2.2.1.1. Tổng quan về cán cân thương mại Việt – Trung


72

2.2.3.2. Nhận xét

77

2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới cán cân thương mại Việt-Trung

78

2.2.2.1. Tác động của tự do hố thương mại

78

2.2.2.2. Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu giữa hai nước

80

2.2.2.3. Luồng vốn đầu tư nước ngồi từ Trung Quốc vào Việt Nam

82

2.2.2.4. Tỷ giá giữa Việt Nam Đồng và Nhân dân tệ

85

2.2.2.5. Sức cạnh tranh cao hơn của hàng hoá Trung Quốc
2.2.2.6. Sự tham gia của các nhà thầu Trung Quốc trong các cơng trình lớn ở
Việt Nam
2.2.2.7. Sự phát triển của các hoạt ñộng thương mại biên giới


87

2.3. Những nỗ lực của Việt Nam trước tình trạng thâm hụt cán cân
thương mại với Trung Quốc
2.3.1. Chủ trương của Chính phủ
2.3.1.1. Chủ trương của Chính phủ đối với thương mại Việt Nam – Trung
Quốc
2.3.1.2. Chủ trương của Chính phủ đối với tình trạng thâm hụt thương mại
2.3.2. Những hành động cụ thể
2.3.2.1. Các nỗ lực thúc ñẩy sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu
2.3.2.2. Các giải pháp tài chính, tiền tệ và hải quan
2.3.2.3. Các giải pháp tăng cường kiểm sốt nhập khẩu thơng qua các biện
pháp kỹ thuật
2.3.3. Nhận xét
CHƯƠNG 3 Các giải pháp nhằm cải thiện cán cân thương mại giữa Việt

72

89
91
92
92
92
97
99
99
100
101
102

103
4


Nam và Trung Quốc
3.1. Một số quan ñiểm trong việc xây dựng các giải pháp cải thiện cán cân
thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc

109

3.1.1. Trung Quốc là một thị trường lớn quan trọng

109

3.1.2. Khai thác lợi ích từ sự phát triển nhanh của Trung Quốc
3.1.3. Chú trọng tới lợi ích dài hạn
3.1.4. Đảm bảo phát triển bền vững quan hệ thương mại Việt – Trung
3.2. Các giải pháp nhằm cải thiện cán cân thương mại Việt - Trung
3.2.1. Các giải pháp về chính sách, pháp luật
3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt ñộng của các cơ quan quản lý
nhà nước
3.2.2.1. Thay ñổi việc sử dụng số liệu báo cáo thống kê
3.2.2.2. Thay ñổi báo cáo xuất nhập khẩu
3.2.2.3. Thay ñổi cách thức ñiều hành xuất nhập khẩu
3.2.3. Các giải pháp ñịnh hướng hoạt ñộng thương mại của doanh nghiệp
Việt Nam với ñối tác Trung Quốc
3.2.3.1. Định hướng doanh nghiệp về mặt hàng xuất khẩu
3.2.3.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
3.2.4. Các giải pháp khác
3.2.4.1. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ

3.2.4.2. Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế
3.2.4.3. Chính sách phát triển nguồn nhân lực
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

110
112
113
114
114
118
118
119
120
121
121
122
124
124
125
126
130
132

5


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT


TỪ VIẾT TẮT

NGHĨA TIẾNG VIỆT

1

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

2

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới

3

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngồi

4

EPC

Hợp đồng Tư vấn – Mua sắm – Xây lắp

5


USD

Đô la Mỹ

6

NDT

Nhân dân tệ Trung Quốc

7

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

8

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

9

MFN

Quy chế tối huệ quốc

10


AFTA

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

11

XNK

Xuất nhập khẩu

12

ACFTA

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc

6


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT

DANH MỤC

TRANG

1

Biểu ñồ 2.1 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc (19912009)


48

2

Biểu ñồ 2.2 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc so với tổng
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (1991-2009)

49

3

Biểu ñồ 2.3 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2008

53

4

Biểu ñồ 2.4 Kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc giai ñoạn 1991-2009

58

5

Biểu ñồ 2.5 Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc trong tổng kim
ngạch nhập khẩu của Việt Nam (1991-2009)

59

6


Biểu ñồ 2.6 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2008

62

7

Biểu ñồ 2.7 Cán cân thương mại Việt Nam- Trung Quốc giai ñoạn 19912008

76

Biểu ñồ 2.8 Thâm hụt cán cân thương mại Việt Nam và Trung Quốc giai
ñoạn 1991-2009

77

Biểu ñồ 2.9 So sánh nhập siêu với Trung Quốc và tổng nhập siêu cả nước

79

8
9

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

DANH MỤC

TRANG

1


Bảng 1.1 Minh họa về lợi thế tuyệt ñối

8

2

Bảng 1.2 Minh họa về lợi thế so sánh

9

3

Bảng 1.3 Kim ngạch thương mại Việt Nam-Trung Quốc giai ñoạn 19881991

17

4

Bảng 1.4 Cán cân thương mại của Việt Nam và các châu lục giai ñoạn
2001- 2009

36

5

Bảng 1.5 Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam thời kỳ 2005-2009

38


6

Bảng 2.1 Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam qua các thời kỳ

51
7


7

Bảng 2.2 Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Trung Quốc

8

Bảng 2.3 Các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam qua các thời kỳ

56
60

9

Bảng 2.4 Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Trung Quốc

64

Bảng 2.5 Kim ngạch biên mậu Việt Nam – Quảng Tây năm 2001
– 2008

67


Bảng 2.6 Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam - Vân Nam năm
1995 – 2008

70

Bảng 2.7 Nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc giai ñoạn 1991-2008

78

10
11
12

8


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Từ khi thực hiện chủ trương ñổi mới nền kinh tế theo tinh thần của Đại hội
Đảng VI (1986) ñến nay, sự phát triển kinh tế của Việt Nam ñã ñạt ñược nhiều
thành tựu ñáng tự hào. Tuy nhiên, cùng với lạm phát, mức thâm hụt cán cân
thương mại khá cao trong mấy năm trở lại ñây ñã và ñang ñe doạ tới nền kinh tế
Việt Nam. Mức thâm hụt cán cân thương mại năm 2008 là 18 tỷ USD, bằng
28,7% kim ngạch xuất khẩu. Năm 2009, nền kinh tế nói chung và thương mại
xuất nhập khẩu nói riêng có những biến động phức tạp do chịu ảnh hưởng bởi
khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới. Tính đến hết năm 2009, kim ngạch xuất
khẩu cả năm ñạt 57,1 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu cả năm ñạt 69,9 tỷ USD;
như vậy, thâm hụt thương mại trong năm vừa qua ñược kiềm chế ở mức 12,8 tỷ
USD, chiếm 22,4% kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, các giải pháp ñang thực
hiện vẫn chưa ñược ñánh giá cao. Việc tìm ra những giải pháp hiệu quả mà vẫn

phù hợp với thơng lệ quốc tế để cải thiện tình trạng thâm hụt cán cân thương mại
của Việt Nam trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Khi đi sâu vào phân tích các số
liệu thống kê về xuất nhập khẩu của Việt Nam, có thể thấy rằng chủ yếu thâm
hụt cán cân thương mại của Việt Nam là với Trung Quốc. Năm 2009 vừa qua,
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thị trường Trung Quốc ñạt
21,3 tỷ USD, tăng 5,8% so với năm 2008. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam sang Trung Quốc trong năm này chỉ ñạt 4,9 tỷ USD, còn lại chúng ta
nhập khẩu từ Trung Quốc tới 16,4 tỷ USD, tức nhập siêu với Trung Quốc là 11,5
tỷ USD, chiếm 89,8% tổng nhập siêu của cả nước. Chính vì vậy, tìm ra giải pháp
để cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam với Trung Quốc sẽ cải thiện ñược
phần lớn cán cân thương mại của Việt Nam với thế giới. Hơn nữa, việc tập trung
nghiên cứu cán cân thương mại giữa Việt Nam với một thị trường cụ thể sẽ hiệu
quả hơn việc nghiên cứu dàn trải toàn bộ cán cân thương mại của Việt Nam. Đề
tài luận văn “Thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam- Trung Quốc: Tình
hình và giải pháp” thực sự cần thiết và xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trong phát
triển kinh tế của Việt Nam.

2. Tình hình nghiên cứu:

9


Liên quan ñến chủ ñề của luận văn, hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới
đã có những nghiên cứu sau ñây:
1/ Đề án “Đẩy mạnh xuất khẩu và hạn chế nhập siêu áp dụng cho giai
ñoạn 2008-2010” của Bộ Cơng Thương (2008). Trước diễn biến của tình hình
nhập siêu hiện nay, Bộ Cơng Thương đã đề xuất và xây dựng đề án nhằm tìm ra
những giải pháp nhằm cải thiện cán cân thương mại chung của Việt Nam.
2/ “Nghiên cứu Tác ñộng của khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung
Quốc ñối với Việt Nam” của Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2006).

Nghiên cứu này ñược thực hiện qua 12 chuyên ñề về cả 3 lĩnh vực thương mại
hàng hóa, thương mại dịch vụ và ñầu tư. Đối với từng lĩnh vực, các chuyên đề đã
tổng quan tình hình thực tế và các chính sách được áp dụng để từ đó đánh giá tác
động của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc tới nền kinh tế Việt
Nam.
3/ “Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc: Hiện tại và triển vọng”
của Viện kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (2003). Nghiên cứu này ñã ñi sâu phân
tích về quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong hiện tại, ñánh
giá ưu nhược ñiểm và ñưa ra dự báo cũng như kiến nghị ñể thúc ñẩy hàng Việt
Nam vào Trung Quốc trong tương lai.
4/ “Thâm hụt cán cân thương mại: Kinh nghiệm quốc tế và vấn ñề
của Việt Nam” của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2008).
Nghiên cứu này ñã ñưa ra nhiều bài học kinh nghiệm của các quốc gia
trên thế giới ñể làm tham khảo cho việc xây dựng các giải pháp đối với
tình trạng thâm hụt thương mại của Việt Nam hiện nay.
5/ “The Impact of Trade Liberalization on the Trade Balance in
Developing Countries” của Yi Wu và Li Zeng, Quỹ tiền tệ quốc tế (2008). Đây
là nghiên cứu về ảnh hưởng của tự do hóa thương mại ñối với nhập khẩu, xuất
khẩu và cán cân thương mại tổng thể của các quốc gia ñang phát triển. Nghiên
cứu đã tìm ra chứng cứ thuyết phục và mạnh mẽ để chứng minh tự do hóa
thương mại sẽ làm tăng xuất nhập khẩu và không gây nhiều tiêu cực cho cán cân
thương mại của các nước này.
6/ “The U.S. Trade deficit Causes, Consequences, and Recommendations
for Action” của Ủy ban kiểm tra thâm hụt thương mại Liên bang Mỹ (2000).
Nghiên cứu này bao gồm 7 phần, tập trung vào những vấn ñề như nguyên nhân,

10


hệ quả, dự báo và những kiến nghị giải pháp cho sự thâm hụt cán cân thương

mại của Mỹ, ñặc biệt có tính đến ảnh hưởng của q trình tồn cầu hóa.
7/ “Exchange rates and the trade balance: Korean experience 1970 to
1996” của Peter Wilson, ñăng trên Tập san kinh tế Seoul (2000). Mục đích của
nghiên cứu là để chứng minh mối quan hệ giữa cán cân thương mại thực tế và tỷ
giá hối đối thực tế trong quan hệ thương mại hàng hóa song phương giữa Hàn
Quốc với Nhật Bản và Mỹ trong giai ñoạn từ năm 1970 ñến 1996.
8/ “The U.S. and Taiwan trade balance revisited: A comparison of the
instrument variable and the VAR models” của Huang Bwo-Nung, Sohng SoongNark và Yang Chin-Wei, ñăng trên Tập san kinh tế Seoul (1999). Nghiên cứu sử
dụng nhiều biến số và mơ hình VAR để phân tích cán cân thương mại giữa Đài
Loan và Mỹ, đặc biệt là tình hình xuất siêu của Đài Loan sang Mỹ. Sự tăng
trưởng xuất khẩu kéo dài chính là một nhân tố đóng vai trị quan trọng trong sự
phát triển kinh tế ngoạn mục của Đài Loan.
Ngồi ra, cịn có rất nhiều các nghiên cứu khác nữa cũng liên quan ñến nội
dung của luận văn (xem thêm phần Tài liệu tham khảo ở trang 133). Tuy nhiên,
những nghiên cứu trong nước hầu hết chỉ ñề cập ñến cán cân thương mại tổng
thể của Việt Nam hoặc quan hệ thương mại Việt Nam-Trung Quốc nói chung.
Trong khi đó, các nghiên cứu của nước ngồi lại đưa ra những nhận ñịnh tổng
quát về cán cân thương mại hoặc phân tích cán cân thương mại song phương
cũng như tổng thể của một số quốc gia điển hình trên thế giới. Như vậy, chưa có
một đề tài nghiên cứu nào đề cập sâu sắc và có hệ thống về thâm hụt cán cân
thương mại Việt-Trung hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài “Thâm hụt cán cân thương mại Việt- Trung: Tình hình và giải
pháp” được nghiên cứu với mục đích phân tích và tìm ra được những giải pháp
hiệu quả để cải thiện sự thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam trong
thương mại với Trung Quốc.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Với mục đích như trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:

11


- Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của cán cân thương mại và phát triển
quan hệ thương mại Việt-Trung
- Phân tích tình hình quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc
nói chung và cán cân thương mại giữa hai nước nói riêng.
- Từ những phân tích và tìm hiểu trên, kiến nghị các giải pháp cụ thể và
hiệu quả ñể cải thiện cán cân thương mại giữa hai quốc gia.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thâm hụt cán cân thương mại của
Việt Nam với Trung Quốc hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu mối quan hệ thương mại Việt NamTrung Quốc từ năm 1991 ñến nay (chỉ Trung Quốc đại lục, khơng tính đến Hồng
Kơng, Ma Cao).
5. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp thống kê, phương pháp nghiên cứu tài
liệu, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích- tổng hợp.
6. Những đóng góp mới của luận văn:
- Tìm ra nguyên nhân gây mất cân bằng cho cán cân thương mại của Việt
Nam với Trung Quốc.
- Tìm ra cơ sở để xây dựng các giải pháp cải thiện cán cân thương mại của
Việt Nam với Trung Quốc.
- Kiến nghị, ñề xuất một số giải pháp hiệu quả ñể cải thiện cán cân thương
mại của Việt Nam với Trung Quốc.
7. Bố cục của luận văn:
Luận văn ñược kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của sự phát triển quan hệ thương mại
và cán cân thương mại của Việt Nam với Trung Quốc

Chương 2. Thực trạng quan hệ thương mại và tình hình thâm hụt cán cân
thương mại của Việt Nam với Trung Quốc hiện nay
Chương 3. Các giải pháp nhằm cải thiện cán cân thương mại của Việt
Nam với Trung Quốc
12


CHƯƠNG 1
Cơ sở lý luận và thực tiễn của sự phát triển quan hệ thương
mại và cán cân thương mại của Việt Nam với Trung Quốc
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số lý thuyết về thương mại quốc tế
1.1.1.1. Lý thuyết thương mại quốc tế của Chủ nghĩa trọng thương
Lý thuyết về thương mại quốc tế ñược coi là bắt ñầu bằng các tác phẩm
của trường phái trọng thương từ thế kỷ 16 ñến thế kỷ 18. Vào thời gian ñó, vàng
và bạc ñược sử dụng với tư cách là tiền tệ và tạo nên kho của cải của các quốc
gia. Một quốc gia càng tích lũy được nhiều vàng bạc thì càng trở nên giàu có và
hùng mạnh hơn. Các tác giả trọng thương lập luận rằng xuất khẩu đối với một
quốc gia là rất có ích vì nó kích thích sản xuất trong nước, đồng thời làm gia tăng
lượng của cải của quốc gia. Ngược lại nhập khẩu là gánh nặng vì nó làm giảm
nhu cầu đối với hàng hóa sản xuất trong nước, và hơn nữa dẫn tới sự thất thoát
của của cải của quốc gia. Như vậy sức mạnh và sự giàu có của một quốc gia sẽ
tăng lên nếu quốc giá đó xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu. Về mặt chính sách,
kiến nghị của các tác giả trọng thương là Nhà nước phải khuyến khích sản xuất
và xuất khẩu thơng qua trợ cấp, đồng thời phải hạn chế nhập khẩu bằng các công
cụ bảo hộ mậu dịch, đặc biết đối với các ngành cơng nghiệp quan trọng.
Những lập luận của các tác giả thuộc trường phái trọng thương chứa ñựng
nhiều quan ñiểm mà cho ñến nay vẫn còn giá trị. Chẳng hạn, khi năng lực sản
xuất trong nước vượt q mức cầu thì lúc đó việc khuyến khích xuất khẩu và hạn
chế bớt nhập khẩu là ñiều mà một quốc gia cần theo ñuổi. Khi quốc gia gặp phải

tình trạng thâm hụt trong cán cân thanh tốn với nước ngồi thì việc tạo ra mức
thặng dư trong hoạt ñộng ngoại thương là biện pháp cần được ưu tiên để bù đắp
thâm hụt đó. Thậm chí ngay cả khi chưa có nhu cầu tức thời về ngoại tệ nhưng
quốc gia vẫn có thể mong muốn tích lũy càng nhiều ngoại tệ càng tốt ñể ñề
13


phịng những bất trắc trong tương lai. Việc tích lũy nhiều vàng bạc cịn giúp cho
các quốc gia có được nguồn lực cần thiết ñể tiến hành các cuộc chiến tranh trong
giai ñoạn từ thế kỷ 16 ñến thế kỷ 18. Trong bối cảnh đó thì việc bảo hộ các
ngành cơng nghiệp có tầm quan trọng chiến lược cũng là ñiều hợp lý. Các học
giả trọng thương ñã có lý khi cho rằng sự gia tăng lượng vàng bạc (tức gia tăng
mức cung tiền tệ) trong nền kinh tế sẽ có tác dụng kích thích hoạt động sản xuất
trong nước. Trên thực tế có thể kể ra nhiều tình huống và trường hợp khác nữa
ñể minh họa cho các quan ñiểm của trường phái trọng thương và ảnh hưởng của
các quan điểm đó đến chính sách thương mại hiện thời của các quốc gia trên thế
giới.
Tuy nhiên, lập luận của các tác giả trọng thương cũng chứa ñựng rất nhiều
ñiểm hạn chế. Chẳng hạn việc coi vàng bạc là hình thức của cải duy nhất của
quốc gia, ñánh ñồng mức cung ứng tiền tệ cao với sự thịnh vượng của quốc gia,
nhìn nhận thương mại quốc tế như là một trị chơi có tổng lợi ích bằng khơng
(tức lợi ích 1 bên đạt được đúng bằng chi phí của bên còn lại) là những quan
niệm sai lầm. Các tác giả trọng thương chưa giải thích được cơ cấu hàng hóa
trong thương mại quốc tế ñược xác ñịnh như thế nào, chưa thấy được tính hiệu
quả và lợi ích từ q trình chun mơn hóa sản xuất và trao đổi, và ñặc biệt là họ
chưa nhận thức ñược rằng các kết luận của họ có thể đúng với thực tiễn bn bán
thời bấy giờ của một số nước như Anh, Pháp chứ không phải với tất cả các quốc
gia.[6]
1.1.1.2. Adam Smith và lợi thế tuyệt ñối:
Adam Smith là người ñầu tiên đưa ra sự phân tích có tính hệ thống về

nguồn gốc thương mại quốc tế. Trong tác phẩm “Của cải của các dân tộc” xuất
bản lần ñầu tiên vào năm 1776, A.Smith ñã ñưa ra ý tưởng về lợi thế tuyệt đối để
giải thích nguồn gốc và lợi ích của thương mại quốc tế. Nước A, xét trong tương
quan với nước B, có thể tỏ ra hiệu quả hơn (có lợi thế tuyệt ñối) trong việc sản
xuất mặt hàng X, và kém hiệu quả hơn (có mức bất lợi tuyệt ñối) trong việc sản
14


xuất mặt hàng Y. Khi đó B là nước có lợi thế tuyệt ñối về mặt hàng Y, và bất lợi
tuyệt ñối trong sản xuất mặt hàng X. Theo A.Smith, nếu mỗi nước tập trung vào
sản xuất mặt hàng mà mình có lợi thế tuyệt đối, và xuất khẩu mặt hàng này sang
nước kia ñể ñổi lấy mặt hàng mà mình có mức bất lợi tuyệt đối, thì sản lượng của
cả hai mặt hàng sẽ tăng lên, và cả hai quốc gia ñều trở nên sung túc hơn.
Bảng 1.1 Minh họa về lợi thế tuyệt đối

Anh có

Thực phẩm

Vải

Anh

1 giờ/kg

4 giờ/m

Bồ Đào Nha

2 giờ/kg


3 giờ/m

tuyệt ñối trong

một

lợi

thế

sản xuất thực

phẩm và Bồ Đào Nha có một lợi thế tuyệt đối trong sản xuất vải. Có một cơ sở
cho thương mại, vì cả hai nước được lợi hơn thơng qua chun mơn hóa và trao
ñổi. Nếu như các tác giả trọng thương cho rằng bn bán chỉ có lợi cho một bên
tham gia và họ tán đồng cho chính sách bảo hộ mậu dịch, thì A.Smith lại khẳng
định rằng thương mại tự do có lợi cho tất cả các quốc gia, và chính phủ nên thực
hiện chính sách “khơng can thiệp” vào hoạt ñộng thương mại quốc tế nói riêng,
và các hoạt ñộng kinh tế nói chung. Ơng cho rằng thương mại tự do sẽ giúp cho
việc phân bổ và sử dụng nguồn lực của thế giới có hiệu quả hơn, từ đó tạo ra lợi
ích cho từng nước tham gia hoạt động buôn bán.
Mặc dù tư tưởng của A.Smith là rất quan trọng cho sự phát triển ban ñầu
của lý thuyết ngoại thương và thay đổi quan niệm về các lợi ích tiềm năng từ
thương mại, tuy nhiên lý thuyết của ông bị giới hạn ở các khái niệm về lợi thế
tuyệt đối. Nó làm tăng các câu hỏi về lợi ích từ thương mại nước ngồi của đất
nước khơng có bất kỳ lợi thế tuyệt ñối nào.
1.1.1.3. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo:

15



Nếu như khái niệm lợi thế tuyệt ñối ñược xây dựng trên cơ sở sự khác biệt
về số lượng lao ñộng thực tế ñược sử dụng ở các quốc gia khác nhau (hay nói
cách khác, sự khác biệt về hiệu quả sản xuất tuyệt đối), thì lợi thế so sánh lại
xuất phát từ hiệu quả sản xuất tương ñối.
Ricardo giả ñịnh rằng lao ñộng là yếu tố duy nhất của sản xuất, mỗi nước
có nguồn tài ngun và trình độ cơng nghệ khơng đổi. Số lượng lao động cần tới
ở mỗi nước ñể sản xuất mỗi ñơn vị thép và vải ñược cho ở bảng sau:
Bảng 1.2 Minh họa về lợi thế so sánh
Nhật Bản

Việt Nam

Thép

2

12

Vải

5

6

Các số liệu cho thấy Nhật Bản cần ít số lượng lao động hơn so với Việt
Nam ñể sản xuất ra cả hai mặt hàng, thế nhưng điều này sẽ khơng cản trở thương
mại có lợi giữa hai nước. Tuy Nhật Bản có lợi thế tuyệt ñối về cả hai mặt hàng,
nhưng do mức lợi thế về sản xuất thép lớn hơn mức lợi thế về sản xuất vải (ñược

thể hiện qua bất ñẳng thức 2/12<5/6) cho nên nước này có lợi thế so sánh về mặt
hàng thép. Ngược lại, Việt Nam bất lợi tuyệt ñối về cả hai mặt hàng, nhưng do
mức bất lợi về sản xuất vải nhỏ hơn mức bất lợi về sản xuất thép nên Việt Nam
có lợi thế so sánh về vải (6/5<12/2). Như vậy, mặc dầu cả thép và vải ở Nhật
Bản ñược sản xuất với hiệu quả tuyệt ñối cao hơn, nhưng thép lại là mặt hàng mà
nước này có mức bất lợi tương đối. Trái với lợi thế tuyệt ñối, lợi thế so sánh là
một khái niệm có tính tương đối: trong một thế giới bao gồm 2 quốc gia, 2 mặt
hàng, khi ñã xác ñịnh ñược 1 quốc gia có lợi thế so sánh về một mặt hàng nào đó
thì có thể rút ra kết luận là quốc gia thứ hai sẽ có lợi thế so sánh về mặt hàng kia.
Câu hỏi ñặt ra ở ñây là liệu thương mại tự do có đem lại lợi ích cho tất cả
các bên hay không khi một quốc gia có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất tất cả các
mặt hàng. Câu trả lời do Ricardo ñưa ra là “có”, thể hiện ở quy luật lợi thế so
16


sánh sau ñây: “Khi mỗi quốc gia thực hiện chuyên mơn hóa sản xuất mặt hàng
mà quốc gia đó có lợi thế so sánh thì tổng sản lượng tất cả các mặt hàng của toàn
thế giới sẽ tăng lên và tất cả các quốc gia sẽ trở nên sung túc hơn”. Và điều này
hồn tồn có thể chứng minh được thơng qua những phân tích rất đơn giản một
ví dụ cụ thể về lợi thế so sánh.
Như vậy, mơ hình của Ricardo là một cơng cụ cực kỳ hữu ích cho việc
giải thích lý do tại sao trao đổi thương mại quốc tế xảy ra và phân tích ảnh
hưởng của thương mại trên phúc lợi của quốc gia. Nó là nền tảng lý thuyết ñầu
tiên ñể tăng cường thương mại tự do cũng như ñiểm khởi ñầu cho bất kỳ phân
tích nào về cơ sở thương mại quốc tế. [6]
1.1.1.4. Lý thuyết Heckscher-Ohlin:
Vào ñầu thế kỷ 20, hai nhà kinh tế học người Thụy Điển là Eli Heckscher
và Bertil Ohlin ñã ñề xuất quan ñiểm cho rằng chính mức ñộ sẵn có của các yếu
tố sản xuất ở các quốc gia khác nhau và hàm lượng các yếu tố sản xuất sử dụng
ñể làm ra các mặt hàng khác nhau mới là những nhân tố quan trọng quy ñịnh

thương mại. Lý thuyết mà họ xây dựng thường ñược gọi là lý thuyết HeckscherOhlin (viết tắt là lý thuyết H-O). So với lý thuyết cổ điển, lý thuyết H-O khơng
những giải thích được bản chất của lợi thế so sánh mà cịn cho phép phân tích
được tác động của thương mại quốc tế ñến giá cả các yếu tố sản xuất và quá trình
phân phối thu nhập giữa các quốc gia, cũng như trong phạm vi từng quốc gia.
Lý thuyết H-O ñược xây dựng dựa trên hai khái niệm cơ bản là hàm lượng
(mức ñộ sử dụng) các yếu tố và mức ñộ dồi dào của các yếu tố. Một mặt hàng
ñược coi là sử dụng nhiều (một cách tương ñối) lao ñộng nếu tỷ lệ giữa lượng lao
ñộng và các yếu tố khác (như vốn hoặc ñất ñai) sử dụng ñể sản xuất ra một ñơn
vị mặt hàng ñó lớn hơn tỷ lệ tương ứng các yếu tố đó để sản xuất ra một ñơn vị
mặt hàng thứ hai. Tương tự, nếu tỷ lệ giữa vốn và các yếu tố khác là lớn hơn thì
mặt hàng được coi là có hàm lượng vốn cao. Lưu ý là ñịnh nghĩa về hàm lượng
17


vốn (hay hàm lượng lao động) khơng căn cứ vào tỷ lệ giữa lượng vốn (hay lượng
lao ñộng) và sản lượng, cũng như số lượng tuyệt ñối vốn (hay lao ñộng), mà
ñược phát biểu dựa trên tương quan giữa lượng vốn và lượng lao ñộng cần thiết
ñể sản xuất ra một ñơn vị sản lượng.
Với các khái niệm cơ bản nêu trên thì nội dung của định lý H-O có thể
ñược phát biểu như sau: Một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng mà việc sản
xuất địi hỏi sử dụng nhiều một cách tương ñối yếu tố sản xuất dồi dào của quốc
gia đó.
Dựa trên lý thuyết H-O thì có thể hình dung rằng những nước giàu tài
ngun thiên nhiên sẽ là những nước xuất khẩu chúng trên thị trường thế giới.
Chẳng hạn như Arập Xê út xuất khẩu dầu lửa, Zambia xuất khẩu đồng, Jamaica
xuất khẩu quặng bơ xít… Những nước có nguồn nhân cịn lớn và tương ñối rẻ thì
sẽ tập trung vào sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng chế biến sử dụng nhiều
lao ñộng.
Trong thực tế, lý thuyết Heckscher-Ohlin là một mơ hình phát triển của
Ricardo lý thuyết lợi thế so sánh. Sự khác biệt là cơ sở của lý thuyết H-O trên

thực tế là nguồn tài nguyên không giống nhau ở nhiều nước, trong khi Ricardo
giả định rằng chỉ có một yếu tố ñầu vào.
Lý thuyết H-O giữ vị trí thống trị trong cách giải thích thương mại cho đến
những năm 1950 khi những cố gắng kiểm chứng thực tế ñầu tiên cho thấy Mỹquốc gia dồi dào tương ñối về vốn, lại không xuất khẩu những mặt hàng sử dụng
nhiều vốn theo như dự đốn của lý thuyết. Điều này đã khuấy ñộng cuộc tranh
luận về thương mại quốc tế và dẫn tới dự ra ñời của các lý thuyết thương mại
mới. Tuy nhiên, vẫn phải khẳng ñịnh rằng lý thuyết H-O là một trong những lý
thuyết mạnh nhất của kinh tế học nói chung. [6]
1.1.2. Cán cân thương mại và tác ñộng của nó ñến nền kinh tế quốc dân:
1.1.2.1. Cán cân thương mại và các yếu tố ảnh hưởng:
18


a) Khái niệm cán cân thương mại:
Cán cân thương mại là một bộ phận cấu thành của cán cân thanh tốn và
được phản ánh cụ thể trong cán cân tài khoản vãng lai. Về mặt kỹ thuật, cán cân
thương mại là cân ñối giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Về ý nghĩa kinh tế, trình
trạng của cán cân thương mại (thâm hụt hay thặng dư) thể hiện trạng thái của nền
kinh tế. Thứ nhất, cán cân thương mại cung cấp những thơng tin liên quan đến
cung và cầu tiền tệ của một quốc gia. Thứ hai, dữ liệu trên cán cân thương mại
có thể được sử dụng để đánh giá khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế của
một nước. Thứ ba, thâm hụt hay thặng dư cán cân thương mại có thể làm tăng
khoản nợ nước ngồi hoặc gia tăng mức dự trữ ngoại tệ, tức là thể hiện mức độ
an tồn hoặc bất ổn của nền kinh tế. Thứ tư, thâm hụt hay thặng dư cán cân
thương mại phản ánh hành vi tiết kiệm, ñầu tư và tiêu dùng của nền kinh tế.
b) Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại:
Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến cán cân thương mại, cần phân tích
riêng rẽ các yếu tố quyết định xuất khẩu, nhập khẩu, do đó, ảnh hưởng đến cán
cân thương mại.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nhập khẩu: Nhập khẩu có quan hệ thuận chiều

với thu nhập và sản lượng. Khi GDP tăng nhanh, nhập khẩu cũng có xu hướng
tăng lên, thậm chí cịn tăng nhanh hơn. Thêm vào đó, lựa chọn giữa hàng hóa
trong nước và nước ngồi cịn thay đổi tùy theo giá tương ñối giữa chúng. Nếu
giá một mặt hàng ñược sản xuất trong nước tăng lên tương ñối so với giá mặt
hàng được sản xuất ở nước ngồi, thì người dân sẽ chọn mua sản phẩm được
nhập khẩu. Vì thế, khối lượng và giá trị kim ngạch nhập khẩu sẽ chịu ảnh hưởng
bởi giá tương ñối của hàng hóa trong và ngồi nước. Mức giá tương đối này phụ
thuộc vào một yếu tố ảnh hưởng mới, đó là tỷ giá hổi đối. Khi tỷ giá của một
quốc gia tăng lên (tức là giá trị đồng tiền nước đó tăng lên so với giá trị đồng tiền
nước ngồi), giá hàng nhập khẩu sẽ rẻ tương ñối so với hàng trong nước, kết quả
19


là nhập khẩu sẽ tăng. Ngược lại, khi tỷ giá của một quốc gia giảm ñi (tức là giá
trị ñồng tiền nước đó giảm đi so với giá trị đồng tiền nước ngồi), giá hàng nhập
khẩu sẽ đắt tương đối so với hàng trong nước, kết quả là nhập khẩu sẽ giảm.
Các yếu tố ảnh hưởng ñến xuất khẩu: Xuất khẩu là hình ảnh phản chiếu
của nhập khẩu, xuất khẩu của nước này là nhập khẩu của nước khác. Do ñó, xuất
khẩu của một nước phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập và sản lượng của bạn hàng
thương mại của nước đó, cũng như giá tương đối của hàng xuất khẩu của một
quốc gia so với hàng hóa cạnh tranh của chúng (giá tương ñối phụ thuộc vào tỷ
giá hối đối, ở đây nhân tố sâu xa chính là tỷ giá hối đối).
1.1.2.2. Tác động của cán cân thương mại tới nền kinh tế
Cán cân thương mại hàng hóa và dịch vụ (X-M) cùng với các yếu tố khác
như tiêu dùng cá nhân (C), đầu tư (I), tiêu dùng chính phủ (G) cấu thành tổng thu
nhập quốc dân GDP. Khi tính cả “hàng hóa vơ hình” hay dịch vụ (bao gồm cả
thu nhập rịng và các khoản chuyển giao) thì tổng lượng xuất khẩu hàng hóa và
dịch vụ được gọi là cân ñối tài khoản vãng lai. Như vậy, cán cân thương mại là
một bộ phận cấu thành của tổng thu nhập quốc dân, thặng dư hay thâm hụt cán
cân thương mại ñều ảnh hưởng trực tiếp ñến tăng trưởng kinh tế. GDP = C + I +

G + (X-M). Như vậy, cán cân thương mại có mối quan hệ chặt chẽ với các chỉ
tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản. Biến ñộng của cán cân thương mại trong ngắn hạn và
dài hạn là cơ sở quan trọng để Chính phủ điều chỉnh chiến lược và mơ hình phát
triển, chính sách cạnh tranh. Trong trường hợp thặng dư thương mại (xuất khẩu
lớn hơn nhập khẩu) làm cho quốc gia có thể tích lũy tài sản và làm cho nước đó
giàu hơn. Trong trường hợp thâm hụt thương mại (xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu)
kéo dài nhiều năm, sẽ gây sức ép phải giảm bớt nhập khẩu như là một phần của
những biện pháp tài chính và tiền tệ khắc khổ. Điều đó có thể làm mất ổn định
kinh tế vĩ mơ, dẫn đến suy giảm kinh tế, gia tăng tình trạng thất nghiệp… Tuy
nhiên, tình trạng thặng dư hay thâm hụt cán cân thương mại chưa thể phản ánh
ñúng thực trạng của nền kinh tế, cần phải có các phân tích sâu hơn, tồn diện hơn
20


về vấn đề này và các khía cạnh khác của nền kinh tế như vấn ñề tỷ giá, lạm phát,
mức ñộ thâm hụt, mức ñộ dự trữ ngoại tệ… Kinh nghiệm của một số nước cho
thấy, trong tình trạng thâm hụt cán cân thương mại, nền kinh tế của một số nước
như Thái Lan, Hoa Kỳ… vẫn có thể ổn ñịnh và ñạt ñược tăng trưởng cao [15].
Vậy thâm hụt cán cân thương mại ở mức nào có thể đảm bảo sức chịu ñụng của
cán cân tài khoản vãng lai và nợ nước ngồi? Để đánh giá khả năng chịu ñựng
của cán cân tài khoản vãng lai, người ta sử dụng các chỉ tiêu như tỷ lệ giá trị xuất
khẩu và thu nhập quốc dân, chỉ số nợ trên xuất khẩu, tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu
trên tăng trưởng xuất khẩu, tỷ lệ mức lãi suất trả nợ trên mức tăng xuất khẩu. Ví
dụ, chỉ số nợ trên xuất khẩu của một nước giảm dần theo thời gian phản ánh sự
cải thiện cán cân tài khoản vãng lai và ngược lại, nếu chỉ số nợ trên xuất khẩu
của một nước có xu hướng tăng, điều đó cho thấy tình trạng của cán cân tài
khoản vãng lại ñang xấu ñi. Ngân hàng thế giới ñưa ra chỉ số tuyệt ñối là nếu chỉ
số nợ lớn hơn 275% tại thời điểm đó, nước đó đang ở trong tình trạng khủng
hoảng nợ. Hoặc, nếu mức tăng xuất khẩu của một nước lớn hơn mức lãi suất trả
nợ, nước đó có khả năng thanh tốn các khoản nợ mà khơng ảnh hưởng gì đến

phát triển kinh tế.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Cơ sở thực tiễn của quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc
1.2.1.1. Lịch sử ra ñời và phát triển mối quan hệ thương mại truyền thống giữa
hai quốc gia
Là hai nước láng giềng có biên giới chung dài 1350 km nên từ lâu cư dân
hai nước Việt Nam và Trung Quốc ñã có quan hệ trao đổi hàng hóa và bn bán
với nhau. Một số tài liệu lịch sử ghi chép lại cho thấy quan hệ bn bán và trao
đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc được hình thành từ nửa cuối thế kỷ
thứ X, sau khi Việt Nam trở thành quốc gia ñộc lập.

21


Trong thời Lý-Trần (từ năm 1010 ñến năm 1400), quan hệ giao lưu, bn
bán hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc khá nhộn nhịp. Khơng chỉ có các
thương nhân Trung Quốc sang trao ñổi và mua bán ở Việt Nam mà các thương
nhân Việt Nam cũng ñem nhiều loại nông, lâm, hải sản sang bán ở Trung Quốc
và mua về nhiều loại lụa, gấm, vải, giấy, bút… do các hàng hóa này tuy cũng đã
sản xuất được ở Việt Nam nhưng hàng Trung Quốc có mẫu mã đẹp hơn.
Vào nửa đầu thế kỷ thứ XIX, được sự khuyến khích của các triều vua nhà
Nguyễn, buôn bán giữa hai nước phát triển khá mạnh thơng qua cả đường bộ và
đường biển. Trong thời gian này, một số quy ñịnh mang tính “pháp lý” đã được
ban hành như: các thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam bn bán chỉ được
cư trú tối ña 3 tháng; áp dụng mức thuế khác nhau ñối với các thương nhân ñến
từ các vùng khác nhau của Trung Quốc như: thương nhân từ Quảng Đông, Phúc
Kiến ñược hưởng thuế thấp hơn thương nhân từ một số vùng khác…
Dưới thời Pháp chiếm đóng và đơ hộ Việt Nam, buôn bán Việt- Trung bị
hạn chế một phần do hầu hết tài nguyên khai thác ñược phải ñưa sang Pháp
nhưng chủ yếu là do Pháp ñã thỏa thuận với chính quyền phong kiến đương thời

đóng cửa biên giới Việt- Trung nhằm ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc
lan rộng.
Tháng 1 năm 1950, Việt Nam và Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ
ngoại giao, mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ cũng như trong buôn bán giữa
hai nước. Rất nhiều văn bản ñược ký kết giữa hai nhà nước, tạo điều kiện cho
trao đổi hàng hóa giữa hai nước phát triển. Năm 1954, Trung Quốc cho Việt
Nam vay 2 triệu USD ñể mua hàng tiêu dùng, vật liệu, máy móc cần thiết, sau đó
Việt Nam thanh tốn bằng các loại nơng, lâm sản. Năm 1955, hai bên ký Nghị
định thư bn bán tiểu ngạch biên giới. Năm 1957, hai bên ký Nghị ñịnh thư trao
ñổi hàng hóa qua biên giới Việt-Trung. Từ năm 1954 đến năm 1960, buôn bán
song phương Việt Nam- Trung Quốc tăng gấp 34 lần, ñạt 5,9 triệu USD [39].

22


Trong thời kỳ 1978-1979, quan hệ Việt- Trung xấu ñi, bn bán hai nước
vì vậy bị gián đoạn.
Từ cuối những năm 1980, những căng thẳng ở khu vực biên giới ViệtTrung dịu ñi, ñồng thời với các chủ trương cải cách, mở cửa sâu rộng ở Trung
Quốc, việc trao ñổi và buôn bán ở các khu vực biên giới hai nước dần dần được
khơi phục. Trước khi Trung Quốc và Việt Nam bình thường hóa quan hệ vào
năm 1991, mậu dịch biên giới giữa hai nước ñã khá phát triển. Từ năm 1982 ñến
năm 1988 (với chiến lược mở cửa “3 ven”: ven biển, ven sông, ven biên giới),
Trung Quốc ñã lần lượt mở khoảng 10 ñiểm thương mại tại các khu vực biên
giới Việt- Trung nhằm thúc ñẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện ñời sống của cư
dân các khu vực biên giới.
Cuối năm 1988, Nhà nước Việt Nam cho phép nhân dân các vùng biên
giới qua lại thăm nhau và trao đổi hàng hóa thiết yếu, tạo ñiều kiện phát triển sản
xuất và nâng cao ñời sống của nhân dân. Hoạt động bn bán ở các vùng biên
giới Việt- Trung theo đó sơi động hơn và tăng nhanh. Trong thời gian này, buôn
bán ở khu vực biên giới Việt- Trung không chỉ do các tư thương thực hiện mà

cịn có sự tham gia của các tổ chức tập thể, thậm chí là các tập thể thuộc các tỉnh
ở sâu trong nội địa.
Khối lượng bn bán hai chiều Việt- Trung tăng từ mức 5 triệu USD năm
1988 lên ñến 272 triệu USD năm 1991.
Bảng 1.3 Kim ngạch thương mại Việt Nam-Trung Quốc
giai ñoạn 1988-1991
(Đơn vị: Triệu USD)
Năm
Kim ngạch thương mại

1988
5

1989
50,85

1990
152,54

1991
272

(Nguồn: Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế)

23


Tuy nhiên, do thiếu các quy ñịnh pháp lý cho nên trong bn bán qua biên
giới hai nước, tình trạng buôn lậu, buôn bán hàng cấm ngày càng nhiều. Trong
những năm ñầu thực hiện Đổi mới, kinh tế Việt Nam cịn nhiều khó khăn, tình

trạng khan hiếm hàng hóa cịn phổ biến trong khi Trung Quốc ñã thực hiện cải
cách mở cửa và phát triển kinh tế hàng hóa sớm hơn. Do đó, nhiều hàng hóa
Trung Quốc như xe đạp, ñồng hồ, quạt ñiện, ñồ gốm sứ, phích nước… ñã xâm
nhập thị trường Việt Nam gây khó khăn cho sản xuất trong nước.
Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp hương trấn ñã tạo
ra sức hút lớn về tài nguyên khoáng sản, các loại nguyên vật liệu từ các vùng xa
về các khu công nghiệp, các thị trấn, thị tứ của Trung Quốc dẫn ñến sự gia tăng
hàng xuất lậu sang Trung Quốc các kim loại màu như đồng, chì, thiếc, nhơm (cả
ngun liệu và phế liệu)… Chỉ trong năm 1990 và 6 tháng ñầu năm 1991, số
lượng kim loại màu xuất lậu từ Việt Nam sang Trung Quốc ñã lên ñến 1800 tấn,
cộng với một số lượng USD, vàng, ñá quý ñưa sang Trung Quốc (ñể ñem hàng
Trung Quốc về Việt Nam) trị giá khoảng 65 tỷ VNĐ. Trong điều kiện lúc đó, các
hoạt động này đã gây ra những khó khăn khơng nhỏ cho sự phát triển kinh tế của
Việt Nam.
1.2.1.2. Chính sách thương mại xuất nhập khẩu của Trung Quốc và Việt Nam
hiện nay
a) Chính sách thương mại xuất nhập khẩu của Trung Quốc:
Trung Quốc có truyền thống hạn chế nhập khẩu thơng qua sử dụng các
biện pháp thuế quan và các loại thuế khác cao, quota hoặc các biện pháp phi thuế
quan khác, và hạn chế trong thương quyền. Năm 2002, Trung Quốc ñã giảm mức
thuế quan ñáng kể cho rất nhiều sản phẩm và một số hàng hóa liên quan đến
quota nhập khẩu, mở rộng thương quyền cho các doanh nghiệp Trung Quốc, và
tăng tính minh bạch cho các thủ tục cấp phép.

24


Trong năm 2003, trong khi Trung Quốc tiếp tục cắt giảm thuế quan theo
cam kết và có những nỗ lực cải cách thì sự quan liêu trì trệ và sự bảo hộ các
ngành cơng nghiệp nhạy cảm đã làm giảm những nỗ lực của năm trước. Năm

2004, Trung Quốc tiến bộ trong việc thực hiện các cam kết về cắt giảm thuế
quan ràng buộc bao gồm cả những vấn ñề liên quan ñến việc Trung Quốc tiếp
tục tham gia vào Hiệp định Cơng nghệ Thơng tin và thực hiện đầy ñủ các cam
kết về thương quyền.
Thương quyền:
Trước khi gia nhập WTO, Trung Quốc hạn chế số lượng và loại hình các
thực thể với các quyền thương mại. Chỉ có những cơng ty trong nước và nước
ngồi với thương quyền mới có thể nhập hàng hóa vào hoặc xuất hàng hóa ñi. Sự
hạn chế về mặt số lượng và loại hình với các quyền thương mại đã tác động một
cách có hệ thơng đến tính hiệu quả của hệ thống thương quyền Trung Quốc và
tạo ra nạn buôn lậu và tham nhũng.
Trong các ñiều khoản gia nhập WTO, Trung Quốc cam kết sẽ tự do hóa
hơn nữa lĩnh vực thương quyền. Cụ thể là, Trung Quốc ñã cam kết hủy bỏ hệ
thống kiểm tra và cấp phép quyền thương mại tiến ñến xây dựng hệ thống
thương quyền tự ñộng cho tất cả các doanh nghiệp Trung Quốc, các công ty liên
doanh, cơng ty nước ngồi, bao gồm cả các cơng ty tư nhân trong vịng 3 năm
đầu tiên sau khi gia nhập WTO, cùng thời ñiểm với thời gian dự kiến ñể hủy bỏ
tất cả các hạn chế trong lĩnh vực phân phối.
Tháng 4/2004, Trung Quốc dự thảo lấy ý kiến Luật Ngoại thương. Nội
dung của dự thảo này bao gồm các ñiều khoản về hệ thống thương quyền tự
ñộng và ñưa Trung Quốc ñến việc tuân thủ ñầy ñủ các cam kết của WTO về
thương quyền cho tất cả các cơng ty liên doanh của Trung Quốc với nước ngồi,
các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, và các doanh nghiệp tư nhân nước
ngồi. Với một số sửa đổi do có yêu cầu của cộng ñồng quốc tế, Luật Ngoại
25


×