Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

(Luận văn thạc sĩ) năng lực cạnh tranh sản phẩm tư vấn xây dựng của công ty cổ phần tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN QUANG HẠNH

NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM TƯ VẤN XÂY
DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN CÔNG NGHỆ,
THIẾT BỊ VÀ KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN QUANG HẠNH

NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM TƢ VẤN XÂY DỰNG
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN CÔNG NGHỆ, THIẾT BỊ
& KIỂM ĐỊNH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.NGUYỄN THÀNH HIẾU

XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

TS.Nguyễn Thành Hiếu

PGS.TS.Hoàng Văn Hải

Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sĩ “Năng lực cạnh tranh sản phẩm tƣ
vấn xây dựng của Công ty Cổ phần Tƣ vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định
xây dựng” là kết quả của q trình học tập, nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Các tài liệu tham khảo có nguồn trích
dẫn rõ ràng.

Tác giả

Nguyễn Quang Hạnh


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi đã nhận đƣợc rất
nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp q báu của nhiều tập thể và cá nhân.

Trƣớc tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thành Hiếu đã tận tình
hƣớng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn tốt nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Khoa Quản Trị Kinh Doanh. Trƣờng
Đại Học Kinh Tế - Đại Học Quốc Gia Hà Nội, những ngƣời đã truyền đạt kiến
thức quý báu cho tôi trong thời gian học tập vừa qua.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, các đồng nghiệp đang công tác
tại Công ty cổ phần tƣ vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng, đã giúp đỡ
và tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp những thơng tin cần thiết cho tơi trong q
trình nghiên cứu thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những đồng
nghiệp đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ tơi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi ngƣời./.

Tác giả

Nguyễn Quang Hạnh


TÓM TẮT
Nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh sản phẩm tư vấn xây dựng của Công ty
Cổ phần Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng” nhằm xác định rõ
những ƣu điểm, hạn chế đối với sản phẩm tƣ vấn xây dựng của Coninco, dựa vào
lý thuyết cạnh tranh và năng lực cạnh tranh xuất phát từ sản phẩm, năng lực của
doanh nghiệp. Từ đó xem xét đánh giá và xây dựng mơ hình nghiên cứu ứng
dụng cho sản phẩm tƣ vấn xây dựng của Coninco.
Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng để đánh giá, kiểm định trang đo và
mơ hình lý thuyết trong nghiên cứu gồm: nghiên cứu định tính và nghiên cứu
định lƣợng. Nghiên cứu định tính xác định đƣợc năm yếu tố ảnh hƣởng đến năng
lực cạnh tranh sản phẩm tƣ vấn xây dựng bao gồm: (1) Nguồn nhân lực (2) Năng

lực marketing (3) Năng lực tài chính (4) Cơng nghệ (5) Thƣơng hiệu. Nghiên cứu
định lƣợng đƣợc thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát với số lƣợng mẫu là
219 ngƣời, dữ liệu thu thập đƣợc xử lý và phân tích trên phần mềm SPSS 19.0.
Kết quả nghiên cứu xác định đƣợc tầm quan trọng và mức độ ảnh hƣởng của
từng yếu tố đến năng lực cạnh tranh sản phẩm tƣ vấn xây dựng của Coninco. Từ
đó, đƣa ra các giải pháp đối với các nhà quản trị của Coninco trong quá trình xây
dựng chiến lƣợc cạnh tranh và điều hành hoạt động nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả kinh doanh của Coninco./.


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT ................................................................ i
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. iii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG
LỰC CẠNH CANH SẢN PHẨM TƢ VẤN XÂY DỰNG………………………5
1.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đên chủ đề của luận văn..................... 5
1.1.1. Một số cơng trình nghiên cứu của nước ngồi............................................. 5
1.1.2.Một số cơng trình nghiên cứu trong nước ..................................................... 6
1.2. Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực canh tranh của sản phẩm tƣ vấn
xây dựng. ............................................................................................................ 9
1.2.1.Tư vấn xây dựng, cấu trúc và các đặc điểm cơ bản của sản phẩm tư vấn xây
dựng. ....................................................................................................................... 9
1.2.2. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh. .......................................................... 12
1.2.2.1.Khái niệm cạnh tranh. .............................................................................. 12
1.2.2.2.Năng lực cạnh tranh. ................................................................................ 14

1.2.2.3.Các cấp độ của năng lực cạnh tranh. ...................................................... 14
1.2.3.Năng lực cạnh tranh của sản phẩm tư vấn xây dựng .................................15
1.2.4.Các phương thức cạnh tranh của sản phẩm tư vấn xây dựng…………….16
1.2.4.1.Cạnh tranh bằng chất lượng của sản phẩm tư vấn xây dựng. ................. 16
1.2.4.2.Cạnh tranh bằng sự khác biệt của sản phẩm tư vấn xây dựng ................ 17
1.2.4.3.Cạnh tranh bằng mức độ đa dạng của sản phẩm tư vấn xây dựng.......... 17
1.2.4.4. Cạnh tranh bằng dịch vụ của sản phẩm .................................................. 17
1.2.4.5. Cạnh tranh bằng chi phí thấp và giá thành hợp lý ................................. 18
1.3.Những nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh sản phẩm tƣ vấn xây
dựng của doanh nghiệp ..................................................................................... 19
1.3.1.Các nhân tố bên ngồi................................................................................. 19
1.3.1.1.Mơi trường vĩ mơ ...................................................................................... 19


1.3.1.2 Môi trường vi mô ...................................................................................... 20
1.3.2.Các nhân tố bên trong ................................................................................. 23
1.4. Mơ hình nghiên cứu lý thuyết. ................................................................... 23
1.4.1.Các khái niệm nghiên cứu ........................................................................... 24
1.4.1.1.Nguồn nhân lực ........................................................................................ 24
1.4.1.2.Năng lực Marketing.................................................................................. 25
1.4.1.3.Năng lực Tài chính ................................................................................... 26
1.4.1.4.Cơng nghệ ................................................................................................. 26
1.4.1.5.Thương hiệu .............................................................................................. 27
1.4.2.Mơ hình nghiên cứu lý thuyết ...................................................................... 27
Tóm tắt chƣơng 1: ............................................................................................. 29
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................ 30
2.1.Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………………………30
2.1.1 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 30
2.1.2. Quy trình thực hiện nghiên cứu .................................................................. 30
2.2 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ..................................................................... 32

2.2.1 Dữ liệu thứ cấp ............................................................................................ 32
2.2.1 Dữ liệu sơ cấp.............................................................................................. 32
2.3 Nghiên cứu định tính .................................................................................. 32
2.3.1 Mục đích ...................................................................................................... 33
2.3.2.Phương pháp nghiên cứu định tính. ............................................................ 33
2.3.3.Kết quả nghiên cứu định tính. ..................................................................... 33
2.4.Xây dựng và phát triển thang đo…………………………………………34
2.4.1. Phương pháp xây dựng thang đo ............................................................... 34
2.4.2 Phát triển thang đo ...................................................................................... 35
2.4.2.1.Thang đo Nguồn nhân lực ........................................................................ 35
2.4.2.2.Thang đo năng lực Marketing .................................................................. 36
2.4.2.3.Thang đo Công nghệ ................................................................................ 37
2.4.2.4.Thang đo Thương hiệu ............................................................................. 37
2.4.2.5.Thang đo năng lực Tài chính.................................................................... 38
2.4.2.6.Thang đo năng lực Cạnh tranh ................................................................ 39


2.5.Nghiên cứu sơ bộ ........................................................................................ 40
2.6.Nghiên cứu định lƣợng ............................................................................... 40
2.6.1.Phạm vi, phương pháp chọn mẫu và kích thước mẫu…………………….40
2.6.2. Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................... 42
2.7. Phƣơng pháp Phân tích dữ liệu .................................................................. 42
2.7.1.Kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố…………………42
2.7.2.Hồi quy tuyến tính ....................................................................................... 43
2.7.3.Xét lỗi của mơ hình ...................................................................................... 43
Tóm tắt chƣơng 2 .............................................................................................. 44
CHƢƠNG 3. THỰC TRANG NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM TƢ
VẤN XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN CÔNG NGHỆ,
THIẾT BỊ VÀ KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG .......................................................... 45
3.1.Tổng quan về Công ty CP Tƣ vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định XD. 45

3.1.1. Khái quát về sự hình thành, phát triển ....................................................... 45
3.1.2.Sản phẩm, dịch vụ tư vấn hiện tại Coninco đang thực hiện………………46
3.1.3.Cơ cấu tổ chức của Coninco ....................................................................... 48
3.2.Thực trạng các nhân tố chính của Coninco hiện nay .................................. 49
3.2.1. Nguồn nhân lực .......................................................................................... 49
3.2.2. Thị trường (Marketing) .............................................................................. 50
3.2.3.Công nghệ .................................................................................................... 51
3.2.2.Thương hiệu ................................................................................................. 51
3.2.2.Tài chính ...................................................................................................... 52
3.3. Phân tích các nhân tố bên trong ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh sản
phẩm tƣ vấn xây dựng của Coninco ................................................................. 53
3.3.1.Kết quả nghiên cứu...................................................................................... 53
3.3.2.Phân tích mơ tả……..…………………………………………………….53
3.3.3.Đánh giá độ tin cậy của thang đo…………………………………………55
3.3.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis )………. 55
3.3.5.Tương quan các biến ................................................................................... 58


3.4. Phân tích các nhân tố bên ngồi ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh sản
phẩm tƣ vấn xây dựng của Coninco ................................................................. 61
3.4.1.Phân tích các yếu tố thuộc mơi trường vĩ mơ.............................................. 61
3.42.Phân tích các yếu tố thuộc mơi trường vi mơ……………………………..63
3.3.Đánh giá chung ........................................................................................... 69
Tóm tắt chƣơng 3: ............................................................................................. 70
CHƢƠNG 4. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
SẢN PHẨM TƢ VẤN XÂY DỰNG CỦA CONINCO....................................... 71
4.1. Xác định sứ mệnh và mục tiêu của Coninco trong thời gian tới ............... 71
4.1.1.Sứ mệnh của công ty Coninco ..................................................................... 71
4.1.2.Mục tiêu của công ty Coninco ..................................................................... 71
4.2.Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm tƣ vấn xây dựng của

cơng ty Coninco ................................................................................................ 72
4.2.1. Hình thành giải pháp qua phân tích ma trận SWOT.................................. 72
4.2.2. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm tư vấn xây dựng
của Coninco .......................................................................................................... 74
4.2.2.1.Giải pháp về nguồn nhân lực ................................................................... 74
4.2.2.2.Giải pháp về thị trường (Marketing) ........................................................ 75
4.2.2.3.Giải pháp về công nghệ…………..…………………………………….76
4.3.Một số kiến nghị ......................................................................................... 78
4.3.1.Khuyến nghị đối với Bộ Xây dựng ............................................................... 78
4.3.2.Khuyến nghị đối với Nhà nước .................................................................... 79
Tóm tắt chƣơng 4 .............................................................................................. 79
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 81
CÁC PHỤ LỤC .................................................................................................... 81


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
STT

Kí hiệu viết tắt

Ngun nghĩa

1
2
3
4

EFA
KMO

IDC
VCC

Exploratory Factor Analysis
Kaiser-Meyer-Olkin
International Data Corporation

5

VNCC

6

CONINCO

Công ty cổ phần tƣ vấn xây dựng dân dụng
Việt Nam
Công ty cổ phần tƣ vấn công nghệ, thiết bị và
kiểm định xây dựng

Công ty cổ phần tƣ vấn xây dựng công nghiệp và
đô thị Việt nam


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang


1. Bảng 2.1. Các biến trong nghiên cứu

33-34

2. Bảng 2.2. Thang đo nguồn nhân lực

35-36

3. Bảng 2.3. Thang đo năng lực Marketing

36-37

4. Bảng 2.4. Thang đo Công nghệ

37

5. Bảng 2.5. Thang đo Thƣơng hiệu

38

6. Bảng 2.6. Thang đo năng lực Tài chính
7. Bảng 2.7. Thang đo năng lực Cạnh tranh

38-39
39

8. Bảng 3.1: Bảng tổng hợp năng lực chuyên môn cán bộ Coninco

49-50


9. Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu tài chính

52-53

10. Bảng 3.3: Thống kê mơ tả các nhân tố tác động đến năng lực cạnh
tranh

53

11. Bảng 3.4 Độ tin cậy của thang đo

55

12. Bảng 3.5 : Kết quả phân tích nhân tố biến độc lập (KMO and
Bartlett's Test)

56

13. Bảng 3.6 Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc

57

14. Bảng 3.7: Tƣơng quan giữa các biến

58

15. Bảng 3.8 : Kết quả phân tích hồi quy

59


16. Bảng 3.9: Tổng hợp phân tích mơi trƣờng vi mơ

63-68

17. Bảng 3.10:So sánh với đối thủ cạnh tranh

68-69

18. Bảng 4.1: Ma trận SWOT

72-73


DANH MỤC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

1.

Hình 1.1: Mơ hình năm lực cạnh tranh

21

2.


Hình 1.2:Mơ hình nghiên cứu

28

3.

Hình 2.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu

31

4.

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Coninco

48


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu sắc với thế giới, nhất là
sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, các doanh nghiệp
Việt Nam đứng trƣớc rất nhiều các cơ hội kinh doanh nhƣng cũng phải đối mặt với
muôn vàn thách thức. Thị trƣờng Việt Nam trở thành một thị trƣờng tiềm năng cho
các doanh nghiệp nƣớc ngoài với nguồn vốn lớn, kinh nghiệm dồi dào và trình độ
quản lý đầu tƣ cao. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp xây dựng và tƣ vấn xây
dựng Việt Nam không phải chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các
doanh nghiệp nƣớc ngồi có tiềm lực tài chính mạnh, cơng nghệ hiện đại ngay trên
sân nhà. Đây thực sự là thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp hoạt động xây
dựng và tƣ vấn xây dựng trong nƣớc, đặt ra yêu cầu cấp bách phải tìm kiếm các
biện pháp mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng.

Cạnh tranh là tất yếu trong nền kinh tế thị trƣờng, do đó năng lực cạnh tranh là
vấn đề sống cịn trong hoạt động kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp. Mơi
trƣờng kinh doanh càng có nhiều cơ hội hoặc xuất hiện các nguy cơ thì cạnh tranh
để tồn tại và phát triển ngày càng trở nên gay gắt giữa các doanh nghiệp. Cạnh tranh
tạo nên sự thay đổi, thay thế những doanh nghiệp khơng biết đón nhận cơ hội kinh
doanh bằng những doanh nghiệp biết nắm bắt thời cơ và phát huy tối đa sức mạnh
của mình. Chính vì vậy, cạnh tranh là động lực phát triển không những của mỗi
doanh nghiệp mà còn suy rộng ra cho mỗi quốc gia.
Năng lực cạnh tranh là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp về
nhiều mặt. Các doanh nghiệp ngày càng phải duy trì đƣợc lợi thế cạnh tranh của
mình, có nhƣ vậy mới có thể cung cấp ra thị trƣờng những sản phẩm hay dịch vụ có
hiệu quả cao. Hơn nữa vấn đề cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng, tƣ vấn
xây dựng trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam vẫn là bài toán khó đối với các nhà
quản lý khi phải dần hịa nhập vào sân chơi chung của thế giới.
Công ty cổ phần Tƣ vấn Công nghệ, Thiết bị & Kiểm định xây dựng – Coninco
là doanh nghiệp Cổ phần đƣợc thành lập dựa trên cơ sở Cổ phần hóa doanh nghiệp
nhà nƣớc Công ty Tƣ vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng theo quyết
1


định của Bộ trƣởng Bộ Xây dựng số 1170/QĐ-BXD năm 2006. Tiền thân của
Coninco là Viện Cơ giới hóa và Công nghệ xây dựng trực thuộc Ủy ban Xây dựng
cơ bản nhà nƣớc đƣợc thành lập theo Nghị định số 156-CP của hội đồng chính phủ.
Hiện nay, Coninco có rất nhiều ngành nghề kinh doanh nhƣ: Tổng thầu EPC, xây
lắp các cơng trình, tƣ vấn quản lý dự án, tƣ vấn giám sát thi công, tƣ vấn thiết kế, tƣ
vấn lập dự án, tƣ vấn đấu thầu, kinh doanh bất động sản, đào tạo và chuyển giao
công nghệ mới…
Từ năm 2011, Coninco đã và đang thực hiện một số chính sách nhằm tăng
cƣờng khả năng cạnh tranh. Mặc dù các chính sách này đem lại một số hiệu quả
nhất định đƣợc thể hiện qua kết quả kinh doanh đạt đƣợc của công ty. Tuy nhiên,

trong bối cảnh thị trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt, các chính sách đó vẫn cịn
những hạn chế. Coninco cần có những cơng trình nghiên cứu một cách bài bản,
khoa học hơn về năng lực cạnh tranh đối với một số sản phẩm cụ thể. Làm cơ sở
xem xét đƣa ra chiến lƣợc, giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm
trên thị trƣờng Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài và bền vững của công
ty. Xác định đƣợc tầm quan trọng của vấn đề, tác giả đã lựa chọn đề tài : “Năng lực
cạnh tranh sản phẩm tư vấn xây dựng của Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ,
Thiết bị và Kiểm định xây dựng ” làm đề tài luận văn cao học của mình.
Câu hỏi nghiên cứu.
1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh đối với sản phẩm tƣ vấn
xây dựng là gì ?
2. Thực trạng năng lực cạnh tranh đối với sản phẩm tƣ vấn xây dựng của
Coninco hiện nay là gì?
3. Làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh đối với sản phẩm tƣ vấn xây
dựng của Coninco hiện nay ?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở phân tích các cơ sở khoa học (cơ
sở lý luận về năng lực cạnh tranh và thực tiễn năng lực cạnh tranh sản phẩm tƣ vấn
xây dựng của Coninco) xác định rõ những ƣu điểm, hạn chế đối với sản phẩm tƣ
2


vấn xây dựng của Coninco, từ đó đề xuất phƣơng hƣớng và các giải pháp cụ thể
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đối với sản phẩm này cho công ty.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Việc nghiên cứu của luận văn tập trung vào các nhiệm vụ chính sau đây:
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến nâng cao năng lực cạnh
tranh nói chung và nói riêng đối với sản phẩm tƣ vấn xây dựng. Cụ thể: Nghiên cứu
cơ sở lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh. Các yếu tố ảnh hƣởng, chỉ tiêu

đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm tƣ vấn xây dựng làm căn cứ lý luận cho việc
đánh giá đầy đủ, khách quan, chính xác thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm tƣ
vấn xây dựng của Coninco.
Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm tƣ vấn xây
dựng tại công ty Coninco thời gian qua nhằm xác định những kết quả đạt đƣợc,
những tồn tại hạn chế; điểm mạnh, điểm yếu về năng lực cạnh tranh của sản phẩm
tƣ vấn xây dựng.
Dựa vào kết quả nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh đối với sản phẩm tƣ vấn xây dựng của Coninco trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là năng lực cạnh tranh sản phẩm tƣ vấn xây
dựng và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm tƣ vấn xây dựng của
Coninco. Đối tƣợng điều tra là các nhân viên, kỹ sƣ, nhà quản trị đang làm việc tại
Coninco và khách hàng của Coninco.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở những vấn đề nâng cao năng lực cạnh
tranh sản phẩm tƣ vấn xây dựng của Coninco.
Về mặt thời gian, luận văn khảo sát hoạt động kinh doanh và đánh giá tình hình
cạnh tranh của Coninco trong giai đoạn 2011-2015.
4. Đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có một số đóng góp nhƣ sau:
- Tổng kết một cách có hệ thống lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh
nhằm ứng dụng trong lĩnh vực tƣ vấn xây dựng. Cụ thể là sản phẩm tƣ vấn xây
3


dựng của Coninco chƣa có nghiên cứu nào trƣớc đây thực hiện.
- Luận văn đƣa ra các chỉ tiêu đánh giá các yếu tố bên trong ảnh hƣởng đến
năng lực cạnh tranh sản phẩm tƣ vấn xây dựng nhƣ: Nguồn nhân lực, Năng lực

Marketing, Công nghệ, Thƣơng hiệu, Năng lực tài chính.
- Luận văn cũng tổng hợp các yếu tố bên ngoài cũng ảnh hƣởng đến năng lực
cạnh tranh sản phẩm tƣ vấn xây dựng nhƣ: Kinh tế, Chính trị, Pháp luật, Môi trƣờng
ngành, Các đối thủ cạnh tranh...
- Luận văn cũng tập trung làm rõ ảnh hƣởng của các nhân tố bên trong tác động
đến năng lực cạnh tranh sản phẩm tƣ vấn xây dựng của Coninco. Trong đó nhân tố
Nguồn nhân lực có tác động mạnh nhất, tiếp đó là đến Năng lực Marketing, Cơng
nghệ, Thƣơng hiệu và Năng lực tài chính.
- Từ các kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh sản phẩm tƣ vấn xây dựng của Coninco trong thời gian tới nhƣ
giải pháp về Nguồn nhân lực, thị trƣờng (marketing) và giải pháp Công nghệ.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu,
hình và các phụ lục, luận văn có kết cấu gồm 4 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu.
Chƣơng3: Thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm tƣ vấn xây dựng tại
Coninco.
Chƣơng 4: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm tƣ vấn xây
dựng của Coninco.

4


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM TƢ VẤN XÂY DỰNG
Phần mở đầu đã giới thiệu khái quát về nghiên cứu của luận văn. Chƣơng 1
trình bày cơ sở khoa học về cạnh tranh và lý luận tiếp cận về năng lực cạnh tranh
cũng nhƣ ứng dụng chúng vào lĩnh vực tƣ vấn xây dựng. Chƣơng này bao gồm
các phần chính là : 1.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đê của luận văn; 1.2

Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của sản phẩm tƣ vấn xây
dựng; 1.3 Những nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh sản phẩm tƣ vấn xây
dựng của doang nghiệp; 1.4 Mơ hình nghiên cứu lý thuyết.
1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến chủ đề của luận văn.
1.1.1. Một số cơng trình nghiên cứu của nước ngồi.
Cạnh tranh trong nền kinh tế nói chung và cạnh tranh trong cung ứng sản
phẩm, dịch vụ nói riêng đã đƣợc nghiên cứu từ rất lâu. Tuy nhiên, năng lực cạnh
tranh và việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh một cách có hệ thống chỉ mới từ
năm 1980 đến nay. Hiện nay có nhiều nghiên cứu về năng lực cạnh tranh nói
chung và năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng nói riêng:
Năm 1985, Michael Porter xuất bản cuốn sách “ Lợi thế cạnh tranh: Tạo và giữ
hiệu suất cao bền vững ”. Trong cuốn sách này, ông đã nghiên cứu về lợi thế cạnh
tranh và cách thức một công ty thực sự đạt đƣợc lợi thế hơn các đối thủ. Ơng chỉ ra
rằng lợi thế cạnh tranh khơng chỉ nằm ở trong các hoạt động của mỗi công ty mà
còn trong cách các hoạt động liên quan đến nhau. Cuốn sách này cũng cung cấp lần
đầu tiên những cơng cụ để có chiến lƣợc phân đoạn một ngành cơng nghiệp và đánh
giá một cách chặt chẽ, logic tính cạnh tranh của sự đa dạng hóa.
Năm 1990, Michael Porter tiếp tục công bố tác phẩm “ Lợi thế cạnh tranh của
các quốc gia ”. Cuốn sách này đƣợc ông nghiên cứu tại nhiều quốc gia và đƣa ra lý
thuyết đầu tiên của cạnh tranh dựa trên nguyên nhân là năng suất, nhờ đó các cơng
ty cạnh tranh với nhau. Trong cuốn sách này Porter cũng giới thiệu mơ hình kim
cƣơng, một cách để hiểu đƣợc vị thế cạnh tranh của một quốc gia trong cuộc cạnh
tranh toàn cầu và là một phần không thể thiếu trong tƣ duy kinh doanh quốc tế.
5


Ngồi Michael Porter, có thể kể đến một số tác giả khác cũng đề cập đến năng
lực cạnh tranh. H. Chang Mon và cộng sự năm 1995 đã viết cuốn “ Cách tiếp cận
hai mơ hình kim cƣơng với năng lực cạnh tranh quốc tế ”. Trong cuốn sách này các
tác giả đề cập đến cách tốt hơn để đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi và vai trị của chính

phủ đến khả năng cạnh tranh của các công ty và quốc gia.
Cristina Simon và Gayle Allard viết cuốn “ Năng lực cạnh tranh và mối quan hệ
lao động ở Châu Âu: Một liên kết còn thiếu trong quản lý nhân sự toàn cầu ” năm
2008. Hai tác giả đề cập đến các liên kiết giữa khả năng cạnh tranh và mối quan hệ
lao động. Phân tích năng lực cạnh tranh quốc gia thơng qua trình độ lao động ở các
nƣớc châu Âu và đƣa ra kết luận cho thấy ngƣời lao động trong quốc gia cạnh tranh
đƣợc hƣởng sự linh hoạt và tự chủ, quản lý nhân sự ở các cơng ty để tối ƣu hóa khả
năng lao động, dẫn đến sản xuất nhiều hơn và cạnh tranh trong môi trƣờng làm việc.
Nghiên cứu của Rizal Z.Tamin và cộng sự “ Nâng cao dịch vụ tƣ vấn xây dựng ở
Indonesia ” năm 2015. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện điều tra tại nhiều khu vực
của Indonesian, sau đó cùng thảo luận với các nhà quản lý để đƣa ra một số giải
pháp quan trọng nâng cao chất lƣợng kỹ sƣ, đẩy mạnh khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp tƣ vấn xây dựng tại Indonesian.
Nghiên cứu của Kunhui YE và cộng sự “ Nâng cao năng lực tƣ vấn quản lý xây
dựng nhằm tạo cơ sở xây dựng bền vững ở Trung Quốc ” năm 2014. Nhóm nghiên
cứu cũng đƣa ra quan điểm năng lực cạnh tranh chính là khả năng chuyên môn của
đội ngũ tƣ vấn, là nguồn lợi thế cạnh tranh bền vững khi các công ty tƣ vấn xây
dựng nƣớc ngoài thâm nhập vào Trung Quốc.
Nghiên cứu của Z.Y. Zhao và cộng sự “ Năng lực cạnh tranh và chiến lƣợc của
các doanh nghiệp kiến trúc và thiết kế kỹ thuật nƣớc ngoài ở Trung Quốc: Một
nghiên cứu theo mơ hình kim cƣơng ” năm 2012. Sử dụng mơ hình kim cƣơng,
nhóm nghiên cứu đã thực hiện điều tra tại hai thành phố Bắc Kinh và Thƣợng Hải
để đánh giá các cơ chế phát triển đối với các doanh nghiệp tƣ vấn nƣớc ngoài tại
Trung Quốc.
1.1.2. Một số cơng trình nghiên cứu trong nước.
Tại Việt Nam cạnh tranh là một chủ đề nghiên cứu không phải là mới. Nó
6


đã đƣợc nhiều cá nhân và tổ chức nghiên cứu cả về những vấn đề chung bao

quát cho một ngành, một lĩnh vực, một doanh nghiệp cụ thể. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu này ở mỗi thời kỳ khác nhau có đóng góp khác nhau và có các ý
nghĩa thực tiễn khác nhau, những kết quả nghiên cứu đó đã có những đóng góp
nhất định, cụ thể nhƣ:
a. Các cơng trình khoa học nghiên cứu về năng lực và sức cạnh tranh của
doanh nghiệp.
Cuốn sách “ Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thƣơng mại Việt
Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế ” của tác giả Nguyễn Vĩnh Thanh năm 2005.
Trong cuốn sách này tác giả đã phân tích vai trị, đặc điểm của doanh nghiệp thƣơng
mại. Qua đó khẳng định sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp
thƣơng mại. Phân tích các yếu tố cấu thành, nhân tố ảnh hƣởng và các chỉ tiêu đánh
giá sức cạnh tranh từ đó đánh giá thực trang sức cạnh tranh của doanh nghiệp
thƣơng mại. Từ đó đƣa ra phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm năng cao sức cạnh
tranh của các doanh nghiệp thƣơng mại Việt Nam.
Cuốn sách “ Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện tồn cầu
hóa” của Trần Sửu năm 2006. Tác giả đã tổng hợp phân tích thực trạng cạnh tranh
của các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực tập trung chủ yếu vào ba nhóm chính là
cơng nghiệp, nơng nghiệp và dịch vụ tại Việt Nam và đề xuất một số giải pháp khả
thi đối với doanh nghiệp, giải pháp về vĩ mô quan trọng đối với nhà nƣớc.
Đề án “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong
xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay ” của Nguyễn Hữu Thắng và cộng sự năm
2008. Nhóm tác giả đã phân tích lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh và đề
xuất một số biện pháp phù hợp có tính khả thi để nâng cao năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
b. Các cơng trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng.
Đề tài "Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của
tổng cơng ty xây dựng cơng trình giao thơng” của tác giả Nguyễn Chí Thành hồn
thành năm 2003. Luận án nghiên cứu thực trạng đấu thầu của tổng công ty xây dựng
cơng trình giao thơng và từ đó đề ra các giải pháp cụ thể để nâng cao năng lực canh
tranh của tổng cơng ty cơng trình giao thơng.

7


Đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty cổ phần xây lắp
Bƣu điện Hà Nội”. Của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền hoàn thành năm 2011. Đề
tài nghiên cứu về năng lực cạnh tranh vận dụng cụ thể vào điều kiện thực tế tại
Công ty cổ phần xây lắp Bƣu điện Hà Nội.
Đề tài “Nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp của Công ty cổ phần đầu tƣ xây
dựng Sông Lam”. Của tác giả Phùng Kim Sơn hoàn thành năm 2012. Đề tài nghiên
cứu về cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp vận dụng cụ thể vào điều kiện thực tế tại
Công ty cổ phần đầu tƣ xây dựng Sơng Lam.
c. Các cơng trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh đối với sản phẩm khác.
Luận văn thạc sỹ “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm viễn thơng của tập
đồn bƣu chính viễn thơng Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hồi Bắc năm 2008. Đề
tài đã hệ thống hóa đƣợc một khung lý thuyết cần thiết làm cơ sở để tiếp cận phân
tích thực trạng và tìm kiếm các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm
viễn thông của tập đồn bƣu chính viễn thơng Việt Nam. Tác giả đánh giá thực
trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm viễn thông dựa trên phân tích các tiêu chí cụ thể.
Nêu rõ thành cơng và hạn chế của VNPT trong q trình nâng cao năng lực cạnh
tranh sản phẩm viễn thông, từ đó đƣa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh sản phẩm viễn thông.
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp về mặt lý luận thì luận văn chƣa có sự đi
sâu phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Trong
phần lý luận có đề cập đến các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của sản
phẩm viễn thông nhƣng phần thực trạng thì khơng đƣợc sử dụng phân tích.
Luận văn thạc sỹ “Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm xe máy mang
thƣơng hiệu Việt Nam”. Của tác giả Chu Khánh Tƣờng năm 2012. Luận văn trình
bày những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh sản phẩm xe máy, kết quả phân
tích thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm xe máy
mang thƣơng hiệu Việt Nam.

Luận văn thạc sỹ “Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm bia của tổng công ty
Bia – Rƣợu – Nƣớc giải khát Hà Nội (HABECO)” của tác giả Vũ Thị Hƣờng năm
2007. Đề tài đã đề cập đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm Bia của tổng công ty.
Tác giả đã đề cập đến các lý thuyết về cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh
8


của sản phẩm, chỉ rõ tiêu chí đánh giá. Phần thực trạng, sau khi nêu rõ quy mô và cơ
cấu thị trƣờng Bia ở Việt Nam đã xem xét trên từng tiêu chí, nhân tố ảnh hƣởng cụ
thể để phân tích, đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm Bia của HABECO trên
thị trƣờng, đã tìm ra những điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân. Các giải pháp của
tác giả đƣa ra tuy hơi ít nhƣng rõ ràng, cụ thể có ý nghĩa thực tiễn cao.
Luận văn thạc sỹ “Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm nhíp ơtơ của cơng
ty cổ phần cơ khí 19-8” của tác giả Nguyễn Chí Dũng năm 2008. Đề tài đã đề cập
đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm nhíp ơt của cơng ty cổ phần cơ khí 19-8,
thực trạng và giải pháp nâng cao. Trong phần lý luận, tác giả có đề cập đến các lý
thuyết về cạnh tranh, khả năng cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh, chỉ rõ
tiêu chí đánh giá. Phần thực trạng đã xem xét trên từng tiêu chí, nhân tố cụ thể để
phân tích, đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm nhíp ôtô, đã tìm ra những
điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân. Tuy nhiên các giải pháp đƣa ra tuy nhiều
nhƣng khơng đƣợc phân tích để thấy mối liên hệ với kết quả nghiên cứu.
Với cách tiếp cận khác nhau, tổng quan các cơng trình khoa học ở trong và
ngồi nƣớc đã phân tích, luận bàn đến nhiều vấn đề về năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp xây dựng và tƣ vấn xây dựng, năng lực cạnh
tranh của các sản phẩm khác ; nhiều cơng trình đã đánh giá thực trạng, nghiên cứu
kinh nghiệm ở nƣớc ngoài và rút ra đối với Việt Nam, đồng thời đề xuất những nội
dung giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp. Đây là những vấn đề rất cần thiết có ý nghĩa thực tiễn và lý luận
để tác giả nghiên cứu làm rõ trong luận văn. Tuy nhiên, theo sự hiểu biết của tác giả,
cho đến nay chƣa có một cơng trình nào nghiên cứu đầy đủ, hệ thống về “Năng lực

cạnh tranh sản phẩm tƣ vấn xây dựng của Công ty Cổ phần Tƣ vấn Công nghệ,
Thiết bị và Kiểm định xây dựng ”.
1.2. Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của sản phẩm TVXD
1.2.1. Khái niệm tư vấn xây dựng, cấu trúc và các đặc điểm cơ bản của sản phẩm tư
vấn xây dựng
Tƣ vấn xây dựng:
Tƣ vấn là một dịch vụ trí tuệ, một hoạt động chất xám cung ứng cho khách hàng
những lời khuyên đúng đắn về chiến lƣợc, sách lƣợc, biện pháp hành động và giúp
9


đỡ khách hàng thực hiện những lời khuyên đó, kể cả tiến hành những nghiên cứu dự
án và giám sát quá trình thực thi dự án đạt hiệu quả yêu cầu.
Tƣ vấn xây dựng là một loại hình tƣ vấn đa dạng trong công nghiệp xây dựng,
kiến trúc, quy hoạch đơ thị và nơng thơn…có quan hệ chặt chẽ với tƣ vấn đầu tƣ,
thực hiện phần việc tƣ vấn tiếp nối sau tƣ vấn đầu tƣ.
Tƣ vấn xây dựng giúp cho khách hàng – chủ đầu tƣ xây dựng, các cơ quan và cá
nhân có nhu cầu – quản lý dự án xây dựng bao gồm: lập quy hoạch xây dựng, lập
dự án đầu tƣ xây dựng cơng trình,tổ chức việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng,
thẩm tra, kiểm định, thí nghiệm, quản lý dự án, giám sát thi cơng xây dựng, nghiệm
thu cơng việc đã hồn thành.
Cấu trúc của sản phẩm tƣ vấn xây dựng:
Về mặt bản chất sản phẩm tƣ vấn xây dựng là một loại sản phẩm dịch vụ mà tập
hợp các yếu tố cấu thành nên một sản phẩm gồm cả những yếu tố vật chất và phi vật
chất có thể chia làm 3 cấp độ, trong mỗi cấp độ có vai trị và chức năng marketing
khác nhau. Dƣới đây là 3 cấp độ hay bộ phận cấu thành một sản phẩm- dịch vụ
hoàn chỉnh: Yếu tố cốt lõi, sản phẩm hiện thực và sản phẩm hoàn chỉnh.
Thứ nhất, các yếu tố là bản chất cốt lõi của sản phảm tƣ vấn xây dựng đó là
những lợi ích cơ bản, những giá trị mà ngƣời mua có thể nhận đƣợc từ việc sử dụng
sản phẩm. Đây chính là sản phẩm ý tƣởng. Khi mua sản phẩm tƣ vấn xây dựng

khách hàng thƣờng quan tâm đến một số lợi ích nhất định. Cái mà các doanh nghiệp
bán trên thị trƣờng không phải là bản thân sản phẩm- dịch vụ mà là lợi ích sản
phẩm- dịch vụ mang lại cho khách hàng. Các doanh nghiệp phải tìm ra những lợi
ích cơ bản mà khách hàng địi hỏi ở sản phẩm- dịch vụ để tạo ra những hàng hóa
đáp ứng những lợi ích đó. Có nhiều lợi ích không phải là giá trị sử dụng chủ yếu của
sản phẩm- dịch vụ nhƣng lại đƣợc khách hàng sử dụng để chọn mua sản phẩm.
Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp thƣờng cố gắng phát hiện những lợi ích
mới của sản phẩm mà khách quan tâm.
Thứ 2, các yếu tố hữu hình của sản phẩm tƣ vấn xây dựng, hay đƣợc gọi là sản
phẩm hiện thực đối với khách hàng. Đây chính là tập hợp các yếu tố cấu thành nên
thực thể sản phẩm nhƣ các đặc tính sử dụng, chỉ tiêu chất lƣợng, thƣơng hiệu….
Những yếu tố mà khách hàng có thể cảm nhận bằng giác quan, có thể nhận thức và
10


so sánh với các sản phẩm cạnh tranh khác. Khi mua sản phẩm - dịch vụ khách hàng
thƣờng dựa vào những yếu tố hiện thực này để lựa chọn. Nhà quản trị phải cố gắng
hữu hình hóa những ý tƣởng, những lợi ích của sản phẩm thành những yếu tố hiện
thực mà khách hàng nhận biết đƣợc.
Thứ ba, khía cạnh mở rộng của sản phẩm hay còn đƣợc gọi là sản phẩm hồn
chỉnh đó là tồn bộ các dịch vụ đi kèm với sản phẩm. Khi cấp độ thứ nhất và thứ hai
không giúp doanh nghiệp phân biệt đƣợc sản phẩm- dịch vụ của mình với sản
phẩm-dịch vụ cạnh tranh họ phải tìm cách phân biệt qua cung cấp những dịch vụ bổ
sung cho ngƣời mua. Đây cũng là căn cứ để ngƣời mua lựa chọn giữa các sản
phẩm-dịch vụ có mức độ đồng nhất trên thị trƣờng ngày càng tăng.
Sự cạnh tranh bây giờ không phải là giữa những thứ đƣợc các công ty sản
xuất ra trong nhà máy của họ mà là giữa những thứ mà họ đã thêm vào sản phảmdịch vụ dƣới hình thức bao trọn gói, dịch vụ, tƣ vấn khách hàng, tài chính, giao
hàng, lƣu kho và những thứ khác mang lại giá trị cho khách hàng.
Đặc điểm cơ bản của Sản phẩm tƣ vấn xây dựng:
Là sản phẩm hữu hình hay vơ hình: Dịch vụ là của lao động con ngƣời, dịch vụ

là sản phẩm nhƣng khác với hàng hóa ở thuộc tính cơ bản nhất đó là tính “ vơ hình”
hay “ phi vật thể” đƣợc cung ứng ra thị trƣờng với mục đích trao đổi (mua, bán).
Sản xuất, lƣu thơng và quá trình tiêu dùng các dịch vụ diễn ra đồng thời: Đối
với một hàng hóa, q trình sản xuất, q trình lƣu thơng và q trình tiêu dùng có
thể tách rời độc lập với nhau.Trong lƣu thơng hàng hóa, mua bán hàng hóa cũng có
thể tách rời về khơng gian và thời gian. Nhƣng tất cả những điều kể trên lại là
không thể đối với trƣờng hợp các dịch vụ cũng đồng thời xảy ra với quá trình sử
dụng dịch vụ của ngƣời tiêu dung theo không gian và thời gian.
- Tính khơng đồng nhất và khó xác định về chất lƣợng của các sản phẩm dịch
vụ: Một mặt, chất lƣợng dịch vụ cung ứng phụ thuộc rất lớn vào bản than nhà cung
cấp nhƣ trình độ, kỹ năng, nghệ thuật của ngƣời cung cấp yếu tố thời gian địa điểm,
môi trƣờng diễn ra sự trao đổi dịch vụ cũng nhƣ nhiều yếu tố khác… Mặt khác, chất
lƣợng sản phẩm dịch vụ, lợi ích mà nó mang lại cho ngƣời tiêu dùng tùy thuộc vào
sự cảm nhận của khách hàng (ngƣời sử dụng dịch vụ). Những cảm nhận về lợi ích
hay chất lƣợng này rất khác nhau tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố thuộc về khách
11


hàng nhƣ: Nguồn gốc xã hội, trình độ văn hóa, hiểu biết, sở thích, kinh nghiệm
sống… cũng đƣợc cung cấp một dịch vụ nhƣ nhau, nhƣng khách hàng lại đánh giá
chúng rất khách nhau.
Do vậy, chất lƣợng dịch vụ thƣờng không đồng nhất, hay dao động và việc
đánh giá chúng thƣờng khó thống nhất và mang tính tƣơng đối.
1.2.2. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh.
1.2.2.1. Khái niệm về cạnh tranh
Thuật ngữ “Cạnh tranh” đƣợc sử dụng rất phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh
vực nhƣ: kinh tế, thƣơng mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao; thƣờng
xuyên đƣợc nhắc tới trong sách báo chuyên môn, diễn đàn kinh tế cũng nhƣ các
phƣơng tiện thông tin đại chúng và đƣợc sự quan tâm của nhiều đối tƣợng, từ nhiều
góc độ khác nhau, dẫn đến có rất nhiều khái niệm khác nhau về cạnh tranh.

Cạnh tranh nói chung là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân
hay các nhóm, các lồi vì mục đích giành đƣợc sự tồn tại, sống còn, giành đƣợc lợi
nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần thƣởng hay những thứ khác.
Tuy cạnh tranh tồn tại ở nhiều lĩnh vực, nhƣng cạnh tranh thƣờng đƣợc đề cập
đến nhiều nhất là trong kinh tế, ngay cả trong khoa học kinh tế thì cạnh tranh cũng
đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Khi nghiên cứu về chủ nghĩa tƣ bản, Các Mác đã đề cập tới cạnh tranh kinh tế
giữa các nhà tƣ bản nhƣ sau: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa
các những ngƣời sản xuất, kinh doanh sản phẩm nhằm giành giật những điều kiện có
lợi về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, để thu lợi nhuận cao nhất, với cách hiểu này Các
Mác đã phản ánh rất rõ nét cạnh tranh trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tƣ bản.
Theo từ điển bách khoa của Liên Xô cũ: “Cạnh tranh – Cuộc đấu tranh đối
kháng giữa các nhà sản xuất sản phẩm nhằm giành điều kiện thuận lợi nhất về sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm thu lợi nhuận tối đa”.
Theo các học giả kinh tế thuộc trƣờng phái tƣ sản cổ điển thì: “Cạnh tranh là
một quá trình bao gồm các hành vi phản ứng, quá trình này tạo ra cho mỗi thành
viên trong thị trƣờng một dƣ địa hoạt động nhất định và mang lại cho mỗi thành
viên một phần xứng đáng so với khả năng của mình”.
Ở Việt Nam trong thời kỳ thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa, thời kỳ bao cấp khái
12


niệm cạnh tranh hầu nhƣ không đƣợc đề cập tới, nó đƣợc coi nhƣ sản phẩm đặc thù của
chủ nghĩa tƣ bản, động lực của phát triển kinh tế không phải là cạnh tranh mà thông qua
các phong trào thi đua giữa các đơn vị sản xuất, các tổ đội sản xuất xã hội chủ nghĩa.
Hiện nay ở Việt Nam, cạnh tranh đƣợc một số nhà khoa học hiểu là vấn đề
giành lợi thế về giá cả sản phẩm và dịch vụ (mua và bán), đó là phƣơng thức để
dành lợi nhuận cao cho các chủ thể kinh tế. Nhƣ vậy mục đích trực tiếp của cạnh
tranh trên thị trƣờng của các chủ thể kinh tế là giành lợi thế để hạ thấp giá các yếu
tố đầu vào của chu trình sản xuất-kinh doanh và nâng cao giá của đầu ra sao cho

mức chi phí thấp nhất, giành mức lợi nhuận cao nhất.
Từ những quan điểm về cạnh tranh từ trƣớc đến nay có thể rút ra khái niệm
cạnh tranh chung trong lĩnh vực kinh tế sau đây: Cạnh tranh là quá trình vận động
theo xu hƣớng phát triển kinh tế, trong đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm
mọi biện pháp có thể (kể cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn kinh doanh) để đạt đƣợc mục
tiêu kinh tế của mình thơng qua việc tối đa hóa lƣợng giá trị thu về bằng hình thức
lợi nhuận, cụ thể là giành lấy thị trƣờng, khách hàng, đảm bảo tiêu thụ có lợi nhuận,
nâng cao vị thế của chủ thể kinh tế trên thƣơng trƣờng.
Tóm lại: Cạnh tranh là quá trình vận động theo xu hƣớng phát triển kinh tế,
trong đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp có thể (kể cả nghệ
thuật lẫn thủ đoạn kinh doanh) để đạt đƣợc mục tiêu kinh tế của mình thơng qua
việc tối đa hóa lƣợng giá trị thu về bằng hình thức lợi nhuận, cụ thể là giành lấy thị
trƣờng, khách hàng, đảm bảo tiêu thụ có lợi nhuận, nâng cao vị thế của chủ thể kinh
tế trên thƣơng trƣờng.
1.2.2.2. Năng lực cạnh tranh
Có nhiều cách tiếp cận năng lực cạnh tranh. Theo lý thuyết tổ chức các doanh
nghiệp: “ Một doanh nghiệp đƣợc coi là có năng lực cạnh tranh và đƣợc đánh giá có
thể đứng vững cùng các nhà sản xuất khác, khi các sản phẩm thay thế hoặc các sản
phẩm tƣơng tự đƣợc đƣa ra với mức giá thấp hơn các sản phẩm cùng loại; hoặc
cung cấp các sản phẩm tƣơng tự với các đặc tính về chất lƣợng và dịch vụ ngang
bằng hay cao hơn ”. Nhìn chung, khi xác định năng lực cạnh tranh của một doanh
nghiệp hay một ngành cần xem xét đến tiềm năng sản xuất kinh doanh một sản

13


×