Tải bản đầy đủ (.docx) (210 trang)

luận án tiến sĩ đặc trưng ngôn ngữ tạo hình trong tranh thiếu nhi việt nam giai đoạn 2009 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.7 MB, 210 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Ngơ Bá Cơng

ĐẶC TRƯNG NGƠN NGỮ TẠO HÌNH
TRONG TRANH THIẾU NHI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009 - 2017

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

Hà Nội - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Ngơ Bá Cơng

ĐẶC TRƯNG NGƠN NGỮ TẠO HÌNH
TRONG TRANH THIẾU NHI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009 - 2017
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật
Mã số: 9210101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Lê Bá Dũng
2. TS. Phạm Văn Tuyến
3. PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Hương


Hà Nội - 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ Đặc trưng ngơn ngữ tạo hình trong
tranh thiếu nhi Việt Nam giai đoạn 2009 - 2017 là cơng trình nghiên cứu độc
lập của cá nhân. Các trích dẫn, số liệu và kết quả trong luận án trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng. Nếu sai tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2020
Tác giả luận án

Ngô Bá Công


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
MỤC LỤC…………………………………………………………………….ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT………………………………………………iv
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
Chương 1...........................................................................................................9
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TRANH THIẾU
NHI…………………………………………………………………………..9
1.1. Cơ sở lý luận để nghiên cứu tranh thiếu nhi......................................... 9
1.1.1. Một số khái niệm sử dụng trong luận án...........................................9
1.1.2. Những điểm căn bản của lý thuyết mỹ thuật học và lý thuyết tâm lý
học và nghệ thuật.......................................................................................11

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu tranh thiếu nhi................................20
1.2.2. Tình hình nghiên cứu tranh vẽ thiếu nhi ở nước ngồi...................33
1.2.3. Một vài nhận định rút ra từ tổng quan nghiên cứu..........................44
1.3. Khái quát về đối tượng nghiên cứu.................................................... 45
Tiểu kết............................................................................................................49
Chương 2.........................................................................................................51
NGƠN NGỮ TẠO HÌNH TRONG TRANH THIẾU NHI.............................51
2.1. Nét trong tranh thiếu nhi.......................................................................51
2.1.1. Nét trong tranh thiếu nhi nhóm 4 - 5 tuổi........................................51
2.1.2. Nét trong tranh thiếu nhi nhóm 6 - 8 tuổi........................................54
2.1.3. Nét trong tranh thiếu nhi nhóm 9 - 11 tuổi......................................57
2.1.4. Nét trong tranh thiếu nhi nhóm 12 - 15 tuổi....................................61
2.2. Hình trong tranh thiếu nhi.................................................................... 64
2.2.1. Hình trong tranh thiếu nhi nhóm 4 - 5 tuổi......................................64
2.2.2. Hình trong tranh thiếu nhi nhóm 6 - 8 tuổi......................................68
2.2.3. Hình trong tranh thiếu nhi nhóm 9 - 11 tuổi....................................72
2.2.4. Hình trong tranh thiếu nhi nhóm 12 - 15 tuổi..................................75
2.3. Màu trong tranh thiếu nhi.....................................................................79
2.3.1. Màu trong tranh thiếu nhi nhóm 4 - 5 tuổi......................................79
2.3.2. Màu trong tranh thiếu nhi nhóm 6 - 8 tuổi......................................82
2.3.3. Màu trong tranh thiếu nhi nhóm 9 - 11 tuổi.................................... 86
2.3.4. Màu trong tranh thiếu nhi nhóm 12 - 15 tuổi..................................89


iii

2.4. Bố cục trong tranh thiếu nhi................................................................. 92
2.4.1. Bố cục trong tranh thiếu nhi nhóm 4 - 5 tuổi.................................. 92
2.4.2. Bố cục trong tranh thiếu nhi nhóm 6 - 8 tuổi.................................. 94
2.4.3. Bố cục trong tranh thiếu nhi nhóm 9 - 11 tuổi................................ 96

2.4.4. Bố cục trong tranh thiếu nhi nhóm 12 - 15 tuổi.............................. 99
Tiểu kết..........................................................................................................102
Chương 3.......................................................................................................103
LUẬN BÀN VỀ KẾT QỦA NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN....................103
3.1. Sự chuyển biến của ngơn ngữ tạo hình trong tranh thiếu nhi theo nhóm

tuổi................................................................................................................ 103
3.1.1. Sự chuyển biến của yếu tố nét.......................................................103
3.1.2. Sự chuyển biến của yếu tố hình.....................................................104
3.1.3. Sự chuyển biến của yếu tố màu.....................................................105
3.1.4. Sự chuyển biến của yếu tố bố cục................................................. 106
3.2. Đặc trưng biểu hiện của các yếu tố tạo hình trong tranh thiếu nhi. 107
3.2.2. Đặc trưng biểu hiện của yếu tố hình trong tranh thiếu nhi............111
3.2.3. Đặc trưng biểu hiện của yếu tố màu trong tranh thiếu nhi............115
3.2.4. Đặc trưng biểu hiện của yếu tố bố cục trong tranh thiếu nhi........119
3.3.1. Đặc trưng tranh thiếu nhi nội dung chủ đề....................................122
3.3.2. Đặc trưng tranh thiếu nhi qua những dạng biểu hiện nghệ thuật
134
3.4. Tiến trình và biểu hiện nghệ thuật của thiếu nhi qua tranh vẽ........138
3.4.1. Ngôn ngữ tạo hình bộc lộ năng khiếu ngay từ khi cịn nhỏ..........138
3.4.2. Tính hồn nhiên và biểu cảm trong tranh thiếu nhi giảm dần theo
nhóm tuổi.................................................................................................140
3.4.3. Tính khoa học trong tranh thiếu nhi tăng dần theo nhóm tuổi......142
3.5. Ý nghĩa thực tiễn và xu hướng phát triển tranh thiếu nhi...............144
3.5.1. Ý nghĩa của tranh thiếu nhi........................................................... 144
3.5.2. Thực tiễn triển lãm tranh mỹ thuật thiếu nhi toàn quốc................147
3.5.3. Xu hướng phát triển của tranh thiếu nhi........................................149
Tiểu kết..........................................................................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................157
PHỤ LỤC......................................................................................................166



iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTC

Ban tổ chức

GD

Giáo dục

GDDT

Giáo dục đào tạo



Hội đồng

HĐNT

Hội đồng nghệ thuật

PL

Phụ lục

NCS


Nghiên cứu sinh

Nxb

Nhà xuất bản

TG

Tác giả

TK XX

Thế kỷ 20

Tp

Thành phố

TpHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

Tr

Trang

VHTT

Văn hóa thể thao


VN

Việt Nam


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thiếu nhi vẽ tranh là một nhu cầu tự nhiên vì đặc điểm của đối tượng
này là tính duy kỷ khiến các em đến với tranh vẽ một cách dễ dàng. Vẽ tranh
cũng là một cách để giúp các em nhận thức cuộc sống xung quanh mình, bày
tỏ ước mơ hay bộc lộ khả năng tư duy và cảm xúc của mình vào trong đó.
Chính vì vậy tranh vẽ của thiếu nhi rất trong trẻo, hồn nhiên, sống động và
đầy cảm xúc. Thêm nữa, một đặc điểm khá đặc biệt ở thiếu nhi là tính khơng
chủ định, điều này khiến các em khơng bị khó khăn trong việc miêu tả, nên sự
sáng tạo trong mỗi bức tranh của các em thường khá táo bạo, ấn tượng và giàu
cảm xúc.
Ở VN trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2017, Cục Mỹ thuật,
Nhiếp ảnh và Triển lãm, phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức 5
cuộc triển lãm mỹ thuật thiếu nhi tồn quốc. Những cuộc triển lãm này có
chất lượng chun môn khá cao, đã để lại dư âm tốt đẹp đối với những người
làm mỹ thuật nói chung cũng như giáo dục mỹ thuật nói riêng. Tuy nhiên, xét
về mặt lý luận và phê bình mỹ thuật, đã có các cơng trình như bài báo và sách
giáo trình nghiên cứu tới tranh vẽ của thiếu nhi. Nhưng những cơng trình này
chưa được xem xét, lý giải ở nhiều góc độ nên số lượng bài viết chuyên đề
cho mục tranh thiếu nhi hay cơng trình nghiên cứu chun sâu về tranh vẽ
thiếu nhi cịn khá khiêm tốn, thậm chí đang cịn là vấn đề bị bỏ ngỏ.
Trước yêu cầu của thực tiễn đặt ra hiện nay vấn đề tranh vẽ của thiếu

nhi cần được hiểu một cách thấu đáo và sáng tỏ về khả năng tạo hình của đối
tượng này nói chung và đặc trưng ngơn ngữ tạo hình trong tranh nói riêng.
Xét về góc độ mỹ thuật học, tâm lý học và nghệ thuật, có thể xem xét
các yếu tố nghệ thuật trong tranh vẽ thiếu nhi. Tuy nhiên cũng có những ý
kiến cho rằng rất khó có thể đánh giá các yếu tố nghệ thuật trong tranh vẽ


2

thiếu nhi. Theo NCS có cơ sở rõ ràng để đánh giá tranh vẽ thiếu nhi qua các
yếu tố ngôn ngữ tạo hình nét, hình, màu, bố cục để từ đó chỉ ra những đặc
trưng ngơn ngữ tạo hình trong tranh thiếu nhi; góp phần khai mở cho một vấn
đề còn nhiều tranh luận này. Với hướng nghiên cứu như trên, NCS thiết nghĩ
vấn đề của lận án sẽ giải quyết được và sẽ làm sáng rõ được một số vấn đề
còn bị bỏ ngỏ về tranh thiếu nhi hiện nay.
Quan điểm tiếp cận hướng nghiên cứu thông qua mỹ thuật học, tâm lý học
và nghệ thuật của NCS sẽ được thể hiện rõ ràng qua việc nghiên cứu Đặc trưng
ngơn ngữ tạo hình trong tranh thiếu nhi Việt Nam giai đoạn 2009 - 2017.

2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục đích tổng quát
Luận án nghiên cứu để làm rõ:
Đặc trưng ngơn ngữ tạo hình trong tranh vẽ của thiếu nhi (lứa tuổi từ 4
đến 15) từ các triển lãm mỹ thuật thiếu nhi toàn quốc giai đoạn 2009 - 2017 ở
VN, bao gồm việc chỉ ra những yếu tố ngôn ngữ tạo hình có tác động đến sự
chuyển biến qua các nhóm tuổi khác nhau. Trên cơ sở đó luận án sẽ luận bàn
về sự chuyển biến của ngôn ngữ tạo hình này và từ đây rút ra những đặc trưng
ngơn ngữ tạo hình trong tranh thiếu nhi VN.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng luận cứ khoa học về mặt lý luận cũng như thực tiễn đối với

lĩnh vực tranh vẽ của thiếu nhi VN. Qua đó, hệ thống hóa các tài liệu có liên
quan đến đặc trưng ngơn ngữ tạo hình trong tranh vẽ của thiếu nhi.
- Phân tích, đánh giá những yếu tố ngơn ngữ tạo hình trong tranh thiếu
nhi thông qua tranh trong các triển lãm mỹ thuật thiếu nhi toàn quốc giai đoạn
2009 - 2017.
- Những kết quả nghiên cứu của luận án chỉ ra được đặc trưng ngơn
ngữ tạo hình thơng qua những bức tranh trong triển lãm mỹ thuật thiếu nhi


3

toàn quốc giai đoạn 2009 - 2017 ở VN.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Đặc trưng ngôn ngữ tạo hình
trong tranh thiếu nhi VN. Cụ thể luận án nghiên cứu khả năng tạo hình và biểu
hiện tạo hình trong tranh thiếu nhi qua các yếu tố ngơn ngữ tạo hình như: nét,
hình, màu, bố cục và khả năng nghệ thuật của nó.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Tranh vẽ từ các triển lãm mỹ thuật thiếu nhi
toàn quốc. Giới hạn này để đảm bảo chất lượng là tranh đã được BTC chọn
lựa từ rất nhiều địa phương, tỉnh thành khác nhau.
Phạm vi về chất liệu: Tranh của thiếu nhi được các em thể hiện ra bằng
rất nhiều cách trên các chất liệu khác nhau, nhưng luận án xác định rõ là loại
tranh vẽ trên giấy.
Phạm vi về thời gian: Luận án tập trung chủ yếu vào khoảng thời gian
từ năm 2009 đến năm 2017, đây là thời kỳ các cuộc triển lãm tranh thiếu nhi
toàn quốc đã được diễn ra đều đặn, ổn định.
Thời gian từ năm 2009 đến năm 2017, xã hội của VN về mọi lĩnh vực
như chính trị, văn hóa, kinh tế rất ổn định, trong đó lĩnh vực văn hóa nghệ

thuật đang trên đà phát triển mạnh và có tính hội nhập quốc tế. Điều đó đã tạo
ra một mơi trường cho việc hoạt động nghệ thuật của thiếu nhi ở nhiều tỉnh
thành trên cả nước phát triển rầm rộ, chính bởi những điều thuận lợi này đã là
nguồn tranh có chất lượng cho các cuộc triển lãm mỹ thuật thiếu nhi toàn
quốc của VN.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Tranh vẽ của thiếu nhi được vẽ và thể hiện còn khá đơn giản so với


4

tranh vẽ của người lớn, tuy nhiên để hiểu và phân tích các bức tranh này khá
phức tạp. Tranh vẽ của người lớn có thể diễn ra trong một khoảng thời gian rất
dài, từ khi người vẽ 18 tuổi đến khi về già, chỉ sử dụng một số tiêu chí nhất
định để phân tích và đánh giá giá trị nghệ thuật. Cịn tranh vẽ của thiếu nhi
khơng tiếp cận như cách tiếp cận tranh của người lớn được vì đặc điểm của
đối tượng này là liên tục thay đổi về tư duy cũng như khả năng tạo hình. Vậy
câu hỏi nghiên cứu sẽ được đặt ra là:
Có thể đánh giá giá trị nghệ thuật của tranh thiếu nhi dựa trên cơ sở lý
luận nào?
Yếu tố ngơn ngữ tạo hình trong tranh thiếu nhi VN là gì và được biểu
hiện ra sao?
Đặc trưng ngơn ngữ tạo hình trong tranh thiếu nhi được phản ánh thơng
qua q trình nào?
Đặc trưng ngơn ngữ tạo hình trong tranh thiếu nhi được bộc lộ bởi
những nội hàm nghệ thuật nào?
4.2. Giả thuyết khoa học
Có thể đánh giá giá trị nghệ thuật của tranh vẽ thiếu nhi dựa trên lý
thuyết mỹ thuật học và tâm lý học và nghệ thuật.

Yếu tố ngơn ngữ tạo hình trong tranh thiếu nhi là nét, hình, màu, bố cục
và sự biểu hiện này sẽ khác hẳn tranh vẽ của người lớn.
Đặc trưng ngơn ngữ tạo hình trong tranh thiếu nhi được phản ánh thơng
qua những sự chuyển biến, tiến trình và biểu hiện nghệ thuật.
Đặc trưng ngơn ngữ tạo hình trong tranh thiếu nhi bộc lộ bởi nội dung
chủ đề và phong cách biểu hiện nghệ thuật.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thu thập thông tin, tư liệu, khảo cứu tranh trong triển lãm mỹ thuật
thiếu nhi toàn quốc gồm các vựng tập gốc, các sách, các bài báo trong các thư


5

viện trọng điểm, trong Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, tủ sách tư
nhân, trên mạng xã hội… Trên cơ sở đó NCS tiến hành xây dựng chi tiết và
viết luận án theo những nhiệm vụ chính sau:
Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết, lý luận áp dụng cho việc phân tích,
đánh giá tranh vẽ của thiếu nhi.
Xác định phương thức phân loại tranh vẽ từ các triển lãm mỹ thuật
thiếu nhi toàn quốc giai đoạn 2009 - 2017.
Xác định đặc điểm ngơn ngữ tạo hình trong tranh vẽ được thể hiện bằng
khả năng tạo hình cùng với đặc điểm tư duy, tưởng tượng và sáng tạo của các
nhóm tuổi thiếu nhi khác nhau.
Chỉ ra được đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của tranh vẽ thiếu nhi VN.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án kết hợp giữa các lĩnh vực khoa học là mỹ thuật học và tâm lý
học và nghệ thuật nhằm chứng minh một số mệnh đề liên quan đến tranh thiếu
nhi về những yếu tố của ngôn ngữ tạo hình. Trên cơ sở đó sẽ luận bàn về kết
quả nghiên cứu của luận án để xác định được đặc trưng ngơn ngữ tạo hình

trong tranh vẽ thiếu nhi VN. Cũng từ đây luận án sẽ xác định một số hiệu quả
nghệ thuật trong tranh của thiếu nhi bằng lý luận hội họa.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án là nguồn thông tin tư liệu dùng để cho NCS và sinh viên mỹ
thuật, những vấn đề có liên quan đến tranh vẽ của thiếu nhi. Thơng qua đó luận
án có thể được sử dụng trong việc phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu mỹ thuật
của thiếu nhi trong nhà trường hay các trung tâm dạy vẽ cho thiếu nhi. Cùng với
đó luận án có giá trị trong việc sử dụng tham chiếu các khung đánh giá và có
đóng góp trong việc đưa ra các tiêu chí đánh giá tranh thiếu nhi.


6

7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Cách tiếp cận
- Mỹ thuật học
Sử dụng hệ thống lý luận mỹ thuật để đối chiếu, phân tích, so sánh
nhằm tìm ra các biểu hiện tạo hình trong những bức tranh. Phân tích khả năng
tạo hình, giá trị nghệ thuật và thông điệp của bức tranh.
- Tâm lý học và nghệ thuật
Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu là đặc trưng ngơn ngữ tạo hình trong
tranh vẽ thiếu nhi, luận án lựa chọn phương pháp tiếp cận tâm lý học và nghệ
thuật. Phương pháp này giúp luận án tiếp cận đúng đối tượng nhằm phân tích,
diễn giải và đánh giá được đặc trưng ngơn ngữ tạo hình trong tranh vẽ từ các
triển lãm mỹ thuật thiếu nhi toàn quốc giai đoạn 2009 - 2017.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu, sưu tầm, tra cứu, hệ thống hóa các tài liệu theo nhóm vấn
đề như: Những chuyên luận có liên quan tới tranh vẽ của thiếu nhi, những bài
viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành thuộc lĩnh vực mỹ thuật.

Nguồn tài liệu được chúng tơi tìm hiểu, sưu tập từ các địa chỉ như: Viện
nghiên cứu Mỹ thuật; Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm; Tạp chí Mỹ
thuật; Thư viện Quốc gia; Thư viện Khoa học xã hội, Thư viện trường Đại học
Mỹ thuật Việt Nam; Thư viện trường Đại học Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh.
Cùng với nguồn tài liệu gián tiếp từ những người đồng nghiệp như sách, bài
báo, các chuyên luận, đã được cơng bố trong và ngồi nước liên quan đến đề
tài luận án. Trên cơ sở đó NCS phân loại, đánh giá các tài liệu với các mức độ
phù hợp của luận án.
- Phương pháp phân loại, thống kê, tổng hợp
Phương pháp này áp dụng nhằm để dùng cho các tranh của thiếu nhi ở


7

các độ tuổi khác nhau, tỉnh thành khác nhau và phong cách biểu hiện nghệ
thuật khác nhau.
Để liên kết các dữ liệu từ các ngành khoa học khác nhau như: mỹ thuật
học, tâm lý học nghệ thuật và các ngành khoa học khác có liên quan.
Để phân tích các tác phẩm tranh vẽ trong triển lãm mỹ thuật thiếu nhi
toàn quốc giai đoạn 2009 - 2017.
Để làm sáng tỏ các vấn đề có tính liên ngành phục vụ cho lý luận mỹ
thuật diễn giải về tranh vẽ của thiếu nhi.
- Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá
Luận án sử dụng một số luận điểm đáng tin cậy, có sức thuyết phục của
những nhà nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực tranh vẽ của thiếu nhi làm điểm
tựa để phân tích và so sánh những bức tranh của thiếu nhi từ các triển lãm mỹ
thuật thiếu nhi toàn quốc giai đoạn 2009 - 2017. Từ đó làm nổi bật đặc trưng
ngơn ngữ tạo hình trong tranh vẽ thiếu nhi, thơng qua biểu hiện khả năng tạo
hình và tư duy, tưởng tượng, sáng tạo của thiếu nhi ở các nhóm tuổi.
8. Những kết quả nghiên cứu mới của luận án

Luận án đã chỉ ra:
Tranh vẽ của thiếu nhi có thể coi như thuộc về hội họa, bởi thiếu nhi là
một đối tượng độc lập, cũng sử dụng các yếu tố của ngơn ngữ tạo hình như:
nét, hình, màu, bố cục.
Tranh vẽ của thiếu nhi khác với tranh vẽ của người lớn, bởi những nét
đặc trưng riêng biệt và sự biểu hiện nghệ thuật khá độc đáo của lứa tuổi này.
Đặc điểm nội dung và hình thức trong tranh thiếu nhi khác nhau ở các
nhóm tuổi khác nhau.
Ở mỗi nhóm tuổi, tranh thiếu nhi có sự hồn chỉnh riêng. Điều đó biểu
hiện ở sự chuyển biến về yếu tố tạo hình cũng như tiến triển về ngơn ngữ tạo
hình của tranh vẽ thiếu nhi. Tất cả những điều trên sẽ tạo nên nét đặc trưng


8

ngơn ngữ tạo hình trong tranh từ các triển lãm mỹ thuật thiếu nhi toàn quốc ở
VN giai đoạn 2009 - 2017.
9. Cấu trúc của luận án
Luận án ngoài các phần mở đầu (8 trang), kết luận (3 trang), tài liệu
tham khảo (8 trang), phụ lục (38 trang), nội dung được kết cấu 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về tranh thiếu nhi
(43 trang)
Chương 2: Ngơn ngữ tạo hình trong tranh thiếu nhi (53 trang)
Chương 3: Luận bàn về kết quả nghiên cứu của luận án (54 trang)


9

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

VỀ TRANH THIẾU NHI
1.1. Cơ sở lý luận để nghiên cứu tranh thiếu nhi
1.1.1. Một số khái niệm sử dụng trong luận án
Vẽ tranh của thiếu nhi là một nhu cầu tự thân, là hoạt động sáng tạo,
hoạt động này được hiểu là một hoạt động tạo hình khơng bị chi phối bởi các
quy luật hay khoa học tạo hình mà hoàn toàn dựa vào cảm quan nhận thức về
đối tượng và không gian.
1.1.1.1. Khái niệm đặc trưng ngôn ngữ tạo hình (A. language of fine
arts; P. langages plastiques).
Theo Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học, Nxb. Đà Nẵng
(2016): “Đặc trưng là nét riêng biệt và tiêu biểu, được xem là dấu hiệu để
phân biệt với những sự vật khác” [80, Tr. 223].
Luận án sử dụng khái niệm “đặc trưng” nhằm nhấn mạnh nét riêng biệt,
tiêu biểu, không trùng lặp của đối tượng nghiên cứu.
- Theo Từ điển bách khoa Việt Nam (tập 3, Nxb Từ điển bách khoa
2003):
Ngơn ngữ tạo hình biểu thị và truyền đạt những cảm xúc thẩm mĩ
trước hiện thực thông qua ngôn ngữ riêng. Các yếu tố của ngơn ngữ
tạo hình là đường, hướng, hình họa, màu sắc, ánh sáng - bóng tối,
hình thể, khối, trang sức, mảng đặc, mảng trống, mức độ, bố cục,
vv. Có 2 khuynh hướng trong nghiên cứu và tác động đối với ngơn
ngữ tạo hình: 1) Coi ngơn ngữ tạo hình là trên hết; 2) Ngơn ngữ tạo
hình chú trọng nội dung, ý nghĩa của bức tranh [19, Tr.139].
- Từ điển Mỹ thuật phổ thông của tác giả Đặng Thị Bích Ngân, Nxb Mỹ
thuật (2012):


10

Ngơn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt gồm những dấu hiệu và

kí hiệu được sử dụng với mục đích trao đổi hoặc truyền đạt thơng
tin. Trong nghệ thuật, mỗi chun ngành đều có ngơn ngữ riêng để
biểu đạt loại hình nghệ thuật của mình. Đối với nghệ thuật tạo hình,
tất cả những gì tạo nên tác phẩm và biểu đạt nên vẻ đẹp hay xấu
trong tác phẩm hội họa, điêu khắc, đồ họa, trang trí.., được gọi là
ngơn ngữ nghệ thuật tạo hình; ví dụ như chủ đề tác phẩm, luật bố
cục, những điểm chính về tổ chức khơng gian, đường nét, hình
khối, màu sắc…[36, tr.109].
Theo hai cuốn từ điển trên, ngơn ngữ của mỗi loại hình nghệ thuật có
những biểu hiện riêng. Ngơn ngữ hội họa được biểu hiện qua đường nét, hình,
màu sắc, bố cục… Họa sĩ (dù là người lớn hay thiếu nhi) đều phải sử dụng
những yếu tố ngôn ngữ này để tạo ra bức tranh của mình.
1.1.1.2. Khái niệm thiếu nhi
Theo Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học, Nxb. Đà Nẵng
(2016): “Thiếu nhi là trẻ em thuộc các lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng; Thiếu
niên là trẻ em thuộc lứa tuổi từ mười tuổi đến khoảng mười lăm tuổi; Nhi
đồng là trẻ em ở độ tuổi từ bốn, năm đến tám, chín tuổi” [80, Tr. 585].
Như vậy thuật ngữ “thiếu nhi” sử dụng trong luận án là từ 4 tuổi đến
15 tuổi. 1.1.1.3. Tranh thiếu nhi
Để phục vụ cho việc triển khai nghiên cứu, NCS quan niệm rằng: tranh
vẽ của thiếu nhi là hoạt động sáng tạo dùng nét, hình, màu, bố cục để diễn đạt,
mơ hình hóa hiểu biết và cảm xúc của thiếu nhi trước con người, thiên nhiên,
xã hội, trong đó:
Nét: Là hành động vẽ đầu tiên trên bức tranh, là mục đích chủ yếu để
vẽ hình, vẽ chi tiết và thường là dạng nét mộc, nét tự nhiên, ít có sự tính tốn.
Hình: Chỉ mang lại theo đặc điểm, theo ý niệm, không đạt tới mức độ


11


đúng và giống và vẽ theo tự nhiên, phát triển theo từng giai đoạn, lứa tuổi
khác nhau.
Màu: Dùng theo cảm tính, tự nhiên, thói quen và chủ yếu là đùng màu
cơ bản, ngun chất.
Bố cục: Thường đặt hình kín tranh, dàn trải trên bề mặt nền, khơng thực
sự tính tốn.
Như vậy, chúng ta có thể đưa ra nhận định về tranh thiếu nhi ở một mức
độ tương đối như. Tranh vẽ của thiếu nhi là những bức tranh được vẽ bằng
ngơn ngữ tạo hình như nét, hình, màu, bố cục.., để diễn đạt, mơ hình hóa hiểu
biết và cảm xúc của thiếu nhi trước con người, thiên nhiên, xã hội. Cùng với
đó nhằm giải thích và biểu đạt những hiểu biết về đối tượng theo quy luật
nhận thức và khả năng biểu hiện nghệ thuật của lứa tuổi thiếu nhi, mang
những nét đặc trưng riêng.
1.1.2. Những điểm căn bản của lý thuyết mỹ thuật học và lý thuyết
tâm lý học và nghệ thuật
1.1.2.1. Lý thuyết mỹ thuật học
Lý thuyết Mỹ thuật học trong Giáo trình mỹ thuật học [27] cho rằng:
“một tác phẩm hội họa phải có đặc điểm ngơn ngữ về tạo hình như: đường
nét, hình, màu sắc, bố cục” [27. Tr. 151]. Liệu hội họa hay tranh vẽ của thiếu
nhi có ngơn ngữ tạo hình khơng? Số đơng các nhà nghiên cứu có nói tới ngơn
ngữ tạo hình trong tranh vẽ thiếu nhi. Theo họ, điểm bắt đầu của sáng tạo
nghệ thuật ở người lớn và thiếu nhi là như nhau, chỉ khác nhau về mức độ
biểu hiện tạo hình. Để xây dựng và hồn thiện một bức tranh người lớn phải
trải qua một quá trình dài vận dụng ngơn ngữ tạo hình và các ngun tắc của
tạo hình. Cách tạo hình lâu hay nhanh là do họa sĩ lựa chọn và còn phụ thuộc
vào chất liệu thể hiện chúng (nhanh nhất có thể một giờ, một buổi hay một
ngày; nhiều hơn có thể một tuần, một tháng hoặc nhiều tháng; thậm chí hàng


12


năm, lâu hơn nữa là nhiều năm… Đối với thiếu nhi, do đặc điểm về tâm sinh
lý lứa tuổi đang trên đà phát triển để trở thành người lớn (18 tuổi), các em
phải trải qua rất nhiều giai đoạn, đồng nghĩa với việc tranh vẽ cũng phải trải
qua nhiều giai đoạn, như những nhà nghiên cứu về tranh vẽ của thiếu nhi
nhiều nước trên thế giới đã chỉ ra. Do đặc điểm trên nên thời gian để vẽ bức
tranh thường là rất ngắn so với người lớn (nhanh nhất có thể là 15 - 20 phút
hay 30 phút, nhiều hơn một chút 45 phút hay một giờ; nhiều hơn nữa có thể
vài giờ hoặc có thể vài ngày…). Thử giả định cho thiếu nhi vẽ như người lớn
và thời gian cũng như người lớn các em cũng không làm được vì đơn giản các
em cịn nhỏ, lượng kiến thức và sự hiểu biết còn hạn hẹp, sự bền bỉ và sức
chịu đựng cịn rất hạn chế. Cho nên có thể tạm kết luận ngơn ngữ tạo hình của
thiếu nhi phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, có điểm tương đồng với
ngơn ngữ tạo hình của người lớn nhưng rất khác nhau về mức độ biểu hiện và
quá trình thể hiện tác phẩm.
Lý thuyết Mỹ thuật học cho rằng: “việc sáng tạo một tác phẩm hội họa
đã khó, nhưng việc tìm hiểu tác phẩm đó càng khó hơn” [27, Tr. 152]. Đánh
giá tác phẩm hội họa chính là việc tìm hiểu, phân tích nội dung và hình thức
nghệ thuật của tác phẩm đó. Phân tích tác phẩm đồng nghĩa với việc nghiên
cứu, tìm hiểu tất cả các yếu tố đó, bằng cảm thụ, đánh giá đúng mức độ các
giá trị của tác phẩm, tác giả. Nội dung liên quan tới đối tượng hiện thực nào
được tác giả quan tâm khắc họa trong tác phẩm? Tác phẩm đề cập tới vấn đề
nội dung tư tưởng như thế nào? Quan điểm tiếp cận hiện thực của tác giả ra
sao? Tư tưởng và quan điểm nghệ thuật của tác giả là gì? Cịn hình thức của
tác phẩm được biểu hiện qua nhiều yếu tố như: chất liệu, ngơn ngữ tạo hình
gồm các yếu tố màu sắc, đường nét, hình, được sắp xếp, bố cục như thế nào
để biểu hiện đề tài, ý tưởng sáng tác? Các yếu tố đó vận động ra sao để tạo
nên nhịp điệu cho tác phẩm? Nội dung và hình thức là hai mặt thống nhất biện



13

chứng của một tác phẩm.
Và điều quan trọng là người nghiên cứu phải đứng ở góc độ khách
quan để nhìn nhận phân tích tác phẩm, tránh áp đặt tư tưởng và cảm nhận chủ
quan của mình cho tác giả và tác phẩm. Tuy nhiên, tranh vẽ của thiếu nhi là
do các em vẽ nhưng lại do người lớn phân tích và đánh giá. Người lớn đứng
ra tổ chức hoạt động vẽ tranh cho các em và cũng chính người lớn phân loại,
chọn lọc những tranh đẹp để gửi trưng bày triển lãm hay dùng để làm giáo cụ
trực quan phân tích tranh cho các em trong giờ tạo hình. Thiếu nhi luôn ở thế
bị động và phụ thuộc gần như hồn tồn vào người lớn. Vì vậy việc có một
cái nhìn khách quan khi đánh giá tranh thiếu nhi là một việc khó.
Vì muốn hiểu giá trị nghệ thuật tạo hình của thiếu nhi thì phải hiểu
được tâm lý sáng tạo nghệ thuật của thiếu nhi, có nghĩa là phải có kiến thức lý
luận cho vấn đề. Khơng thể sử dụng các tiêu chí đánh giá tranh người lớn cho
tranh thiếu nhi. Vì vậy, việc xây dựng một bộ tiêu chí để đánh giá tranh thiếu
nhi cịn bị bỏ ngỏ. Mà sự chọn lựa những bức tranh đẹp của thiếu nhi là phụ
thuộc vào sự cảm nhận, chủ quan từ phía người lớn đánh giá một bức tranh
qua ý tưởng, nội dung, hình thức từ tiêu chí đánh giá tranh của người lớn áp
sang cho thiếu nhi, nên những tranh được giải thưởng thường rất già dặn về
thủ pháp về bố cục hay khơng gian v.v.., điều này có đúng cho các em hay
khơng, xin thưa rằng chưa chắc. Chính vì sự khơng chắc chắn nên rất cần có
một bộ tiêu chí hay nét đặc trưng ngơn ngữ tạo hình về tranh thiếu nhi để làm
rõ được điểm yếu này. Đây có lẽ là một điều bỏ ngỏ khơng dễ một chút nào
dành cho những nhà nghiên cứu tới tranh vẽ của thiếu nhi biên soạn ra trong
tương lai.
Tóm lại, lý thuyết mỹ thuật học đã chỉ ra các đặc điểm của ngơn ngữ
tạo hình trong một tác phẩm hội họa: nét, hình, màu, bố cục. Để đánh giá
tranh vẽ thiếu nhi một cách khách quan, luận án sẽ sử dụng những đặc điểm



14

ngơn ngữ tạo hình trên. Bởi trong sách đã giải nghĩa về ngơn ngữ tạo hình,
cách tiếp cận để phân tích cũng như đánh giá tác phẩm thì tranh vẽ của người
lớn và tranh vẽ của thiếu nhi đều theo một mẫu số chung. Nhưng cụ thể sẽ
khác nhau ở đặc trưng nghệ thuật, thông qua tâm lý lứa tuổi để phân định mức
độ chênh lệch này hay biên độ biểu hiện nội hàm của nghệ thuật. Xét về mặt
khách quan, NCS sẽ áp dụng cách tiếp cận lý thuyết mỹ thuật học để xác định
đặc trưng ngôn ngữ tạo hình trong tranh thiếu nhi. Bằng bốn ngơn ngữ tạo
hình cụ thể là: nét, hình, màu, bố cục và phân tích trên cơ sở của những bức
tranh từ các triển lãm mỹ thuật thiếu nhi tồn quốc ở bốn nhóm tuổi khác
nhau để tìm ra những điểm đặc trưng về loại hình nghệ thuật này. Cùng với
cách tiếp cận lý thuyết tâm lý học và nghệ thuật để phân tích, giải nghĩa và
đánh giá mức độ biểu hiện nghệ thuật trong tranh vẽ của thiếu nhi qua các giai
đoạn nhóm tuổi khác nhau.
1.1.2.2. Lý thuyết tâm lý học và nghệ thuật
Ba lý thuyết nghiên cứu tranh vẽ thiếu nhi đã được Donna Darling
Kally (2004) tổng hợp trong cuốn sách Uncovering the History of Children's
Drawing and Art (Khám phá lịch sử vẽ và nghệ thuật của trẻ em). Đó là “Lý
thuyết cửa sổ Thẩm mỹ” (Aesthetic Window paradigm); “Lý thuyết gương
tâm lý” (Psychological Mirror model); “Lý thuyết tâm lý học và nghệ thuật”
(Psychological and artistic model).
Trong 3 lý thuyết trên NCS lấy lý thuyết thứ ba để áp dụng vào nghiên
cứu của luận án. Lý thuyết này là sự tổng hợp của hai lý thuyết đơn lẻ trước
đó. Và phần đơng các nhà nghiên cứu cho rằng đây là lý thuyết có cơ sở nhất
để có thể phân tích, lí giải tranh vẽ của thiếu nhi một cách thấu đáo. Rudolf
Arnheim, người xây dựng lý thuyết này cho rằng: “Thiếu nhi vẽ những gì
chúng biết về chủ đề chứ khơng phải những gì chúng nhìn thấy trước mắt”
[92, Tr. 121]. “Biết về chủ đề” ở đây là một quá trình dài có trước thời điểm



15

vẽ, nó gắn liền với việc thiếu nhi đã quan sát ở môi trường tự nhiên và tự
thẩm thấu vào tâm trí mình một cách hết sức tự nhiên. Thiếu nhi vẽ là chỉ
bằng cảm quan chứ không phải vẽ được hình ảnh mà chúng nhìn thấy trước
mắt. Lý thuyết này có nhấn mạnh tới yếu tố quan sát từ môi trường tự nhiên
hay thế giới xung quanh của thiếu nhi để hình thành trí tưởng tượng và khả
năng sáng tạo ở các em. Cùng với đó là các yếu tố về tư duy, cảm xúc và thái
độ được biểu hiện một cách chân thực nhất thông qua tranh vẽ của thiếu nhi.
Theo lý thuyết này, thiếu nhi còn nhỏ tuổi, tư duy phát triển chưa hồn chỉnh
thì chưa thể hiểu được các luật để vẽ bằng quan sát trực tiếp, mà chỉ ghi nhớ
các hình ảnh ở tự nhiên một cách hết sức chủ quan. Nên khi vẽ tranh hay sáng
tác tranh thiếu nhi phải sử dụng tới tư duy và trí tưởng tượng để diễn tả hình
tượng là chủ yếu, chứ khơng phải chúng vẽ được những hình ảnh hay đối
tượng nhìn thấy trực tiếp trước mắt bằng quan sát như ở người lớn…
Bên cạnh đó, phải kể đến một số công bố về tranh vẽ của thiếu nhi các
nhà khoa học như: Jean Jacques Rousseau, Ebennezr Cooke, Franz Cizek,
James Sully, Viktor LowenFeld... Nhóm tác giả này cũng đưa ra luận điểm:
tranh vẽ của thiếu nhi được phát triển theo nhiều giai đoạn bởi các lứa tuổi
khác nhau. Trong đó, Iacques Rousseau, một đại diện của nhóm này cho rằng
“ở mỗi độ tuổi tranh thiếu nhi đều có một sự hồn chỉnh riêng của nó và giai
đoạn sau chỉ hồn thiện của nó trước đó” [92, Tr.15]. Luận án cũng sử dụng
luận điểm này trong việc diễn giải, phân tích các giai đoạn phát triển ngơn
ngữ tạo hình của thiếu nhi VN.
Như vậy, lý thuyết tâm lý học và nghệ thuật đã chỉ ra sự phát triển ngôn
ngữ tạo hình của thiếu nhi thơng qua các giai đoạn tương ứng với các nhóm tuổi
khác nhau, mỗi giai đoạn có sự hồn chỉnh riêng. Luận án sẽ tiến hành phân tích,
đánh giá ngơn ngữ tạo hình trong tranh vẽ thiếu nhi thông qua biểu hiện tư duy,

tưởng tượng và sáng tạo của các em ở các nhóm tuổi khác nhau.


16

1.1.3. Phân loại nhóm tuổi thiếu nhi
Các nhà tâm lý học và nghệ thuật, cho rằng tư duy của thiếu nhi khơng
giống như ở người lớn, chúng được hình thành và phát triển liên tục, theo 4
nhóm tuổi (tính nhóm tuổi phù hợp với nhóm tuổi thiếu nhi trong triển lãm
mỹ thuật thiếu nhi tồn quốc).
Nhóm tuổi thiếu nhi từ 4 đến 5 tuổi
Ở nhóm tuổi này, tư duy của các em là sự hình thành từ “tư duy trực
quan hành động cụ thể sang kiểu tư duy trực quan hình tượng, được dựa trên
những biểu tượng cụ thể về thế giới khách quan” [42, Tr. 55]. Trò chơi và các
hoạt động có sản phẩm như: vẽ, nặn…, đóng vai trò rất quan trọng giúp các
em tạo ra những rung cảm thẩm mỹ, năng lực sáng tạo được phát triển. Tư
duy bắt đầu thay đổi về chất, sự tri giác và sự hình thành những biểu tượng
thuộc về đồ vật. Về trí nhớ các em có thể nhớ được 5 - 6 loại hình học cơ bản
và 8 loại màu cơ bản như: Đỏ, vàng, cam, tím, xanh, lam, đen, trắng.
Do tư duy ở nhóm tuổi này là như vậy nên tranh vẽ của các em đa phần
còn rất sơ sài, ít thể hiện được chiều sâu trong bức tranh. Các yếu tố về nét,
hình, màu, bố cục đều xuất hiện, nhưng chúng mang tính ngẫu nhiên, cảm tính
để biểu đạt ý niệm về một hình ảnh nào đó ở thế giới khách quan.
Nhóm tuổi thiếu nhi từ 6 đến 8 tuổi
Nhóm tuổi này là tuổi cuối của mẫu giáo và sang một phần của tiểu
học, nên sự hiểu biết về thế giới xung quanh của các em đã phong phú thêm
rất nhiều so với nhóm tuổi trước. Vì vậy “tư duy trực quan hình tượng phát
triển rất mạnh mẽ, cùng với tiến trình phát triển liên tục ở thiếu nhi đến cuối
tuổi này hình thành tư duy mang tính suy luận” [42, Tr. 62], nhưng suy luận ở
thiếu nhi còn gắn chặt với hành động. Cùng với sự phát triển về ngôn ngữ,

thiếu nhi biết vạch kế hoạch hành động, nhờ đó đã manh nha cho sự phát triển
loại tư duy tiền khái niệm (Piaget gọi là “tiền thao tác” sẽ chiếm vị trí quan


17

trọng ở giai đoạn sau). Tưởng tượng, ở lứa tuổi này, là loại tưởng tượng “kể”,
quá trình tưởng tượng đã phát triển rất mạnh, được thể hiện qua các trò chơi
hay qua tranh vẽ. “Tuy nhiên, hình ảnh tưởng tượng của thiếu nhi còn nghèo
nàn, mang nặng màu sắc cảm xúc, dần dần các em mới có tính độc lập và
phục tùng những ý định tự giác” [42, Tr. 63].
Nhưng nhìn chung tranh vẽ của thiếu nhi 6 - 8 tuổi được tạo ra khá ấn
tượng là do tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh, nên yếu tố tạo hình
được phát triển cao hơn một bậc so với nhóm tuổi trước. Các yếu tố về nét,
hình, màu, bố cục, thể hiện vào trong tranh vẽ mang nhiều xúc cảm và biểu
đạt được khá nhiều đặc điểm của đối tượng.
Nhóm tuổi thiếu nhi từ 9 đến 11 tuổi
Ở nhóm tuổi này, thiếu nhi học cấp tiểu học và một phần phổ thông cơ
sở, nên các thao tác thuộc về kỹ thuật đã nhanh nhẹn hơn so với nhóm tuổi
trước rất nhiều. Chính vì vậy, tư duy, tưởng tượng, tri giác, trí nhớ, sự tập
trung của các em đã có tính mục đích, có kế hoạch buộc các em phải thực hiện
những thao tác trí tuệ như phân loại, xếp hạng, phân tích, đối chiếu, so sánh,
tổng hợp… Nhờ đó tri giác tổng thể dần dần nhường chỗ cho tri giác chính
xác tinh tế, chi tiết. “Thiếu nhi lớp 5, lớp 6 đã tả được cảnh sinh hoạt rất độc
đáo, sinh động, đó là nhờ năng lực quan sát có mục đích, có chủ định được
hình thành” [42, Tr. 73].
Tư duy ở nhóm tuổi này được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1, gần
trùng với học sinh lớp 3 đến lớp 4. Giai đoạn này tư duy trực quan hành động
và tư duy trực quan hình tượng vẫn chiếm ưu thế, vì việc học tập nói chung
học vẽ nói riêng vẫn cần những hình ảnh trực quan để làm mẫu, “tư duy phân

tích mới chỉ bắt đầu hình thành và phát triển ở giai đoạn sau” [42, Tr. 78].
Giai đoạn 2, từ học sinh lớp 5 đến lớp 6, tư duy thiếu nhi phát triển mạnh, các
em bắt đầu nắm được các mối quan hệ của khái niệm. Theo Piaget, từ 9 tuổi


18

trở đi thiếu nhi có khái niệm bảo tồn vật chất và thao tác chuyển đảo, đây
chính là những dấu hiệu thay đổi về tư duy của học sinh. “Ở giai đoạn này
những thao tác tư duy như phân loại, phân hạng tính tốn, thao tác về khơng
gian, thời gian…, được hình thành và phát triển mạnh mẽ” [42, Tr. 79]. Sang
giai đoạn 2, đặc biệt là cuối giai đoạn này những biểu tượng đã được tích lũy
trước đây thơng qua sự phân tích, tổng hợp bằng trí tuệ. Đến đây vai trị của tư
duy trực quan hình tượng dần dần nhường chỗ cho kiểu tư duy ngôn ngữ, tư
duy phân tích như học sinh học qua mơ hình, sơ đồ. Khả năng phán đoán tăng
lên, chứng tỏ những yếu tố trực quan được rút xuống tối thiểu nhất, dần dần
nhường chỗ cho những yếu tố mang tính đặc trưng bản chất của sự vật tăng
lên và đây chính là tiềm năng quan trọng để chuyển sang một cấp độ mới của
học sinh.
Tưởng tượng ở lứa tuổi này có 2 mức độ chính: Lớp 3 đến lớp 4 là loại
tưởng tượng “qui ước”; Lớp 5 đến lớp 6 là loại tưởng tượng “rút gọn” và đây
cũng chính là tiền đề tâm lý học nghệ thuật quan trọng của sự phát triển loại
tưởng tượng sáng tạo ở học sinh. Từ đây, chúng ta thấy chính những giờ học
vẽ nói chung, vẽ tranh nói riêng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thiếu nhi phát
triển tưởng tượng sáng tạo.
Với những đặc điểm tư duy và tưởng tượng như vậy, nhóm tuổi từ 9
đến 11 tuổi là một giai đoạn nở rộ hay phát triển khá cao về khả năng tạo
hình. Dường như việc vẽ tranh khơng cịn khó khăn gì với các em, nhưng kết
quả đạt được tới đâu còn do năng khiếu của mỗi em. Tranh vẽ của thiếu nhi ở
những giai đoạn này có thể diễn tả được các chi tiết, chứ khơng cịn đơn giản

bởi cái nhìn hình vẽ tổng thể như ở lứa tuổi trước nữa. Chính vì vậy, các yếu
tố về nét, hình, màu, bố cục ở nhóm tuổi thứ ba này được các em biểu đạt một
cách khá thành thạo, nhưng sự thành thạo lại mang tính lý trí nhiều hơn nên
tranh vẽ của nhóm tuổi này thường ít cảm xúc so với hai nhóm tuổi trước.


19

Nhóm tuổi thiếu nhi từ 12 đến 15 tuổi
Sang tuổi này là tuổi thiếu niên, “các em khơng cịn là trẻ con nhưng
chưa phải là người lớn, đây là giai đoạn đặc trưng của tuổi dậy thì” [42, Tr.
88]. Tuổi thiếu niên không “hồn nhiên”, “vô tư” như học sinh nhỏ trước kia
nữa, đây là đặc điểm tâm lý học nghệ thuật khá quan trọng, cũng vì lẽ đó,
thiếu niên vẽ tranh thường bị “khô”, “cứng” hơn các tuổi học sinh trước kia.
Đây là tuổi học sinh cấp phổ thông cơ sở, các em phải nắm một khối
lượng tri thức lớn, do đó địi hỏi hoạt động nhận thức và tư duy cao hơn. Tư
duy đã chuyển một bước dài từ tư duy ngôn ngữ, tư duy khái niệm, tư duy
phân tích của lứa tuổi trước sang tư duy lý luận và tư duy hình thức. Những
loại tư duy này xuất hiện khi các em 12 - 15 tuổi và được hoàn thiện vào lúc
17 - 18 tuổi. “Piaget gọi đây là giai đoạn của trí tuệ thao tác hình thức, kiểu tư
duy này có tính chất tượng trưng, dựa vào một hệ thống ký hiệu qui ước để
lập luận, rút ra những kết luận và diễn tả bằng lời, thoát khỏi mối quan hệ trực
tiếp với vật thật hoặc mơ hình thay thế ở những lứa tuổi trước đó” [42, Tr. 97].
Sự phát triển về tư duy ở nhóm tuổi này đã tới mức cao hơn những
nhóm tuổi trước đó rất nhiều, nên trong tranh vẽ của các em, bốn ngơn ngữ:
nét, hình, màu, bố cục khá cứng cáp, được biểu đạt gần với yếu tố thực hơn,
giảm bớt tính kể chuyện hay đặt hình ảnh ngẫu nhiên trên bề mặt tranh, mà đã
thấy hình ảnh có sự sắp xếp. Cuối tuổi này (khoảng 15 tuổi), trong rất nhiều
bức tranh của các em đã thấy xuất hiện dạng hình bóng, hình có ảnh hưởng
của chiếu sáng để tạo nên dạng khối. Nhưng theo nhiều nhà nghiên cứu, tỷ lệ

các em thiếu nhi trong nhóm 12 đến 15 tuổi bỏ vẽ khá nhiều, có lẽ là do tâm
lý của tuổi dậy thì thay đổi, tâm lý học nghệ thuật cũng thay đổi theo. Đây
cũng là một đặc điểm tâm lý học nghệ thuật khá quan trọng để xem xét sự
phát triển tạo hình của thiếu nhi.


×