BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
BÙI HỒNG ĐIỆP
XÂY DỰNG MƠ HÌNH THUẾ TÀI SẢN
Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
BÙI HỒNG ĐIỆP
XÂY DỰNG MƠ HÌNH THUẾ TÀI SẢN
Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành : Quản lý công nghiệp
Mã số : 62340414
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS. TS. Nghiêm Sĩ Thương
2. GS. TS. Trần Chí Thành
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng. Các kết quả
của luận án chưa từng được cơng bố trong bất cứ cơng trình khoa học nào. Nếu có sai
sót, tơi xin chịu hồn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
NGHIÊN CỨU SINH
Bùi Hồng Điệp
i
LỜI CẢM ƠN
Luận án là kết quả nghiên cứu nghiêm túc của tác giả trong một thời gian
dài, bằng nỗ lực của bản thân, sự hướng dẫn nhiệt tình chu đáo của PGS.TS
Nghiêm Sĩ Thương, GS.TS Trần Chí Thành và đóng góp của q thầy cơ, các
bạn đồng nghiệp.
Trước tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn và cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS
Nghiêm Sĩ Thương và GS.TS Trần Chí Thành đã hướng dẫn, định hướng, ủng
hộ và động viên tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới quý thầy cô giáo, những
người đã đem lại cho tác giả những kiến thức bổ trợ, tạo nền tảng lý luận cần
thiết để nghiên cứu đề tài này. Đặc biệt là sự đóng góp và giúp đỡ tận tình của
q thầy cô Viện Kinh tế và Quản lý, Viện Đào tạo sau đại học trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trường Đại học Xây
dựng, Học Viện Ngân hàng,Viện Hàn lâm Khoa học-Xã Hội Việt Nam..
Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Trường Đại học Bách
Khoa Hà Nội, Học viện Tài chính, Viện Kế tốn-Kiểm tốn và Tài chính Doanh
nghiệp,Trường Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Ban Kinh tế
Trung ương, Tổng Cục Thuế, Cục Thống kê TP.HCM, Cục Thuế TP.HCM, Cục
Thuế Tỉnh Đồng Nai, Cục Thuế Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tạo điều kiện và nhiệt
tình giúp đỡ để tác giả hoàn thiện luận án.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã ln
ủng hộ, động viên và tạo điều kiện để tác giả hồn thành cơng trình này.
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2015
TÁC GIẢ
Bùi Hồng Điệp
ii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
i
Lời cám ơn
ii
Mục lục
iii
Danh mục các chữ viết tắt
vi
Danh mục bảng biểu, hình vẽ, biều đồ, đồ thị, sơ đồ
vii
Lời mở đầu
x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
1
1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
6
1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.2.2 Các cơng trình nghiên cứu trong nước
6
10
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của luận án
13
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
13
1.5 Phương pháp nghiên cứu
14
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
15
1.7 Tên và kết cấu của luận án
15
Kết luận chương 1
16
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ THUẾ
TÀI SẢN
17
2.1 Tài sản và phân lọai tài sản
17
2.1.1 Tài sản
17
2.1.2 Phân loại tài sản
19
2.2 Thuế tài sản
19
2.2.1 Khái niệm và đặc điểm của thuế tài sản
19
2.2.2 Vai trò của thuế tài sản
21
2.2.3 Quan điểm chung về đánh thuế tài sản
23
2.2.4 Các hình thức đánh thuế tài sản
25
2.2.5 Vị trí của thuế tài sản trong hệ thống thuế
26
2.3 Thuế tài sản trong các lý thuyết kinh tế
28
2.3.1 Lịch sử nghiên cứu thuế tài sản
28
2.3.2 Lý thuyết đánh thuế tài sản
30
2.4 Những nhân tố cơ bản của mơ hình thuế tài sản
34
2.5 Những ngun tắc xây dựng mơ hình thuế tài sản
35
2.6 Mơ hình thuế tài sản ở một số nước trên thế giới
44
iii
2.6.1 Quá trình hình thành và phát triển thuế tài sản ở các nước trên thế
giới
44
2.6.2 Mơ hình thuế tài sản ở một số nước trên thế giới
47
2.6.3 Nhận xét về các mơ hình thuế tài sản ở một số nước trên thế giới
53
Kết luận chương 2
57
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH VỀ THU NGÂN SÁCH
LIÊN QUAN ĐẾN TÀI SẢN Ở VIỆT NAM
58
3.1 Tổng quan về thuế và ngân sách Việt nam giai đoạn 2003-2013
58
3.1.1 Cấu trúc nguồn thu từ thuế
58
3.1.2 Cấu trúc nguồn thu ngân sách
60
3.2 Tài sản liên quan đến thuế tài sản hiện nay
65
3.3 Thực trạng chính sách về thu ngân sách liên quan đến tài sản ở Việt Nam
67
3.3.1 Tổng quan về các chính sách thuế liên quan đến tài sản
67
3.3.2 Thực trạng về các chính sách thuế liên quan đến tài sản
67
3.3.2.1 Nguồn thu liên quan đến tài sản
67
3.3.2.2 Thuế sử dụng đất nông nghiệp
69
3.3.2.3 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
71
3.3.2.4 Thuế nhà đất
72
3.3.2.5 Lệ phí trước bạ
74
3.3.2.6 Tiền sử dụng đất
76
3.3.2.7 Tiền thuê đất
77
3.3.2.8 Thuế chuyển quyền sử dụng đất
77
3.3.2.9 Thuế thu nhập đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản
78
3.3.2.10 Thuế tài nguyên
78
3.3.2.11Lệ phí địa chính
79
3.3.3 Đánh giá chung về chính sách thuế liên quan đến tài sản ở Việt nam
79
Kết luận chương 3
81
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH THUẾ TÀI SẢN
Ở VIỆT NAM
82
4.1.1 Các bước xây dựng mơ hình thuế tài sản
82
4.1.2 Mơ hình nghiên cứu thuế tài sản
82
4.1.3 Phương pháp nghiên cứu đối với xây dựng mơ hình
83
4.1.4 Thiết kế nghiên cứu
84
4.1.5 Nghiên cứu định tính
85
4.1.5.1 Giới thiệu
85
4.1.5.2 Kết quả nghiên cứu thảo luận nhóm chuyên gia
86
4.1.6 Nghiên cứu định lượng
99
iv
4.2 Phân tích và đánh giá mơ hình thuế tài sản
104
4.2.1 Giới thiệu
104
4.2.2 Mô tả mẫu và xử lý dữ liệu
4.2.3 Phân tích độ tin cậy của thang đo thơng qua hệ số Cronbach’s
Alpha
104
4.2.4 Phân tích nhân tố
108
4.2.5 Phân tích hồi quy
110
4.2.6 Kết quả nghiên cứu định lượng
111
4.2.7 Các trường hợp nghiên cứu tình huống
113
4.2.7.1 Trường hợp nghiên cứu 1
113
4.2.7.2 Trường hợp nghiên cứu 2
119
4.2.8 Các trường hợp nghiên cứu thực nghiệm
126
4.2.8.1 Thuế tài sản và tính cơng bằng
126
4.2.8.2 Thuế tài sản và hiệu quả kinh tế
128
4.2.8.3 Thuế tài sản và tổn thất xã hội (DWL)
129
4.2.8.4 Độ đàn hồi của thuế tài sản (tax buoyancy)
131
105
4.3 Kết luận mơ hình thuế tài sản
132
Kết luận chương 4
135
CHƯƠNG 5: KHUYẾN NGHỊ ỨNG DỤNG MƠ HÌNH THUẾ TÀI
SẢN VÀO VIỆC XÂY DỰNG CÁC CHÍNH SÁCH THUẾ TÀI SẢN Ở
VIỆT NAM
136
5.1 Những khuyến nghị ứng dụng mơ hình thuế tài sản ở Việt Nam
136
5.2 Những khuyến nghị xây dựng chính sách thuế tài sản dựa trên mơ hình
136
5.2.1 Thuế đăng ký tài sản
136
5.2.2 Thuế sử dụng đất nông nghiệp
138
5.2.3 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
140
5.2.4 Thuế nhà
142
5.2.5 Thuế cơng trình xây dựng gắn liền trên đất
145
5.2.6 Thuế phương tiện giao thông
145
5.3 Một số gợi ý chính sách và điều kiện để triển khai mơ hình thuế tài sản
146
Kết luận chương 5
149
Kết luận
150
Các cơng trình khoa học đã công bố của luận án
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tiếng việt
Tiếng Anh
ADB
Ngân hàng phát triển Châu Á
Asian Development Bank
AFTA
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN
ASEAN Free Trade Area
ASEAN
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
Association of Southeast
Asian Nations
Hiệp định khu vực mậu dịch tự do
ASEAN
Bất động sản
Hiệp định về chương trình thuế quan ưu
đãi có hiệu lực chung
Chính phủ
Chuyển quyền sử dụng đất
Hiệp định thương mại tự do
Tổng sản phẩm quốc nội
Hệ số Gini
Giá trị gia tăng
héc ta
Ngân sách địa phương
Ngân sách nhà nước
ASEAN Trade in Goods
Agreement
ATIGA
BĐS
CEPT
CP
CQSDĐ
FTA
GDP
GINI
GTGT
Ha
NSĐP
NSNN
OECD
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
QH
SDĐ
SDĐNN
SDĐPNN
SXKD
TNCN
TNDN
Quốc hội
Sử dụng đất
Sử dụng đất nông nghiệp
Sử dụng đất phi nông nghiệp
Sản xuất kinh doanh
Thu nhập cá nhân
Thu nhập doanh nghiệp
TPP
Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược
xuyên Thái Bình Dương
TS
Tài sản
TTĐB
Tiêu thụ đặc biệt
UBND
Ủy ban nhân dân
WTO
XHCN
XNK
Tổ chức Thương mại Thế giới
Xã hội chủ nghĩa
Xuất nhập khẩu
vi
Common Effective
Preferential Tariff
Free Trade Agreement
Gross Domestic Product
Gini Index
Organization for Economic
Co-operation and
Development
Trans-Pacific Strategic
Economic Partnership
Agreement
World Trade Organization
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Bảng
2.1
Tên Bảng
Tỷ lệ thuế tài sản trên GDP của nhóm các nước OECD
Trang
45
2.2
Thuế tài sản ở Liêng bang Hoa kỳ
47
2.3a
2.3b
Thuế tài sản cá nhân ở cộng hòa Pháp
48
Thuế tài sản thừa kế, cho tặng ở cộng hòa Pháp
49
2.3c
Thuế tài sản ở Cộng hòa Pháp
49
2.4
Thuế tài sản ở Thụy Điển
51
2.5
Thuế tài sản ở Đài Loan
52
2.6
Nhận xét về mơ hình thuế tài sản ở các nước trên thế giới
53
3.1a
Kết cấu nguồn thu từ thuế giai đoạn 2003-2013
59
3.1b
Kết cấu nguồn thu so với GDP giai đoạn 2003-2013
59
3.2
Kết cấu nguồn thu NSNN giai đoạn 2003-2013
61
So sánh cán cân NSNN Việt nam và các nước đang phát triển
3.3
(%GDP)
63
3.4
Độ đàn hồi của thuế (tax buoyancy)
64
3.5
Tình trạng nhà ở tính đến ngày 1/4/2009
66
3.6
Tình trạng phương tiện giao thơng đường bộ giai đoạn 2003-2013
66
3.7
Kết cấu nguồn thu liên quan đến TS so với tổng thu ngân sách
68
3.8
Kết cấu nguồn thu liên quan đến TS so với tổng thu thuế
68
3.9
Kết quả điều tra chính sách thuế SDĐNN hiện nay
70
3.10
Kết quả điều tra về chính sách thuế nhà đất
73
3.11
Kết quả điều tra về chính sách lệ phí trước bạ
75
3.12
Kết quả khảo sát các sắc thuế liên quan đến tài sản hiện nay
79
4.1
Các bước thực hiện trong nghiên cứu
84
4.2
Kết quả nghiên cứu đối tượng chịu thuế tài sản
87
4.3
Kết quả nghiên cứu hình thức đánh thuế tài sản
90
4.4
Kết quả nghiên cứu căn cứ tính thuế tài sản
93
4.5
Kết quả nghiên cứu tính hiệu quả thuế tài sản
96
4.6
Các bước phân tích nhân tố EFA
102
4.7
Mơ tả các biến trong phương trình hồi quy đa biến
104
4.8
Độ tin cậy thang đo sau khi loại biến D09, D06 và D08
106
4.9
Độ tin cậy thang đo sau khi loại biến H12
107
4.10
Độ tin cậy thang đo sau khi loại biến C19 và C23
108
vii
4.11
Độ tin cậy thang đo “Tính hiệu quả của thuế tài sản”
109
4.12
Kết quả phân tích hồi quy đa biến
110
4.13
Mơ hình thuế tài sản trong trường hợp nghiên cứu 1
117
4.14
Doanh thu thuế tài sản dựa trên trường hợp 1
118
4.15
Mơ hình thuế tài sản trong trường hợp nghiên cứu 2
124
4.16
4.17
Doanh thu thuế tài sản dựa trên trường hợp 2
125
DWL đối với thuế đăng ký tài sản (thuế trước bạ)
130
4.18
DWL đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp
130
4.19
DWL đối với thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
131
4.20
Độ đàn hồi thuế tài sản (2004-2013)
132
4.21
Diễn giải Mơ hình thuế tài sản
133
Hình
Tên Hình
Trang
1.1
Khung nghiên cứu của luận án
14
2.1
Cung vốn hồn tồn co dãn
31
2.2
Cung đất đai khơng co dãn
31
2.3
Mức độ ảnh hưởng tài sản do nhu cầu
33
2.4
Các nhân tố cơ bản của thuế tài sản
35
4.1
Các bước xây dựng mơ hình thuế tài sản
82
4.2
Mơ hình nghiên cứu thuế tài sản
83
4.3
Các nhân tố ảnh hưởng mơ hình thuế tài sản
111
4.4
Đường cong Lorenz
127
4.5
Hệ thống thuế tài sản
133
Hộp
Tên hộp
Trang
Các ý kiến nhận định mơ hình thuế tài sản với mục tiêu bền vững,
4.1
khả thỉ và giảm chi phí thực thi chính sách thuế tài sản
115
Các ý kiến nhận định mơ hình thuế tài sản với mục tiêu cần thể
hiện tính cơng bằng, đạt hiệu quả kinh tế, thuế tài sản cần có độ
4.2
đàn hồi cao và ổn định
120
Biểu đồ Tên Biểu đồ
2.1
Trang
Tỷ lệ thuế tài sản so với GDP của các nhóm nước
46
Tỷ lệ đóng góp từ thuế tài sản cho chi tiêu của chính quyền địa
2.2
phương
47
3.1
Kết cấu nguồn thu từ thuế giai đoạn 2003-2013
58
Cấu trúc nguồn thu thuế của Việt Nam so với một số nền kinh tế
3.2
mới nổi ở Châu Á, giai đoạn 2000-2013.
viii
60
3.3
Kết cấu nguồn thu NSNN giai đoạn 2003-2013
60
Tỷ lệ thu ngân sách so GDP của một số nền kinh tế mới nổi ở Châu
3.4
Á
62
3.5
Mức độ minh bạch của Ngân sách Việt Nam
63
3.6
Hiện trạng sử dụng đất của cả nước tính đến ngày 1/3/2013
65
3.7
Kết cấu nguồn thu đối với tài sản
67
3.8
Mức phụ thuộc vào thuế tài sản ở một số Quốc gia 2000-2013
69
4.1
Kết quả nghiên cứu đối tượng chịu thuế tài sản
88
4.2
Kết quả nhận định đối tượng chịu thuế tài sản
89
4.3
Kết quả nghiên cứu hình thức đánh thuế tài sản
91
4.4
Kết quả nhận định hình thức đánh thuế tài sản
92
4.5
Kết quả nghiên cứu căn cứ tính thuế tài sản
94
4.6
Kết quả nhận định căn cứ tính thuế tài sản
95
4.7
Kết quả nghiên cứu tính hiệu quả thuế tài sản
97
4.8
Xu hướng kết quả nhận định đối với đối tượng chịu thuế tài sản
112
4.9
Xu hướng kết quả nhận định đối với hình thức đánh thuế tài sản
113
4.10
Xu hướng kết quả nhận định đối với căn cứ tính thuế tài sản
113
Sơ đồ
Tên Sơ đồ
Trang
2.1
Sơ đồ biểu diễn chu kỳ vận động của thu nhập
27
4.1
Quy trình nghiên cứu
85
Đồ thị
Tên đồ thị
Trang
3.1
Độ đàn hồi của thuế (2004-2013)
64
4.1
Độ đàn hồi của thuế tài sản (2004-2013)
132
ix
LỜI MỞ ĐẦU
Sau gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nghề nông, đến nay đã
xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng
được cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,HĐH) và chuyển tồn bộ
mọi hoạt động của nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp sang nền kinh tế có tư duy
cơng nghiệp. Quy mơ của nền kinh tế tăng nhanh, thu nhập bình quân đầu người vượt
khỏi ngưỡng thu nhập thấp, đưa Việt Nam thốt khỏi tình trạng kém phát triển, trở
thành nước có mức thu nhập trung bình. Kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập sâu
vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất
nước, Việt Nam đặt ra mục tiêu về cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển vào
năm 2020. Những năm qua, quá trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình
tăng trưởng bước đầu đạt được một số kết quả nhất định. Hội nhập quốc tế ngày càng
sâu rộng và hiệu quả đã đem lại nhiều nguồn lực bên ngồi cho cơng cuộc cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Đồng thời, làm cho hệ thống chính sách, pháp
luật, thể chế và q trình thực thi có những bước tiến quan trọng và ngày càng hiệu
quả.
Với những thành quả đạt được đã tạo ra cho Việt nam thế và lực lớn hơn nhiều
so với trước, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên. Đây chính là
những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh hơn tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
của đất nước, đưa Việt Nam sớm trở thành một nước công nghiệp. Tuy nhiên, Việt
Nam vẫn còn đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen lẫn nhau, tác động tổng hợp và
diễn biến phức tạp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây đã bị suy
giảm, cho thấy mơ hình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam có những điểm
khơng còn phù hợp. Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của q trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước trong giai đọan tới, một trong những yêu cầu được đặt ra là tập trung
xây dựng chiến lược quy hoạch, hoàn chỉnh và ban hành đồng bộ hệ thống luật pháp,
chính sách kinh tế - tài chính. Do vậy, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các văn bản
pháp luật, các chính sách liên quan đến thương mại, tài chính, khoa học cơng nghệ và
chính sách đào tạo nguồn nhân lực... một cách đồng bộ và phù hợp với thông lệ quốc
tế để giúp cho các thành phần kinh tế có thể tham gia phát triển bền vững, đặc biệt là
kinh tế công nghiệp phải giữ vài trò chủ đạo.
x
Thuế là cơng cụ tài chính quan trọng của nhà nước nhằm để tạo nguồn thu cho
ngân sách, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo công bằng xã hội. Thuế trong nền kinh tế
thị trường luôn được các quốc gia quan tâm nghiên cứu, hoàn thiện. Trong cơ cấu hệ
thống thuế hiện nay bao gồm thuế tiêu dùng, thuế thu nhập và thuế tài sản thì thuế tài
sản ngày càng được quan tâm bởi lẽ loại thuế này có số thu ổn định, bền vững, chiếm
tỷ trọng cao trong tổng số thu ngân sách nhà nước, thuế tài sản góp phần điều tiết cung
cầu tài sản trên thị trường, tránh các hiện tượng đầu cơ tích trữ và góp phần điều tiết
thu nhập của các tầng lớp dân cư, hạn chế bất bình đẳng về thu nhập và thực hiện công
bằng xã hội.
Thuế tài sản là một loại thuế ra đời rất sớm trong hệ thống thuế khoá của đại đa
số các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở những quốc gia có nền kinh tế thị trường
phát triển. Việc nghiên cứu và xây dựng mô hình thuế tài sản ở Việt nam hướng theo
các yêu cầu đổi mới sau:
Thứ nhất, Việt nam đang trong quá trình hội nhập khu vực, hội nhập tồn cầu
dẫn đến nguồn thu từ thuế nhập khẩu giảm sút một cách đáng kể, trong khi nhu cầu
chi tiêu của ngân sách phục vụ các chức năng, nhiệm vụ kinh tế-xã hội của Nhà nước
khơng ngừng tăng lên. Vì vậy, việc cải cách đối với hệ thống chính sách thuế nội địa
nhằm khai thác thêm nguồn thu đáp ứng nhu cầu chi tiêu không ngừng tăng lên của
ngân sách nhà nước là điều cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Thứ hai, tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đọan tới đòi hỏi
một hệ thống luật pháp, chính sách kinh tế - tài chính hồn chỉnh, đồng bộ, phù hợp
với yêu cầu thực tiễn và hội nhập quốc tế.
Thứ ba, quá trình phát triển kinh tế-xã hội, các hoạt động kinh tế, các quan hệ
dân sự, đặc biệt là các quan hệ dân sự về tài sản, nhà, đất diễn ra khá phức tạp, đa
dạng không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn trong phạm vi quốc tế. Vì vậy, cần có
một hệ thống thuế tài sản phù hợp hơn để góp phần đắc lực vào yêu cầu quản lý, hòa
hợp với cơ chế thị trường và hội nhập
Thứ tư, qua thành tựu gần 30 năm đổi mới, mức thu nhập của một số tầng lớp
dân cư tăng lên đáng kể, thành phần kinh tế tư nhân đã có những đóng góp tích cực
cho nền kinh tế và ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, việc xây dựng, mua sắm tài sản
đang phát triển với tốc độ nhanh chóng và đi liền theo đó là khoảng cách giàu nghèo
cũng ngày một gia tăng. Vì vậy, cần thiết phải xem xét, sửa đổi, bổ sung chính sách
thuế đối với tài sản cho phù hợp với tình hình mới. Qua đó, vừa khai thác thêm nguồn
thu hợp lý cho NSNN, vừa thực hiện được mục tiêu công bằng xã hội.
xi
Nhìn chung, chính sách thuế liên quan đến tài sản ở Việt nam tuy đã phát huy
được nhiều điểm tích cực trên các phương diện kinh tế, xã hội. Song trước xu thế hội
nhập và những diễn biến phức tạp đa dạng về tài sản, thu nhập của dân cư, hệ thống
thuế tài sản hiện hành bộc lộ những nhược điểm cần phải có chính sách thay đổi cho
phù hợp với thông lệ quốc tế và yêu cầu cải cách quản lý trong lĩnh vực thuế.
Qua số liệu thống kê cho thấy, nguồn thu từ các loại thuế liên quan đến tài sản
chiếm một tỷ trọng thấp trong tổng nguồn thu NSNN và cũng chưa thực sự giữ một vị
trí quan trọng trong ngân sách địa phương như ở các quốc gia trên thế giới. Kết quả
nguồn thu liên quan đến tài sản chưa khuyến khích mọi người sử dụng tài sản hợp lý
và hiệu quả.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, để có thể duy trì tốc độ tăng trưởng
kinh tế và phấn đấu trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020, việc đối
mặt và giải quyết những vấn đề khuyết tật của kinh tế thị trường phải luôn được quan
tâm, giải quyết bằng các chính sách kinh tế của nhà nước, trong đó có chính sách thuế.
Gần đây, nhà nước đã và đang thực hiện chiến lược cải cách thuế, nhiều sắc thuế được
sửa đổi bổ sung như: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài nguyên, thuế tài nguyên môi trường và đang
nghiên cứu để ban hành nhiều sắc thuế mới như: thuế tài sản, thuế nhà, thuế sử dụng
đất
Trong bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam đã có những chuyển biến nhanh và
thay đổi tích cực, vấn đề cải cách thuế tài sản nhằm nâng tỷ trọng thu ngân sách từ
thuế tài sản, ổn định và phát triển lành mạnh nền kinh tế, phù hợp với nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN trong tiến trình hội nhập và tồn cầu hóa, hạn chế khoảng
cách giàu nghèo, bất bình đẳng về tài sản và thu nhập trong xã hội là vấn đề trở nên
cấp thiết. Vì vậy, tác giả chọn đề tài luận án “XÂY DỰNG MƠ HÌNH THUẾ TÀI SẢN
Ở VIỆT NAM” để nghiên cứu với mục đích tìm ra một mơ hình thuế tài sản ở Việt
Nam mới hơn, phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế, những thay đổi tích cực nhiều
mặt của xã hội và bên cạnh vấn đề hội nhập quốc tế ngày một sâu rơng hơn. Mơ hình
thuế tài sản ở Việt Nam được xây dựng trên một giác độ toàn diện và định hướng lâu
dài. Tác giả với mong muốn được đóng góp một số khuyến nghị trong cơng cuộc cải
cách chính sách thuế trong giai đoạn tới phù hợp với tinh thần và chủ trương của
Chính phủ Việt Nam.
xii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia nằm trong nhóm các nước đang phát triển và phấn
đấu trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020. Bên cạnh đó, Việt Nam
hiện đang trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, để quá trình hội nhập được thuận
lợi hơn và tạo các tiền đề vững chắc cho tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, Chính phủ Việt Nam gần đây đã thực hiện một loạt cải cách về kinh tế, chính
sách thuế, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý tài chính. Kết quả là Việt Nam đã đạt
mức tăng trưởng kinh tế đáng kể trong hai thập kỷ qua và hầu hết các chỉ số kinh tế
đều cho thấy xu hướng tăng trưởng nhanh. Tình hình thu chi ngân sách cũng đáng
khích lệ, mức tăng thu ngân sách đạt được khá ấn tượng. Tuy nhiên, do cần đầu tư
nhiều cho hạ tầng cơ sở nên Việt Nam vẫn còn tỷ lệ nợ công tương đối cao. Việt Nam
cũng đang từng bước tiến hành cải cách pháp luật về thuế và hiện đại hóa quản lý
thuế. Trong hai thập kỷ qua, hệ thống thuế trải qua ba giai đoạn cải cách và giai đoạn
cải cách lần thứ ba hiện nay đang được thúc đẩy do Việt nam gia tăng hội nhập vào
nền kinh tế thế giới với nỗ lực gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Hệ
thống thuế hiện hành ở Việt nam được định hướng theo khuôn khổ của một “hệ thống
thuế tốt”, nghĩa là công bằng, hiệu quả kinh tế, ổn định và hiệu quả về mặt kỹ thuật.
Từ những yêu cầu thực tiễn của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
giai đọan tới, một trong những yêu cầu được đặt ra là tập trung xây dựng chiến lược
quy hoạch, hoàn chỉnh và ban hành đồng bộ hệ thống luật pháp, chính sách kinh tế tài chính. Vì lẽ trên, việc nghiên cứu hồn thiện hệ thống pháp luật, các chính sách
liên quan đến thương mại, tài chính, trong đó có chính sách thuế… một cách đồng bộ
và phù hợp với thông lệ quốc tế để giúp cho các thành phần kinh tế có thể tham gia
phát triển bền vững, đặc biệt là kinh tế công nghiệp phải giữ vài trò chủ đạo là điều tất
yếu cần phải làm của các nhà hoạch định chính sách.
Các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách như Đỗ Đức Định [10], Ngơ
Đăng Thành và cộng sự [22], Chenery và Robinson [44] khi xây dựng bộ tiêu chí về
một nước cơng nghiệp cho tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đều đề cập đến
yếu tố “phát triển bền vững”, yếu tố này bao gồm các tiêu chí như: cơng bằng xã hội,
tỷ lệ nghèo đói, tỷ lệ thất nghiệp, giáo dục và đào tạo, chỉ số phát triển con người, môi
trường tự nhiên. Qua đó chỉ ra rằng, chính sách thuế là một cơng cụ góp phần hồn
thiện tiêu chí bền vững cho tiến trình cơng nghiệp hóa của đất nước. Trong đó, thuế tài
sản là một phần quan trọng thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và giải quyết bất bình
1
đẳng trong xã hội, góp phần tạo nên một hệ thống thuế hoàn thiện bao gồm thuế tiêu
dùng, thuế thu nhập và thuế tài sản.
Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Việt Nam
tham gia AFTA và thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo CEPT, giai đoạn 19962013 cắt giảm thuế suất đối với 6.000 mặt hàng (97,6% tổng số mặt hàng trong biểu
thuế nhập khẩu). Việt Nam gia nhập WTO và đang trong tiến trình cắt giảm 10.600
dòng thuế suất. Trong năm 2015, Việt Nam sẽ ký kết 8 Hiệp đinh thương mại tự do
(FTA) song phương và đa phương. Với nhiều hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ
được xóa bỏ vào khoảng cuối năm 2020. Thực hiện cam kết ATIGA, Việt Nam đã cắt
giảm 6.859 dòng thuế (72% tổng biểu thuế xuất nhập khẩu) xuống thuế suất 0% tính
đến thời điểm 2014. Dự kiến năm 2015, sẽ có thêm 1.720 dòng thuế được cắt giảm
xuống thuế suất 0%. Số còn lại gồm 687 dòng thuế (chiếm 7% biểu thuế), chủ yếu là
những mặt hàng nhạy cảm trong thương mại giữa Việt Nam và khu vực ASEAN sẽ
xuống 0% vào năm 2018. Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình
Dương (TPP) và Hiệp định tự do thương mại Việt Nam-EU hiện vẫn trong tiến trình
đàm phán và ký kết trong năm 2015. Trong giai đoạn 2015-2020, các hiệp định như
ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Hàn Quốc có mức độ giảm sâu nhất và đạt đến mức
cam kết cuối cùng. Các hiệp định khác như ASEAN-Australia-New Zealand, ASEANNhật Bản, ASEAN-Ấn Độ, Việt Nam-Nhật Bản và Việt Nam-Chi Lê sẽ có mức độ, lộ
trình giảm thuế dài hơn.
Việc tham gia mạnh mẽ của Việt Nam trên các sân chơi quốc tế và lộ trình cắt
giảm thuế quan theo các hiệp định tự do thương mại FTA đã, đang và sẽ tác động tới
hầu hết các ngành kinh tế của Việt Nam, cơ hội và thách thức đan xen lẫn nhau. Về
thu ngân sách Nhà nước, nếu không vươn lên sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế và do đó
sẽ tác động tới thu ngân sách Nhà nước. Vì lẽ trên, việc nghiên cứu hồn thiện hệ
thống thuế sẽ góp phần tích cực tăng thu NSNN, ổn định kinh tế vĩ mô, bù đắp phần
thiếu hụt do thực hiện các cam kết FTA về lộ trình cắt giảm thuế suất, trong đó thuế
tài sản là một mục tiêu cần thiết để nghiên cứu.
Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 được Thủ tướng Chính
Phủ phê duyệt tại Quyết định 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 tập trung vào các mục tiêu
tổng quát bao gồm: Xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công
bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
mức động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước và là một
trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mơ có hiệu quả, hiệu lực của Đảng và Nhà
nước. Xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý
2
thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba
nền tảng cơ bản: thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế
đơn giản, khoa học phù hợp với thơng lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm
chính; ứng dụng cơng nghệ thơng tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hố
cao.
Chiến lược cải cách thuế của Chính phủ Việt Nam cũng cụ thể hoá một số mục
tiêu, yêu cầu cụ thể cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 như: Về cải cách hành
chính thuế, xây dựng và thực hiện chính sách huy động từ thuế, phí và lệ phí hợp lý
nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ sản
xuất trong nước, khuyến khích đầu tư; Hệ thống chính sách thuế, phí và lệ phí được
sửa đổi bổ sung phù hợp với định hướng phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước; Hệ thống chính sách thuế được xây dựng, hoàn thiện bảo đảm minh
bạch, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện; mở rộng cơ sở thuế để phát triển nguồn thu mới
phát sinh và cơ cấu lại theo hướng tăng nguồn thu nội địa đến năm 2015 đạt trên 70%
tổng thu NSNN và đến năm 2020 đạt trên 80% tổng thu ngân sách nhà nước. Một số
chỉ tiêu cụ thể được đưa vào chiến lược, cụ thể:
Giai đoạn 2011-2015: Giảm thời gian thực hiên thủ tục hành chính thuế để
phấn đấu đến năm 2015 là một trong năm nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á được
xếp hạng cho mức độ thuận lợi về thuế; Đến năm 2015 tối thiểu có 60% doanh nghiệp
sử dụng các dịch vụ thuế điện tử; 50% doanh nghiệp đăng ký thuế, khai thuế qua
mạng internet; 70% số người nộp thuế hài lòng với các dịch vụ mà cơ quan thuế cung
cấp; Tỷ lệ tờ khai thuế đã nộp trên tổng số tờ khai thuế phải nộp tối thiểu là 90%; tỷ lệ
tờ khai thuế đúng hạn đạt tối thiểu là 85%; tỷ lệ tờ khkai thuế được kiểm tra tự động
qua phần mềm ứn dụng của cơ quan thuế đạt tối thiểu là 95%.
Giai đoạn 2016-2020: Thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế đến năm
2020 là một trong bốn nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á được xếp hạng có mức
độ thuận lợi về thuế; Đến năm 2020 tối thiểu có 90% doanh nghiệp sử dụng các dịch
vụ thuế điện tử, 65% doanh nghiệp đăng ký thuế, khai thuế qua mạng internet; 80% số
người nộp thuế hài lòng với các dịch vụ mà cơ quan thuế cung cấp; Tỷ lệ tờ khai thuế
đã nộp trên tổng số tờ khai thuế phải nộp tối thiểu là 95%; tỷ lệ tờ khai thuế đúng hạn
đạt tối thiểu là 95%; tỷ lệ tờ khai thuế được kiểm tra tự động qua phần mềm ứng dụng
của cơ quan thuế là 100%.
Tỷ lệ huy động thu NSNN giai đoạn 2011-2015 khoảng 23-24% GDP, trong đó
tỷ lệ động viên từ thuế, phí và lệ phí bình qn hàng năm từ 16%-18%/năm. Giai đoạn
2016-2020: Tỷ lệ huy động thu NSNN và tỷ lệ động viên từ thuế, phí và lệ phí trên
3
GDP ở mức hợp lý theo hướng giảm mức động viên về thuế trên một đơn vị hàng hoá,
dịch vụ để khuyến khích cạnh tranh, tích tụ vốn cho sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh những thành quả đạt được qua các kỳ cải cách thuế, hệ thống thuế
Việt Nam vẫn còn bộc lộ những khuyết điểm theo đánh giá vào năm 2011 của tổ chức
Ngân hàng thế giới và đưa ra các khuyến nghị [13,22]:
- Về mặt hiệu quả kinh tế: Hiện còn tồn tại một số điểm không trung lập trong
chính sách thuế và thực thi như thiếu sự hài hòa giữa các loại thuế, nhiều thuế
suất, nhiều trường hợp khơng chịu thuế và chính sách ưu đãi thuế đã tạo ra hiệu
quả kinh tế thấp trong phân bổ nguồn lực do các đối tượng nộp thuế đưa ra
quyết định kinh doanh với mục tiêu giảm thiểu gánh nặng thuế chứ khơng phải
với mục tiêu tối đa hóa năng lực sản xuất và sản lượng.
- Tính cơng bằng: Tính công bằng chiều ngang (horizontal equity) bị vi phạm
theo nhiều cách. Nhiều loại miễn giảm khác nhau cũng dẫn đến vi phạm tính
cơng bằng theo chiều dọc (vertical equity).
- Tính minh bạch: Minh bạch được đảm bảo trước hết với điều kiện luật thuế
phải không được quá phức tạp và không phân biệt đối xử, còn các quy chế và
đòi hỏi về quản lý thì phải dễ tiếp cận và dễ tuân thủ. Với ý nghĩa đó, Việt Nam
đã đạt nhiều tiến bộ về minh bạch tuy vẫn còn nhiều việc cần cải thiện.
- Tính phù hợp và ổn định của nguồn thu: Tuy khơng có đủ thơng tin để xác định
độ co giãn thuế (tax elasticity) nhưng độ đàn hồi thuế (tax buoyancy) thất
thường cho thấy cần phải cải tiến một số lĩnh vực trong hệ thống thuế. Cơ sở
thuế hạn hẹp nên cần phải đa dạng hóa và mở rộng. Cần theo dõi chặt chẽ các
khu vực đang tăng trưởng trong nền kinh tế để mở rộng cơ sở thuế vào thời
điểm thích hợp. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy một hệ thống thuế đơn giản và
có cơ sở thuế rộng sẽ co giãn và đàn hồi cao hơn. Do vậy, cần rà soát các luật
thuế để đơn giản và hợp lý hóa chúng. Cuối cùng, sẽ rất hữu ích nếu như ước
tính phạm vi chi tiêu thuế (tax expenditures) và xem xét tính hợp lý của chúng.
Bên cạnh đó, cũng theo nhận xét của tổ chức Ngân hàng thế giới rằng: Việt
Nam hiện tại khơng có thuế tài sản. Tuy nhiên, thực tế thì Việt nam có một số chính
sách thuế liên quan đến tài sản. Việc kêu gọi giới thiệu loại thuế này gần đây trở nên
phổ biến hơn, những người có ý kiến đối lập cho rằng loại thuế như vậy sẽ vừa có hiệu
quả và hợp lý [13]. Qua đó cho thấy rằng ở Việt Nam, thuế liên quan đến tài sản đã
được áp dụng từ khá lâu. Tuy nhiên, Luật thuế của Việt Nam lại khơng gọi là thuế tài
sản. Chính vì vậy vẫn còn rất nhiều người xem đó là một loại thuế mới và chưa hiểu
đó là loại thuế gì, đối tượng chịu thuế ra sao và khái niệm thuế tài sản cũng chỉ được
4
hiểu một cách chung chung. Hiện tại, ở Việt Nam đang có một số thuế, phí, lệ phí liên
quan đến tài sản như: thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông
nghiệp, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, tiền thuê đất và
tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước.
Trên thế giới, thuế liên quan đến tài sản thường có phạm vi rộng hơn, chẳng
hạn như: nhà, đất, tàu thuyền, ôtô, máy bay, thuyền du lịch, chứng khoán và các động
sản tài chính khác. Tuy nhiên, mỗi nước lại có một cách xác định đối tượng chịu thuế
khác nhau và tùy thuộc vào điều kiện của từng nước mà người ta áp dụng ít hay nhiều,
sớm hay muộn. Tại các nước phát triển, thuế tài sản là nguồn thu chính chiếm 40 50% tổng số thu thuế tại các đô thị như Mexico, Brazil, India, Indonesia… và nó
thường chiếm từ 15% - 40% trong thu ngân sách địa phương. Tuy nhiên, ở Việt Nam,
loại thuế này mới chỉ chiếm khoảng nhỏ hơn 1% trên tổng thu ngân sách và chủ yếu
thu từ đất đai.
Có thể nói rằng cải cách thuế tài sản là hết sức cần thiết trong hệ thống thuế của
Việt Nam hiện nay, đáp ứng nhu cầu cấp thiết cho Ngân sách Nhà Nước, phù hợp với
tinh thần chủ trương của Đảng và Nhà Nước thông qua Quyết định 732/QĐ-TTg của
Thủ Tướng Chính Phủ ngày 17/5/2011. Vì lẽ trên, việc xây dựng mơ hình thuế tài sản
ở Việt Nam hiện nay là cần thiết bởi những lý do: Việt Nam đang trong bối cảnh hội
nhập kinh tế toàn cầu và khu vực, cần có một hệ thống thuế phù hợp thơng lệ quốc tế.
Q trình hội nhập và các cam kết đối với WTO, AFTA, ASEAN, TPP… dẫn đến
giảm dần nguồn thu ngân sách từ thuế nhập khẩu. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt
nam ổn định và thu nhập bình qn đầu người tăng trưởng tốt, tích lũy tài sản dần dần
được nâng lên. Mục tiêu cải cách thuế của chính phủ tiến tới một hệ thống thuế bền
vững và hiệu quả nhằm cải thiện tình trạng thâm hụt kéo dài của cán cân ngân sách
Nhà nước. Ngoài ra, trước tình trạng thị trường bất động sản ở Việt Nam rất bất ổn mà
nguyên nhân chủ yếu là do việc đầu cơ bất động sản. Vì vậy, chống đầu cơ nhà đất là
một trong những mục tiêu quan trọng của dự thảo luật trong cách tính thuế tài sản.
Khu vực kinh tế tư nhân phát triển điều này đồng nghĩa tài sản có sự tập trung quá
mức vào một nhóm người giàu có, dẫn đến khoảng cách chênh lệch giàu nghèo khá
lớn. Vì vậy, để góp phần thực hiện cơng bằng xã hội tránh sự phân hóa giàu nghèo
một cách đáng kể thì những người có thu nhập và tài sản nhiều phải có một nghĩa vụ
chia sẽ trách nhiệm đối với xã hội. Thuế tài sản giúp hạn chế việc sử dụng tài sản lãng
phí, để góp phần thúc đẩy cho các thành phần kinh tế phát huy hiệu quả sử dụng tài
sản và cuối cùng là đem lại nguồn thu quan trọng cho ngân sách Nhà Nước trong bối
cảnh thâm hụt Ngân sách kéo dài hiện nay. Thuế tài sản là nền tảng vững chắc cho
5
ngân sách địa phương từ các nguồn thu thuế bất động sản để phát triển cơ sở hạ tầng
và các dịch vụ công, đặc biệt đối với các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh
chuẩn bị thí điểm cho mơ hình chính quyền đơ thị. Thuế tài sản phần nào sẽ góp phần
bảo vệ mơi trường và quy hoạch giao thơng trước tình trạng nan giải do số lượng
phương tiện giao thông tăng quá mức so với dự báo hiện nay.
1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Quan điểm truyền thống về thuế tài sản bắt nguồn từ Simon [67] và Netzer
[61]. Quan điểm truyền thống ủng hộ cách tiếp cận cân bằng từng phần, theo đó thuế
tài sản được xem là khoản thanh tốn riêng biệt đối với vốn và đất. Những người đầu
tiên đưa ra quan điểm mới về thuế tài sản là Thomson [69], Mieszkowski [56]. Sau đó,
quan điểm mới được Mieszkowski và cộng sự [57] xây dựng lại. Quan điểm này phân
tích trạng thái cân bằng chung của phạm vi pháp lý ở một quốc gia và cho rằng cả tiền
vốn của quốc gia đó cũng như đất đai nằm trong mọi phạm vi thẩm quyền đều là tài
sản cố định.
Quan điểm lợi ích mở rộng phân tích của quan điểm mới, bổ sung những lợi ích
mà chủ sở hữu tài sản thu được từ thuế tài sản. Theo Hamilton và cộng sự [48], nếu
việc cung cấp các dịch vụ công cộng được xem là chính sách tốt thì quan điểm mới
cho rằng chính quyền nên cung cấp các dịch vụ ưu đãi nhằm tận dụng đất đai ở khu
vực có nhu cầu cao sao cho lợi ích của các dịch vụ công cộng cao hơn những thiệt hại
mà thuế tài sản gây ra. Quan điểm lợi ích cho rằng các phạm vi thẩm quyền sẽ tham
gia vào quá trình phân vùng tài chính theo đó giá trị của các cơng trình nhà cửa cho
phép trong phạm vi thẩm quyền sẽ bị giới hạn bằng giá trị tối thiểu nào đó, điển hình
là việc sử dụng quyền phân vùng của phạm vi thẩm quyền hoặc thông qua một số
quyền lực khác nhằm kiểm soát việc sử dụng đất đai và các khoản ưu đãi [45].
Những phân tích và nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến giá trị pháp lý của
các quan điểm truyền thống, quan điểm mới và quan điểm lợi ích đều không đi đến kết
luận cuối cùng. Netzer (1973), người đề xướng quan điểm truyền thống, cho rằng việc
thiếu tính đồng nhất khi tính thuế tài sản, khiến cho việc áp dụng một phần thuế vốn
(như thuế tài sản chỉ áp dụng trong một phạm vi thẩm quyền) thậm chí không còn ý
nghĩa, xét về một loại thuế làm giảm mức thu nhập bình qn từ tồn bộ vốn như đề
xuất theo quan điểm truyền thống [62].
Nhiều loại nghiên cứu thực nghiệm khác nhau không thành công khi chỉ ra
quan điểm mới hay quan điểm lợi ích diễn giải thuế tài sản đúng đắn hơn. Theo tổng
hợp của Mieskowski và cộng sự [58], đa số các nghiên cứu thực nghiệm đều tập trung
6
vào quy mơ vốn hóa thuế tài sản và phí chính quyền địa phương thành giá trị tài sản.
Các nghiên cứu của Edel và cộng sự, Hamilton, Oates [46], [49], [50], [63] cũng như
nhiều nghiên cứu khác chi ra rằng thuế tài sản và phí chính quyền địa phương đều
được vốn hóa thành giá trị tài sản. Tuy nhiên, những nghiên cứu này khơng xác nhận
quan điểm lợi ích vì quan điểm mới cũng ám chỉ sự vốn hóa này. Đáp lại đề xuất của
Mieszkowski và cộng sự, Carroll và Wassmer [70] đã tiến hành nghiên cứu xem xét
những biến động của giá trị thuế tài sản cũng như các khoản chênh lệch giá thuê tài
sản trong nội thành.
Nghiên cứu của Harvey S.Rosen [29] cho rằng một trong những nguồn tài trợ
chủ yếu cho chính quyền địa phương tại Mỹ chính là thuế tài sản, loại thuế đánh vào
giá trị của bất động sản, bao gồm cả giá trị của đất và các cơng trình xây dựng trên
đất. Ước tính thuế tài sản chiếm trên 50% tổng thu từ thuế của chính quyền địa
phương [29]. Thuế tài sản được đánh với thuế suất xác định theo từng địa phương trên
các tài sản thường trú hay tài sản được mua bán, giá trị được xác định thường theo
quyền hạn của chính quyền thành phố. Trong đa phần các trường hợp, chính quyền địa
phương cố gắng đưa giá trị pháp lý tài sản tiệm cận với giá thị trường của tài sản,
nhưng điều khó khăn xảy ra khi khơng có tài sản tương tự được mua bán trong cùng
thời điểm. Harvey S.Rosen, đưa ra các quan điểm [29]:
(1) Ai phải gánh chịu thuế tài sản
Ở Mỹ, thuế tài sản là nguồn gốc của nhiều tranh luận ở cấp bang cũng như cấp
địa phương. Một số chính quyền bang đặt ra giới hạn với chính quyền địa phương
trong việc tăng thuế tài sản. Tranh luận này phản ánh quan điểm cho rằng thuế tài sản
đặt gánh nặng đáng kể lên thu nhập trung bình của người sở hữu tài sản. Phạm vi tác
động của thuế tài sản là nguồn gốc của những tranh luận dai dẳng giữa những nhà
kinh tế chuyên tài chính công bởi hai lý do. Thứ nhất, thuế tài sản là nguồn thu sử
dụng để tài trợ cho chi tiêu của chính quyền địa phương, chi tiêu này mang lại giá trị
đối với người chủ sở hữu tài sản. Do vậy, thuế tài sản trên góc độ nào đó chính là phí
sử dụng theo mơ hình Tiebout [29,tr.184-186], thuế tài sản là giá mà mỗi địa phương
đưa ra để tài trợ cho việc cung cấp hàng hóa cơng ở mức tối ưu. Nếu địa phương đang
ở điểm cân bằng Tiebout hồn hảo thì tại đó tất cả dân cư đều định giá của hàng hóa
cơng chính là số thuế mà họ phải nộp. Vì vậy, sẽ khơng có gánh nặng đối với thuế tài
sản, đơn giản chỉ là giá cả mà dân cư tự nguyện trả cho hàng hóa cơng. Nhưng những
hộ gia đình khơng đánh giá giá trị của hàng hóa cơng bằng tổng số thuế mà họ phải trả
có thể phải gánh chịu gánh nặng thuế tài sản. Lý do thứ hai cho những tranh luận về
thuế tài sản chính là thuế này đánh trên đất và tất cả tài sản trên đất. Sự phân biệt như
7
vậy là quan trọng bởi vì mặc dù cung về đất đai là hồn tồn khơng co dãn nhưng các
tài sản trên đất là một hình thức đầu tư dài hạn sẽ đặt gánh nặng trên một số người như
nhân cơng xây dựng các cơng trình trên đất hay nhà đầu tư trong khu vực xây dựng.
Thực tế, nhiều quan điểm phân tích cho rằng thuế tài sản nhìn chung cũng là thuế vốn
và gánh nặng của thuế này sẽ chia sẻ cho tất cả những người sở hữu vốn.
Như vậy, kết luận cuối cùng về phạm vi tác động của thuế tài sản là không rõ
ràng. Nhưng tối thiểu thì gánh nặng thuế cũng đặt lên hai nhóm có thu nhập cao:
người sở hữu đất đai và người sỡ hữu vốn. Kết quả này hàm ý rằng thuế tài sản cần
phải lũy tiến hơn là mức mà người chi trả các khoản thuế cảm nhận được.
(2) Các loại thuế tài sản
Thuế tài sản không nhất thiết phải bằng nhau đối với tất cả các loại tài sản mà
cần có sự phân biệt.
Nhà ở và tài sản kinh doanh: Sự phân biệt thứ nhất khi thiết kế thuế tài sản là
phân biệt giữa nhà đất để ở và tài sản để kinh doanh. Một số ý kiến cho rằng, để
khuyến khích phát triển kinh tế thì thuế đánh vào tài sản dùng để kinh doanh cần thấp
hơn thuế đánh vào nhà ở. Nhưng điều này không chắc sẽ mang lại lợi ích cho những
người kinh doanh nhà đủ bằng số thuế mà chính quyền địa phương sẽ mất đi.
Đất và tài sản trên đất: Sự phân biệt thứ hai phải được đặt ra khi xây dựng
chính sách thuế tài sản là sự phân biệt giữa đánh thuế đất và đánh thuế đối với tài sản
trên đất như: nhà ở, tòa nhà văn phòng hay trung tâm mua sắm… việc phân biệt này
được Hanry Geogre – một nhà tư tưởng của thế kỷ XIX, cho rằng thu nhập nhận được
từ lao động và vốn phản ánh năng suất hoạt động của các yếu tố này, nhưng thu nhập
nhận được từ sở hữu đất đai thi không – nhấn mạnh. Người sở hữu đất đai phải chịu
thuế một mình bởi vì chính họ sở hữu đất chứ khơng phải bởi vì các nỗ lực đưa đất đai
vào sản xuất. Do vậy, Geogre đưa ra một kiến nghị mang tính căn bản rằng giảm thiểu
thuế đánh vào lao động và vốn, thay vào đó đánh thuế vào các tài sản trên đất.
Suy luận của Geogre được Mark Lubold – một ủy viên hội đồng thành phố
Holyoke, bang Massachussetts – thể hiện [29]. Các thành phố công nghiệp trước đây
phải gánh chịu một cơ sở đánh thuế đang thu hẹp lại bởi vì có qúa nhiều cao ốc không
sử dụng hoặc đang còn trống. Lubold lưu ý rằng hệ thống thuế tài sản hiện hành “đang
xử phạt những người đang duy trì hoặc nâng cấp tài sản của mình bằng việc phải chịu
thuế cao hơn trong khi đó những người bỏ phí tài sản lại là những người có lợi với
việc phải chịu thuế thấp hơn”. Lubold đã thiết lập hệ thống thuế tài sản cho thành phố
Holyoke theo quan điểm của Geogre bằng việc giảm thuế cho các cao ốc nhưng lại
tăng thuế đất. Lubold cho rằng hệ thống này “sẽ khuyến khích các ông chủ của những
8
cao ốc còn trống cải tạo, tìm người cho thuê và thực hiện kinh doanh bởi vì thuế đất
cao hơn hoặc bán những cao ốc hay tài sản này cho người khác”. Lobold nghiên cứu
700 thành phố trên toàn cầu đã áp dụng thuế đánh trên giá trị của đất bao gồm cả
Sydney – Australia, Cape Town – Nam Phi. Tại Harrisburg, Pennsylvania, số cao ốc
giảm còn trống từ 4000 xuống còn 500 sau khi áp dụng thuế đánh trên giá trị đất đai.
Ngồi ra, cơng trình nghiên cứa gần đây của Jay K. Rosengard [66], Cải cách
thuế tài sản ở các nước đang phát triển. Với những đóng góp rất có giá trị khoa học
cho các nước đang phát triển và trong đó có Việt Nam. Jay K.Rosengard cho rằng,
mơ hình thuế tài sản tại các nước đang phát triển cần phải bảo đảm việc tạo ra đủ
nguồn lực dài hạn cho chính phủ địa phương tùy nghi sử dụng. Yêu cầu này tạo nhiều
nguồn thu hơn cho chính quyền địa phương và tăng cường khả năng phát triển trong
tương lai của thuế tài sản bằng cách cải thiện tính hiệu quả về mặt chi phí quản lý, tính
trung lập kinh tế, và sự công bằng trong thực hiện chính sách.
Theo đó, các ngun tắc cơ bản trong xây dựng mơ hình thuế tài sản tại các
nước đang phát triển đó là hiệu quả phân bổ và quản lý, cơng bằng theo chiều dọc và
chiều ngang, tính bền vững của hệ thống. Điều này sẽ bảo đảm tạo ra được nguồn thu
một cách bền vững về mặt tài chính, khơng làm méo mó kinh tế, cơng bằng chính trịxã hội và bền vững theo thời gian. Mơ hình thuế tài sản tại các nước đang phát triển
phải đảm bảo giảm thiểu các chi phí và tối đa hóa độ bền của chính sách thuế bằng
cách: tăng phạm vi thu thuế với việc xây dựng và duy trì cơ sở thuế (tax base) rộng,
chú trọng tính đơn giản thơng qua việc thúc đẩy sự minh bạch trong chính sách và rõ
ràng về hành chính cũng như việc duy trì độ đàn hồi ổn định của thuế tài sản.
Nghiên cứu của Jay K. Rosengard [66], khuyến nghị các nước đang phát triển
về các ngun tắc xây dựng mơ hình thuế tài sản là những nguyên tắc tạo nguồn thu
cho ngân sách địa phương một cách hiệu quả, công bằng và bền vững có thể đạt được
bằng cách mở rộng phạm vi thu thuế, đơn giản hóa và tối đa độ nổi của thuế tài sản.
- Hiệu quả phân bổ và quản lý là điều quan trọng để duy trì mối quan hệ hợp lý
giữa nguồn thu tạo ra được với chi phí kinh tế và tài chính để huy động được số thu
đó.
- Cơng bằng theo chiều dọc và chiều ngang là điều tối quan trọng nếu muốn giải
quyết yếu tố kinh tế và chính trị của thuế tài sản. Cơng bằng theo chiều dọc và chiều
ngang thể hiện ở chỗ các tài sản tương tự cần có nghĩa vụ thuế được xác định và thanh
toán tương tự nhau, trong khi đó sự khác biệt tương đối về giá trị tài sản cần phải được
phản ánh trong các mức khác biệt tương đối có thể so sánh được trong giá trị tài sản
chịu thuế và phần nộp thuế. Sự công bằng cũng đòi hỏi phải áp dụng một cách rõ
9
ràng, nhất quán và khách quan các chính sách và thủ tục được hiểu và chấp nhận rộng
rãi. Để thể hiện tính cơng bằng, cần đánh thuế theo các quy tắc chung và khách quan
được thừa nhận là hợp lý và thõa đáng. Tổng số tiền thuế phải nộp cần chắc chắn và
không nên được xác định thông qua thương lượng hoặc yêu sách một cách tùy tiện.
- Tính bền vững của hệ thống là điều cần thiết vì chi tiêu thường xuyên của
chính quyền địa phương thường lấy từ nguồn thu thuế tài sản, chính quyền địa phương
cần một nguồn thu thuế ổn định nhằm phát triển và duy trì mức độ cung cấp dịch vụ
và cơ sở hạ tầng tại địa phương như mong muốn. Để bảo đảm tính bền vững thì hệ
thống thuế tài sản phải cân bằng giữa tính năng động và uyển chuyển với tính ổn định
và nhất quán để cho nó vừa có khả năng thay đổi thích nghi với tình hình, đồng thời
có thể dự báo trước trong quá trình áp dụng.
- Phạm vi thu thuế rộng là điều thiết yếu nếu muốn thuế tài sản phát huy hiệu
quả, công bằng và bền vững. Phạm vi thu thuế được xem là quan trọng bởi vì những
trường hợp bất cơng nhất và thất thu thuế nhiều nhất là do cơ sở thuế hẹp, bất kể
“hẹp” là do luật định hoặc do cách quản lý trong thực tế. Danh mục tài sản chịu thuế
thường chỉ bao gồm một tỷ lệ nhỏ tài sản chịu thuế. Do vậy, khi nhu cầu tiền thuế tăng
mà lại không mở rộng được danh mục tài sản chịu thuế thì xuất hiện cái vòng tròn lẩn
quẩn từ định giá tài sản chịu thuế cao hơn, giảm mức độ tuân thủ nộp thuế, cơ sở thuế
hiệu dụng nhỏ hơn, số thu thuế thấp hơn và lại tiếp tục định giá tài sản chịu thuế cao
hơn.
- Tính đơn giản phải được thể hiện trong mơ hình thuế tài sản, làm gia tăng tính
hiệu quả về mặt chi phí và sự cơng bằng khi thực thi chính sách thuế. Các thủ tục thuế
tài sản đơn giản sẽ được cán bộ thuế và người nộp thuế nhanh chóng nắm bắt, do vậy
việc quản lý sẽ tương đối dễ dàng và ít tốn kém.
- Độ nổi của thuế - tức số thu thuế tài sản tăng tương ứng với sự gia tăng giá trị
thực của tài sản tăng cũng như những thay đổi chủ quan của chính sách thuế – có vai
trò quan trọng để duy trì và nâng cao giá trị thực của số thu thuế tài sản theo thời gian.
1.2.2 Các cơng trình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, trong thời gian qua đã có một số cơng trình khoa học nghiên cứu
về thuế tài sản. Nổi bật là đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Bộ tài chính với đề
tài “Mơ hình thuế tài sản ở Việt Nam” năm 1995 do Trần Xuân Thắng làm chủ biên,
đề tài “Nghiên cứu thuế tài sản áp dụng tại Việt nam trong những năm tới” năm 2002
do PGS.TS Quách Đức Pháp làm chủ biên và Luận án “Hồn thiện chính sách thuế
đánh vào tài sản ở Việt nam” năm 2008 của TS. Nguyễn Đình Chiến – Học Viện Tài
Chính. Những đề tài trên đã nghiên cứu những nội dung chủ yếu về thuế tài sản, thực
10
trạng chính sách thuế liên quan đến tài sản ở Việt Nam và đề ra các phương hướng
xây dựng chính sách thuế tài sản ở Việc Nam, đây là những cơng trình nghiên cứu rất
có giá trị về mặt khoa học, đóng góp cho những nhà nghiên cứu cải cách chính sách
thuế ở Việt Nam. Tuy nhiên, các đề tài trên chủ yếu trình bày thực trạng chính sách
thuế liên quan đến tài sản ở Việt Nam và đưa ra các giải pháp hồn thiện chính sách
thuế đánh vào tài sản với những căn cứ của nền kinh tế-xã hội Việt Nam tại thời điểm
đó, cụ thể hơn là mức thu nhập bình qn đầu người còn thấp, tích lũy tài sản chưa
cao như hiện nay, nguồn thu từ thuế nhập khẩu thời điểm trước đây ở mức rất cao.
Những cơng trình nghiên cứu trên chủ yếu đưa ra các vấn đề chính sách thuế tài sản
hay liên quan đến tài sản mà chưa chỉ ra mơ hình thuế tài sản tối ưu nào cho Việt
Nam, cũng như chưa có một nghiên cứu định lượng nào cho việc kiểm định mơ hình
và các giả thuyết đặt ra đối với thuế tài sản. Những nghiên cứu trên chủ yếu tập trung
vào lý luận và so sánh thực tiễn, từ đó khuyến nghị vận dụng chính sách thuế tài sản.
Dưới sự tài trợ kỹ thuật của Cộng đồng Châu Âu cho dự án ETV2 do Bộ tài
Chính chủ trì về thuế tài sản ở Việt Nam, đã có những nghiên cứu, đóng góp ý kiến
thơng qua các hội thảo như: Cách đánh thuế tài sản ở Việt Nam, tài liệu Hội thảo ngày
22 và 23/8/2008 tại Hải Phòng; Cải cách thuế của Việt Nam, tài liệu Hội thảo ngày 26
và 27/2/2009 tại TP. Hồ Chí Minh; Thuế Tài Sản ở Việt Nam nên xây dựng theo
hướng nào, tài liệu Hội thảo ngày 31/05/2009; Đánh thuế tài sản để bình ổn thị
trường bất động sản, tài liệu Hội thảo ngày 2/11/2010. Mục đích của các hội thảo trên
nhằm thu thập thông tin phục vụ cho q trình nghiên cứu, xây dựng chính sách thuế
tài sản ở Việt Nam, hội thảo là một cơ hội thuận lợi để các nhà nghiên cứu và giới
chuyên môn thảo luận, đề xuất kiến nghị cho việc xây dựng chính sách thuế tài sản
đáp ứng yêu cầu thực tiễn, yêu cầu hội nhập trong những năm tới và phù hợp với
thông lệ quốc tế. Các đại biểu đến từ Văn phòng Chính Phủ, Ban Kinh tế Trung ương,
Cục thuế các tỉnh thành, các Bộ ngành và các chuyên gia trong và ngoài nước đã tập
trung thảo luận về các vấn đề:
-
Chính sách thu liên quan đến tài sản ở Việt Nam
-
Chính sách thu tài tài chính hiện hành đối với tài sản và khả năng điều chỉnh
của Luật Thuế tài sản.
-
Hướng tới hệ thống thuế tài sản hiện đại và tồn diện tại Việt Nam
-
Mơ hình đánh thuế tài sản ở Việt Nam
Theo quan điểm của TS. Nguyễn Đình Chiến - giảng viên Khoa Thuế và Hải
quan - Học viện Tài chính đã đưa ra ba mơ hình chủ yếu khi thiết kế, xây dựng thuế
tài sản trong thời điểm hiện tại: Mơ hình thứ nhất, chỉ xây dựng một sắc thuế đánh
11